GIÚP CON ĐI ĐẾN
THÀNH CÔNG
Tác giả: Lư Cẩn
Người dịch: Phạm Thị Ninh
1
ĐÔI LỜI CỦA TÁC GIẢ
Chúng ta đều có một tên chung là Mẹ
Chúng ta đều có mong muốn chung làm người mẹ tốt.
"Mẹ" chính là một cuốn sách.
Trong từng trang sách đều ghi lại sự thân thiết, ấm cúng, sâu sắc, mạnh mẽ, vô tư và lớn lao của lòng
mẹ; nhưng cũng ghi lại sự sai lầm, thiếu sót đem lại điều phiền muộn và bất hạnh cho con cái của người
mẹ.
Cuốn sách đó sẽ lớn lên cùng với đứa con. Cả đời đứa trẻ đều đọc cuốn sách người mẹ đó. Người mẹ
trẻ bằng tấm lòng và hành động của bản thân đã viết cuốn sách không có chữ một cách tự nhiên, vô ý
thức.
Cuốn sách đó viết như thế nào? Chỉ có đứa con là rõ nhất.
Trong cuốn sách này ghi một cách chân thật sự thành công và thất bại của người mẹ.
Con cái chúng, sau này sẽ đánh giá chúng ta như thế nào?
Khi con cái chúng ta trở thành người lớn, hồi tưởng lại những ấn tượng sâu sắc nhỏ nhặt, tỉ mỉ ở người
mẹ đã ghi sâu vào cuộc đời của chúng, khi đó chúng ta không mong nghe được ở chúng những lời cảm
kích, mà chỉ mong các con có thể nói lên từ đáy lòng mình: "Nếu như được chọn bố chọn mẹ một nghìn
lần, thì con vẫn chọn bố mẹ hiện nay của chúng con". Còn sự đền đáp nào bằng của con cái đối với cha
mẹ. Đó cũng chính là trái quả thành công trong nuôi dạy con cái của chính họ.
Giúp con đi đến thành công
Giúp con đi đến thành công là một bức thông điệp rất gần gũi, cảm động và hữu ích với những bậc cha
mẹ, đặc biệt là những người mẹ trẻ: Mỗi nhà đều có một cái cân. Cái cân đó chính là trái tim con trẻ.
Gia đình không những là bến cảng nghỉ ngơi của người lớn, có thể thoải mái thể hiện bản thân mình mà
cũng là bến cảng của con cái. Bến này tuy không to những có tấm lòng rộng mở của Người Mẹ, người
dung nạp không chỉ sự thành công và nụ cười của con cái mà còn cả sự thất bại và nước mắt của chúng
nữa …
2
CHƯƠNG I:
NHẬN THỨC BẢN THÂN
Chúng ta đang sống ở thời đại nào
Chỉ có hiểu rõ được mình thì mới hiểu sâu được con cái.
Hiểu được mình rất khó.
Nhưng chúng ta không sợ hiểu được mình, chúng ta dám đối mặt với mình.
Chúng ta biết rằng trách nhiệm của người phụ nữ trẻ trong thời đại ngày nay là hết sức lớn lao! Sự thất
bại và những thành công rực rỡ của chúng ta sẽ quyết định được mạnh yếu và sự sống còn của dân tộc
ta; nâng cao tố chất của người phụ nữ ở thời đại chúng ta có liên quan đến tố chất của thế hệ đời sau, có
quan hệ đến ngày mai của dân tộc.
Cho nên, chúng ta cần nhận rõ bản thân mình, tự giác nâng cao mình lên.
Người mẹ ngày nay, có những đặc trưng gì.
1. Đặc trưng của thời đại tươi sáng.
Về căn bản thời đại chúng ta là thời đại hạnh phúc. Khi chúng ta bước vào thế giới này, thì lâu đài đất
nước mới đã được dựng nên. Chúng ta trưởng thành trong tiếng hát "Cuộc sống chúng ta đầy ánh sáng";
đã xa rồi sự huyên náo của chiến tranh mà đang thể nghiệm cuộc sống yên ổn hoà bình.
