Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

THỰC TRẠNG VIỆC XÂM PHẠM MỒ MA CỦA CÁ NHÂN VÀ GIAI QUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.07 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU VẤN ĐÊ
Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ
mả của cá nhân gắn liền với nhân thân người đó. Bảo vệ mồ mả của cá nhân
cho dù ở bất kỳ xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng,
phong tục, tôn giáo…những kẻ xâm phạm mồ mả của cá nhân một cách bất
hợp pháp thì sẽ bị trừng tri theo pháp luật. Pháp luật nhà nước ta cũng luôn
có những quy định quy định nghiêm khắc nhằm bảo vệ mồ mả của cá nhân
điều này được thể hiện thông qua bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Tại điều 246 BLHS năm 1999 đã quy định: “ 1. Người
nào đào phá mồ mả, chiếm đoạt những vật dụng để ở trong mộ, trên mộ
hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm”.
Bộ luật dân sự là văn bản pháp quy đầu tiên quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2005 đã
quy định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của
người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm
chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”.
Quy định trên là phù hợp với đời sống thực tế. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc mở rộng những khu công nghiệp, khu
nhà chung cư, mở rộng đô thị, mở rộng hệ thống đường xá, cầu cống… là
yếu cầu tất yếu. Cùng với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có thể
xuất hiện những trường hợp chủ thể đầu tư xây dựng đã vô tình hay hữu ý
xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phạm vi diện tích được cấp
quyền sử dụng hoặc có hành vi lấn chiếm, mở rộng diện tích đất đã vi phạm
1


đến địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả người khác. Trách nhiệm bồi


thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là trách nhiệm pháp lý đặc biệt vì hành
vi xâm phạm mồ mả đồng thời xâm phạm về nhân thân và xâm phạm về tài
sản của cá nhân. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là
một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong luật dân sự.

NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỒ MA
Trong gia đình người Việt Nam việc lo hương khói cho tổ tiên, chăm lo
mồ mả cho những người thân đã chết là một trong những phong tục truyền
thống lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác và công việc đó như ăn
sâu vào trong nếp nghĩ của mỗi con người như là một nghĩa vụ, là trách
nhiệm vậy. Việc xây cất mồ mả cho những người thân đã chết thể hiện sự
tôn trọng, thể hiện tình cảm của người sống đối với người đã khuất và mong
muốn người đã khuất "phù hộ độ trì" cho con cháu ăn nên làm ra.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà
xuất bản Đà Nẵng xuất bản thì: "Mồ mả là nơi chôn cất người chết (trang
638)". Theo định nghĩa này, mồ mả chỉ một địa điểm, một khu vực dùng để
chôn cất người chết. Nội hàm của khái niệm này bị bó hẹp, chưa bao quát
được các trường hợp khác như việc chôn cất hài cốt.
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay cũng như các ngành luật khác chưa có
khái niệm mồ mả. Tại nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25
tháng 3 năm 2008 về xây dựng, quản lí và sử dụng nghĩa trang có khái
niệm "phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người (Khoản 4
Điều 2)".
Cần phân biệt khái niệm "mồ mả" với khái niệm "mộ", theo từ điển tiếng
Việt thì "mộ (theo nghĩa thứ nhất) là nơi chôn cất, nơi chôn cất tượng trưng
2



