Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.55 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HOÀNG THỊ BÍCH TOÀN

QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ "HIẾU", "ĐỄ"
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HOÀNG THỊ BÍCH TOÀN

QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ "HIẾU", "ĐỄ"
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số


: 602280

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HỒ TRỌNG HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2011

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là học thuyết lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ
đại. Trên 2000 năm tồn tại, tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng nhiều mặt đến
con người và xã hội Trung Hoa. Không những thế, Nho giáo đã vượt biên giới
của nước mình, để lại dấu ấn sâu sắc đến nhiều nước trong khu vực. Khi du
nhập vào Việt Nam, Nho giáo được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng và
trở thành hệ tư tưởng của nhiều triều đại. Trong đó, quan niệm của Nho giáo
về “Hiếu” và “Đễ” với những yêu cầu về đạo đức chặt chẽ, khắt khe, thực sự
có tác dụng ổn định trật tự xã hội. Nó được vận dụng để xây dựng kỷ cương
xã hội, giữ gìn nếp sống của các gia đình, dòng họ Việt Nam và định hướng lý
tưởng cho hành động của mỗi cá nhân.
Bước sang thế kỷ XXI, với những tiến bộ vượt bậc về khoa học và
công nghệ, quá trình toàn cầu hoá về kinh tế đang kéo theo những biến đổi
quan trọng trong đời sống đạo đức gia đình người Việt Nam. Đạo đức gia
đình cũng đang có sự dịch chuyển, biến đổi rất đa dạng, phức tạp, đan xen cả
cái tích cực và tiêu cực với mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng
và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với quyết tâm phát triển

nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng hạn chế, ngăn ngừa
những tiêu cực phát sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường cũng như những
tiêu cực phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, nhất là về phương diện
văn hoá, đạo đức nhằm xây dựng một xã hội phát triển hài hoà về mặt vật chất
và tinh thần.
Trong bối cảnh mới nhận diện gia đình Việt Nam, có thể thấy đó vốn là
nơi duy trì bền vững các giá trị đạo đức truyền thống nhưng đang đứng trước
thách thức, sự tấn công của những tư tưởng mới, lối sống mới. Những tiêu

3


cực của mặt trái trong cơ chế trị trường đang hàng ngày hàng giờ làm suy
thoái đạo đức của một bộ phận người trong xã hội. Tệ sùng bái nước ngoài,
coi thường những giá trị vă hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, tư
tưởng chuyên quyền, thái độ quan liêu, cửa quyền, gia trưởng, tư tưởng trọng
nam khinh nữ, đánh đạp phụ nữ chưa được ngăn ngừa hiệu quả. Những hiện
tượng trường hợp vì đồng tiền và danh dự đã đánh mất tình nghĩa gia đình,
quan hệ bè bạn, thầy trò... Đáng buồn thay hiện nay tình trạng giáo dục trong
một số gia đình bị buông lỏng, thái độ và hành vi đối xử của con cái đối với
cha mẹ đang diễn ra thô bạo nhiều hơn.
Để góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức của gia
đình Việt Nam, tôi lựa chọn đề tài: “Quan niệm của Nho giáo về “Hiếu”,
“Đễ” và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thập niên cuối thế kỷ XX, vấn đề gia đình trở thành vấn đề thời
sự nóng bỏng ở các nước khu vực châu á, khu vực vốn có truyền thống đề cao
gia đình trong sự hình thành nhân cách con người, sự tồn tại và phát triển xã
hội. Chưa bao giờ vấn đề này thu hút sự nghiên cứu của giới chuyên môn

cũng như giới chính trị như thời gian này.
Xu thế toàn cầu hoá đang tạo ra nhiều cơ hội chưa từng thấy cho các
gia đình phát triển xong đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Các loại hình
gia đình đang đứng trước nguy cơ bị suy kiệt hệ thống giá trị và chuẩn mực
đạo đức. Chính vì vậy, vấn đề củng cố, phát triển gia đình đã và đang trở
thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Trong những cuộc tranh
luận về các "giá trị châu á" thì mối quan hệ trong gia đình thường là trọng
điểm. Về vấn đề này, ông Lý Quang Diệu (cựu thủ tướng Singapore), người
cổ vũ nhiệt thành cho nét đặc thù Châu á đã đưa ra nhận xét: sự sụp đổ các
cấu trúc gia đình là nguyên nhân của các vấn đề nan giải trong xã hội phương

4


Tây. Ngược lại, ở Châu Á sức mạnh kinh tế lại bắt nguồn từ những con người
ngoan ngoãn, biết tôn trọng quyền lực của cha mẹ; cùng chung sức đầu tư thì
giờ và tiền bạc cho tương lai của con cái, sở dĩ như vậy vì cấu trúc gia đình ở
nhiều nước châu á bền vững hơn.
Ở Việt Nam, vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu về Nho giáo
đề cập đến theo những phương thức khác nhau, nhưng có thể phân định thành
một số nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất đó là các bài nghiên cứu, tham luận về Nho giáo chủ
yếu đi sâu luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo để từ đó thấy được sự
ảnh hưởng của Nho giáo nước ta. đã được đăng trên một số tạp chí chuyên
ngành như Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Triết học...
hay trong một số sách chuyên luận như: “Nho giáo” của Trần Trọng Kim,
“Khổng học đăng” của Phan Bội Châu. Trong các công trình đó các tác giả đã
trình bày, phân tích những nội dung cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình
thành và phát triển. Từ đó khẳng định những nhân tố tích cực của Nho giáo và
cho rằng đạo đức Nho giáo có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục đạo đức con

người và ổn định trật tự xã hội.
Trong cuốn “Bàn về đạo Nho” của tác giả Nguyễn Khắc Viện, tác giả
đã ca ngợi mặt tích cực cũng như hạn chế của Nho giáo. Khi đánh giá về mặt
tích cực, ông viết: “Đạo nho đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình
thành lòng yêu nước. Nguyễn Đình Chiểu, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình
Phùng là những nhà nho, không thể xuyên tạc sự thật bảo bảo những chí sĩ ấy
không liên quan gì đến Nho giáo cả” [121, tr.45]. Ông đánh giá cao tính “vừa
phải” (không thái quá) trong đạo làm người của Nho giáo và vấn đề “ xử thế”
(xử thế trong mọi tình huống, đối với người này, người khác, với bề trên, kẻ
dưới... ) của Nho giáo.
- Nhóm thứ hai đối lập với xu hướng ca ngợi mặt tích cực của Nho giáo
đã có những quan điểm trái ngược, đó là một số công trình như: “Nho giáo

