Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TẬP SAN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm tại Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 13 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
TẬP SAN
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Nhóm thực hiện: Lớp 9/1
Nguyễn Lê Phương Thảo
Huỳnh Thị Diệu Anh
Trần Gia Lộc
Nguyễn Ngọc San
I/ Các tác giả (nhà thơ, nhà văn) ở Thừa Thiên Huế:
1. TỐ HỮU
Tiểu sử:
- Tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 trong một gia đình nhà nho nghèo
thuộc Quảng Điền – Thừa Thiên Huế.
- Gia đình và quê hương có ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ ngọt ngào tâm tình tha thiết của
ông.
Bước vào tuổi thanh niên đúng vào dịp phong trào Mặt trận dân chủ đang sôi nổi. Ông giác
ngộ hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Từng bị bắt và
giam cầm nhiều nhà tù, trốn khỏi nhà tù và ra bắc hoạt động. Năm 1945 trở về Huế tham gia
tổng khởi nghĩa.
- Sau cách mạng tháng 8/1945, Tố Hữu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, từng
giữ những chức vụ trọng trách của nhà nước.
- Ông một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng
Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam
như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó
Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Ông mất ngày 9/12/2002.
Các tác phẩm
Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1977),
Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân


dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận,
1981).
Một số bài thơ tiêu biểu
Bài ca xuân 1961
Bài ca quê hương
Có thể nào yên?
Đời đời nhớ Ông
Đợi anh về (tập thơ dịch, 1998)
Em ơi Ba Lan
Hồ Chí Minh
Hãy nhớ lấy lời tôi
Miền Nam
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Kính gửi cụ Nguyễn Du
Khi con tu hú
Bầm ơi!
Lượm
Mẹ Suốt
Mẹ Tơm
Mồ côi
Một tiếng đờn
Ta với ta
Từ ấy
Tâm tư trong tù
Theo chân Bác
Tiếng chổi tre
Tiếng hát sông Hương
Tiếng ru
Với Lênin
Việt Bắc (thơ, 1954)

Phong tặng và Giải thưởng văn học chính
- Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc)
- Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ "Một tiếng đờn".
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)
- Huân chương Sao Vàng (1994)
2. NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Tiểu sử:
- Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương) sinh ngày 15/4/1943, trong một gia
đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng tại thôn Ưu Điềm, xã
Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở quê
hương.
- Thơ ông giàu chất suy tư , xúc cảm dồn nén, giọng thơ trữ tình chính luận.
- Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng
gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng). Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An,
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Tác phẩm
Bếp lửa rừng
Bước chân - Ngọn đèn
Cái nền căm hờn
Cát trắng Phú Vang
Chiều Hương Giang
Con chim thời gian
Con gà đất, cây kèn và khẩu
súng

Đất ngoại ô (1973)
Mặt đường khát vọng (1974)
Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
(1986)
Thơ Nguyễn Khoa Điềm
(1990)
Cửa thép (1972)
Đất và khát vọng
Báo động
Trường ca
Đất nước
Giặc Mỹ
Gửi anh Tường
Hình dung về Chê Ghêvara
Hồi kết cuộc
Khoảng trời yêu dấu
Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ
Lau
Lời chào
Màu xanh lên đường
Mùa Xuân ở A Đời
Ngày vui
Nghĩ về một nhãn hiệu
Người con gái chằm nón
bài thơ
Nơi Bác từng qua
Nỗi nhớ
Tháng chạp ở Hồng
Trường

Thưa mẹ con đi
Tiễn bạn cuối mùa đông
Tình Ca
Tôi lại đi đường này
Trên núi sông
Từ những gì các anh trao?
Tuổi trẻ không yên
Vỗ Hờn
Xanh xanh bóng núi
Xuống đường
Giải thưởng:
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".
- Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.
3. THANH HẢI
Tiểu sử:
- Thanh Hải sinh ngày 4/11/1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế, tên thật là Phạm Bá Ngoãn, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam.
- Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ
ông là nông dân.
- Thuở nhỏ, ông đi học tại quê nhà. Năm 17 tuổi, Thanh Hải tham gia cách mạng ở huyện
Hương Thủy, làm Chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên.
- Vào năm 1954 - 1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong
các năm 1964 - 1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm
Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình
Trị Thiên.
- Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên
thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn
Việt Nam.
- Sống được 5 năm trong hòa bình thì ông bị bệnh hiểm nghèo xơ gan cổ trướng, phải nằm
Bệnh viện Trung ương Huế. Khi đó, ông viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Chẳng bao lâu

sau khi viết bài thơ này, nhà thơ Thanh Hải qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1980.
[3]
Bài
thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được in trong tập thơ "Huế mùa xuân".
- Ông mất năm 1980.
Tác phẩm
Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 5 tập thơ:
- Những đồng chí trung kiên (1962)
- Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-19
Giải thưởng:
Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1965)
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
(đợt 2, năm 2000, truy tặng)
Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1959).
Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1962).
4. LÂM THỊ MỸ DẠ
Tiểu sử:
- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18/9/1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
- Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn
Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học
nghệ thuật Thừa Thiên - Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ
thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà
văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
- Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc
Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt Nam.
Tác phẩm
Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)
Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)

Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)
Mẹ và con (thơ, 1994)
Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)
Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được
Nhà xuất bản Curbstone dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.
5. THANH TỊNH
Tiểu sử:
- Thanh Tịnh sinh ngày 12/12/1911 tại xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô Huế, tên thật
là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền
chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh
Thuần (sau 1945).
- Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường
tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở
Huế.
- Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời
gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà
Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa Sáng tác đầu tay của ông là truyện
"Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
- Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
- Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài
Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc
Trung Bộ.
- Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng
của Bộ Tổng tư lệnh Quân đôi nhân dân Việt Nam.
- Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau,
ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

- Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên
Ban chấp hành Hội khóa I, II.
- Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp
bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
- Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên
Thai phía Tây thành phố Huế.
Tác phẩm
* Trước 1945: Hận chiến trường (thơ, 1937), Quê mẹ (truyện ngắn,
1941), Chị và em (truyện ngắn, 1942), Ngậm ngải tìm trầm (truyện
ngắn, 1943)
* Sau 1945: Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954), Những giọt nước
biển (tập truyện ngắn, 1956), Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973),
Thơ ca (thơ, 1980), Thanh Tịnh đời và văn (1996).
Giải thưởng:
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài
độc tấu xuất sắc.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.
- Giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ
tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936.
6. HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Tiểu sử:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế.
- Học Trung học tại Huế, tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn năm 1960 và Đại học Huế năm 1964.
Từng là: Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội văn học nghệ
thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Tác phẩm
* Thể loại bút ký:
- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
- Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)

- Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
- Hoa trái quanh tôi (1995)
- Huế - di tích và con người (1995)
- Ngọn núi ảo ảnh (2000)
- Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
- Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
- Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005)
- Miền cỏ thơm (2007)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nxb Hội nhà văn, 2010
* Thể loại thơ :
- Những dấu chân qua thành phố (1976)
- Người hái phù dung (1992)
- Thể loại nhàn đàm:
- Nhàn đàm, Nxb Trẻ, 1997
- Người ham chơi, Nxb Thuận Hóa, 1998
- Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)
* Tuyển tập :
- Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập, Nxb Trẻ, 2002
* Trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa
nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học,
văn hoá, lịch sử, địa lý Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm
và tài hoa.
Giải thưởng:
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980.
- Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999,
2008.
- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.
7. VÕ QUÊ
Tiểu sử:

- Võ Quê sinh ngày 7/3/1948 tại An Truyền (Làng Chuồn), Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên -
Huế. Bút danh: Sao Khuê, Quý Lê
- Công tác hiện nay: Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Ca Huế thuộc Trung Tâm Văn Hóa Huế.
Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà Báo Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân Gian Việt
Nam.
- Vài nét về quá trình công tác, học tập, sáng tác :
+ Từ tháng 01/1971 - 04/1972 : Ban Cán sự Sinh viên Học sinh Huế.
+ Từ tháng 04/1972 - 03/1973 : Bị tù Côn Đảo.
+ Tháng 09/1973: Thoát ly lên Chiến khu Thừa Thiên Huế.
+ Tháng 12/1973: Ra Hà Nội.
+ Tháng 8/ 1974: Điều dưỡng tại Nam Khê Sơn, Quế Lâm, Trung Quốc
+ Tháng 1/ 1974- 04/1975 : Dự lớp bồi dưỡng viết văn khóa VII tại Quảng Bá, Hà Nội do
Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức.
+ Từ tháng 05/1975 - 12/1976: Cán bộ Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Huế.
+ Từ tháng 01/1977 đến 2010: Bí thư Chi đoàn, cán bộ Hội, Chánh Văn phòng Hội, Đại
biểu HĐND thành phố Huế khóa II (1977-1979) và khóa III (1979-1981), Đại biểu HĐND
Tỉnh Bình Trị Thiên khóa II (1989-1994), Đại biểu HĐND Tỉnh Thừa Thiên Huế khóa IV
(1999-2004), khóa V (2004-2011), Chủ tịch Công đoàn Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật
tỉnh Thừa Thiên Huế. Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTQ LHCHVHNT Việt Nam. Bí thư Đảng
Đoàn, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (1998-
2005), Ủy viên UBMTTQVN Thừa Thiên Huế (1998-2009). Thành viên Ban Văn hóa Xã
hội HĐND Thừa Thiên Huế (2004-2011).Trưởng ban công tác Liên chi hội Nhà văn Việt
Nam khu vực Bắc miền Trung (2005 - 2010).
- Đã cùng CLB Ca Huế lưu diễn tại các nơi: Mỹ (1995), Hồng Kông (1996), Đài Loan
(1998), Hàn Quốc (2007)
Tác phẩm
- Chị Sáu (1970)
- Giọt máu ta một biển Hòa Bình (1971)
- Nhờ ơn cây lúa lúa ơi (1993)
- Ngợi ca (thơ, 1993)

