Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
I.3. Đối tượng nghiên cứu
I.4. Phạm vi nghiên cứu
I.5. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lí luận
II.2. Thực trạng
II.3. Giải pháp biện pháp
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học vấn đề
nghiên cứu
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
2
2
2
3
3
3
3
3
4
7
18
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
18
18
19
23
1
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Với chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học, các môn nói chung
và môn Mĩ thuật nói riêng được xây dựng một cách hợp lý, khoa học, đáp ứng mục
tiêu đào tạo và được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng,
phù hợp với xu thế hội nhập. Hiện nay, giáo dục Kĩ năng sống trong môn Mĩ
thuật luôn chiếm một vị trí quan trọng, vì nó không như các môn học khác chỉ có
công thức, hay các phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí có các bước vẽ cơ bản, hay
những bài vẽ cụ thể, mà ở ngay trong từng nội dung bài học các em thể hiện được
suy nghĩ riêng, tìm tòi và vẽ tranh bằng cảm xúc của chính các em đã tham gia
hoặc chứng kiến để rồi đi đến thực hành việc làm đó qua tác phẩm của mình hay
không, nội dung có thay đổi lớn về suy nghĩ, thói quen, hành vi không tốt, biết
chọn thói quen hành vi tốt, đòi hỏi người học phải biết tích lũy, vận dụng biến tấu
kiến thức đó thành những kĩ năng, kĩ xảo vào quá trình học tập sao cho phù hợp,
nội dung sinh động để tạo thành một bức tranh đẹp, có nét vẽ ngộ nghĩnh, hồn
nhiên. Muốn làm được điều này học sinh cần phải chăm chỉ thực hành, tích lũy
kiến thức hằng ngày để trang bị nhiều kĩ năng sống trong tương lai.
Mĩ thuật là môn học mang tính nghệ thuật, vì vậy trong giảng dạy không ít
giáo viên còn băn khoăn ngoài một số cách thể hiện để học sinh nắm bắt được cách
vẽ một bức tranh rõ nội dung đề tài, đó là bố cục, hình ảnh, màu sắc; sao cho hợp
lý có tính lôgic,… mà học sinh còn thể hiện được cảm xúc, biểu đạt được tình yêu
của bản thân đối với một sự việc cụ thể nào đó hay một thái độ nhất định đối với đề
tài nào đó thông bài vẽ của mình. Đây là một nội dung hoàn toàn mới mẻ đối với
giáo viên. Trong khi đó, SGK và Vở tập vẽ chỉ cung cấp cho giáo viên một số kiến
thức về cách hướng dẫn vẽ tranh, không đề cập đến vấn đề kĩ năng sống trong các
bài về cách đối nhân xử thế, cách sống đẹp... như thế nào, nên khi lên lớp giáo viên
còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc. Vậy làm thế nào để khi lên lớp giáo viên có
thể dự kiến và lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống để tổ chức cho HS học
tập và nắm bắt để vẽ ý tưởng đẹp thành một bức tranh có ý nghĩa thiết thực. Đó là
điều mà ai cũng mong muốn từ tiết học Mĩ thuật.
Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi
các biện pháp để lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống cho HS trong quá trình học tập,
gửi được thông điệp tốt trong các bài tập vẽ tranh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của môn Mĩ thuật. “Một số kinh nghiệm Giáo dục Kĩ năng sống trong
môn Mĩ thuật lớp 5” là một vấn đề tôi rất tâm đắc và chọn làm đề tài nghiên cứu
của mình.
I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt, lựa chọn được hành vi, thói quen tốt
thông qua nội dung để phù hợp với đề tài nhất định nào đó.
Hiểu sơ lược về giá trị của văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua các
dạng bài học và duy trì nền văn hóa truyền thống ấy. Biết xây dựng mục tiêu phấn
đấu cho tương lai.
Trang bị cho các em kĩ năng ứng phó với những tác động tiêu cực từ môi
trường sống. Từ đó các em vẽ tranh phản ánh được hiện thực trong cuộc sống, bố
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
2
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
cục rõ ràng, màu sắc tươi sáng, rõ đậm nhạt, vẽ tranh biểu đạt được cảm xúc thông
qua tác phẩm của mình.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp.
- Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ
những hành vi, thói quen tiêu cực.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; giúp các em có khả năng làm chủ
bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống.
Nhiệm vụ: Tìm giải pháp nâng cao giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5
trong môn Mĩ thuật.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối lớp 5 (năm học 2011-2012; 2013 – 2014) của trường TH
Krông Ana
I.4. Phạm vi nghiên cứu
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 trong môn Mĩ thuật.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Điều tra thực trạng
Phương pháp quan sát
Phương pháp thảo luận
Phương pháp thực nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mà nghệ thuật là sự kết tinh
đặc biệt của sự sáng tạo thẩm mĩ, là đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ, góp phần quan
trọng tạo nên đời sống thẩm mĩ. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hợp
nhiều giá trị đạo đức, chính trị, xã hội… Như vậy cái đẹp ở đây mang chiều sâu
nhân văn, giúp con người hành động và suy nghĩ theo lẽ phải, theo cái đẹp, cái
hoàn thiện.
Mĩ thuật tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. Cái đẹp rất cần thiết cho cuộc sống
con người. Từ biết cảm thụ cái đẹp, con người biết sống đẹp hơn rồi sau đó còn
biết tạo ra cái đẹp cho chính mình. Ngày nay cái đẹp đã góp phần tạo nên chất
lượng các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống và nâng cao nhận thức thẫm mĩ cho
mọi người. Thực tế đã chứng minh các mặt hàng tốt, hay lời nói hoa mĩ, việc làm
có ý nghĩa, tình cảm chân thực... thì đều được mọi người yêu thích và lựa chọn. Do
vậy cái đẹp cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Chất lượng cuộc sống muốn nói đến là kết quả giáo dục, ở đây chính là kĩ
năng sống của mỗi học sinh sau khi lĩnh hội kiến thức, cái khoảnh khắc, cái tồn tại
đang diễn ra hoặc đã diễn ra, giúp các em có được bản lĩnh để trải nghiệm, để thực
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
3
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
hiện sao cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Kết quả không chỉ có công
thức hay những bài vẽ mà thể hiện được suy nghĩ riêng, tìm tòi và thể hiện bằng
cảm xúc và thích thú của chính các em. Vì vậy, dạy học mĩ thuật không nhằm đào
tạo các em trở thành hoạ sĩ, mà giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều
kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, biết
vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc cụ thể trong
tương lai. Nghệ thuật không chỉ nhận thức thế giới mà còn góp phần tái tạo và cải
tạo thế giới, bằng những bức tranh, những pho tượng đẹp đẽ và sinh động, gây
được sự thích thú cho người xem, giúp người xem nhận thức được cái đẹp, cái tốt,
cái có ích khác với cái xấu, cái ác… như Samuel Simles đã nói “Gieo suy nghĩ gặt
hành động; Gieo hành động gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo
tính cách gặt số phận”.Từ đó con người có suy nghĩ, hành động đúng, phù hợp với
xã hội, với thời đại.
Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của
Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013,
trong đó nội dung: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của
học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ Thuật góp phần thay đổi suy nghĩ, thói
quen, hành vi không tốt, chọn thói quen hành vi tốt, nhằm hình thành ở các em
phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát
triển ngày càng cao.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã
hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những
kĩ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực,
vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời
tự tin hơn.
Chính vì thế việc định hướng cho các em nhận biết việc làm tốt, để hướng
dẫn cho học sinh vẽ được một bài vẽ sẽ làm sâu sắc chủ đề, tạo nên dư âm, dư vị
cho bức tranh đó là yếu tố cần thiết, giúp các em luôn xây dựng môi trường văn
hóa mà ở đó mỗi người học biết cách tôn trọng những giá trị chung, góp phần xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là lí do tôi chọn đề tài và chia
sẻ kinh nghiệm cùng với mọi người.
II.2. Thực trạng
Tổng số học sinh toàn trường: 685 học sinh, trong đó: Nữ 312; dân tộc 31,
nữ dân tộc 10. Học sinh khối 5: 143 em, định biên thành 5 lớp (trong đó: Lớp 5A:
29 em; lớp 5B: 25 em; lớp 5C: 31 em; lớp 5D: 32em; lớp 5E: 26 em.
a) Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
Chương trình môn Mĩ thuật ở tiểu học, có cấu trúc đồng tâm, các đơn vị kiến
thức ở các phân môn được lặp lại và nâng cao dần ở mỗi dạng bài của từng lớp và
phát triển đi lên ở các lớp trên, các dạng bài phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp. Nội dung tranh vẽ của các đề tài đề cập đến cuộc sống phong phú
của đời sống hiện thực xung quanh các em, phản ánh trực tiếp các quan hệ đa dạng
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
4
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
trong cuộc sống bao gồm một số đề tài quen thuộc như: “Trường em; Ngày tết, Lễ
hội và Mùa xuân; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; An toàn giao thông; Bảo vệ môi
trường; Vui chơi trong mùa hè;…”. Những nội dung trên, được xâu chuỗi thành
các mảng kiến thức liên quan trong cuộc sống giúp các em dễ hình thành các kĩ
năng thực hành, ứng xử..., thể hiện cái nhìn riêng qua tranh vẽ của mình một cách
cụ thể.
Đa số học sinh là con em đóng trên địa bàn thị trấn, được sự quan tâm của
gia đình đã định hướng, giáo dục, động viên giúp HS tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí
thời gian học tập, vui chơi phù hợp, cũng như sự quan tâm của chính quyền và địa
phương, được sự đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển toàn
diện về mọi mặt của học sinh. Lãnh đạo đơn vị luôn khuyến khích đổi mới phương
pháp dạy học, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục học sinh trong quá trình
giảng dạy. Đối tượng học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, đa số các em nhanh nhẹn, ý
thức học tập và làm bài tốt. Vì thế, giáo viên rất thuận lợi trong việc chú trọng bồi
dưỡng thêm một số kĩ năng giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, trong quá trình
học tập.
*Khó khăn:
- Về phía nhà trường
+ Không có phòng học môn Mĩ thuật riêng, đồ dùng dạy học còn nghèo nàn,
tranh minh họa hỗ trợ cho bài dạy còn thiếu, đặc biệt là một số tranh có nội dung
về phong tục tập quán vùng miền, địa phương.
+ Một số đề tài vẽ tranh chưa phân phối chương trình theo mảng, nên việc
liên kết lồng ghép nội dung giáo dục chưa được liền mạch.
- Về phía giáo viên
+ Chưa được chuyên đề về bồi dưỡng Phương pháp Giáo dục kĩ năng sống
trong các môn học cho học sinh.
+ Mất nhiều thời gian, kinh phí để sưu tầm tranh ảnh và chuẩn bị đồ dùng
dạy học về các đề tài phải đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mĩ, tính khoa học để
trong quá trình gợi ý, hướng dẫn cho học sinh lựa chọn được nội dung vẽ làm sao
cho thật phù hợp với khả năng và không bị lạc nội dung đề tài của bài học.
+ Dự kiến các tình huống xử lí nội dung liên quan trong tiết học, hoặc tình
huống đột ngột xảy ra trong quá trình giảng dạy của giáo viên chưa chu đáo, thiếu
khoa học nên gây nhàm chán cho học sinh và hiệu quả tiết học chưa cao.
- Về phía học sinh
+ Xu thế hiện nay, phần lớn các em thuộc gia đình ít con, được chăm sóc
chu đáo, ít phải tham gia các hoạt động tập thể, công việc nhỏ trong gia đình, vì thế
việc tái hiện lại những việc làm có thật trong cuộc sống hàng ngày chưa thật cụ thể,
chưa sinh động, nên nội dung trong một bài vẽ còn ở mức sơ sài, không đầu tư về
nội dung và cả hình thức, chỉ có một số học sinh tham gia học tập, chú ý về hình
tượng, bố cục, màu sắc, đường nét.
+ Vốn về các hình ảnh, màu sắc còn nghèo nên chất lượng bài vẽ chưa cao:
nội dung sơ sài, bố cục lỏng lẻo, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ
hoặc sao chép một cách máy móc, rập khuôn theo các bài vẽ mẫu và chưa có cảm
xúc khi vẽ tranh.
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
5
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
b) Thành công, hạn chế
* Thành công: Đa số học sinh đã chọn được nội dung phù hợp với khả năng,
phù hợp với đề tài; nắm được cách vẽ hình và vẽ màu, tạo cho bức tranh đẹp hài
hòa, rõ trọng tâm, còn thể hiện được cảm xúc của người học qua bài vẽ. Đồng thời
thông qua nội dung tranh các em tuyên truyền đến người xem tranh biết được hành
vi tốt của mình với việc làm cụ thể nào đó, cũng như kêu gọi mọi người cùng nhau
thực hiện tốt nếp sống văn hóa, để xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Tạo được sự thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa
giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hội cho mọi đối
tượng học sinh cùng tham gia
* Hạn chế: Đối với những em còn hạn chế về năng khiếu thì khả năng thể
hiện nội dung đề tài chưa thật hài hòa về hình và về màu, cách vẽ hình cũng chưa
thật linh hoạt.
c) Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh: Chất lượng bài vẽ của học sinh được nâng lên, cách thể hiện
nội dung mang tính giáo dục cao, bố cục, màu sắc chặt chẽ hơn, sinh động, ngộ
nghĩnh, tự nhiên, lôi cuốn được người xem, không còn rập khuôn, sao chép.
* Mặt yếu: Vì vốn hình ảnh và trải nghiệm trong thực tế còn ít nên khi vẽ
hình của một số em còn sơ sài, nội dung chưa sinh động.
d) Nguyên nhân
Với sự nhiệt tình nghiên cứu, tìm tòi kết hợp với quá trình trải nghiệm của
giáo viên và sự tiếp thu nhạy bén của học sinh đã rút ra được những biện pháp, giải
pháp cho việc thực hiện đề tài này.
