Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ ĐÃ GIÚP CÁC TỈ PHÚ VÀ NGÔI SAO NỔI TIẾNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.6 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU............................................................2
B. NỘI DUNG................................................................3
I. KHÁI NIỆM Ý CHÍ..............................................................................................3
1. Định nghĩa:...................................................................................................3
2. Đặc điểm:......................................................................................................3
3. Vai trò của ý chí..........................................................................................4
II. CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ ĐÃ GIÚP CÁC TỈ PHÚ VÀ NGÔI SAO NỔI
TIẾNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG:.............................................................................4
1. Tính mục đích............................................................................................4
2. Tính quyết đoán:.........................................................................................5
3. Tính độc lập:...............................................................................................6
4. Tính kiên trì:...............................................................................................6
5. Tính tự chủ:.................................................................................................7
6. Tính dũng cảm:...........................................................................................8
III. BÀI HỌC BẢN THÂN:.....................................................................................9

C. KẾT LUẬN..............................................................11

A.LỜI MỞ ĐẦU

1


Cuộc sống luôn luôn đặt ra cho con người những thử thách, và chỉ những
người có đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách thì mới có
thể thành công. Đã có nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới
phải trải qua những thời kỳ rất khó khăn trước khi chạm
tay tới đỉnh cao của sự nghiệp.
Michael Dell- người sáng lập đồng thời là chủ tịch
hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng


thế giới DELL từng là người phục vụ, chuyên rửa chén
đĩa trong một nhà hàng Trung Quốc với mức lương 2,3 USD/giờ.

Bill Gate-ông chủ Microsoft trước khi
thành lập công ty máy tính riêng của mình,
cũng từng bắt đầu với vị trí phục vụ ở
Capitol.

Wiliam Watkin-CEO của Seagate Technology- với việc làm đêm tại một
ngôi nhà thương điên;
Sydney Kimmel- CEO của Jones New York- với vị trí nhân viên nhận gửi
hàng trên tàu thủy;
Micheal Krasny, Chủ tịch Hội đồng quản trị danh dự và là người sáng
lập của trung tâm máy tính CDW cũng học được nhiều điều qua việc làm sạch
sàn nhà của ngôi nhà đang xây bên nhà hàng xóm…
Một câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại có thể làm được những kỳ tích đó?
Liệu có phải do may mắn mà họ đạt được những điều đó? Xin trả lời là hoàn
toàn không phải, may mắn có chăng cũng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào sự
thành công của họ mà thôi. Để có được sự thành công như ngày hôm nay các
nhà tỉ phú cũng như những người nổi tiếng thế giới đã phải trải qua những thử
thách lớn trong cuộc đời. Vượt qua được những thử thách ấy ở họ phải hội tụ đủ
những phẩm chất ý chí mà không phải ai cũng có được.

2


B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM Ý CHÍ
1. Định nghĩa:
Ý chí được hiểu là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực

hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó
khăn của bản thân.
2. Đặc điểm:
Ý chí luôn xuất hiện trong những hành động có khó khăn trở ngại. Nghĩa
là nếu chủ thể hành động không cố gắng thì sẽ không đạt được mục đích, không
hoàn thành nhiệm vụ, do đó họ phải nỗ lực, phải huy động sức mạnh của mình
để vượt qua khó khăn. Những khó khăn này có thể là khó khăn bên ngoài như
thiếu phương tiện việc làm, công việc nặng nhọc, dư luận không đồng tình; có
thể là khó khăn bên trong như những sở thích, ý muốn trái ngược với nhận thức,
mâu thuẫn nội tâm… Khi những khó khăn này xuất hiện và chủ thể hành động ý
thức được chúng, tức là biết được sự tồn tại của những khó khăn đó và hiểu
rằng, nếu không cố gắng, không nỗ lực thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ,
không đạt được mục tiêu đã đề ra, lúc đó họ mới huy động sức mạnh của mình
để khắc phục. Chính vì vậy, ý chí là một biểu hiện của ý thức và biểu hiện này
mang tính cơ động, năng động.
Ý chí là một thuộc tính tâm lý cá nhân. Nó không được sinh ra mà được
hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu
thốn trong cuộc sống. Do vậy nên không phải ai cũng là người có ý chí. Trong
cuộc sống, có những người không sợ nguy hiểm, không chùn bước trước khó
khăn và cuối cùng đạt được mục đích đã đề ra-đó là những người có ý chí. Trái
lại, cũng có những người sợ nguy hiểm, ngại khó, gặp nguy hiểm thì run sợ, gặp
khó khăn thì chùn bước- đó là những người thiếu ý chí. Nói chung, những người
ngay từ nhỏ đã phải thử sức, đương đầu với khó khăn, tự mình gánh vác, giải
quyết công việc của mình thì khi trưởng thành, họ thường là những người có ý
chí cao, có bản lĩnh, có nghị lực.

3


3. Vai trò của ý chí

· Ý chí giúp con người huy động sức mạnh khắc phục khó khăn để vươn
lên những đỉnh cao của cuộc sống.
· Ý chí giúp con người sống có mục đích và đạt được thành công trong
cuộc sống.
· Ý chí là động lực của hành động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động
· Ý chí giúp con người sống có mục đích, độc lập đối đầu với những
khó khăn trong cuộc sống.
II. CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ ĐÃ GIÚP CÁC TỈ PHÚ VÀ NGÔI SAO
NỔI TIẾNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG:
1. Tính mục đích
1.1. Khái niệm:
Tính mục đích là phẩm chất của những con người biết đề ra cho mình
những mục đích trước mắt, những mục đích lâu dài, đồng thời biết bắt hành vi
của mình phục tùng các mục đích đó.
1.2. Biểu hiện:
Phẩm chất này được biểu hiện ở khả năng định hướng cho tương lai.
Người có mục đích là người biết xác định những mục đích cụ thể thông qua sở
thích, ước muốn, lý tưởng… Để thỏa mãn mục đích , chủ thể sẽ lựa chọn những
đối tượng tương thích. Ví dụ về tính mục đích ta có thể thấy: khi ta tiến hành
hoạt động học tập là khi đó chúng ta hướng tới một mục đích cụ thể đó là nắm
được những kiến thức về các môn học và để có được những kiến thức về môn
học đó chúng ta sẽ có những định hướng trước để thông qua đó điều chỉnh
những hoạt động của bản thân để đạt được những mục đích trong việc học tập
của mình. Song không phải trong hoạt động học tập chúng ta đều có thể đạt
được mục đích của mình mà chỉ đạt được đối với một số môn học nhất định vì
vậy khi đó bằng những định hướng và ý chí của bản thân ta sẽ có những lựa
chọn những môn học phù hợp để có thể đạt được mục đích của mình.
Tính mục đích không đồng nghĩa với sự âm mưu, toan tính; dù cùng là đề
ra trước những kế hoạch cho tương lai nhưng kết quả của chúng lại khác nhau.
1.3. Vai trò:


4


Tính mục đích giúp con người làm chủ được hoạt động của mình từ đó có
thể lựa chọn đối tượng phù hợp khi thực hiện, tạo ý chí và định hướng phát huy
đầy đủ sức mạnh của mình và hướng sức mạnh đó vào mục tiêu đã chọn.
1.4. Họ đã thành công bởi…
…họ đều là những con người sống có mục đích, biết đặt ra mục tiêu và
phấn đấu vì mục tiêu đó. Chẳng hạn như Michael Dell và Michael Krasny đều
đã đặt ra cho mình mục tiêu lớn lao là phải trở thành những doanh nhân thành
đạt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm. Từ đó họ cũng
xây dựng những mục tiêu nhỏ hơn cho mình, đó là phải học hành và tự lập kiếm
tiền chi trả cho việc học tập và nghiên cứu. Họ biết hướng sức mạnh của mình
vào công việc nghiên cứu với mong muốn có được sự thành công xứng đáng với
sự cố gắng của mình.
2. Tính quyết đoán:
2.1. Khái niệm:
Tính quyết đoán là khả năng của những con người có khả năng đưa ra
những quyết định kịp thời, cứng rắn mà không có những dao động không cần
thiết.
2.2. Biểu hiện:
Tính quyết đoán thể hiện ở những hành động có cân nhắc, có tính toán.
Người quyết đoán là người sau khi quyết định thì thường bắt tay ngay vào thực
hiện, ít khi họ chần chừ, do dự, chờ đợi. Chính vì vậy, người quyết đoán thường
là người tận dụng được những cơ hội đến với mình.
2.3. Vai trò:
Tính quyết đoán là một phẩm chất quan trọng, đặc biệt đối với người lãnh
đạo. Chúng ta cần rèn luyện để trở thành người quyết đoán nếu không muốn bỏ
lỡ những cơ hội vốn không phải lúc nào cũng đến với chúng ta trong cuộc sống.

2.4. Họ đã thành công bởi…
…họ đều là những người quyết đoán. Họ luôn biết tận dụng khi thời cơ
đến với mình, không do dự khi quyết định những vấn đề mang ý nghĩa quan
trọng đối với bản thân. Điển hình là trường hợp của Michael Dell, ước mơ ban
đầu của ông là trở thành bác sĩ đa khoa, nhưng kể từ khi ông được trải nghiệm
những thành công đầu tiên từ máy tính và kĩ thuật thì người chủ tịch hội đồng
quản trị tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng này đã lựa chọn con đường đi đích
5


thực cho mình. Ông đã biết tận dụng những thành công ban đầu làm bàn đạp cho
những bước đi “chập chững” và “ vững chắc” sau này.
3. Tính độc lập:
3.1. Khái niệm:
Tính độc lập là phẩm chất của những con người biết tự mình quyết định
và tự mình thực hiện lấy công việc của mình, không phụ thuộc, không trông chờ,
không ỷ lại vào người khác.
3.2. Biểu hiện:
Phẩm chất này được biểu hiện ở khả năng tự lập, tự giác của mỗi người.
Người có tính độc lập là người biết tìm tòi, tự khám phá, tự thực hiện những
công việc, những ước muốn của bản thân, không quá trông chờ vào những “cơ
hội” mà người khác mang lại kiểu “há miệng chờ sung”.
Tính độc lập còn là việc cá nhân biết tiếp nhận những ý kiến hợp lý của
người khác, biết phân công công việc, phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành
công việc. Tính độc lập không đồng nhất với tính bướng bỉnh và tính bảo thủ.
3.3.Vai trò:
Tính độc lập là một trong những phẩm chất quan trọng, bởi có sự độc lập,
con ngươi mới có khả năng tự rèn luyện, phát triển bản thân để góp phần vào sự
phát triển của xã hội.
3.4. Họ đã thành công bởi…

...họ đều là những con người có tính độc lập. Họ đều tự mình tìm tòi,
khám phá và thực hiện những công việc, ước muốn của bản thân, không phụ
thuộc vào bất cứ ai. Song cũng như phân tích ở trên, độc lập còn có nghĩa là biết
phân công, phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. Micheal Krasny
là một ví dụ điển hình của người độc lập. Ông không những đã tự mình học hỏi,
nghiên cứu, mà còn cùng những người đồng nghiệp (ê kíp làm việc) của mình
cùng hoàn thành tốt công việc dù nhỏ bé nhất.
4. Tính kiên trì:
4.1. Khái niệm:
Tính kiên trì là phẩm chất của con người biết chịu đựng nhằm khắc phục
khó khăn để đạt được mục đích, cho dù khó khăn kéo dài.
4.2. Biểu hiện:
6