người chết, được đắp hoặc xây cao hơn xung quanh". Như vậy, trong một
góc độ nào đó, khái niệm "mộ" rộng hơn hái niệm "mồ mả" bởi mộ có thể
hiểu là nơi chôn cất tượng trưng, tức là hình thức thờ vong như trên; còn mổ
mả thì không có hình thức này.
II. XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM
PHẠM MỒ MA.
1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Căn cứ vào điều 246 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 629 Bộ luật dân
sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ở mức độ
chung nhất chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do xâm phạm mồ mả là cá nhân, tổ chức.
Đối với cá nhân, khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005 đã quy đinh: “Người
từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Tuy nhiên trên
thực tế khi xét xử đối với người gây thiệt hại do xâm phạm về mồ mả từ đủ
18 tuổi trở lên chưa có việc làm, không có thu nhập, không có tài sản đáng
kể và đang sống chung với cha mẹ thì Tòa án vẫn xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với họ. Trong quá trình giải quyết vẫn thừa nhận sự tự
nguyện của cha mẹ người gây thiệt hại bồi thường thay cho con nhưng về
mặt luật pháp thì không thể buộc họ bồi thường.
“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ
thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không
đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì
lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại
Điều 621 Bộ luật này…” (khoản 2 Điều 606 BLDS). Trong cuộc sống người
dưới mười lăm tuổi phần lớn không có tài sản và sự tự lập về kinh tế. Điều
đó không có nghĩa là tất cả những người này đều không có tài sản riêng mà
thực tế có nhiều trường hợp người này đã có tài sản riêng do được thừa kế,
3



được cho tài sản. Nhung về mặt pháp lý khi những người này gây thiệt hại
thì cha mẹ vẫn là những người phải bồi thường thay chỉ trừ khi việc bồi
thường còn thiếu thì mới lấy tài sản riêng của con bồi thường cho đủ.
“Người từ đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài
sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha , mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”(khoản 2 Điều 606 BLDS).
Trong luật Bộ luật lao động thì người từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể
được tham gia vào quan hệ lao động để có thu nhập riêng có thể tự mình
quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý và cha, mẹ hoàn toàn có
quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con. Tuy nhiên những người ở độ
tuổi này chưa đầy đủ về năng lực hành vi dân sự nên phải có người đại diện
cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Vì vậy cha
mẹ của người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi vẫn phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về việc xâm phạm mồ mả cho gia đình có
mồ mả bị xâm hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người
được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc
không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài
sản của mình. Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi
trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Đối với các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi có hành vi xâm
phạm mồ mả mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh
nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã,

4



các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia
đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ
mả
Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được xác định dựa trên các
yếu tố sau:
Thứ nhất, mồ mả là nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của cá nhân theo đó
mồ mả là quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người chết, không thể
chuyển dịch và không thể thay đổi cho người khác trong dòng tộc của người
có mồ mả đó. Tính chất hai mặt quyền nhân thân liên quan đến mồ mả cũng
là đặc điểm khác biệt so với các quyền nhân thân khác của cá nhân khi còn
sống. Do đó càn là roc thuộc tính này để có căn cứ pháp lý khi xác định
trách nhiệm dân sự của người xâm phạm mồ mả.
Thứ hai, hành vi xâm phạm mồ mả luôn là hành vi trái pháp luật. Là một
loại trách nhiệm pháp lý cho nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với
người có hành vi đó.
Thứ ba, người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của
cá nhân có mồ mả đó.
Thứ tư, thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, do vậy hành
vi xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm
phạm tài sản mà là hành vi quyền nhân thân gắn với thi thể, mồ mả của cá
nhân.
Thứ năm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thực chất
là bồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hạị.

5



3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả .
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thuộc loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Xuất phát từ những quy định,
những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng thì trách
nhiêm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả cần thỏa mãn các điều kiện
sau:
3.1.. Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích
của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị
thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có
đầy đủ các điều kiện khác. Hành vi xâm phạm về mồ mả của cá nhân có thể
gây ra thiệt hại vê vật chất và tinh thần cho những người thân thích của cá
nhân đó.
Về vật chất, đó có thể là tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, đánh cắp,
thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc
không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai
thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt
hại. Ví dụ như việc một cá nhân nào đó có hành vi đào bới mồ mả của người
đã chết để lấy cắp những vật dụng, đồ nữ trang quý giá chôn theo người
chết. Hay như việc thi công công trình của một doanh nghiệp nào đó đã cố ý
hay vô ý làm tổn hại đến mồ mả của người chết gây hư hỏng nghiêm
trọng… Hậu quả của những hành vi này là làm cho tài sản bị mất, giảm sút,
mất chi phí sửa chữa, khắc phục thiệt hại do hành vi gây ra.
Về tinh thần, hành vi xâm phạm mồ mả sẽ gây ra nỗi đau lớn về tinh
thần cho những người còn sống, người thân thích của người đã chết. Chẳng
6


