A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người
khuyết tật là một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật người khuyết tật Việt
Nam.Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc này nó được quy định như thế nào?Và trên
thực tế nguyên tắc này áp dụng ra sao? Cho nên, em xin chọn đề tài: “Phân tích
nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với
người khuyết tật. Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật
người khuyết tật.Liên hệ thực tiễn”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Phân tích nguyên tắc.
Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 quy định: Điều 2 – Các
định nghĩa: “… Sự điều chỉnh hợp lí nghĩa là việc sửa đổi, điều chỉnh cần thiết và
thích hợp mà không áp đặt một ghánh nặng thiếu cân đối hay phi lí nào, ở nơi cần
thiết trong trường hợp cụ thể, để đảm bảo người khuyết tật hưởng thụ hay thực thi,
trên cơ sở bình đẳng với những người khác, tất cả quyền con người và sự tự do cơ
bản”. Khoản 1 Điều 4 – Các nghĩa vụ chung: “…a/ Thông qua tất cả các biện
pháp bằng pháp luật, hành chính và các biện pháp khác thích hợp để thực hiện các
quyền được công nhận trong công ước này”. Đồng thời một trong các nguyên tắc
chung được quy định tại Điều 3 của công ước là nguyên tắc tiếp cận (mục f).
Từ các quy định trên ta có thể thấy rằng, sự điều chỉnh hợp lí đối với NKT là
vô cùng quan trọng, sự điều chỉnh của Nhà nước ta mà cụ thể là các chính sách,
pháp luật đã quy định tương đối cụ thể về sự điều chỉnh này. Sự điều chỉnh rất
quan trọng đối với NKT, bởi trong thực tế thì tiếng nói của NKT không được coi
trọng, nên họ phải nhờ vào những chính sách của Nhà nước đối với họ.
1
Luật người khuyết tật năm 2010 của Việt Nam quy định: “Tiếp cận là việc
người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông,
công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để
có thể hòa nhập cộng đồng” (khoản 8 Điều 2 – Giải thích từ ngữ).
Ở quy định trên thì đã nêu rõ về một số lĩnh vực rất cơ bản đối với NKT có,
đây là những lĩnh vực có thể nói là rất đỗi bình thường đối vơi mọi người, nhưng
đối với NKT thì là cả một quá trình. Luật NKT đã quy định khá rõ ràng những lĩnh
vực mà NKT có thể tiếp cận và sử dụng. Như đối với lĩnh vực sử dụng công nghệ
thông tin đối với những người khiếm thị thì việc đó là một việc rất khó, họ không
thể nhìn cho nên học rất khó khăn.
Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật được đảm bảo không phải thuần túy
là sự xác định nghĩa vụ của Nhà nước và các chủ thể liên quan hay việc cung cấp
cho họ các nhu cầu vật chất, chăm sóc…mà điều quan trọng là thông qua các quy
định của pháp luật tạo cho người khuyết tật cơ hội, điều kiện, khả năng tiếp cận
mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội: Đào tạo, việc làm giao thông, nhà ở, công trình
công cộng.. trên cơ sở đó họ tự định đoạt các quyền và nghĩa vụ của công dân của
mình. Đồng thời, điều chỉnh các hành vi tương ứng của xã hội liên quan đến vấn đề
này. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng ranh giới giữa nhu cầu, mong muốn với điều
kiện đáp ứng; giữa tiếp cận và khả năng; giữa cơ hội, sự ưu đãi và phân biệt đối
xử….là rất mỏng manh. Chẳng hạn, các quy định về giảm giờ làm việc cho người
khuyết tật trong Bộ luật lao động về hình thức bảo vệ, ưu đãi họ nhưng thực tế lại
là rào cản trong quá trình tìm việc của người khuyết tật. Hay một số nước đưa vào
trong luật về định chỉ tiêu việc làm bắt buộc cho người khuyết tật nếu không sẽ bị
phạt khoản tiền nhất định nhằm bảo vệ việc làm cho người khuyết tật.Nhưng nhiều
ý kiến cho rằng đây chỉ là biện pháp đối xử ưu đãi tạm thời để nâng cao vị thế của
những người ít vị thế, cơ hội tiếp cận việc làm. Sẽ là tốt hơn nếu có các ưu đãi về
tài chính khuyến khích người sử dụng lao động tạo nhiều cơ hội cho người khuyết
2
tật tiếp cận việc làm. Như vậy, điều quan trọng của nguyên tắc này không phải ở
chỗ pháp luật quy định bao nhiêu quyền và phúc lợi cho người khuyết tật mà là xã
hội sẽ ứng xử thế nào để người khuyết tật bằng khả năng và hành vi của mình thực
hiện các quyền của họ với tư cách các quyền con người.