Phẩm chất này được biểu hiện ở khả năng chịu đựng gian khổ, khó khăn,
khả năng quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng mà không nản chí, bỏ cuộc.
Người kiên trì luôn luôn cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách, luôn lấy thử thách
làm bàn đạp để thúc đẩy họ vượt qua khó khăn.
Tính kiên trì không đồng nghĩa với bảo thủ, lỳ lợm, theo đuổi mục địch
một cách mù quáng, chỉ dựa vào những ý muốn cá nhân trước mắt. Kiên trì phải
là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng với sự năng động của trí tuệ và
tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích.
4.3. Vai trò:
Kiên trì giúp con người có ý chí vươn lên, có tinh thần khắc phục khó
khăn; đồng thời giúp con người rèn luyện tính độc lập, ỉ lại, không dựa dẫm vào
người khác, luôn làm đến cùng mọi công việc, không bỏ dở giữa chừng như lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
4.4. Họ đã thành công bởi…
…họ đều là những con người có tính kiên trì, biết vượt qua mọi khó khăn,
gian khổ để đến với thành công. Nếu như Bill Murray không kiên trì bán hạt giẻ
ngoài cửa hàng tạp hóa, Tommy Hilfiger không chấp nhận khởi đầu với việc bán
rong quần jean của mình sau thùng xe thì liệu họ có thể thành công? Nếu họ nản
lòng thì chắc chắn họ sẽ bị ngã gục ngay lập tức, chính nhờ sự quyết tâm theo
đuổi mục đích tới cùng mà họ đã trở thành những ngôi sao nổi tiếng thế giới.
Hay một ví dụ điển hình về Terry Fox. Anh bị mất đi chân phải vì căn bệnh ung
thư. Năm 1980 Fox đã quyết định bắt đầu cuộc chạy bộ xuyên Canada. Anh gọi
đây là Marathon of Hope nhằm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu ung thư. Với
một chân trái kéo lê trên đường, anh chạy được 24 dặm/ngày. Fox đã mất 143
ngày để vượt 3.339 dặm từ St. John’s Newfoundland đến vịnh Thunder Ontario
– nơi anh buộc phải dừng cuộc hành trình vì bị phát hiện ung thư phổi. Fox đã
qua đời vài tháng sau đó nhưng anh đã sống mãi trong lòng nhiều người như
một tấm gương của sự kiên trì và nghị lực.
5. Tính tự chủ:
5.1. Khái niệm:
7


Tính tự chủ là khả năng làm chủ, kiểm soát bản thân, không để xảy ra
những hành động, những lời nói bột phát không phù hợp, có hại cho việc đạt
được mục đích đã đề ra.
5.2. Biểu hiện:
Người có tính tự chủ cao không phải là con người lạnh lùng, không biết
đến vui buồn hay tức giận mà là người biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng lúc
đúng chỗ, hành động có cân nhắc.
5.3. Vai trò:

