Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vận dụng lý thuyết về sự khác biệt của cá nhân vào giải quyết các tình huống quản lý tâm lý của tổ chức mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.1 KB, 11 trang )

Vận dụng lý thuyết về sự khác biệt của cá nhân vào giải
quyết các tình huống quản lý tâm lý của tổ chức mình
BÀI LÀM
Sự khác biệt trong mỗi cơ quan, tổ chức dẫn đến những
xung đột, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Trong
những khác biệt đó có những khác biệt có thể tạo ra được
những nét mới đặc sắc góp phần phát triển và nâng cao vị
thế của cơ quan, tổ chức, song cũng có những khác biệt
tạo ra những mâu thuẫn, xung đột ảnh hưởng xấu đến chất
lượng và hiệu quả của một tổ chức. Điều quan trong là
chúng ta biết tìm ra được những hướng khắc phục phù
hợp trên cơ sở tôn trọng những khác biệt có thể chấp nhận
được vì lợi ích chung của đơn vị.
I. LÝ THUYẾT SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁ NHÂN
TRONG TỔ CHỨC
1. Hai chiều khác biệt cá nhân
1.1. Chiều thứ nhất (sơ cấp): là những khác biệt cá nhân
ảnh hưởng quan trọng đến sự xã hội hóa từ lúc còn nhỏ
của chúng ta và có ảnh hưởng mạnh mẽ và ổn định xuyên
suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chiều sơ cấp bao gồm:
a. Tuổi tác
b. Định hướng, giới tính.
c. Giới
d. Khả năng và đặc điểm thể chất/tinh thần
e. Chủng tộc
f. Truyền thống dân tộc
1.2. Chiều thứ hai (thứ cấp): bao gồm những đặc điểm cá
nhân mà con người có được, loại bỏ hay biến đổi trong
cuộc đời của mình. Chiều thứ cấp bao gồm:
a. Tiếng mẹ đẻ
b. Giáo dục


c. Kinh nghiệm quân ngũ
d. Tôn giáo
e. Phong cách làm việc
f. Phong cách giao tiếp
g. Thu nhập
h. Kinh nghiệm công tác
i. Tình trạng gia đình
k. Nơi cư trú
l. Vai trò, địa vị xã hội trong tổ chức
2. Tự ý thức: Tôi và cái tôi trong tổ chức
- Tự ý thức: sự tự nhận thức của cá nhân về bản thân
mình như một thực thể tinh thần, xã hội và thể chất
- Nhận thức: Tri thức, ý kiến hoặc niềm tin của một
cá nhân về môi trường, về bản thân hoặc về hành vi của
mình.
- Tự tôn trọng: niềm tin của cá nhân về sự tự xứng
đáng/ đánh giá của chính mình dựa trên sự tự đánh giá
toàn diện về bản thân.
- Tự tôn trọng bên trong tổ chức: giá trị tự nhận thức
được mà cá nhân có về bản thân mình với tư cách thành
viên của một tổ chức và đang hoạt động trong bối cảnh
của tổ chức đó.
- Tự hiệu quả: niềm tin của cá nhân vào khả năng của
mình trong việc hoàn thành một nhiệm vụ.
- Tự điều chỉnh: quan sát hành vi của bản thân mình
và khiến hành vi đó thích nghi với hoàn cảnh, tình huống.
3. Nhân cách: Sự kết hợp các đặc trưng ổn định về thể
chất và tinh thần của một cá nhân, cho phép mỗi người có
được bản sắc riêng của mình, Những đặc trưng hoặc nét
tính cách này bao gồm việc mỗi người nhìn nhận, suy

nghĩ, hành xử và cảm xúc như thế nào – là sản phẩm của
sự ảnh hưởng tương tác qua lại giữa di truyền và môi
trường.
5 chiều nhân cách với thể hiện tích cực
1. Tính hướng ngoại Thân mật, thoải mái, ưa
chuyện; dễ chan hòa; quyết
đoán
2. Tính dễ chịu Tin người; hiền hòa; đôn
hậu
3. Tính có ý thức Tin cậy được; có trách
nhiệm, có định hướng
thành công; kiên trì
4. Tính ổn định cảm xúc Thanh thản, thoải mái; yên
tâm; không lo âu hồi hộp
5. Tính cởi mở đối với sự
trải nghiệm
Có trí thông minh, có óc
tưởng tượng ham hiểu biết;
tư duy thoáng
4. Thái độ và hành vi
- Thái độ: thiên hướng/bẩm chất có được phản ánh lại
theo cách tích cực hoặc không tích cực có tính nhất quán
đối với một đối tượng nhất định.
- Thái độ và giá trị: Giá trị biểu hiện niềm tin có tính
tổng thể tác động đến hành vi xuyên suốt mọi tình huống
còn thái độ ảnh hưởng, tác động đến hành vi chỉ đối với
những tình huống, con người, đối tượng cụ thể.
- Thái độ được chuyển thành hành vi thông qua dự
định hành vi
- Niềm tin ảnh hưởng đến thái độ: hệ thống niềm tin

