Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.76 KB, 20 trang )

Mục lục bài viết

Trang

A. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………

2

B. NỘI DUNG……………………………………………………
I. Khái quát chung về khuyến mại……………………….......
1. Khái niệm khuyên mại……………………………………
2. Đặc điểm của khuyến mại………………………………..
3. Vai trò của khuyến mại…………………………………...
II. Những quy định pháp luật hiền hành về khuyến mại………
1. Khái niệm…………………………………………………
2. Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành………………...
2.1. Chủ thể thực hiện khuyến mại……………………
2.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt

3
3
3
3
3
4
4
4
4
5

động khuyến mại……………………………………..


2.3. Hình thức khuyến mại……………………………….
2.4. Quy định hạn chế, cấm đoán trong hoạt động khuyến

5
8

mại…………………………………………………..
III. Bất cập trong quy định pháp luật về khuyến mại tại Việt

9

Nam…………………………………………………….
IV. Hoàn thiện các quy định pháp luật về khuyến mại………
C. KẾT LUẬN

16
19

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang dần mở rộng cánh cửa
thương mại. Song chính trong môi trường mới này, khi hàng hoá được lưu thông tự
1


do hơn thì tính cạnh tranh của hàng hoá lại càng trở nên gay gắt hơn. Do vậy, chỉ
những sản phẩm nào chiếm được ưu thế trên thương trường, được người tiêu dùng
chấp nhận, thì mới có thể đứng vững và tiếp tục phát triển. Để làm được điều này thì
các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những hoạt động tích cực hướng đến khách
hàng nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Theo đó
hoạt động khuyến mại dần hình thành và phát triển, đóng góp vai trò hết sức quan

trọng trong việc giúp các thương nhân tìm kiếm cơ hội , định hướng tiêu dùng cho
khách hàng. Với sự ra đời của Luật thương mại năm 2005, luật cạnh tranh năm
2004….đã đưa hoạt động khuyến mại vào diện điều chỉnh bằng cách thiết lập hành
lang pháp lý cho hoạt động khuyến mại, xây dựng các hoạt động cần thiết cho các
doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi này, đồng thời thiết lập môi trường cạnh tranh
lành mạnh bảo vệ lợi ích của khuyến mại. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam ngày
càng phát triển sôi động, chính vì thế mà những quy định về khuyến mại sớm bộc lộ
những hạn chế cần khắc phục. Để hiểu thêm về vấn đề này em xin đi sâu nghiên cứu
vấn đề : “ Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt
động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó” .

A. NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về khuyến mại.
1. Khái niệm khuyến mại.
Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại khá phổ biến trong nền kinh tế
nước ta trong thời gian trở lại đây. Khuyến mại phát triển cùng với sự phát triển của
2


nền kinh tế thị trường với quan hệ sở hữu hàng hoá, dịch vụ ngày càng đa dạng,
phong phú. Theo quy định tại khoản 1 điều 88 LTM khuyến mại được hiểu là: “ Là
hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định ”.
2. Đặc điểm của khuyến mại.
● Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Thương nhân được
phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc có thể lựa chọn dịch vụ
khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ này phát sinh trên cơ sở
hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương

nhân kinh doanh dịch vụ.
● Cách thức xúc tiến thương mại: Mang lại cho khách hàng một số lợi ích nhất
định ( có thể là vật chất hoặc phi vật chất) để khuyến khích khách hàng mua hàng
hóa, sử dụng dịch vụ của thương nhân như quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua
hàng giảm giá…hoặc tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa,
nghệ thuật, giải trí, các chương trình khách hàng… Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt
khuyến mại, trạng thái cạnh tranh, điều kiện kinh phí dành cho đợt khuyến mại, lợi
ích mà thương nhân dành cho khách hàng.
● Mục đích của khuyến mại: Xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ để
tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu thông qua
việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản
phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh
nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua.
3. Vai trò của khuyến mại.
Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại đang được sử dụng phổ biến hiện
nay. Khuyến mại kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng và nhờ đó tăng cường
cơ hội thương mại bán sản phẩm cho doanh nghiệp, tạo doanh thu, lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Việc tổ chức khuyến mại sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được
hình ảnh của mình cũng như tăng cường được giá trị tài sản vô hình .
3


II. Những quy định pháp luật hiện hành về khuyến mại.
1. Khái niệm.
Nghĩa rộng: tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh
trong hoạt động khuyến mại: quan hệ giữa thương nhân khuyến mại với thương nhân
kinh doanh dịch vụ khuyến mại; giữa thương nhân khuyến mại với các thương nhân
là đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường; giữa thương nhân với khách hàng, giữa
thương nhân với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khuyến mại…Các quy định
của pháp luật về khuyến mại được ghi nhận trong nhiều văn bản.

