Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI SÁN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.52 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONGTHÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNGXỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI
SÁN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH
XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên học viên: Lưu Hữu Vũ
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Chi cục Quản lý thị trường,
Sở Công thương Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5. Bố cục của tiểu luận ................................................................................. 3
II. NỘI DUNG .................................................................................................. 4
2.1. Mô tả tình huống ...................................................................................... 4
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.......................................................... 7
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả............................................................ 8
2.3.1. Phân tích nguyên nhân........................................................................ 8
2.3.2. Phân tích hậu quả ............................................................................. 10
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống......... 11


Phương án 1: .............................................................................................. 11
Phương án 2: .............................................................................................. 13
Phương án 3: .............................................................................................. 15
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn ......................... 19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 21
3.1. Kết luận.................................................................................................. 21
3.2. Kiến nghị................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 24

1


I. LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hàng giả là một tệ nạn trên phạm vi toàn thế giới, hàng giả không chỉ xuất
hiện ở các nước kém phát triển, đang phát triển mà còn tràn ngập ở các nước
phát triển.
Sau khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với xu hướng mở cửa,
hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
đối ngoại. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
với mức độ tự do hóa sâu rộng. Chính điều này cũng là một trong những nguyên
nhân tạo điều kiện cho tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả phát triển.
Thủ đô Hà Nội với vị thế là trái tim, là trung tâm chính trị, kinh tế lớn của
cả nước. Do đó các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả thường tập kết
hàng giả ở các tỉnh giáp ranh với Hà Nội và sau đó xé lẻ đưa vào Hà Nội để tiêu
thụ và từ đótrung chuyển vào các tỉnh miền trung, miền nam Việt Nam. Tình
trạng sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp. Phương thức
thủ đoạn tinh vi, các đối tượng tổ chức hoạt động theo đường dây, ổ nhóm, tụ
điểm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trên biên giới và trong nội địa.

Hàng giả gây tác hại trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí nguy hại đến cả tính
mạng của con người và gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của các doanh
nghiệp. Thực tế những hậu quả do hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả gây ra
là hết sức nghiêm trọng. Vì vậy công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán
hàng giả là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ của Thành phố Hà Nội mà còn là
của toàn xã hội.Và đó cũng chính là lý do mà em nghiên cứu đề tài này và quyết
định chọn tình huống về việc xử lý hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả ở
quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

2


1.2. Mục tiêu của đề tài
Qua phân tích tình huống để tìm ra những điểm thuận lợi và các mặt còn
tồn tại và hạn chế. Từ đó chọn ra phương án tối ưu để giải quyết tình trạng nêu
trên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận tốt nghiệp này em đã chọn phương pháp nghiên cứu của
tiểu luận là phương pháp khảo sát, thu thập thông tin từ đó phân tích và đánh giá
phương án thực thi.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
1.5. Bố cục của tiểu luận
Bố cục của tiều luận gồm ba phần: Lời nói đầu, nội dung, kết luận và kiến
nghị. Trong phần nội dung bao gồm: Giới thiệu mô tả tình huống; mục tiêu xử lý
tình huống; phân tích nguyên nhân và hậu quả; xây dựng, phân tích và lựa chọn
phương án giải quyết tình huống; lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã
lựa chọn.
Do thời gian có hạn nên tiểu luận của em không tránh khỏi các thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của Quý Thầy, Cô giáo Trường

Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn và em
có thể rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn công tác theo chức năng và
nhiệm vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả trong
nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng ngày càng trở nên phức tạp, các đối
tượng vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi hơn, chúng thực hiện hành vi vi
phạm một cách có tổ chức chặt chẽ gây không ít khó khăn cho lực lượng chức
năng trong đó có lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội.
Trước tình hình trên đồng chí Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường
Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường công tác
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những tháng cuối năm,
trong đó nhấn mạnh việc xử lý nghiêm minh những đối tượng có hành vi sản
xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh
nghiệp làm ăn chân chính.
Ngày 10/10/2015 qua trinh sát, theo dõi Đội Quản lý thị trường quận
Thanh Xuân thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện hai thanh
niên chạy trên hai chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh, có biểu hiện nghi vấn lưu
thông trên đoạn đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Lực
lượng Quản lý thị trường đã bám sát theo hai đối tượng trên thấy hai đối tượng
này chở hàng hóa đến trung tâm phân phối Dược phẩm Hapulico, số 85, phố Vũ
Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Tiếp tục bám sát đối tượng
lực lượng Quản lý thị trường phát hiện hai đối tượng trên vận chuyển toàn bố số
hàng hóa trên hai chiếc xe đẩy vào quầy thuốc số 22X, tầng Y của trung tâm