5


xưa và nay” của Quang Đạm, “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sĩ Thắng... đề
đề cập đến nội dung của đạo đức Nho giáo đối với các mối quan hệ cơ bản là
Ngũ luân, Tam cương, Ngũ thường... Quan điểm của các tác giả tuy có khác
nhau nhưng nhìn chung là: Phê phán đạo đức Nho giáo phong kiến tàn nhẫn,
khắt khe, nhất là yêu cầu đạo đức đối với phụ nữ, nó trói buộc con người
trong vòng trật tự của xã hội cũ. Một số tác giả còn phân biệt quan niệm cuả
Khổng Tử và Mạnh Tử về vấn đề này có khác với quan niệm của Nho giáo
sau này. Một số người cũng đã đánh giá được nội dung và giá trị của những
quan niệm trên nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đặt ra vấn đề kế thừa những
mặt tích cực của đạo đức Nho giáo.
Trong cuốn “Khổng giáo phê bình tiểu luận”, tác giả Đào Duy Anh đã
phân tích nội dung cơ bản của Nho Giáo. Trên cơ sở đó tác giả rút ra những
nhận định đứng mức về vai trò của Nho giáo “dẫu nó không thích hợp nữa bởi
đời này, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai

có thể chối cãi hay xoá bỏ ngay được” [1, tr.150].
- Nhóm thứ ba gồm các công trình của các tác giả nghiên cứu về Nho
giáo được công bố gần đây. Các tác giả này cho rằng, một số quốc gia đã biết
phát huy những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo mà đạt được những kết
quả tốt đẹp để ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Đó là các tác giả Nguyễn
Đăng Duy với “Nho giáo với văn hoá Việt Nam”, Quang Đạm với “Nho giáo
xưa và nay”, Vũ Khiêu với “Nho giáo với đạo đức”, “Nho giáo với sự phát
triển ở Việt Nam”, Nguyễn Tài Thư với “Nho học và Nho học ở Việt Nam”,
Nguyễn Hùng Hậu với “triết lý trong văn hoá Phương Đông”... Trong các tác
phẩm trên, bên cạnh việc phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo
nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng thì nhiều nhà nghiên cứu của chúng
ta đã đánh giá quan niệm trên của Nho giáo đỡ gay gắt hơn, khách quan hơn,
nhiều người đã đặt ra vấn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của
nó nhằm khác phục những mặt tiêu cực, góp phần xây dựng đạo đức mới hiện

6


nay. Các tác giả Trần Đình Hượu, Nguyễn Tài Thư,... đã đặt ra một cách
nghiêm túc vấn đề kế thừa những giá trị tích cực của tư tưởng đạo đức Nho
giáo để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Họ còn chỉ ra những khuyết
điểm sai lầm cần tránh khi kế thừa, phát huy những tư tưởng đạo đức Nho
giáo. Có người cho rằng: “Tuy đạo đức cách mạng khác xa với đạo đức Nho
học truyền thống, nhưng vẫn có thể rút ra, những nhận thức, những phương
pháp cần thiết cho việc xây dựng đạo đức ngày nay”.
- Nhóm thứ tư là các luận án tiến sĩ hoặc một số luận văn thạc sĩ đã bảo
vệ thành công gần đây cũng đẫ đề cập đến một số khía cạnh của Nho giáo về
con người và đạo đức, sự ảnh hưởng của nó ở Việt Nam như: “Vấn đề con
người trong Nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thư ; “Quan niệm của Nho giáo
Nguyên thuỷ về con người qua các quan hệ Thân - Nhà - Nước - Thiên hạ”;

của Trần Đình Thảo; “ảnh hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam truyền thống” của Trần Thị Hồng Thuý; “Một số nội dung cơ bản
của tư tương Nho giáo Việt Nam thời Trần” của Vũ Văn Vinh; “Quan niệm
của nho giáo về giáo dục con người và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục
con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của
Nguyễn Thị Nga.
Trong đó đáng chú ý là “Đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh qua các phạm trù mà người đã sử dụng” luận án tiến sỹ của Hoàng
Trung. Tác giả đã kế thừa có chọn lọc các phạm trù đạo đức cơ bản của Nho
giáo trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cho con người Việt Nam. Tác
giả đã phân tích rõ Hồ Chí Minh đã viện dẫn những tư tưởng tích cực của Nho
giáo để nêu gương cho cán bộ cách mạng trong thời đại mới.
Trong những công trình nghiên cứu thuộc bốn nhóm trên, nhiều vấn đề
quan trọng của Nho giáo đã được đem ra bàn luận, như: Vì sao Nho giáo lại
có sức sống dai dẳng hàng nghìn năm ở nhiều nước phương Đông? Nho giáo
là học thuyết chính trị - xã hội hay là học thuyết về đạo đức, nhân luân; về

7


Trung - Hiếu - Lễ và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức con
người?..., các công trình đã nêu được khái quát nội dung của Nho giáo và đã
giải quyết những phương diện lý luận mà các tác giả đặt ra cho mình. Mặc dù
vậy, việc nghiên cứu quan niệm “Hiếu” và “Đễ” trong Nho giáo và ý nghĩa
của nó đối với việc xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay thì chưa có
công trình nào đề cập một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Do đó, đề tài tiếp
tục nghiên cứu vấn đề cấp bách còn bỏ ngỏ này.
Các công trình trên được tôi sử dụng và kế thừa như là những chất liệu,
là sự gợi mở cho việc nghiên cứu của mình.
Với việc quan tâm vấn đề sâu rộng này, tác giả đề cập qua luận văn :

Quan niệm “ Hiếu” và “Đễ’ của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc xây
dựng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích của luận văn:
Khái quát những nội dung cơ bản trong quan niệm về “Hiếu” và “Đễ"
của Nho giáo và rút ra ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đời sống đạo đức
gia đình ở Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Trình bày nội dung quan niệm “Hiếu” và "Đễ'' của Nho giáo
Trung Quốc tiên Tần và Việt Nam.
Thứ hai, Nhận diện những giá trị cần kế thừa và những yếu tố cần lọc
bỏ trong quan niệm của Nho giáo về “Hiếu”, “Đễ” đối với đạo đức gia đình.
Thứ ba, Đánh giá và rút ra và ý nghĩa của quan niệm Nho giáo về
“Hiếu” và "Đễ" để kế thừa các giá trị đó đối với việc xây dựng đời sống đạo
đức gia đình hiện nay ở nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:

8


Quan niệm “Hiếu ” và "Đễ" trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với
việc xây dựng đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức có nội dung rất phong
phú, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Trong phạm vi luận văn
thạc sĩ, tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu quan niêm “Hiếu” và "Đễ" của Nho giáo
tiên Tần, quan niệm về “Hiếu” và "Đễ" trong Nho giáo Việt Nam và ý nghĩa
của nó đối với việc xây dựng đời sống đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản; đồng thời
có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công
bố của các tác giả (hoặc tập thể tác giả) trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số
phương pháp cụ thể như: Phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, đối chiếu, so
sánh, thống kê để trình bày những vấn đề đặt ra trong luận văn.
6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung cơ bản của quan niệm
“Hiếu” và "Đễ" trong Nho giáo tiên Tần ở Trung Quốc; Phân tích sự du nhập
và biến đổi của quan niệm “Hiếu” và "Đễ" ở Việt Nam; chỉ ra những ảnh
hưởng và rút ra ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở nước ta
hiện nay.