Khi chúng ta xây dựng gia đình, trở thành người mẹ của những đứa trẻ, chúng ta mới phát hiện sự thiếu
hụt kiến thức về nhiều mặt của mình. Đối với con cái, người mẹ thường có tâm lý: "Cái gì cho được,
mẹ đều cho, chỉ mong con thành công!". Trong điều kiện ngày nay, thường mỗi gia đình chỉ có từ một
đến hai con nên thường khiến chúng ta mang cảm giác "may rủi" trong sự thành bại của con cái; còn sự
thiếu hụt ở chúng ta thì nay lại biến thành tâm lý bù đắp mãnh liệt, và tâm lý lo sợ đã chuyển sang sự
hết lòng bồi dưỡng cho con cái.
Thế là chúng ta sa vào vòng sai lầm. Khi chúng ta phát hiện thì đứa con mình bồi dưỡng không những
không thích hợp với xã hội tương lai, cũng không tránh khỏi nảy sinh thái độ nóng vội hoặc trì trệ, bởi
vì sự giáo dục đối với chúng ta chỉ có như vậy. Làm thế nào để hường dẫn cho đứa trẻ được tốt hơn?
Có một thời gian đã xuất hiện nhiều giải pháp để đối phó với những cung cách mà đứa trẻ không ngừng
xuất hiện. Kết quả là bại nhiều, thắng ít, tự mình không thoả mãn, đứa trẻ mất tự nhiên. Vì vậy thúc
giục chúng ta phải nhìn lại bản thân mình và hạ quyết tâm: Vì con cái chúng ta phải nâng mình lên.
Chúng ta đã nhìn thấy, tố chất phụ nữ, tố chất của người làm mẹ, trực tiếp ảnh hưởng đến tố chất của
con cái, cũng ảnh hưởng đến tố chất của dân tộc; trình độ phát triển của bản thân ta, ảnh hưởng đến
trình độ tổng hợp của đất nước trong tương lai. Có thể nói: tương lai đang nảy nở và trưởng thành trong
tay ta!
2. Đặc trưng tinh thần của nữ giới.
Chúng ta sống trong xã hội đang chuyển mình, trên mình ta mang đầy hơi thở hiện đại. Thế giới tinh
thần của phụ nữ thời đại chúng ta hiện nay rất phong phú.
Chúng ta có tấm lòng vì sự nghiệp lập thành tích, cống hiến bản thân.
3
Mỗi người phụ nữ bất kể chức vụ cao hay thấp, bất kể ở cương vị nào cũng đều rất trân trọng cơ hội
được làm việc mà không phải dễ mà có được. Vì chúng ta hiểu rằng, phụ nữ ngày nay được giải phóng,
là kết quả phấn đấu của bao thế hệ.
Chúng ta đề cao tố chất, hoàn thiện lòng mong muốn tiến lên của bản thân.
Thiếu kiến thức lại muốn tiến lên, là đặc trưng của phụ nữ hiện đại. Chính vì chúng ta dám nhìn
thẳng vào sự thiếu xót của mình, ta mới có lòng ham học mạnh mẽ, ta mới bắt chấp con mắt của người
khác, không sợ gánh nặng của cuộc sống và làm việc, muốn con cái được học tập văn hoá có kiến thức,
qua con cái để bổ sung cho bản thân ta.
Chúng ta có lý tưởng đẹp đẽ bồi dưỡng cho đời sau, sáng tạo cho tương lai.
3. Đặc trưng vai trò của người mẹ.
Người phụ nữ khi làm mẹ thì ngoài vai trò của người phụ nữ phải làm nghiệp vụ, còn phải nhận vai của
người vợ, người mẹ, nhận lấy một loạt trách nhiệm và nghĩa vụ, bước vào con đường gian nan của
người phụ nữ trong thời đại mới với bao áp lực và đòi hỏi.
Sự nghiệp, chồng con, tạo nên ba điểm quan trọng trong cuộc sống của người phụ nữ hiện đại, kết hợp
với cuộc sống tình cảm, thể hiện ba tinh thần lớn của người phụ nữ hiện đại: Chồng - tình yêu, con cái
- tình mẹ, nghề nghiệp - lòng yêu nghề. Ba mặt này, nếu thiếu đi mặt nào, đối với người phụ nữ hiện
đại, đều không thể coi là hoàn chỉnh.