Bên cạnh thành công trên, nguyên nhân dẫn đến một vài hạn chế, yếu kém
khi thực hiện đề tài này là vì:
+ Số học sinh có sở thích vẽ tranh chưa đồng đều, vốn hiểu biết về hình ảnh
của các em còn ít, khả năng vận dụng các yêu cầu, các hoạt động … còn chưa
nhanh nhẹn.
+ Một số học sinh chưa biết liên tưởng các hình ảnh xung quanh liên quan
đến nội dung đề tài để vẽ thành một bức tranh.
e) Phân tích và đánh giá những vấn đề của thực trạng
Là một giáo viên Tiểu học trực tiếp dạy môn Mĩ thuật, tôi cảm nhận được cái
khó trong việc tự trang bị kiến thức và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh thông qua vẽ tranh cho học sinh. Thực tế, một số học sinh chưa được trải
nghiệm trong các việc làm hàng ngày tự phục vụ cho cá nhân cũng như giúp đỡ
cha mẹ và ông bà..., bên cạnh đó còn có nhiều phương tiện giải trí, nên chưa dành
thời gian cho môn Mĩ thuật, còn e ngại trong cách thể hiện nội dung.
Hơn nữa, vẽ tranh mang tính chất người thực việc thực hoặc chứng kiến, hay
tái tạo lại các hoạt động của kí ức, khoảnh khắc đã diễn ra và ghép lại thành một
bức tranh thì rất khó đối với học sinh tiểu học, không đơn giản là vẽ được các hình
ảnh, vẽ được màu, mà qua các hình ảnh, màu sắc của tranh “nói” lên được điều gì
để người xem cảm nhận, bày tỏ thái độ: yêu, ghét, vui, buồn...và suy nghĩ, hành
động theo cảm nhận của mình.
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
6
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
Qua môn Mĩ thuật, còn phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc
thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản về vẽ
tranh, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Học sinh sẽ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên
nhiên, cuộc sống xung quanh và tác phẩm mĩ thuật thông qua ngôn ngữ của hội họa
là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc
của mình về thế giới xung quanh.
Mặt khác, hiện nay nhu cầu tiến tới cái đẹp ngày càng cao, các em biết nhận
xét, bình chọn những tiêu chí cho cái đẹp, thế nào là đẹp phù hợp với cá nhân...
Chính vì thế, môn Mĩ thuật là môn hỗ trợ cho nhu cầu tất yếu của các em trong
cuộc sống, từ đây khơi gợi cho các em những lựa chọn đúng trong học tập và thực
tế trong sinh hoạt hàng ngày, cho mai sau.
Từ những thực trạng trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật của bản thân, đã thực hiện trong thời gian
qua, phần nào đó đã cải thiện được chất lượng học tập của môn học này.
II.3. Giải pháp biện pháp
a) Mục tiêu của giải pháp thực hiện
Nhằm giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống qua các bài học của
môn Mĩ thuật, xây dựng những thói quen và những hành vi lành mạnh, tích cực, từ
đó các em thể hiện nội dung việc làm qua hoạt động vẽ tranh.
Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương, quý trọng ..., với mọi người, sử dụng
ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khả
năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo cho
học sinh…
Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm, quan sát để ý đến các hoạt
động đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày của các em, quan tâm đến những
phong tục tập quán của quê hương, đất nước con người Việt Nam chúng ta...
Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về vẽ tranh.
Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học
sinh.
b) Nội dung thực hiện các biện pháp
b.1) Hình thành cho học sinh kĩ năng nhận thức
Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để
con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có
thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người
mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả
năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá
không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại
trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản
thân, cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với mọi người.
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hàng ngày luôn diễn ra nhiều hoạt
động, những hoạt động này được lặp đi lặp lại thường xuyên, đi vào trí nhớ của
con người một cách vô thức nếu ta không để ý đến nó như các hoạt động vui chơi,
học tập, lao động, giải trí... Đề tài vẽ tranh cũng rất phong phú và đa dạng, xảy ra
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
7
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
thường ngày trong cuộc sống, ta quy nó về thành một đề tài lớn để vẽ thành tranh
như “Đề tài An toàn giao thông; đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân; đề tài gần
gũi với học sinh là đề tài Trường em; đề tài Sinh hoạt (học tập, lao động)... những
đề tài này bắt buộc học sinh phải quan sát, ghi nhớ hình ảnh xung quanh một cách
chọn lọc để thể hiện thành một bức tranh, phản ánh lại thực tế xung quanh, thể hiện
được cảm xúc của cá nhân về cái nhìn thu nhỏ riêng trong cuộc sống.
Mỗi một đề tài chứa đựng nhiều nội dung riêng, thông qua cái nhìn của mỗi
học sinh, khi quan sát nội dung tranh ta kiểm tra được khả năng, cảm xúc của từng
em rõ rệt, thể hiện phản ứng đồng tình hay không đồng tình với nội dung của tranh,
với việc làm hay hành động không phù hợp vớ sự phát triển của quy luật. Qua đó,
các em hiểu được nội dung cần thiết khi vẽ tranh như thế nào, khiến người xem
tranh sẽ nhận được một thông điệp cụ thể nào đó, có được thiện cảm thực sự. Vì
thế, cần phải có các yếu tố sau:
Nội dung có hình tượng mang tính tích cực và tiêu cực.
Tạo được tính giáo dục và sự mới mẻ về hình ảnh, bố cục, màu sắc, đường
nét.., trong từng bài vẽ, lí thú hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh và hứng thú của người
xem.
Tôi xác định giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở phần quan sát chọn nội
dung này, muốn có được sự lựa chọn đúng đắn thì cần phải làm gì? Bắt buộc tôi
phải đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của các em,
độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề. Vì nếu không có tính chất
kịch tính thì các em không thể tập trung học tập, không thể hiểu biết, không cải tạo
được tự nhiên, xã hội và rèn luyện bản thân. Đồng thời, thúc đẩy các em tự rèn
luyện học tập, nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, đưa ra những
nhận xét đúng đắn của cá nhân về một sự việc nào đó.
Ví dụ: Vẽ tranh đề tài Bảo vệ Môi trường
Giới thiệu một số ảnh chụp
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Dùng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng nội dung để học sinh cùng tham gia
nhận biết về những việc làm đúng, chưa đúng của mọi người trên ảnh, đâu là môi
trường trong sạch, đâu là môi trường bị ô nhiễm... Từ đó các em đưa ra đánh giá
nhận xét riêng của bản thân và nêu được những việc làm thiết thực để bảo vệ môi
trường.
Chú trọng vào ảnh 2, 4 để học sinh nhận biết việc làm của các bạn như thế
nào? mục đích là để lôi cuốn học sinh vào việc tham gia bảo vệ môi trường, “Tuổi
nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” mà Bác Hồ đã dạy. Vậy, em đã làm
những việc gì để môi trường luôn sạch đẹp? Chính lúc này bắt buộc các em phải
hình dung, tái hiện lại và nêu các việc làm để bảo vệ môi trường xung quanh ta
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
8
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
như: quét lớp, quét nhà, nhặt rác, lau bàn ghế, bỏ rác đúng nơi quy định, tưới
cây...Giúp các em luôn tin tưởng các việc làm trên, tuy những việc làm nhỏ thôi
nhưng được các em lặp đi lặp lại hàng ngày thì nó sẽ trở thành thói quen bảo vệ
môi trường ngày một tốt đẹp hơn. Khuyến khích học sinh luôn luôn thực hiện
những việc làm bảo vệ môi trường trên thường xuyên để môi trường ngày càng trở
nên xanh- sạch- đẹp hơn.