Nghĩa hẹp: là bộ phận của pháp luật thương mại bao gồm các quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ mang tính tài sản hình thành trong quá trình thương nhân tìm
kiếm, thúc đẩy mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định.
2. Nội dung cơ bản của pháp luật về khuyến mại.
2.1. Chủ thể thực hiện khuyến mại.
Được quy định tại khoản 2 điểu 88 và điều 91 LTM năm 2005, theo đó thương
nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ
mà mình kinh doanh hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện
khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương
nhân đó.
Thương nhân được quyền khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch
vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình là thương nhân Việt Nam, chi
nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam. Văn phòng đại diện không có quyền khuyến mại.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.
2.2.1. Quyền của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.
Quyền tự do kinh doanh cho phép thương nhân được áp dụng các kỹ thuật thuyết
phục khác nhằm để tăng cường cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ. Khi tổ chức
hoạt động khuyến mại, thương nhân có các quyền quy định tại điều 95 LTM năm
4


2005. Cụ thể như sau:
● Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại hàng hóa, dịch vụ để KM.
● Quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng.
● Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc KM cho mình.
● Tự mình tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại có các nghĩa vụ được quy định tại

điều 96 LTM năm 2005.
● Thực hiện đầy đủ các trình tự , thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện
các hình thức khuyến mại.
● Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động KMi cho khách hàng
● Thực hiện đúng chương trình KM đã thông báo và các cam kết với khách hàng.
● Nghĩa vụ trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong
trường hợp không có người trúng thưởng ( đối với các hình thức trao thưởng mang
tính may rủi ).
● Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại đã ký kết.
2.3. Hình thức khuyến mại.
Được quy định tại điều 92 LTM năm 2005. Pháp luật đã quy định nhiều hình thức
khuyến mại khác nhau để thương nhân lựa chọn “ dành thêm” cho khách hàng những
lợi ích vật chất nhất định. Theo đó, các hình thức khuyến mại bao gồm:
● Hàng mẫu miễn phí: Thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào. Hàng mẫu
được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã
cải tiến, vì thế hàng mẫu là hàng đang bán hoặc hàng sẽ bán trên thị trường.
● Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền: Hàng hóa, dịch vụ làm quà
tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa,
dịch vụ của thương nhân khác. Và không phải là hàng hoá, dịch vụ cấm lưu thông
theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trị giá hàng hoá, dịch vụ dùng để tặng không
5


được vượt quá 50% giá trị của hàng hoá, dịch vị của doanh nghiệp và bán ra tính vào
thời điểm trước khuyến mại. Hình thức này góp phần khuyến khích sự liên kết, xúc
tiến thương mại, nhằm khai thác lợi ích tối đa của thương nhân. Tặng quà trong
trường hợp này không chỉ thúc đẩy hành vi mua sắm sử dụng dịch vụ của thương
nhân mà còn có cơ hội quảng cáo, giới thiêu hàng hoá, dịch vụ của nhau.
● Bán hàng giảm giá: là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian

khuyến mại với giá thấp hơn giá, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp
dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo. Khi
khuyến mại bằng hình thức này thương nhân phải niêm yết thời gian khuyến mại, giá
hàng hoá, dịch vụ bình thường trước khi khuyến mại và giá hàng hoá dịch vụ đã được
giảm giá trong thời gian khuyến mại. Giá khuyến mại tại thời điểm khuyến mại
không được thấp hơn 50% giá của hàng hoá, dịch vụ trước thời gian khuyến mại.
Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc diện nhà nước quy định giá cụ thể thì không
được giảm giá. Trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ được nhà nước quy định mức giá
tối thiểu hoặc quy định khung giá hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ không được thấp
hơn mức giá tối thiểu. Đối với hình thức này khi thực hiện chương trình thương nhân
cũng cần lưu ý về tổng thời gian thực hiện chương trình không quá 90 ngày trong 1
năm, 1 chương trình khuyến mại không quá 45 ngày. Đặc biệt pháp luật hiện hành
nghiêm cấm các hành vi lợi dụng hình thức khuyến mại để bán phá giá hàng hoá, dịch
vụ nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
● Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn

người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố: Thương nhân tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về hàng hoá, dịch vị mà mình đã, đang và sẽ cung cấp nhằm nâng
cao hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm đồng thời giúp các cơ sở sản xuất phân
bố, đánh giá đúng nhu cầu, mức độ quan tâm của khách hàng đối với hành hoá, dịch
vụ của mình từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Với điều kiện này
phiều dự thi có thể mang lại những giải thưởng hoặc mang lại những lợi ích cho