- Mười thương em bé (thơ, 1992).
- Hoa Đêm (1969)
- Khúc Tri Âm (Lời ca Huế, 2000)
- Thơ Một Thuở Xuống Đường (tập thơ
2001)
- Lửa Đường Phố (hồi ký, 2003)
- Hoa & Phong Vị Huế (tập thơ 2010)
- Ngược Xuôi thế Sự (tập thơ 2011)
Giải thưởng:
- Giải C Giải Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ I (1994).
- Giải Khuyến khích Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (1997).
- Giải C - UBTQLHCHVHNT Việt Nam (2001).
- Giải thưởng đặc biệt UBTQLHCHVHNT Việt Nam (2002).
- Huy Chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Trẻ
em. Huy chương Vì sự nghiệp Công Đoàn, Huy Chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật, Huy
Chương Vì sự nghiệp Nhiếp Ảnh. Huy Chương Chiến sĩ Văn Hóa.
8. MAI VĂN HOAN

Tiểu sử:
- Mai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố
Trạch, Quảng Bình.
- Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và
từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư
phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng
(1979-1985), Quốc Học (1985-2009).
- Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi
văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên
Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh
của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý,
nhà văn, nhà báo nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào

quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như
lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.
- Anh là thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận văn học. Những
bài phê bình tiểu luận của anh đã được đăng tải trên các
báo, tạp chí trong cả nước. Anh đã xuất bản: Cảm nhận thi ca (tập 1, 1991); Cảm nhận thơ
Hàn Mặc Tử (1999); Cảm nhận thi ca (tập 2, 2008); Đôi nét chân dung hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam tại Huế (2009).
Tác phẩm
Cho đến nay, Mai Văn Hoan đã xuất bản bảy tập thơ:
- Ảo ảnh (1988)
- Giai điệu thời gian (1989)
- Hồi âm (1991)
- Trăng mùa đông (1997)
- Giếng Tiên (2003)
- Lục bát thơ (2006)
- Điếu thuốc và que diêm (2009).
9. HỒNG NHU
Tiểu sử:
- Họ tên : Trần Hồng Nhu. Ngày sinh 1 – 12 - 1934.
Tuổi thật : Nhâm Thân (1932)
- Quê quán : làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Dân tộc : Kinh. Tôn giáo : không.
- Hiện trú tại : 12/1/1 Xuân Diệu - Huế.
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1956.
- Hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ 1981.
- Đi bộ đội CM từ 1948 - 1961, chiến đấu ở chiến
trường Bình Trị Thiên và Trung Hạ Lào những năm 50 của thế kỷ trước.
1962 – 1965 : cán bộ văn hoá, cán bộ kỹ thuật thuỷ lợi ở Ty Thuỷ lợi Nghệ An, Ty Văn hoá
Nghệ An.