Giúp các em ghi nhớ hơn việc bảo vệ môi trường bằng một câu chuyện: Ở
nước Đan Mạch, có một cậu bé tên là Peter, cậu bé rất thích ăn kẹo. Một hôm Peter
đi chơi xa bằng phương tiện là xe buýt, Peter lấy kẹo ra ăn và tìm chỗ vứt vỏ kẹo
nhưng tìm mãi cậu ta không thấy, sau đó Peter cất ngay vỏ kẹo vào túi áo. Đi cùng
trên xe có một cụ già nhìn thấy và hỏi Peter: “Sao cháu lại cất vào túi áo?” Peter
đáp lại bà cụ: “Dạ cháu để đến khi xuống trạm có thùng rác gần đấy cháu bỏ vỏ
kẹo vào cho sạch ạ”.
Giớ thiệu thêm về cách phân loại rác của người Nhật: Họ chia thành các loại
rác như sau: rau, củ quả...; bao, bì bóng; cao su; nhựa; thủy tinh; giấy. Rác làm
phân vi sinh là loại tự phân hủy được; có loại tái chế sử dụng lại.
Vậy, các em thấy bạn Peter là người như thế nào? Các em có làm được như
bạn Peter và người Nhật không?.
Giáo viên đúc kết lại ý nghĩa sâu xa của câu chuyện và giáo dục các em luôn
thực hiện việc làm tốt và tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ môi
trường...
Đối với việc chấp hành đúng luật An toàn giao thông hiện nay đang là vấn
đề được mọi người quan tâm, vậy ý thức và trách nhiệm của mỗi công dân Việt
nam chúng ta phải như thế nào. Qua bài dạy Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông
(ATGT) bản thân thực hiện như sau;
Giới thiệu tranh để học sinh nhận biết về việc tham gia giao thông hiện nay
của mọi người như thế nào.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
9
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
Em hãy nêu nhận xét của mình về việc thực hiện đúng luật An toàn giao
thông đường bộ của mọi người trong các tranh trên. Học sinh sẽ nhận biết được
tranh nào vẽ mọi người tham gia đúng luật An toàn giao thông.
Giáo viên giới thiệu thêm bảng nội dung một số hành vi được coi là hành vi
“có văn hóa” để học sinh cùng lựa chọn và điền từ thích hợp với từng ý dưới đậy:
Các từ: Chạy; dừng; sự cố; hiệu; trật tự; vệ sinh; người già; đội nón;
nhường nhịn.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
NỘI DUNG
...........đúng tốc độ quy định.
Đi đúng đường,........ đúng vạch.
....................... người khác.
Giúp đỡ.................., trẻ em qua đường.
Ý thức giữ.................... đường phố.
Giúp đỡ người gặp................., bị nạn.
Tôn trọng tín........ giao thông.
Tham gia giữ................... an toàn giao thông.
...................bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Sau khi học sinh điền hoàn chỉnh, giáo viên cùng học sinh tham gia nhận
xét, chỉnh sửa để nội dung hoàn chỉnh như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
NỘI DUNG
Chạy đúng tốc độ quy định.
Đi đúng đường, dừng đúng vạch.
Nhường nhịn người khác.
Giúp đỡ người già, trẻ em qua đường.
Ý thức giữ vệ sinh đường phố.
Giúp đỡ người gặp sự cố, bị nạn.
Tôn trọng tín hiệu giao thông.
Tham gia giữ trật tự an toàn giao thông.
Đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Kết luận: Những hành vi trên thể hiện văn hóa của người tham gia giao
thông, vì vậy mỗi học sinh cần tuân thủ, thực hiện tốt những hành vi đúng này.
Các em thân mến!
Ý thức vì sự an toàn của bản thân và của mọi người là nghĩa vụ, trách nhiệm
của tất cả mọi người trong cộng đồng. Mỗi học sinh hãy hưởng ứng bằng việc chấp
hành tốt luật giao thông. Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật, không cỏ vũ cho
những hoạt động trái pháp luật như đua xe, đánh võng, lạng lách... gây nguy hiểm
cho bản thân và người đi đường. Thể hiện nét văn hóa khi tham gia giao thông như
đi đúng phần đường, dừng đúng vạch, không dàn hàng ngang, không ồn ào gây mất
trật tự khi tham gia giao thông, không khạc nhổ bừa bãi... Hỗ trợ những người bị
nạn khi lưu thông là nét đẹp mà mỗi người cần thực hiện...
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
10
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
Cách thực hiện này, giúp học sinh tái hiện lại nhiều hơn các hình ảnh tiêu
biểu của đề tài, đồng thời cũng nhớ lâu hơn các hình ảnh từ thực tế của cuộc sống,
từ đó chọn lọc, đưa vào trong tranh vẽ một cách phù hợp với nội dung của bài học.
Duy trì nếp văn hóa truyền thống người Việt là nhiệm vụ của tất cả công dân
Việt Nam, cứ hàng năm vào dịp tết Nguyên Đán mọi người đều tập trung về nhà.
Vậy, dịp tết chúng ta thường làm gì? và các em thường đi đâu?. Lúc này học sinh
sẽ tái hiện lại hình ảnh đẹp về ngày Tết mà các em đã chứng kiến, đã trải qua. Các
em sẽ lựa chọn được nội dung để vẽ tranh về Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, nêu
được lí do chọn vẽ nội dung ấy.
Kết luận: Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, và là
ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và
quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc
sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo
chu kỳ vận hành của vũ trụ. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng
xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ,
tri ân ông bà tổ tiên. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết,
Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn
ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết,
được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một
thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp
yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Theo quan niệm truyền thống của
người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng
làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình
thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa... Đó cũng là nét
đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát huy.
b.2) Hình thành cho học sinh kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Để hình thành cho các em kĩ năng này chúng ta phải tổ chức cho các em
được làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm cụ thể cho nhóm
trưởng và các thành viên làm việc thông qua phiếu câu hỏi cụ thể, mục đích để phát
hiện ra ai là người điều hành, quản lí nhóm của mình thực hiện tốt hoạt động học
này.
Ví dụ: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Bác Hồ đi công tác. Qua thời gian
thảo luận làm việc theo nhóm nhỏ, chúng ta sẽ nhận thấy nhóm nào làm việc hiệu
quả như (nhóm trưởng phân công các câu hỏi cho từng thành viên, sau đó mỗi
thành viên cùng tham gia trao đổi ý kiến với nhóm về nội dung của bức tranh, nếu
các thành viên thấy phù hợp thì tiếp tục chuyển lần lượt từng câu hỏi cho đến hết.
Nhóm trưởng vừa điều hành, vừa theo dõi, nhận xét các thành viên có tham gia
thảo luận tích cực, có hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm giao cho hay không). Trong
quá trình làm việc theo nhóm sẽ thấy hết được ý thức tự giác tham gia học tập của
từng em và nhận thấy được trách nhiệm lớn của nhóm trưởng, từ đó dần hình thành
cho học sinh được kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm của cá nhân
trước tập thể.