9


- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử triết học (Phần lịch sử phương
Đông).

10


7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Quan niệm của nho giáo về “Hiếu” và “Đễ”
Chương 2: Ý nghĩa của quan niệm nho giáo về “Hiếu” và “Đễ” đối với
việc xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay.

11


Chương 1
QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ “HIẾU” VÀ “ĐỄ”
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời trong thời Xuân
Thu - Chiến quốc đầy biến động của xã hội Trung Hoa cổ đại đang trong quá
trình chuyển biến sang xã hội phong kiến, kéo dài từ thế kỷ thứ VII trước
Công nguyên đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Trong Sử ký, Tư Mã
Thiên miêu tả thời kỳ này là thời đại “vương đạo suy vi”, “bá đạo” cường
thịnh, lấn át “vương đạo”, chế độ tông pháp của nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý
nhân luân suy đồi “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không
phải đạo cha, con không phải đạo con” (quân bất quân, thần bất thần, phụ bất
phụ, tử bất tử) [136, tr.28].
Trước bối cảnh xã hội như vậy, các nhà tư tưởng có tâm huyết tìm cách
lý giải nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm ổn định trật tự xã hội. Đây
là thời kỳ tư tưởng Triết học Trung Quốc phát triển nở rộ, nhiều triết thuyết
xuất hiện như: Nho gia, Pháp gia, Mặc gia, Đạo gia… Người ta gọi đó là thời
kỳ “bách hoa đề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua
tiếng). Trong số bách gia xuất hiện thời Tiên Tần ở Trung Quốc thì Nho giáo
là một trong những học thuyết có sức sống lâu dài nhất. Hơn 2000 năm của
chế độ phong kiến Trung Quốc, đã trải qua bao triều đại khác nhau, bao biến
động, thăng trầm của xã hội nhưng địa vị thống trị của Nho giáo trong thượng
tầng kiến trúc vẫn được giữ vững. Các triều đại Phong kiến Trung Quốc xem

Khổng Tử là người thầy của muôn đời “Vạn thế sư biểu”. Khổng Tử cho
rằng: xã hội loạn lạc là bởi con người “vô đạo”, do vậy cần đưa con người trở
về “hữu đạo” bằng con đường giáo hóa. “Đạo hiếu” là một trong những phạm
trù đạo đức cơ bản của Nho giáo để giáo hóa con người góp phần ổn định trật
tự xã hội. Nối tiếp tinh thần trên, các nhà Nho đời sau tiếp tục bổ sung và
củng cố luận điểm đó của Khổng Tử.

12


1.1. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về “Hiếu” và “Đễ”
1.1.1. Khái niệm “hiếu” và “đễ”
“Hiếu” là khái niệm, đồng thời là một chuẩn mực đạo đứcdùng để chỉ
thái độ và hành vi ứng xử của con cái đối với cha mẹ như tôn kính cha mẹ,
phụng dưỡng cha mẹ, vâng theo di huấn của tổ tiên, thực hiện đầy đủ giỗ kỵ...
Lòng hiếu của những người cùng huyết thống còn bao gồm “hiếu đễ”, tức là
lòng kính yêu đối với anh chị.
Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh sự hiếu thuận đối với cha mẹ và xem đó
là một phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Ông nói: “Làm cha mẹ, ai
cũng lo cho con, sợ con phóng túng mà hư thân mất nết, sợ con theo bạn xấu
mà làm chuyện phi pháp, mắc vòng tù tội. Cho nên đi chơi nhà ai thì nên cho
cha mẹ biết trước, phòng khi giao du với kẻ chẳng xứng đáng thì cha mẹ
khuyên can” (phụ mẫu tại, bất viễn du; du, tất hữu phương) [5, tr.58], hay:
“Làm con nên xem xét chí hướng của cha. Đến khi cha thác, người con được
trọn quyền hành động, cho nên phải nhớ tới những việc làm của cha. Nhưng
khi cha thác trong ba năm, bấy giờ người con đương để tang, cho nên chẳng
có vui sướng gì mà cải tạo, vì vậy nên được gọi là hiếu” (phụ tại, quan kỳ
chí. Phụ một, quan kỳ hạnh. Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu kỹ)
[5, tr.8].
“Đễ” là tôn kính anh em. Nghĩa gốc của từ Đễ là chỉ anh em. Sách “dẫn

thân” coi ý nghĩa của chữ “ Đễ” là tôn kính anh em. Hiếu thảo có thể bao hàm
nghĩa anh em, có thể hiếu thảo tự nhiên là anh em, vì vậy chúng ta thường nói
“Hiếu” mà không đề cập đến “Đễ”. Khổng Tử nói: “Làm con khi đi vào thì
hiếu thảo với cha mẹ, khi ra thì kính anh chị và người lớn tuổi” (Đệ tử nhập
tắc hiếu, xuất tắc đễ) [5, tr.6]; Theo Khổng Tử “Đễ” cũng là một quy phạm, là
thước đo, là công cụ để điều chỉnh hành vi của quan hệ anh em trong gia đình.
“Đễ” tức là biết vâng mệnh và làm theo ý người trên. Ngược lại, người trên
cũng phải biết nhường nhịn, khoan dung đối với kẻ dưới. Phải biết cư xử sao