6


khách hàng. Do đó, sẽ tác động đến tâm lý hiếu kỳ của người tiêu dùng kích thích họ
mua hàng hoá, dịch vụ cho thương nhân cung cấp.
● Hình thức bán hàng cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng hay không được hưởng một số lợi ích nhất

định: Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giá hoặc mệnh giá thanh toán nhất định để
thanh toán những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử
dụng dịch vụ có thể cho sử dụng dịch vụ miễn phí theo điều kiện do nhà cung cấp đưa
ra. Với cách này thương nhân có thể khuyến khích . Giá trị tối đa của phiếu mua
hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được cung ứng trong thời gia khuyến mại không lớn hơn
50% giá trị hàng hoá, dịch vụ khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại.
● Các hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo tham dự các chương trình
mang tính may rủi: Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải
được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng.
Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 000 000 trở lên, thương nhân phải công
bố cho Sở thương mại nơi tổ chức khuyến mại. Vé số dự thưởng phải có hình thức
khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ
số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng;
● Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó việc tặng thưởng cho

khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng
thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng
hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
● Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải
trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
● Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại chấp thuận.
2.4. Quy định hạn chế, cấm đoán trong hoạt động khuyến mại.
2.4.1. Về quy định hạn chế trong hoạt động khuyến mại.

7


Hạn mức theo đơn giá: Theo quy định của pháp luật hiện hành giá trị vật chất
dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được

vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian
khuyến mại ( trừ trường hợp hàng mẫu miễn phí; quà tặng; cung ứng dịch vụ có kèm
theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải
thưởng đã công bố; tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên; bán hàng,
cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính
may rủi)
Hạn mức tính theo tổng giá trị hành hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại: Tổng
giá trị của hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân thực hiện trong một chương trình
khuyến mại không lớn hơn 50% tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ khuyến mại trừ trường
hợp khuyến mẫu bằng đưa hành mẫu, cung ứng dịch vụ hành mẫu dùng thử không
phải trả tiền.
Hạn mức thời gian khuyến mại: Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến
mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được quá 90 ngày trong năm, một
chương trình khuyến mại không được quá 45 ngày. Quy định này áp dụng đối với các
hình thức khuyến mại: bán hàng, cung ứng dịch vụ giá giảm hơn so với giá bán hàng
cung ứng dịch vụ trước đó.
Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ
không được qua 180 ngày trong 1năm và 1 chương trình khuyến mại không quá 90
ngày. Hạn mức này áp dụng đối với các hình thức bán hàng: cung ứng dịch vụ kèm
theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi.
2.4.2. Các quy định cấm đoán trong hoạt động khuyến mại.
Để đảm bảo có môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó có lợi ích hợp pháp
của thương nhân khác, của người tiêu dung cũng như bảo vệ lợi ích của con người.
LTM đã quy định các hành vi cấm đoán trong hoạt động thương mại, điều 100: các
hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:

8


+ Khuyến mại cho hàng hoá,dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa,dịch vụ hạn chế

kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông,dịch vụ chưa được phép cung ứng.
+ Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông,
dịch vụ chưa được phép cung ứng.
+ Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
+ Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến
mại dưới mọi hình thức.
+ Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối
khách hàng.
+ Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi
trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
+ Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
+ Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
+ Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt
quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa
theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.
III. BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI TẠI
VIỆT NAM
Hoạt động khuyến mại kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua
và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân
phối. Ngoài ra hoạt động khuyến mại còn nhằm mục đích quảng bá thương hiệu
sản phẩm và doanh nghiệp. Khuyến mại nếu được sử dụng đúng sẽ đem lại những
hiệu quả thiết thực và những lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã
hội. Ngược lại nó có thể gây ra những tiêu cực. Luật thương mại ra đời đã góp phần

