Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.99 KB, 14 trang )

A. MỞ ĐẦU
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là một chế định không mới,
được áp dụng khá phổ biến trong pháp luật các nước. Ở Việt Nam chế định
này lần đầu tiên được quy định trong Bộ luậy TTHS năm 1988. Mặc dù
nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự Việt Nam là nguyên tắc công tố, tức
là hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Nhà nước đã cam
kết sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân bằng một văn
bản pháp lý có giá trị cao nhất, đó là Hiến pháp, bằng cả hệ thống pháp luật
và cơ chế đảm bảo thực hiện. Mọi hành vi phạm tội xâm hại đến các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị Nhà nước xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên,
khi xử lý hành vi phạm tội, Nhà nước còn phải quan tâm đến nguyện vọng và
lợi ích chính đáng của người bị hại. Bài tiểu luận sau đây sẽ đi sâu tìm hiểu
vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I/ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI.
1.1> Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại.
Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm
gây ra1. Thiệt hại về thể chất là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; thiệt hại về
tinh thần là thiệt hại về danh dự, nhân phẩm; thiệt hại về tài sản là tài sản bị
mất, bị chiếm đoạt, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng. Thiệt hại nói trên phải
do chính hành vi phạm tội của người phạm tội trực tiếp gây ra cho người bị
1

Khoàn 1 điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự


hại. Người bị hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra chỉ được
coi là người bị hại trong tố tụng hình sự khi được Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Toà án công nhận. Quyền và nghĩa vụ của người bị hại được quy định tại
khoản 2 và khoản 4 bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trong trường hợp người bị
hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền của người bị hại2.
Khởi tố vụ án theo yêu cầu người bị hại là trường hợp đặc biệt mà do tính
chất của vụ án và vì lợi ích của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền không tự
ý quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố được thực hiện theo yêu cầu của
người bị hại3. Thực tế cho thấy mặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
nhưng người bị hại lại không muốn đưa ra xử lý vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến
uy tín, danh dự, tương lai của họ, cũng có trường hợp giữa người bị hại và
người gây thiệt hại có những mối quan hệ đặc biệt. Điều 51 và Điều 105 Bộ
luật TTHS đã ghi nhận yêu cầu của người bị hại.
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại điều 105 bộ
luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104,
105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ
được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp
pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở
phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu
cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã
yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có
thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
2

Khoản 3 điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự. PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên). NXB CAND 2004. Trang
281.
3

2


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ
trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
* Ý nghĩa của việc quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại:
Trong thực tế, không ít tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho cả lợi ích nhà
nước, xã hội và cá nhân người bị hại. Có nhiều tội phạm gây ra những thiệt
hại không chỉ về vật chất mà cả những thiệt hại nghiêm trong về tinh thần đối
với người bị hại. Việc khởi tố hình sự, xử lý tội phạm trong những trường hợp
đó, mặc dù nhằm góp phần giữ nghiêm trật tự kỷ cương và mang lại lợi ích
cho xã hội, nhưng chính việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đó lại gây ra
thêm những tổn thương về tinh thần cho người bị hại.
Mặt khác, một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc đấu tranh với tội
phạm mà nhà nước và xã hội đặt ra là vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
con người, cá nhân công dân của nhà nước.
Do đó, để hạn chế những trường hợp khi có tội phạm xảy ra, việc khởi tố
vụ án có thể gây thêm tổn thất cho người bị hại, pháp luật quy định trường
hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, tạo khả năng và điều kiện
cho người bị hại được tự do lựa chọn cách giải quyết hoặc yêu cầu pháp luật
can thiệp, hoặc tự dàn xếp với người đã gây ra thiệt hại cho mình một cách ổn
thoả, vừa có thể được đền bù một phần mất mát đã xảy ra, vừa giữ được tình
cảm xóm làng, anh em hoặc những chuyện đời tư.
Tuy nhiên, việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng

trong những trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ở mức thấp nhất- tội phạm ít
nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng và trách nhiệm hình sự. Nói cách
khác, pháp luật chỉ cho phép sự thể hiện ý chí cá nhân của người bị hại trong
việc tự giải quyết các sự việc gây thiệt hại cho chính mình trong giới hạn nhất
định mà xã hội và cộng đồng chấp nhận được. Cụ thể trong những trường hợp
dưới đây.