1965 – 1987 : cán bộ văn nghệ ở Hội Văn nghệ Nghệ An (Nghệ Tĩnh), Uỷ viên thường trực
Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh.
1987- 1998 : cán bộ văn nghệ ở Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, rồi Thừa Thiên Huế, Phó Chủ
tịch Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Bí thư Đảng Đoàn Văn nghệ tỉnh, Tổng Biên tập Tạp chí
Sông Hương nhiều năm.
1998 : về hưu, viết ở nhà cho đến nay.
Tác phẩm
20 tập văn xuôi, 5 tập thơ ở các NXB Trung ương và địa phương:
- Ý nghĩ mùa thu – Tập truyện ngắn – 1971
- Tiếng nói chìm sâu – Tập truyện ngắn – 1976
- Cây tâm hồn trắng – Tập truyện ngắn – 1984
- Vẫn chuyện phiêu lưu – Truyện dài – 1985
- Ngẫu hứng về chiều – Tập thơ -1988
- Nước mắt đàn ông – Tập thơ – 1992
- Chiếc tàu cau – Tập thơ – 1995
- Rêu đá – Tập thơ – 1998
- Thơ chọn lọc – Tuyển thơ – 2006
- Thuyền đi trong mưa ngâu – Tập truyện ngắn – 1995
- Lễ hội ăn mày – Tập truyện ngắn – 2001
- Trà thiếu phụ - Tập truyện ngắn – 2003
- Vịt trời lông tía bay về - Tuyển truyện – 2006
- Chuyện một tình yêu – Tập truyện ngắn – 2007
Giải thưởng:
- Giải 3 Văn nghệ Quân đội – 1958.
- Giải 2 Văn nghệ Quân đội – 1994.
- Giải A 15 năm Văn nghệ Nghệ An 1965 – 1980.
- Giải Chính thức VHNT Nguyễn Du (Nghệ Tĩnh) 1985.
- Giải A VHNT Cố đô 3 lần liên tiếp (1987 - 1992; 1993 - 1997; 1998 - 2003).
- Giải Văn học UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam - 3 lần: 1 lần giải A – 1995; 1 lần
giải B - 2001; 1 lần giải cao tuổi – 2006.

- Giải B Cây bút vàng Bộ Công An và Hội Nhà văn Việt Nam 1998 – 2000.
- Giải văn học, tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam – 2004.
10. NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tiểu sử:
- Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Phê, sinh ngày 26.4.1939 ở Sơn
Hòa, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
- Bút danh khác: Trung Sơn.
- Hiện sống và viết ở Huế. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tốt nghiệp đại học. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).
- Từ 1959 đến 1974 Nguyễn Khắc Phê là cán bộ kỹ thuật thi công cầu đường ở Lạng Sơn, Hà
Đông, Nghệ An. Cán bộ bảo đảm giao thông chống Mỹ ở đường 12A Tây Quảng Bình
(đường Hồ Chí Minh) rồi cán bộ thi đua giao thông vận tải Quảng Bình.
- Từ 1974 - 1975 là cán bộ binh vận, ủy viên Thường vụ BCH Hội Văn nghệ Quảng Bình.
Từ 1976 đến 1983 là cán bộ biên tập, ủy viên BCH Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Từ năm
1983 đến 1991 là ủy viên BCH Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Thổng biên tập tạp chí
Sông Hương (trong đó có 8 tháng làm Tổng Biên tập). Từ 1991 đến nay tiếp tục tham gia
BCH Hội, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên-Huế. Ngoài ra còn tham gia Hội Nhà báo
tỉnh (hai nhiệm kỳ) và BCH Liên đoàn Lao động tỉnh (2 nhiệm kỳ).
Tác phẩm
- Vì sự sống con đường (tập ký sự, 1968)
- Đường qua làng Hạ (tiểu thuyết, 1976)
- Đường giáp mặt trận (tiểu thuyết, 1976, tái bản có sửa chữa lần 1 năm 1985)
- Chỗ đứng người kỹ sư (tiểu thuyết, 1980)
- Miền xa kêu gọi (tiểu thuyết, 1985)
- Những cánh cửa đã mở (tiểu thuyết, 1986)
- Nếu được chết thay em (tiểu thuyết, 1989)
Giải thưởng:
- Giải ba cuộc thi viết về "Thầy giáo và nhà trường" do Bộ Giáo dục tổ chức năm 1962 với
truyện ngắn Một đêm mưa.
- Giải thưởng văn học về đề tài công nhân 5 năm (1975-1980) do Tổng công đoànViệt Nam

và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức với tiểu thuyết Chỗ đứng người kỹ sư.
- Giải thưởng Bông sen trắng hạng A do UBND tỉnh Bình Trị thiên tặng năm 1988 với tiểu
thuyết Những cánh cửa đã mở.
- Giải thưởng Cố đô hạng B do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng năm 1994 với tác phẩm
“Nếu được chết thay em”.
- Giải thưởng hạng B do UB toàn quốc Liên hiệp VHTT Việt Nam tặng 1995 với tác phẩm
Lê Văn Miến - người họa sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên.

