Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THUẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.53 KB, 21 trang )

THUẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT BẢN PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ THUẾ TRONG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM
HIỆN NAY.
1.SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ.
Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước, vì nhà
nước và do nhà nước. Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan với chức
năng chủ yếu và đầu tiên là nhằm đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho các
nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước.
Nhà nước là bộ máy quyền lực dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp
này đối với giai cấp khác. Theo quan điểm của Ăngghen, nhà nước có hai đặc
trưng chủ yếu.
Một là phân chia dân cư theo khu vực địa lý để quản lý.
Hai là thiết lập những quyền lực công cộng để duy trì những quyền lực công
cộng đó, cần phải có sự đóng góp của công dân đó là thuế.
Trước xã hội nô lệ, khi điều kiện làm việc còn mông muội, năng suất lao
động còn rất thấp, con người rất khó nhọc mới tìm ra được tư liệu sinh hoạt
cần thiết cho đời sống, lúc đó xã hội chưa biết đến thuế. Càng đến xã hội văn
minh, thuế rất phát triển, tiếp sau đó bản thân thuế cũng không đủ nữa, cho nên
nhà nước còn phải vay nợ của dân, hình thức phát hành công trái xuất hiện.
Như vậy chúng ta thấy khái niệm của thuế xuất hiện và phát triển cùng
với sự xuất hiện và phát triển của nhà nước. Hai khái niệm: Nhà nước và thuế
đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết hữu cơ, không thể thiếu nhau. Nói cách khác,
nếu có nhà nước, đương nhiên phải có thuế, nhà nước sử dụng thuế để phục vụ
cho mục đích của mình. Nhà nước của giai cấp bóc lột, thu thuế để phục vụ
cuộc sống xa hoa, lãng phí của bọn thống trị áp bức. Đối với nhà nước nào
thực sự là của dân, do dân và vì dân, nhà nước đó thu thuế của dân để trở lại
phục vụ cuộc sống của người dân cho công bằng và hợp lý hơn, đảm bảo
quyền sống của con người đầy đủ và tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên chúng ta biết rằng, thuế là một phần thu nhập do những người


dân trực tiếp lao động sản xuất tạo ra và đóng góp cho nhà nước. Thế nhưng
trong quá trình tái sản xuất giản đơn, số của cải vật chất do người dân sản xuất
ra chỉ đủ nuôi sống bản thân họ mà thôi, làm gì có phần đóng góp cho nhà
nước. Chỉ khi nền kinh tế quốc dân xuất hiện quá trình tái sản xuất mở rộng -
của cải vật chất sản xuất ra nhiều, dư thừa (phần giá trị dư thừa này được Mác
gọi là thu nhập), lúc đó người dân mới có sự đóng góp của cải cho nhà nước.
Phần thu nhập đó cũng chính là cơ sở đảm bảo cho tái sản xuất mở rộng, là
nguồn cho sự động viên tài chính cho nhà nước. Như vậy là thuế xuất hiện
trong xã hội loài người với hai điều kiện cần và đủ là: Sự xuất hiện của nhà
nước và sự xuất hiện của thu nhập xã hội.
Sự xuất hiện của Nhà nước tạo ra quyền lực tập trung để nhà nước ban
hành các luật lệ và thuế buộc các thành viên trong xã hội phải thực hiện. Sự
hình thành thu nhập trong xã hội là cơ sở tạo ra khả năng cho nguồn động viên
về thuế. Có thu nhập thì người dân mới có thể đóng góp cho nhà nước và
ngược lại.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho chúng ta thấy: khi nhà
nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý hành chính, nhu cầu chi tiêu của nhà nước có
mức độ nhất định, cho tới lúc nhà nước có thêm nhiệm vụ điều hành và quản lý
nền kinh tế, lúc đó nhu cầu chi tiêu của nhà nước tăng lên, các khoản thuế
đóng góp của nhà nước cũng phát triển, tăng theo; Và cho đến khi nhà nước đi
dần vào chăm lo đời sống văn hóa xã hội của toàn dân một cách tỉ mỉ và toàn
diện hơn lúc này thuế lại phát triển hơn nữa. Như vậy khi nhiệm vụ của bộ
máy quản lý nhà nước được mở rộng, đòi hỏi phải có một ngân sách lớn để
đảm bảo nhu cầu chi tiêu đó, không thể nào thiếu sự đóng góp của người dân,
của các cơ sở kinh tế xã hội: Đó là thuế. Cùng với sự phát triển của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội, sự phát triển ngày càng cao của kinh tế
hàng hóa, tiền tệ; Sự gia tăng mạnh mẽ của quyền lực nhà nước, đã phát sinh
ra những yêu cầu chi tiêu to lớn, đa dạng và phức tạp làm nảy sinh những biến
đổi về thuế, các quan hệ về thuế dưới hình thức giá trị được hình thành và ngày
càng phát triển có tính hệ thống, các thứ thuế khác nhau ra đời. Lịch sử phát

