Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường nước tại lưu vực sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.96 KB, 19 trang )

Dẫn nhập
Bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông là một phần của công tác bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm tại đây đang trở nên đáng báo động. Chính vì
điều đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “bảo vệ môi trường nước – nước tại các
lưu vực sông – thực trạng một số con sông cụ thể” để nghiên cứu.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại phát triển bền vũng của đất nước. Nước có ảnh hưởng
quyết định đến khí hậu và thời tiết. tại các lưu vực sông, nguồn nước rất phong
phú.ở nước ta hiện nay nguồn nước tại các lưu vực sông ngày càng ô nhiễm, do
nhiều nguyên nhân: tốc độ đô thị hoá nhanh, ý thức bảo vệ môi trường còn hạn
chế, công tác quản lý nhà nước về môi trường còn lỏng lẻo, tiêu cực….
Việc quy hoạch khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên nước tại các lưu vực sông
phải phù hợp với các nguyên tắc về bảo vệ môi trường. trách nhiệm bảo vệ môi
trường nước tại các lưu vực sông phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ và có trách
nhiệm giữa các địa phương trên lưu vực sông. Bên cạnh đó cũng cần chủ động hợp
tác quốc tế trong công tác khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước. quá trình
đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh kéo theo những mặt tích cực và tiêu cực của
đời sống xã hội. một trong những tiêu cực đó là tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng nghiêm trọng. trong đó ô nhiễm môi trường nước cụ thể là tại các lưu
vực sông đang trở nên đáng báo động.
Các con sông đang chết. Nguyên nhân do đâu? Mức độ ô nhiễm môi trường cùng
với trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước ra sao? Và giải pháp đặt ra cho vấn
đề ô nhiễm tại các con sông như thế nào?
Bài viết sau đây sẽ cho các bạn một cái nhìn tương đối về công tác bảo vệ môi
trường tại các lưu vực sông. Trong đó có các ý kiến bình luận đánh giá của các
chuyên gia những nhà làm luật về thực trạng ô nhiễm tại một số lưu vực sông và
giải pháp cấp bách cho vấn đề này. Cùng với đó là ý kiến bình luận và đánh giá của
các thành viên trong nhóm khi nghiên cứu đề tài này.
Mục tiêu của đề tài
- Đưa ra các bình luận, đánh giá, phân tích giải thích về vấn đề ô nhiễm tại các lưu
vực sông, thực trạng môi trường tại một số lưu vực sông cụ thể, thông qua các


quan điểm đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học về môi trường.
- Tìm ra nguyên nhân cho thực trạng nước sông trong thời gian qua ngày càng ô
nhiễm trầm trọng và đề xuất và tổng hợp một số kiến nghị để cho các cơ quan ban


ngành liên quan hướng khắc phục và giải quyết thực trạng trên.
Nhiệm vụ của đề tài
Để hoàn thành mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tôi phải có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường nước tại
các lưu vực sông
- Tìm hiểu quá trình biến đổi môi trường nước, nguyên nhân và ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường nước tới đời sống của con người
- Tìm hiểu thực trạng tại một số con sông cụ thể. Chúng tôi đi vào nghiên cứu và
tìm hiểu 2 hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, mức độ và tác hại của nó đối với
đời sống xã hội của đất nước nói chung và cộng đồng dân cư ven lưu vực sông nói
riêng.
- Phân tích ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường nước đối với đời sống, sức
khoẻ con người và nền kinh tế, sản xuất.
- Từ đó, đề xuất các giải pháp để các cơ quan ban ngành tham khảo.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích, bình luận, đánh giá, khảo sát
- Tổng hợp
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Môi trường nước tại lưu vực sông, các kênh rạch
• Phạm vi nghiên cứu
Cụ thể là các hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, và các sông nhỏ lân cận
- Phạm vi thời gian: tình hình tại các lưu vực sông 2 năm trở lại đây.

- Phạm vi không gian:
Vì những điều kiện chủ quan và khách quan mà nhóm chúng tôi chỉ chỉ thực hiện
khảo sát trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Sản phẩm khoa học của đề tài
Đề tài dự kiến sẽ có 3 phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận.
Phần nội dung chính gồm 6 mục:
Mục 1: Cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường nước tại lưu vực
sông.
Mục 2: Quá trình biến đổi môi trường nước và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường


nước
Mục 3: Thực trạng tại một số con sông cụ thể.
Mục 4: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, mức độ và tác hại của nó
đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Mục 5: Các giải pháp kiến nghị để chấn chỉnh thực trạng ô nhiễm, đồng thời đề
xuất các giải pháp để các cơ quan ban ngành tham khảo.

