Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của Liên hợp quốc trong ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.44 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề

2

Nội dung

2

1. Khái quát chung

2

1.1. Khái quát về vai trò của LHQ trong việc xây dựng và hoàn

2

thiện hệ thống pháp luật quốc tế.
1.2. Khái quát chung về Luật biển quốc tế
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện

3
4

các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế
2.1. Vai trò của Liên hợp quốc trong ba hội nghị đàm phán về vấn

5

đề xây dựng luật biển.


2.2. Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc pháp điển

7

hóa các quy phạm quốc tế về biển
3. Đánh giá các vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và

9

hoàn thiện pháp luật quốc tế về biển.
Kết luận

9

Danh mục tài liệu tham khảo

10

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn trên thế giới. Nó không chỉ được biết
đến với vai trò giữ gìn hòa bình an ninh thế giới mà còn được biết đến bởi việc giữ vai
trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Một trong những
ngành luật quan trọng đó là Luật biển quốc tế. Vậy Liên hợp quốc đã có những vai trò
gì trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm trong ngành Luật
biển quốc tế? Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò này của Liên hợp quốc.

NỘI DUNG

1. Khái quát chung
1.1. Khái quát về vai trò của LHQ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật quốc tế.
Liên Hợp Quốc thành lập ngày 24/10/1945, là một tổ chức quốc tế có mục đích
duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các
dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên,
bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Đây là một tổ chức quốc tế
rộng lớn có tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chung
của toàn nhân loại. Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế,
LHQ còn là diễn đàn nơi các quốc gia thảo luận và thông qua các quy phạm pháp luật
quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Đồng thời tổ chức này cũng có thẩm
quyền và phương tiện để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế.
LHQ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ, củng cố hệ thống
pháp luật quốc tế. Trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế, vai trò
của Liên hợp quốc được thể hiện qua hai con đường:
Một là, hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế trực tiếp: đây là hoạt động của
Liên hợp quốc với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế. Liên hợp quốc kí kết các điều
ước quốc tế hoặc chấp nhận các tập quán quốc tế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của mình trong khuôn khổ thẩm quyền mà các quốc gia thành viên trao cho tổ chức.

2


Hai là, hoạt động xây dựng pháp luật gián tiếp: đây là hoạt động đưa ra sáng
kiến, bảo trợ để kí kết các điều ước quốc tế. Thông thường, Liên hợp quốc sẽ tổ chức
các diễn đàn, các hội nghị để các bên thương lượng và kí kết điều ước quốc tế. Ngoài
ra, Liên hợp quốc còn tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế, thiết lập nên các thiết
chế để giám sát thực hiện các điều ước này.
Vai trò quan trọng của LHQ trong việc phát triển, xây dựng và pháp điển hoá

luật quốc tế được minh chứng qua hàng trăm các Điều ước quốc tế đa phương, được
xây dựng trong khuôn khổ của tổ chức này trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân
quyền, môi trường, bảo vệ xã hội, luật kinh tế, luật hàng hải, luật hàng không, luật quốc
tế về khủng bố, chống tội phạm, chống buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em.
Đặc biệt đáng chú ý là hai Công ước về quyền con người năm 1966, Công ước viên về
Luật Điều ước quốc tế năm 1969, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, Công ước về
quan hệ ngoại giao năm 1961, Quy chế Toà án hình sự quốc tế năm 1998, 13 Công ước
về chống khủng bố. Đây là những Công ước quốc tế toàn diện, tổng thể, điều chỉnh bao
quát những lĩnh vực hết sức quan trọng trong đời sống quốc tế.
Và có thể nói, LHQ cũng có quyền lập pháp chủ yếu trong các vấn đề có tính
chất thủ tục, tổ chức, tài chính…trong sinh hoạt nội bộ của mình. Ví dụ, căn cứ vào
điều 21 và 22 Hiến chương LHQ, Đại hội đồng LHQ có quyền quy định các quy tắc thủ
tục riêng và có quyền thành lập các cơ quan hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện chức
năng của mình.
Sau hơn 60 năm tồn tại và phát triển hiện nay LHQ đã thực sự trở thành cơ quan
trung tâm trong quan hệ quốc tế với bộ máy các cơ quan, các tổ chức quốc tế liên chính
phủ đảm trách hầu như tất cả các lĩnh vực trong đời sống quốc tế.
1.2. Khái quát chung về Luật biển quốc tế
Luật biển quốc tế trước hết là một ngành luật điều chỉnh trong việc sử dụng và
quản lý không gian biển. Ở khía cạnh này, Luật biển quy định quyền hạn và nghĩa vụ
của các quốc gia (có biển hoặc không có biển), điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế ở những vùng biển với các chế độ
pháp lý khác nhau. Mặt khác, Luật biển cũng đồng thời là một ngành luật mang tính
3