triển của thuế cũng đã chứng minh, đó là quá trình phát triển ngày càng hoàn
thiện và hợp lý trong thực hiện nhiệm vụ phân phối tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân, nhờ đó đi dần tới chỗ động viên thu nhập của người dân
một cách công bằng và ngày càng hợp lý hơn. Từ đó nên yêu cầu các luật thuế
phải được xây dựng hợp lý đầy đủ càng hoàn thiện hơn. Để cho chính sách
thuế góp phần động viên công bằng hợp lý thu nhập quốc dân được tạo ra trong
toàn xã hội và nhất là khi nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ, mối quan
hệ giữa các thành phần kinh tế, giữa các đơn vị kinh tế, giữa các cá nhân với
nhau và với xã hội ngày càng mật thiết chặt chẽ hơn, thì sự phân phối thu nhập
quốc dân trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách thuế
mà ở đó có sự liên kết hợp lý trong một tổng thể thống nhất cùng tham gia
trong quá trình phân phối đó.
Như trên đã phân tích, thuế xuất hiện khi lao động sản xuất của xã hội
loài người đã tạo ra sản phẩm thặng dư. Nhưng do mối quan hệ của nền kinh tế
hàng hóa phát triển, sự chuyển dịch giá trị của sản phẩm thặng dư từ lĩnh vực
này sang lĩnh vực khác, từ khu vực sản xuất sang khu vực lưu thông, từ ngành
sản xuất vật chất này sang ngành sản xuất vật chất khác, từ thành phần kinh tế
này sang thành phần kinh tế khác rất đa dạng và phức tạp do đó đòi hỏi nhà
nước phải có hệ thống chính sách thuế phù hợp để điều tiết, phân phối thỏa
đáng số sản phẩm thặng dư đã tạo ra, sao cho hợp lý công bằng nhất, đặc biệt
đối với hoạt động mang tính sự nghiệp phục vụ chính trị và hoạt động kinh
doanh đặc thù như kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay.
Với bước tiến của lịch sử, chỉ dùng hình thức thuế không đủ để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu nhất là chi cho những công việc đột xuất, cấp bách, nhà nước
đã áp dụng hình thức phát hành công trái hoặc phát hành giấy bạc. Tuy nhiên
thuế vẫn là hình thức động viên tài chính chủ yếu và cơ bản nhất của nhà nước.
2. Khái niệm, bản chất và các hình thức của thuế.
a. Khái niệm thuế:
Thuế ra đời và phát triển với những đặc trưng cơ bản như đã trình bày ở
trên. Nhưng thuế là gì? Có được khái niệm tương đối đầy đủ, đó không phải