3


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

1.2> Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại.
Khoản 1 điều 104 BLHS: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%
nhưng thuộc một trong 10 trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g,
h, i, k, của khoản này.
Khoản 1 điều 105 BLHS: Cố ý gây thương tật hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác từ 30% đến 60 % nhưng trong trạng thái tinh thần kích
động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
đó hoặc đối với người thân thích của người đó.
Khoản 1 điều 106 BLHS: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Khoản 1 điều 108 BLHS: Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ
người khác.
Khoản 1 điều 109 BLHS: Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ
người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Khoản 1 điều 111 BLHS: hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác

giao cấu trái với ý muốn của họ.
Khoản 1 điều 113 BLHS: hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người khác lệ
thuộc mình hoặc đang trong tình trạng phẫn uất phải miễn cưỡng giao cấu.
Khoản 1 điều 121 BLHS: Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
người khác.
Khoản 1 điều 122 BLHS: tội vu khống.
Khoản 1 điều 131 BLHS: các hành vi chiếm đoạt quyền tác giả; mạo danh
tác giả; sửa đổi bất hợp pháp nội dung tác phẩm; công bố, phổ biến bất hợp
pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học… gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt về hành chính về hành vi nói trên, hoặc đã bị kết án về
hành vi đó mà chưa được xoá án tích.
4


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

Khoản 1 điều 171 BLHS: hành vi vì mục đích kinh doanh, đã chiếm đoạt,
sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp mà gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị kết án, chưa được xoá án tích về tội này.
Đối với những vụ án về tội phạm trên đây, nếu người bị hại không có yêu
cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án.
* Trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược
điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không thể hiện được ý chí của mình:
Người chưa thành niên là những người chưa có đủ năng lực hành vi để
thực hiện quyền chủ thể của mình, họ có thể chưa ý thức được một cách đầy
đủ những thiệt hại mà hành vi phạm tội của họ gây ra cho họ và thiếu các điều
kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình4.
Người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần được nói trong điều luật
được hiểu là người mà do những khuyết tật, bệnh lý, bị tàn phế, thương tật mà
dẫn đến không có khả năng thể hiện được tự do ý chí của mình hoặc không

nhận thức được, không điều chỉnh được hành vi, dẫn đến không có khả năng
tự thể hiện yêu cầu và bảo vệ được lợi ích của mình.
Vì vậy, nhà làm luật đã hạn chế việc khởi tố vụ án hình sự đối với người
chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà
không thể hiện được ý chí của mình, và chỉ chấp nhận khi có yêu cầu của
người đại diện hợp pháp của họ. Người đại diện hợp pháp của người chưa
thành niên và người có nhược điểm về thể chất, tâm thần có thể là cha, mẹ,
anh em ruột, người nuôi dưỡng, luật sư của họ,…
1.3> Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong việc
khởi kiện vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, sau
khi tiếp nhận tin báo, tố giác, phải tiến hành kiểm tra, xác minh để xác định
sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không và kiểm tra xem người bị hai
4

Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự. PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên). NXB CAND 2004. Trang
285.

5


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

có yêu cầu khởi tố hay không. Yêu cầu về việc khởi tố vụ án hình sự của
người bị hại trong trường hợp này được thể hiện dưới dạng lời nói, đơn do
người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại viết, biên bản ghi lời
khai, yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp.
Yêu cầu của người bị hại nói trên là yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự
người đã gây thiệt hại cho họ. Vì vậy, cơ quan tổ chức tiếp nhận yêu cầu phải
giải thích cho người bị hại rõ về khởi tố vụ án, về các tội nói trên để người bị

hại tự quyết định có yêu cầu khởi tố vụ án hay không.Ví dụ: phải giải thích rõ
cho ông A biết rằng, nếu ông A viết đơn đề nghị khởi tố B vì B có hành vi cố
ý gây thương tích cho A thì B có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…
Đồng thời cơ quan có thẩm quyền cũng phải có trách nhiệm ngăn ngừa
khả năng người bị hại vì không hiểu hoặc sợ bị can, bị cáo trả thù nên không
dám yêu cầu khởi tố.
1.4> Trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án
Nếu vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị
hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà thì vụ án phải được đình chỉ (khoản 2
điều 105). Nếu vụ án đang ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định
đình chỉ điều tra theo khoản 2 điều 164 BLTTHS. Nếu vụ án đã qua giai đoạn
điều tra, Viện kiểm sát đã có quyết định truy tố thì Viện kiểm sát quyết định
đình chỉ vụ án (khoản 1 điều 169)
Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 105 BLTTHS cũng quy định: “Trong trường
hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái
với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố
rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến
hành tố tụng đối với vụ án.” Trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng
có trách nhiệm làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc người bị hại rút yêu cầu khởi
tố vụ án. Việc rút yêu cầu của người bị hại phải được thể hiện bằng văn bản
6