Khi hết một thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận trước lớp, lúc
này các nhóm sẽ nhận xét được sự hợp tác và tập trung cùng nhau làm việc của
nhóm nào cao nhất, từ đó nhóm làm việc hiệu quả chia sẽ cách làm việc cho cả lớp
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
11
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
cùng tham khảo. Nhóm làm việc hiệu quả vì có sự điều hành tốt của trưởng nhóm,
có sự tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhóm hoàn thành nhanh nhất chia sẻ việc thực hiện thảo luận của nhóm
trước lớp, có như vậy các nhóm tự rút kinh nghiệm và thực hiện tốt cho lần sau, chỉ
việc làm nhỏ này thôi nhưng nó đã thúc đẩy các em nhiều trong quá trình tham gia
hợp tác cùng làm việc và nhận thức được trách nhiệm của cá nhân trước tập thể
“Một người vì mọi người”. Giúp các em sẻ thấy được sức mạnh của sự đoàn kết,
hợp tác cùng nhau làm việc, như câu nói của Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Không chỉ có trách nhiệm
trong học tập mà ở mọi công việc, mọi hành động của bản thân.
Kết luận: Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin,
chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.
Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được một
không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt
được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho
mỗi thành viên.
b.3) Hình thành cho học sinh kĩ năng thể hiện sự tự tin
Khi tiến hành một bài vẽ nào đó đa số các em rất e ngại với nét vẽ để tạo
hình của mình, lo lắng với nội dung đề tài, nên khi vẽ các em hay đồ nét, làm cho
nét vẽ không đẹp, không tạo được lúc dày lúc mỏng của nét, tẩy xóa bài và vẽ đi vẽ
lại, có khi rách cả giấy. Lúc này các em cần có sự hỗ trợ kịp thời của giáo viên, lúc
này giáo viên đưa một tình huống đề học sinh cùng nhau giải quyết như sau:
Giới thiệu một mẩu chuyện nhỏ: Có hai bạn Hùng và bạn An nhà ở gần
nhau, hàng ngày đi học từ nhà đến trường bạn Hùng đi một mạch, còn bạn An lại
không đi như bạn Hùng mà cứ đi ba bước rồi lùi lại một bước.
Qua mẩu chuyện học sinh chắc chắn sẽ biết được giá trị về cách đi học từ
bạn Hùng. Cách đi học của bạn An không hay mà còn mất nhiều thời gian, cho nên
chúng ta cần tập trung khi đi, “đi đến nơi về đến chốn”. Kiểu đi của An giống như
cách vẽ đè nét, vừa không đẹp lại mất thời gian, ta không lặp lại cách vẽ này.
Kết luận: Các em hãy tự tin với nét vẽ ngộ nghĩnh, hồn nhiên của mình, mỗi
người có một nét vẽ riêng, không ai giống ai, nên khi vẽ bài các em không nên
ngần ngại mà mạnh dạn thể hiện nét vẽ của mình một cách nhanh nhẹn, tự tin.
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có
thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có
nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết
vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và
lạc quan trong cuộc sống.
Bài vẽ nét của học sinh
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
12
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
Vẽ đè nét
Vẽ nét liền mạch
Thông qua bài vẽ tranh Đề tài Ước mơ hình thành cho các em luôn có niềm
tin vào ước mơ và biến ước mơ trở thành hiện thực.
Giới thiệu tranh để học sinh nhận biết về các ước mơ tốt đẹp trong tương lai.
Mỗi người đều ít nhiều có những ước mơ, có bạn ước mơ trở thành một phi
hành gia, có bạn ước muốn trở thành ca sĩ, nhưng cũng có bạn chỉ có ước mơ nho
nhỏ và đơn giản thành cô giáo trường làng. Mỗi ước mơ đều đáng quý, đáng trân
trọng. Nó là nguồn động lực để ta phấn đấu, học tập rèn luyện. Tuy nhiên, sẽ là
tuyệt vời hơn nếu những ước mơ được hành động để biến thành hiện thực trong
cuộc sống.
Cho học sinh nêu ước mơ trước lớp và thể hiện nội dung qua tranh, sau đó
cùng nhận xét về ước mơ, cách thể hiện nội dung trong tranh của cả lớp.
Kết luận: Mỗi người đều có những ước mơ khát vọng trong đời. Ước mơ là
động lực để ta vươn tới, nó rất quan trọng với mọi người. Tuy nhiên ước mơ chỉ có
thực hiện được nếu nó có tính thực tiễn, không viễn vông. Vì vậy mỗi người cần
xác định cho mình ước mơ thực tế.
Để biến ước mơ thành hiện thực, mỗi người cần có mục tiêu, kế hoạch thực
hiện. Mỗi chúng ta có hành động thiết thực và cụ thể như trau dồi kiến thức, trang
bị thêm những kĩ năng cần thiết, và quan trọng hơn là có khát vọng, kiên trì và đeo
đuổi khát vọng hiện thực ước mơ đó. Chúc các em thực hiện được ước mơ của
mình.
b.4) Rèn thói quen giữ gìn, bảo quản vật dụng cá nhân
Ý thức bảo quản vật dụng cá nhân không chỉ có ích cho bản thân mà còn ích
lợi cho gia đình. Học sinh biết bảo quản vật dụng cá nhân là điều cần thiết cho
cuộc sống.
Thói quen bảo quản, giữ gìn vật dụng cá nhân có những lợi ích gì? Làm thế
nào rèn thói quen giữ gìn, bảo quản vật dụng cá nhân?
Khi kiểm tra sự chuẩn bị và bảo quản đồ dùng học tập của học sinh, giáo
viên nêu vấn đề qua tình huống sau:
Quang là một học sinh lớp 5, có học lực khá. Tuy nhiên, Quang có một thói
quen không tốt là làm đâu bỏ đó.
Sáng nay, Quang ngủ dậy trễ, nhìn đồng hồ đã gần đến giờ vào học. Quang
vội vàng vệ sinh và lấy tập vở đi học. Nhưng tìm mãi Quang không thấy quyển bài
tập toán. Quang cố nhớ nhưng vẫn không nhớ ra đã bỏ nó ở đâu. Sau một lúc tìm
không ra, Quang chuyển sang nghi vấn cậu em trai của Quang đã lấy nó ra nghịch
và vẽ bậy. Thấy Tiến em trai của Quang đang chơi ngoài sân, Quang gặng hỏi,
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
13
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
nhưng Tiến trả lời không biết. Bực tức vì tìm không thấy và lại sắp đến giờ đóng
cổng trường, nên Quang quát mắng em Tiến, và cho rằng đã lấy nó... Sau một lúc
lâu tìm kiếm, Quang phát hiện nó đang nằm dưới gầm giường và bị gặm nát. Thì
ra, tối hôm qua trước khi Quang vừa học vừa ăn và thay vì tìm cách bỏ phần thừa
vào sọt rác, Quang tiện tay lấy vở toán lót phàn thức ăn thừa. Vì thế đêm đó, chú
chó sau khi ăn phần thức ăn thừa, thấy ngon nên đã công cả quyển tập vào gầm
giường và tiếp tục gặm.