chỉ là vấn đề định nghĩa hay khái niệm đơn thuần, mà nó có ý nghĩa sâu sắc cả
về lý luận và thực tiễn, giúp cho việc hiểu rõ và làm đúng chức năng thuế cũng
như nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, đơn vị cá nhân sản xuất kinh doanh
dịch vụ trong nền kinh tế. Đứng ở các góc độ khác nhau, người ta có những
khái niệm (hay cách hiểu) về thuế khác nhau. Sau đây có thể đưa ra một số
khái niệm về thuế như sau:
Ở góc độ nghiên cứu về kinh tế chính trị học thì có khái niệm về thuế là
hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân để hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
theo chức năng của nhà nước.
Ở góc độ nghiên cứu về pháp luật thì có khái niệm về thuế là khoản đóng
góp theo quy định của pháp luật mà nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân
phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Ở góc độ người thu thuế thì thường hiểu thuế là khoản đóng góp theo
nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của các luật thuế. Thuế là khoản thu không
phải hoàn trả ngang giá và trực tiếp.
Ở góc độ người nộp thuế thì thường hiểu thuế là khoản bắt buộc phải
nộp cho nhà nước chi tiêu.
Những khái niệm về thuế trên đây tuy không sai nhưng rõ ràng mới nhấn
mạnh một chiều theo quan niệm ở từng góc độ khác nhau, cho nên chưa thật
đầy đủ và cũng chưa thật chính xác. Có thể hiểu thuế là khoản đóng góp mang
tính bắt buộc được nhà nước quy định thành luật để mọi người dân và các tổ
chức kinh tế phải thực hiện và nộp vào ngân sách nhà nước theo từng thời kỳ
nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước. Cũng có thể
hiểu: Thuế là hình thức động viên, phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và người dân tạo ra để hình thành
quĩ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Từ những
đặc trưng cơ bản về thuế, có thể hiểu một cách khái quát chung nhất, đầy đủ
nhất về khái niệm thuế như sau:
“Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ đóng

góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng
của nhà nước; Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn
lại”.
Theo khái niệm trên, cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Thuế trước hết là một phần thu nhập. Có thu nhập mới có tiền nộp thuế,
nhưng là một phần thôi, phải có phần còn lại để tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng trong chu kỳ sản xuất tiếp theo. Nếu triệt tiêu sản xuất thì không có
thu nhập để đóng thuế. Thu nhập nói ở đây là thu nhập xã hội nhằm kích thích sản
xuất phát triển, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo định hướng
của nhà nước. Không nên nhầm lẫn với trường hợp sản xuất kinh doanh thua lỗ,
không có hiệu quả với dây dưa không chịu nộp thuế dẫn đến vi phạm pháp luật.
- Thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy
định rõ trong Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi nước. Việc qui định nghĩa
vụ đóng góp của nhân dân là một vấn đề lớn của mỗi một quốc gia, cho nên
phải do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là quốc hội ban hành thành
văn bản pháp quy là các luật hoặc bộ luật. Các khoản thuế được nhà nước quy
định cụ thể cho từng ngành hoạt động kinh tế cho từng loại hình doanh
nghiệp… tuỳ thuộc vào thu nhập cao thấp, đặc thù riêng của mỗi loại hình sản
xuất kinh doanh để định mức nộp vào ngân sách nhà nước.
- Do phân công lao động xã hội, mỗi người làm một nghề lao động ở một
lĩnh vực cụ thể trong cộng đồng xã hội. Việc đóng thuế cho nhà nước là một
đòi hỏi khách quan để nhà nước có nguồn tài chính phục vụ việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình như chi tiêu cho những công việc chung, vì sự
trật tự, an toàn của xã hội, vì sự phát triển sự nghiệp kinh tế - văn hóa - xã hội
của đất nước, tạo môi trường pháp lý và điều kiện cho mọi người làm ăn, trong
đó có việc bảo hộ cho quyền sở hữu về tài sản và thu nhập hợp pháp của tổ
chức và cá nhân. Trên ý nghĩa đó, đóng thuế cho nhà nước vừa là nghĩa vụ, vừa
là quyền lợi, là sự đầu tư cho mình, một yêu cầu cần thiết khách quan.
- Thuế là một phần thu nhập của nhân dân đóng góp cho nhà nước chi
tiêu nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước là phục vụ nhân dân. Nếu tổ

