Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sosánh mô hình liên kế của Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu dướicác góc độ cấu trúc nội dung; cấp độ liên kết và triển vọng của AEC vào năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.7 KB, 12 trang )

Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cộng đồng kinh tế ASEAN và Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu đều là hai cộng đồng kinh tế
của hai tổ chức quốc tế liên chính phủ. Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động cũng như cấu trúc nội dung và
cấp độ liên kết của hai cộng đồng này là khác nhau. Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc phân biệt
hai cộng đồng này cũng như tầm ảnh hưởng của hai cộng đồng này đến sự phát triển trong khu vực
Đông Nam Á nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhóm chúng tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ So
sánh mô hình liên kế của Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu dưới
các góc độ cấu trúc nội dung; cấp độ liên kết và triển vọng của AEC vào năm 2015” để đi sâu
phân tích và tìm hiểu.

1


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

NỘI DUNG
I. Khái quát về cộng đồng kinh tế Asean và liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu.
1. Cộng đồng kinh tế Asean(AEC).
1.1. Khái niệm.
Cộng đồng kinh tế ASEAN là một trong ba trụ cột chính của cộng đồng ASEAN 1, gắn bó chặt
chẽ và không tách rời, cùng theo đuổi mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng chung
trong khi vực. Việc xây dựng AEC nhằm mục tiêu tổng thể là tạo ra “một khu vực kinh tế ASEAN
phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao vào nền kinh tế toàn cầu”.
Khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN được xác lập trong các văn bản pháp lý của ASEAN trên
cơ sở những nghiên cứu, đánh giá khoa học đối với nền tảng liên kết kinh tế sẵn có của ASEAN và


nhu cầu phát triển các hình thức liên kết đó lên một cấp độ mới. Cụ thể đó là các văn bản pháp lý sau:
Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020; Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II); Hiến chương
ASEAN; Kế hoạch xây dựng tổng thể AEC (AEC blueprint).
Qua các văn bản pháp lý của ASEAN, định nghĩa về AEC được hiểu như sau: “Cộng đồng kinh
tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên một cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế
pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh
tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế
toàn cầu”2.
2.2. Tiền đề hình thành.
• Tiền đề kinh tế: Sự ra đời của AEC chính là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác kinh tế lâu dài
gần 4 thập kỷ của ASEAN. Quá trình hợp tác này có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN chưa có hoạt động hợp tác kinh tế nào đáng kể trừ một số hoạt
động kinh tế đơn lẻ.
- Giai đoạn 1976 – 1992: Hội nghị cấp cao lần thứ I năm 1976 đánh dấu bước chuyển lớn trong
quan hệ hợp tác thực chất của ASEAN..
- Giai đoạn 1992 – 2003: Đây là giai đoạn ASEAN phát triển thành ASEAN 10 và hợp tác toàn
diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế.
- Giai đoạn 2003 – nay: Đây là giai đoạn các nước ASEAN tiếp tục thực hiện các chính sách hợp
tác trong và ngoài khu nhằm đưa ASEAN trở thành một khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
• Bối cảnh quốc tế và khu vực: Nếu tiền đề kinh tế là điều kiện cần thì bối cảnh quốc tế là điều
kiện đủ cho việc thành lập AEC mà cụ thể bao gồm:
- Xu hướng toàn cầu hóa và chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức của nền kinh tế thế giới.
- Quá trình hợp tác kinh tế ở Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương.
1
2

Cộng đồng ASEAN bao gồm 3 trụ cột: Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng chính trị và Cộng đồng văn hóa – xã hội.
Trích: Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011, trang 123.