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

(đơn hoặc biên bản ghi lời yêu cầu của họ). Nếu bằng lời nói thì người tiếp
nhận phải lập biên bản tiếp nhận.
II/ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
2.1> Quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề khởi tố vụ án

hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Trước khi có Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988, người bị hại không được
pháp luật quy định có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, mà thậm chí trong
nhiều trường hợp người bị hại làm đơn xin giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt một
cách có tình, có lý cho người phạm tội, cũng không được Tòa án chấp nhận.
“Lúc đó, quan niệm phổ biến không chấp nhận việc khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu khởi tố của người bị hại là: Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ
giữa Nhà nước và người phạm tội, trong đó với tính chất là người bảo vệ lợi
ích của toàn xã hội, Nhà nước có quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người
phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra”5
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của nhiều
nước trên thế giới và tổng kết thực tiễn xét xử ở nước ta, trong Bộ luật Tố
tụng Hình sự năm 1988, nhà làm luật đã chính thức ghi nhận những trường
hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 88 quy định:
“Những vụ án về các tôi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109; đoạn 1
khoản 1 Điều 112; đoạn 1 khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều
117 và Điều 126 Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người
bị hại… Trong trường hợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu cầu, Viện kiểm
sát hoặc Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
5

“Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.” Tiến sỹ Trần Quang
Tiệp (Tổng cục An ninh, Bộ Công an)

7


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự


Thực tiễn áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 cho thấy, khoản 2
Điều 88 gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, vì chưa quy
định cụ thể trường hợp nào là trường hợp cần thiết để Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát hoặc Tòa án có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án khi người
bị hại đã rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hoặc trường hợp sau một thời gian
rút yêu cầu khởi tố, thì người bị hại có quyền làm lại đơn yêu cầu các cơ quan
tiến hành tố tụng phục hồi điều tra hay không?
Khắc phục tình trạng này, Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
quy định:
“1. Những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105,
106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được
khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp
của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở
phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu
cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã
yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có
thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ
trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
2.2> Những điểm mới của bộ luật TTHS 2003 so với bộ luật TTHS 1988
về vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
Thứ nhất, bổ sung quy định khi có căn cứ để xác định người đã yêu cầu
khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức
thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
8



BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

Thứ hai, quy định rõ người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có
quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Thứ ba, để bảo đảm thống nhất với quy định về người bị hại tại Điều 51
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Điều 105 cũng đã quy định: Trong trường
hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu cơ quan
tiến hành tố tụng khởi tố vụ án hình sự.
Thứ tư, ngoài các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại đã được quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988,
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã bổ sung thêm 5 trường hợp về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 1 Điều 105), tội "cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng" (khoản 1 Điều 106), tội "vô ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác" (khoản 1 Điều 108), tội "vô ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" (khoản 1 Điều 109), tội "cưỡng dâm"
(khoản 1 Điều 113).
Khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 còn quy định: “Trong
trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại
Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của
họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa”.
Những quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đánh dấu bước tiến bộ
về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự nước ta theo hướng phân định rõ hơn
những vụ án công tố và những vụ án tư tố. Tuy nhiên, trong Bộ luật này vẫn
chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm tư tố và chưa quy định cụ

thể về trình tự, thủ tục đối với những vụ án tư tố.

9


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

2.3> Kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật.
Mặc dù vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đã
được quy định khá cụ thể và chi tiết trong bộ luật tố tụng hình sự 2003. Tuy
nhiên so với yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, chế
định này cũng đã bộc lộ một số bất cập như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật TTHS, trong trường hợp vụ án
được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 Bộ luật này
thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại
phiên tòa. Đây là một nội dung đã được quy định từ những năm 1988, qua các
lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật TTHS vẫn giữ nguyên quy định này. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị
hại trình bày lời buộc tội bị cáo tại phiên tòa như thế nào.
Trường hợp nếu người bị hại trình bày lời buộc tội thì kiểm sát viên tham
gia phiên tòa có trình bày lời buộc tội nữa không? Lời buộc tội của người bị
hại có giá trị như thế nào? Sự có mặt của người bị hại trong trường hợp này
có bắt buộc như đối với kiểm sát viên không? Thực tiễn xét xử cho thấy mọi
việc đều do kiểm sát viên thực hiện, còn người bị hại trong trường hợp này
cũng không có gì đặc biệt so với người bị hại trong các vụ án khác6.
Hơn nữa, bản thân quy định này cũng chưa thật đầy đủ và phù hợp, chẳng
hạn trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa thì người bị hại có các quyền hạn
cụ thể nào, cách thức thực hiện các quyền đó ra sao cũng chưa được quy định
rõ. Như vậy, đối với vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại phải
khác so với vụ án thông thường, quyền của người bị hại được thể hiện trong

suốt quá trình tố tụng chứ không chỉ đơn thuần là trình bày lời buộc tội tại
phiên tòa như quy định hiện nay.
Để khắc phục vấn đề này, em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
6

