Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Hiện trạng và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước tại lưu vực sông Đào – Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.14 KB, 43 trang )

Chuyân đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI NÓI ĐẦU 1
Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng chưa cao. Khi được chứng kiến cảnh các hộ dân cư trú dọc
hai bên bờ xả chất thải sinh hoạt ra sông, ta mới biết được ý thức bảo vệ cộng đồng ở đây là như thế
nào. Có khi biết việc làm của mình có thể gây nguy hại cho môi trường nhưng vì lợi ích cá nhân, lợi ích
cục bộ của gia đình, doanh nghiệp nên vẫn làm; hoặc có khi chỉ vì sự “đơn giản, tiện lợi” mà có những
hành động ảnh hưởng xấu tới môi trường 33
Từ khu vực nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của các hộ sống quanh sông Đào, hệ thống ống thoát
nước với đầy đủ kích cỡ lớn bé được bắt trực tiếp xuống mặt sông. Thậm chí, có những gia đình lắp đặt
tới 3- 4 vòi xả nước sinh hoạt ra sông. Điều đáng nói là người dân sống hai bên bờ sông vẫn ra đây
giặt giũ, thậm chí một số hộ còn bơm nước sông lên dùng làm nước sinh hoạt. Thử hỏi, nếu xuất hiện
những trận dịch nguy hiểm như dịch tiêu chảy cấp hay H5N1 thì thực trạng kể trên sẽ dẫn tới hậu quả
như thế nào? Ngoài tác động đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người, việc người dân xả rác
bừa bãi xuống sông còn làm ách tắc dòng chảy, gây khó khăn cho quá trình tưới, tiêu nước. Qua các
khu dân cư, đập vào mắt trước tiên là những đống rác khổng lồ nằm mấp mé bên bờ sông. Đủ cả, nào
bao bóng, bì tải, giấy tờ, phế liệu cứ thế ngổn ngang, chỉ cần một trận mưa rào những thứ phế thải ấy
sẽ được cuốn xuống dòng sông, nhường mặt bằng cho chủ nhân "tập kết" đợt mới. Đó là chưa kể tới
việc một số hộ dân ban ngày "tập kết" rác tại những đoạn sông vắng, chờ đến đêm sẽ ra đẩy tất cả
xuống sông. Cứ thế, nhà này đến nhà khác, năm này sang năm khác không biết con sông Đào phải oằn
mình chở bao nhiêu tấn rác thải gây ô nhiễm môi trường. Giữa dòng, nước sông Đào có màu đen đục,
lập lờ những chiếc bì căng phồng, cơ man nào là bao bóng, rồi thi thoảng xác súc vật thối rữa nổi lềnh
bềnh Qua đây, ta có thể thấy nhận thức của công đồng về ô nhiễm môi trường và những hiểu biết về
kiến thức, kỹ năng trong việc bảo vệ môi trường là chưa đầy đủ và còn rất nhiều hạn chế 33
Chuyân đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Thông qua đợt thực tập này, em đã có được một thời gian thực tế quý báu,
được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy năng động, sáng tạo.
Em xin cảm ơn các cơ, các chú, các anh chị tại chi cục bảo vệ Môi trường – Sở Tài


nguyên Môi trường Nghệ An đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình thực tập tại
chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ An.
Em xin được cảm ơn cô giáo Th.S Hồng Thị Hà – Giảng viên khoa Môi trường
và Đô thị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn
em hoàn thành chuyên để này.
Với nhận thức và trình độ chuyên môn còn hạn chế, chuyên đề này của em
không tránh khỏi được những hạn chế. Kính mong các thầy cô giáo giúp em sửa
chữa, bổ sung những hạn chế đó để nội dung chuyên đề của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
LỜI CAM ĐOAN
Chuyân đề thực tập tốt nghiệp
“Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin
chịu kỷ luật với Nhà trường.”
Hà Nội, ngày … tháng……. năm….
Ký tên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn chuyên đề
Trong những năm vừa qua, kinh tế Nghệ An phát triển không ngừng, đặc biệt
là thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc bảo vệ Môi
trường được quan tâm thích đáng. Tuy nhiên đây là sự nghiệp của cả toàn xã hội,
không phải chỉ riêng của các cơ quan quản lý nhà nuớc và các cơ quan khoa học
chuyên sâu về lĩnh vực này. Một vấn đề môi trường cấp bách đang được đặt ra hiện
nay cho các cấp chính quyền ở Nghệ An đó là: nước thải sinh hoạt của dân và
nước thải công nghiệp của doanh nghiệp, nhà máy hầu hết đều không qua xử lý mà
thải trực tiếp ra sông. Điều này đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến đời sống
cũng như sản xuất của các hộ dân xung quanh khu vực sông chảy qua.
Là một con sông nhân tạo, được hình thành từ thời thuộc Pháp, sông Đào bắt
nguồn từ Thị trấn Nam Đàn, chảy đến huyện Hưng Nguyên chia thành hai nhánh:

một nhánh chảy về Vinh (đổ ra Bara Bến Thủy), nhánh còn lại chảy về hướng
huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò (đổ ra Bara Nghi Quang, Cửa Lò). Với lưu lượng
gần 33 m
3
nước/giây, sông Đào có chức năng phục vụ tưới tiêu cho khoảng 33.000
ha đồng ruộng, phục vụ nước sinh hoạt dân sinh và ngăn lũ cho các địa phương nói
trên. Đồng thời sông còn có chức năng điều hòa không khí và đáp ứng một phần
nhu cầu vận tải. Trong những năm gần đây, do xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa
nên việc khai thác tài nguyên nước ở con sông này đang có xu hướng quá tải; môi
trường đang bị xuống cấp ngày càng rõ rệt hơn: nước thải sinh hoạt và sản xuất
không qua xử lý, rác thải rắn (nhất là túi ni lông), tồn dư thuốc bảo vệ thực vật v.v
đang làm cho chất lượng nước giảm sút, đa dạng sinh học suy giảm. Cư dân ở lưu
vực sông phải hứng chịu gần như toàn bộ lượng nước thải ra (cả nước thải sinh hoạt
và nước thải công nghiệp). Sinh kế của dân cư các xã chủ yếu dựa vào nghề nông,
nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp là nguồn nước lấy từ hệ thống kênh
mương dẫn từ sông chảy qua các xã, năng suất cây trồng có xu hướng giảm, chất
lượng lương thực bị ảnh hưởng v.v Vấn đề ngày càng trở nên cấp bách hơn khi
dân số tăng nhanh (cả về tự nhiên và về cơ học), tuy nhiên do thiếu kinh phí nên các
cấp chính quyền chưa có các hành động cụ thể để giải quyết vấn đề. Chưa có nghiên
cứu cụ thể nào liên quan đến vấn đề này (như xác định mức độ ô nhiễm sông, mức
độ ảnh hưởng đến đời sống dân cư, các giải pháp ) được thực hiện một cách căn
1
bản. Vì vậy các cấp chính quyền cũng như người dân nơi đây chưa ý thức được một
cách đầy đủ sự nghiêm trọng của vấn đề, do đó chưa có sự quan tâm đúng mức để
có được các biện pháp giải quyết cần thiết.
Từ thực tế đó, tôi xin lựa chọn và nghiên cứu đề tài " Hiện trạng và giải pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường nước tại lưu vực sông Đào – Nghệ An” nhằm xem
xét một cách cụ thể về hiện trạng môi trường nước tại lưu vực sông Đào, xác định
mức độ ảnh hưởng đến đời sống dân cư và sản xuất nông nghiệp để từ đó có thể đề
xuất được những giải pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề một cách căn bản, có đầy