13


cho ai, ở vị trí nào, làm cha, làm con, làm anh, làm em, cũng phải cư xử theo
đúng phép tắc, theo đầy đủ bổn phận và có thể làm gương cho mọi người noi
theo. Theo quy định Nho giáo thì người anh có thể thay thế cho cha để giải
quyết công việc gia đình. Chương Học nhi ở sách Luận ngữ có nói: “Kỳ vi
nhân giả hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ. Bất hiếu phạm thượng nhi
hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. “Hiếu
đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư!”- (Là người hiếu đễ mà thích phạm bề trên,
thật ít có. Người không thích phạm bề trên, mà thích làm loạn cũng chưa từng
có. Người quan tử chuyên vào điều gốc, gốc đứng vững mà đạo nảy sinh.
Hiếu, đễ là gốc của điều nhân phải chăng). Hiếu thảo là tinh thể văn minh tinh
thần của người Trung Quốc, là gốc rễ của tất cả đức hạnh.
Là người hiếu đễ sẽ không phạm bề trên làm loạn, sẽ không nguy hại
đến trật tự hiện thực: “Hiếu từ tắc trung” (luận ngữ, vi chính) - (Hiếu thuận
thương yêu thì trung). Ở sách Hiếu kinh, Chương Quảng dương danh tập
trung trình bày ý nghĩa: “Di hiếu tắc trung” - (chuyển điều hiếu thành điều
trung). Khổng Tử nói: “Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã...”
(Hiếu kinh, chương Hiếu trị) - (Ngày xưa ông vua sáng suốt dùng hiếu cai trị
thiên hạ).

Ông Hữu Tử học trò của Khổng Tử có nói rằng: “Một người có hiếu
thảo với cha mẹ và tôn kính anh em mà ưa trái nghịch với bề trên, ưa gây ra
những cuộc phản loạn, người như vậy là chưa từng có. Cho nên người quân tử
chuyên chú vào cái gốc. Cái gốc được vững chắc, tự nhiên đạo lý từ đó bắt
đầu mà sinh ra. Vậy làm người mà biết giữ gìn hiếu thảo với cha mẹ và tôn
kính anh em, tức là nắm lấy cái gốc của điều “Nhân”. Trình Tử nói: “Hiếu
thảo với cha mẹ và tôn kính anh em, là hoà thuận với đạo đức”. Một người có
thể hiếu thảo với cha mẹ và cũng tôn kính anh em, tâm tư và tình cảm tự
nhiên hoà thuận, tự nhiên không biết làm trái nghịch với bề trên, làm trái lẽ
phải, gây ra những cuộc phản loạn và tình trạng tranh đấu. Trên chính trị

14


không có loạn thần nghịch tử, thiên hạ sẽ tự nhiên thái bình. Cho nên cần
thiên hạ thái bình tức là đề xướng con đường của hiếu thảo với cha mẹ và làm
con phải biết công ơn sinh thành dưõng dục của cha mẹ, tôn kính anh em, đã
là em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị phải
biết nhường nhịn, là em phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị nhà nhà đều
hiếu thảo, người người hoà thuận. Đây là chuẩn mực cơ bản nhất của đạo hiếu
là quy phạm sơ đẳng nhất cho hành vi con người.
Đạo hiếu hiểu theo nghĩa rộng: Là trung hiếu, đó là lòng kính yêu giữa
người với người trong xã hội, bao gồm lòng hiếu của trẻ đối với già, của kẻ
dưới đối với bề trên, lòng trung của tôi thần với quan vương, của dân đối với
nước. Bất trung tức là bất hiếu, cho nên khi xưa cai trị thiên hạ bằng hiếu và
không chỉ yêu cầu mọi người hiếu thuận với với cha mẹ mà còn bao gồm yêu
cầu mọi người phải trung với vua. Người xưa nói: “Lấy hiếu thảo để cai trị
thiên hạ” (dĩ hiếu trị thiên hạ). “Bậc trung thần tất phải xuất phát từ con người
có hiếu” (Trung thần tất xuất ư tử chi môn). Hiếu là cái đức cao nhất mà vua,
tôi, kẻ sĩ và thứ dân đều phải đề cao và thi hành. Cho nên, Nho giáo tiên Tần

chủ trương: “Đức hiếu với cha mẹ là nguyên tắc để thờ vua. Đức đễ với anh là
nguyên tắc để đối xử với bề trên. Đức từ với các con là nguyên tắc để sai
khiến, sử dụng dân chúng” [99, tr.27]. Theo Khổng Tử: thờ cha mẹ hiếu, nên
lòng trung có thể chuyển sang vua. Cho nên cầu người tôi trung ắt phải từ nhà
có hiếu. Bởi vì tác dụng quan trọng nhất của hiếu là tình cảm và tư tưởng để
bồi dưỡng lòng trung thành với quan vương.
Đạo Hiếu còn là kính yêu giữa những người không cùng quan hệ huyết
thống. “Trung Hiếu là đạo hiếu được xã hội hóa, chính trị hóa, là người nào
nói lời chi cũng trung thành, tín thật, làm việc chi cũng đối hậu, kính cẩn, dẫu
cho đến xứ thô - tục của người miền Nam hay miền Bắc, cũng được thông
hành” (Ngôn trung tín, hạnh đốc kính, tuy Man Mạch chi bang, hành hỹ) [5,
tr.240]. Hai chữ “Trung hiếu” đã gây nên những ảnh hưởng sâu sắc đối với

15


lịch sử Trung Quốc, dù rằng tích cực hay tiêu cực, nó có tác dụng mạnh mẽ
trong việc duy trì sự thống trị của xã hội phong kiến. Nhưng đây cũng là chiếc
gông tinh thần được giai cấp thống trị dùng để kìm kẹp, trói buộc và nô dịch
người dân.
Chữ “Hiếu” và “Đễ” không phải là của giai cấp phong kiến vì từ khi có
xã hội loài người, có các thế hệ thì mối quan hệ giữa thế hệ sau với thế hệ
trước chính là chữ “Hiếu“, “Đễ”. Mối quan hệ giữa thế hệ sau và thế hệ trước
trong xã hội không phải là bất biến, xã hội luôn biến đổi thì mối quan hệ giữa
con cái với ông bà, cha mẹ, anh em cũng có những biến đổi cho phù hợp,
nhưng cái cốt lõi vẫn không thay đổi là sự biết ơn, kính trọng, vâng lời và
chăm sóc cha mẹ, sự kính trọng của người em đối với người anh.
Thời Xuân Thu - Chiến quốc, Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức đã đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có nội dung giáo dục tư tưởng
“Hiếu”, “Đễ” cho con người. Mỗi thời kỳ lịch sử đều có những quan điểm
khác nhau về “Hiếu”, “Đễ” và người đầu tiên bàn nhiều đến tư tưởng về