hạn như một gia đình nào đó có người thân bị chết vì sét đánh và có kẻ đã

đào bới mồ mả của người chết để chặt cánh tay nhằm khi đi ăn trộm không
bị phát hiện, điều này sẽ gây ra một nỗi đau lớn về tinh thần cho những
người thân của người đã chết bởi dân gian ta thường kiêng kỵ một cái chết
“không toàn thây”. Về nguyên tắc, tổn thất về tinh thần không thể trị giá
được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể
phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người phải chịu
thiệt hại về tinh thần cũng như một biên pháp giáo dục nhằm ngăn chặn
người có hành vi trái pháp luật, Bộ luật dân sự quy định người xâm hại phải:
“ bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người
bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người đó phải gánh chịu”.
3.2. Hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân là hành vi trái pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại trước tiên phải là hành vi pháp luật cấm thực
hiện, nếu hành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực
hiện hành vi đó không phải bồi thường thiệt hại. Không thể có người gây
thiệt hại khi không có hành vi gây thiệt hại.Hành vi gây thiệt hại là hành vi
có ý thức của con người diễn ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt
hại tới các đối tượng được pháp luật bảo vệ. Mỗi cá nhân đều có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể cho dù cá nhân đó còn sống hay đã chết (trừ
những trường hợp do pháp luật quy định) và đây được coi là một quyền
tuyệt đối của công dân. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn được xác định là
hành vi trái pháp luật điều này thể hiện sự bảo vệ của pháp luật đối với mồ
mả của cá nhân.
3.3. Tính có lỗi của người gây thiệt hại.
Người nào xâm phạm mồ mả của người khác cho dù có lỗi cố ý hay vô
ý cũng đều phải chịu trách nhiệm dân sự. Điều 604 BLDS năm 2005 đã quy
định rõ: “Người nào có lỗi cố ý hay vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
7


danh dự , nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá

nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức được rõ hành
vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn
hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước được hành vi của
mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng cho
rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi được coi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do xâm phạm về mồ mả. Con người phải chịu trách
nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi
đó. Những người chưa có năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi, bị mất năng lực hành vi thì họ không phải
chịu trách nhiệm. Trong trường hợp trên cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện,
trường học là những người theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm
sóc, giáo dục….được suy đoán là có lỗi khi không thực hiện các nghĩa vụ
trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ.
3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật do
xâm phạm về mồ mả.
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc
nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại
xảy ra. Hành vi xâm phạm về mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại

8


về tài sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả, đồng thời cũng

là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả.
Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác,
hài cốt của người chết theo phong tục, theo nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của
cộng đồng dân cư.
Người có hành vi cho dù bất kỳ mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến
xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác,
hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả.
Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá
nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (trừ trường
hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền)
Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính người chết có
xác, hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người
chết đó.
Người có hành vi san phẳng mộ của người chết làm mất dấu tích của ngôi
mộ gây khó khăn cho việc tìm kiếm mộ của những người thân thích của
người chết và gây ra tổn thất nặng nề.
Hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên là căn
cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Khi
xác định hành vi xâm phạm mồ mả cần phân biệt với những hành vi không
bị coi là xâm phạm mồ mả nhưng thuộc trách nhiệm dân sự khác. Hành vi
bịa đặt những giai thoại, tin tức thất thiệt gây thiệt hại đến danh dự của
người có mồ mả, tạo ra dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm,
uy tín….