2, Nguyên tắc được cụ thể hóa trong pháp luật NKT.
Với tư cách là thành viên của ILO và đã tham gia kí Công ước Liên hợp
quốc về quyền của người khuyết tật, pháp luật Việt Nam cần phải và đã bước đầu
nội luật hóa các nguyên tắc đã được ghi nhận trong Công ước. Song khác với một
số nước, Luật người khuyết tật năm 2010 của Việt Nam không có điều luật cụ thể
quy định các nguyên tắc, cũng như nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ
trợ và điều chỉnh hợp lí đối với người khuyết tật. Cụ thể:
Ngay tại khoản 8 Điều 2 Luật người khuyết tật đã quy định về tiếp cận. Với
cách giải thích từ ngữ theo luật người khuyết tật thì đã có sự khái quát tương đối cụ
thể đối với các cách tiếp cận của người khuyết tật như: sử dụng các công trình công
cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin…chỉ nêu rất đơn giản nhưng
chúng ta có thể hiểu khá rõ ràng về những gì mà người khuyết tật được hưởng.
Còn về quyền và nghĩa vụ của NKT thì được quy định tại điều 4 của Luật
NKT. Quyền của NKT đã được quy định khá chi tiết như: Tham gia bình đẳng vào
các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một
số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình
công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao,
du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật. Các quyền của
NKT đã quy định rất tốt trong thời buổi hiện nay, NKT với họ được hưởng những
quyền này thì họ có thể hòa nhập một cách tốt nhất. Giúp họ không có mặc cảm tự ti
không giám hòa nhập với cuộc sống như những người bình thường khác. Còn về
nghĩa vụ thì được quy định tại khoản 2 của điều này, nghĩa vụ của NKT cũng không
3
có gì khác đối với nguời bình thường, quy định này đã giúp NKT có thể không cảm
thấy sự bình đẳng như bao nhiêu người bình thường khác. Đây có thể nói là một
trong những điểm tiến bộ của pháp lệnh nước ta hiện nay. Luật quy định 10 nhóm
giải pháp chính sách của Nhà nước (Điều 5 LNKT), trong đó nhấn mạnh việc bảo
đảm nguồn lực, các điều kiện thực thi, xã hội hóa, tuyên truyền, đào tạo cán bộ...
thể hiện được sự cam kết của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quy định
của pháp luật về người khuyết tật. Bên cạnh đó, cũng quy định các điều kiện đảm
bảo để thực hiện các chính sách như cơ sở khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi
chức năng… cho NKT.Thể hiện quan điểm tạo điều kiện để người khuyết tật được
học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng bằng các chính sách sách đối với người
học, người dạy, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục quy định. NKT được nhập học ở
độ tuổi cao hơn so với quy định chung, được ưu tiên trong tuyển sinh và miễn giảm
một số môn học, nội dung học mà cá nhân họ không đáp ứng được. Đối với các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thì không được từ chối tuyển dụng NKT có
đủ tiêu chuẩn vào làm việc và một số chính sách đặc thù đối với họ theo quy định.
Luật đã cải thiện đời sống người khuyết tật và làm thay đổi nhận thức xã hội về
người khuyết tật; tạo môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi để người
khuyết tật hòa nhập cộng đồng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước tham gia trợ giúp người khuyết tật.
Luật cũng quy định về chế độ bảo trợ xã hội, quy định cụ thể đối tượng và
chính sách bảo trợ xã hội và bổ sung chính sách đối với cá nhân và hộ gia đình
chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai
hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với
người khuyết tật, có chính sách ưu tiên với trẻ em, người cao tuổi là người khuyết
tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng. Điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc,
sự quan tâm, giúp đỡ của toàn xã hội đối những người khuyết tật, vốn là những
người gặp nhiều khó khăn trong xã hội.