phân phối Dược phẩm Hapulico. Thực hiện đúng quy trình về hoạt động kiểm
tra và xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, sau khi
đề xuất kiểm tra đột xuất và được đồng chí Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị
trường Hà Nội phê duyệt. Ngày 11/10/2015 Đội Trưởng Đội Quản lý thị trường
quận Thanh Xuân – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ra Quyết định kiểm
tra việc chấp hành pháp luật đối với quầy thuốc số 22X, tầng Y của Trung tâm
phân phối Dược phẩm Hapulico, do Bà Đỗ Thị Hà làm chủ.
4


Nội dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra điều kiện kinh doanh;
- Kiểm tra hóa đơn chứng từ, nguồn gốc của hàng hóa;
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra các điều kiện bảo quản hàng
hóa theo quy định;
- Kiểm tra định tính, định lượng của hàng hóa và lấy mẫu giám định
chất lượng khi cần thiết;
- Kiểm tra việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định;
- Kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết;
- Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với nhà nước
và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Tại thời điểm kiểm tra, Quầy thuốc số 22X, tầng Y của Trung tâm phân
phối Dược phẩm Hapulico do bà Đỗ Thị Hà làm chủ đang hoạt động kinh doanh
bình thường. Bà Đỗ Thị Hà đã xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; và các loại giấy tờ khác, hàng hóa trong quầy thuốc đều được niêm yết
giá và bán theo giá niêm yết.
Tuy nhiên khi lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra tại Quầy
thuốc đã phát hiện: 0,5 tấn thực phẩm chức năng các loại, không có hóa đơn
chứng từ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và có dấu hiệu là

hàng giả; trị giá hàng hóa ước tính khoảng 10 triệu đồng. Đội Quản lý thị trường
quận Thanh Xuân đã lập biên bản và ra Quyết định tạm giữ toàn bộ 0,5 tấn thực
phẩm chức năng các loại mà không có hóa đơn chứng từ chứng minh được
nguồn gốc xuất xứ nói trên và yêu cầu Bà Đỗ Thị Hà phải có mặt tại trụ sở Đội
Quản lý thị trường quận Thanh Xuân để tiếp tục làm rõ vụ việc.
Cũng trong ngày 11/10/2015, Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân đã
gửi công văn đề nghị Trung tâm kiểm định chất lượng A giám định mẫu phân
tích của toàn bộ số hàng hóa nói trên. Ngày 15/10/2015, Trung tâm kiểm định
chất lượng A có kết quả mẫu phân tích của toàn bộ 0,5 tấn thực phẩm chức năng
5


các loại mà không có hóa đơn chứng từ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nói
trên nói trên đều là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Ngày 16/10/2015, Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân gửi thông
báo cho bà Đỗ Thị Hà có mặt tại trụ sở Đội Quản lý thị trường quận Thanh
Xuân để tiếp tục làm rõ sự việc, sau khi nhận được thông báo bà Đỗ Thị Hà đã
có mặt. Với kết quả phân tích mẫu bà Hà đã thừa nhận và khai báo rằng toàn bộ
số hàng hóa nói trên bà Hà mua lại từ hai thanh niên tên là Nguyễn Văn Tuấn và
Nguyễn Văn Tú, tuy nhiên bà Hà không biết địa chỉ của hai đối tượng này mà
chỉ có số điện thoại của họ. Trước tình hình trên Đội Quản lý thị trường quận
Thanh Xuân đã có công văn đề nghị lực lượng công an Thành phố Hà Nội phối
hợp. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an Thành phố Hà Nội đã xác định
được cả hai đối tượng này đều đang thuê trọ tại phường Thanh liệt, quận Hoàng
Mai, Thành phố Hà Nội.
Ngày 20/10/2015, Công an Thành phố Hà Nội đã triệu tập hai đối tượng
trên tới trụ sở công an Thành phố Hà Nội để làm việc, ban đầu cả hai đối tượng
đều khai báo không biết gì hết, cho đến khi lực lượng công an Thành phố Hà
Nội mời bà Hà đến để làm chứng cùng với các biện pháp nghiệp vụ đã khiến cả
hai đối tượng trên khai nhận là toàn bộ số hàng nói trên đều là của ông Trần Văn

