Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NHỮNG CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI MÀ GIA ĐÌNH CHỊ T ĐƯỢC HƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.33 KB, 12 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
ĐỀ BÀI
---***---

Chị T là công nhân nhà máy Z từ năm 1998. Chồng là thương binh bị suy giảm
56% khả năng lao động. Chị có hai con: một cháu sinh năm 2000 và một cháu sinh
năm 2005. Tháng 5 năm 2009 trên đường từ nhà máy về nhà chị tai nạn do xe ô tô
đâm vào. Chị bị chết trên đường đến bệnh viện
Theo pháp luật an sinh xã hội thì gia đình chị T sẽ được hưởng những quyền lợi
nào ? Tại sao ?

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 1


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
MỤC LỤC
---***--ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………….04
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………………..04
I. GIA ĐÌNH CHỊ T ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI…………………………………………..04
II.NHỮNG QUYỀN LỢI CỤ THỂ CHO GIA ĐÌNH CHỊ T THEO PHÁP LUẬT
AN SINH XÃ HỘI………………………………………………………………..05
2.1. Chế độ tai nạn lao động………………………………………………………05
2.1.1. Điều kiện hưởng……………………………………………………………05
2.1.2. Chế độ hưởng………………………………………………………………06
2.2. Chế độ ưu đãi xã hội…………………………………………………………09
2.2.1. Điều kiện hưởng……………………………………………………………09
2.2.2. Chế độ hưởng………………………………………………………………09
KẾT THÚC VẤN ĐỀ……………………………………………………………..11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………12

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 2


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
DANH TỪ VIẾT TẮT
---***---

NLĐ

: Người lao động

BLLĐ

: Bộ luật Lao động

BHXH : Bảo hiểm xã hội

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 3


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
ĐẶT VẤN ĐỀ
---***--Cùng với guồng quay của lịch sử, thời gian từ từ trôi với sự phát triển của loài
người.Cùng với guồng quay đó, pháp luật an sinh xã hội cũng không ngừng phát

triển đem lại quyền lợi cho những người kém may mắn, bất hạnh trong xã hội. Với
truyền thống “lá lành đùm lá rách” “uống nước nhớ nguồn” pháp luật an sinh xã
hội Việt Nam là một trong những nước có hệ thống pháp luật an sinh xã hội hoàn
thiện và có những đặc trưng riêng của mình. Để tìm hiểu về lĩnh vực pháp luật an
sinh xã hội Việt Nam, nhóm chúng em xin đưa ra một tình huống cụ thể và cách
giải quyết tình huống đó theo pháp luật an sinh xã hội. Hy vọng sẽ có thêm kiến
thức về lĩnh vực pháp luật đầy chất nhân văn – an sinh xã hội.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
---***--I. NHỮNG CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI MÀ GIA ĐÌNH CHỊ T ĐƯỢC
HƯỞNG
Chị T là công nhân nhà máy Z từ năm 1998 có chồng là thương binh bị suy giảm
56 % khả năng lao động. Chị có 2 con nhỏ, một cháu sinh năm 2000 và một cháu
2005.Tháng 5 năm 2009 trên đường đi làm về chị bị ô tô đâm vào chị chết ngay
trên đường đến bệnh viện. Chị ra đi để lại chồng và hai con nhỏ. Để giúp đỡ khó
khăn cho gia đình chị T pháp luật an sinh xã hội đã có những quy định ban hành
giúp cho gia đình chị được hưởng những chế độ sau:

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 4


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 luật BHXH 2006, chị T là công
nhân (NLĐ) trong nhà máy Z, nên chị T đủ điều kiện để hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội theo quy định của Luật BHXH.
Chị T có chồng là thương binh bị suy giảm 56% khả năng lao động vì thế mà căn
cứ vào chế độ ưu đãi xã hội của pháp luật an sinh xã hội Việt Nam, chồng chị T
được hưởng chế độ ưu đãi xã hội đối với những người có công với cách mạng