“Hiếu”. “Đễ” là Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử. Về sau Đổng Trọng Thư và
một số học giả khác phát triển tư tưởng này.
1.1.2. Nội dung tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về “Hiếu”, “Đễ”
Nho Giáo tiên Tần gắn liền với tên tuổi của người sáng lập là Khổng
Tử và hai nhà tư tưởng lớn là Mạnh Tử và Tuân Tử.
Thời đại Khổng Tử là thời đại suy tàn của chế độ nô lệ và chế độ sơ kỳ
phong kiến đang lên, mệnh lệnh "Thiên tử" nhà Chu không còn được tuân thủ,
trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy đồi. Nạn chư hầu
chiếm ngôi "Thiên tử", đại phu lấn quyền chư hầu, tôi giết vua, cha giết con,
anh hại em, vợ lìa chồng thường xuyên xảy ra… Để lập lại trật tự xã hội, các
nhà Nho chủ trương dùng “đức trị". Có thể nói, “Nhân" là quan niệm tiêu
biểu trong tư tưởng Khổng - Mạnh, trong đó “Hiếu đễ" là gốc của Nhân. “Đạo

16


của Khổng Tử” lấy chí thiện làm cực điểm. Chí thiện tức là Nhân. Từ đầu chí
cuối chỉ có một mối, chủ lấy theo thiên lý làm gốc, dùng hiếu đễ, lễ nhạc mà
khiến người ta tiến đến bậc nhân” [51, tr.65].
Như vậy, nếu “Nhân” là cốt lõi của tư tưởng Khổng - Mạnh, thì “hiếu
đễ” đóng vai trò là nguyên tắt quán triệt “Nhân” và những hành vi cụ thể, là
chuẩn mực để kiểm nghiệm “Nhân” của mỗi con người bắt đầu từ cái nôi gần
gũi nhất- gia đình. Các thánh hiền của nhà Nho quan niệm một người con bất
hiếu thì sẽ khó có thể trung với vua, càng không thể kính trời.
Vậy vì sao phải “Hiếu đễ”? Vì lẽ thường cha mẹ là những ngươig gần
gũi nhất với ta. Nếu ở với cha mẹ mà không hiếu thảo, không kính thuận thì
với người ngoài sao có lòng từ ái, trung thứ được? Cha mẹ sinh ta, nuôi ta,
giáo dưỡng ta, cho ta mọi điểm khởi đầu, nên “nết hiếu phải là đầu trăm nết”.
“Hiếu” được phân ra làm các bậc: Hiếu của tiên tử là kính yêu cha mẹ, từ đó
suy rộng ra đến nhân dân, làm cho cả thiên hạ đều thực hành đạo hiếu. Hiếu

của chư hầu là không kiêu xa, cẩn thận tuân thủ pháp độ, từ đó an hưởng phú
quý lâu dài, làm cho nhân dân được an lạc, vui hoà. Hiếu của khanh đại phu là
không phải phép tắc của tiên vương không dám vâng theo, không phải phép
tắc của tiên vương không dám nói, không phải đức hạnh của tiên vương
không dám làm hiếu của sỹ đem coi lòng tôn kính cha mẹ mình chuyển sang
thờ phụng quân vương và bậc thứ trưởng. Từ chư hầu đến sỹ, nội dung của
hiếu khác nhau nhưng mục đích vẫn là một, tức giữ gìn tế lễ liên tục không bị
gián đoạn [86, tr.503].
Nho giáo tiên Tần bàn nhiều về “Hiếu đễ”, đề cao tột bậc hai chữ ấy và
cho rằng: hiếu bắt đầu bằng thờ phụng cha mẹ, giữa là thờ vua, cuối cùng là
lập thân. Nho giáo tiên Tần cũng tốn nhiều công phu để giảng giải, định rõ nội
dung của “Hiếu đễ” nhất là là “Hiếu” nhưng không đưa ra được một định
nghĩa chung. Thường thì tuỳ theo tùng trường hợp cụ thể mà nội dung của
“Hiếu đễ” được giảng giải khác nhau.

17


Chuyện rằng: Mạnh Tử hỏi về Hiếu, Khổng Tử đáp: “vô vi”, rồi sau
Phan Trì không hiểu nghĩa hai chữ ấy mới hởi lại, Khổng Tử giải thích “sống
thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ ma tế [127, tr.54]. Như vậy, có
thể thấy “vô vi” trong quan niệm của Khổng Tử là không vi phạm “lễ”. Điều
này cho thấy, “vô vi” của Nho giáo và Lão trang mặc dù cùng được dùng để
chỉ hành vi đạo đức của con người nhưng chúng khác nhau rất nhiều. Trong
quan niệm của Lão Trang, “vô vi” được hiểu là thuận theo lẽ tự nhiên, không
làm gì mà không gì không làm:Vô vi nhi vô bất nhi.
Tuy Khổng Tử khẳng định đạo hiếu là không trái lễ song nội dung và
hình thức của “lễ” rất phức tạp, tuỳ theo những hoàn cảnh mà được vận dụng
và lý giải khác nhau. Tựu chung lại, “Hiếu đễ” trong quan niệm của Nho giáo
tiên Tần có những nội dung cơ bản sau:

Một là, người có hiếu đễ trước hết phải nuôi dưỡng, kính trọng cha mẹ
anh chị trong gia đình.
Đề cao tột bậc hai chữ “Hiếu đễ", thầy trò Khổng Khâu đã tốn rất nhiều
công phu để định rõ nội dung ý nghĩa của hai chữ ấy, nhất là của chữ “Hiếu”
theo yêu cầu giáo dục của mình. Khổng Tử khẳng định rằng Hiếu kính cha mẹ
tức là phải tôn trọng, kính yêu, phụng dưỡng cha mẹ, làm con phải cảm kích
đối với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục của cha mẹ, thực hiện trách
nhiệm và nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ. Nho giáo cho rằng: “làm
cho cha mẹ được tôn trọng là bậc hiếu cao nhất, không làm nhục cha mẹ là
bậc hiếu thứ hai, có thể nuôi cha mẹ là bậc hiếu cuối cùng" (Hiếu hữu Tam:
Đại hiếu tôn thân, kỳ hiếu phất nhục, kỳ hạ năng dưỡng) [114, tr.265]. “Đễ”
theo Khổng Tử không những là kính trọng cha mẹ mà còn là kính nhường bậc
huynh trưởng, tức người lớn tuổi hơn mình. Như vậy, việc Khổng Tử gắn liền
nết “Hiếu” với “Đễ” (kính trọng) cho thấy ông rất đề cao cái gốc làm người.
Thông thường, người ta hiểu rằng “Hiếu” là đức của con người, làm
con hết lòng kính yêu cha mẹ khi cha mẹ còn sống, kế thừa ý chí, đạo lý của