Phong, chủ của Cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc tân dược Văn Phong, địa chỉ:
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hai đối tượng này chỉ chở thuê hàng cho
ông Phong và nhận tiền công chở cho mỗi lần chở hàng.
Ngày 21/10/2015,sau khi xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Quản lý
thị trường Hà Nội, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân đã ra
Quyết định kiểm tra đối với cơ sở sản xuất của ông Trần Văn Phong.Tại thời
điểm kiểm tra, ông Phong không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; cơ sở có rất nhiều máy móc, thiết bị, thực phẩm phục vụ cho việc sản
xuất thực phẩm chức năng giả. Tiến hành kiểm tra các kho hàng lực lượng Quản
lý thị trường phát hiện trong kho hàng thứ nhất có 01 tấn thực phẩm chức năng
các loại; kho hàng thứ hai có 0,5 tấn thực phẩm chức năng các loại. Đội Quản lý
6


thị trường quận Thanh Xuân đã tiến hành lập biên bản và ra quyết định tạm giữ
toàn bộ máy móc, thiết bị, thực phẩm và số hàng hóa vi phạm tổng cộng cả 02
kho hàng là 1,5 tấn thực phẩm chức năng các loại.Đồng thời lẫy mẫu toàn bộ số
hàng hóa nói trên để đem đi giám định chất lượng. Trị giá hàng hóa vi phạm ước
tính khoảng 25 triệu đồng.
Ngày 22/10/2015, Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân đã gửi mẫu
phân tích đến Trung tâm kiểm định chất lượng A để phân tích mẫu.
Ngày 25/10/2015, Trung tâm kiểm định chất lượng A đã gửi kết quả phân
tích mẫu đến Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân.Kết quả phân tích mẫu
cho thấy toàn bố số hàng hóa tạm giữ trên của chủ cơ sở Trần Văn Phong đều là
thực phẩm chức năng giả.
Ngày 26/10/2015, Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân gửi thông
báo mời ông Trần Văn Phong đến trụ sở để làm việc. Với kết quả phân tích của
Trung tâm kiểm định chất lượng A, ông Phong đã thừa nhận hành vi sản xuất và
buôn bán hàng giả của mình và ông Phong khai rằng mình mới bắt đầu sản xuất
và buôn bán hàng giả từ đầu tháng 10/2015 thì bị phát hiện.

Câu hỏi đặt ra là việc xử lý các hành vi vi phạm của bà Đỗ Thị Hà, các
đối tượng Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tú, ông Trần Văn Phong về hành vi
sản xuất, buôn bán và vận chuyển hàng giả được xử lý như thế nào?
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chức xã
hội và công dân.
- Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra: Tìm ra phương án xử lý tình
huống tối ưu nhằm mục đích nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp
hành các quy định của pháp luật và ngăn chặn, đẩy lùi hành vi sản xuất và buôn
bán hàng giả góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và các doanh nghiệp
làm ăn chân chính.
7


- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1. Phân tích nguyên nhân
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại tình trạng sản xuất,
buôn bán hàng giả, từ các nước nghèo nàn, lạc hậu, đang phát triển cho đến các
nước giàu có, phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện và tồn
tại của tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả và một trong những nguyên
nhân chính gây ra tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của
người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến ủy tín cũng như sự phát triển của các doanh
nghiệp làm ăn chân chính và gây nhức nhối, đau đầu cho các nhà lãnh đạo, các
nhà quản lý đó là lòng tham của con người. Ở đây lòng tham được hiểu theo
nghĩa là lòng tham về lợi nhuận thu được từ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
là rất lớn, trong khi đó chi phí bỏ ra để mua nguyên liệu sản xuất đầu vào cho
sản xuất hàng giả lại rất nhỏ.
Khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với xu thế đó là việc
tăng cường hợp tác quốc tế, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên
thế giới; Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tể lớn trên thế giới,… điều đó đã
khiến không chỉ việc sản xuất, buôn bán hàng giả trong nước gia tăng mà còn
làm cho việc vận chuyển hàng hóa nhập lậu giả mạo xuất xứ từ các nước trên thế
giới vào Việt Nam gia tăng, đặc biệt là hàng giả từ các nước lân cận, giáp ranh
với nước ta như: Trung Quốc, Lào, Campuchia,…
Một bộ phận không nhỏ người dân của nước ta có xu hướng thích dùng đồ
ngoại, dùng hàng hóa của nước ngoài giá rẻ mà không hề biết cách phân biệt
hàng giả với hàng thật cũng khiến cho hàng hóa giả mạo được nhập lậu từ nước
ngoài vào nước ta có cơ hội được tồn tại và phát triển trong bối cảnh đất nước ta
đang phát triển mọi mặt về nền kinh tế.
Các đối tượng sản xuất hàng giả thường đưa một số lượng hàng hóa giả
mạo về các khu vực miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa vì đây là những
8


vùng đất mà ở đó người dân ở đây thường có trình độ dân trí thấp, ít có cơ hội
được tìm hiểu và ít khả năng để phân biệt hàng giả với hàng thật.
Ở nhiều địa phương việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, việc công khai
các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, các đối tượng, đường dây, ổ nhóm có hành vi
sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả nhiều khi chưa được các cấp, các
ngành thực sự quan tâm, gây khó khăn cho người dân trong việc phát hiện, cảnh
giác và phân biệt hàng giả.
Vẫn còn một số ít cán bộ thái hóa biến chất tham gia trực tiếp hay gián
tiếp trong việc bảo kê cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả càng
làm cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực
lượng chức năng trở nên khó khăn hơn.
Sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật, các quy định về xử phạt các
hành vi vi phạm hành chính chưa đầy đủ đã tạo ra kẽ hở của pháp luật cho các

đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Bên cạnh
đó mức phạt hành chính, chế tài đôi khi còn hơi nhẹ chưa đủ mạnh để răn đe các
đối tượng khiến việc tái phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn còn tồn tại.
Một trong những nguyên nhân gây ra việc hàng giả vẫn còn tồn tại và gia
tăng lại xuất phát từ chính một số doanh nghiệp làm ăn chân chính. Một số
doanh nghiệp này không dám công khai cách thức để phân biệt hàng thật, hàng
giả với lo ngại sợ bị các đối tượng sản xuất hàng giả biết rồi tìm cách để làm giả
điều đó gây khó khăn không chỉ cho người dân mà còn gây khó khăn cho chính
các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong việc
phân biệt hàng thật, hàng giả.
Năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức khi kiểm tra, kiểm
soát thị trường còn hạn chế, thiếu hiểu biết nên việc dự báo tình hình nhiều khi
còn thiểu chủ động, không phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng,
đường dây buôn bán lớn, có tổ chức, quy mô.

9


Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ canh tranh cũng gây ra
tình trạng sản xuất hàng giả nhằm làm hạn chế, mất uy tín, giành giật thị phần
khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Lực lượng Quản lý thị trường còn quá mỏng, trong khi đó tình trạng sản
xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả diễn ra ở khắp nơi cho đến từng con ngõ,
hẻm.Ở nhiểu nơi, các Đội quản lý thị trường chỉ có từ 5 đến 6 biên chế phải phụ
trách quản lý nhiều Quận, Huyện.Bên cạnh đó các trang thiết bị, phương tiện
thiếu thốn, lạc hậu gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
2.3.2. Phân tích hậu quả
Công cuộc đổi mới của đất nước đưa ra thị trường đa dạng các loại hàng
hóa, phong phú về chủng loại, mẫu mã từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước
cũng như từ các doanh nghiệp sản xuất của các nước trên thế giới.Tuy nhiên bên