9


Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm mồ mả có một số điểm khác với trách nhiệm phát

sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong xâm hại mồ mả là các
quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ
thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm xâm phạm mồ mả việc
thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ
hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ
được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như
giao vật, thực hiện công việc…
Trách nhiệm dân sự trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả chỉ
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm.
4. Trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả.
4.1. Người xâm phạm mồ mả chịu trách nhiệm về tài sản.
Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm về mồ mả gây ra là những chi
phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Tính hợp lý khi xác định thiệt hại
về tài sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm hại về tài sản khi mồ mả bị
xâm phạm là những chi phí hợp lý khác cho vệc xây dựng mồ mả. Những
vật liệu xây dựng mồ mả thông thường gồm số gạch đất nung, đá nhân tạo ,
đá tự nhiên, cát, vôi, xi – măng,…đã bị xâm phạm mồ mả gây thiệt hại, xác
định được bằng khoản tiền bồi thường thiệt hại. Bồi thường theo nguyên tắc
gây thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại).
Tuy nhiên những chi phí khác như chi phí trả cho thầy cúng, cô đồng, gọi
hồn, cúng tế…thì người xâm phạm mồ mả không phải bồi thường.
4.2. Người xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về
tinh thần.
10


Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân
bất khả chuyển dịch của cá nhân có mồ mả mà còn xâm phạm đến tinh thần

người thân thích của cá nhân có mồ mả. Thi thể hay hài cốt của người chết
không phải là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả của người khá thì
ngoài trách nhiệm bồ thường thiệt hại về tài sản là những khoản chi phí để
hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra theo nguyên tắc bồi thường
toàn bộ thệt hại. Ngoài ra người xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần cho người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm
phạm. Dó đó trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần được xác định như
sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp
luật bảo vệ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó
chết nhưng quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật
bảo đảm.
Thứ hai, những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm
được xác định theo quy định của pháp luật dân sự là sự tổn thất về mặt tinh
thần . Người Việt Nam ta từ trước đến nay vẫn luôn quan niệm “ sống vì mồ
vì mả không ai sống cả vì bát cơm” do đó việc mồ mả của người thân họ bị
xâm hại sẽ gây ra lo lắng, hoang mang, đau dớn cho những người còn sống.
4.3. Trách nhiệm của người do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả của
người khác.
Nếu xét theo hình thức lỗi hình thức lỗi thì hành vi đào nhầm mồ mả là
hành vi vô ý gây thiệt hại đến mồ mả của người khác. Nhưng nếu xét theo
hậu quả thì hành vi đào nhầm cũng là hành vi xâm phạm mồ mả do đó người
có hành vi xâm hại mồ mả do nhầm lẫn cũng phải chịu trách nhiệm dân sự
và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra tùy theo mức độ của thiệt hại.
5. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
11


Xuất phát từ đặc điểm các quan hê tài sản mà luật dân sự điều chỉnh
cũng như địa vị pháp lý các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự, những

điều kiện khách quan cũng như chủ quan của người bị thiệt hại, người gây ra
thiệt hại, tính khả thi của quyết định bồi thường…..BLDS đã quy định
nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung tại Điều 605
BLDS năm 2005 “ 1.Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng
tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường
một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Người
gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt
hại quá lớn so vớ khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.3. Khi
mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
5.1. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.
• Bồi thường toàn bộ thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là
buộc người gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra
cho người bị thiệt hại, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại cho người bị thiệt hại bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt
hại… Nguyên tắc bồi thường toàn bộ là nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất
khi xác định thiệt hại và được pháp luật dân sự quy định tai khoản 1 Điều
605 BLDS đã quy định : “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường
bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi
thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

12


Bồi thường toàn bộ ở đây được hiểu là hình thức bồi thường buộc các bên có
hành vi gây thiệt hại do xâm phạm mồ mả phải khắc phục hậu quả bằng cách