chức năng. Các chức năng này phát triển và thay đổi cùng với sự phát triển của quan hệ
quốc tế trong lĩnh vực biển. Một thời gian dài, các chức năng này gắn liền với việc thực
thi chủ quyền trên một vùng biển hẹp như: chiến tranh và xung đột vũ trang, đăng ký
quốc tịch cho tàu thuyền.,v.v. Dần dần, các thẩm quyền Nhà nước được mở rộng ra

phía biển và được bổ sung thêm những chức năng mang tính cộng đồng như: bảo vệ
môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, khai thác tài nguyên biển...
Một cách khái quát, có thể định nghĩa Luật biển là tổng thể các nguyên tắc và quy
phạm pháp lý quốc tế được các chủ thể của Luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên nhằm
điều chỉnh các quan hệ nãy sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng và
quản lý biển.
Là một ngành của Luật quốc tế, Luật biển hình thành và phát triển dựa trên những
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung: bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc
gia; cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực; giải quyết hoà bình các tranh chấp
quốc tế; không can thiệp vào công việc nội bộ; các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác; dân
tộc tự quyết; và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên biển là một lĩnh
vực có những điểm đặc thù cho nên Luật biển cũng có những nguyên tắc riêng, đặc
trưng của mình. Đó là: Nguyên tắc tự do biển cả, Nguyên tắc sử dụng hợp lý và bảo
tồn tài nguyên biển, Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển, Nguyên tắc sử dụng biển cả vì
mục đích hoà bình và Nguyên tắc giữ gìn di sản chung của nhân loại.
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên
tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế
Trong hệ thống luật quốc tế, Luật biển quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng. Là
các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các chủ thể của luật quốc tế thoả thuận tạo
dựng nên. Hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế có giá trị hình thành và duy trì trật tự
pháp lý trong sử dụng, khai thác và phát triển bền vững môi trường biển. Trong hệ
thống quy phạm Luật biển quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 lại có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, sự ra đời của nó đã đánh dấu bước phát triển mới của luật biển về cả
4


hai phương diện nội dung và hình thức, tạo nên sự thống nhất chung của cộng đồng
quốc tế trong việc thiết lập trật tự pháp lý quốc tế trên biển.
2.1. Vai trò của Liên hợp quốc trong ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây
dựng luật biển.

Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy
phạm Luật biển quốc tế nói chung cũng như đối với sự ra đời của Công ước Luật biển
năm 1982 nói riêng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vai trò của Liên hợp quốc đối
với sự ra đời của Công ước luật biển năm 1982 được thể hiện rõ nét nhất qua việc tổ
chức ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển của Liên hợp quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngày càng có nhiều tranh cãi, tranh chấp liên quan
đến việc sử dụng nguồn lợi biển. Trước những khác biệt liên quan đến yêu sách chủ
quyền đối với biển và đại dương, cộng đồng quốc tế cũng như Liên hợp quốc đã có
những nỗ lực nhằm pháp điển hoá luật pháp quốc tế về biển, thể hiện thông qua ba hội
nghị về Luật biển do Liên hợp quốc triệu tập.
 Hội nghị Luật biển lần thứ nhất của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ
từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 29 tháng 4 năm 1958
Vào năm 1958, Liên hiệp quốc đã triệu tập hội nghị quốc tế đầu tiên về luật biển
(UNCLOS I), có 86 quốc gia tham dự. Mục đích của hội nghị này là nhằm đưa ra định
nghĩa về quyền sở hữu cơ bản của vùng biển, quyền lãnh hải qua vùng biển đó và
quyền sở hữu đối với vùng đáy biển đó. Hội nghị này của Liên hợp quốc đã thu được
kết quả quan trọng về phương diện lập pháp quốc tế, đó là sự ra đời của bốn Công ước,
trong đó pháp điển hoá nhiều nguyên tắc và quy phạm của Luật tập quán về biển (như
tự do biển cả, qua lại không gây hại, chế độ nội thuỷ, lãnh hải, chế độ thềm lục địa…).
Tuy nhiên, những công ước này lại thất bại trong việc thống nhất bề rộng lãnh hải;
trong việc xây dựng khái niệm khoa học về thềm lục địa và hạn chế hơn nữa là không
thể hiện được lợi ích của các nước vừa và nhỏ.
Mặc dù vậy, các thành công về phương diện lập pháp của hội nghị này vẫn có ý
nghĩa trong việc tạo tiền đề để cộng đồng quốc tế tiếp tục con đường phát triển hiện đại
Luật Biển quốc tế.
5