II/ Tác phẩm viết về Huế hay, ấn tượng nhất:
NHỚ HUẾ QUÊ TÔI
Sông núi vươn dài tiếp núi sông
Cò bay thẳng cánh nối đồng không
Có người bảo Huế xa, xa lắm
Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng.
Mười một năm trời mang Huế theo
Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo
Giọng hò mái đẩy vờn mây núi
Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo
Tôi gặp bao người xứ Huế xa
Đèn khuya thức mãi chí xông pha
Mở đường giải phóng về quê mẹ
Dựng khắp non sông bóng xóm nhà
Có bao người Huế không về nữa.
Gửi đá ven rừng chép chiến công
Có mồ liệt sỹ nâng lòng đất.
Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng.
Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành
Bao lần máu đỏ nhuộm đồng xanh
Cờ sao ngày ấy buồn cung cấm
Sông nước xôn xao núi chuyển mình

Bao độ thu về, thu lại qua
Huế tôi thăm thẳm nhớ con xa
Mỗi lần phượng nở rung màu đỏ
Càng giục canh sương rộn tiếng gà.
Thanh Tịnh
Nội dung tác phẩm:
- Giọng hò mái đẩy - đặc trưng của Huế - cứ man mác, vang lên trong tâm tưởng ông.
Thanh Tịnh không chỉ nhớ Huế về ban đêm mà không lúc nào nguôi.
- Ấn tượng sâu đậm về Huế : Hình ảnh quê hương Huế đẹp và Thơ, ‘’Đèo cao nắng tắt bóng
cheo leo’’, sông Hương núi Ngự Bình, mà còn có những người bạn chiến đấu đã nằm lại
vĩnh viễn bên ven rừng, trảng cỏ, đồng không mông quạnh. Thậm chí chẳng còn dấu tích của
nấm mồ ghi lại chiến công thầm lặng của người chiến sĩ hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc.
- Huế chỉ còn đọng lại trong lòng tác gỉa với nỗi trầm mặc trước: Cổ thành, đền đài, lăng tẩm
nguy nga tráng lệ, với sông Hương xao động mặt nước , với núi Ngự bình như vẫn còn đang
ì ầm chuyển động trong lòng.
- Bài “Nhớ Huế quê tôi” có thể xem là dấu tích cuối cùng, là ngôi sao sáng chói lên rồi vụt
tắt trong sự nghiệp thi ca của nhà thơ Tiền chiến tài danh.
Nghệ thuật tác phẩm:
- Ông chắt lọc những từ ngữ độc đáo đưa vào bài thơ, làm tăng sức truyền cảm và dễ đi vào
lòng dân.
- Sử dụng biện pháp nhân hóa, hoán dụ, điệp từ, sử dụng từ láy tăng tính gợi hình, biểu cảm.
Lời bình của các nhà nghiên cứu:
-Bài thơ được đánh gía cao, nằm trong nhóm 100 thi phẩm hay nhất Việt Nam của thế kỷ 20.
Thơ, văn của Thanh Tịnh đã ghi dấu ấn trong lòng độc gỉa gần 70 năm trước. Tấu - Hài của
ông cũng lại được lớp khán thích giả hôm nay đón nhận nồng nhiệt.
- Lê Xuân Quang: Thiết nghĩ: Sự tiếp nhận nhiệt thành của xã hội, sự thích thú của khán
thính gỉa qua tiếng cười, tràng vỗ tay tán đồng - chính là phần thưởng vô gía của cuộc sống
giành cho Tấu - Hài và người khai sinh ra nó!
Người xứng đáng nhận phần thưởng cao qúy này, trưóc tiên phải là: Cố Thi sĩ - Nhà Văn
Thanh Tịnh!

- Nhà văn Nguyễn Khải, nhân nói về việc làm thơ quá ít và không mấy hiệu quả của Thanh
Tịnh, đã cho rằng: "Văn chương đối với anh chưa phải là niềm say mê nhất, anh chưa hết
lòng phục vụ nó, sống vì nó. Anh có quá nhiều sự đam mê. Nghề dạy học cũng là một cái mê,
nghề hướng dẫn du lịch cũng rất mê, làm báo cũng mê, biểu diễn độc tấu và đóng kịch hình
như anh mê hơn cả" (sách "Nghề văn cũng lắm công phu" - NXB Trẻ, 2003)
- Tố Hữu - tác giả hai tập trường ca "Bài thơ Hắc Hải" và "Theo chân Bác", đều viết về đề
tài lãnh tụ, tập trường ca của Thanh Tịnh quá nệ vào hiện thực, kể chuyện tỉ mỉ kiểu con cà
con kê, thiếu sự thăng hoa làm say lòng người đọc. Tuy thể thơ được dùng là lục bát song
Thanh Tịnh còn để lọt nhiều câu non lép, chất thơ không vang.

×