2



Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

- Xu thế bùng nổ của các hiệp định thương mại tự do.
- Sức ép cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc.
- Tác động từ chiến lược kinh tế của các nước lớn.
Như vậy, ASEAN không chỉ là sản phẩm của một quá trình hợp tác kinh tế lâu dài mà còn là
sản phẩm của một bối cảnh tức thời, là sự phản ánh chính sách của các nhà lãnh đạo ASEAN trước
sức ép cạnh tranh kinh tế từ bên ngoài và thực tế hợp tác kinh tế ASEAN hiệu quả trong khối.
2. Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU).
Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu ra đời là kết quả to lớn của những nỗ lực thống nhất châu Âu
là đã ký được hiệp ước Maastricht tháng 2-1992 nhằm xóa bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình
nhất thể hóa kinh tế ở châu Âu và tạo ra một châu Âu hoàn toàn mạnh mẽ tiến bước vào thế kỉ 21. Sự
ra đời của đồng EURO là một tất yếu phục vụ cho mục tiêu trên.
Mục tiêu của liên minh tiền tệ châu Âu là thống nhất xây dựng một chính sách tiền tệ chung,
phát hành đồng tiền chung để thị trường chung châu Âu thực sự thống nhất, đồng thời tạo thế đối
trọng về tài chính với các khu vực khác chủ yếu là Nhật, Mỹ từ việc thống nhất tiền tệ.
Thực ra tiến trình xây dựng EMU đã được đề cập từ rất sớm, nhưng trên thực tế, chỉ đến sau năm
1971 khi mà hệ thống Bretton Woods sụp đổ thì các nước châu Âu mới thực sự quan tâm đến vấn đề
này3.
Quá trình xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) gồm 3 giai đoạn và xác định nội dung
công việc cụ thể của từng giai đoạn.
* Giai đoạn 1 từ 1-7-1990 đến 31-12-1993: nhiệm vụ của giai đoạn này là phối hợp chính sách
tiền tệ và chính sách kinh tế giữa các nước, giúp các nước đạt được các chỉ tiêu để ra nhập khu vực
đồng EURO.
* Giai đoạn 2 từ 1-1-1994 đến 1-1-1999: nhiệm vụ của giai đoạn này là tiếp tục phối hợp chính
sách kinh tế, tiền tệ nhưng ở mức cao hơn, để chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của đồng EURO.

* Giai đoạn 3 là từ 1-1-1999 đến 30-6-2002 với nội dung cho ra đời đồng EURO, công bố tỷ giá
chuyển đổi chính thức giữa đồng EURO và các đồng tiền quốc gia. Thứ ba là ECB chính thức vận
hành và chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ của liên minh.
II. So sánh mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và liên minh kinh tế
tiền tệ châu Âu (EMU).
1. Dưới góc độ cấu trúc nội dung.
3

Vì trước đó tiền tệ của các nước này vẫn được cố định với đồng USD trong hệ thống Bretton Woods. Năm 1971 hệ thống
Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ, các đồng tiền châu Âu được thả nổi hoàn toàn. Thay đổi tự do theo cung cầu trên thị trường không
làm cho tỷ giá của các nước này ổn định hơn, mà trái lại càng thêm trao đảo mạnh (do đầu cơ tiền tệ ngày càng ra tăng và sự chu
chuyển về vốn mạnh mẽ giữa các nước xuất phát từ sự khác biệt về lãi suất), thêm vào đó là sự giảm giá của đồng USD làm các
nước châu Âu co cụm lại gần nhau trong vấn đề tiền tệ. Khi đồng USD giảm giá thì dự trữ quốc gia bằng đồng USD sẽ giảm xuống
buộc các nước phải tăng dự trữ để đảm bảo giá trị thực tế của dự trữ quốc gia cùng với sự mất giá của USD, đã thúc đẩy họ tìm một
đồng tiền khác ổn định hơn làm cơ sở thay cho đồng USD ngày một mất giá.

3


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

Để tìm ra những điểm giống giau và khác nhau giữa cấu trúc nội dung của AEC và EMU, trước
hết cần phải hiểu rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, về khái niệm “cấu trúc nội dung”: Cấu trúc nội dung là thuật ngữ diễn tả những nội
dung bên trong của một chỉnh thể và mối quan hệ giữa các nội dung này nhằm tạo thành một chỉnh
thể hoàn chỉnh, thống nhất4.
Thứ hai, về cấu trúc nội dung của AEC: Theo các văn bản pháp lý của ASEAN, đặc biệt là trong
Hiến chương ASEAN (tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Hiến chương ASEAN 5), cấu trúc nội dung của