9



điều chỉnh có hiệu quả hoạt động này. Tuy nhiên vẫn còn một số quy định bất cập,
vướng mắc cần khắc phục. Cụ thể là:
Thứ nhất, về hình thức khuyến mại.
Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn tuy đã quy định thế nào là
hàng mẫu, quà tặng. Tuy nhiêu nếu quy định như vậy thì không rõ ràng và người tiêu
dùng dễ bị nhầm lẫn, hiểu lầm khi thương nhân dùng hành hoá dịch vụ của mình
được kinh doanh hợp pháp để phát tặng khuyến mại mà không kèm theo hành vi mua
bán thì khi nào là hành mẫu khi nào là quà tặng. Tháng 6/2006 tại Trung tâm thương
mại Big C ( Hà Nội), Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola tổ chức phát quà
uống Coca Cola với số lượng lớn tại chỗ cho mọi đối tượng khách hàng. Đó là hình
thức tặng quà hay hàng mẫu ? Nếu là hàng mẫu thì thương nhân không phải thực hiện
bất kỳ quy định nào về hạn mức khuyến mại, nếu là quà tặng thì thực hiện các quy
định về hạn mức tối giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại (tổng giá trị hàng
hoá dùng để khuyến mại trong 1 chương trình khuyến mại không được vượt quá 50%
tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại).
Xem xét mục đích của thương nhân khi đưa hàng mẫu cho khách hàng là giới
thiệu với họ về hàng hoá, dịch vụ mình mà định hướng cho hành vi mua bán của họ
sau khi kiểm nghiệm chất lượng hàng mẫu. Còn mục đích của hình thức tặng quà là
dụng giá trị quà để thu hút khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ của thương nhân.
Chính vì vậy pháp luật chỉ nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng
hoá sử dụng dịch vụ còn lại các trường hợp đưa hàng hoá cho khách hàng không thu
tiền được coi là hình thức hàng mẫu. Mặt khác việc xác định rõ bản chất ở đây của
hình thức quà tặng cho phép phân biệt với các hình thức xúc tiến thương mại khác
như quảng cáo thương mại.
Thứ hai, quy định về hạn mức thời gian giảm giá.
Theo quy định tại khoản 4 điều 9 nghị định của chính phủ số 37/2006/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến
thương mại: Thời gian thực hiện giảm giá đối với 1 loại nhãn hiệu hành hoá, dịch vụ
10



không được vượt quá 90 ngày trong 1 năm và 1 chương trình khuyến mại khác bị
giới hạn giá trị dùng để khuyến mại tính cho cả đợt khuyến mại sau.
Quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hoá dịch vụ dùng để khuyến mại tính
cho cả đợt khuyến mại gặp khá nhiều khó khăn khi thi hành. Đó là
Trường hợp, nếu thương nhân tặng dịch vụ cho khách hành không thu tiền thì
hạn mức tổng giá trị dịch vụ không quá 50% giá trị dịch vụ. Cả 2 mức giá trị này chỉ
có thể được xác định và xử lý vi phạm khi chưa hết thời gian khuyến mãi không tránh
khỏi sự bất đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước và thương nhân do mọi số liệu liên
quan chỉ có thể là ước tính, khó xác định.
Trường hợp thương nhân thực hiện nhiều hình thức khuyến mại trong 1
chương trình khuyến mại, việc xác định giá trị dùng để khuyến mại cũng không đơn
giản do thiếu cơ sở pháp lý. Ví dụ: Chương trình “ Những số 6 may mắn” của Viettel
Mobile thực hiện theo các hình thức: bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo rút tham
trúng thưởng mang tính chất may rủi, giảm giá, được thực hiện từ ngày 26/3 đến
26/5/2006 với nội dung các thuê bao tham gia rút thăm trúng thưởng 6 xe cho khách
hàng trả sau, tặng 60% giá trị thẻ nạp tiền tiếp theo cho khách hàng trả trước …Theo
quy định của pháp luật hiện hành thì khó có thể xác định được giá trị của hàng hoá,
dịch vụ khuyến mại để làm cơ sở xác định tổng giá trị hàng hoá dịch vụ dùng để
khuyến mại hay không? Vì mỗi hình thức khuyến mại của chương trình lại có thêm
đối tượng khuyến mại khác nhau.
Thêm vào đó việc xác định giá trị hạn mức vật chất tối đa dùng để khuyến mại
sẽ xác định cơ sở tổng hợp cả 3 hình thức hay xác định riêng cho từng hình thức. và
chỉ sau khi kết thúc đợt khuyến mại trên cơ sở xác định số thuê bao mà khách hàng sử
dụng trên thực tế mới có thể tính chính xác giá trị hàng hoá dịch vụ để khuyến mại
nên rất khó xử lý vi phạm nếu doanh nghiệp cố tình “ lách luật ”.
Bên cạnh đó thì việc quy định khống chế thời gian khuyến mại có thể gây khó
khăn cho doanh nghiệp sản xuất cùng lúc nhiều nhãn hiệu sản phẩm trên cùng một
loại hành hoá, dịch vụ. Nếu thực hiện khắt khe về quy định thời gian khuyến mại thì
11



doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khuyến mại cho nhãn hiệu này sẽ mất khuyến mại
cho nhãn hiệu khác đang trong giai đoạn sản xuất. Và như hiện nay có thể một số
doanh nghiệp lách luật bằng nhiều cách, cuối cùng nhằm bán phá giá hành hoá.
Ngoài ra quy định thời gian tối đa để doanh nghiệp trao thưởng là 30 ngày đối
với chương trình khuyến mại có trao giải thưởng cũng chưa hợp lý. Và thực tế
chương trình khuyến mại của doanh nghiệp cũng khác nhau, doanh nghiệp cũng phải
trải qua một loạt quá trình như phân loại hành khuyến mại, kiểm tra chất lượng hàng
hóa.
Thứ ba, về hạn mức giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
Mặc dù Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn có quy định tổng giá trị
của hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại
không lớn hơn 50% tổng giá trị hành hoá, dịch vụ khuyến mại trừ trường hợp khuyến
mẫu bằng đưa hành mẫu, cung ứng dịch vụ hành mẫu dung thử không phải trả tiền.
Tuy nhiên, hiện nay, không ít các doanh nghiệp không tuân thủ quy định này, đơn cử
như thời gian gần đây thị trường bổng trở nên sôi động bởi làn sóng beeline, với kích
thước nhỏ nhắn chỉ bằng 2/3 lòng bàn tay, dày khoảng 1cm, có 3 màu đen, trắng,
hồng và một mức giá "mềm” 149.000 đồng/sản phẩm, chiếc điện thoại giá rẻ này của
Beeline rất dễ dàng chinh phục người tiêu dùng. Thêm nữa, khách hàng chỉ cần bỏ
thêm 40.000 đồng để mua sim và chuyển đổi sang gói cước tỷ phú là sẽ có ngay 1 tỷ
đồng gọi nội mạng trong thời hạn 10 năm. Mỗi tháng, người dùng chỉ phải nạp thêm
20.000 đồng để duy trì dịch vụ. Chiêu khuyến mại này của Beeline, rõ ràng, đã mang
lại hiệu quả ngoài cả mong đợi của nhà mạng. Tuy nhiên, rõ ràng là doanh nghiệp này
đã vi phạm quy định về hạn mức giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Cục
Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông đã "tuýt còi” Beeline về gói cước tỷ phú
nhưng doanh nghiệp này vẫn “ ngang nhiên” tiếp tục vi phạm. Thiết nghĩ cũng là vì
pháp luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về hạn mức cũng như chế tài xử lý các
doanh nghiệp vi phạm.


12


Thứ bốn, Về trách nhiệm của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.
Hiện nay, pháp luật về trách nhiệm của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến
mại chưa quy định thật sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Trong thực
tế khách hàng là người chịu thiệt thòi do những gian lận trong khuyến mại do các sai
sót kỹ thuât in ấn tem, phiếu, vật phẩm chứa đựng các thông tin về lợi ích vật chất mà
khách hàng được hưởng trong đó có khuyến mại. Ví dụ: Chương trình khuyến mãi
“Cào là trúng thưởng với Kotex Pro” năm 2010 (diễn ra từ 1-7 đến 28-9) với sáu giải
nhất trúng xe hơi KIA Morning cùng hàng ngàn giải thưởng có giá trị của Công ty
TNHH Kim Berly Clark (thuộc Công ty C-K Việt Nam) có trụ sở trên đường Nguyễn
Văn Trỗi (quận Phú Nhuận, TP.HCM) tổ chức. Đầu tháng 8, chị Huỳnh Thị Mai Gui
(ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) mua sản phẩm Kotex và cào trúng hàng chữ “Trúng
thưởng xe KIA Morning”. Tuy nhiên khi vợ chồng chị đến để nhận thưởng thì được
công ty giải thích là Kotex đã từng “hoãn” trao giải thưởng có giá trị của khách hàng
may mắn nhưng việc hoãn lại không có quyết định của Sở công thương TP Hồ Chí
Minh. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng giải thích là thẻ cào trúng thưởng không hợp
lệ vì đáng lẽ phải là dòng chữ : “Chúc mừng bạn đã trúng thưởng xe KIA Morning ”.
Sai sót thuộc quy trình sản xuất thẻ cào, phát hiện có thẻ sai quy trình trộn lẫn nhưng
lại không tiết lộ đơn vị sản xuất thẻ là đơn vị nào mà cho rằng công ty đang trong giai
đoạn điều tra làm rõ. Như vậy, trong trường hợp này lợi ích mà khách hàng nhận
được chỉ là lời xin lỗi và những lời thuyết phục thiếu căn cứ từ công ty bởi vì không
có quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành làm cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của
họ trong trường hợp này.
Thực tế hiện nay, không ít các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ của mình mà
vẫn không bị xử lý do pháp luật chưa có quy định cụ thể. Cụ thể là LTM có quy định:
“Thương nhân có nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo,
cam kết với khách hàng” ( khoản 3 điều 96 LTM 2005) với mục đích đảm bảo sự
trung thực trong khuyến mại, nhưng nếu chỉ quy định như vậy thì chưa đủ.