đủ luận cứ khoa học.
2. Mục tiêu của chuyên đề:
• Xem xét hiện trạng môi trường tại lưu vực sông Đào, môi trường nước mặt,
môi trường nước ngầm hai bên bờ; đa dạng sinh học, rác thải, nước thải.
• Đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm dòng sông đến đời sống
sản xuất và sinh hoạt của người dân.
• Tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc gây ô nhiễm.
• Đề xuất những giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:
 Chất lượng môi trường nước ở lưu vực sông Đào
 Hiện trạng môi trường nước
 Giải pháp khắc phục
 Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề này chỉ nghiên cứu ô nhiễm trên trục chính của sông Đào từ cống
Nam Đàn đến ba ra Bến Thủy, tổng chiều dài 28,8 km.
Nghiên cứu và đánh giá ô nhiễm trên 19 phường, thị trấn, xã có sông trực tiếp
chảy qua:
• Thị trấn Nam Đàn, xã Vân Diên, xã Xuân Hòa, xã Nam Xuân, xã Nam
Lĩnh, xã Kim Liên, xã Nam Giang (huyện Nam Đàn).
• Xó Hưng Đạo, xã Hưng Thái, thị trấn Hưng Nguyên, xã Hưng Chính, xã
Hưng Mỹ, xã Hưng Thịnh (huyện Hưng Nguyên).
• Phường Cửa Nam, phường Hồng Sơn, phường Vinh Tân, xã Hưng Lợi,
phường Trung Đô và phường Bến Thủy (thành phố Vinh)
Để xác định nguyên nhân ô nhiễm và đánh giá ảnh hưởng ô nhiễm, chuyên đề
nghiên cứu xã hội học trên cả lưu vực sông (trục chính) bao gồm 40 xã, phường, thị
trấn: huyện Nam Đàn 14 xã, phường, thị trấn, huyện Hưng Nguyên 12 xã, thị trấn.
Thành phố Vinh 12 phường, xã.
2
4. Phương pháp nghiên cứu:

 Nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan
 Phương pháp thống kê
 Điều tra khảo sát: được áp dụng cho những hoạt động phỏng vấn nhóm,
phỏng vấn sâu cá nhân, phỏng vấn hộ gia đình cũng như phỏng vấn các cơ sở sản
xuất trên địa bàn lưu vực sông và các ban ngành địa phương.
 Nghiên cứu tài liệu, xử lý số liệu điều tra của một số đề án đã được thực
hiện để thấy được thực trạng môi trường nước lưu vực sông Đào.
5. Kết cấu chuyên đề:
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận thì chuyên đề gồm 3 chương:
 Chương I: Tổng quan về ô nhiễm nước
 Chương II: Hiện trạng kinh tế, xã hội, tài nguyên nước, môi trường lưu vực
sông Đào – Nghệ An
 Chương III: Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông
Đào – Nghệ An.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC
1.1 Khái niệm chung về ô nhiễm nước:
1.1.1 Khái niệm ô nhiễm nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều
hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu Âu về nước
đã định nghĩa về ô nhiễm nước: “ là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại”
1.1.2 Nguồn gốc ô nhiễm nước:
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
Nguồn gốc tự nhiên của ô nhiễm nước là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. Các
tác nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có
hại, kể cả xác chết của chúng.

Nguồn gốc nhân tạo của ô nhiễm nước là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và môi
trường nước.
1.1.3 Phân loại ô nhiễm nước:
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân vật lý.
1.1.4 Ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm nước:
1.1.4.1 Tác nhân gây ô nhiễm hóa lý nguồn nước:
- Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường không màu, cho phép ánh sáng Mặt
Trời chiếu tới các tầng sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các
chất hữu cơ, v.v…nó trở nên kém thấu quang với ánh sáng Mặt Trời. Các sinh vật
sống ở đáy hoặc ở các tầng sâu phải chịu điều kiện thiếu sáng trở nên hoạt động
kém linh hoạt. Các chất rắn chứa trong môi trường nước làm cho hoạt động của sinh
vật trong nước trở nên khó khăn hơn, một số trường hợp có thể gây tử vong cho
sinh vật. Chất lượng nước suy giảm có tác động xấu tới các hoạt động bình thường
của con người. Để đánh giá màu sắc của nước người ta thường dùng các máy đo độ
màu hoặc máy đo độ thấu quang của ánh sáng.
- Mùi và vị: Nước tự nhiên sạch không có mùi vị hoặc không có mùi vị dễ
4
chịu cho con người. Khi trong nước có mặt các sản phẩm phân hủy chất hữu cơ
hoặc chất thải công nghiệp, các kim loại, mùi và vị của nước trở nên khó chịu đối
với con người. Để đánh giá cường độ mùi của nước, người ta phải pha loãng nước
đến tỷ lệ không thể cảm nhận được mùi. Thí dụ: nước có độ mùi 2, 4, 8 … nếu ta
phải đổ thêm một lượng nước cất vào theo tỷ lệ gấp 2, 4, 8 … để mẫu đo không còn
mùi. Vị của nước cũng được xác định theo phương pháp tương tự.
- Độ đục: Nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong
suốt và không có màu. Do chứa các hạt sét, măn, vi sinh vật, các hạt bụi, các hạt hoá
chất kết tủa, đáy thủy vực. Các chất rắn trong nước ngăn cản các hoạt động bình
thường của cơ thể sinh vật và con người. Độ đục của nước được xác định bằng các

máy đo trong phòng thí nghiệm hoặc trên hiện trường. Thang đo độ đục là NTU.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết
của lưu vực hoặc môi trường khu vực. Nước thải từ các nhà máy nhiệt điện chạy
bằng than hoặc nhiên liệu hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong
khu vực. Nhiệt độ cao của nước thải làm thay đổi nhiệt độ nước ở các lưu vực nước,
làm cho các quá trình sinh, hóa, lý bình thường của hệ sinh thái nước bị biến đổi.
Một số loài sinh vật không chịu đựng được sự thay đổi sẽ chết hoặc di chuyển đi
nơi khác, một số loài khác thì phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ nước thông
thường không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái. Để đo sự biến đổi
nhiệt độ nước, người ta thường dùng các loại nhiệt kế khác nhau.
- Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ,
kích thước bộ, rất khó lắng trong nước như khoáng sét, bụi than, măn,v.v…. Sự có
mặt của chất rắn lơ lửng trong nước gây nên độ đục, màu sắc và các tính chất khác.
Để xác định nồng độ chất rắn lơ lửng (SS) người ta thường để lắng các bình chứa
mẫu nước, sau đó lấy ra phần chất lắng, sấy khô và cân.
- Độ cứng của nước gây ra do có muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của
nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg. Loại
nước này khi đun sôi sẽ tạo ra các kết tủa CaCO
3
hoặc MgCO
3
. Độ cứng vĩnh cửu
của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Độ cứng vĩnh cửu của
nước thường rất khó xử lý và tạo ra nhiều hậu quả kinh tế cho việc sử dụng chúng.
Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo
hàm lượng Ca, Mg trong nước.
Độ cứng (mg CaCO
3
/l) = 2,55 Ca (mg/l) + 3,58 Mg (mg/l)
Theo giá trị độ cứng tính bằng mg/l CaCO

