Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tìm hiểu về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.89 KB, 11 trang )

Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật không khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể
khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp
luật. Trong lĩnh vực môi trường, bất cứ tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường và cho
các chủ thể khác do hoạt động của mình đều phải bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật. Bài viết này em xin được tìm hiểu về các quy định của pháp luật trong
lĩnh vực môi trường.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, mà cụ thể là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1993 trong Luật Bảo vệ môi
trường (BVMT) năm 1993. Theo đó “tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt
động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Trong Điều 624
Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) cũng quy định cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật, kể cả trong trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Nhưng phải
đến khi Luật BVMT 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ
ràng hơn. Với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường (từ Điều 130 đến Điều 134), Luật BVMT 2005 đã thể hiện
một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa” nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả giá - nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp đòi
bồi thường thiệt hại về môi trường.
Trên phạm vi thế giới, hiện đang tồn tại song song hai quan niệm khác nhau về
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường:
Quan điểm thứ nhất là, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường chỉ gồm thiệt hại
đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước, không
______________________________


1


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

khí... mà không bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con
người. Các quốc gia như Kazakhstan, Canada, Hàn Quốc, Kyrgystan, Phần Lan ủng hộ
quan điểm này.
Quan điểm thứ hai là, thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến
chất lượng môi trường mà còn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân do ô nhiễm
môi trường gây nên. Tiêu biểu là ở các nước Nga, Nhật Bản, Australia…
Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật BVMT 2005 được ban hành, thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường được xác định theo quan niệm thứ hai. Theo quy định tại
Điều 131 Luật BVMT 2005, có 2 loại thiệt hại:
Thứ nhất là, suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Môi trường là không gian sinh tồn của con người; ngoài ra còn là nơi cung cấp các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Mặt khác, môi trường là nơi chứa
đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải ra trong các hoạt động của mình. Như vậy,
có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi:
- Chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu
chuẩn về chất lượng môi trường;
- Lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi
phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên
không tái tạo được);
- Lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch
của chúng.
Thứ hai là, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường gây ra.


______________________________

2


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể hiện qua các chi phí để
cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các
khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có
nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua
những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế,
ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên.
II.

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

Tại Việt Nam, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự mờ nhạt về
mảng kiến thức này. Hiện tại, chúng ta mới chỉ đúc rút được đôi chút kinh nghiệm từ
thực tiễn tự phát giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô
nhiễm môi trường gây nên. Để Việt Nam có thể tự chủ trong việc xác định thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên,
những nội dung sau đây cần phải được làm sáng tỏ trong các văn bản pháp luật hướng
dẫn việc xác định thiệt hại về môi trường.
Về lý thuyết, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên được hiểu là thiệt hại đối với tất
cả các yếu tố vật chất tạo thành môi trường, như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh
sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Tuy nhiên, tại thời điểm này
việc xác định thiệt hại đối với tất cả các thành phần môi trường nêu trên là điều không
hiện thực. Qua khá nhiều cuộc tranh luận khoa học, việc xác định thiệt hại đối với môi
trường tự nhiên chỉ nên bao gồm thiệt hại đối với đất, nước, không khí và đa dạng sinh

học. Ngay cả việc có xem môi trường không khí là đối tượng thiệt hại được tính bồi
thường hay không cũng là vấn đề chưa hoàn toàn đạt được sự thống nhất ý kiến. Do đặc
tính khuếch tán của môi trường không khí nên khó có thể tính toán được thiệt hại đối
với yếu tố môi trường này như các yếu tố môi trường khác.
Hiện tại, Luật BVMT 2005 xác định có 3 mức độ của sự suy giảm chức năng, tính
hữu ích của môi trường, đó là: có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng; và suy giảm đặc
biệt nghiêm trọng (khoản 1 Điều 131). Nhiệm vụ của văn bản hướng dẫn là phải lượng
______________________________