18


cha mẹ sau khi cha mẹ qua đời. Nhưng Nho giáo còn coi nhà là gốc của nước,
cũng như nước là gốc của thiên hạ, do đó muốn bình thiên hạ phải biết trị
quốc, muốn trị quốc phải biết tề gia. “Hiếu đễ" không chỉ là đức tốt của con
người làm anh em, làm con trong nhà mà còn luyện cho con người trở thành
hữu đạo, hữu đức trong nước, trong thiên hạ nữa. Trong phạm vi nhà, sợi dây
thiêng liêng đầu tiên buộc chặt con người với người khác sau khi ra đời là tình
nghĩa của người con đối với cha mẹ, nên khi bắt đầu có tình cảm và tư duy,
trẻ con phải bắt đầu học tập để giữ đúng đạo làm con và có đức hiếu. Đồng
thời, trong cuộc sống gia đình có đạo làm con và có đức hiếu với cha mẹ thì
khi lớn lên cũng trở thành người cha Từ. Trong phạm vi nước và thiên hạ,

những người con như vậy cũng dễ trở thành những người làm nên nghiệp lớn
hoặc có phần cống hiến trong công việc trị quốc. Từ đó suy ra, Tăng Sâm viết
trong cuốn Đại học, “Hiếu là để phụng sự nhà vua đấy, Đễ là để phụng sự bề
trên đấy, Từ là để sai khiến dân đấy" (Hiếu giả sở dĩ sự quân giã; đễ giã sở dĩ
sự trưởng giã; Từ giã sở dĩ sử chúng giã) [11, tr.20].
Đạo hiếu của Nho giáo thật là cao siêu, kỳ diệu và huyền ảo. Đó là
chưa kể đến biện pháp giáo dục đức Hiếu của Nho giáo về vấn đề nuôi dưỡng
cha mẹ. Với Nho giáo, người làm con trước hết phải thực hành đạo hiếu.
Khổng Tử không nhấn mạnh đến của cải do con cái làm cho cha mẹ mà chủ
yếu nói đến “tâm” để đánh giá lòng hiếu thảo. Theo ông, hiếu của con cái đối
với cha mẹ, không chỉ phụng dưỡng người đã sinh ra mình mà trước hết phải
có lòng thành kính nuôi được cha mẹ, nuôi dưỡng được cha mẹ là điều tốt
nhưng phải bằng tấm lòng kính yêu chân thành chứ đừng như đời nay “hễ
thấy ai nuôi được cha mẹ thì khen là có hiếu. Nhưng chó ngựa thì người ta
cũng nuôi nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì khác gì nuôi súc vật”
(Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng.
Bất kính, hà dĩ biệt hồ) [5, tr.18]. Đồng thời, “làm con đối với cha mẹ lúc nào

19


cũng tỏ vẻ hòa vui, giữ được như vậy mới khó, mới đáng gọi là hiếu” (Sắc
nan. Hữu sự, đệ tử phục kỳ lao) [5, tr.18], nghĩa là:
Đối xử với cha mẹ, việc cho ăn cho uống là dễ làm, làm việc thay cho
cha mẹ cũng dễ dàng, còn lo toan cho cha mẹ khi đau yếu bệnh tật là khó làm
và khó làm tốt. Còn trước mặt cha mẹ, bất cứ hoàn cảnh nào đều giữ được nét
mặt vui vẻ là điều hết sức khó làm. Đối xử với cha mẹ, không có sự quan tâm
tự đáy lòng được xem là hiếu ư? [98, tr.53].
Khi cha mẹ còn sống, không bao giờ làm gì để cho cha mẹ ưu tư phiền
muộn bực mình, không đưa lại phiền phức cho cha mẹ, bởi vậy “không nên đi

đâu xa, có đi xa thì phải nói cha mẹ biết chỗ để cha mẹ khỏi lo và nhỡ có việc gì,
có thể tìm gọi được” (Phụ mẫu tại, bất viễn du; du, tất hữu phương) [5, tr.58].
Khi có tang gia, giữa tiền bạc và tấm lòng, Khổng tử cho rằng “buồn thương
thực sự cao hơn tiền bạc” (tang, dữ kỳ dị giã, ninh thích) [5, tr.32].
Hiếu là “nết đầu trong trăm nết”. Hành vi của người ta không gì lớn
bằng chữ “Hiếu”, người con có hiếu có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn
phận của mình đối với cha mẹ, đó là sự biết ơn, cù lao chín chữ “cha sinh ra ta,
mẹ nuôi ta, thương thay cha mẹ” (ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao). Đó là ý
nguyện thường xuyên làm sao để cha mẹ được vui sướng, dù mình có phải ăn
gạo xấu, uống nước lã cũng thỏa lòng (lễ ký). Đó là lòng người con suốt đời yêu
mến cha mẹ “trọn đời lúc nào cũng luyến mộ cha mẹ. Đến năm mươi tuổi mà còn
luyến mộ cha mẹ như lúc còn nhỏ, ta chỉ gương ấy ở vua Đại Thuấn mà thôi” (Đại hiếu chung thân mộ phụ mẫu. Ngũ thập nhi mộ giả, dư ư Đại - Thuấn kiến chi hỹ)
[10, tr.78]. Đó là quyết chí lập thân hành đạo làm vinh hiển cho cha mẹ.
Hiếu là đức của người con tận tâm, thành kính khi cha mẹ còn sống và
cả tình cảm, thái độ đối xử với cha mẹ trong quan hệ với người khác sau khi
cha mẹ mất, nghĩa là phải biết “kính những người mà cha mẹ tôn trọng, yêu
những người mà cha mẹ thân yêu” (kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân) [11, tr.64].
Nho giáo còn đặt ra yêu cầu, đòi hỏi trong đạo làm con, rằng người con hiếu

20


thảo phải nhớ được tuổi của cha mẹ mình - “Nhớ biết như vậy, một là để vui
mừng vì cha mẹ được sống lâu, hai là để lo sợ cho cha mẹ già yếu” (Phụ mẫu
chi niên, bất khả bất tri giã. Nhứt tắc dĩ hỹ, nhứt tắc dĩ cụ) [5, tr.60]… Việc
tôn trọng, phụng sự cha mẹ của người con có hiếu, theo Nho giáo còn phải
giữ gìn bản thân mình, chớ để cha mẹ lo lắng - tức là, việc thờ cha mẹ phải
gắn với việc giữ bản thân (sự thân và thủ thân phải gắn liền với nhau), người
con biết giữ gìn thân thể lành mạnh, trọn vẹn để cha mẹ yên tâm thì cũng đã
là việc báo hiếu rồi bởi “bậc cha mẹ chỉ lo sợ con cái mang bệnh tật mà thôi”.