AEC bao gồm 4 nội dung cơ bản:
 Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất:
Một thị trường và cơ sở sản xuất của ASEAN bao gồm 5 yếu tố cốt lõi: Tự do thương mại hàng
hóa; tự do thương mại dịch vụ; tự do đầu tư; tự do dòng vốn và tự do di chuyển lao động lành nghề.
Ngoài ra thị trường và cơ sở sản xuất cũng bao gồm 2 thành phần quan trọng là: Các lĩnh vực hội
nhập ưu tiên; thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp6.
Để đạt được nội dung này, ASEAN đã tiến hành những hoạt động thiết thực như thực hiện tự do
hóa thuế quan, mở cửa đầu tư, cho phép di chuyển các nguồn vốn và nguồn lao động, đẩy mạnh hợp
tác, chuyển giao công nghệ,…
Đây chính là nội dung cốt lõi, chi phối các nội dung khác trong cấu trúc nội dung AEC,
 Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao:
Có 6 yếu tố chủ yếu trong khu vực kinh tế cạnh tranh của ASEAN: Chính sách cạnh tranh, bảo
vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế và thương mại điện tử. Để đảm
bảo được các mục tiêu đề ra, các nước ASEAN đã thực hiện các chính sách nhất định và tiến hành
hợp tác trên nhiều phương diện theo Kế hoạch xây dựng tổng thể AEC
 Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều: Phát triển khu vực kinh tế đồng đều của AEC tập
trung vào 2 nội dung chính: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các quốc gia thành viên.
 Một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu: Để trở thành một khu vực hội nhập
hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu, cần phải thỏa mãn 2 yêu cầu: Phải có cách thức tiếp cận thống
nhất đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại; tăng cường sự tham gia của ASEAN vào mạng lưới cung
ứng toàn cầu.
Thứ ba, Về cấu trúc nội dung của liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu: Trên cơ sở mục tiêu của
EMU và hoạt động của tổ chức này trên thực tế, có thể khẳng định cấu trúc nội dung của liên minh
kinh tế - tiền tệ châu Âu bao gồm các nội dung sau:
4

Trích: Từ điển Tiếng Việt.
Khoản 5 và khoản 6 đề cập đến mục tiêu của ASEAN: Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với sự ổn định, thịnh
vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư; giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát

triển trong ASEAN thông qua việc hợp tác và giúp đỡ nhau. Đây cũng chính là những nội dung hợp tác của AEC.
6
Xem: Điều 9 kế hoạch tổng thể xây dựng AEC.
5

4


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

 Một thị trường chung thống nhất trên cơ sở các chính sách tiền tệ chung và phát hành đồng tiền
chung.
 Một khu vực có sự đối trọng về tài chính với các khu vực khác, chủ yếu là Nhật, Mỹ từ việc
thống nhất tiền tệ.
Như vậy, tựu chung lại thì cấu trúc nội dung của liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu luôn xoay
quanh vấn đề thống nhất tiền tệ châu Âu. Cùng với việc thống nhất chính sách tiền tệ là việc cho ra
đời đồng tiền chung và đưa vào lưu thông trong toàn khối, đây là hai nôi dung quan trọng trong việc
xây dựng liên minh tiền tệ châu Âu hai nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, tạo tiền đề cho
nhau. Không thể xây dựng liên minh tiền tệ với một đồng tiền chung mà không có một chính sách tiền
tệ thống nhất. Vì vậy, việc xây dựng và vận hành chính sách tiền tệ là một điều kiện rất cần thiết cho
đồng tiền chung ra đời.
Việc thống nhất tiền tệ được thực hiện thông qua ngân hàng trung ương – bộ máy điều hành
thống nhất tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ thống nhất được xác định rõ ràng là ổn định giá cả.
Qua ổn định giá cả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp... Các
công cụ chủ yếu ECB sử dụng để đạt được mục tiêu là nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc,
nghiệp vụ cho vay bù đắp thâm hụt thường xuyên.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch đinh chính sách tiền tệ châu Âu đã thiết kế khá đầy đủ các cơ chế,
quy định để thực thi chính sách tiền tệ chung thống nhất và đưa EMU vận hành như cơ chế đổi tiền,