Đặt câu hỏi mời vài em trả lời:
- Nguyên nhân nào khiến Quang bị thất lạc tập?
- Sự việc trên đã gây cho Quang những rắc rối nào?
- Quang đã rút ra bài học gì qua sự việc trên, và cách nào để bảo quản tốt
những vật dụng cá nhân?
Từ đây giúp học sinh rút ra kết luận:
Thói quen làm đâu bỏ đó dẫn đến sự thất lạc những đồ dùng cá nhân, khi ta
cần dùng sẽ mất nhiều thời gian để tìm kiếm, nếu tìm không thấy còn gây nên
những khó chịu và không thực hiện được công việc...Do vậy, việc rèn thói quen
bảo quản, giữ gìn vật dụng cá nhân (tập vở, bút, màu, quần áo, mũ nón, cặp sách...)
sẽ giúp ích ta có thói quen ngăn nắp, trật tự, tránh được những rắc rối do thất lạc,
không tốn tiền cho việc mua sắm thêm.
Các vật dụng cá nhân đều phải mua bằng tiền của cha mẹ, việc bảo quản, giữ
gìn vật dụng tốt sẽ giúp tiết kiệm cho gia đình. Ngoài ra, còn kéo dài tuổi thọ cho
vật dụng, còn rèn luyện nếp sống chừng mực, kỷ luật, không sử dụng, tiêu xài
hoang phí.
b.5) Cho học sinh nắm vững kiến thức về các bước vẽ tranh.
Khi các em nắm bắt được đề tài, yêu cầu của bài tập, kết hợp chọn nội dung
phù hợp với khả năng, học sinh sẽ dễ dàng phác thảo cho riêng mình một bố cục có
nội dung phản ánh được hiện thực trong cuộc sống. Bố cục ấy có đẹp, có hồn, có
hài hòa,... hay không là còn phụ thuộc nhiều về cách vẽ hình, sắp xếp bố cục. Việc
làm này quyết định một nửa sự thành công trong thể hiện bài vẽ của học sinh, đây
cũng là yếu tố quan trọng của bài tập, thì dẫn đến học sinh mới có hứng thú cho
phần thực hành tiếp theo để bài tập hoàn chỉnh. Tôi xác định các bước cần thiết khi
hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài như sau:
Bước 1: Lựa chọn nội dung
Nhằm phát triển trí nhớ, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc
thẩm mĩ cho học sinh, có khả năng thể hiện nhận thức và cảm xúc của mình về thế
giới xung quanh, lựa chọn nội dung điển hình thể hiện nội dung đề tài.
Bước 2: Phác mảng chính, mảng phụ
Người vẽ tự do sáng tạo theo tâm tư, tình cảm của mình trên cơ sở hình
tượng thế giới xung quanh đã được ghi nhận và hình thành trong quá trình quan sát
thực tế. Phác hình dựa trên một số bố cục như: bố cục hình tam giác hay còn gọi là
hình tháp, bố cục hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Mỗi dạng bố cục có ý nghĩa
khác nhau.
- Bố cục hình tháp tạo cảm giác vững chắc, khỏe khoắn.
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
14
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
- Bố cục hình tròn tạo cảm giác tuần hoàn, chuyển động, mềm mại.
- Bố cục hình vuông, chữ nhật tạo cảm giác vững vàng, chặt chẽ…
Bước 3: Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ vào trong mảng chính, mảng phụ.
Vẽ tranh không phải là vẽ tất cả những gì sẵn có, những gì nhìn thấy mà cần
biết vẽ những gì trọng tâm để có một bức tranh đẹp, tạo cho người xem cảm nhận
được cảm xúc. Đối với các em kiến thức tích lũy về thế giới xung quanh còn hạn
chế, việc lựa chọn và thể hiện hình tượng chỉ ở mức khái quát hóa, các em vẽ
những gì mình chứng kiến, tưởng tượng ra…Khi hướng dẫn học sinh lựa chọn hình
tượng, tôi vẽ ra khung cảnh bằng lời trước mắt để các em xác định hình tượng cho
bài vẽ của mình.
Ví dụ: Vẽ tranh “Đi bộ qua đường” gửi thông điệp chấp hành tốt luật ATGT
có “văn hóa giao thông”.
Bước 4: Hoàn chỉnh, vẽ màu
Trên cơ sở phác hình, hướng dẫn học sinh xác định các mảng đậm nhạt trên
toàn bộ bức tranh sao cho thể hiện được trọng tâm của bố cục, nhằm thu hút người
xem. Các mảng đậm nhạt thường được sắp xếp xen kẽ, tạo được không gian, cân
bằng và thuận mắt. Các màu tươi đẹp thường được đặt ở mảng chính, các mảng
phụ nhạt và ít màu hơn. Màu nóng, lạnh cần phải có sự chuyển hóa nhịp nhàng tạo
sự cân bằng cho bố cục, lưu ý để các em nắm rõ: Khi vẽ màu nhìn toàn bộ tranh để
điều chỉnh màu sao cho hợp lí, không vẽ màu độc lập một mảng, một khu vực của
tranh, quá tương phản, đối chọi nhau hay đồng đều về sắc độ. Màu sắc phải phù
hợp với nội dung đề tài của bức tranh, tươi sáng, hài hòa…
Màu đồng đều về sắc độ
Màu rõ đậm nhạt, hài hòa
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
15
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
b.6) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Để kiểm tra học sinh nắm bắt kiến thức qua quá trình nhận biết cách vẽ
tranh, phải tiến hành trải nghiệm, để biết học sinh thể hiện khả năng đến đâu, như
thế nào, bởi lẽ “Học đi đôi với hành”, học phải thực hành, nếu học mà không thực
hành cũng chỉ là lí thuyết suông, không có tác dụng giáo dục toàn diện cho học
sinh.
Khi làm bài tập, học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hiện một nhiệm
vụ nào đó theo yêu cầu đặt ra. Trong lúc làm bài, học sinh phải suy nghĩ, nhớ lại,
đồng thời có những sáng kiến của riêng mình trong cách giải quyết vấn đề cần
thiết. Đối với môn Mĩ thuật, lúc làm bài là lúc đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến
thức. Vì kiến thức ở môn này thường lặp đi lặp lại, cách làm bài cũng chung chung.
Bài vẽ đẹp là bài có cái mới lạ ở bố cục, ở hình tượng, hay ở màu sắc. Do vậy, tôi
nhận thấy khi học sinh làm bài thì vai trò và sự quan tâm của giáo viên là rất quan
trọng. Qua đó: Thấy được kết quả giảng dạy của mình (thể hiện ở mức độ lĩnh hội
kiến thức của học sinh). Quán xuyến chung để tìm ra cách bổ sung kịp thời những
tri thức cần thiết cho các em. Động viên, khích lệ và giúp đỡ học sinh làm bài.
Giúp đỡ học sinh cá biệt: Với từng bài, từng đối tượng học sinh để có cách hướng
dẫn riêng, có trọng tâm riêng cho phù hợp, ví dụ: sắp xếp hình vẽ; cách vẽ hình;
cách vẽ màu, về đậm nhạt; ý tưởng sáng tạo.