 Hội nghị Luật Biển lần thứ hai của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ
từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 26 tháng 4 năm 1960

Tham gia Hội nghị lần này có đại diện của 87 quốc gia và quan sát viên của 24
tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc. Hội nghị đã được tổ chức với mong
muốn nhằm giải quyết những tồn tại của Hội nghị Luật biển lần thứ nhất, chẳng hạn
vấn đề chiều rộng lãnh hải. Hội nghị thứ 2 - UNCLOSII cũng đã giải quyết một số điều
khoản chưa thống nhất được ở UNCLOS I. Nhưng thực tế, do thời gian giữa hai kỳ hội
nghị quá ngắn để các bên có thể đồng cảm và đạt đến một sự nhất trí chung nên hội
nghị đã không thu được kết quả khả quan như sự trông đợi của nhiều nước tham gia.
 Hội nghị Luật Biển lần thứ ba của Liên hợp quốc, bao gồm 11 phiên
họp, kéo dài 9 năm (từ tháng 12 – 1973 đến tháng 12 – 1982)
Trong suốt thập kỷ 60, khi nguồn tài nguyên khoáng sản ở dưới đáy biển tăng
lên rõ rệt thì luật biển có một ý nghĩa mới và vào năm 1970 Liên hiệp quốc đã triệu tập
hội nghị lần thứ 3 để soạn thảo ra một công ước toàn diện về luật biển. Công việc bắt
đầu từ năm 1973 (UNCLOS III) và có 150 quốc gia tham dự. Đã có rất nhiều người
tham gia thảo luận. Cho tới năm 1982, công ước của Liên hiệp quốc về luật biển 1982
được thông qua và phải 12 tháng sau đó mới có hiệu lực khi có ít nhất 60 nước tham
gia phê chuẩn. Hội nghị lần này là một sự kiện lịch sử quan trọng trong việc phát triển
tiến bộ và pháp điển hoá Luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng. Trải qua
nhiều phiên họp, ngày 10 tháng 12 năm 1982, tại Mông- tê- gô- bay, thủ phủ của
Giamaica, đại diện có thẩm quyền của 117 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam), Hội đồng
của Liên hợp quốc về Nammibia và các đảo Cúc đã ký chính thức Công ước Luật biển
1982.
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 đã thể chế những quy
định tiến bộ của các Công ước Giơnevơ về Luật biển năm 1958 và ghi nhận một số
lượng đáng kể các quy phạm pháp lý quốc tế mới. Đây là thoả thuận trọn gói các vấn
đề pháp lý về biển, tức Công ước không cho phép có bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản
nào trong nội dung công ước.
Có thể thấy rằng, thông qua việc triệu tập ba hội nghị về luật biển nói trên, Liên
hợp quốc đã thể hiện vai trò là chủ thể tổ chức hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng
6