cơ chế thanh toán, cơ chế tỷ giá với các nước trong EU chưa tham gia vào EURO - 11 (EMRII), cơ
chế giám sát tài chính công và ngân sách lành mạnh, cơ chế báo động khi một nước có sự vi phạm các
tiêu thức hội nhập đã cam kết, cơ chế phạt khi có sự vi phạm kỷ luật ngân sách hoặc luật tài chính...
 Như vậy, cấu trúc nội dung của AEC và EMU có những điểm giống nhau và khác nhau sau:
a) Giống nhau: Cả liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu và Cộng đồng kinh tế ASEAN đều có nội
dung là tạo ra một thị trường thống nhất và một khu vực có tính cạnh tranh cao đối với các khu vực
khác và với các nước ngoài khu vực.
b) Khác nhau:
• Cộng đồng kinh tế ASEAN không chỉ bao gồm việc tạo ra một thị trường thống nhất và có tính
cạnh tranh cao mà còn có nội dung: Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều; Một khu vực hội nhập
hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Còn đối với liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu thì nội dung lại
xoay quanh vấn đề chính sách tiền tệ và phát hành đồng tiền chung để tạo ra một thị trường thống
nhất và đối trọng được với các khu vực khác.
• Mặc dù cả liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu và Cộng đồng kinh tế ASEAN đều có mục tiêu
tạo ra một thị trường thống nhất và một khu vực có tính cạnh tranh cao nhưng cách thức thực hiện để
đạt được mục tiêu này lại khác nhau. Cụ thể: AEC thực hiện thông qua việc thống nhất các chính sách
5


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

về thuế quan, mở rộng thị trường, hợp tác phát triển,…từ đó tạo được sức mạnh chung của khu vực
còn EMU lại hướng đến việc tạo ra một đồng tiền chung – đồng tiền mà các nước trong khu vực (có
thể cả ngoài khu vực) sử dụng thống nhất.
• Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu với nội dung là cho ra đời một đơn vị tiền tệ chung và một
ngân hàng trung ương độc lập, trong khi đó, cộng đồng kinh tế ASEAN không có nội dung này.
Như vậy, có thể thấy Cộng đồng kinh tế ASEAN thực chất là các nền kinh tế “cộng”, diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Trong khi đó, Liên minh kinh tế- tiền tệ Châu Âu

đã nhất thể hóa trong lĩnh vực tiền tệ;
2. Dưới góc độ cấp độ liên kết.
Trước hết, như đã biết, ASEAN vẫn chưa đạt được bước phát triển cao nhất của liên kết kinh tế
khu vực đó là: Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU)7, trong khi Liên minh châu Âu đã đạt đến hình thức
liên kết này kể từ khi cho ra đời đồng tiền EURO vào 1/1/2002.
Cụ thể: Ở Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu, các nước sẽ sử dụng đồng tiền chung, ngân hàng
chung, chính sách tiền tệ chung, mục tiêu lạm phát chung cũng được thực hiện, rủi ro về tiền tệ cũng
được loại bỏ và các yếu tố cơ bản của sản xuất; hàng hóa, dịch vụ, vốn có thể di chuyển tự do giữa các
nước thành viên mà không có bất kỳ một rào cản nào. Trong khi đó, AEC chủ yếu dựa trên 4 yếu tố
(hay còn gọi là 4 tự do – 4F), tự do lưu chuyển 4 yếu tố của sản xuất: hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao
động), nhưng sự tự do các yếu tố dịch vụ, vốn và lao động chỉ ở mức yếu “tự do một số lĩnh vực dịch
vụ” chứ chưa phải là tất cả các lĩnh vực dịch vụ, “tự do lưu chuyển vốn hơn” trước đây chứ chưa phải
là hoàn toàn tự do di chuyển vốn và tự do di chuyển lao động lành nghề chứ chưa phải là tự do di
chuyển mọi hình thức lao động.
Có thể thấy, AEC chỉ là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những liên kết
kinh tế hiện tại (AFTA,AFAS,AIA,…) và bổ sung thêm nội dung mới là tự do di chuyển lao động
lành nghề. Do vậy, cộng đồng kinh tế ASEAN chỉ được xem là một thị trường chung trừ (CM -) 8trừ
đi hai nội dung: Thuế quan chung và hài hòa chính sách kinh tế hoặc là một khu vực thương mại tư
do cộng (FTA +)9: cộng thêm hai sự tự do luân chuyển các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động.
So với Liên minh kinh tế - tiền tệ của EU hiện nay (EEC) thì mức độ liên kết kinh tế của Asean
còn thấp hơn nhiều. AEC cũng không hoàn toàn giống EEC trước đây (từ năm 1968, EEC chuyển từ
liên minh hải quan lên trình độ thị trường chung). EEC đã bắt đầu một thị trường thống nhất cho các