II. NHỮNG QUYỀN LỢI CỤ THỂ CHO GIA ĐÌNH CHỊ T THEO PHÁP
LUẬT AN SINH XÃ HỘI
2.1. Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và chế độ bảo hiểm xã hội tử tuất
2.1.1. Điều kiện hưởng
Đầu tiên, theo khẳng định tại phần I thì chị T đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, vì
chị T là công nhân làm việc trong nhà máy Z (theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật
BHXH)
Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 4 luật BHXH; căn cứ vào Điều 105 BLLĐ
quy định “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” và căn cứ vào
Điểm c khoản 1 Điều 39 quy định người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao
động khi bị tai nạn “trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong
khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý”, căn cứ vào các giữ kiện mà đề bài cho
(chị T bị tai nạn trên đường đi làm về), có thể kết luận trường hợp của chị T đã
nằm trong diện được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Ngoài ra, gia đình chị T còn được hưởng chế độ tử tuất là trợ cấp mai táng và trợ
cấp tuất hàng tháng theo quy định của Luật BHXH. Vì:
Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 5


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
+ Về trợ cấp mai táng: Theo điểm a, khoản 1 Điều 63 Luật BHXH, đối tượng
được hưởng trợ cấp mai táng là:“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của
Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội”. Như vừa phân tích ở trên, chị C thuộc đối
tượng người lao động quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Luật BHXH và ở thời
điểm chết chị vẫn làm việc ở nhà máy Z, như vậy có thể hiểu chị vẫn đang tham
gia đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy gia đình chị T sẽ được hưởng trợ cấp mai táng

cho tang lễ của chị T.
+ Về chế độ trợ cấp tuất hàng tháng: Khoản 1 Điều 64 quy định:
“Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các
trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
[…]
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
[...]”
Chị T chết do tai nạn lao động nên thân nhân của chị T sẽ được hưởng trợ cấp tuất
hàng tháng theo quy định của luật BHXH.
2.1.2. Chế độ hưởng
+ Về trợ cấp tai nạn lao động: Gia đình chị T sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một
lần khi chết do tai nạn lao động. Vì: Như vừa phân tích, chị T bị chết do tai nạn lao
động. Theo quy định tại Điều 47 Luật BHXH quy định về trợ cấp một lần khi chết
do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: “Người lao động đang làm việc bị chết do
tai nạn lao động [...] thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu
tháng lương tối thiểu chung”. Như vậy, chồng và con của chị T sẽ được hưởng trợ

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 6


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung theo quy định của nhà
nước.
+ Về trợ cấp mai táng: Như vừa phân tích ở trên, gia đình chị T sẽ được hưởng
trợ cấp mai táng cho tang lễ của chị T. Cụ thể là chồng và con chị T này sẽ được
nhận khoản trợ cấp “bằng mười tháng lương tối thiểu chung” theo quy định tại
khoản 2 Điều 36 Luật BHXH.
+ Về chế độ trợ cấp tuất hàng tháng: Khoản 2 Điều 61 Luật BHXH quy định các

đối tượng thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là:
“a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ
đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ
dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên;
[…]
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc
có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung”.
Thân nhân của chị T gồm có chồng chị T là thương binh bị suy giảm 56% khả
năng lao động, và hai con chị T, một cháu sinh năm 2000 – 11 tuổi, một cháu sinh
năm 2005 – 6 tuổi.
Xét về hai con của chị T, cả hai cháu đều chưa đủ 15 tuổi, vậy chiếu theo quy định
tại điểm a, khoản 2 Điều 64 vừa nêu trên thì hai con của chị T được hưởng trợ cấp
tuất hàng tháng.