Tính tự chủ giúp con người biết kiềm chế bản thân khỏi sự nóng vội, hạn
chế những hành động, ngôn ngữ có ảnh hưởng tiêu cực đến mục đích, giúp con
người vượt qua những khó khăn, trở ngại một cách dễ dàng.
5.4. Họ đã thành công bởi…
…họ đều là những người tự chủ, có khả năng kiểm soát bản thân trước
những sự việc ngoài ý muốn. Tính tự chủ ở họ thể hiện rất rõ khi họ đã phần nào
thành công và nổi tiếng. Những diễn viên, ca sĩ như Murray, Limbaugh hay
RobinWilliams sẽ dễ dàng đánh mất danh tiếng bởi những phát ngôn “nhỡ
nhàng” hay những hành động thiếu tích cực nếu họ không biết kiềm chế cảm
xúc trước những dư luận xã hội, những vụ “scandal”… B.Gates, M.Dell… sẽ
khó trở thành tỷ phủ, những nhà kinh doanh nổi tiếng nếu như họ bất cẩn và vô
ý làm lộ điểm yếu của mình trước đối thủ kinh doanh khác trên thị trường.
6. Tính dũng cảm:
6.1. Khái niệm:
Tính dũng cảm là phẩm chất của những con người dám làm dám chịu,
không sợ nguy hiểm, không sợ trách nhiệm.
6.2. Biểu hiện:
Tính dũng cảm biểu hiện ở khả năng hành động một cách kiên quyết và
hợp lý trong hoàn cảnh nguy hiểm, phức tạp, vượt qua cảm giác sợ hãi và thiếu
tin tưởng vào bản thân. Dũng cảm còn thể hiện ở khả năng tập trung tất cả sức
lực để đạt được mục đích đã thực hiện. Tuy nhiên, cũng như nhiều phẩm chất ý
chí khác luôn đòi hỏi quyết định hay hành động của chủ thể phải có sự cân nhắc.
Trong trường hợp ngược lại, đó có thể chỉ là sự liều lĩnh, manh động.
6.3. Vai trò:

8


Tính dũng cảm giúp con người theo đuổi mục đích, lẽ sống dựa vào sự
kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, thách thức. Điều này cũng giúp con

người có được bản lĩnh, có nhiều kinh nghiệm và tự tin hơn trong cuộc sống.
6.4. Họ đã thành công bởi…
…họ đều là những người dũng cảm; bởi họ đều là người có sức mạnh để
dũng mãnh tiến về phía trước, điềm tĩnh băng qua những thăng trầm của đời
người, đồng thời tiến vững chắc về đích và ước mơ mà họ đã chọn. Ta có thể
nhận thấy, họ là những con người rất đỗi bình thường nhưng đáng chú ý là điểm
bắt đầu trong sự nghiệp. Để có được thành công như ngày hôm thì hầu hết họ đã
phải lao động rất chăm chỉ và kiếm tiền chỉ từ những công việc cũng rất bình
thường hay được coi là “ tầm thường ” trong mắt nhiều người. Ví dụ như Bill
Muray là người bán hạt dẻ ngoài cửa hàng tạp hóa, với Rush Limbaugh là đánh
giày hay thậm chí như Tommy Hilfiger bán quần jean của mình sau thùng xe…
Nhưng điều đó chẳng có gì phải khiến họ cảm thấy xấu hổ, ngược lại rất đáng tự
hào và trân trọng. Điều này không phải ai cũng có thể làm được, một số người
tuy có sự khởi đầu suôn sẻ nhưng lại không thể thành công như họ bây giờ.
Dũng cảm để bước vào cuộc sống, đương đầu với mọi thử thách nguy hiểm đang
rình rập, cùng với ý chí, nghị lực sắt đá đã làm cho tên tuổi của họ được nhiều
người biết đến và cả thế giới đều ngưỡng mộ. Ngay cả khi đã thực sự nổi tiếng
họ cũng không ngần ngại nói ra quá khứ cũng như những công việc trước kia
mình đã làm. Họ dũng cảm nói ra tất cả nhằm chứng minh và dạy cho chúng ta
một bài học: Một con người bình thường nhưng đã xây dựng nên một sự nghiệp
phi thường.