Mục 1: Cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn cho việc bảo vệ môi trường nước
Theo quy định tại điều 50, Hiến Pháp 1992 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân có quyền được sống trong trong môi trường lành mạnh. Quyền được sống
trong môi trường lành mạnh là quyền được sống trong một môi trường không bị ô
nhiễm, đảm bảo cuộc sống được hài hoà với tự nhiên. Quyền này được xem như là
một nguyên tắc được nhà nước ghi nhận, và phù hợp với nguyên tắc thứ nhất của
tuyên bố Stockholm về môi trường và con người và tuyên bố Rio De Janeiro về
môi trường và phát triển. Trong pháp luật môi trường, bảo vệ môi trường phải dựa
trên những nguyên tắc quy định tại điều 4 Luật Bảo vệ Môi trường.
Việc bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông là một phần của công tác bảo vệ môi
trường. Về nguyên tắc, bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung
cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực

sông (khoản 1, Điều 59 Luật Bảo vệ Môi trường). Trong những năm gần đây, ở
nước ta tình hình ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước
đang trở nên đáng báo động. thực tiễn cho thấy hàng năm ở nước ta xuất hiện
nhiều căn bệnh lạ mà nguyên nhân chủ yếu được xác định là xuất phát từ môi
trường sống quá ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm. Đời sống kinh tế
xã hội càng phát triển kéo theo tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến những hệ luỵ của
môi trường sinh thái.
Pháp luật về môi trường nước ở nước ta hiện nay còn sơ sài và nhiều kẽ hở từ khâu
làm luật đến khâu đưa luật vào thực tiễn đời sống. luật Bảo vệ Môi trường tại mục
2, Chương VII quy định về bảo vệ môi trường nước sông. Đó là quy định về
nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông, quy định về kiểm soát và xử lý ô nhiễm
môi trường nước trong lưu vực sông, và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước của
các cơ quan nhà nước trong việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng khai thác nguồn
tài nguyên nước và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Theo đó


điều 59 Luật Bảo vệ Môi trường quy định việc bảo vệ môi trường ngoài việc bảo
đảm các nguyên tắc về bảo vệ môi trường quy định tại điều 4 Luật Bảo vệ Môi
trường còn có các nguyên tắc: (1) Bảo vệ môi trường nước sông là một trong
những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên
nước trong lưu vực sông; (2)Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu
trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai
thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại
và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư. Luật Tài nguyên nước 1998 được ban
hành để tăng cường hiệu lục quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ khai thác sự dụng
tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Theo
đó Luật quy định rất chi tiết việc bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của toàn
xã hội. Phải thực hiện một cách đồng bộ từ việc phòng chống suy thoái cạn kiệt

nguồn nước đến việc bảo vệ nước cũng như chất lượng nước từ nước ngầm hay
nước thải sinh hoạt, quy định định mức nước thải sinh hoạt thải vào sông kênh
rạnh từ nông thôn đến thành thị. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước phải tuân
theo các quy định của pháp luật môi trường nói chung và pháp luật tài nguyên
nước nói riêng. Cuối cùng là hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nước và công
tác quản lý nhà nước về môi trường nước. Về các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn
đề này có các nghị định hướng dẫn thi hành luật tài nguyên nước. Đó là các nghị
định: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 179/1999/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG
12 NĂM 1999 QUY ĐỊNH VIỆC THI HÀNH LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC, đó
là các quy định cụ thể về Việc phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, Kế
hoạch phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, Việc cấp phép xả nước thải vào nguồn
nước, Việc nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước, phí phòng,
chống ô nhiễm nguồn nước, NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 149/2004/NĐCP NGÀY 27/7/2004 QUY ĐỊNH VIỆC CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC,
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC theo
nghị định thì các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thì phải có giấy
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều kiện, trình tự thủ tục, cũng như cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép được quy định cụ thể chi tiết trong nghị định
này, NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 67/2003/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 6


NĂM 2003 VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI, nghị định
này quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải, đối tượng chịu phí, các trường hợp không thu phí, mức phí và cơ quan
có trách nhiệm thu phí và NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 117/2009/NĐ-CP
VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VựC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, trong nghị định này quy định về Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục
hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi
có các hành vi quy định tại điều 10 và điều 14 về gây ô nhiễm nước, hoặc xả nước

thải độc hại ra môi trường thì mức phạt cao nhất là 500.000.000đ, ngoài ra còn có
hình thức xử phạt bổ sung, và áp dụng các biện pháp khắc phục.
Trên đây là các văn bản pháp luật có nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề bảo vệ
môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
Về mặt lý luận và thực tiễn
Chủ đề về ô nhiễm môi trường luôn là chủ đề nóng trên các diễn đàn. Báo chí cũng
đã có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này. Do đất nước đang trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên nhu cầu sử dụng nước cho phát triển
kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn
kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng. Đây là thách thức lớn trong
công tác bảo vệ tài nguyên nước, đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước một
cách phù hợp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam không phải là
quốc gia mạnh về tài nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước bề mặt ở Việt Nam có
nguồn gốc từ các nước khác. Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng
khoảng một nửa dân số Việt Nam vẫn chưa có đủ nước sinh hoạt. Những vấn đề
nảy sinh từ biến đổi khí hậu cũng tác động đến tài nguyên nước Việt Nam, làm gia
tăng thách thức vốn đã rất nghiêm trọng… Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam
cho thấy, tổng lượng nước mặt hằng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế,
nhưng không đều giữa các mùa. Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt,
lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm. Vào
thời điểm này, khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông chính bị thiếu nước - bất
thường hoặc cục bộ. Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với
trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có
mức sụt giảm nghiêm trọng. Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng
nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa. Không