Đối với một số học sinh còn lúng túng trong quá trình thể hiện nội dung, tôi
gợi ý để các em tìm ra cách giải quyết, có đối tượng tôi vừa nêu yêu cầu, vừa động
viên để các em suy nghĩ, tìm tòi thêm, đôi khi cho các em vẽ lại để có bài vẽ đẹp
hơn. Những câu hỏi gợi ý có tính chất “nghi vấn” có tác dụng tích cực đến sự suy
nghĩ và sáng tạo của học sinh, ví dụ: những hình này đã đúng, đã đẹp chưa, dùng
màu nào sẽ đẹp hơn, em có thích tranh của mình đẹp hơn không, em có thể vẽ khác
được không?...
Dựa vào thực tế của giờ học, tôi còn kể cho học sinh nghe về một câu
chuyện nào đó có liên quan đến bài vẽ, nhằm khích lệ động viên các em vẽ tốt hơn.
Với sự giúp đỡ, động viên kịp thời của tôi, học sinh sẽ tự nhận ra cái đẹp, cái
chưa đẹp ngay trên hiện trạng bài vẽ của mình. Như vậy, dạy và học ngay trên bài
vẽ của học sinh là cách dạy - học mĩ thuật tốt nhất, lúc này tôi là người giúp các em
vừa củng cố kiến thức cũ, bổ sung kiến thức mới, đồng thời người học tự học và
rút kinh nghiệm trên bài vẽ cụ thể của bản thân mỗi học sinh, điều này giúp các em
nhanh chóng tiếp thu bài hơn, dẫn đến giờ học mĩ thuật thường thoải mái và vui
hơn các giờ học khác. Học sinh có thể hỏi, bàn luận, hay đi lại quan sát bài của
nhau. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên cởi mở, gần gũi, không có sự
căng thẳng. Học sinh có thể hỏi và xin ý kiến nhận xét của giáo viên khi cần thiết.
b.7) Đánh giá nhận xét kết quả học tập của học sinh
Đánh giá kết quả chính là kiểm tra lại khả năng lĩnh hội kiến thức của học
sinh: Hiểu biết, cảm thụ ở từng đơn vị kiến thức.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp tôi nhìn nhận lại những công việc
như: Đề ra mục đích yêu cầu, chuẩn bị đồ dùng dạy học, khai thác nội dung bài,
vận dụng phương pháp giảng dạy…
Đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi dựa vào mục tiêu của bài học, dựa
vào sự tiến bộ của học sinh, chú ý đến việc giáo dục thẩm mĩ cho các em, biết kết
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
16
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
hợp hài hòa giữa phần nổi (kết quả của bài tập) và phần chìm (hiểu biết về cái đẹp,
sự vận dụng vào trong học tập, sinh hoạt hằng ngày).
Nội dung đánh giá ở môn Mĩ thuật luôn hướng đến cái đẹp và sự sáng tạo.
Tuy nhiên, tôi đánh giá kết quả theo từng thời điểm (đầu năm, giữa năm, cuối năm)
của phân môn, từng đối tượng học sinh. Cụ thể như sau: Nhận xét về nội dung;
hình vẽ; bố cục; màu sắc...
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hình thức sau:
- Đặt câu hỏi để kiểm tra: Các câu hỏi thường được đưa ra trong giờ học lí
thuyết, vào lúc học sinh làm bài thực hành. Các câu hỏi có tính chất gợi ý để học
sinh suy nghĩ, trả lời.
- Các bài tập ở lớp: Các bài tập phản ánh sự nhận thức của học sinh về lí
thuyết một cách rỏ ràng nhất, nhanh nhất. Qua đó đánh giá được khả năng suy nghĩ
và sáng tạo của học sinh.
- Cho học sinh nhận xét theo nhóm, tổ, bình chọn bài vẽ đẹp lên trình bày
trên bảng lớp, cả lớp đánh giá theo yêu cầu của tôi và xếp loại riêng từng bài theo
cảm nhận riêng. Cuối cùng tôi chốt ý, nhận xét, tuyên dương kịp thời đối với từng
bài.
c) Điều kiện để thực hiện biện pháp và giải pháp
Để thực hiện thành công các giải pháp, biện pháp cho đề tài này, giáo viên
cần đảm bảo những điều kiện sau: Yêu nghề, mến trẻ, nắm vững các yêu cầu, nội
dung của từng dạng bài, dạng đề tài. Nắm được trình độ, năng lực của từng nhóm
đối tượng học sinh.
Thường xuyên vận dụng các giải pháp trên vào trong quá trình giảng dạy để
học sinh đi vào nề nếp, vận dụng phương pháp dạy – học một cách hợp lí, trao đổi
thêm với đồng nghiệp cùng chuyên ngành để rút kinh nghiệm trong quá trình dạy –
học. Đảm bảo về cơ sở vật chất, phòng lớp rộng rãi để tổ chức lớp học theo nhóm
nhỏ thuận tiện hơn.
Khi hướng dẫn phân loại các kiểu, dạng bài, giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ
gãy gọn, đạt tình huống có vấn đề, dễ hiểu và hướng dẫn cụ thể, sát thực với tâm lý
của học sinh để giúp các em hiểu ngay nội dung yêu cầu của từng phần một cách
chắc chắn. Tôn trọng sự lựa chọn nội dung và hình tượng vẽ tranh của học sinh,
tăng cường thúc đẩy tinh thần tích cực tham gia học tập của trẻ, nhằm phát huy khả
năng vận dụng “ngôn ngữ” mĩ thuật tạo hình vào vẽ tranh, từ đó vận dụng vào thực
hành một cách có hiệu quả.
Thường xuyên trao đổi, thảo luận với đồng chí, đồng nghiệp phương pháp
hình thức tổ chức dạy học thông qua các tiết chuyên đề, dự giờ, thao giảng.
d) Mối quan hệ giữa các biện pháp và giải pháp
Nói tóm lại, các giải pháp, biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
được nêu trong đề tài này có mối liên kết, quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp thứ
nhất làm tiền đề cho biện pháp sau; ngược lại các biện pháp sau tạo sự liên kết chặt
chẽ, khăng khít nhằm góp phần hình thành một số kĩ năng cho trẻ. Mỗi giáo viên
cần linh hoạt trong việc vận dụng các giải pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy –
học, thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên để đạt được hiệu quả giáo dục cao
nhất.
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
17
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Kết quả khảo nghiệm:
Qua điều tra thực tế ngay từ đầu năm học và áp dụng các giải pháp, biện
pháp trên tôi thấy học sinh phân biệt được những hành vi tót, chưa tốt, những việc
làm có ích cho xã hội con người được diễn tả qua tranh vẽ một cách rõ rang, thiết
thực, chất lượng vẽ tranh của học sinh đã đạt được những tiến bộ khả quan hơn rất
nhiều so với đầu năm học.