7

Trong hình thức liên kết này, đồng tiền của các nước khác nhau được thay thế bằng một đồng tiền chung và ngân hàng chung với
quyết định chính sách tiền tệ chung. Không còn rào cản đối với các yếu tố cơ bản của sản xuất; hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động
có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên; và mục tiêu lạm phát chung được thực hiện, rủi ro về tiền tệ được loại bỏ bằng
việc áp dụng đồng tiền chung.
8

Thị trường chung được thành lập khi hai hay nhiều nước thiết lập ra một liên minh thuế quan và thêm vào đó là cho phép các yếu tố
cơ bản của sản xuất (hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động) di chuyển tự do giữa các nước này.
9
Khu vực thương mại tự do được thực hiện khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và tất cả các hạn
ngạch đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các nước khác.

6


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

sản phẩm than và thép để sau này phát triển thị trường chung cho mọi sản phẩm, với vai trò điều phối
mang tính siêu quốc gia của Ủy ban Châu Âu.
Sự khác biệt về cấu trúc nội dung và cấp độ liên kết giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và Liên
minh kinh tế tiền tệ Châu Âu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến sự khác biệt về trình
độ phát triển kinh tế, về chế độ chính trị ở các nước thành viên giữa hai khu vực. Ở Liên minh kinh tế
- tiền tệ châu Âu, trước khi được phép gia nhập Liên minh châu Âu, một nước phải hoàn tất các điều
kiện chính trị và kinh tế (thường được gọi là các tiêu chuẩn Copenhagen), từ đó, có thể thấy, trình độ
phát triển của các nước này là tương đối đồng đều, chế độ chính trị tương đồng thì ở các nước Đông
Nam Á có sự chênh lệch về kinh tế cũng như sự khác biệt về chế độ chính trị khá rõ ràng: có những
quốc gia rất phát triển như Singapore, Brunay…, nhưng cũng không những nước nghèo như Lào,
Campuchia…thêm vào đó, trong khu vực còn tồn tại những chế độ chính trị khác nhau như xã hội chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Chính những điều đó đã tại nên sự khác biệt giữa hai khu vực. Ngoài ra,
thời gian hình thành và phát triển cũng góp phần tạo thêm sự khác biệt này.
III. TRIỂN VỌNG CỦA AEC VÀO NĂM 2015
1. Thực tiễn thực hiện lộ trình AEC của ASEAN.
 Thành tựu: Có thể đánh giá, hiện nay các quốc gia đã và đang thực hiện khá sát lộ trình và
cam kết đã đề ra. Những kết quả nổi bật trong quá trình xây dựng AEC có thể kể đến như sau:

- AFTA đã có những tác động tích cực như đem lại sự ổn định cho khu vực, liên kết hợp tác
trong nội bộ khối chặt chẽ hơn. Những kết quả trong tự do hóa dịch vụ, đầu tư cũng khả quan.
- Năm 2009, ASEAN đã có nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ chế pháp lý cho AEC bằng việc ký
kết 3 thỏa thuận quan trọng: Hiệp định thương mại hàng hóa (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện
(ACIA) và gói cam kết thứ 7 về dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung về ASEAN (AFTA).
- Ngoài ra ASEAN đã có sáng kiến về việc thực hiện Biều đánh giá AEC, một biện pháp nhằm
tăng cường cơ chế giám sát, thực thi các thỏa thuận kinh tế của ASEAN. Về cơ bản, biện pháp này đã
phát huy hiệu quả thực chết, đến tháng 12/2009, có 91/124 văn kiện pháp lý được ký kết liên quan đến
AEC đã có hiệu lực (73%)10.
- Bên cạnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN được cải tiến góp phần củng cố thể chế hợp
tác kinh tế ASEAN.
 Hạn chế:
- Các quốc gia ASEAN nói chung khi thực hiện các nội dung để hiện thực hóa AEC vẫn còn ở
thế “mặc cả”, trì hoãn và kéo dài thời gian trong việc thực hiện các cam kết, vì vậy đã làm chậm lộ
trình của AEC.