cạnh đó cũng gây ra không ít hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe,
quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Hàng giả gây bất ổn về kinh tế, làm thất thu ngân sách nhà nước. Gây tốn
thất to lớn cho nhà nước trong công cuộc chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
Hàng giả gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của một doanh nghiệp,
khiến người tiêu dùng quay lưng lại với các sản phẩm của doanh nghiệp.Gây tổn
hại kinh tế cho doanh nghiệp cũng như chi phí bỏ ra cho công tác chống sản
xuất, buôn bán hàng giả của doanh nghiệp.
Việc sản xuất và buôn bán hàng giả trong một quốc gia cũng khiến cho
các nhà đầu tư nước ngoài không dám đầu từ vào quốc gia đó, làm giảm sút lòng
tin cũng như uy tín của quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài và trên
trường quốc tế.
Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng gây tâm lý bất
ổn, hoang mang thiếu tin tưởng vào Đảng, vào các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
quản lý.
10


Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả gây ảnh hưởng đến môi trường
kinh doanh, gây ra việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống
Phương án 1:
a) Căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong
trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ

10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng ”
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với bà Đỗ Thị Hà đối với hành vi buôn bán hàng
giả không có giá trị sử dụng, công dụng với số tiền là 15 triệu đồng.
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hai đối tượng Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn
Văn Tú vận chuyển hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mỗi người với
số tiền là 15 triệu đồng.
b) Căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong
trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng ”
- Căn cứ vào điểm e, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
11


hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong
trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng ”
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn Phong về hành vi sản xuất và
buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng với số tiền là 60.000.000 đồng.
Ưu điểm:Phương án này đã xử lý tất cả các đối tượng vi phạm đó là bà
Hà về hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, hai đối

tượng Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Tú về hành vi vận chuyển hàng giả
không có giá trị sử dụng, công dụng, ông Phong về hành vi sản xuất và buôn bán
hàng giả không có giá trị sử dụng và công dụng
Nhược điểm:Hình thức xử phạt hơi nhẹ, chưa áp dụng các tình tiết tăng
nặng quy định tại điểm c, khoản 2, điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy
định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi buôn bán hàng giả trong đó có thực
phẩm chức năng và điểm c, khoản 2, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền
phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng giả trong đó
có thực phẩm chức năng đối với bà Hà, hai đối tượng vận chuyển Nguyễn Văn
Tuấn, Nguyễn Văn Tú và ông Phong.
Chưa áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu phương tiện là
công cụ, máy móc và các vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả quy định
tại điểm b, khoản 3, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013
của Chính phủ đối với hành vi sản xuất hàng giả của ông Phong.
Chưa áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đối với hành vi buôn bán hàng giả quy định tại điểm a, khoản 4, điều 11,
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ đối với bà Hà
12


và ông Phong; Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi sản xuất hàng giả
quy định tại điểm a, khoản 4, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ và Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông
trên thị trường đối với hành vi sản xuât hàng giả quy định tại điểm a, khoản 4,
điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ đối với
ông Phong.
Vì vậy phương án này chưa đủ sức răn đe các đối tượng có hành vi sản
xuất, buôn bán và vận chuyển hàng giả

Phương án 2:
a) Căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong
trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng ”
- Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền
phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc
hàng giả trong đó có thực phẩm chức năng.
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với bà Đỗ Thị Hà đối với hành vi buôn bán hàng
giả không có giá trị sử dụng, công dụng với số tiền là 30 triệu đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bà Hà tiêu hủy toàn bộ hàng
giả là thực phẩm chức năng được quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 11, Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ.
b) Căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
13


hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong
trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng ”
- Căn cứ vào điểm e, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong
trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng ”
- Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền
phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi buôn bán hàng giả trong đó
có thực phẩm chức năng.
- Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền
phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng giả trong đó
có thực phẩm chức năng.
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn Phong về hành vi sản xuất và
buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng với số tiền là 120.000.000 đồng.
Áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Phong phải tiêu hủy
toàn bộ hàng hóa là thực phẩm chức năng giả theo quy định tại điểm a, khoản 4,
Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ.
Áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Phong phải thu hồi tiêu
hủy toàn bộ hàng hóa là thực phẩm chức năng giả đang lưu thông trên thị trường
14


theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ.
Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ phương tiện, máy
móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả được quy định tại điểm b,
khoản 3, Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính
phủ.