chỉ suy thoái, tài nguyên nước còn ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân.
(Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 - 400.000m3 nước thải.
Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ trước

khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả
rất cao. Ở TP Hồ Chí Minh, riêng lượng nước thải công nghiệp xả ra
môi trường mỗi ngày là 400.000m3. Một số ngành công nghiệp hóa chất, phân
bón, khai thác khoáng sản có lượng nước thải lớn, chứa nhiều chất độc hại được
thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ, kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Trên thực tế, tính trung bình, mỗi người Việt Nam có thể nhận 9.650m3 nước/năm
trong khi mức trung bình thế giới là 7.400m3. Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội
địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m3/người/năm, ít
hơn mức bình quân toàn cầu (4.000m3/người/năm). Nếu tính theo tiêu chí nguồn
nước nội địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước. Điều đáng lo là, vì 63%
tổng tài nguyên nước mặt của chúng ta là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng,
nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông
Cửu Long, con số này là 90% nên chúng ta không thể chủ động bảo vệ, khai thác
và sử dụng nguồn nước, đặc biệt là khi các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng
khai thác triệt để nguồn nước này. Trung Quốc đang xây dựng hàng chục hồ chứa
lớn trên sông Mê Kông, Thái Lan đã xây 10 hồ chứa vừa và lớn, Campuchia dự
kiến giữ nước Biển Hồ ở một mực nhất định để phát triển thủy lợi…) Theo các nhà
khoa học, trong thời gian tới, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ
làm tăng mạnh nhu cầu dùng nước và tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Sự
gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và nước
dùng cho sản xuất, đồng thời tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói
chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ. Sự biến đổi khí hậu
toàn cầu đang và sẽ tác động không nhỏ đến tài nguyên nước. Khan hiếm và thiếu
nước là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương
lai, do đó cần có các giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước kịp
thời.
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu công
nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc. Vấn
đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những quốc gia còn đang phát triển, và

chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc


gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử
lý. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có
thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường
độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa. Qua báo chí và
truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn nước ở
hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm. Nhiều
dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rửa, và nước sông được sử dụng như nước
sinh hoạt gia đình. Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơi
không thể dùng những nguồn nước sông này nữa.
Phát triển kinh tế không đi đôi với việc bảo vệ môi trường, kết quả tất nhiên là tình
trạng môi trường ngày càng xuống cấp và cường độ ô nhiễm ngày càng tăng. Tình
trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và đã đến giai đoạn báo động. Bộ Trưởng Tài
Nguyên và Môi Trường cũng đã kêu gọi địa phương cứu lấy các con sông trước
khi quá muộn, đừng biến các con sông thành mồ chôn chính chúng ta. Tương lai là
những dòng sông Việt Nam sẽ trở nên những dòng sông chết cũng như việc phát
triển sẽ bị ảnh hưởng vì môi trường không thể chấp nhận thêm nguồn nước thải
thêm nữa. Chúng ta không còn nhiều thời gian để giải quyết vấn đề nếu không nói
là đã muộn. Những việc cấp bách cần làm để có thể cứu vãn tình hình cần được lên
kế hoạch và khẩn trương triển khai ngay lập tức.
Mục 2: Quá trình biến đổi môi trường nước, nguyên nhân và ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường nước.
Nước bị ô nhiễm vừa có nguồn gốc tự nhiên và vừa có nguồn gốc nhân tạo. Ô
nhiễm tự nhiên có thể do mưa bão, lụt lội, ngập úng, núi lửa, xói mòn…. Khi mưa
bão kéo dài có thể kéo theo các chất cặn bã các loại vi khuẩn vi rút, khuấy động
các chất dơ tại các hệ thống kênh mương, rạch… Nguồn nước do đó mà ô nhiễm
phần nào. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước. Mà
nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước đó là sự ô nhiễm nhân tạo.

Ô nhiễm nhân tạo có thể bắt nguồn từ các hoạt động sống của con người như: từ
sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, từ y tế.
Trong các hoạt động sống hàng ngày, con người thải ra môi trường một lượng
nước thải nhất định. Ở nông thôn lượng nước thải không nhiều và cũng không gây
ô nhiễm quá mức. Ở đô thị, nhất là các thành phố lớn, tình trạng này trầm trọng
hơn. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô
thị để xử lý chung. Ở nhiều vùng , phân người và nước thải sinh hoạt không được


xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó
bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được
xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật
và cây cỏ không thể tồn tại. Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu
không được thu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào
các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm cũng gây ô nhiễm. Tại
các khu đô thị ở các thành phố lớn, trung bình mỗi ngày thải ra 100.000 tấn chất
thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất
thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông - lâm - ngư nghiệp, nước thải chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản nhưng không qua xử lý
hoặc có xử lý nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật.
Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, tính đến hết năm 2009 cả nước đã có 249 Khu
Công Nghiệp được thành lập, trong đó có 162 Khu Công Nghiệp đã đi vào hoạt
động. Các Khu Công Nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Địa phương có nhiều Khu Công Nghiệp
nhất là Đồng Nai với 28 Khu Công Nghiệp, kế đến là Bình Dương có 27 Khu
Công Nghiệp và TP. Hồ Chí Minh có 14 Khu Công Nghiệp.... Theo quy hoạch từ
nay đến năm 2020 sẽ có thêm 106 Khu Công Nghiệp được thành lập mới và mở
rộng 26 Khu Công Nghiệp. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường từ các các
loại chất thải của Khu Công Nghiệp được báo động từ lâu nhưng những quy định