bù đắp, đền bù toàn bộ thiệt hại cho bên bị thiệt hại. Điều này cũng được
quy định khá rõ trong Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP – TANDTC ban
ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng : “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là
khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều
luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao
gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của
các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại
tương xứng đó”
Điều 11 Luật Dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quy định “
Nếu làm hư hỏng tài sản của nhà nước tập thể, cá nhân thì phải sửa phải
bồi thường số tiền tương đương với giá trị tài sản đó. Nếu bên bị thiệt hại
phải chịu tổn thất nặng nề thì bên gây ra thiệt hại phải đền bù tương ứng”.
Hoặc Điều 823 Bộ Dân luật Cộng hòa liên bang Đức quy địh nghĩa vụ bồi
thường trong trường hợp cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại thì phải bồi thường
thiệt hại xảy ra.
Trong các điều luật trên đều thể hiện rõ nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì
phải bồi thường bấy nhiêu do đó hầu hết dân luật các nước bằng hình thức
này hay hình thức khác đều quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại
nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị hại khi có hành vi trái pháp luật xâm
phạm và gây thiệt hại.
• Bồi thường kịp thời thiệt hại do xâm phạm mồ mả.

13


Tại khoản 1 Điều 605 BLDS năm 2005 ngoài việc quy định nguyên tắc
bồi thường toàn bộ còn quy định việc bồi thường thiệt hại phải kịp thời và

nó là nguyên tắc trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tính kịp thời ở đây
là sự xác định về thời gian kể từ khi gây ra thiệt hại. Kịp thời là không chậm
trễ, có thể người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cho người bị thiệt hại
khi chưa có quyết định của Tòa án. Chẳng hạn như người có hành vi xâm
phạm mồ mả của người khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngôi mộ (đào
bới làm nứt mộ) thì người này phải nhanh chóng, kịp thời bồi thường những
tổn thất đó nhằm hạn chế những hậu quả khác có thể xảy ra. Tính kịp thời
cũng có thể là người gây thiệt hại trên cơ sở xác định mức độ thiệt hại có
những hành vi khôi phục lại nguyên trạng tài sản, quyền và lợi ích của người
bị thiệt hại một cách mau chóng để đem lại sự bình thường ổn định cho
người bị thiệt hại cách sớm nhất.
Việc quy định nguyên tắc bồi thường kịp thời để nhằm khắc phục thiệt
hại một cách nhanh chóng đồng thời để nhằm ngăn chặn sự dây dưa không
chịu thực hiện nghĩa vụ của người gây thiệt hại.
5.2. Người gây thiệt hại có thể giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà
gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
mình.
Người gây thiệt hại do xâm phạm mồ mả có thể giảm mức bồi thường
nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại do đó có thể thấy nguyên tắc này không áp
dụng đối với các trường hợp người cố ý gây thiệt hại. Nếu như luật hình sự
quy định là người gây ra thiệt hại dù lớn đến mấy thì vẫn phải bồi thường
đúng với giá trị thiệt hại đã xảy ra thì luật dân sự lại quy định người gây
thiệt hại có thể giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá
lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Việc quy định
này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta. Một mặt phù hợp với
14


truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta và đây là nét đặc thù của
pháp luật Việt Nam nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp

luật dân sự nói riêng. Ở các nước, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ
đặt ra vấn đề giảm mức bồi thường khi có sự phân chia trách nhiệm dựa trên
cơ sở lỗi của bên gây thiệt haijvaf bên bị thiệt hại như Điều 131 luạt Dân sự
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định : “Trường hợp có thiệt hại xảy ra
nhưng bên nào có lỗi thì tùy theo các trường hợp cụ thể các bên cùng nhau
chia sẻ trách nhiệm dân sự”
5.3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt
hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
“Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do
có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức
bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc
do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị
thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó
hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại...”(Nghị
quyết 03/2006/NQ – HĐTP – TANDTC ban ngày 8/7/2006 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)
Tăng mức bồi thường: Trường hợp này chủ yếu là do yêu cầu của người
bị thiệt hại yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng mức
bồi thường của người có hành vi xâm hại. Sở dĩ có yêu cầu này bởi tùy theo
giá trị tài sản từng thời kỳ thay đổi mà người bị hại có quyền yêu cầu người
xâm hại phải bồi thường cho phù hợp với những tổn thất mà người đó gây
ra.