3


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

hóa được một cách đầy đủ hơn 3 mức độ suy giảm nêu trên, làm căn cứ cho việc xác
định các mức độ thiệt hại.
Cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy khó có thể đo, đếm được sự
suy giảm thực tế về chức năng, tính hữu ích của mỗi thành phần môi trường khi chúng
bị ô nhiễm, suy thoái. Trong trường hợp này chúng ta cần phải vận dụng phương pháp
suy đoán lôgíc, theo đó nếu một thành phần môi trường bị ô nhiễm ở các mức có ô
nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng thì cũng có nghĩa là thành
phần môi trường đó đã bị sự suy giảm tương ứng về chức năng, tính hữu ích của nó.
Điều đó cũng có nghĩa là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên có thể được chia làm 3
cấp độ tương ứng với 3 mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Luật
BVMT 2005 một lần nữa lại thể hiện sự phát triển đáng ghi nhận khi căn cứ vào tiêu
chuẩn môi trường để lượng hóa ở mức có thể nhận diện được các cấp độ ô nhiễm môi
trường1.
Tương tự như vậy cũng có thể xác định các cấp độ suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường căn cứ vào các mức độ suy thoái môi trường. Do mức độ suy thoái
môi trường cũng có thể được xác định dựa trên cơ sở số lượng của thành phần môi

trường bị khai thác, sử dụng quá mức so với trữ lượng tự nhiên của nó; dựa vào mức độ
khan hiếm của thành phần môi trường trên thực tế hay mức độ ưu tiên của Nhà nước
trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển mỗi thành phần môi trường... Tuy nhiên, hiện
tại pháp luật chưa có các quy định để lượng hóa các mức độ suy thoái môi trường nên
việc xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do môi trường
bị suy thoái mới chỉ dừng lại ở các mức định tính.
• Các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại.
Xác định mức độ thiệt hại môi trường thông qua việc xác định phạm vi, giới hạn
môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích có lẽ là quy định bất cập nhất trong số
1

Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

______________________________

4


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

các quy định về thiệt hại môi trường. Theo khoản 2 Điều 131 Luật BVMT 2005, việc
xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:
- Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc
biệt nghiêm trọng;
- Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
- Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.
Việc Luật BVMT 2005 sử dụng các thuật ngữ vùng lõi, vùng đệm để chỉ mức độ
khác nhau của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường rất có thể sẽ gây cho
người đọc sự nhầm lẫn giữa nội dung pháp lý của những thuật ngữ này với thuật ngữ
vùng lõi, vùng đệm trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa

dạng sinh học.
Số lượng thành phần môi trường, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị suy giảm, và
mức độ thiệt hại của từng loại cũng là một trong những căn cứ để xác định mức độ thiệt
hại đối với môi trường (khoản 3 Điều 131). Trong trường hợp này, Danh mục các loài
động, thực vật hoang dã, quý hiếm sẽ là một trong những cơ sở pháp lý giúp cho việc
xác định mức độ thiệt hại đối với môi trường được dễ dàng hơn.
• Các căn cứ để tính toán thiệt hại.
Trong số 4 căn cứ để tính toán thiệt hại thì căn cứ vào chi phí xử lý, cải tạo phục
hồi môi trường và chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại (điểm b, c
khoản 4 Điều 131) được xem là có tính khả thi trong việc xác định thiệt hại, cũng như
cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường. Các căn cứ còn lại, như tính toán chi phí thiệt
hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi
trường; hay thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan 2 được xem là còn khá mơ hồ và khó
áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.
III. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH BTTH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