10

Nguồn: Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thu Trang, Cộng đồng kinh tế ASEAN – từ tầm nhìn tới hành động .Hà Nội, khóa
luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2011

7


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

- Những nội dung hợp tác kinh tế của ASEAN dường như chưa được nhiều doanh nghiệp biết
đến, vì vậy các doanh nghiệp dường như chưa có ý thức đầy đủ về tiềm năng của thị trường ASEAN,

cũng như các ưu đãi mà kênh hợp tác kinh tế của ASEAN mang lại.
- Việc ASEAN vận dụng nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau đã thúc đẩy hợp tác kinh tế và chính trị trong ASEAN. Tuy nhiên, khi quá trình liên
kết và hợp tác kinh tế bắt đầu ở trình độ cao hơn thì những bất đồng bắt đầu xuất hiện, việc đồng
thuận khó mà đạt được, chính vì thế đã làm cho thể chế khu vực yếu hơn.
2. Những thuận lợi và thách thức của việc thực hiện lộ trình AEC.
 Thách thức:
Hiện nay, quá trình xây dựng AEC đã gặp phải nhiều thách thức lớn. Theo các Bộ trưởng Kinh
tế tại Hội nghị AEC vừa diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 tại Hà Nội thì đó là sự
chậm trễ của các nước trong việc thực hiện các cam kết hội nhập của khu vực trong “Lộ trình Tổng
thể thực hiện mục tiêu AEC vào năm 2015”. Đến nay, ASEAN mới hoàn thành 80% lộ trình trong giai
đoạn 2007 - 2009 vậy là lỗi hẹn 20%. Nếu tình hình này tiếp tục diễn ra thì nguy cơ không thực hiện
được mục tiêu 2015 là có thể xảy ra.
Ngoài ra, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước cũng là một rào cản trong tiến trình
xây dựng AEC.
 Thuận lợi:
Bên cạnh những khó khăn, thách thức, ASEAN cũng có nhiều điểm thuận lợi để thực hiện ước
mơ hiện thực hóa AEC.
- Các chương trình hợp tác kinh tế đã có là những nền tảng tốt cho những bước tiến xa hơn trong
tiến trình liên kết kinh tế.
- ASEAN đã có các cơ chế thúc đẩy hợp tác và không ngừng được hoàn thiện. Hiến chương
ASEAN đã ra đời, các hội đồng Cộng đồng đã được thành lập, và các Kế hoạch tổng thể và Đề cương
cụ thể xây dựng AEC và ASCC đang được triển khai, đó là những nền tảng cơ bản cho niềm tin vào
hiện thực.
3. Triển vọng của AEC vào năm 2015.
Đề án Chính phủ “Sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN trong định hướng
phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế” đã chỉ ra ba khả năng phát triển của AEC:
Thứ nhất, AEC sẽ hội nhập như kế hoạch đặt ra là trở thành một khu vực thương mại tự do
(FTA) vào năm 2015. AEC cũng có thể tiến hơn chút nữa là đạt được tự do hoàn toàn trong di chuyển
hàng hía, dịch vụ, vốn lao động.

Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu ASEAN có thể đạt được mục tiêu AEC chỉ trong vòng 4 năm nữa hay
không? Khả năng thành công của AEC phụ thuộc vào một số nhân tố quan trọng bao gồm: (1) Quyết
tâm chính trị của các nước thành viên; (2) Năng lực phối hợp và huy động nguồn lực của ASEAN; (3)
8