3
có thể phân loại nước theo độ cứng
5
thành: nước mềm khi giá trị đo nhỏ hơn 50, nước cứng trung bình khi giá trị đo xấp
xỉ 150 và nước quá cứng khi giá trị đo lớn hơn 300.
- Độ dẫn điện: Độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion
trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO
4
2-
, PO
4
-
,
v.v… Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc
hại của các ion tan trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các
máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện.
- Độ pH: Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương
trình phản ứng
Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H
+
theo
công thức:
pH = -lg (H
+
)
Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H
+
, pH < 7 và ngược lại, khi
nước nhiều OH
-

(kiềm), pH > 7.
Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều
kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong
môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên
quan tới sự có mặt của các hóa chất axit hoặc kiềm, sự phân hủy chất hữu cơ, sự
hòa tan của một số anion SO
4
2-
, NO
3
-
, v.v…
Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hóa chuẩn độ hoặc
các loại thuốc thử khác nhau.
- Nồng độ oxy tự do trong nước (DO):
Oxy tự do trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước ( cá, lưỡng
thê, thủy sinh, côn trùng,…) thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do
quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 – 10 ppm,
và dao động mạnh phù thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của
tảo,v.v… Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết.
Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy
vực. Có nhiều phương pháp xác định giá trị DO của các mẫu như phương pháp iot
của Winkler và phương pháp điện cực.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học COD:
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy mà vi sinh vật cần dùng để oxy hóa các
chất hữu cơ theo phản ứng:
Nhu cầu oxy hóa học là các lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa
học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy. COD là lượng oxy cần để
6
oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước, trong khi BOD là lượng oxy cần thiết

để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ để phân hủy bởi vi sinh vật.
- Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hòa tan
trong nước (DO). Do vậy nhu cầi oxy hóa học và oxy sinh hóa cao sẽ làm giảm
nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Các
loại nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hóa chất là các tác nhân tạo
ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
Để xác định giá trị BOD của mẫu nước, người ta thường dùng giá trị BOD
5
bằng cách xác định hiệu nồng độ oxy hòa tan của mẫu nước sau khi pha loãng và ủ
mẫu pha loãng ở nhiệt độ 20
0
C trong 5 ngày.
Để xác định nồng độ COD, người ta thường sử dụng rộng rãi phương pháp
bicromat theo phản ứng hóa học sau:
1.1.4.2 Tác nhân hóa học:
Tác nhân hóa học của ô nhiễm nước bao gồm các kim loại nặng, các anion
NO
3
-
, PO
4
3-
, SO
4
2-
và thuốc bảo vệ thực vật, v.v….
- Kim loại nặng: Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v…. Kim loại nặng
không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và
thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại đối với
sinh vật. Kim loại nặng có mặt trong môi trường nước từ nhiều nguồn như: nước

thải công nghiệp và sinh hoạt, giao thông, y tế, nông nghiệp, khai thác khoáng sản.
Một số các nguyên tố như Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ thấp.
Do vậy, trong các tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ các nguyên tố kim loại nặng
được quan tâm hàng đầu. Để xác định nồng độ kim loại nặng trong nước, người ta
có thể dựng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích hóa học, phân tích
quang phổ hấp thụ, phân tích kích hoạt hoặc phân tích cực phổ.
- Các nhóm anion NO
3
-
, PO
4
3-
, SO
4
2-
, NH
4
+
Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ thấp là các nguyên tố dinh dưỡng đối với tảo
và thực vật dưới nước. Khi ở nồng độ cao, các nguyên tố này gây ra sự phú dưỡng
hoặc các biến đổi sinh hóa trong cơ thể sinh vật và người. Thí dụ NO
3
-
có thể là
nguyên nhân gây ra ung thư.
Sự có mặt các nhóm anion trên trong nước liên quan tới việc đưa vào môi
trường nước các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các chất hữu cơ
như rác thải, v.v…Để xác định nồng độ các nhóm anion trên, người ta thường dùng
các phương pháp hóa học.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn

gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dựng để phòng trừ sinh vật có hại cho
cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,
7
thuốc trừ cỏ,v.v…Có thể chia thuốc bảo vệ thực vật thành ba nhóm cơ bản:
• Nhóm Clo hữu cơ, gồm các hợp chất hóa học gốc Cl rất bền vững trong môi
trường tự nhiên với thời gian phân hủy dài. Thuộc về nhóm này có Aldrin, Diedrin,
DDT, Heptachlor, Lindande, Epoxide, Endrin,v.v…
• Nhóm lân hữu cơ bao gồm hai hợp chất là Parathion và Malathion. Nhóm
này có thời gian bán phân hủy ngắn so với clo hữu cơ nhưng thường có độ dốc cao
đối với người và động vật. Nhóm thuốc này tác động vào thần kinh côn trùng bằng
cách ngăn cản sự hình thành men cholinestraza làm cho chúng hoạt động kém, yếu
cơ, gây choáng váng và chết.
• Nhóm cacbonat: Gồm các hóa chất ít bền vững trong môi trường nhưng cũng
rất độc đối với người và động vật. Đại diện cho nhóm này là các hợp chất gốc
cacbamat như Sevin, Puradan, Bassan, Mipcin. Chúng có tác động trực tiếp vào
men linestraza của hệ thần kinh côn trùng.
Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có một phần thuốc bảo vệ thực vật tác động
trực tiếp tới sâu bệnh. Phần còn lại rơi vào nước, đất và tích lũy trong các thành
phần môi trường hoặc các sản phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Để xác định nồng độ các chất bảo vệ thực vật trong môi trường, người ta
thường dùng các phương pháp phân tích sắc khí.
- Các hóa chất hòa tan khác: các hóa chất nhóm xynua, phenon, các chất tẩy
rửa. Các công xưởng và nhà máy sản xuất và sử dụng hóa chất đã thải vào môi
trường các chất này.
1.1.4.3 Tác nhân sinh học:
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các
sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và
sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh
trùng gây bệnh như các loại kí sinh trùng bệnh tả, lỵ thương hàn, sốt rét, siêu vi
khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun,v.v…

Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải của các bệnh viện, v.v… Để đánh giá
chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ
số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng coliform trong nước, thường không
gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện cho ô nhiễm nước bởi các tác nhân
sinh học. Để xác định chỉ số coliform, người ta nuôi cấy mẫu trong các môi trường
đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được
xác định theo các giá trị - tiêu chuẩn môi trường.
1.1.5 Các loại ô nhiễm nước:
8
1.1.5.1 Ô nhiễm nước mặt:
Nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông, suối
kênh mương. Trong đó, các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị và đất
trồng lúa nước là các đối tượng thường có mức độ ô nhiễm trầm trọng. Nguồn gây
ra ô nhiễm nước mặt là cáckhu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn các hoạt
động công nghiệp khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim hoạt động giao thông thủy bộ,
sản xuất nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ô nhiễm
do kim loại nặng và hóa chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm bởi thuốc bảo
vệ thực vật.
Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn
nước thải. Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô thị là nồng độ chất dinh dưỡng N, P
cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích lũy tuơng đối P so với N, sự yếm khí và môi trường
khử của lớp nước đáy thủy vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự
kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen,
có mùi khai thối do thoát khí H
2
S, v.v… Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự thâm
nhập một lượng lớn N, P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và
thiếu đầu ra của môi trường hồ. Sự phú dưỡng nước hồ đô thị và các sông kênh dẫn
nước thải gần các thành phố lớn đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các

nước trên thế giới. Hiện tượng phú dưỡng hồ đô thị và kênh thoát nước thải có tác
động tiêu cực tới các hoạt động văn hóa của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái
nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí khu vực đô thị.
- Ô nhiễm kim loại nặng và các hóa chất độc hại thường gặp trong các lưu vực
nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản.
Biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại thể hiện bởi nồng độ cao của
các kim loại nặng trong nước. Ở một số trường hợp, xuất hiện việc chết hàng loại cá
và thủy sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc
hại là nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt
yêu cầu bị đổ vào môi trường. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng và hóa chất độc hại
có tác động tiêu cực mạnh mẽ tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim
loại nặng và hóa chất độc hại tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể
người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào
mặt đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế tác động tiêu cực
của sự ô nhiễm cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp và nước
thải độc hại, quản lý tốt thực phẩm nuôi trồng trong môi trường có nguy cơ bị ô
9
nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.
- Ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt thường gặp trong các lưu vực tiếp nhận
nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh
trùng, sinh vật gây bệnh cho người và động vật lan truyền trong môi trường nước
mặt, gây ra các loại dịch bệnh cho các khu vực dân cư tập trung. Hiện tượng trên
thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển trên thế giới. Theo báo
cáo của Ngân hàng Thế giới năm 1992, nước ô nhiễm gây ra bệnh tiêu chảy làm
chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Đã có năm số người bị
mắc bệnh trên thế giới rất lớn như bệnh giun đũa 900 triệu, bệnh sán máng 600
triệu. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần
nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường
sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.
- Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện

tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và
phân không được trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước
và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật. Tác dụng tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là
làm suy thoái chất lượng môi trường ở khu vực canh tác nông nghiệp như phú
dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông
thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với
thuốc bảo vệ thực vật.
1.1.5.2 Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm:
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cát, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái Đất,
có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Theo độ sâu phân bố, có thể
chia nước ngầm thành: nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm
chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành
dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn
cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ
thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại thường nằm trong lớp đất đá xốp được
ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian
phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
- Vùng thu nhận nước;
10
- Vùng chuyển tải nước;
- Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là
loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định lớn.
Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ
di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn các vùng ven biển thường có
các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái
nước ngầm bao gồm:
- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và
một số kim loại cao.
- Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO
3
-
,
NO
2
-
, NH
4
+
, PO
4
3-
.v.v…vượt quá tiêu chuẩn, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
- Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ
thấp mực nước ngầm, lún đất.
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu
vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Nước ngầm ở một số nhà máy nước
của thành phố Hà Nội như Pháp Vân, Mai Động đang bị ô nhiễm. Nước ngầm khu
vực thành phố Hồ Chí Minh đang bị nhiễm mặn do khai thác quá công suất cho
phép. Nước ngầm trong các thấu kính cát vùng ven biển đang bị ô nhiễm và nhiễm
mặn.
1.1.5.3 Ô nhiễm biển:
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông

suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản,
giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ chất thải độc hại
như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự ô
nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau:
- Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại
nặng, các hóa chất độc hại.
- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
- Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, cỏ biển,……
- Suy giảm chất lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh vật
biển.
11
- Xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong
các thực phẩm lấy ra từ biển.
Theo công ước luật biển năm 1982, có 5 nguồn có thể gây ra ô nhiễm biển: các
hoạt động trên đất liền, việc thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và
đáy đại dương, việc thải các chất độc hại ra biển, vận chuyền hàng hóa trên biển, ô
nhiễm không khí. Cả 5 nguồn này đang có xu thế gia tăng, đe dọa tới chất lượng
môi trường biển.
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản
phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô
nhiễm khác. Theo tính toán, vào các năm 60 của thế kỷ này, lượng chất thải rắn đổ
ra biển hàng năm khoảng 50 triệu tấn, gồm đất,cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất
phóng xạ. Một số chất thải này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị
phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.
Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các
chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới.
Công ước luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công
ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu là
các ví dụ về sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.
CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐÀO – NGHỆ AN
2.1 Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Đào:
2.1.1 Vị trí giới hạn, diện tích lưu vực Sông Đào:
Sông Đào thường được gọi kênh thấp, kênh Vinh nằm ở phía đông nam Tỉnh
Nghệ An, thuộc huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và Thành phố Vinh, đầu trên thông
với Sông Lam qua cống Nam Đàn, đầu dưới thông với Sông Lam qua cống Bến
Thuỷ.
Lưu vực Sông Đào có diện tích 287,34 km
2
, trong đó đồi núi có 31,79 km
2
,
đồng bằng có 255,55 km2, tổng diện tích đất canh tác 12.109,7 ha, chiều dài Sông
Đào 28,8 km ( kênh thấp 23,2 km, kênh vinh 5,6km ).
2.1.2 Nhiệm vụ của sông Đào:
Có 3 nhiệm vụ chính:
12
- Tiêu úng, tháo lũ cho 287,34 km
2
lưu vực đồi núi, đồng ruộng và dân cư
Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thành phố Vinh qua cống Bến Thuỷ về Sông Lam và qua
kênh Gai về Cửa Lì.
- Dẫn nước Sông Lam, qua cống Nam Đàn, lưu lượng thiết kế Q
TK
=25,6 km3/s,
tạo nguồn nước tưới cho 21.225 ha đồng ruộng vùng Nam- Hưng- Nghi, cấp nước
sinh hoạt cho Thành phố Vinh, cấp nước cho khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm.
- Tạo đường giao thông thuỷ từ Sông Lam, Sông Đào đi các văng Vinh, Nam
Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu,Yên Thành
Ngoài trực chính Sông Đào ( kênh thấp, kênh vinh ) vùng Nam Đàn, Hưng