về nước thải, khí thải và xử lý chất thải rắn vẫn chưa được thực hiện và thực thi
hiệu quả. Hiện nay chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước
thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000
m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều
vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp
nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm
cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn
nước bị ô nhiễm nặng. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất,
cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản
xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải
và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Còn từ hoạt động y
tế, nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét
nghiệm, phòng thí nghiệm,


từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng...
cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ
công nhân viên làm việc trong Bệnh Viện. Nước thải y tế có khả năng lan truyền
rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những
bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Đặc tính của nước thải Bệnh
Viện: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động
thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế
phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh,
các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của
Bệnh Viện cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý
nước thải Bệnh Viện. Điểm đặc thù của nước thải Bệnh Viện là sự lan truyền rất
mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những Bệnh Viện chuyên về
bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các Bệnh Viện khác. Những
nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền

nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt nguy hiểm
khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người
và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Nước thải
bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu
mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế
phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất
thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Theo kết quả phân tích của cơ
quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng
vi sinh cao gấp 100 - 1.000 lần tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như
Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng,
amip, nấm. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này
chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau
thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm
tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân.
Mục 3: Thực trạng tại một số lưu sông cụ thể.

Ở mục này chúng tôi chỉ khảo sát hệ thống lưu vực sông sông tại khu vực Đông
Nam Bộ. Đó là hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. Lưu vực là một vùng tập trung


phát triển công nghiệp lớn nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất
nước. Đặc biệt trên hệ thống sông này có 4 địa phương là Bình Dương, TP.HCM,
Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
là đầu tàu kinh tế của cả nước, chiếm hơn 54% giá trị sản xuất công nghiệp và hơn
60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nói lên điều này để thấy rõ tầm vóc và vị
trí của các tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai. Tuy nhiên, sự phát triển
kinh tế nhanh chóng, sự nở rộ của nhiều đô thị và nhiều vấn đề khác đã kéo theo
nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến môi trường, đáng ngại nhất là sự ô nhiễm trên lưu
vực sông Sài Gòn- Đồng Nai hiện nay đang ở giai đoạn báo động. Hàng ngày lưu
vực này tiếp nhận khoảng gần 500 ngàn m3/ngày nước thải công nghiệp, không kể

một số lượng không nhỏ của trên 50 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác trong
thành phố Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 1 triệu m3/ngày.
Gây ra sự ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai là do nhiều
nguyên nhân nhưng trước hết phải nói nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua
xử lý xả đại ra sông đã mang theo nhiều hóa chất độc hại từ các ngành công nghiệp
như dệt nhuộm, sản xuất giấy, chế biến thủy hải sản, sản xuất phân bón... Hiện tại,
trên lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai có hơn 70 khu công nghiệp, khu chế xuất
đang hoạt động nhưng vấn đề bảo đảm môi trường đối với khu công nghiệp đang là
điều mà các nhà quản lý lo ngại. Theo thống kê của bộ Xây dựng, chỉ có một nửa
trong số các khu công nghiệp, khu chế xuất có trạm xử lý nước thải, trong đó thực
chất chỉ 30% trạm hoạt động.
Ngoài ra, lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai có đến 75 khu bãi rác thải, hàng ngàn
khu chăn nuôi. Hầu hết rác thải ở các tỉnh chưa có hệ thống xử lý và chủ yếu chôn
lấp là chính, sự chôn lấp không bảo đảm kỹ thuật làm cho các chất độc hại ngấm
vào nước ngầm, hay hòa lẫn cùng nước mưa chảy ra sông suối hòa cùng các chất
hóa học từ thuốc trừ sâu, phân bón từ sản xuất nông nghiệp mà cây trồng hấp thu
chưa hết đổ ra sông. Thêm vào đó, lưu vực nầy hiện đang bị khai thác quá tải, nước
sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng nầy bị tàn phá kinh khủng. Tại
lưu vực này có 4 khu vực bị ô nhiễm trầm trọng. Ðó là:
1 – Ðoạn sông Ðồng Nai từ cầu Hòa An đến cầu Ðồng Nai, nơi cung cấp nguồn
nước chính cho cư dân Sài Gòn
2 - Ðoạn từ Bình Phước đến Tân Thuận, địa phận của trên 10 khu chế xuất,
3 - Ðoạn sông Thị Vải từ nhà máy hóa chất và bột ngọt Vedan của Ðài Loan đến
cảng Phú Mỹ.