Một người phụ nữ có tâm trạng bình thường, đều mong muốn bản thân có cuộc sông tình yêu mỹ mãn,
có được tình mẹ con đầm ấm, đồng thời cũng mong có được công việc mà mình yêu thích, có được sự
nghiệp để mình phấn đấu, dốc hết tâm huyết giữ được nhân cách độc lập của bản thân, được xã hội tôn
trọng. Ba loại tình cảm hạnh phúc đó đều có liên hệ về trách nhiệm và nghĩa vụ, đều phải đổi bằng mồ
hôi, máu và lao động; có một số người mẹ trẻ thường không đủ sức kiểm nghiệm, nên xuất hiện sự phát
triển lệch lạc, tạo nên sự thiếu sót trong đời sống cá nhân.
Đứa con ra đời là một sự kiện lớn trong cuộc đời của người phụ nữ. Điều này không những có ý nghĩa
là người phụ nữ đã trở thành "người mẹ", mà còn có ý nghĩa là tố chất tâm lý của người phụ nữ đã được
chín muồi. Đứa con ra đời, thì trung tâm hứng thú của chúng ta tự nhiên chuyển sang đứa con. Sự
chuyển biến đó, vô hình chung đã phá vỡ tính chất khép kín của tâm lý phụ nữ, thúc đẩy sự trưởng
thành của tố chất tâm lý. Những, do sức mạnh của sự chuyển biến bản thân khác nhau, đã nảy sinh kết
quả hoàn toàn khác nhau.
Loại thứ nhất là chỉ coi trọng đứa con, không coi trọng mình, không coi trọng chồng. ý thức của bản
thân tự nhiên biến mất trong "tình yêu người mẹ" không còn có ta, trong cuộc sống không chú ý đến
bản thân, về tư tưởng không muốn tiến bộ, trong sự nghiệp không mong thành công. Một số ít người
mẹ trẻ đã vứt bỏ sự nghiệp, coi nhẹ sự tồn tại của người chồng, mọi tình cảm đều dành cho con cái, tình
mẫu tử đã thay cho tình yêu, đã thay cho lòng tự trọng.
Loại thứ hai chỉ nghĩ đến sự nghiệp bản thân, không nghĩ đến con cái và gia đình, đổi lấy bản thân
cho sự nghiệp bản thân lại là một gia đình bất hạnh!
Loại thứ ba là tự điều chỉnh, chú ý giữ tốt được ba vai: người mẹ, người vợ và nghề nghiệp. Trong
phạm vi nghĩa vụ của người mẹ vẫn tìm ra con đường phát triển bản thân, làm cơ sở tâm lý được xác
định ở điểm cao cho trí lực thứ hai của người phụ nữ khoảng 40 tuổi.
Đối với người mẹ trẻ thì đây là sự thử thách mới, một trường học mới, mọi cái phải làm lại từ đầu.
4
Phụ nữ chúng ta trong thời đại như vậy nên mọi cái đều phải học lại. Chúng ta tin rằng: "ta làm được"
Làm người mẹ, chúng ta sẽ làm người mẹ tốt; nuôi dạy con cái, con cái chúng ta sẽ rất mạnh mẽ; xây
dựng gia đình, gia đình chúng ta sẽ rất hạnh phúc.
Đối với bản thân, chúng ta có sẵn lòng tin, đối với gia đình chúng ta có sẵn lòng tin; đối với tương lai
chúng ta có sẵn lòng tin. Trên toà lâu đài của đất nước, nhất định chúng ta sẽ để lại những sự nghiệp
rạng rỡ của người phụ nữ thời đại ngày nay.
Bước ra khỏi sai lầm về tâm lý
Tâm lý bù đắp đáng sợ.
Trong thực tế có những sai lầm tâm lý của người mẹ đã làm mất những năm tháng trẻ thơ quý báu của
đứa con.
Một số người mẹ trẻ luôn lấy hứng thú của mình gán cho con cái, vô tình đã bóp chết và làm mất đi sự
hứng thú của con cái, làm cho không ít đứa trẻ ngày nay sống đầy đủ mà khồng cảm thấy sung sướng.