của một con người là một biểu tượng tinh thần về môi
trường xung quanh con người đó, gắn bó chặt chẽ với
quan hệ nhân quả.
Niềm tin là kết quả của quan sát trực tiếp và những suy
diễn từ các quan hệ đã biết trước đó.
Niềm tin ảnh hưởng đến thái độ: một con người sẽ có thái
độ tích cực hoàn tất một hành vi khi họ tin rằng hành vi đó
sẽ dẫn đến kết quả tích cực.
Mối quan hệ giữa niềm tin và thái độ: không quá mạnh mẽ
hoặc quá chặt chẽ, vì niềm tin có thể thay đổi khi môi
trường, hoàn cảnh thay đổi.
- Niềm tin ảnh hưởng đến chuẩn mực khách quan:
Chuẩn mực khách quan: áp lực xã hội mà cá nhân nhận
thức được khi hoàn thành một hành vi cụ thể. Chuẩn mực
khách quan như một đòi hỏi/niềm tin rằng một con người
phải hoàn thành hay không nên hoàn thành một hành vi
nào đó.
5. Khả năng và thành quả
- Khả năng: đặc trưng rộng và bền vững của con
người hướng tới đạt được thành quả tối đa cả về phương
siện thể chất lẫn tinh thần.
- Kĩ năng: năng lực cụ thể, chuyên biệt khi thao tác
với những sự vật, hiện tượng nhất định.
6. Trí thông minh và khả năng nhận thức
- Trí thông minh thể hiện năng lực cá nhân trong tư
duy kiến tạo, lập luận và giải quyết vấn đề.
- 7 khả năng tinh thần cơ bản làm nền tảng cho thành
quả hoạt động:
+ Hiểu ngôn ngữ.
+ Lưu loát ngôn ngữ

+ Tính toán nhanh
+ Xác định không gian tốt
+ Ghi nhớ sâu
+ Nhận biết nhanh
+ Lập luận quy nạp tốt
7. Cảm xúc
Phức hợp những phản ứng của con người trước những
thành tựu hoặc những cản trở của mình
Các cảm xúc tích cực và tiêu cực:
Tiêu cực Tích cực
Giận dữ Hạnh phúc/hưng phấn
Sợ hãi/lo âu Tự hào
Tội lỗi/xấu hổ
Buồn bã Yêu mến/cảm tình
Đố kỵ/ghen tức
Chán ghét Thoải mái khuây khỏa
II. TÌNH HUỐNG XUNG ĐỘT CÁ NHÂN VÀ
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
* Tình huống xung đột
Trong cơ quan công tác của tác giả đã và đang có những
sự khác biệt và xung đột và nhiều khi ảnh hưởng đến chất
lượng công việc và bầu không khí của cơ quan. Đó là
trường hợp của đồng chí Phó bí thư Đoàn thanh niên của
nhà trường. Đây là một đồng chí có chuyên môn tốt, có
khả năng tổ chức và dẫn chương trình tốt trong các ngày
lễ, chương trình ngoại khóa chuyên đề của cơ quan. Tuy
nhiên, vấn đề là ở chỗ đồng chí này thường có thói quen
và cũng có thể hơi quá tự tin về khả năng dẫn dắt chương
trình của mình nên gần như không bao giờ chuẩn bị trước
hoặc không chu đáo cho công việc đó của mình, một đặc