Ưu điểm:Phương án này đã xử lý được các đối tượng vi phạm đó là bà Hà
về hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; ông Phong
về hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng và công dụng
và cũng đã khắc phục được phần lớn các nhược điểm của phương án 1
Nhược điểm:Trong phương án này đã bỏ qua việc xử phạt vi phạm hành
chính đối với các đối tượng trung gian tham gia tiếp tay vận chuyển cho các đối
tượng sản xuất và buôn bán hàng giả. Hiện nay việc tham gia trực tiếp vận
chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả ngày càng trở nên phức tạp. Hành vi vi
phạm này xảy ra từ các vùng biên giới xa xôi, vùng xâu, vùng xa, dân tộc thiểu
số,… những người có trình độ dân trí thấp cho đến người có trình độ dân trí cao
đó là các sinh viên mới ra trường trong thời gian chờ đợi việc làm nhiều sinh
viên khi được trả một khoản tiền lớn để tham gia vận chuyển một loại hàng hóa
thì họ sẵn sàng vận chuyển mà không hề hay biết là hành vi vận chuyển đó là vi
phạm pháp luật, là tiếp tay cho các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả.
Do đó phương án này cũng chưa thể hiện được sự tôn nghiêm của luật
pháp trong việc trừng trị các đối tượng trung gian, trực tiếp tham gia tiếp tay để
vận chuyển hóa hóa vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, buôn bán hàng giả.
Phương án 3:
a)Căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong
15


trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng ”
- Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền

phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc
hàng giả trong đó có thực phẩm chức năng.
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với bà Đỗ Thị Hà đối với hành vi buôn bán hàng
giả không có giá trị sử dụng, công dụng với số tiền là 30 triệu đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bà Hà tiêu hủy toàn bộ hàng
giả là thực phẩm chức năng được quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 11, Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ.
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hai đối tượng Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn
Văn Tú vận chuyển hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mỗi người với
số tiền là 30 triệu đồng.
b)Căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong
trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng ”
- Căn cứ vào điểm e, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dung,
công dụng quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong
16


trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng ”
- Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP

ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền
phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vibuôn bán hàng giả trong đó
có thực phẩm chức năng.
- Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền
phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng giả trong đó
có thực phẩm chức năng.
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận Thanh Xuân ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn Phong về hành vi sản xuất và
buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng với số tiền là 120.000.000 đồng.
Áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Phong phải tiêu hủy
toàn bộ hàng hóa là thực phẩm chức năng giả theo quy định tại điểm a, khoản 4,
Điều 11, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ.
Áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Phong phải thu hồi tiêu
hủy toàn bộ hàng hóa là thực phẩm chức năng giả đang lưu thông trên thị trường
theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ.
Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ phương tiện, máy
móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả được quy định tại điểm b,
khoản 3, Điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính
phủ.
Ưu điểm:Phương án này đã khắc phục được tất cả những nhược điểm của
hai phương án trên, đã xử phạt đúng người, đúng tội, không bỏ xót đối tượng, đủ
sức răn đe cho những kẻ đang chuẩn bị có hành vi sản xuất và buôn bán hàng
giả và cũng thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật trong việc trừng trị các
đối tượng tham gia vào việc sản xuất, buôn bán và vận chuyển hàng giả không
17


có giá trị công dụng, sử dụng nói riêng và các đối tượng có hành vi vi phạm

pháp luật nói chung trong cuộc chiến đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lành mạnh thị
trường và ổn định đời sống kinh tế xã hội.
Như vậy sau khi đưa ra các phương án lựa chọn trong ba phương án thì
phương án 3 là lựa chọn tối ưu vi phương án này đã giải quyết được những
nhược điểm của 2 phương án còn lại và mức xử phạt cũng đủ sức răn đe các đối
tượng, cơ sở khác nếu có ý định sản xuất, buôn bán và vận chuyển hàng giả. Qua
đó cũng thể hiện sự nghiêm minh pháp luật của nhà nước ta trong việc kiên
quyết xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