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 7


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
Xét về chồng của chị T, theo khoản 2 Điều 61 Luật BHXH, ta có thể xét theo hai
trường hợp:
• Trường hợp thứ nhất:Chồng chị T có thu nhập hằng tháng cao hơn mức lương
tối thiểu chung, khi đó chồng chị T không được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
•Trường hợp thứ hai:Chồng chị T không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu
nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Trong trường hợp này, nếu
tại thời điểm chị T chết do tai nạn lao động, chồng chị T từ đủ 60 tuổi trở lên, thì
chồng chị T sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Nếu chồng của chị T dưới 60

tuổi sẽ không nhận được trợ cấp tuất hàng tháng. Vì trong trường hợp này, chồng
chị T bị suy giảm 56% khả năng lao động nên chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất
hàng tháng vì theo quy định, chồng dưới 60 tuổi chỉ được hưởng trợ cấp tuất hàng
tháng khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Như vậy có thể kết luận nếu chồng chị T là người đủ 60 tuổi trở lên thì sẽ được
hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
Về mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, khoản 1 Điều 65 quy định như sau: “Mức
trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu
chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp
tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung”.
Vì hai con của chị T đã có người trực tiếp nuôi dưỡng là chồng chị T nên hai cháu
chỉ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi cháu là 50% mức lương tối thiểu
chung. Như vậy hai con của chị T và chồng chị T (nếu thuộc diện được hưởng như
đã phân tích ở trên) sẽ được trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi người bằng 50% mức
lương tối thiểu chung. Và thời gian hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của gia đình chị
T sẽ bắt đầu từ tháng liền kề sau tháng chị T chết, theo khoản 3 Điều 36 Nghị định
Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 8


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
của Chính phủ số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn ban hành một số
điều luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm bắt buộc.
2.2. Chế độ ưu đãi xã hội
2.2.1. Điều kiện hưởng
Căn cứ vào điểm e Điều 2 pháp lệnh người có công với cách mạng quy định về đối
tượng được hưởng ưu đãi xã hội “thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh” thì chồng chị T là thương binh bị suy giảm 56 % khả năng lao động
nên gia đình chị T được hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội.

2.2.2. Chế độ hưởng
Căn cứ vào Điều 20 Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2005 thì thương
binh và người hưởng chính sách như thương binh thì được hưởng các chế độ:
- Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng
lao động và loại thương binh;
- Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và
khả năng của Nhà nước;
- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề
nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật về lao động; ưu đãi trong giáo dục và đào tạo;
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất,
được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của
pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả
năng của Nhà nước và địa phương.
Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 9


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
Vì chồng chị T là thương binh suy giảm 56% khả năng lao động cho nên căn cứ
vào Điều 19 và Điều 20 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26
tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có
công với cách mạng pháp lệnh người có công năm 2005 thì gia đình chị T được
hưởng các chế độ:
+ Được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng từ ngày Hội đồng Giám định y khoa
cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải (gọi chung là Hội
đồng Giám định y khoa) kết luận suy giảm khả năng lao động.
+ Được hưởng Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng

lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của
từng người và khả năng của Nhà nước.
+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề
nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật về lao động; ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất,
được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của
pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả
năng của Nhà nước và địa phương.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm
2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng pháp lệnh người có công năm 2005 thì gia đình chị T còn được hưởng chế
độ:

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 10


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội
Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân
được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà thương binh được
hưởng trước khi chết

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
---***--Qua tình huống trên, thấy rằng pháp luật an sinh xã hội đã thực sự góp phần giúp
đỡ khó khăn trước mắt cho NLĐ và gia đình của họ. Dù sự giúp đỡ đó không quá
lớn nhưng nó thực sự là nguồn kinh phí cần thiết cho NLĐ vượt qua khó khăn. Đặc
biệt pháp luật an sinh xã hội Việt Nam đã hướng đến đối tượng “những người có
công với đất nước” thể hiện được truyền thống và đặc trưng riêng của Việt Nam –

mảnh đất anh hung. Mong rằng pháp luật an sinh xã hội ngày càng hoàn thiện
mang lại quyền lợi cho NLĐ và gia đình họ.

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 11


Trường Đại học Luật Hà Nội – Luật An Sinh Xã Hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
---***--1.

Luật BHXH năm 2006

2.

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005

3.

Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 về chính sách

trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
4.

Nghị định của Chính phủ số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007
5.


Nghị định 152 của Chính phủ số 152/2006/NĐ-CPngày 22/12/2006 hướng

dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm bắt buộc

Bài tập nhóm tháng 2 – Nhóm 2 – Lớp N02

Page 12



×