Nguyên, Nghi Lộc còn có các tuyến kênh Gai, kênh Hồng Cần, kênh Lam Trà cùng
làm nhiệm vụ kết hợp tưới tiêu cho vùng Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc.
2.2. Hiện trạng Sông Đào, dòng chảy, tình hình tưới tiêu và môi trường:
2.2.1. Đoạn từ cống Nam Đàn đến cầu Nam Anh (Nam Đàn)
 Hiện trạng lòng Sông:
Sông Đào, dài 5,1km, chiều rộng lòng Sông trung bình
b =15 ÷ 20 m, cao độ đáy Sông -1,0 ÷ -1,5
 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ: Cống Nam Đàn đúng, dòng chảy trong Sông do mưa lũ chảy từ đất
của thị trấn, các xã Vân Diên, Xuân Hồ, Nam Nghĩa, Nam Thanh, Nam Anh của
huyện Nam Đàn chảy về, lưu lượng lũ:
Q
L
= 25 ÷ 30m
3
/s, lưu tốc dòng chảy trên Sông V = 1,2÷1,5 m/s
- Mùa kiệt: Nguồn chính do nước Sông Lam chảy qua cống Nam Đàn vào,
Ngoài ra nước sau khi tưới theo các kênh tiêu trở về Sông, nước mưa ngấm xuống
đất chảy vào Sông, nước sinh hoạt vùng thị trấn chợ chảy vào Sông, lưu lượng bình
quân Q
K
= 20÷25m
3
/s. Lưu tốc dòng chảy V
k
= 0,3÷ 0,5m/s, những năm hạn lớn kéo
dài Q
K
= 15 ÷ 20 m
3

/s
 Diện tích tưới tiêu:
- Diện tích tưới: Tưới cho diện tích đất trồng cây hàng năm của Thị Trấn Nam
Đàn, các huyện Vân Diên, Xuân Hồ, Nam Nghĩa, Nam Thanh, Nam Anh của huyện
Nam Đàn là 2113 ha, nguồn nước tưới là các hồ chứa vừa và nhỏ tưới vùng cao, các
trạm bơm lấy nước Sông Đào tưới vùng thấp.
- Diện tích tiêu: Tiêu cho diện tích 6978 ha trong đó có 1932 ha đồi núi Nam
Diên, Nam Nghĩa, Nam Thanh và Nam Anh (Nam Đàn ) trong vùng này có vùng
13
trũng Sen Đôi, Bàu Nón mùa mưa lũ chính vụ diện tích ngập lớn thời gian dài.
2.2.2. Đoạn từ cầu Nam Anh cho đến ngã ba kênh Lam Trà (Nam Đàn)
 Hiện trạng lòng Sông:
Sông dài 4,1 km, chiều rộng lòng Sông b = 15 ÷ 20 m, cao độ đáy Sông - 1,5
÷ -1,7 m
 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ: chủ yếu do lưu lượng thượng lưu Sông và nước mưa lũ từ đồng
ruộng đồi núi, khu dân cư trong vùng đổ về. Lưu lượng lũ trung bình Q
L
= 40 ÷ 50
m
3
/s, lưu tốc dòng chảy V = 1,2 ÷ 1,5 m
3
/s
- Mùa kiệt: Do có nước Sông Lam về, nước mưa ngấm vào trong đất và nước
sau khi tưới ngấm xuống, lưu lượng trung bình Q
K
= 15 ÷20 m
3
/s, những năm hạn

lớn, kéo dài, nước Sông Lam thấp Q
K
= 12 ÷15 m
3
/s.
 Diện tích tưới tiêu:
- Diện tích tưới: Tưới cho 942 ha đất canh tác hàng năm của xã Nam Xuân và
Hùng Tiến của huyện Nam Đàn. Nguồn nước tưới chủ yếu do các trạm bơm lấy
nước Sông Đào tưới, vùng cao Nam Xuân lấy nước các hồ chứa tưới lúa màu.
- Diện tích tiêu: Tiêu cho diện tích 2285 ha, trong đó có 335 ha đồi núi Nam Xuân.
2.2.3. Đoạn từ ngã ba Kênh Lam Trà đến Cầu Mượu (Nam Đàn)
 Hiện trạng lòng Sông:
Sông dài 6,2 km, chiều rộng lòng trung bình 15÷20m, cao độ đáy Sông -1,15 ÷
-1,7.
 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ: Do mưa lũ vùng đầu Sông và lưu vực hai bên Sông đổ vào, lưu
lượng lũ trung bình Q
L
= 60÷70 m
3
vận tốc dòng chảy lũ V
L
= 1,2 ÷1,5 m/s, thời kỳ
mưa lũ hè thu Q
HT
= 30÷40 m
3
/s, vận tốc dòng chảy V= 0,8÷1,0 m/s.
-Mùa kiệt: Do nước Sông Lam qua cống Nam Đàn về và một phần lưu lượng
nước sau khi tưới chảy về kênh tiêu về Sông Đào, lưu lượng nước Q

K
= 12÷17 m
3
/s,
những năm hạn lớn kéo dài, mực nước Sông Lam thấp dưới +1,0 lưu lượng nước về
Sông Đào nhỏ hơn, khi về đến đây Q
K
=10÷13m
3
/s.
 Diện tích tưới tiêu:
- Diện tích tưới: Tưới cho diện tích 1993 ha đất canh tác hàng năm của các xã
Nam Lĩnh, Hồng Long, Kim Liên và Nam Giang của huyện Nam Đàn. Nguồn nước
tưới chủ yếu do các trạm bơm, lấy nước trực tiếp từ Sông Đào hoặc từ kênh Lam
14
Trà tưới, vùng cao của Nam Lĩnh dựng nước hồ chứa nhỏ tưới.
- Diện tích tiêu: Tiêu cho diện tích 4522 ha đất tự nhiên trong vùng, trong đó
có 578 ha vung đồi Nam Lĩnh và Nam Giang.
2.2.4. Đoạn từ cầu Mượu đến cầu Hưng Đạo (Hưng Nguyên)
 Hiện trạng lòng Sông:
Đoạn này dài 3,7 km, chiều rộng lòng Sông trung bình = 18÷20 m, cao độ đáy
Sông -1,5÷ -2,1.
 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ: Do mưa lũ đầu Sông Đào, kênh Lam Trà (Nam Đàn) và hai bên
Sông Đào đổ về, lưu lượng lũ bình quân 70÷ 80 m
3
/s, lưu tốc dòng chảy V
L
=1,2÷1,5
m/s. Lũ hè thu lưu lượng nhỏ Q

HT
= 40÷ 50 m
3
/s
- Mùa kiệt: Chủ yếu do nước Sông Lam về và một phần nước sau khi tưới
nước chảy về kênh tiêu quay trở về Sông Đào, lưu lượng dòng chảy trung bình Q
K
=
10÷15 m
3
/s lưu tốc dòng chảy, V
K
= 0,3÷0,4 m/s, những năm hạn lớn kéo dài nước
Sông Lam xuống thấp nhỏ hơn +1,0, lưu lượng Q= 8÷ 10m
3
/s.
 Diện tích tưới tiêu:
- Diện tích tưới: Tưới cho diện tích 2410 ha đất trồng cây hàng năm của các xã
Xuân Lâm, Nam Cát, Hưng Long, Hưng Lĩnh, Hưng Thông, Hưng Đạo của huyện
Hưng Nguyên. Nguồn nước tưới do các trạm bơm lấy nước từ Sông Đào và kênh
Lam Trà lên tưới ( kênh Lam Trà là nhánh Sông Đào). Vùng này ngoài tưới, có
trạm bơm cầu Mượu bơm nước Sông Đào Q= 40.000 m
3
/ ngày, phục vụ nước sinh
hoạt cho 250.000 người dân thành phố Vinh.
- Diện tích tiêu: Tiêu nước cho 4313 ha đất tự nhiên của các xã trong khu vực.
2.2.5. Đoạn từ cầu Hưng Đạo đến ngã ba cầu Đước (Hưng Nguyên)
 Hiện trạng lòng Sông:
Sông dài 3,3 km, chiều rộng lòng Sông bình quân b=18÷20m , cao độ đáy
Sông -2,0÷ –2,4.