15


Giảm mức bồi thường: Trường hợp này chủ yếu là do yêu cầu của người
có hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thiệt hại yêu cầu tòa án hoặc cơ quan

nhà nước có thẩm quyền giảm mức bồi thường thiệt hại do mình gây ra vì có
thể họ không có đủ điều kiện vật chất để bồi thường.
III. THỰC TRẠNG VIỆC XÂM PHẠM MỒ MA CỦA CÁ NHÂN VÀ
GIAI QUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.
Hiện nay hành vi xâm phạm mồ mả diễn ra đã gây thiệt hại không nhỏ
về tài sản cũng như tinh thần của những gia đình có người chết. Chẳng hạn
như việc công an huyện Vĩnh Thạnh đã nhanh chóng khởi tố vụ án, bị can,
ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đẩu (SN 1968, ở thôn Hòa Sơn, xã
Bình Tường, huyện Tây Sơn) về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt".
Quá trình điều tra cho thấy: sáng 19/3/2005, Nguyễn Văn Đẩu đến thôn
Định Bình, xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thạnh, ghé vào quán cà phê và thấy 3
người mang theo dụng cụ như mình nên đến làm quen và hỏi "Mấy ông đi rà
ở đâu cho tôi đi theo với". Một trong 3 người này đáp " Đi xa lắm". Khoảng
9 giờ uống cà phê xong, Đẩu theo 3 người này đến "rừng ma" thuộc làng K4,
xã Vĩnh Sơn giấu xe trong bụi cây rồi chia nhau rà tìm sắt phế liệu. Đến
khoảng 14 giờ ba thanh niên kia ra về trước, một lúc sau Nguyễn Văn Đẩu ra
về thì bị dân làng đuổi theo bắt giữ.
Khám nghiệm hiện trường, các cơ quan điều tra huyện Vĩnh Thạnh ghi
nhận, tại khu "rừng ma" có 5 ngôi mộ bị đào sâu 50cm, dài 70cm, rộng
70cm. Đó là mộ của người thân các ông, bà: Đinh Đạo (bá Luyn), Đinh Thị
Klôn (Mí Khỏnh), Đinh Preng (Bók Thớt), Đinh Bác (Bók Thân), Đinh Bắc
(Bók Dun). Tại những ngôi mộ này bị mất 9 cái xoong bằng nhôm, hai lưỡi
rựa, 1 ăng gô, 1 chiếc ấm, 1 bi đông đều bằng nhôm. Những vật dụng bị mất

16


tại các ngôi mộ trên phù hợp với tang vật thu được khi bắt giữ Nguyễn Văn
Đẩu
Mới đây, TAND huyện Vĩnh Thạnh tuyên phạt Nguyễn Văn Đẩu 9 tháng

tù giam, buộc bồi thường cho thân nhân 5 ngôi mộ bị xâm phạm trên mỗi
người 1 triệu đồng về các khoản mua sắm lễ vật để "cúng phép" và chi phí
nhân công khôi phục lại tình trạng ban đầu các ngôi mộ, đồng thời tuyên trả
lại những vật dụng bị cáo đã chiếm đoạt trong các ngôi mộ.
Ví dụ việc giải quyết của Tòa án đối với vụ xâm phạm mồ mả của cá nhân.
Vừa qua, Tòa án nhân dân Tp. Phan Thiết đã mở phiên tòa sơ thẩm xét
xử vụ án “Xâm hại mồ mả, hài cốt” đối với hai bị cáo là Nguyễn Thị Cái và
con trai là Châu Hồng Hà, thường trú tại khu phố 2, phường Xuân An, Tp.
Phan Thiết.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, năm 2004, bà Nguyễn Thị Dung, ở
khu phố II, phường Phú Hài, Tp. Phan Thiết, phát hiện khu mộ của thân tộc
bà rộng khoảng 160 m2 có máy ủi đến san ủi mặt bằng. Bà Dung phát hiện 9
ngôi mộ của gia đình mình đã bị ai đó di dời đi đâu mà không biết. Sau này
bà Dung mới biết, Công ty TNHH Hải Nam mua thửa đất này của gia đình
bà Nguyễn Thị Cái. Gia đình bà đã ngăn cản không cho ủi phần đất này và
rào lại để làm rõ sự việc. Qua kết quả điều tra của cơ quan công an, gia đình
bà Nguyễn Thị Cái, có khoảng trên 6.000 m2 đất ở khu phố 2, phường Phú
Hài, Tp. Phan Thiết đã được cấp giấy quyền sử dụng đất. Cạnh lô đất này là
khu mộ rộng khoảng 160 m2, có 9 ngôi mộ của thân tộc bà Dung và 2 ngôi
mộ khác không có thân chủ. Vì nghĩ không có người tranh chấp, vào khoảng
tháng 5 – 6/2004, bà Nguyễn Thị Cái đã giao cho con trai là Châu Ngọc Hà
thuê người di dời 11 ngôi mộ này đem chôn tại phía sau Chùa Thiên Hậu
Cung (khu vực giáp ranh thị trấn Phú Long với phường Phú Hài. Gia đình bà
Cái, đã chiếm luôn phần đất này, cộng với phần đất của gia đình mình bán
17