4
Bên cạnh đó, Luật Người khuyết tật đã quy định lộ trình cải tạo và nâng cấp
tất cả các nhà chung cư, công trình công cộng để bảo đảm việc sử dụng thuận lợi
cho NKT. Phương tiện giao thông công cộng cũng phải được cải tạo cho NKT có
thể tiếp cận được. Đối với công nghệ thông tin và truyền thông, Luật Người khuyết
tật khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thiết lập những
chương trình triển khai lộ trình sử dụng ngôn ngữ tín hiệu, chữ nổi Braille, và
những thiết bị kỹ thuật cho NKT. Đối với những NKT nhất định, quyền bình đẳng
có nghĩa là họ có thể tiếp cận môi trường của họ.Quyền tiếp cận môi trường giúp
cho NKT sống độc lập và tham gia đầy đủ vào môi trường xung quanh.Tính tiếp
cận không chỉ là một vấn đề đối với NKT khi họ gặp khó khăn trong sử dụng các
công trình nhà ở, đường đi và phương tiện giao thông mà còn là một vấn đề đối với
những người khiếm khuyết thị lực và thính lực. Để họ tiệm cận được xã hội, cần
thiết phải có ngôn ngữ tín hiệu, chữ nổi Braille, băng casset, phông chữ cỡ to, và
những công cụ phương tiện sử dụng công nghệ hỗ trợ. Luật quy định cơ quan có
thẩm quyền có trách nhiệm trong việc phê duyệt thiết kế, tăng cường thanh tra,
kiểm tra nghiệm thu các công trình xây mới, đưa vào sử dụng để bảo đảm các điều
kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Quy định này còn tạo bước đột phá mới
trong việc xóa bỏ rào cản về vật chất, xã hội đối với người khuyết tật, bảo đảm
quyền bình đẳng của người khuyết tật trong tham gia các hoạt động xã hội để họ có
điều kiện hòa nhập cộng đồng.
3, Liên hệ thực tiễn.
3.1 Tình hình thực tế về người khuyết tật ở Việt Nam
Theo số liệu khảo sát năm 2005, cả nước có khoảng 5,3 triệu người khuyết
tật, chiếm khoảng 6,34% dân số (trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm
21,5% tổng số người khuyết tật). Bao gồm 2,41% khuyết tật vận động, 16,83%
thần kinh, 13,84% thị giác, 9,32% thính giác, 7,08% ngôn ngữ, 6,52% trí tuệ và
5
17% các dạng tật khác1. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên
nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương
tích...
Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% do bẩm sinh, 32,34% do bệnh
tật, 25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các
nguyên nhân khác. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt
Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa
học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao
động, hậu quả thiên tai…
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới
37% người khuyết tật đang sống trong hộ nghèo (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo
chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm, 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24%
chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham
gia lao động; 88,94% từ 16 tuổi chưa được đào tạo chuyên môn (trong đó chỉ có
2% đang học nghề); 79,13% sống dựa vào gia đình, người thân....2 Những khó
khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm
kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa
nhập cộng đồng.
Vì vậy, đối với người khuyết tật, ngoài những quy định chung về quyền,
nghĩa vụ như mọi công dân, cần thiết có hành lang pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích và
các chính sách dành riêng cho họ.
3.2 Thực trạng về thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ
trợ và điều chỉnh hợp lí đối với người khuyết tật hiện nay.
3.2.1. Một số thành tựu.
1
Theo báo cáo số 81/BC-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về báo cáo 7 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh về người
tàn tật
2
Theo kết quả khảo sát người khuyết tật năm 2008 của Bộ LĐTBXH .
6
Hiện nước ta đã có đầy đủ các hệ thống quy chuẩn quốc gia cho việc xây
dựng các công trình nhà ở, công trình, đường và hè phố… đảm bảo cho NKT tiếp
cận như QCXDVN 01 : 2002, TCXDVN 264 : 2002, TCXDVN 265 : 2002…
Theo đó các đơn vị quản lý phải dựa trên những quy chuẩn này để cải tạo các công
trình hạ tầng hiện có và xây dựng các công trình mới. Thành phố Hà Nội cũng đã
và đang triển khai thực hiện những quy định này của pháp luật trong quá trình cấp
phép xây dựng các công trình nhà ở...đảm bảo cho NKT tiếp cận.