13


Thứ năm, biện pháp xử lý khi thương nhân vi phạm các quy định khi tiến
hành các hoạt động khuyến mại.
Theo quy định của LTM 2005 chủ thể của hoạt động khuyến mại là thương
nhân có hành hoá khuyến mại. Tuy nhiên các biện pháp xử lý hành chính và xử lý
hình sự đối với thương nhân khi tiến hành hoạt động khuyến mại còn một số bất cập:
+ Thiếu cơ sở pháp lý để xử lý hành chính đối với thương nhân thực hiện dịch
vu khuyến mại cho thương nhân khác để hưởng thù lao: LTM không có quy định
riêng về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Do đó,
việc xác định trách nhiệm của kinh doanh dịch vụ chỉ có thể dựa trên hợp đồng dịch
vụ khuyến mại. Hợp đồng này thường chỉ đề cập đến trách nhiệm của thương nhân
kinh doanh dịch vụ với bên thuê dịch vụ mà khó ràng buộc trách nhiệm của họ đối
với người tiêu dùng và nhà nước. Thêm vào đó, mức xử phạt hành chính là phạt tiền
khi thương nhân tiến hành hoạt động khuyến mại còn rất thấp so với giá trị đợt
khuyến mại mà thương nhân tổ chức.
+ Thiếu quy định để xử lý hình sự với thương nhân khi họ vi phạm pháp luật
hoạt động khuyến mại và các hoạt động xúc tiến thương mại khác. BLHS hiện hành
quy đinh chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là cá nhân, trong khi đó có thể xuất hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội do cá nhân thực hiện với danh nghĩa của pháp nhân ,
theo yêu cầu và vì lợi ích của pháp nhân.
Thứ sáu, pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động khuyến mại còn nhiều
điểm bất cập cần phải hoàn thiện. Cụ thể là:
+ Quy định về các hình thức khuyến mại bị cấm: Khoản 5 điều 46 luật cạnh
tranh năm 2004 có quy định các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy
định cấm cũng là 1 hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại.
Đây là một quy định bất hợp lý bởi lẽ trong số các hoạt động khuyến mại bị cấm mà
thương nhân tiến hành không nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Chẳng

hạn hoạt động khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân…..
14


+ Quy định về nội dung các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh còn chưa rõ ràng như đối tượng, phạm vi áp dụng, việc chứng minh yếu tố lỗi,
xác định thiệt hại cũng như biểu hiện của các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh. Việc quy định như thế không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan
quản lý mà các thương nhân, người tiêu dùng khi bảo vệ quyền lợi của họ.
+ Định nghĩa về hoạt động khuyến mại bị coi là cạnh tranh không lành mạnh :
theo luật cạnh tranh năm 2004 thì hành vi khuyến mại bị coi là cạnh tranh không lành
mạnh khi nó gây thiệt hại và có thể gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Nếu quy định như vậy sẽ
rất bất cập nên cũng cần phải xem xét lại.
Thứ bảy, những quy định bảo vệ người tiêu dùng.
Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận một cách tin tưởng vào các hoạt động khuyến
mại của các thương nhân và thương phó mặc bảo vệ quyền lợi vào tay cơ quan nhà
nước và pháp luật. Lợi dụng sự dễ tính của đa số người tiêu dùng, các thương nhân
thường xuyên lách vào các kẽ hở của hệ thống pháp luật và tiến hành các hoạt động
khuyến mại thiếu trung thực và rõ ràng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng làm
biến dạng thị trường. Có những thương nhân tung ra hàng loạt các đợt khuyến mại
quy mô lớn, hứa hẹn nhiều lợi ích cho khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh làm
tổn hại tới quyền và lợi ích của các thương nhân khác và cả người tiêu dùng.
Thêm vào đó, người tiêu dùng còn thiếu hiểu biết về pháp luật trong quy định
về khuyến mại, từ đó dẫn đến các khiếu nại trái pháp luật, trái nguyên tắc thị trường
gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh và làm mất uy tín của các thương nhân bị
khiếu nại. Cộng thêm vào đó là hệ thống trả lời khiếu nại chưa tốt từ phía thương
nhân lẫn từ phía cơ quan quản lý nhà nước làm tình trạng này ngày càng phổ biến.
Bên cạnh đó thì trong hình thức khuyến mại, một vấn đề đặt ra về mặt câu chữ