III. BÀI HỌC BẢN THÂN:
Đối với mỗi chúng ta, những người có vinh dự được tiếp cận, học hỏi về ý
chí của những vĩ nhân dưới góc độ tâm lý, chúng ta có thể rút ra được những bài
học quý giá cho bản thân trong quá trình học tập và làm việc sao cho có hiệu quả
và thành công :
Trước tiên, ta luôn luôn phải sống với kế hoạch, mục đích. Hãy đặt ra
những kế hoạch, mục tiêu cho bản thân, dù đó bước đầu chỉ là những kế hoạch
nhỏ, ngắn hạn. Chúng ta có thể xây dựng cho mình những kế hoạch phù hợp dựa

theo khả năng bản thân, phân phối thời gian và sức lực hợp lý để hoàn thành tốt
9


công việc. Cụ thể, trong công việc học tập trước mắt, mỗi sinh viên chúng ta cần
xây dựng và hoàn thành kế hoạch học tập từng môn học trong từng học kỳ. Đó
có thể chỉ đơn giản gồm kế hoạch làm bài và học bài với những mục đích ngắn
hạn như hiểu được phần kiến thức thầy cô giảng dạy trên lớp, rồi từng bước tiến
tới những mục tiêu lớn hơn là đạt kết quả tốt trong kì thi, thu nhận được những
kiến thức bổ ích sau này, và để rồi lại vươn đến mục đích cao cả là nhận được
tấm bằng tốt nghiệp loại ưu với nghề nghiệp yêu thích…Chúng ta phải thực hiện
tốt các mục tiêu ngắn hạn, từng bước từng bước thì thành công mới thực sự đến
với chúng ta, đừng nóng vội, đốt cháy giai đoạn . Đối với học sinh ,sinh viên
công việc làm thêm có mức lương thấp mà công việc làm thêm lại rất nặng
nhọc,vất vả,…Nhiều người coi việc làm thêm đó chỉ để trang chải cuộc sống
khó khăn,nhưng nếu biết nhìn vào mặt tích cực của công việc làm thêm đó thì nó
sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều,đó sẽ là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm,bản lĩnh
trong công việc sau này và hoàn thiện nhân cách.
Thứ hai, ta cần quyết đoán trong mọi tình huống. Bởi thời cơ và may mắn
đến với chúng ta rất ít, điều quan trọng là phải biết kịp thời nắm bắt được nó và
quyết định hành động ngay tức khắc mà không hề lúng túng để đạt sự thành
công. Nhưng đôi khi trong hành động của mình cần phải suy nghĩ thật chín
chắn, soi xét nhiều chiều hướng để đưa ra quyết định vừa dứt khoát lại vừa đúng
đắn.
Thứ ba, hãy biết tự mình rèn luyện tính độc lập cho bản thân. Mỗi khi bắt
tay vào làm một việc gì đó phải tự xác định nỗ lực làm hết khả năng của mình,
không nên dựa dẫm vào người khác. Trong quá trình làm việc luôn cần đến sự
tìm tòi, mầy mò để mở mang hiểu biết của bản thân, không ỉ lại hay chờ đợi vào
người khác. Đôi khi tính độc lập lại được hiểu nhầm là bướng bỉnh và bảo
thủ.Cần phải phân biệt rõ ràng hai tính cách này. Tự bản thân hành động nhưng

cũng rất cần lắng nghe sự đóng góp ý kiến của nhiều người xung quanh để giúp
mình hoàn thiện hoàn. Như vậy thành công có được từ tính độc lập mới xứng
đáng và rất trân trọng.
Thứ tư, rèn luyện khả năng kiên trì theo đuổi mục đích cũng rất cần thiết.
Mỗi con người chúng ta ai ai cũng đều có mơ ước, nhưng không phải ai, không
phải ước mơ nào cũng thành hiện thực. Chỉ với những người có đức tính kiên trì
thì họ mới có thể thực hiện ước mơ của mình một cách trọn vẹn. Con đường để
đi đến thành công không hề đơn giản, ngược lại nó rất gập ghềnh và có muôn
10