Trong các việc phải phụng sự thì việc phụng sự cha mẹ là lớn, còn trong
những cái phải giữ gìn thì giữ gìn thân thể mình là căn bản. Chính vì thế,
người con làm việc gì cũng phải thận trọng như “đi trên lớp băng mỏng”,
không được phép làm càn mà hủy hoại thân thể khiến cha mẹ đau lòng.
Trong quan niệm của Khổng Tử, mỗi người đều phải thấy được rằng,
việc nuôi dưỡng, kính trọng cha mẹ, kính nhường bậc huynh trưởng hoàn toàn
không phải và không thể là một hành động nhất thời, bề ngoài, mà đó là một
việc tự giác thực hiện trong một quá trình lâu dài. Như vậy, có thể thấy, với
xuất phát điểm mang yếu tố duy vật nhưng không hề siêu hình, cực đoan,
Khổng Tử yêu cầu người làm con vốn phải có tâm hiếu để thực hành đạo hiếu
như một lẽ tất nhiên trong suốt cuộc đời. Đáng tiếc là các thế hệ nhà Nho về
sau ít chú ý đến yêu cầu này, mà thường nặng về thực hành lễ nghi đối với
cha mẹ theo những quy tắc, chuẩn mực đã có.
Mạnh Tử đã nhất quán và tiếp tục phát triển hàm ý trên của Khổng Tử
trong luận thuyết của mình với việc ông đưa ra năm điều coi là bất hiếu, đó là,
“Tay chân chẳng chịu cử động mà làm bất cứ việc gì để chăm sóc nuôi dưỡng
cha mẹ khi già yếu, đó là điều bất hiếu thứ nhất. Ham mê cờ bạc rượu chè mà
quên mất việc chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, đó là điều bất hiếu
thứ hai. Chạy theo của cải, chỉ biết lo cho vợ con mà quên mất việc chăm sóc
nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ ba. Thích đàn hát, ham sắc đẹp mà

21


làm những việc để cha mẹ bị nhục nhã , đó là điều bất hiếu thứ tư. Thích đánh
nhau và tranh đấu bạo tợn mà khiến cha mẹ bị tổn thất nguy hại, đó là điều bất
hiếu thứ năm”. Theo đó, việc không nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ được
Mạnh Tử chỉ ra trước hết và coi là điều bất hiếu số một. Bên cạnh đó, mặ dù
không trực tiếp khẳng định về “kính” của vấn đề, nhưng trong sách Mạnh Tử,
Chương 9, vạn chương chương cú thượng, Mạnh Tử cũng Khẳng định: “Cái

chỗ chí của người con không gì lớn bằng làm cho cha mẹ được tôn trọng,
không gì lớn bằng đem cả thiên hạ ra mà phụng dưỡng cha mẹ”. Về sau, Tuân
Tử cũng thẳng thắn nhấn mạnh: “cầm thú có cha mà không có tình phụ tử, có
giống đực, giống cái mà không có lứa đôi. Cho nên đạo làm người là phải biết
phân biệt”.
Hai là, người con hiếu thảo phải nhớ tuổi của cha mẹ mình, nếu có việc
đi xa thì phải nói để cha mẹ biết, cha mẹ khỏi lo lắng. “Phụ mẫu tại, bất viễn
du, du tất hữu phương” [127, tr.140]. Yêu cầu này của Nho giáo tiên tiên Tần
đối với phận làm con trước là để mừng vì cha mẹ được trường thọ, sau là biết
khi cha mẹ tuổi cao, sức yếu để lo lắng kỹ càng, chu tất. Bên cạnh đó, người
con đi phải báo, về phải trình để cha mẹ được biết cũng là để vấn cha mẹ xem
người có điều gì căn dặn hay không. Quan điểm này có ý nghĩa giáo dục sâu
sắc nhưng về sau thường được các nhà Nho hiểu là khi cha mẹ còn sống, phận
làm con giữ chữ hiếu không được đi xa. Chính vì vậy nó lại trở thành nguyên
nhân kìm hãm sự phát triển của con người, đôi khi lại là cái cớ để người ta lẩn
tránh trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.
Ba là, người con có hiếu phải giữ gìn thể mình để nối chí hướng ông cha
Dạy người ta Đạo hiếu, Khuyên người ta “phụng sự cha mẹ, giữ gìn
bản thân”, “nối tiếp - làm theo cha ông” và chỉ cho người ta “Tu thân - Tề giaTrị quốc - Bình thiên hạ”, Khổng - Mạnh thường đưa Nghiêu - Thuấn ra làm
mẫu mực. Là người có hiếu, Thuấn được vua Nghiêu gả cho cả hai con gái
một lúc và truyền cho ngôi báu, trở thành Thiên tử, “dương danh hiển thân”

22


đến tột bậc, càng rõ ràng là hiếu hơn ai cả. Như vậy, theo Nho giáo tiên Tần
đạo hiếu còn được hiểu là giữ gìn thân thể mình để nối chí hướng của ông cha
cũng là thể hiện sự hàm ơn đối với các bậc sinh thành. Nội dung này xuất phát
từ sự sùng kính đối với cái đức sinh sôi, tiếp nối và coi trọng cái gốc của
người Trung Hoa. Theo đó, sinh mệnh của con người là do cha mẹ trao cho.

Người con có trách nhiệm quý trọng bản thân mình và tiếp nối quá trình sinh
thầnh mà ông cha đã tạo dựng được.
Theo Hiếu kinh, từ hình hài đến tóc, da của con người đều là của cha
me cho, do vậy người con phải có trách nhiệm giữ gìn thân thể mình. Sau này,
khi phát triển quan điểm đó của Khổng Tử, Mạnh Tử trong chương Ly lâu
chương cú thượng, cho rằng: “Trong các việc cần phụng sự thì việc nào là
quan trọng nhất? Việc phụng sự cha mẹ là quan trọng nhất. Trong những việc
phải giữ gìn thì việc nào là quan trọng nhất? Việc giữ gìn thân thể của mình là
quan trọng nhất... Kẻ chẳng biết giữ gìn, lại còn huỷ hoại thân thể mình cho
đến mang bệnh vướng tật , thế mà lại có thể phụng sự cha mẹ chí hiếu, điều
này ta chưa từng được nghe nói bao giờ”. Rõ ràng, hiếu theo nghĩa này khác
hẳn với những câu chuyện “ngu hiếu” như xẻo thịt đùi, khóc mang... mà hậu
Nho về sau thường viện dẫn ra để làm tấm gương hiếu. Bên cạnh đó quan
điểm này cong thể hiện tính nhân văn, tấm lòng của cha mẹ đối với con cái,
bởi Khổng Tử: “Làm cha mẹ chỉ lo sợ con mang bệnh tật mà thôi”. Cha mẹ
không yêu cầu người con thực hành đạo hiếu phải hy sinh tấm thân mình,
càng không cho phép người con tự coi rẻ bản thân. Thân thể là cha mẹ cho
mình, nâng niu chăm bẵm từ tấm bé, người con phải giữ gìn thân thể của
mình, đó là tiền đề không thể thiếu để người con tồn tại và thực hiện đạo hiếu.
Quan niệm của Nho giáo tiên Tần coi giữ gìn thân thể là một nội dung
của đạo hiếu mang yếu tố duy vật cho thấy tính biện chứng sâu săc. Theo
chuỗi biện chứng vô cùng ấy, xuất phát điểm của tồn tại cũng chính là tồn tại
trong qúa trình sinh thành. Chính vì vậy, đạo hiếu quy định người con không