4 - Và nước sông Vàm Cỏ Ðông. Riêng sông Vàm Cỏ Ðông, nước sông này đang
bị acid hóa nặng.
Từ các nguồn trên có thể nói hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai đang oằn lưng
gánh chịu ô nhiễm từ con người gây ra và đang ở thời kỳ báo động. Nếu không có

kế hoạch hành động kịp thời thì môi trường nước tại đây sẽ suy thoái, sự suy thoái
có tính hệ thống và khi môi trường suy thoái, xuống cấp liệu có còn hấp dẫn các
nhà đầu tư hay nguồn lợi ích từ kinh tế sông nước có còn được duy trì và bảo đảm
hay không? Nghiêm trọng hơn đó là đời nhân dân luôn bị đe dọa.
Mục 4: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, mức độ và tác hại của
nó đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Từ thực tiễn ô nhiễm nước tại các lưu vực sông diễn ra trong thời gian gần đây
ngày càng trở nên nghiêm trọng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, có thể
nói rằng “ô nhiễm môi trường nước là chuyện không của riêng ai”. Để đánh giá
được thực trạng của ô nhiễm môi trường nước cũng như mức độ và tác hại của nó
đối với đời sống kinh tế – xã hội, thông qua các nhà khoa học, những chuyên gia
về môi trường, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, và người dân với
những ý kiến, nhận định, bình luận cho chúng ta cái nhìn tổng quan về môi trường
nước, và từ những đánh giá đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết kịp
thời cho vấn nạn này.
Việt Nam chúng ta là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của Biến Đổi Khí Hậu. Việc Biến Đổi Khí Hậu có nguyên nhân chủ yếu là do
ô nhiễm môi trường gây ra. Trong các tác nhân ô nhiễm đó, ô nhiễm nguồn nước
ảnh hưởng và gây tác hại nhiều nhất. Theo Nguyên Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường Phạm Khôi Nguyên thì vấn đề ô nhiễm môi trường, tài nguyên nước và
khoáng sản được người dân đặc biệt quan tâm.
Một chuyên gia môi trường của tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản, ông Yutaka
Matsuzawa nhận định nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô
nhiễm nguồn nước. Theo Ông nước thải sinh hoạt là hiểm hoạ môi trường hàng
đầu tại Việt Nam hiện nay. Ông Yutaka Matsuzawa cho rằng: “Quá trình đô thị
hoá tại VN diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng nề. Đô thị ngày càng
phình ra tại Việt Nam, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt
là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam vô cùng thô sơ. Có thể nói rằng,
người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt



thải ra hàng ngày”. Lượng nước thải ô nhiễm này đổ hết ra kênh rạch và chảy ra
sông, gây ô nhiễm nước sông trầm trọng đe dọa sức khỏe tính mạng con người.
Cục Bảo vệ môi trường Việt Nam cho hay, tại các khu đô thị, 50-70% nguồn ô
nhiễm là từ chất thải và nước thải, những nhân tố chính gây lên tình trạng ô nhiễm
trầm trọng hiện nay. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của
Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô
nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô
nhiễm nặng nhất.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn, nguyên là Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi
trường Thành Phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân suy thoái và ô nhiễm môi trường
nước kênh rạch nội thành ở các thành phố lớn là do hầu hết lượng nước thải sinh
hoạt chưa qua hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xả trực
tiếp vào các kênh rạch chính làm gia tăng độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Đồng thời
phần lớn lượng nước thải công nghiệp cũng đều chưa qua xử lý hoặc qua xử lý
nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào hệ thống kênh rạch càng
làm tăng thêm mức ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng. Đánh giá này cũng phù hợp
với cái nhìn và quan điểm của Ông Đào Trọng Tứ, công tác tại Mạng lưới sông
ngòi Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Bùi Cách Tuyến thì lại cho rằng, đi
kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu
vực sông Ðồng Nai ngày càng gia tăng, có khu vực ô nhiễm lên đến mức báo
động.
Nhìn chung về phía các chuyên gia, các nhà khoa hoc, các cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường đều đánh giá tình hình môi trường nước là cực kì ô nhiễm, đe
dọa trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống xã hội của đất nước.
Về phía các doanh nghiệp cũng đánh giá về thực trạng môi trường hiện nay. Đối
với các doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu sống còn khi tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh.

Việc kinh doanh có lợi nhuận, tao công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần vào
công cuộc công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Tuy nhiên, công nghiệp hóa,
hiên đại hóa đất nước đâu chẳng thấy, chỉ thấy môi trường ngày càng ô nhiễm, sự
sống suy kiệt hơn mà thôi. Dưới góc nhìn của những nhà kinh tế tư bản, họ bất
chấp thủ đoạn, họ xem việc xả thải ra môi trường là chuyện bình thường. Họ đánh
giá môi trường theo kiểu biết là xấu mà vẫn làm. Đó không phải là cái nhìn lệch