Ngày 8/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 280/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai
đoạn từ năm 2012 đến năm 2020. Theo Quyết định này, một trong các nội dung
chủ yếu là việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhằm đáp
ứng nhu cầu và tạo thuận lợi cho NKT khi sử dụng trong giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2020.
Vụ tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan để xuất chính sách hỗ trợ
lãi suất vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư, cải tạo phương tiện giao thông bảo
đảm QCKT về giao thông tiếp cận theo quy định tại khoản 3, Điều 14 Nghị định số
28/2012/NĐ-CP.
Cửa xe buýt được thiết kế để hỗ trợ người khuyết tật lên xuống xe dễ dàng
7
Ở các Điều từ 11 đến 14 của Luật về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, thực
hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng, phương tiện giao thông tiếp cận đã được
Nghị định cụ thể hóa từng chi tiết như: NKT nặng hoặc đặc biệt nặng được miễn
giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt; được giảm giá vé, giá
dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện
sau: Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay; giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu
điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định. NKT đặc biệt nặng được
miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và
du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau: Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư
viện và triển lãm; nhà hát, rạp chiếu phim; các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt
động thể dục, thể thao trong nước; các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
khác… Nghị định cũng yêu cầu đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm
bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách là NKT lên, xuống
phương tiện giao thông thuận tiện, phương án trợ giúp phải được thông báo tại các
nhà ga, bến đón, trả khách ở những nơi dễ thấy. Cũng theo Nghị định, đến năm
2015 có ít nhất 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga,
bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình
văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT,
tỷ lệ này đến năm 2017 là 75% và đến ngày 1-1-2020 là 100%.
Về công nghệ, thông tin và truyền thông đối với NKT: Theo ICTnews - Bộ
TT&TT vừa ban hành Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT quy định việc áp dụng tiêu
chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật (NKT) tiếp cận, sử dụng CNTT và truyền
thông.Theo đó, các tiêu chuẩn hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng CNTT và truyền
thông được quy định áp dụng theo hai hình thức: bắt buộc áp dụng và khuyến nghị
áp dụng. Cụ thể, bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ
thiết bị viễn thông áp dụng tiêu chuẩn quy định sắp xếp ký tự số, ký tự chữ và ký
hiệu trên máy điện thoại và các thiết bị khác; bắt buộc áp dụng tối thiểu phiên bản
8
1.0 tiêu chuẩn hướng dẫn khả năng tiếp cận, sử dụng nội dung thông tin của trang
thông tin điện tử đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
UBND các cấp, các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước để thiết kế và
xây dựng trang thông tin điện tử. Theo Thông tư, từ 2/11/2010 các đài truyền hình
Trung ương có trách nhiệm áp dụng công nghệ hỗ trợ người khiếm thính tiếp cận
chương trình thời sự chính trị phát hàng ngày tối thiểu trên một kênh. Cụ thể: thành
phố Hà Nội cũng đã khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân, khuyến khích các
hoạt động nhằm hỗ trợ sự tiếp cận công nghệ thông tin của NKT. Theo đó, thành
phố tuân thủ những chính sách mà Nhà nước đưa ra như: miễn, giảm thuế, cho vay
vốn với lãi suất ưu đãi cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp dịch vụ,
phương tiện hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông…, và ihiện
nay trên địa bàn thành phố đã có rất nhiều trung tâm công nghệ thông tin và truyền
thông đào tạo miễn phí cho NKT có nhu cầu học công nghệ thông tin. Ví dụ: Dự
án “Đào tạo công nghệ thông tin cho NKT”- dự án hợp tác giữa Trường Trung cấp
kỹ thuật tin học Hà Nội (ESTIH) với Tổ chức CRS do Cơ quan phát triển quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức CRS đồng tài trợ, theo đó, học viên tham gia khóa
học được miễn phí hoàn toàn kinh phí đào tạo, những học viên ở xa sẽ được ở nội
trú miễn phí và tùy theo hoàn cảnh gia đình có thể được xét miễn một phần sinh
hoạt phí theo chương trình phối hợp năm 2012.