2

điểm a, d khoản 4 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

______________________________

5


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

Trên phạm vi thế giới cũng như tại Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường được tiếp cận và được pháp luật ghi nhận với những nội
dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, môi trường cần được xem là một loại “tài sản đồng nhất” 3, được xác
định bởi các giá trị khoa học, kinh tế và môi sinh. Người gây thiệt hại phải có trách
nhiệm bồi thường những tổn thất gây ra đối với môi trường. Trách nhiệm này trước hết
được hiểu là trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội của người gây hại cho môi
trường vì họ đã xâm hại tới các điều kiện sống chung của con người. Tiếp đến mới là
trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân bị xâm hại, thể hiện qua việc bồi thường thiệt
hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị hại. Hai khía cạnh trên của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được xác định bởi yếu tố khách thể của quan
hệ pháp luật môi trường. Trong các quan hệ pháp luật môi trường, lợi ích mà các bên
tham gia quan hệ hướng tới vừa có tính chất công vừa có tính chất tư. Trong mọi trường
hợp lợi ích công cộng, lợi ích cộng đồng phải được ưu tiên bảo vệ. Điều này cũng có
nghĩa là cần phải có sự phân định giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi
trường tự nhiên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài
sản con người. Sự phân định này nên được thể hiện qua các quy định về mức bồi
thường, hình thức và phương thức bồi thường. Chẳng hạn như đối với những thiệt hại
về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Còn
thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, người gây thiệt hại chỉ được lựa chọn các mức bồi
thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các
chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền, nên bồi thường thiệt hại trong
trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại

3

Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, CIDA Canada, Bản tin Luật so sánh, số 1/2004.

______________________________


6


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các
quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể.
Thứ ba, môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên
nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán... Những trường hợp này không làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân
nào; hai là, các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử
dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
khác. Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự. Thậm chí loại
trách nhiệm này còn phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Điều 624
BLDS quy định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô
nhiễm môi trường không có lỗi”. Tại nhiều nước “trách nhiệm dân sự tuyệt đối” là loại
trách nhiệm được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực môi trường.
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất định
với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Thông thường, trong các
quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải
bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan hệ với người
bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: i) Khắc phục tình trạng môi trường
bị ô nhiễm; và ii) Bồi thường thiệt hại về môi trường. Tác dụng chính của biện pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây
lan ô nhiễm môi trường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây ra. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những tổn thất về người, tài sản và

những giá trị sinh thái đã bị mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, do người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, còn bồi thường thiệt hại lại là một
______________________________

7


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

loại trách nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập theo ý chí của các bên. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực môi trường hai loại trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và
trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau, đặc biệt là khi chỉ xuất hiện thiệt hại
đối với môi trường tự nhiên mà không xuất hiện thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe,
tài sản của tổ chức, cá nhân. Nếu việc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy
thoái do chính người bị hại tiến hành thì những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và
khắc phục thiệt hại sẽ được tính trong tổng giá trị thiệt hại để đòi bồi thường. Còn trong
trường hợp người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã tự mình thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ được giải phóng hoặc giảm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Thứ năm, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong lĩnh
vực môi trường. Luật BVMT 2005 quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân
cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có
trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng
trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ
dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng. Bồi
thường thiệt hại theo phần bằng nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến
trong trường hợp này. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về môi trường chúng tôi cho rằng nếu người gây thiệt hại chứng
minh được mức độ mà mình gây thiệt hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ

chỉ phải bồi thường thiệt hại theo phần tương ứng với mức độ gây hại đó. Nghĩa vụ
chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn
trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh
vực này. Ngoài ra, cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của
hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng
lại tác động không quá mức giới hạn tới môi trường4.
4

Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo cáo phúc trình Đề tài NCKH cấp cơ sở “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên",, 2006, Tr. 26