23


chỉ quý phải quý trọng sinh mệnh của mình, mà còn phải có trách nhiệm tiếp
nối sinh mệnh của tổ tiên. Về sau, hàm ý tiếp nối sinh mệnh bằng cách sinh
con nối dõi được tách ra thành một nội dung độc lập. Do đó, giữ gìn thân thể

mình được xem là cái gốc của sinh thành , theo nghĩa duy trì tồn tại riêng để
tiếp nối chí hướng sự nghiệp chung của tổ tiên. Như vậy, Theo Khổng Tử khi
người cha còn sống thì quan sát chí hướng của người con. “Nếu ba năm sau
khi cha mất người con không thay đổi những quy tắc của đạo làm con đối với
cha mẹ, người như vậy được gọi là người có hiếu” (Phụ một, quân kỳ
hành.Tam niên vô cải vu phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ) [98, tr.32]. Tức là phận
làm con lúc cha mẹ còn sống thì nhất định phải xem cái chí hướng đó và cố
gắng hoàn thành sự nghiệp mà cha ông khơi dựng. Khi cha mẹ mất đi, nếu
người con có định thay đổi gì thì nhất định cũng phải đời hết ba năm tang chế,
trước đó là tỏ lòng hiếu kính với cha, sau là có thời gian để định hình sự thay
đổi cho cẩn thận. Nhưng người đời sau ít bàn về ý này của Khổng Tử, mà
thường nhấn mạnh đến việc con phải thi được ra làm quan để làm tôn trọng,
rạng danh cho cha mẹ; nghĩa là, làm cho cha mình từ làm cha của một người
thường trở thành làm cha của quan to, thậm chí trở thành làm cha của thiên tử,
là cách báo hiếu trọn ven nhất. Một mặt, quan niệm này của Nho giáo tiênTần
có tác dụng khuyến khích mọi người ra sức học tập, phấn đấu để được dương
danh hiển thân; mặt khác, nó tạo ra xu hướng trọng chức tước, quyền lực, ít
gắn vào bản chất của việc thực hành đạo hiếu theo đúng nghĩa.
Bốn là, người có hiếu đễ phải biết can ngăn cha mẹ, anh chị khi họ sai lầm.
Quan niệm “Hiếu” của các nhà Nho tiên Tần còn cho rằng, làm con thì
phải vâng lời cha mẹ, nhưng không yêu cầu thực hành đạo hiếu một cách thụ
động, cứng nhắc, một chiều. Cũng giống như trung với vua phải biết nghe
theo vua, người con có hiếu phải biết vâng lời cha mẹ, che lỗi cho cha mẹ
nhưng cũng phải can ngăn cha mẹ để tránh sai lầm. Điều đó được coi là hợp
đạo. Bởi thế, khi Diệp Công (vị tướng công cai trị huyện Diệp nước Sở) kể về

24


gương một người ngay thẳng ở xóm mình - cha bắt trộm dê mà con đi tố cáo,

Khổng Tử trả lời “… cha che lỗi cho con, con che lỗi cho cha, tính ngay
thẳng ngụ trong đó rồi" (phụ vị tử ẩn, tử vị phụ ẩn; trực tại kỳ trung hỹ) [5,
tr.206], tình cha con là phải thương yêu che chở cho nhau. Giả sử, nếu ông Cổ
Tẩu (cha của Vua Thuấn) mà phạm tội giết người, ông Cao Dao làm quan sĩ
nắm giữ binh pháp thì cứ bắt Cổ Tẩu, nhưng "vua Thuấn lúc ấy cũng sẽ coi
thiên hạ như một đôi dép rách, quẳng nó đi để lén cõng cha mình đến một nơi
bãi biển xa xôi, suốt đời vui vẻ mà quên đi thiên hạ". (Thuấn thị khí thiên hạ,
du khí tệ tỹ giã. Thiết phụ nhi đào; Tuân hải tân nhi xử; chung thân hân nhiên
lạc nhi vong thiên hạ) [10, tr.241], nghĩa là khi tình riêng và phép nước xuất
hiện mâu thuẫn thì các thánh sẽ đặt tình riêng lên trước, coi tình nhà cao hơn
phép nước. Đó là lôgic tất yếu xuất phát từ quan niệm coi “nhà là gốc của
nước" mà người quân tử thì coi trọng cái gốc. Nhưng trong sách Hiếu Kinh,
chương 15, Gián tránh (can ngăn) lại nhắc nhở: “Tòng phụ chi lệnh, hựu an
đắc vi hiếu hồ”. Nghĩa là con theo cha chưa chắc đã là hiếu. Vậy phải chăng
tư tưởng của Khổng Tử có mâu thuẫn? Thật ra, tư tưởng của Khổng Tử về
việc đối nhân xử thế rất biện chứng, linh động, mềm dẻo. Hiếu thảo phải tuỳ
từng trường hợp, hoàn cảnh mà thực hiện đạo hiếu theo các quy tắc, chuẩn
mực đã có, chứ không phải nhất nhất vâng theo lời cha. Nói cách khác, các
nhà Nho tiên Tần cho rằng, làm con phải vâng lời cha mẹ theo đúng nguyên
tắc của “kính”, nhưng không yêu cầu thực hành “Hiếu” một cách thụ động,
cứng nhắc một chiều , không phải là cái nhất nhất nghe theo lời cha mẹ, mà
khi cha mẹ có lầm lỗi gì, kẻ làm con phải khuyên can một cách cung kính với
lời lẽ dịu ngọt, dẫu cho cha mẹ không nghe hay trừng phạt, đánh đập cũng
chớ có oán hờn, khi cha mẹ phạm lỗi mà chẳng can gián thì đó là con bất
hiếu, nhưng nếu oán hận bất bình cũng không phải là hiếu vậy Mạnh Tử dạy
các học trò rằng:

25



×