* Giá trị khoa học: Đề tài Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong
môn Mĩ thuật lớp 5 đã giúp chất lượng dạy học môn Mĩ thuật nói chung của khối 5
thuộc đơn vị trường TH Krông Ana được nâng lên rõ rệt. Học sinh tự tin khi thể
hiện được cảm xúc riêng khi vẽ tranh, không những thế các em đã gửi được thông
điệp tuyên truyền đến mọi người về việc làm tốt để xây dựng đất nước ngày một đi
lên. Chất lượng bài vẽ của các em đạt kết quả cao hơn như: lựa chọn hình ảnh phù
hợp với đề tài; thể hiện hình tượng: tươi vui, hồn nhiên, nét vẽ ngộ nghĩnh; màu
sắc hài hòa; bố cục chặt chẽ, thể hiện được cảm xúc, nội dung phản ánh thực tế,
mang tính giáo dục cao,... lôi cuốn được người xem. (có phụ lục kèm theo ở trang
22,23)
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
Kết quả của học sinh lớp 5 qua năm học cụ thể như sau:
Trong nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi đã vận dụng các giải pháp,
biện pháp nói trên vào giảng dạy cho học sinh lớp 5. Tôi nhận thấy rằng:
- Đối với học sinh: Hình thành được một số kĩ năng cơ bản, chất lượng giờ
học đã được nâng cao hơn: Học sinh hứng thú tham gia hoạt động học tập, nhiều
em đã bộc lộ sự đam mê vẽ tranh qua bài thực hành, khả năng quan sát linh hoạt,
nắm được cách vẽ tranh, biết cách sắp xếp bố cục trên khung tranh một cách hợp lí,
thể hiện được “ngôn ngữ” của hội họa vào trong vẽ tranh một cách phù hợp, tạo
cho bức tranh chặt chẽ, logic, hình vẽ đẹp. Nội dung các tranh vẽ thể hiện đúng đề
tài, sinh động, phong phú, đa dạng về hình ảnh, màu sắc, khuyến khích được học
sinh khá – giỏi vẽ tranh có nội dung, hình ảnh đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc cho
người xem.
Một số em tiêu biểu vẽ tranh đẹp thuộc các đề tài khác nhau như em: em Võ
Thị Hồng Hoa – Lớp 5D; em Nguyễn Thị Bảo Ngọc – lớp 5D; em Tạ Thị Thu
Thảo – lớp 5A, em Trần Thị Phương lớp 5A…(có phụ lục kèm theo ở trang 21, 22)
- Đối với bản thân: Được trang bị vốn kiến thức khá vững vàng để dạy các
dạng bài, đề tài, tự tin và làm chủ được tiết dạy.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Nhiệm vụ và mục tiêu của môn Mĩ thuật là giúp các em hiểu, nhận biết về
cái đẹp, từ đó tạo ra cái đẹp và giữ gìn cái đẹp, hướng các em phát triển toàn diện
về nhân cách... Theo tôi việc dạy và học mĩ thuật là giúp các em cảm thụ cái đẹp
chứ không phải là dạy các em kĩ thuật vẽ, làm sao vẽ thật đẹp, trở thành họa sĩ…
Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật chiếm một vị trí quan trọng vì nó
rèn luyện cho các em các kĩ năng sống, xây dựng những thói quen và những hành
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
18
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
vi lành mạnh, tích cực, tích hợp nhiều mảng kiến thức một cách toàn diện nội
dung, về xã hội về vốn sống, vốn hiểu biết của người học, đòi hỏi người dạy phải
hình thành cho người học các kĩ năng vận dụng vào bài học, phải biết vận dụng
biến tấu kiến thức đó thành những kĩ năng, kĩ xảo vào quá trình thực hành sao cho
phù hợp. Để đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
của học sinh, người dạy phải đổi mới phương pháp dạy học thì mới đem lại kết quả
dạy học tốt như mong muốn.
Nhằm giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống qua các bài học của
môn Mĩ thuật, xây dựng những thói quen và những hành vi lành mạnh, tích cực, từ
đó các em thể hiện nội dung việc làm qua hoạt động vẽ tranh.
Nói chung, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học nói
chung và môn Mĩ thuật nói riêng là việc làm cần thiết và quan trọng. Thông qua đó
sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh biết cảm thông, chia sẽ, yêu thương, quý
trọng ..., với mọi người, sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình
khối, ánh sáng màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung
quanh. Qua đó mục tiêu giáo dục thẩm mĩ của chúng ta sẽ đạt được một cách dễ
dàng và hiệu quả hơn, tôi tin chắc rằng môn Mĩ thuật ngày càng trở nên quan trọng
trong sự nghiệp giáo dục thẫm mĩ cho thế hệ mai sau, những chủ nhân tương lai
của đất nước./.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về đề tài Một số kinh nghiệm Giáo
dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5, rất mong được sự góp ý chân thành
của các đồng nghiệp để đề tài này được đầy đủ và hoàn thiện hơn, giúp tôi thực
hiện có hiệu quả hơn nữa trong việc giảng dạy cũng như góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho các em./.
III.2. Kiến nghị
*Lãnh đạo các cấp: Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất;
cung cấp những tài liệu, tranh ảnh, đồ dùng dạy học môn Mĩ thuật đầy đủ hơn.
Phòng GD&ĐT và các trường tổ chức chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống trong
các môn học, để giáo viên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
* Đối với giáo viên: tham gia sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, phối hợp
chặt chẽ giữa các mặt giáo dục để thực hiện tốt kế hoạch dạy – học tại đơn vị.
Buôn Trấp, ngày 6 tháng 03 năm 2015
Người viết
Hồ Thị Kim Oanh
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
19
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
20
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
MỘT SỐ BÀI VẼ CỦA HỌC SINH
Bài vẽ về Đề tài Môi trường
Chúng em dọn vệ sinh sân trường
Nguyễn Thị Bảo Ngọc – Lớp 5D
Chúng em thu gom rác
Tạ Thị Thu Thảo - Lớp 5A
Bài vẽ về Đề tài Ước mơ của em
Chúng em thám hiểm không gian
Đinh Công Huế – Lớp 5D
Em là họa sĩ
Trần Thị Mĩ Linh – Lớp 5C
Bài vẽ về Đề tài Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Tri ân thầy, cô giáo
Võ Nguyễn Hồng Hoa – Lớp 5D
Tặng hoa cho cô giáo
Tạ Thị Thu Thảo – Lớp 5A
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
21
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
Thăm cô giáo cũ
Nguyễn Thị Bảo Ngọc – Lớp 5D
Thăm cô giáo cũ
Phạm Đức Hoan – Lớp 5A
Bài vẽ về Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
Cùng về đích
Nguyễn Huy Hoàng – Lớp 5C
Đón giao thừa
Trần Thị Phương – Lớp 5A
Cùng kéo nào
Nguyễn Duy Thư – Lớp 5C
Chúng em chúc Tết ông bà
Nguyễn Thị Bảo Ngọc – Lớp 5D
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
22
Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SKG, SGV, Vở tập vẽ lớp 5 của nhà xuất bản Giáo dục
Mĩ thuật và phương pháp dạy học tập 3 của nhà xuất bản Giáo dục
Phương pháp Giáo dục kĩ năng sống - Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin
===== GV Hồ Thị Kim Oanh – Trường TH Krông Ana =====
23