______________________________

8


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

Thứ sáu, thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi
trường cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và
kịp thời đã trở thành nguyên tắc luật định, song trong lĩnh vực môi trường, do giá trị của
các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên trong tuyệt đại đa số các
trường hợp việc áp dụng trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều
khó có thể thực hiện được. Pháp luật cần có các quy định mang tính linh hoạt hơn trong
lĩnh vực này. Chẳng hạn như người gây thiệt hại đối với môi trường có thể bồi thường
một lần hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian tối đa một số năm nhất định nào đó kể từ
ngày áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến các quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu
bồi thường thiệt hại. Theo BLDS thì thời hạn này là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Song cũng cần tính đến
trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại không hoàn toàn
trùng khít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế. Thiệt hại đối với người bị nhiễm chất
phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là những ví dụ điển hình. Nên chăng pháp luật môi
trường cần hướng tới việc quy định thời hiệu khởi kiện gắn với ngày mà thiệt hại thực
tế xảy ra và cần có khoảng thời gian dài hơn 2 năm.
Thứ bảy, khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, Việt Nam
không thể không xem xét đến các cam kết quốc tế về vấn đề này. Ngày 17/6/2004 Công
ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 có hiệu lực tại
Việt Nam. Đây sẽ căn cứ pháp lý quan trọng để phía Việt Nam yêu cầu các đối tượng
gây ô nhiễm môi trường từ sự cố tràn dầu phải bồi thường thiệt hại về môi trường một
cách thỏa đáng. Một số nội dung sau đây thể hiện bước phát triển của Công ước CLC
92. Một là, khi xảy ra ô nhiễm dầu thì chủ sở hữu của tàu không chỉ phải đền bù thiệt
hại do ảnh hưởng đến môi trường mà còn phải đền bù các thiệt hại về kinh tế do ô
nhiễm dầu gây nên; hai là, mức bồi thường ngoài căn cứ vào lượng dầu tràn còn căn cứ
vào trọng tải của tàu. Ví dụ, đối với tàu chở dầu có tổng dung tích dưới 5.000 tấn trọng
tải mức bồi thường cao nhất đến 3 triệu SDR (tương đương 3,8 triệu USD); đối với
______________________________

9


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

những tàu chở dầu từ 5.000 tấn đến 140.000 tấn thì ngoài 3 triệu SDR, mỗi tấn tính
thêm 538 USD nữa; đối với tàu 140.000 tấn trở lên phải bồi thường tối đa là 76,5 triệu
USD. Ba là, phạm vi khu vực bị ô nhiễm được tính bồi thường bao gồm cả vùng đặc
quyền kinh tế thay vì là chỉ trong phạm vi lãnh hải của quốc gia bị ô nhiễm. Thiết nghĩ
cách tiếp cận nêu trên, đặc biệt là việc ấn định một mức bồi thường thiệt hại căn cứ vào
lượng dầu tràn, loại dầu tràn, trọng tải của phương tiện trở dầu, đặc điểm hệ sinh thái

vùng tràn dầu... cần được Việt Nam tham khảo trong quá trình ban hành các quy định
về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
KẾT LUẬN
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Việt Nam là vấn đề còn
rất mới cả từ phương diện lý luận và thực tiễn. Nhận thức một cách đầy đủ về những
nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường là yếu
tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong tương lai. Tuy nhiên,
cần phải lưu ý rằng cho dù chế định này có phát triển đến mức nào, chi phí bỏ ra để xử
lý, cải tạo môi trường có lớn đến đâu cũng không thể khắc phục được hết những hậu
quả do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra. Do vậy, xác định thiệt hại đối với môi
trường và áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong mọi trường hợp
đều không phải là mong muốn hàng đầu được áp dụng trong lĩnh vực môi trường.

______________________________

10


Bài tập học kỳ - Môn Luật Môi Trường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.
Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, Nxb.CAND, Hà

Nội, 2009.
5. TS. Vũ Thị Hạnh, Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, Tạp
chí Khoa học pháp lí số 03(40)/2007.
6. Hội thảo Mini về thiệt hại môi trường và bồi thường (Bà Karin Dunner, Cục
Bảo vệ môi trường Thụy điển SEPA), Bản tiếng Việt.
7. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, CIDA Canada, Bản tin Luật so sánh, số
1/2004.
8. Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992.

______________________________

11



×