18


2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
STT

Nội dung công
việc

Người thực
hiện

Thời gian

Giám sát,
kiểm tra

Kinh phí

- Trong thời hạn 07

ngày kể từ ngày lập
biên bản vi phạm
hành chính.

1

Ra Quyết định

Đội trưởng

- Trong thời hạn 02

xử phạt vi

Đội Quản lý

ngày làm việc, kể từ

phạm hành

thị trường

ngày ra Quyết định xử

chính

Quận Thanh

phạt hành chính có lập


Xuân

biên bản, kiểm soát
viên thị trường phải
gửi cho cá nhân, tổ
chức bị xử phạt, cơ
quan thu tiền phạt
Tr Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận

Thu tiền phạt
vi phạm hành
chính với tổng
2

số tiềnnộp
ngân sách nhà
nước:
210.000.000
đồng

Bà Đỗ Thị

được Quyết định xử

Hà, ông Trần

phạt vi phạm hành

Văn Phong,


chính các cá nhân, tổ

các đối tượng chức bị xử phạt vi
vận chuyển

phạm hành chính phải

Nguyễn Văn

nộp tiền phạt tại kho

Tuấn,

bạc Nhà nước hoặc

Nguyễn Văn

nộp vào tài khoản của



Kho bạc Nhà nước
được ghi trong Quyết
định xử phạt vi phạm
19

Đội Quản lý
thị trường
Quận Thanh

Xuân giám
sát, kiểm tra
việc chấp
hành pháp
luật của các
đối tượng vi
phạm

Do các đối
tượng vi
phạm: Đỗ
Thị Hà, Trần
Văn Phong,
Nguyễn Văn
Tuấn và
Nguyễn Văn
Tú tự chi trả