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

Tôn trọng và thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết của khu vực; (4) Xây dựng năng lực thực hiện
và phát triển thể chế khu vực; (5) Sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, trong đó nếu như quyết
tâm chính trị là nhân tố đầu tiên, tiên quyết để khởi động các chương trình hợp tác giữa các nước
ASEAN thì sự tham gia của doanh nghiệp và người dân ASEAN là nhân tố khẳng định hiệu quả và
hướng đi đúng đắn của AEC khi AEC mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp
ASEAN.11
Thứ hai là mức độ hội nhập sâu hơn. AEC có thể phát triển thành liên minh thuế quan, tiến tới
một thị trường chung. Tuy nhiên, khả năng này khó có thể xảy ra bởi để đạt được mỗi mức độ liên kết
đã mất ít nhất là 10 năm, nếu FTA + hoàn thành vào năm 2015 thì ít nhất phải đến năm 2025, AEC
mới có thể trở thành CU.
Thứ ba, AEC có thể bị hòa tan vào liên kết Đông Á hoặc châu Á – Thái Bình Dương nếu tiến
trình liên kết kinh tế Đông Á trở nên mạnh mẽ dẫn đến hình thành khu vực thương mại tự do Đông Á
mà AEC vẫn chỉ dừng lại ở mức độ liên kết như FTA+.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được và nỗ lực hiện nay của ASEAN, theo nhóm chúng tôi, khả
năng thứ nhất hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, khả năng thứ ba cũng có khả năng xảy ra – AEC bị
hòa tan nếu AEC không phải triển thành liên minh thuế quan hoặc thị trường chung bởi hiện nay, xu
thế hợp tác Đông Á đang diễn ra rất mạnh mẽ.
Với những thuận lợi, thách thức cũng như những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành
công của Lộ trình xây dựng AEC, sẽ không thể giải quyết bằng nỗ lực của mỗi quốc gia riêng lẻ mà
đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Để tiến tới được Cộng

đồng kinh tế ASEAN là khó khăn, nhưng với quyết tâm, ASEAN hiểu rõ rằng không có sự lựa chọn
nào khác là phải gắn kết, dùng sức mạnh tập thể đối trọng lại các sức ép bên ngoài. Có thể thấy, hiện
nay các nước ASEAN đang vận động theo hướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phát triển bền vững,
thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo cơ hội tốt hơn cho khu vực kém cạnh tranh, kém điều kiện hơn;
huy động sự tham gia, ủng hộ, đồng thuận của Cộng đồng, đặc biệt là doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện Lộ trình hội nhập AEC.

KẾT LUẬN
Tóm lại, mặc dù cùng mục đích hướng đến một thị trường thống nhất nhưng cách thức thức hiện
của cộng đồng kinh tế ASEAN và Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu là không giống nhau, từ đó dẫn
11

/>
9


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

đến việc cấp độ liên kết trong hai cộng đồng cũng khác nhau. Qua phân tích có thể nhận thấy rõ tầm
quan trọng của việc xác định con đường liên kết cộng đồng đến sự phát triển của cả cộng đồng đó.
Chính vì vậy, việc xác định hướng đi đúng đắn cho một cộng đồng, một khu vực là vô cùng quan
trọng, cần thiết phải trú trọng.

PHỤ LỤC
Các tiêu thức gia nhập khối EURO.
Theo hiệp ước Maastrich, để tham gia EMU, các thành viên phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
10



Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

- Tiêu chuẩn lạm phát: tỷ lệ lạm phát không vượt quá mức 1,5% mức lạm phát bình quân của 3 nước
có chỉ số lạm phát thấp nhất.
- Tiêu chuẩn về lãi suất dài hạn: Mức lãi suất dài hạn không được vượt quá 2% mức lãi suất dài hạn
trung bình của ba nước có mức lãi suất dài hạn thấp nhất.
- Tiêu chuẩn về thâm hụt ngân sách: Mức bội chi ngân sách không được vượt quá 3% GDP (có tính
đến các trường hợp sau đây: Mức thâm hụt đang ở trong xu hướng được cải thiện để đạt tới tỷ lệ quy
định, mức thâm hụt vượt quá 3% GDP chỉ mang tính chất tạm thời không đáng kể và không phải mức
bội chi cơ cấu).
- Tiêu chuẩn về tỷ giá: Đồng tiền quốc gia phải là thành viên của cơ chế tỷ giá châu Âu (ERM) hai
năm trước khi gia nhập liên minh kinh tế tiền tệ và không được phá giá tiền tệ so với các đồng tiền
khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng môn Pháp luật cộng đồng Asean, Trường Đại học Luật Hà Nội.
11


Bµi tËp nhãm th¸ng 2 - §Ò sè 1

Nhãm 5 - Líp N04

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thu Trang, Cộng đồng kinh tế ASEAN – từ tầm nhìn tới
hành động .Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2011.
3. Từ điển Tiếng Việt.
4.http: //www aseansec.org

5. mofa.gov.vn

12



×