luật biển, bên cạnh đó, Liên hợp quốc còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo trợ tổ
chức các hội nghị nhằm thảo luận và thông qua công ước Luật biển năm 1982. Sự ra
đời của Công ước Luật biển năm 1982 đã đánh dấu bước phát triển mới của luật biển
về cả hai phương diện nội dung và hình thức, tạo nên sự thống nhất chung của cộng
đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự pháp lý quốc tế trên biển.
2.2. Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc pháp điển hóa các quy phạm
quốc tế về biển
Việc soạn thảo công ước Luật biển, công ước lớn nhất trong khuôn khổ Liên hợp
quốc kể từ khi thành lập, là một điển hình của quá trình nỗ lực pháp điển hóa luật quốc
tế của Liên hợp quốc. Không chỉ đóng vai trò bảo trợ tổ chức hội nghị đàm phán giữa
các quốc gia về luật biển quốc tế, Liên hợp quốc còn đóng vai trò quan trọng trong việc
pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển. Tuy nhiên, trong số các cơ quan của Liên
hợp quốc thì Đại hội đồng của Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng nhất trong việc
pháp điển hóa pháp luật quốc tế cũng như việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về
biển. Do đó, vai trò của Liên hợp quốc trong việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế
về biển được thể hiện qua vai trò của Đại hội đồng.
Theo Hiến chương Liên hợp quốc, một trong những nhiệm vụ chính của Đại hội
đồng là thúc đẩy việc xây dựng và pháp điển hoá luật pháp quốc tế theo hướng tiến bộ.
Điều 11,13 Hiến chương quy định: “Đại hội đồng có thể thảo luận tất cả các vấn đề
hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương đồng thời Đại hội đồng có nhiệm vụ tổ
chức nghiên cứu và thông qua kiến nghị nhằm phát triển sự hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực chính trị, thúc đẩy việc pháp điển hoá và sự phát triển của luật pháp quốc tế
theo hướng tiến bộ”. Theo đó, trong quá trình pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về
biển, Đại hội đồng đóng vai trò thúc đẩy việc xây dựng và pháp điển hóa các quy phạm
quốc tế về biển theo hướng tiến bộ.
Đại hội đồng thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy quá trình xây dựng và pháp điển hoá
luật pháp quốc tế thông qua các cơ quan chính : Uỷ ban luật pháp quốc tế (ILC), Uỷ
ban thương mại quốc tế (UNCIRAL); các Uỷ ban ad hoc và các hội nghị thành viên.
Tuy nhiên, nhiệm vụ thúc đẩy quá trình pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển

7


của Đại hội đồng được thực hiện thông qua hai cơ quan chính là Ủy ban lập pháp quốc
tế và các hội nghị thành viên.
Uỷ ban luật pháp quốc tế ( ILC) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc gồm
những chuyên gia luật pháp quốc tế có nhiệm vụ giúp Liên hợp quốc xây dựng và soạn
thảo những Điều ước quốc tế đa phương. Uỷ ban luật pháp quốc tế đóng một vai trò
quan trọng trong việc pháp điển hoá luật pháp quốc tế. Uỷ ban đã xây dựng và hoàn
thiện nhiều Dự thảo tuyên bố, Công ước trong đó có Công ước luật biển năm 1982. Ủy
ban pháp luật quốc tế đã xây dựng 4 công ước Giơnevơ về lãnh hải, vùng tiếp giáp,
biển cả, thềm lục địa và việc đánh cá, bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật tại biển cả
làm cơ sở cho việc thông qua Công ước Luật biển tại Hội nghị Liên hợp quốc về Luật
biển.
Những nỗ lực pháp điển hóa các quy phạm Luật biển quốc tế của Ủy ban pháp
luật quốc tế đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề
tranh chấp liên quan đến việc sử dụng các nguồn lợi từ biển được cộng đồng quốc tế
quan tâm. Ví dụ: Trước khi có Công ước Luật biển năm 1982, Anh hay áp dụng quy tắc
đường của vịnh 10 hải lý, song liên quan đến các nước khác, như Nauy lại luôn từ chối
áp dụng quy tắc này, mà áp dụng các thức xác định đường cơ sở thẳng, sau này Liên
hợp quốc đã pháp điển hoá tập quán này trong luật biển quốc tế hiện đại với tính chất là
một quy phạm điều ước quốc tế.
Hội nghị thành viên là trường hợp Liên hợp quốc triệu tập một hội nghị quốc tế để
các quốc gia có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, xây dựng một công ước
đa phương. Theo như phân tích ở phần 1, Liên hợp quốc đã tổ chức ba hội nghị về luật
biển để thông qua dự thảo 4 công ước luật biển do Ủy ban pháp luật quốc tế xây dựng.
Các hội nghị về luật biển được tổ chức đóng vai trò là nơi để các nước thành viên của
Liên hợp quốc thông qua, kí kết cũng như đề xuất các ý kiến nhằm xây dựng và bổ
sung các quy phạm luật quốc tế về biển trên cơ sở 4 công ước Luật biển do Ủy ban
pháp luật quốc tế xây dựng. Các hội nghị thành viên do Liên hợp quốc triệu tập đã thể