cho Công ty TNHH Hải Nam. Hai ngôi mộ còn lại mà gia đình bà Cái tự ý
di dời hiện chưa biết thân chủ, nên không ai khiếu kiện.
Năm 2005, UBND phường Phú Hài đã tổ chức 2 lần để hòa giải giữa gia

đình bà Dung và gia đình bà Cái. Qua hai lần hòa giải này đã không thành
với lý do: phía gia đình bà Cái, chỉ chịu chấp nhận bồi thường 15 triệu đồng
của 9 ngôi mộ, trong khi đó gia đình bà Dung lại đòi bồi thường 45 triệu
đồng. Bà Dung, tiếp tục gửi đơn kiện đến nhiều cơ quan chức năng trong
tỉnh, trong đó có gửi đơn đến Công an Tp. Phan Thiết. Công an Tp. Phan
Thiết đã chỉ đạo Công an phường Phú Hài tổ chức hòa giải giữa hai gia đình.
Ngày 8/9/2005, Công an phường Phú Hài đã phối hợp với UBMTTQVN
phường tổ chức hòa giải. Tại buổi hòa giải, bà Cái cho rằng: bà và người nhà
bà đã dãy 11 ngôi mộ này từ lâu (khoảng 30 – 40 năm) nay, do bà không rõ
thân chủ là ai, nên bà đã tự ý thuê anh Lê Tấn Lực (sn 1971), ở khu phố 2,
phường Phú Hài, di dời đem chôn tại khu vực trên. Bà Cái, đã thừa nhận
hành vi tự ý di dời hài cốt của 9 ngôi mộ trên của thân tộc bà Dung, là sai.
Bà Cái đề nghị để lại 9 ngôi mộ nơi chôn mới và tự nguyện bồi hoàn cho gia
đình bà Dung 45 triệu đồng, để gia đình bà Dung tự lo liệu.
Sau lần hòa giải này, gia đình bà Cái đã chuyển số tiền bồi thường cho
gia đình bà Dung đến Công an phường Phú Hài để chuyển giúp. Công an
phường Phú Hài, đã mời gia đình bà Dung đến nhận tiền bồi thường, nhưng
gia đình bà không đến nhận. Bà Dung cho rằng, gia đình nhận số tiền này
với điều kiện phường phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà,
hoặc giấy đồng ý cho bà được mang 9 ngôi mộ về chôn tại vị trí cũ. Nếu cứ
để ở nơi chôn mới, xe và bò đi lại san bằng mất mồ mả của gia đình bà. Bà
sợ rằng nếu không cấp cho bà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc
phường viết giấy đồng ý cho gia đình bà được chôn 9 hài cốt này lại vị trí
cũ, khi bà đưa hài cốt về đây chôn sợ tranh chấp rất phiền hà. Điều nữa, bà
18


chưa nhận số tiền trên vì pháp luật không truy tố đối với người tự ý di dời
hài cốt của gia đình người khác.
Tòa đã tuyên phạt bà Nguyễn Thị Cái 9 tháng tù, Châu Hồng Hà 12 tháng