Về nhu cầu tiếp cận và tìm kiếm việc làm: Cuộc điều tra dân số năm 2009 tại
Việt Nam cho thấy 7,8% dân số (tương đương 6,1 triệu người Việt Nam) là người
khuyết tật. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ước tính, 69% người khuyết tật
đang ở độ tuổi lao động (từ 16 đến 55 hoặc 60 tuổi) và chỉ có 30% trong số này có
việc làm, thu nhập ổn định. Tỉ lệ việc làm thấp gây chi phí đáng kể cho gia đình
của họ và buộc chính phủ phải có các chính sách hỗ trợ. Với con số khá khiêm tốn
ở trên thì ta có thể thấy việc làm đối với người khuyết tật là rất khó khăn, cho nên
người khuyết tật rất cần những cơ hội việc làm từ cộng đồng để có thể tìm thấy ý
9
nghĩa cuộc sống, tự tin hòa nhập với xã hội bằng chính khả năng và sức lao động
của mình.
Ví dụ: Đồng hành cùng với người khuyết tật thì một trang điện tử nổi tiếng
về tìm việc đó là Tìm Việc Nhanh đã chính thức tuyển dụng 12 nhân viên là người
khuyết tật tại Nhà May Mắn Maison Chance cho các vị trí quản trị website, diễn
đàn. Sau hơn một năm vừa được đào tạo, vừa làm việc, các nhân viên khuyết tật
này không ngừng cố gắng và chứng tỏ được sự hiệu quả của mình trong công việc.
Bên cạnh đó, tháng 11 - 2010, Tìm Việc Nhanh chính thức công bố dự án
website việc làm người khuyết tật tại địa chỉ www.vieclamnguoikhuyettat.edu.vn.
Đây là diễn đàn do chính người khuyết tật quản trị, cung cấp những thông tin về
việc làm dành cho người khuyết tật, chia sẽ những vấn đề về tâm lý, kinh nghiệm
và giúp nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đây thật sự là một cộng đồng
tích cực dành cho người khuyết tật.
Tháng 3 - 2011, Tìm Việc Nhanh chính thức mở chuyên mục đăng tin Việc
làm người khuyết tật trên website tìm việc làm nổi tiếng www.timviecnhanh.com3
Nhận xét chung về đảm bảo quyền dành cho người khuyết tật là khá sát với
thực tế hiện nay. Các chính sách của Nhà nước cùng với sự quan tâm của cả xã hội
đối với các đối tượng này đã được nâng cao một cách rõ rệt thông qua các chính
sách, và các hành động thiết thực của các tổ chức, cá nhân như thành lập ra các quỹ
dành cho NKT, thành lập các tổ chức giúp đỡ NKT tạo công ăn việc làm…góp
phần tạo một xã hội công bằng không phân biệt kỳ thị với người khuyết tật, đồng
thời giúp cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng một cách tốt hơn.
3.2.2 Một số hạn chế.
Hiện tại hầu hết các công trình công cộng trên địa bàn cả nước điển hình
nhất là địa phận Hà Nội: bệnh viện, trường học, chung cư, công viên, siêu thị, nhà
chờ xe buýt… có rất ít những hạng mục hỗ trợ lối đi, cũng như các biển chỉ dẫn
3
/>
10
dành cho NKT hoặc nếu có thì lại không đủ chuẩn, chưa tạo thuận lợi cho người sử
dụng.
Theo khảo sát thì tại một số trung tâm mua sắm thì hầu như tại đây không có
nhà vệ sinh dành cho NKT, còn nhà vệ sinh thông thường lại không có tay vịn
hoặc diện tích không đủ rộng nên những người đi xe lăn không thể vào được. Hầu
như các trung tâm thương mại đều sử dụng cầu thang cuốn nhưng đây là một điều
khó khăn với NKT vì ngay cả người bình thường sử dụng còn nguy hiểm.