là nên dùng từ “ khuyến mại” theo cách dùng phổ biến hiện nay hay là dùng “ khuyến
mãi” theo đúng nghĩa của nó. Bởi theo tinh thần của hình thức khuyến mại của luật
thương mại có đề cập là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc
15


tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những
lợi ích nhất định. Trong khi đó, nghĩa của từ “mại” là bán còn nghĩa của từ “mãi” là
mua. Cho nên để đảm bảo tính hợp lý thì nên sửa.
III. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI.
Để đảm bảo các hoạt đống xúc tiến thương mại nói chúng và hoạt động
khuyến mại nói riêng phát huy được vai trò thực sự trong kích cầu tiêu dùng thì cần
phải hoàn thiện các quy định về khuyến mại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các
doanh nghiệp, người tiêu dùng. Cụ thể là
Thứ nhất, Quy định hạn mức tối đa giá trị hàng hoá, dịch vị dùng đê khuyến
mại
Nếu có quy định về hạn mức thì cần có quy định cụ thể hơn về hạn mức tối đa
giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Để quy định này được linh hoạt hơn,
pháp luật cần bổ sung đối với chương trình khuyến mại có quy mô lớn từ hai tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì thời gian doanh nghiệp trao giải thưởng
30 ngày hoặc không hơn 60 ngày và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền chấp nhận. Nhưng thiết nghĩ chúng ta nên bỏ quy định về hạn mức khuyến
mại, vì đây là quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của thương nhân. Thương
nhân khi áp dụng các chương trình khuyến mại giảm giá hay tặng quà, nếu thực sự họ
thu hút được khách hàng, bản thân họ dù có khuyến mại nhiều hơn hạn mức vẫn tồn
tại được. Pháp luật không cần thiết phải “lo hộ” cho thương nhân.
Thứ hai, Vấn đề phải trích tiền thưởng nộp cho ngân sách nhà nước sau khi
trúng thưởng
Doanh nghiệp trích 50% giá trị giải thưởng công bố vào ngân sách nhà nước
trong trường hợp có người trúng thưởng. Quy định này chưa thật sự đảm bảo quyền

lợi cho thương nhân trong hoạt động khuyến mại. Bởi vì số hàng hóa của thương
nhân sử dụng cho khuyến mại tương ứng với lượng hàng hóa cần tiêu thụ. Hơn nữa
16


thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có sự gian lận trong chương trình khuyến
mại. Quy định này cũng có ưu điểm khi các nhà làm luật muốn hạn chế tình trạng
khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân về cơ cấu, số lượng giải
thưởng….Tuy nhiên, nếu quy định như thế thì nên chăng các nhà quản lý nên bắt đầu
từ việc quản lý việc nộp đơn đăng ký hoạt động khuyến mại của các thương nhân
Thứ ba, các biện pháp xử lý các doanh nghiệp vi phạm khi tiến hành hoạt
động khuyến mại.
+ Cần bổ sung biện pháp ngăn chặn hành chính- tạm đình chỉ hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại. Đồng thời, cần bổ sung hình
thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Đây là biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ
lợi ích của các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Điều chỉnh mức phạt đối với
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong khuyến mại. Bởi mức phạt hiện nay thì
còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe các doanh nghiệp có hành vi vi phạm, mức phạt
này quá nhỏ so với lợi nhuận khổng lồ mà một chương trình khuyến mại có thế mang
lại cho doanh nghiệp
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: Thanh tra, kiểm tra và
xử lý trong lĩnh vực khuyến mại là một nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý
nhà nước. Để đảm bảo các quy định về khuyến mại được thực hiện nghiêm túc, các
hành vi vi phạm pháp luật về khuyến mại để phát hiện và xử lý kịp thời. Trong thời
gian tới, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cần phải chú trọng hơn nữa, tăng
cường phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý. Mặt khác, từ kết quả hoạt động
trên để tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật từ đó đưa ra giải pháp cho
công tác quản lý và xây dựng văn bản pháp quy phù hợp.
Thứ bốn, cần hoàn thiện các quy định về cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động khuyến mại