lạc, thiếu suy nghĩ mà đó là cái nhìn tiêu cực, như kiểu cha chung không ai khóc.
Chỉ có họ mới biết được việc làm của họ gây tác hại đến nhường nào.
Về phía những người dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi
trường, ven các con sông, kênh, rạch. Theo một người dân sống tại ven lưu vực
sông thuộc địa phận tỉnh Bình Dương cho biết Chẳng hiểu người ta nói xử lý
nguồn nước thải “đạt chuẩn công nghệ” kiểu gì mà giờ gây ô nhiễm môi trường và
làm chết cả cây cối của dân xung quanh thế này. Nhìn hồ chứa nước thải của “ông
nhà máy” ngày càng phình ra, mực nước trong hồ dâng cao ngập đầu người khiến
bà con chúng tôi ngày đêm héo ruột. một số hộ dân khác cũng than: Nhiều năm
nay chúng tôi khốn khổ vì nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, bà con phải đi mua
nước bình về dùng. Trước kia tất cả những giếng khoan sâu 20 mét đều không sử
dụng được, sau phải khoan sâu thêm đến 40 mét nhưng đến nay cũng trùm mền”.
Ở những khu vực khác người dân bức xúc: từ khi các nhà máy, xí nghiệp mọc lên
khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng, giếng khoan sâu nhưng bơm nước lên toàn
màu vàng, đóng màng khiến không ai dám ăn uống, thậm chí giặt đồ cũng có mùi.
Chúng tôi cũng đã nhiều lần làm đơn kiện nhưng vẫn không được quan tâm giải
quyết. thậm chí có nhà máy xử lý nước thải mà vẫn ô nhiễm. Theo một người dân
sống gần nhà máy cho biết: “từ khi có nhà máy, hơn 40 hộ dân sống xung quanh
phải chịu mùi hôi thối của nước thải chảy tràn ra bên ngoài, đặc biệt là vào mùa
mưa”. theo phản ánh của nhiều người dân sống quanh khu vực, chất lượng nước
thải vẫn chưa cải thiện nhiều. Mùi hôi thối và tanh nồng vẫn làm khó thở những ai
lỡ hít

phải. không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất của họ. Còn rất rất nhiều những bức xúc của người dân về thực trạng
môi trường như hiện nay. Nói như thế để thấy rằng, môi trường nước nói riêng và
môi trường nói chung quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, đối với sự phát
triển. Một khi ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe và sự sinh tồn thì môi trường
không còn là chuyện của riêng bất cứ ai, mà là chuyện không của riêng ai.
Ô nhiễm là thế, vậy mức độ và tác hại của nó như thế nào?
Xét về mức độ và tác hại của môi trường nước đối với đời sống kinh tế xã hội. Từ
những đánh giá thực trạng môi trường nước ở trên có thể khẳng định không cần
phải dài dòng làm gì. Tất cả chỉ gói gọn trong 2 chữ: thảm họa. Ngay đến cả nước,
thành phần không thể thiếu cho cuộc sống của con người mà cũng suy kiệt, đe dọa
sự sống đến như thế thì còn cái gì là sự sống đích thực trong một môi trường trong


sạch vô trùng. Thực tế cho thấy người dân sống ven lưu vực sông Đồng Nai – Sài
Gòn mắc những loại bệnh quái dị, đặc biệt là bệnh lị và tiêu chảy cao hơn rất nhiều
so với các địa phương khác không chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm nước
sông. các chất nguy hại hòa lẫn trong nước sau đó ngấm vào thực phẫm chúng ta
ăn hằng ngày và tích tụ, đến khi vượt ngưỡng cho phép sẽ làm rối loạn nhiều cơ
quan trong cơ thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư,
thiếu máu, các bệnh về tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc
mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh
ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, ung thư dự án…), tiểu đường, gan và các bệnh
liên quan tới hệ tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh hoặc dẫn đến tử vong. Trong
những năm gần đây, tỉ lệ người dân mắc các bệnh liên quan đến nước tại các tỉnh
thuộc lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn tương đối cao.
Đối với nền kinh tế, có lẽ bản thân các doanh nghiệp, các nhà quản lý là những chủ
thể hiểu rõ nhất tác hại vô vùng to lớn của ô nhiễm đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh của mình. Lợi nhuận của các doanh nghiệp được đánh đổi bởi một môi
trường không thể ô nhiễm hơn, trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà

nước hay đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp nhất thiết cần phải xem xét lại.
Mục 5: Các giải pháp kiến nghị để chấn chỉnh thực trạng ô nhiễm, đồng thời
đề xuất các giải pháp để các cơ quan ban ngành tham khảo.
Nhìn chung, về Nguyên tắc bảo vệ môi trường nói chung là phòng ngừa ngăn chặn
là chính, khắc phục là phụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chúng ta không còn có khái
niệm phòng ngừa ngăn chặn. Do đó để khắc phục thực trạng ô nhiễm trầm trọng
như hiện nay không phải là chuyện ngày nay ngày mai là xong, mà cần thực hiện
từng bước vững chắc có hiệu quả, có tính hệ thống và phối hợp đồng bộ. Về
phương châm, xét thấy cần Ưu tiên phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng, các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng. Giải quyết cơ bản tình trạng ô
nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các khu dân cư do
chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Từng bước khắc phục
các khu vực bị nhiễm độc do hậu quả chất độc hoá học từ hoạt động sản xuất, sinh
hoạt tiêu dùng một cách nhanh chóng, có hiệu quả và triệt để.
Qua tham khảo trên sách báo, tạp chí và internet, nhóm chúng tôi tổng hợp được
một vài giải pháp mang tính chọn lọc và tham khảo nhằm góp ý cho công tác chấn
chỉnh thực trạng ô nhiễm môi trường nước và bảo vệ môi trường.
Trước tiên là cần:


• Lập các chương trình dự báo về diễn biến môi trường nước trong các vùng bố trí
quy hoạch lưu vực sông, vùng ô nhiễm nặng.
• Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế và các công ty hay doanh nghiệp có hoạt động sản xuất
phát sinh nước thải, hệ thống cấp nước và thoát nước ở các đô thị lớn, đặc biệt là
Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
• Quy hoạch lại môi trường nguồn nước mặt lưu vực sông, tăng cường kiểm soát
hệ thống chất thải ở các nhà máy, cơ sở sản xuất trên toàn lưu vực.
• Thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước, hệ thống cấp nước và thoát nước đáp
ứng tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật.