Nhiều tòa nhà cao tầng, chung cư mới chưa được các chủ đầu tư quan tâm,
xây dựng các hạng mục hỗ trợ NKT. Các khu văn phòng, tòa nhà mặc dù mới được
xây dựng nhưng cũng không thấy nhà vệ sinh, lối đi riêng cho NKT.Muốn lên
được các tầng cao, nhiều người khiếm thị phải vất vả vượt qua những bậc thang ở
tiền sảnh để vào được thang máy. Những người đi xe lăn nếu không có sự trợ giúp
của người thân thì không thể vào được. Tại các chung cư không có thang máy còn
khốn khổ hơn, NKT muốn lên được các tầng trên chỉ còn biết trông chờ vào lòng
tốt của những người xung quanh. Nhiều NKT phản ánh họ rất ngại khi được mời
tham dự các hội nghị, hội thảo tổ chức tại các tòa nhà cao tầng do phải rất vất vả
mới lên được đến nơi, có những hội nghị kéo dài cả ngày khiến nhiều NKT phải bỏ
về giữa chừng vì họ không thể tìm được chỗ đi vệ sinh dành cho NKT. Tại các cầu
vượt dành cho người đi bộ mới được xây dựng tại Hà Nội, NKT cũng không thấy
nơi nào dành cho mình…
Hiện nay các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu hỏa và hầu
hết các công trình xây dựng, dịch vụ công cộng… không đảm bảo tiếp cận đối với
NKT. Mặc dù các công trình tiếp cận dành cho NKT đã rất thiếu thốn song ở nhiều
nơi, chỗ lên xuống dành cho NKT lại bị chiếm dụng để sử dụng vào mục đích khác
hoặc được đặt ở vị trí xa khuất, không có biển chỉ dẫn khiến NKT vô cùng khó
khăn trong việc tìm kiếm. Thậm chí, tại một số công trình xây dựng, các hạng mục
dành cho NKT dù đã được xây dựng song chỉ được một thời gian ngắn lại bị phá
đi. Trong khi đó, tại một số nước trong khu vực nhà vệ sinh công cộng đều có
11
phòng rộng và có tay vịn, các công viên, khu vui chơi giải trí có các chuẩn về
đường đi lại, chỗ đậu xe, khu vệ sinh cho NKT. NKT không chỉ mong muốn được
trợ giúp mà còn khát khao khẳng định mình và đóng góp cho xã hội. Việc tự đi lại,
tự làm những việc trong khả năng mà không cần nhờ sự giúp đỡ của người khác
khiến họ cảm thấy tự tin, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng hơn…
Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng các công trình
xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải ban hành các văn bản quy định về tham gia giao
thông, tiêu chuẩn sản xuất và chế tạo các phương tiện giao thông đảm bảo tiếp cận
đối với NKT... nhưng các cơ quan, doanh nghiệp đã không thực hiện đúng các quy
định đó, nhất là các công trình tại xã, phường, thị trấn, thậm chí thành phố. Ngay
cả một số công trình mới xây dựng như tòa nhà Cung Trí Thức tại khu đô thị Cầu
Giấy thành phố Hà Nội cũng không đảm bảo quy chuẩn, tuy đã có đường đi để
NKT dùng xe lăn đi vào sảnh của tòa nhà nhưng bảng điều khiển thang máy không
có ký hiệu để người khiếm thị điều khiển, toàn bộ các khu vực vệ sinh NKT đi xe
lăn không tiếp cận và sử dụng được…
Đối với NKT, nhu cầu đi lại và tham gia giao thông là hết sức bức thiết, bởi
đó là một trong những phương tiện để NKT tiếp cận với các cơ hội thông tin, việc
làm, vui chơi giải trí, nhu cầu hòa nhập xã hội và phục hồi chức năng.
Mặc dù, Nhà nước đã có chủ trương, chính sách ưu tiên vấn đề đi lại, tham
gia giao thông cho NKT nhưng một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của
NKT khi tham gia giao thông là gặp phải quá nhiều trở ngại, từ các công trình xây
dựng, đường giao thông không phù hợp với đặc điểm NKT.
Theo khảo sát của nhóm hiện hầu hết các xe buýt Hà Nội đều có sàn xe cao
hơn 70cm, thậm chí tới 1m, không phù hợp với NKT. Trong khi đó, một số xe giao
thông công cộng có chiều rộng của cửa xe hẹp, dưới 80cm, chưa thích hợp cho xe
lăn lên xuống. Mặt khác, hầu hết các điểm dừng, nhà chờ trên các tuyến chưa được
thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn và yêu cầu giao thông cho NKT tiếp cận...