hiện nỗ lực của Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế trong việc pháp điển hóa
các quy phạm quốc tế về biển.
8


Có thể thấy rằng, hoạt động của hai cơ quan là ủy ban pháp luật quốc tế và các hội
nghị thành viên không chỉ thể hiện nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc pháp điển hóa
các quy phạm quốc tế về biển nhằm giải quyết các tranh chấp, xung đột liên quan đến
biến giữa các quốc gia mà còn thể hiện vai trò thúc đẩy việc pháp điển hóa các quy
phạm quốc tế về biển của Đại hội đồng cũng như Liên hợp quốc.
3. Đánh giá các vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật quốc tế về biển.
Trong số hai vai trò nêu trên, có thể thấy, vai trò bảo trợ, tổ chức hội nghị đàm
phán về vấn đề xây dựng Luật biển là vai trò nổi bật và thể hiện được vai trò của Liên
hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế về biển hơn cả.
Trong hoạt động tổ chức hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển Liên
hợp quốc chỉ đóng vai trò gián tiếp, tạo môi trường cho các bên tham gia thương lượng.
Tuy nhiên, hoạt động này lại đóng vai trò rất quan trọng, diễn ra thường xuyên, việc tổ
chức các hội nghị sẽ là nơi để các quốc gia có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đàm
phán, xây dựng một công ước song phương hoặc đa phương.
Như đã phân tích ở trên, ba hội nghị Luật biển quốc tế của Liên hợp quốc mà đặc
biệt là Hội nghị lần thứ 3, hội nghị này là nơi đại diện các quốc gia trên thế giới trực
tiếp đàm phán về những quy định liên quan đến luật biển và và sau 9 năm đàm phán,
Hội nghị đã đạt được một thoả thuận cả gói là Công ước Luật biển năm 1982, đánh dấu
bước phát triển mới của luật biển về cả hai phương diện nội dung và hình thức, tạo nên
sự thống nhất chung của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự pháp lý quốc tế
trên biển.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua những phân tích trên, ta thấy rằng LHQ đóng vai trò rất quan trọng trong
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế nói chung, đặc biệt là Luật biển

quốc tế nói riêng. Đây cũng là một trong những vai trò nhằm thúc đẩy sự phát triển của
thế giới.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Quốc Tế, Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà
Nội- 2007.
2. Luật biển quốc tế hiện đại – Ts. Lê Mai Anh – Nxb Lao động – Xã hội. Hà
Nội – 2005.
3. Liên hợp quốc và quá trình pháp điển hoá luật pháp quốc tế - Khuất Duy Lê
Minh – Đặc san 60 năm Liên hợp quốc – Tạp chí Luật học 2005.
4. Hiến chương Liên hợp quốc.
5. Những điều cần biết về Luật Biển, Nguyễn Hồng Thao.

6.

/>
%A7a-Li%C3%AAn-h%E1%BB%A3p-qu%E1%BB%91c-trong-qu%C3%A1-tr
%C3%ACnh-x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-v%C3%A0-ho%C3%A0n-thi
%E1%BB%87n-c%C3%A1c-nguy%C3%AAn-t%E1%BA%AFc-quy-ph%E1%BA
%A1m-chuy%C3%AAn-ng%C3%A0nh-Lu%E1%BA%ADt-Bi%E1%BB%83n-qu
%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF

10


11




×