Cần làm rõ nội dung các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lanh
mạnh, quy định lại các hình thức khuyến mại bị cấm khi được quy định trong các văn
bản pháp luật khác như có thế quy định các hoạt động khuyến mại khác nhằm cạnh
17


tranh không lành mạnh mà pháp luật có quy định cấm trong các văn bản pháp luật
khác cũng là một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bên cạnh đó cũng cần
quy định lại hoạt động khuyến mại bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ năm, Trách nhiệm của thương nhân tiến hành hoạt động khuyến mại
Vấn đề nâng cao trách nhiệm trung thực về giải thưởng và chọn người trúng
thưởng trong các chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi cần quy định cụ
thể hơn nữa trong các văn bản kể cả trách nhiệm hình sự và hành chính.
Về quy định cấm chương trình khuyến mại bắt khuyến mại phải trả tiền hoặc
thực hiện nghĩa vụ tài chính khi tham gia. Thực tiễn quy định nay không áp dụng
trong một số trường hợp: chẳng hạn chương trình cho phép dùng thử sản phẩm là
máy điện thoại, để dùng khuyến mại phải có sim. Nếu như vậy đối tượng chương
trình không hợp lệ.
Thứ sáu, hoàn thiện các quy định bảo vệ người tiêu dùng
Các thông tin khuyến mại phải được thương nhân đưa ra ở các mức đầy đủ, cần
thiết. Các thông tin này có ý nghĩa nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Các thông tin
khuyến mại này phải đảm bảo rằng các khuyến mại được thực hiện theo đúng như
ngày cấp giấy phép khuyến mại hay các quy định chung của pháp luật. Thương nhân
tiến hành các hoạt động khuyến mại phải có nghiã vụ đưa ra các thông tin khuyến mại
rõ ràng cụ thể.
Các thông tin khuyến mại phải trong sáng rõ ràng đối với đa số người tiêu
dùng. Thông tin khuyến mại phải được thương nhân căn cứ vô điều kiện vào người
tiêu dùng ngay khi có yếu cầu về hàng hóa, dịch vụ đang được khuyến mại. Các
thông tin này phải đảm bảo căn cứ đầy đủ, rõ ràng các điều kiện khoa học phải có để
tham gia vào chương trình khuyến mại.

Thương nhân phải đưa ra các thông tin khuyến mại, các quy định về giải quyết
tranh chấp, căn cứ thông tin điều chỉnh giải quyết tranh chấp. Điều này đảm bao cho
người tiêu dùng muốn khiếu nại thương nhân về hoạt động khuyến mại thì họ có thể
thực hiện được mà không gặp bất kỳ trở ngại, khó khăn nào.
18


Thương nhân phải có sẵn các thông tin khuyến mại cho người tiêu dùng ngay
khi các chương trình khuyến mại bắt đầu thực hiện. Thương nhân phải căn cứ vào các
bằng chứng chính xác về việc thực hiện các quy định về thông tin khuyến mại khi có
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, thì các cơ quan quản lý thị trường, các cơ quan, cấp ngành có liên
quan cần nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa trong công tác quản lý .
C. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường, các doanh nghiệp nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức trước sức
cạnh tranh gay gắt mang tính toàn cầu, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng
cường tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động khuyến mại
Tuy nhiên, pháp luật về khuyến mại của nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập
khiến hoạt động khuyến mại chưa thực sự phát huy được những tác dụng to lớn của
nó. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về khuyến
mại không chỉ là yêu cầu trước mắt mà trong suốt cả quá trình phát triển nền kinh tế
thị trường. Có như vậy, hoạt động khuyến mại mới thực sự góp phần đắc lực vào sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại năm 2005.

2. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương Mại, Nhà xuất bản Công an
nhân dân.
3. Nghị định của chính phủ số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 quy định chi tiết
luật thương mại về xúc tiến thương mại.
4. Th.s Trần Khánh Ly, 236 câu hỏi và giải đáp về pháp luật thương mại và các
văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động- xã hội
5. Luật cạnh tranh năm 2004.
6. Http:// www. Thongtinphapluatdansu.com
7. Http://www.Luatvietnam.com.vn

20



×