hành chính
Đội Quản lý
thị trường
Quận Thanh
Xuân thành
lập Hội

Buộc tiêu hủy

đồng giám


đối với hàng
hóa vi phạm là

3

các loại thực

Bà Đỗ Thị

phẩm chức

Hà, ông Trần

năng giả không Văn Phong
có giá trị sử
dụng, công

Thời hạn tiến hành

sát, tiêu hủy

tiêu hủy hàng hóa

để giám sát

không quá 15 ngày kể quá trình
từ ngày ra Quyết định

tiêu hủy


xử phạt vi phạm hành

hàng hóa vi

chính

phạm là các

Do bà Đỗ
Thị Hà, ông
Trần Văn
Phong tự chi
trả

loại thực

dụng

phẩm chức
năng giả
không có giá
trị sử dụng,
công dụng

Buộc thu hồi
hàng hóa vi
phạm là các

Trong thời hạn 10


loại thực phẩm
4

chức năng giả

Ông Trần

không còn giá

Văn Phong

trị sử dụng,
công dụng

ngày kể từ ngày nhận
được Quyết định xử
phạt vi phạm hành
chính

đang lưu thông
trên thị trường
20

Đội Quản lý
thị trường
quận Thanh
Xuân

Do ông Trần
Văn Phong

tự chi trả


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong những năm gần đây kể từ khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn về mọi mặt
kéo theo hệ thống đường xá giao thông ngày càng được hoàn thiện, ngày càng
có nhiều tòa nhà, cao ốc mọc lên, ngày càng nhiều các cây cầu lớn được dựng
lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn, ấm no hơn,… cùng với đó
là xu hướng mở cửa, hòa nhập với nền kinh tế của các nước trên thế giới: “Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Kéo theo đó là hàng hóa
từ các nước trên thế giới sẽ được nhập vào thị trường trong nước. Bên cạnh
những sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng thì cũng không ít hàng hóa
được các đối tượng vi phạm vì lợi nhuận thu được cao sẵn sàng làm hàng giả,
hàng nhái của các thương hiệu chính hãng, đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng
trên thế giới thì càng hay bị làm giả. Hàng giả tràn ngập khắp mọi nơi, chúng len
lỏi tởi từng ngõ xóm, từ nông thôn đến thành thị gây nhức nhối cho các cơ quan
chức năng, làm bất ổn thị trường, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, làm ảnh
hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến sức
khỏe và lợi ích của người tiêu dùng. Nhận thức được nguy cơ, tác hại của nạn
sản xuất và buôn bán hàng giả, Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Cục
Quản lý thị trường, UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương đã thành
lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ trung ương
đến địa phương nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm các đối tượng sản
xuất, buôn bán hàng giả nói riêng và đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nói
chung góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, làm lành mạnh thị trường,
ổn định kinh tế - xã hội, kích thích và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Qua vụ việc Bà Đỗ Thị Hà, ông Trần Văn Phong và các đối tượng

Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tú sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả là
thực phẩm chức năng giả không có giá trị sử dụng, công dụng được Đội Quản lý
21


thị trường quận Thanh Xuân giải quyết nghiêm minh, đúng quy định của pháp
luật góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn
chân chính, răn đe các đối tượng đang có ý định sản xuất, vận chuyển, buôn bán
hàng giả, tăng sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng, Chính quyền, lực lượng
Quản lý thị trường, các cơ quan chức năng địa phương trong công tác đấu tranh
chống sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng
giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ
3.2. Kiến nghị
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật tới các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp để họ biết và thực hiện đồng thời thông qua hệ
thống phát thanh địa phương thông báo tới người dân địa phương biết các thủ
đoạn, cách thức hoạt động, các vụ án điển hình, các đối tượng trong các tổ chức,
đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả để người dân được biết và có biện pháp
phòng ngừa, tố giác tội phạm. Phổ biến, tuyên truyền tới toàn bộ người dân ý
thức được công cuộc đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả không chỉ là
nhiệm vụ của các cấp, các ngành mà là cuộc chiến của toàn dân cùng đấu tranh
chống lại các hành vi vi phạm của pháp luật.
Các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần tăng
cường hơn nữa công tác trinh sát, nắm chắc địa bàn được giao nhằm đưa ra các
dự báo chính xác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng
có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả như tình huống nêu trên.
Nêu cao tinh thần yêu nước với khẩu hiệu “người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” và nói không với hàng giả, tẩy chay hàng giả góp phần bảo vệ
sức khỏe của người thân trong gia đình và làm lành mạnh thị trường.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ giữa các

cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương, giữa các lực lượng chức năng
trực tiếp tham vào việc kiểm tra, kiểm soát thị trường. Ngoài ra cần tăng cường
biên chế, cán bộ chủ chốt có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức cũng như các
phương tiện, công cụ cần thiết phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
22


Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần
điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm hoàn thiện chúng sao cho phù hợp
với tình hình thực tế của xã hội, tạo sự đồng bộ thống nhất giữa các văn bản quy
phạm pháp luật giữa các ngành nhằm tránh sự chồng chéo giữa các văn bản quy
phạm gây khó khăn cho công tác kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm pháp
luật và tránh kẽ hở của pháp luật để các đối tượng vi phạm lợi dụng và có hành
vi vi phạm nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Các doanh nghiệp cần tăng cường dán tem chống hàng giả cho các sản
phẩm của mình và tích cực, chủ động phát hiện và phối hợp với các lực lượng
chức năng trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm
bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Khuyến cáo với người dân nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng giả,
không nên tham mua hàng rẻ, hàng nhái, khi phát hiện đối tượng có hành vi sản
xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả thì phải kịp thời báo cho các cơ quan chức
năng địa phương biết để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban hành ngày
20/6/2012.
2. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/05/2013 của Bộ Công thương
quy định về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị
trường.
4. Báo Công thương điện tử.

24


×