3.3 Một số giải pháp.
12
Tuy đã có một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế
đối với NKT hiện nay:
Đầu tiên, cần phải có sự phổ biến về quyền và nghĩa vụ đối với NKT, phổ
biến cho NKT để họ biết mình có những quyền và nghĩa vụ gì trong cuộc sống.
Cần phải thực hiện hóa những quy định cụ thể của pháp luật hiện nay, chứ không
chỉ nêu ra trong các văn bản pháp luật. Cần phải có những thông tư hướng dẫn
Luật NKT năm 2010.
Thứ hai, cần có những điều luật quy định cụ thể để đảm bảo các quy định
của pháp luật được đi vào đời sống, có thể thấy Bộ xây dựng đã đưa ra những quy
định rất cụ thể để điều chỉnh vấn đề xây dựng công trình bảo đảm NKT tiếp cận và
sử dụng, cụ thể trong đề tài này hướng tới chính là việc xây dựng nhà chung cư
nhưng hầu như những quy định đó đều chưa được áp dụng vào thực tiễn; vì vậy,
cần phải có những quy định hay nghiêm hơn là những chế tài để cho các nhà đầu tư
xây dựng công trình lưu tâm hơn đến quyền lợi của NKT khi xây dựng các công
trình của họ.
Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn cần lưu tâm hơn
nữa đến vấn đề này; đơn cử như sẽ không cấp phép xây dựng một công trình công
cộng, đặc biệt là nhà chung cư nếu như trong thiết kế hay nội dung không tuân theo
các quy định trong Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình của BXD quy
định dành cho NKT. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng, các cơ quan có thẩm
quyền phải thường xuyên kiểm tra giám sát để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng
như thiết kế ban đầu. Và có thể sẽ không cho phép công trình đó vào sử dụng nếu
không đủ những điều kiện đảm bảo cho NKT sống và sinh hoạt.
Thứ tư, cơ quan các cấp các ngành cần có những quy định nhằm hỗ trợ cho
NKT được tham gia, tiếp cận, sử dụng các công trình công cộng như: việc thiết kế
các công trình, dịch vụ công cộng phải được thực hiện sao cho thuận tiện, phù hợp
với các dạng NKT; vấn đề này thực sự rất nan giải nhưng cần phải được thực hiện
13
một cách nhanh nhất để có thể giúp NKT bắt kịp với cuộc sống xã hội, không phải
chịu thiệt thòi trong cộng đồng.
Thứ năm, ở các cấp, các ngành, các địa phương cần xây dựng những hội, tổ
chức hoạt động thường xuyên để NKT có thể sinh hoạt, có nơi để bày tỏ quan
điểm, tiếng nói của mình, góp phần hoàn thiện những nội dung còn thiếu sót, góp
phần nâng cao, đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích cho NKT.
Thứ sáu, nhiều công trình ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh…có rất nhiều chung cư cũ, nhiều công trình cũ như nhà hát lớn,…vẫn
chưa có hệ thống cho NKT sử dụng tiếp cận. Vậy, phải có những chương trình cải
tạo những công trình cũ để phù hợp hơn với NKT.
Cuối cùng, có thể có những chế tài với những hành vi phân biệt đối xử với
NKT…..
C. KẾT LUẬN
Quyền của NKT đã được Nhà nước ta và cả xã hội ta quan tâm rất lớn, nhiều
chính sách, các văn bản đã được ban hành nhằm giúp cho NKT hòa nhập với cuộc
sống như những người bình thường khác. Và trong tương lai không xa thì NKT có
thể hòa nhập một cách tốt nhất, họ có thể tự nuôi sống bản thân mình bằng chính
sức lao động của mình, nhiều công trình mới có những công trình phù hợp với
NKT, đáp ứng tốt nhu cầu của họ để NKT không cảm thấy tự ti với cuộc sống hiện
nay.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gíao trình Luật người khuyết tật Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân Hà Nội – 2011.
2. Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010.
3. Và một số tài liệu tham khảo trên Internet.
15
i