• Tiến hành xử lý nguồn nước thải từ hệ thống trước khi thải ra môi trường một
cách khoa học và có hệ thống. Có thể ứng dụng các kỹ thuật xử lý nước thải hay
biện pháp xử lý sinh học như sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh
vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Thứ hai, ở khâu quản lý nhà nước, việc quản lý nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam
còn nhiều bất cập, nhất là sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ,
ngành khác nhau, cụ thế là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với Bộ Tài
nguyên và môi trường. Do đó cần lập một tổ chức để điều phối hoạt động bảo vệ
môi trường nước, môi trường nước trên lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai. Ban
hành quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường giữa các ngành chức năng
nhằm hạn chế tình trạng chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp. đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tự động tại các KCN
- KCX để giám sát và phát hiện kịp thời các trường hợp xả thải vượt chuẩn quy
định.
Thực tế cho thấy việc điều hành công tác bảo vệ môi trường tại các Khu Kinh Tế
chưa thực sự thường xuyên; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý địa phương với
Ban Quản Lý Khu Kinh Tế có nơi chưa thực sự chặt chẽ. Bộ máy quản lý môi
trường tại các địa phương và Ban Quản Lý ở một số Khu Kinh Tế còn lúng túng về
cơ chế hoạt động và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và thiếu nhân lực, phương
tiện, thiết bị quan trắc môi trường.
Nghị Quyết số 41 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được
ban hành chỉ rõ phương hướng hành động, mục tiêu, nhiệm vụ cho các cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường. Trong đó Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền
chung nhất, là cơ quan đóng vai trò chủ đạo.


Ở khía cạnh quản lý tài nguyên nước, Công tác quản lý tài nguyên nước đang được
Chính phủ hết sức quan tâm và coi đây là trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế xã
hội. Nhận thức việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và triển khai trên thực tế là hết sức
quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong 5 nước bị tác động

mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước
ở hạ lưu các sông quốc tế trong khi nhu cầu dùng nước của các nước láng giếng
ngày càng gia tăng nên vấn đề an ninh nguồn nước luôn được coi trọng.
Hiện nay, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đang hoàn thiện thể chế chính sách về tài
nguyên nước như Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chương trình mục tiêu quốc gia
nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài nguyên nước.
Về phía các doanh nghiệp cần mạnh tay hơn. Các dự án khu công nghiệp, làng
nghề có sử dụng nước bắt buộc các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý
nước thải. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có lượng
nước thải lớn, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hiện tượng vi phạm, hoặc chất lượng
nước thải đã xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu. Di dời các nhà máy ra khỏi vùng đô thị
đông dân, áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Để giải quyết căn cơ vấn đề ô nhiễm không riêng gì các ngành chức năng mà cần
sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Phải xử lý thật nghiêm các cơ sở sản xuất vi
phạm quy định về môi trường và thường xuyên kiểm tra vấn đề môi trường xung
quanh Khu công nghiệp. Tiếp đó, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật,
cụ thể hóa việc xử lý ô nhiễm. tập trung phối hợp giữa các địa phương trên lưu vực
sông xử lý dứt điểm những nguồn thải trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm chất
lượng nước sông.
Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nước, và bảo vệ môi trường. Tìm kiếm
nguồn hỗ trợ tài chính cũng như kĩ thuật công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường thông qua các dự án hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật và đầu tư để công
tác quản lý tài nguyên nước ngày càng có hiệu quả hơn.
Cuối cùng là, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và các hành động cụ thể về quản lý
và bảo vệ tài nguyên nước trong việc bảo vệ môi trường sống, giữ gìn hệ sinh thái
tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. Các cấp, các ngành cần
thực hiện tốt Luật Tài nguyên nước và các văn bản dưới luật. kiên trì và nhẫn nại,
không nên chủ quan nóng vội, từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm có hệ
thống. ai cũng hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đến thế nào,
vấn đề là không chỉ nằm ở việc nâng cao nhận thức người dân, mà còn là vấn đề về



quản lý đô thị của các cấp chính quyền.