TẠP CHÍ KHPL SỐ 1(38)/2007-“Người bị hại trong

tố tụng hình sự”- ThS. Luật học Lê Tiến Châu-

ĐH Luật TP Hồ Chí Minh.

10


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

Thứ nhất, nghiên cứu để mở rộng hơn nữa phạm vi các tội mà cơ quan có
thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Nên mở rộng
đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm và
chỉ áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng.
Thứ hai, nghiên cứu để bổ sung các quyền của người bị hại trong giai đoạn
trước xét xử, theo hướng cho phép người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp
của họ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án nếu
không thuộc bí mật nhà nước để phục vụ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị hại.
Thứ ba, cần quy định cụ thể thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp khởi tố
theo yêu cầu của người bị hại. Thủ tục này nên quy định theo hướng chỉ có
người bị hại mới có quyền đưa một người ra xét xử tại phiên tòa, và tất nhiên
ở đây quyền công tố không còn nữa. Sự tham gia phiên tòa của viện kiểm sát
lúc này chỉ thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật chứ không

thực hiện chức năng buộc tội. Tòa án đưa vụ án ra xét xử trên cơ sở đề nghị
của người bị hại. Tại phiên tòa kiểm sát viên không đọc bản cáo trạng mà
người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời cáo buộc của
mình trước khi tiến hành xét hỏi. Kiểm sát viên cũng không trình bày lời luận
tội mà sẽ do người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày.
Trong trường hợp này người bị hại, đại diện hợp pháp của họ bắt buộc phải có
mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, kiểm sát viên không
bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa.
C. KẾT LUẬN
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là một chế định thể hiện tính
dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát, đau đớn của
người bị hại. Pháp luật quy định trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của
người bị hại, để hạn chế việc khởi tố vụ án có thể gây thêm tổn thất về tinh
thần cho người bị hại, tạo khả năng và điều kiện cho người bị hại được tự do
lựa chọn cách giải quyết hoặc yêu cầu pháp luật can thiệp, hoặc tự dàn xếp
11


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

với người đã gây ra thiệt hại cho mình một cách ổn thoả, vừa có thể được đền
bù một phần mất mát đã xảy ra, vừa giữ được tình cảm xóm làng, anh em
hoặc những chuyện đời tư.
Vấn đề này đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận và quy định tại bộ luật
tố tụng hình sự (cả năm 1988 và năm 2003). Mặc dù vẫn còn một vài bất cập
trong quá trình áp dụng, tuy nhiên, về cơ bản, vấn đề này đã bảo đảm được
quyền lợi cho người bị hại trong tố tụng hình sự.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam. Trường đại học luật Hà Nội.

Nhà Xuất bản tư pháp 2010.
12


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003.
3. Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự. PGS.TS Võ Khánh Vinh
(chủ biên). NXB CAND 2004
4. TẠP CHÍ KHPL SỐ 1(38)/2007-“Người bị hại trong tố tụng hình sự”-

ThS. Luật học Lê Tiến Châu- ĐH Luật TP Hồ Chí Minh.
5. “Một số vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại.” Tiến sỹ Trần Quang Tiệp (Tổng cục An ninh, Bộ Công an)

MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
A> MỞ ĐẦU………………………………………………………. 1
13


BT Lớn học kỳ. Tố tụng hình sự

B> NỘI DUNG……………………………………………………. 1
I/ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN
HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI…………… 1
1.1> Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại………………………………………………………… 1
1.2> Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của

người bị hại………………………………………………………… 4
1.3> Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong
việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại………………….. 5
1.4> Trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án……………… 6
II/ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT………………………………… 7
2.1> Quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề khởi tố
vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại………………………. 7
2.2> Những điểm mới của BLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988
về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại……. 8
2.3> Kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật
hiện hành…………………………………………………………..
C> KẾT LUẬN…………………………………………………..

10
11

14



×