 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ: Do mưa lũ đầu nguồn Sông Đào và mưa lũ trong vùng dồn về, lưu
lượng lũ trung bình qua đoạn này Q
L
= 80÷90 m
3
/s, vận tốc trung bình V
L
=1,2÷1,5
m/s. Thời kỳ lũ hè thu Q
HT
= 50÷60 m
3
/s.
- Mùa kiệt: Chủ yếu do nước Sông Lam về và nguồn nước tái sinh sau khi tưới
và sử dụng sinh hoạt, lưu lượng bình quân Q
K
= 8÷12 m
3
/s, vận tốc dòng chảy
V=0,3÷0,4 m/s, những năm hạn lớn kéo dài Q
K
=7÷8 m
3
/s.
15
 Diện tích tưới tiêu:
- Diện tích tưới: Toàn vùng có diện tích đất sản xuất hàng năm 893 ha của các
xã Hưng Chính, thị trấn Hưng Nguyên, Hưng Mỹ của huyện Hưng Nguyên. Nguồn
nước tưới do các trạm bơm lấy nước từ Sông Đào về kênh Hồng Cần để tưới( kênh

Hồng Cần dẫn nước từ Sông Đào về).
- Diện tích tiêu: Tiêu nước cho diện tích 1724 ha của Hưng Chính, thị trấn và
Hưng Mỹ ,nước chảy qua các kênh tiêu về Sông Đào hoặc vào kênh Hồng Cần về
Sông Đào.
2.2.6. Đoạn từ ngã ba cầu Đước đến cầu Cửa Tiền( Sông Vinh)
 Hiện trạng lòng Sông:
Dài 1,6 km, chiều rộng lòng Sông trung bình b=18÷ 22 m, cao độ đáy Sông
-1,5÷ -1,7
 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ: Do mưa lũ đầu nguồn Sông Đào và mưa lũ ở các phường xã hai bên
Sông Đào dồn về, lưu lượng lũ bình quân Q
L
= 90÷ 100 m
3
/s, lưu tốc dòng chảy V
L
=
1,0÷ 1,2 m/s, lũ hè thu lưu lượng nhỏ Q= 50÷ 60 m
3
/s. Đoạn Sông này khi mực
nước Sông Lam thấp nước lũ qua cống Bến Thuỷ (thành phố Vinh) về Sông Lam,
khi nước Sông Lam cao nước lũ chảy ngược về ngã ba Đước (Hưng Nguyên) về
cống Nghi Quang ra biển.
- Mùa kiệt: Nguồn nước Sông Lam qua cống Nam Đàn và nước tái sinh sau
khi tưới và sinh hoạt về đây, nước được phân về hai ngả để phục vụ tưới sinh hoạt
và thông thuyền nên Q
K
= 4÷ 5 m
3
/s, V= 0,3÷ 0,4 m/s, những năm hạn lớn kéo dài

Q
K
=3÷ 4 m
3
/s.
 Diện tích tưới tiêu:
- Diện tích tưới: Toàn vùng tưới cho 456 ha đất sản xuất hàng năm của xã
Hưng Thịnh (Hưng Nguyên) và Cửa Nam (thành phố Vinh).
- Diện tích tiêu: Tiêu cho diện tích 1514 ha của các phường xã: Lê Lợi, Cửa
Nam, Hồng Sơn, Quang Trung, Đội Cung của thành phố Vinh và xã Hưng Thịnh
(Hưng Nguyên)
2.2.7. Đoạn từ cầu Cửa Tiền đến cầu Trung Đô ( thuộc Vinh)
 Hiện trạng lòng Sông:
Chiều dài 2,5 km, chiều rộng lòng Sông trung bình b= 18÷ 20 m, cao độ đáy
Sông -2÷ -2,5
16
 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ: Do mưa lũ từ thượng nguồn và mưa lũ từ các phường xã xung quanh
chảy về Sông Vinh. Nước Sông Lam thấp, nước lũ chảy qua cống Bến Thủy về
Sông Lam, lưu lượng lũ Q
L
= 100÷ 110 m
3
/s, lưu tốc dòng chảy V=1÷ 1,2 m/s. Lũ hè
thu Q
HT
= 60÷ 70 m
3
/s. Khi nước Sông Lam cao, cống Bến Thuỷ đúng nước lũ chảy
ngược lại về ngã ba Đước ra cống Nghi Quang về Cửa Lò Q

L
=15÷ 20 m
3
/s.
- Mùa kiệt: Chủ yếu nước Sông Lam qua cống Nam Đàn về, ngoài ra còn có
nước tái sinh sau khi tưới, nước chảy qua các cống tiêu, kênh tiêu, lưu lượng dòng
chảy Q
K
=2÷ 3 m
3
/s, vận tốc dòng chảy V=0,2÷ 0,3 m/s, những năm hạn lớn kéo dài
Q
K
= 1,5÷ 2 m
3
/s.
 Diện tích tưới tiêu:
- Diện tích tưới: Tưới cho diện tích 229 ha đất trồng rau hàng năm của phường
Vinh Tân và phường Trung Đô (thành phố Vinh)
- Diện tích tiêu: Tiêu nước cho 1252 ha vùng dân cư và đất canh tác của Trung
Đô và Vinh Tân.
2.2.8. Đoạn từ cầu Trung đô đến ngã ba kênh Hồng Cần (thuộc Vinh)
 Hiện trạng lòng Sông:
Dài 1,2 km, chiều rộng lòng Sông trung bình b = 20-25m, độ cao đáy -2,5÷ -3,0.
 Dòng chảy trong Sông:
- Mùa lũ khi mực nước Sông Lam thấp, hầu hết lũ đầu nguồn Sông Đào và lưu
vực kênh Hồng Cần đều tiêu nước vào Sông Vinh qua cống bến thuỷ về Sông Lam,
lưu lượng lũ bình quân Q
L
= 110÷115 m