tù nhưng cho hưởng án treo.
Thực tế cho thấy hiện nay tại nhiều địa phương vẫn còn thực trạng là
không có quy hoạch diện tích đất cụ thể để làm nghĩa địa và trên thực tế vẫn
còn những địa phương không mấy quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Tại
các khu vực có địa hình phức tạp(trung du, miền núi) thuận lợi cho việc mai
táng người chết nhưng chính quyền địa phương lại thiếu sự quy hoạch cụ thể
cho nên tình trạng mai táng người chết tại địa phương không được tập trung
vào khu vực ấn định nào. Việc mai táng người chết bên dòng suối, dưới khe
núi, trên núi, trong hang đá…thường được người thân thích của cá nhân qua
đời lựa chọn. Thực trạng này đã gây ra không ít khó khăn trong việc giải
quyết những tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm mồ mả mà Tòa án
nhân dân có trách nhiệm phải thực hiện theo chức năng và thẩm quyền. Tính
đến thời điểm hiện nay, đồng bào của một số dân tộc thuộc vúng Tây
Nguyên như Gia Rai ( Gia Lai, Kon Tum), M’Nông (Đăk Lắc) , Cơ Tu, Giẻ
Triêng (Quảng Nam, Đà Nẵng) vẫn lưu giữ phong tục làm lễ bỏ mả sau một
thời gian mai táng người chết (Ví dụ: đồng bào M’Nông không có phong tục
cải táng, người chết được mai táng sau 3 năm thì họ làm lễ bỏ mả, đồng bào
Gia Rai làm lễ bỏ mả người chết được mai táng sau 3 năm hoặc 10 năm).
Hành vi xâm phạm mồ mả không phụ thuộc vào nghi lễ và phong tục mai
táng cá nhân quan đời, do vậy hành vi xâm phạm đến những ngôi mộ đã bị
bỏ theo phong tục cũng được xác định là hành vi trái pháp luật.
IV. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬT KHI QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MA VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN.
19


Về lỗi của người gây thiệt hại. Mức độ lỗi của người gây thiệt hại không
chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mà còn có ý nghĩa quyết định mức bồi thường thiệt hại, vì vậy các hình

thức lỗi được nêu ra trong bộ luật dân sự chưa đủ để đánh giá thiệt hại để
qua đó ấn định mức bồi thường trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại.
Một vấn đề nảy sinh là nếu người giám hộ chứng minh được mình không
có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường .
Vậy trong trường hợp này sẽ lấy tài sản ở đâu để bồi thường, ai là người
phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Do đó cần có những quy định cụ thể
về vấn đề này.
● Hướng hoàn thiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả.
Cần có sự rà soát toàn bộ các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, qua đó xem xét đến sự thống
nhất của các văn bản páp luật khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng để có sự sủa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật.
Cần nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử trong đó có trình độ
chuyên môn của đội ngũ thẩm phán là yếu tố không kém phần quan trọng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi
đối tượng để người dân hiểu rõ hơn các quy địn của pháp luật, qua đó hạn
chế đến mức thấp nhất những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm mồ mả
hoặc khi có hành vi gây thiệt hại , người bị thiệt hại hiểu rõ hơn về mức bồi
thường để có thể thỏa thuận, chấp nhận mức bồi thường nếu Tòa án ấn định.

KẾT THÚC VẤN ĐÊ
Mồ mả là nơi chôn vất thi thể, hài cốt hoặc tro hài của cá nhân. Mồ
mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo vệ mồ mả của cá
nhân cho dù ở bất kỳ xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín
20


ngưỡng, phong tục, tôn giáo pháp luật. Pháp luật của nhà nước ta luôn có
những quy định bảo vệ mồ mả cá nhân, ngăn chặn và trừng trị thích đáng

những người cố ý xâm phạm mồ mả của cá nhân.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giao trình Luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội
2. Bộ luật dân sự 2005.
3. />
21


MỤC LỤC

22



×