vàn khó khăn trước mắt. Vậy làm thế nào để chúng ta vượt qua được con đường
ấy. Điều này sẽ trở nên dễ dàng nếu người nào biết kiên trì. Hãy cũng cố gắng
hết sức mình, không được nản lòng trước những trở ngại hay lùi bước bởi có
khó khăn đến mấy chúng ta cũng sẽ vượt qua và cập bến thành công.
Thứ năm, trong cuộc sống tính tự chủ khá quan trọng cho mỗi chúng ta,
tự mình phấn đấu theo đuổi mục đích đã đạt ra và cố gắng hoàn thành một cách
xuất sắc. Cuộc sống có nhiều màu sắc, chính vì vậy sẽ có nhiều cảm xúc khác
nhau đan xen. Khi đứng trước những cảm xúc này thì mỗi người phải thật cố
gắng làm chủ được ý chí của mình, nhận biết và điều khiển hành vi ứng xử sao
cho hợp tình hợp lí. Bên cạnh đó cũng cần phải tránh những hành động thô bạo,
không suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện. Bởi chính những điều này có thể làm ta
thất bại trên con đường mình đang đi.
Cuối cùng, luôn cần có sự dũng cảm để thể hiện bản thân. Dũng cảm
vượt qua mọi khó khăn, đương đầu với thử thách, tự tin thể hiện bản thân
mình….là những điều nhất định sẽ giúp ta thành công. Khi bạn dám thể hiện
mình thì lúc đó bạn đã chiến thắng chính mình rồi! Dũng cảm luôn đi cùng với
tự tin, dám nói, dám làm những điều mình suy nghĩ. Có như vậy mọi người xung
quanh mới biết được khả năng của mình. Mặt khác, dũng cảm còn được thể hiện
ở khía cạnh phải dám nhận khuyết điểm, sai lầm của mình mà không hề che giấu

hay cố tình lãng quên. Chỉ khi nhận ra lỗi thì mới giúp ta hoàn thiện bản thân và
tự làm đẹp cho mình.

C. KẾT LUẬN
Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp không ít những khó khăn, những
thất bại có những nỗi buồn và cả những giọt nước mắt, hững lúc đó ta thấy
tương lai chỉ còn là một màu xám. Tuy nhiên thất bại không phải là mất tất cả,
khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính ý chí sẽ giúp chúng ta
đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, thay vì chọn cách buông xuôi
thì hãy cố gắng đứng lên. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng
khó khăn sẽ không vượt qua được. chúng ta cứ thử một lần bước qua những thủ
thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được vì ý chí sẽ
làm nên tất cả.
Có câu nói:” Ở đâu có ý chí ở đó có con đường”. Ý chí giúp ta có niềm tin
để nhìn thấy hướng đi, nhìn thấy tương lai, tìm ra con đường phía trước, tiến lên
11


phía trước. Khi tin rằng mình có thể làm được điều gì, thì chắc chắn ta sẽ đạt
được điều ấy. Ý chí giúp ta có được sự thành công, thành đạt trong sự nghiệp,
trong cuộc sống, tạo ra số phận. Ý chí đã tạo nên đường đời, số phận của con
người tạo nghị lực niềm tin để sẵn sàng bước tiếp. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ
chúng ta phải xác định được mục đích sống, nhìn nhận cuộc sống bằng một cái
nhìn khách quan. Đồng thời , hãy nổ lực hết sức. quyết tâm cao độ, tận dụng hết
mọi lợi thế của bản thân để hoàn thành công việc. Dù gặp bất cứ khó khăn nào
cũng không được phép bỏ cuộc, Luôn ước mơ và khát khao. Tất cả khó khăn chỉ
là thử thách và cuộc sống còn rất nhiều thử thách để vượt qua. Và ngay cả khi ta
không vượt qua được thì ta vẫn tin rằng đó chỉ là một cơ hội giúp ta trưởng
thành hơn, mạnh mẽ hơn. Muốn đi đến đến thành công ta cần có niềm tin, chí
tiến thủ và sự nổ lực hết mình.

Ý chí là chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra mọi cánh cửa cuộc sống


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương,
NXB.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
12


2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương,
NXB. Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005.
3. Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội,
2000.

13



×