3
/s lưu tốc dòng chảy V
L
= 1÷1,2 m/s , lũ hè
thu Q
HT
=60÷

70 m
3
/s. khi nước Sông Lam cao, nước lũ Sông Vinh chảy ngược lại
về ngả ba cầu đước, qua cống Nghi Quang ra Cửa Lò.
- Mua kiệt: Chủ yếu nguồn nước Sông Lam về phục vụ tưới, nuôi trồng thuỷ
sản, sinh hoạt và nước tái sinh sau. Khi tưới nước sinh hoạt chảy qua các cống tiêu
kênh tiêu về Sông Đào lưu lượng Q
K
= 1,5÷2,0 m
3
/s, vận tốc giòng chảy V
k
=
0,2÷0,3 m/s.
 Diện tích tưới tiêu
- Diện tích tưới: Toàn vùng tưới cho 1177 ha đất sản xuất hàng năm của các xã
Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Khánh, Hưng Châu, Hưng Lợi (thuộc Vinh)
- Diện tích tiêu: Tiêu nước cho 2387 ha, nước tiêu vào kênh Hồng Cần về
Sông Vinh
17
2.2.9. Đoạn từ ngã ba Sông Hồng Cần đến cống Bến Thuỷ (thuộc Vinh)
 Hiện trạng lòng Sông:

Chiều dài 0,7 km, chiều rộng lòng Sông trung bình b = 25 ÷ 30 m, cao độ - 3,0
÷ -3,5 m đây là đoạn cửa ra của Sông Đào với Sông Lam qua cống Bến Thuỷ
 Dòng chảy trong Sông
- Mùa lũ: Khi mực nước Sông Lam thấp, mưa lũ vùng Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Vinh tập trung về Sông Đào, về Sông Vinh, qua cống Bến Thuỷ về Sông
Lam, lưu lượng lũ trung bình Q
L
= 115 ÷ 120 m3/s, lưu lượng lớn nhất qua cống
Q
max
= 180 m
3
/s, vận tốc dòng chảy V
L
= 1,0 ÷ 1,2 m/s khi mực nước Sông Lam cao,
cống Bến Thuỷ đúng, nước Sông Vinh chảy ngược về ngó ba Đước (Hưng
Nguyên), về cổng Nghi Quang (Nghi Lộc) ra Cửa Lò. Lũ hè thu Q
L
= 60 ÷ 70 m
3
/s.
- Mùa kiệt: Chủ yếu nguồn nước Sông Lam qua cống Nam Đàn về phục vụ
tưới, nuôi trông thuỷ sản, dân sinh và các khu công nghiệp, lưu lượng còn lại tập
trung về cửa cống Bến Thuỷ để đẩy mặn Q
K
= 1÷ 1,5 m3/s, vận tốc dòng chảy V =
0,2 ÷ 0,3 m/s
 Diện tích tưới tiêu:
Đây là đoạn Sông cuối cùng của Sông Đào trước lúc ra Sông Lam nên không
phục vụ tưới, tiêu, nước chủ yếu là tiêu nước cho vùng đầu của Sông Đào và Sông

Vinh khi mực nước Sông Lam cao. Cống Bến Thuỷ đúng nước chảy ngược về Ngã
Ba Đước về Kênh Kẻ Gai (Hưng Nguyên) qua cống Nghi Quang về Cửa Lò.
2.3. Hiện trạng các điểm xả thải và rác thải trên sông Đào
2.3.1 Đoạn từ cống Nam Đàn đến cầu Nam Anh (Nam Đàn)
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Toàn vùng có 10.106 hộ vói 44.562 người dân, nước sinh hoạt chủ yếu là
giếng đào, giếng khoan, riêng dân thị trấn sử dụng nước máy lấy từ Sông Lam qua
lọc mới sử dụng. Các địa phương vùng thấp sử dụng nước sau khi tưới ngấm vào
đều bị ô nhiễm môi trường, các địa phương ở cao trên đồi sử dụng nước sinh hoạt từ
giếng đào do nước ngấm trong nơi chảy vào sạch sử dụng tốt.
 Các điểm cấp nước và xả thải vào Sông Đào:
- Các điểm cấp nước: Nước Sông Lam qua cống Nam Đàn vào, nước mưa
ngấm xuống, nước sau khi tưới ruộng ngấm xuống, nước xả từ khu dân cư, chợ
bệnh viện vào Sông Đào.
- Các điểm xả thải vào Sông: Các vị trí cấp nước chính là các điểm xả thải vào
18
Sông, chất thải trong khu vực chủ yếu là rác thải, xác động vật, hoá chất, phân bón
và thuốc trừ sâu do phun cho lúa, màu ngấm vào đất.
2.3.2 Đoạn từ cầu Nam Anh cho đến ngã ba kênh Lam Trà (Nam Đàn):
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Toàn vùng có 3430 hộ với 14705 người dân, sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu
là giếng đào và giếng khoan, nguồn nước sinh hoạt do nước ngầm trong đồi núi
Nam Xuân, vùng thấp của Nam Xuân và Hùng Tiến do nước sau khi tưới lúa ngấm
vào giếng.
 Các điểm cấp nước và xả thải vào Sông Đào:
- Các điểm cấp nước: Nước thượng lưu Sông Đào, nước mưa và nước sau khi
tưới của các trạm bơm chảy về các kênh tiêu chảy về Sông.
- Các điểm xả thải: Các vị trí cấp nước vào Sông chính là các điểm xả thải vào
Sông Đào, nguồn xả thải chính là rác bẩn, phân bón lúa, thuốc sâu bón cho lúa màu
hồ tan vào nước chảy về Sông Đào, tuy nước trong Sông luôn luôn chảy, song do

nguồn nước đã bị ô nhiễm sẵn nên muốn sử dụng cho sinh hoạt cần phải kiểm tra
chất lượng nước
2.3.3 Đoạn từ ngã ba Kênh Lam Trà đến Cầu Mượu (Nam Đàn)
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Vùng này có dân số 4 xã, số hộ 6609 hộ, dân số 30.013 người, sử dụng nước
sinh hoạt chủ yếu là giếng đào và giếng khoan, nguồn nước chủ yếu là nước Sông
Đào sau khi tưới ngấm vào giếng một phần dân Nam Lĩnh và Nam Giang gần chân
nơi nước giếng ngấm từ nước ngầm trong nơi vào giếng.
 Các điểm cấp nước và xả thải vào Sông Đào:
- Các điểm cấp nước: Chủ yếu nước Sông Lam về qua cống Nam Đàn, nước
các trạm bơm sau khi tưới về kênh tiêu, về Sông Đào.
- Các điểm xả thải: Các vị trí cấp nước cho Sông Đào chính là các điểm xả thải
vào Sông Đào, chất thải vào Sông bao gồm các rác bẩn bột đất đá do khai thác đá rú
Mượu, phân bón ruộng và thuốc trừ sâu phun cho lúa và hoa màu.
2.3.4 Đoạn từ cầu Mượu đến cầu Hưng Đạo (Hưng Nguyên):
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Toàn vùng có 8738 hộ, dân số 35.974 người. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước
giếng đào và giếng khoan, nguồn nước sử dụng do nước Sông Đào, kênh Lam Trà
và nước sau khi tưới lúa, nước ngấm vào giếng.
 Các điểm cấp nước và xả thải vào Sông Đào:
19
- Các điểm cấp nước: Chủ yếu nước Sông Đào về và một phần nước sau khi
tưới lúa, màu nước về kênh tiêu quay về Sông Đào.
- Các điểm xả rhải: Các vị trí cấp nước cho Sông Đào chính là các vị trí xả thải
vào Sông, nguồn xả thải chính là rác thải, phân bón, thuốc trừ sâu hồ tan vào nước
chuyển về Sông Đào, tuy nguồn nước luôn chảy nhưng nước trong Sông Đào vẫn bị
ô nhiễm.
2.3.5 Đoạn từ cầu Hưng Đạo đến ngã ba cầu Đước (Hưng Nguyên)
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Toàn vùng có 4397 hộ, dân số 18.169 người, các xã Hưng Chính, Hưng Mỹ