điểm nữa là trong nhiều trường hợp khi được góp ý dù
đúng hay sai đồng chí này cũng phải phản đối lại. Chính
vì thói quen đó đã dẫn đến những thiệt thòi trong công
việc và một sai lầm khá đáng tiếc đã xảy ra trở thành sự
mâu thuẫn lớn giữa hiệu trưởng và đồng chí này trong lễ
khai giảng năm học trước. Cụ thể, năm học 2009 – 2010
trường vinh dự được đón danh hiệu “lá cờ đầu” trong khối
các trường THPT của tỉnh, trong lễ khai giảng hôm đó nhà
trường được đón các đồng chí lãnh đạo của Tỉnh, Sở Giáo
dục và Đào tạo, UBND huyện và các ban ngành đoàn thể
trong tỉnh. Mặc dù đã được chuẩn bị về kịch bản cho lễ
khai giảng nhưng do chủ quan không chuẩn bị và cũng
không xem trước nên sai xót đã xảy ra ngay từ phần giới
thiệu đại biểu, tiếp đến là những sai xót trong khâu tổ
chức chương trình làm rối loạn chương trình lễ khai giảng
và để lại một ấn tượng không tốt trong lòng đại biểu tới
dự. Sau lễ khai giảng Hội đồng nhà trường đã tiến hành
họp và rút kinh nghiệm, trong đó có nội dung thầy hiệu
trưởng phê bình đồng chí Phó bí thư Đoàn thanh niên –
người làm công tác tổ chức. Tuy nhiên, đồng chí này
không những không thừa nhận khuyết điểm mà còn cãi lại
và bảo vệ ý kiến của riêng mình đồng thời còn chỉ ra rằng
khi còn làm hiệu phó thầy hiệu trưởng cũng đã bị thầy
nguyên hiệu trưởng phê bình do làm công tác tổ chức
không tốt trong lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20 –
11. Và đến đây không khí buổi họp trở nên vô cùng căng
thẳng và buổi họp kết thúc trong không khí nặng nề. Hệ
quả của sự tranh cãi đó là việc có quyết định thôi không
làm Phó bí thư Đoàn thanh niên của Hiệu trưởng đối với
đồng chí này và tất nhiên ấn tượng không tốt của thầy

Hiệu trưởng và các đồng chí khác trong nhà trường từ đó
cũng đã xuất hiện cho đến một thời gian dài sau đó.
* Hướng giải quyết sự khác biệt
Trong trường hợp này việc giải quyết sẽ đặt nhiều lên vai
thầy Hiệu phó và các tổ chức đoàn thể. Trước tiên cần đặt
việc giải quyết trên tinh thần tôn trong sự khác nhau về
quan điểm của từng người. Tình huống này cần giải quyết
theo các hướng sau:
- Trong cuộc họp khi xung đột xảy ra cần sử dụng giải
pháp né tránh để tránh những xung đột quá mức cần thiết.
- Sử dụng giải pháp dàn hòa để tạo ra bối cảnh xoa dịu đặc
biệt với thầy Hiệu trưởng khi thầy đang đứng trước tình
huống bị coi thường và hạ thấp.
- Sự chủ quan, quá tự tin đã dẫn đến những hậu quả không
tốt cho bản thân đồng chí giáo viên này, vì vậy cần gặp gỡ
trao đổi nhẹ nhàng để họ nhận thấy được với phong cách
làm việc như vậy sẽ không có lợi cho bản thân họ và ảnh
hưởng đến lợi ích và bộ mặt của cơ quan.
- Thắng thắn chỉ rõ cho đồng chí giáo viên có thể thấy và
ý thức được địa vị của mình trong nhà trường, việc làm
của mình đã sai còn phản ứng và thậm chí bôi nhọ thủ
trưởng đơn vị của mình – sự giao tiếp rất thiếu văn minh
và thực sự là rất sai lầm và nếu vẫn tiếp tục như vậy sẽ rất
khó khăn cho thời gian công tác còn lại của đồng chí đó,
thậm chí nghiêm trọng hơn là một chỗ đứng ở đơn vị có
thể sẽ bị thay đổi.
- Kết hợp các đoàn thể nhà trường cùng yêu cầu đồng chí
giáo viên tự kiểm điểm và có lời xin lỗi với thầy Hiệu
trưởng và Hội đồng nhà trường, đồng thời cũng dành
những lời tham mưu với thầy Hiệu trưởng để tránh đưa ra

những quyết định quá khắc nghiệt hoặc thậm chí thù hằn
cá nhân với đồng chí giáo viên. Cùng phân tích, góp ý để
đồng chí giáo viên thấy việc thầy Hiệu trưởng phê bình là
đúng vì lợi ích chung nhà trường và mong thầy Hiệu
trưởng cảm thông trước những cá tính có phần cá biệt của
đồng chí giáo viên đó.
Học viên
Nguyễn Tiến Dũng

×