Kết luận

Quá trình nghiên cứu đã cho nhóm chúng tôi thấy rõ nét nhất thực trạng môi
trường nước, nước tại các lưu vực sông như thế nào. Mỗi thành viên trong nhóm
đến từ những miền quê khác nhau nhưng đã cùng với nhau học dưới ngôi trường
Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh thân yêu gần 4 năm rồi. Và giờ đây khi cùng nhau
chọn và làm đề tài này chúng tôi thấy được những khó khăn khi tiến hành công
việc. Một thành viên trong nhóm dí dỏm nói: “chúng ta phải đi thực tế, chụp lại
hình ảnh ô nhiễm tại một số nơi, đồng thời cũng tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng
của những người dân sống quanh khu vực. Em mới mua một cái máy ảnh, các bác
để em phụ trách mảng này cho”. Thành viên khác vặn lại: “thôi, cần gì đi thực tế,
lên mạng download mấy cái hình về rồi chèn vào thôi, trên mạng có mà đầy”.
Nhóm chúng tôi thảo luận nên chọn hướng viết như thế nào cho phù hợp với đề tài.
Bởi chúng ta là dân học luật, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khoa học
pháp lý, tuy nhiên như thế thì đề tài của chúng ta phải gọi là pháp luật về bảo vệ
môi trường nước chứ không đơn thuần là bảo vệ môi trường nước. Nên hiểu bảo vệ
môi trường nước ở đây là bảo vệ dưới góc độ lý luận thực tiễn và pháp lý. Hiểu
theo cách này chúng ta mới đi đúng hướng và mới hoàn thành đề tài. Sau khi làm
xong đề tài 5 thành viên nhóm chúng tôi cùng ngồi lại và nhận xét về bài viết.
Thành viên Đoàn Xuân Vinh giải bày: “thật sự thì nghiên cứu đề tài này đã cho tôi
cái nhìn đúng và thật nhất về môi trường của chúng ta hiên nay, quá ô nhiễm”. Còn
thành viên Lê Văn Sáu nói: “hàng ngày em đi học ngang qua cầu Bình Triệu, rồi
mấy kênh rạch trong nội thành thành phố, nước kênh bốc mùi hôi thối, nước sông
thì tanh và nặng mùi hóa chất độc hại, đi từ nhà trọ đến trường chỉ có 10km thôi
mà mặt bám đầy bụi đen, khiếp quá, ô nhiễm như thế thì chết mất”. Hàm Zico,
thành viên vui tính nhất nhóm, nhăn mặt: “giờ ở đâu trong thành phố này cũng vậy

hết, quê tao ở Ninh Thuận, mỗi lần về quê là mỗi lần sướng, chỉ muốn ở nhà,
không muốn vào học nữa. Ở đây khắc nghiệt quá, không biết đến khi nào mới hết ô
nhiễm đây”. Giờ đến Huỳnh Mai Minh Truyền: “sống trong môi trường bị ô nhiễm
làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải, dễ sinh bệnh”. Còn tôi, mã số


sinh viên của tôi là 0855010196, thành viên còn lại của nhóm, các bạn có đoán ra
tôi là ai không, theo tôi thấy, môi trường ô nhiễm kiềm hãm sự phát triển tất cả mọi
mặt của đời sống xã hội,
muốn phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống con người thì cũng đồng thời
phải bảo vệ môi trường, ngược lại muốn bảo vệ môi trường thì phải phát triển. Do
đó phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và sự phát triển, có như
thế mới bền vững và ổn định.
Nhóm chúng tôi, qua bài viết này bài viết này xin được nhắn gởi đến tất cả mọi
người rằng: Chúng ta cứ hô hào, kêu gọi, cứ lý luận lý thuyết suông nhưng...được
gì ??? Nếu chúng ta không hành động nhanh và mạnh mẽ ???????? Lý luận không
thể giúp môi trường tốt hơn nhưng nó là tiền đề chủ đạo, là kim chỉ nam cho hành
động của chúng ta. Nhưng nếu mỗi người chúng ta chỉ tự ý thức thôi và không làm
cái gì thì mọi việc sẽ chẳng những không biến chuyển mà còn tồi tệ hơn nhiều. Vì
thế, các bạn ơi chỉ cần một chút việc làm một hành động nhỏ thôi nhưng nó cũng
đã góp phần giúp cho đất nước của chúng ta tốt lên rất nhiều đấy!

Tài liệu tham khảo
• Website Bộ Tài nguyên và Môi trường: Object moved
• Website Tổng cục Môi trường: Document Moved
• Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành
• Luật tài nguyên nước 1998 và các nghị định hướng dẫn thi hành.
• Tạp chí Bảo vệ môi trường, tạp chí KHCN&MT.
• Website: 302 Found
• Website Document Moved

• Website
• Website Tin nhanh VnExpress - Đọc báo, tin tức online 24h
• Website của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP Hồ Chí Minh
• CHI C Ch� Minh
• Website của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai: Sở Tài nguyên và Môi
trường Đồng Nai
• Website Cục Quản lý tài nguyên nước: Cục Quản lý tài nguyên nước | Trang chủ


• Báo Dân Trí online
(Nhóm sinh viên lớp thuongmai33b- Nhó
Giảng Viên hướng dẫn: Ths Võ Trung Tín.
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Văn Sáu MSSV: 0855010248
Đoàn Xuân Vinh MSSV: 0855010235
Đỗ Trọng Thường MSSV: 0855010196
Huỳnh Mai Minh Truyền MSSV: 0855010229
Giảng Viên hướng dẫn: Ths Võ Trung Tín.

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Văn Sáu MSSV: 0855010248
Đoàn Xuân Vinh MSSV: 0855010235
Đỗ Trọng Thường MSSV: 0855010196
Hàm Zico MSSV: 0855010261
Huỳnh Mai Minh Truyền MSSV: 0855010229
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011




×