chức bộ máy của nhà nước được sắp xếp gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả sẽ
góp phần làm giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân và ngược lại. Như Mác cũng
đã nói: “Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh và thuế khóa nặng nề là hai
khái niệm đồng nghĩa”.
- Đối với mỗi tổ chức cá nhân sau khi làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho
nhà nước theo luật định, phần thu nhập còn lại là thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của họ phải được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và giúp họ sử dụng có hiệu quả
phần thu nhập đó.
b. Bản chất của thuế
Từ nguồn gốc ra đời và khái niệm chung về thuế, thuế có bản chất kinh
tế - chính trị - xã hội rất sâu sắc.
- Bản chất kinh tế của thuế thể hiện trước hết thuế là một phần thu nhập
của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Kinh tế là
cơ sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ với sản xuất kinh doanh và kiểm soát thu
nhập của mọi tổ chức và cá nhân để động viên và điều hòa thu nhập, điều tiết
kinh tế. Nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước chỉ có thể tăng nhiều và
nhanh trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược lại,
qua thu thuế phải góp phần kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy
thực hiện tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất và tiêu dùng một cách hợp lý để
tạo nguồn thu thuế ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy nếu nhà nước tăng thu
ngân sách để đáp ứng yêu cầu chi của nhà nước mà bỏ qua yêu cầu bảo đảm sự
tăng trưởng về kinh tế thì thường là gặp thất bại, dễ dẫn đến hậu quả xấu về
nhiều mặt cả về kinh tế - chính trị. Mức động viên thuế hợp lý sẽ có tác dụng
tăng thu cho ngân sách và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
Việc động viên thuế phải có giới hạn của nó. Giới hạn đó không thể vượt
quá mức nhất định trong tổng thu nhập của xã hội mới sáng tạo ra. Mức thuế
hợp lý thường được nhân dân dễ chấp nhận và ủng hộ. Đồng thời tạo điều kiện
thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và từ đó số thu thuế sẽ ngày
càng tăng lên. Trong trường hợp thuế suất đã quy định quá cao thì giải pháp
duy nhất là phải hạ thấp thuế suất, đi đôi với việc tìm cách mở rộng diện cho

thuế, bao quát hết nguồn thu để gánh nặng thuế được san sẻ cho nhiều ngành.
Như vậy vừa đảm bảo tăng thu, vừa đảm bảo công bằng xã hội trong nghĩa vụ
thực hiện nộp thuế cho nhà nước.
- Về bản chất giai cấp của thuế. Thuế ra đời là do sự ra đời của nhà nước.
Nhà nước đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội. Do đó bản chất
của nhà nước quyết định bản chất của thuế. Nhà nước mang bản chất giai cấp
nên thuế cũng mang bản chất giai cấp.
Xét về bản chất thì nhà nước có hai chức năng: Chức năng quản lý cộng
đồng xã hội và chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp (chức năng chính trị). Nhà
nước thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích thông qua hành vi quản lý xã hội của
mình. Có những công việc mà xã hội nào làm cũng tương đối giống nhau (về
mặt hiện tượng) nhưng xét về bản chất thì không giống nhau, thậm chí là trái
ngược nhau. Thuế là một trong những công việc như vậy. Cùng một hiện tượng
nhà nước thu thuế của dân, nhưng với những nhà nước khác nhau thì bản chất
giai cấp của thuế cũng khác nhau. Điều đó được ẩn chứa bên trong những nội
dung chủ yếu là: Thuế thu vào ai? Thu như thế nào? Thu để làm gì? Nhà nước
nào cũng đều phải thu thuế vào dân, nhưng nhà nước phong kiến thực dân tàn
bạo còn đặt thêm những loại thuế hà khắc, bất công, vô lý để vơ vét, bóc lột
vừa nặng nề, vừa tàn khốc, bắt nhân dân lao động phải nộp “sưu cao, thuế
nặng” cho chúng chi tiêu phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của dân (thuế đinh,
thuế thuốc phiện, muối, tạp dịch…). Nhà nước đế quốc thực dân còn bắt nhân
dân thuộc địa phải nộp thuế cho chúng để đưa về chính quốc, nộp thuế để chia
bớt gánh nặng chi phí cho chiến tranh xâm lược thuộc địa của chúng…
Song về bản chất giai cấp của thuế lại được thể hiện rõ ràng nhất ở mục
đích, ý nghĩa của việc thu, nộp thuế. Trong xã hội người bóc lột người, nhân
dân lao động đóng thuế cho nhà nước để nuôi bộ máy áp bức, bóc lột lại chính
mình. Còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân đóng thuế cho nhà nước để
chi tiêu cho những công việc nhằm phục vụ trở lại cho nhân dân lao động, thực
hiện chuyên chính vô sản đối với kẻ thù của nhân dân lao động. Đó là điểm
khác biệt cơ bản về bản chất giai cấp, bản chất chính trị của thuế.

×