(Hưng Nguyên) sử dụng nước sinh hoạt bằng giếng đào hoặc xây bể đựng nước
mưa, thi trấn sử dụng nước sinh hoạt bằng nước máy đã qua xử lý, nước giếng đào
chủ yếu do nước Sông Đào và nước sau khi tưới lúa ngấm vào.
 Các điểm cấp nước và xả thải:
- Các điểm cấp nước: Nguồn nước chủ yếu là nước Sông Lam qua cống Nam
Đàn chảy về và nước sử dụng lại sau khi tưới và sinh hoạt.
- Các điểm xả thải: Các vị trí cấp nước chính là các vị trí xả thải, chất thải bao
gồm rác bẩn, xác động vật, hoá chất, phân bón thuốc trừ sâu, nguồn cấp là do nước
sau khi tưới, bệnh viện, khu dân cư, thị trấn chuyển về mặc dù nước chảy song do
lưu vực lớn, nước có thể về cửa Bến Thủy, có thể về cống Nghi Quang (xã Nghi
Thiết – Nghi Lộc) nên chất thải đọng nhiều tại khu vực này.
2.3.6 Đoạn từ ngã ba cầu Đước đến cầu Cửa Tiền (sông Vinh)
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Toàn vùng có 17.868 hộ, dân số 67.894 người, người dân thành phố Vinh sử
dụng nước máy đã xử lý để sinh hoạt, người dân Hưng Thịnh xây bể để đựng nước
mưa, một số ít đào giếng để lấy nước sinh hoạt.
 Các điểm cấp nước và xả thải:
- Các điểm cấp nước: Nước từ thượng nguồn Sông Đào về phục vụ tưới, cấp nước
sinh hoạt, nước từ các cống tiêu, kênh tiêu sau khi tưới và phục vụ sinh hoạt cho các
phường xã chảy về như kênh Hồng Bàng, kênh tiêu Cửa Nam (thành phố Vinh).
- Các điểm xả thải:
Các điểm cấp nước chính là các vị trí xả thải vào Sông Đào, chất thải chủ yếu
là rác thải, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu từ thượng nguồn, khu dân cư, bệnh
viện và nước tưới ruộng lúa chảy về.
2.3.7 Đoạn từ cầu Cửa Tiền đến cầu Trung Đô (thuộc Vinh)
20
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Hai phường Trung Đô và Vinh Tân có 17214 hộ, dân số 71.028 người, nước
sử dụng sinh hoạt là nước máy đã qua xử lý.
 Các điểm cấp nước và xả thải:

- Các điểm cấp nước:
Nguồn nước chính là nước Sông Lam theo Sông Đào về và nước tái sinh sau
khi tưới và sử dụng sinh hoạt, qua cống tiêu kênh tiêu về như kênh tiêu Vinh Tân,
cống Cầu Đen(thuộc phường Vinh Tân)
- Các điểm xả thải: Các vị trí cấp nước cho Sông Đào chính là các điểm xả thải
vào Sông, chất thải chính do thượng nguồn Sông đào cấp vùng này còn do khu dân
cư đông đúc: chợ Vinh, bệnh viện thành phố, chợ Cửa Đông, chợ Vinh Tân, mang
các loại rác bẩn, xác động vật, hoá chất về Sông Đào.
2.3.8. Đoạn từ cầu Trung đô đến ngã ba kênh Hồng Cần (thuộc Vinh)
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Toàn vùng có 3873 hộ dân số 117.105 người, nước sinh hoạt chủ yếu là giếng
đào, giếng khoan và xây, bể đựng nước mưa, giếng đào và giếng khoan chủ yếu
nước kênh Hồng Cần và nước sau khi tưới ngấm vào
 Các điểm cấp nước và xả thải:
- Các điểm cấp nước: Nước Sông Đào, nước Sông Hồng Cần và các cống tiêu
qua đê cấp nước cho Sông Vinh
- Các điểm xả thải: Các vị trí cấp nước cho Sông Vinh chính là các điểm xả
thải vào Sông Vinh, chất thải chủ yếu là rác bẩn, phân bón, hoá chất, thuốc trừ sâu
2.3.9 Đoạn từ ngã ba Sông Hồng Cần đến cống Bến Thuỷ (thuộc Vinh)
 Dân số sử dụng nước sinh hoạt:
Đây là vùng cuối Sông Vinh, dân số chỉ một số hộ rất ít, nước sinh hoạt chủ
yếu là giếng đào, nước trong nơi ngấm vào giếng, một số hộ cũng bị ảnh hưởng do
nước Sông Vinh ngấm vào nhưng chỉ vài chục hộ.
 Cấp nước và xả thải:
- Cấp nước: Đây là vùng cửa Sông nước ngọt trên Sông chủ yếu là phục vụ
đẩy mặn và đảm bảo giao thông ra vào cống Bến Thuỷ, nguồn nước chủ yếu là
nước Sông Lam qua cống Nam Đàn và nước sau khi tưới, sinh hoạt tái sinh
- Xả thải: Do cống Bến Thuỷ thường xuyên đúng nên rác thải Sông Đào về bị
ứ đọng tại đây, khi cống mở chất bẩn lại chảy vào Sông Lam, giảm độ ô nhiễm cho
Sông Vinh.

21
Hiện trạng rác thải được thả trôi trên sông đã được khắc phục: không có
nhiều túi ni lông, không có xác súc vật trôi. Tuy nhiên vẫn còn việc người dân
lén lút đổ rác ở hai chân cầu (cầu Hưng Đạo, cầu Trung Đô, cầu Cửa Tiền),
thậm chí có người vứt rác lên cả cầu Cửa Tiền. Thủy sinh ít phát triển, ít có rong
rêu, bèo…Đoạn Cầu Đước về Bến Thủy bắt đầu tích tụ bèo, rác thải trôi nhưng
không nhiều.
2.4 Chất lượng nước sông Đào
2.4.1 Chất lượng nước mặt sông Đào
Dựa vào kết quả quan trắc và phân tích môi trường của báo cáo quan trắc
và phân tích Môi trường tỉnh Nghệ An (đợt I –tháng 3 năm 2008 và đợt II –
tháng 7 năm 2009 , tôi đưa ra các thành phần trong mẫu nước mặt sông Đào và
phân tích cũng như nhận xét, đánh giá nồng độ các chất trong mẫu nước mặt
sông Đào như sau:
CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẪU NƯỚC MẶT SÔNG ĐÀO
22

×