Mấy năm trước đây, khi lên Thượng Hải (Trung Quốc) mở lớp "Điện thoại Tâm Giao" ngắn hạn. Một
bé gọi gọi điện đến đã bí mật nói với tôi: "Thưa chị Tâm Giao, chị thử đoán xem em ghét gì nhất? Ghét
nhất là cái đàn pianô đáng ghét trong nhà em. Để học đàn, em đã bị mẹ mắng nhiều lần, và còn bị nhiều
lần bố đánh. Em chỉ muốn đập nát cái đàn ra!" Em trai này nói bằng giọng thô lỗ, hậm hực. "Em không
nên đập". Tôi nói: "Em về hỏi mẹ, xem cái đàn đó giá bao nhiêu tiền?". Trong điện thoại tôi nghe thấy
mẹ em trả lời: "Sáu nghìn bảy trăm đồng" (tương đương mười triệu bảy trăm đồng Việt Nam). "Em hãy
hỏi bố và mẹ, mỗi tháng hai người kiếm được bao nhiêu?". Em trai đó, sau khi hỏi mẹ trả lời tôi: "Gần
năm trăm đồng" (tương đương tám trăm nghìn đồng tiền Việt Nam). Tôi hỏi em: "Bố mẹ hàng ngày tiết
kiệm ăn uống để mua cái đàn có phải là để đánh em mắng em, cáu giận với em hay sao?". Em trai đó
nói: "Không phải như vậy, nhưng em không thích đàn pianô, em thích đá bóng cơ. Nhưng bố mẹ em
bảo đá bóng chẳng ra gì, lại ảnh hưởng thi đại học, nên đã quẳng quả bóng mà em thích lên sân thượng,
em tìm cả ngày mà không thấy, em buồn quá!".
Tại sao người mẹ làm như vậy? Tại sao người bố làm như vậy? Tại sao chiếc đàn pianô mà bố mẹ đã
đổi bằng biết bao mồ hôi lại trở thành thứ mà đứa trẻ ghét nhất? Tại sao vứt đi một quả bóng mà trong
mắt người lớn chẳng đáng bao nhiêu tiền, lại làm cho đứa trẻ đau buồn như thế!
Bởi vì đàn pianô vốn được bố mẹ ưa thích. Khi họ còn nhỏ rất muốn học đàn, những gia đinh nghèo
không có tiền mua, đã để lại niềm luyến tiếc đó. Ngày nay bố mẹ cực khổ mua được chiếc đàn, buộc
con phải học mà không nghĩ đến đứa con không có hứng thú học đàn chỉ thích đá bóng.
Có một lần, "ngày tiếp khách của chị Tâm Giao" khai trương hoạt động tư vấn về dinh dưỡng, đã mời
hơn 20 chuyên gia các bệnh viện lớn của thủ đô để tư vấn về những đứa trẻ béo và những đứa trẻ gầy.
Một người mẹ trẻ, dắt một bé gái gầy còm đến, chị ta hỏi chuyên gia rằng tại sao con chị gầy như vậy.
Chuyên gia hỏi mới biết rằng, bé gái đó mỗi tuần lễ phải tham gia ba lớp "năng khiếu": buổi sáng học
Anh văn, buổi chiều học toán, buổi tối học vẽ. Bé gái ngồi ở đó, chẳng nói chẳng rằng mắt đờ đẫn.
Chuyên gia kết luận: đứa trẻ quá mệt. Ngày chủ nhật phải được nghỉ ngơi, không nên bắt học mãi. Lớp
năng khiếu đã trở thành gánh nặng, hứng thú của người mẹ, đã trở thành phiền muộn cho con
cái. Đứa trẻ mệt chết người. Sự mong muốn của người nhà, đã biến thành gánh nặng trên đầu chúng!
Để đáp ứng giấc mộng vào "đại học" của bố và mẹ, để khỏi làm xấu mặt bố mẹ trước người khác, nên
chiếc bàn trong nhà đã thành bàn học, gia đình ấm cúng đã biến thành lớp học nghiêm túc.
5
Tôi đã điều tra ở một trường tiểu học: "Học sinh tiểu học buồn phiền nhất cái gì? Bất kể là học sinh
kém hay học sinh khá cũng đều đồng thanh trả lời: " Bài tập quá nhiều, chúng em không có thời gian
chơi". Bài tập của con trẻ chất như núi, có đứa trẻ viết đến 10h đêm vẫn chưa làm hết bài tập. Bởi vì
ngoài bài tập của thầy cô giáo ra lại còn phải làm bài tập A của mẹ, bài tập B của bố v.v… Rất nhiều
đứa trẻ làm bài tập chậm chạp kéo dài, tại sao vậy? Có một bé nam nói với tôi: "Em không thể viết
nhanh được, vì sau khi viết hết, còn có bài tập của bố và của mẹ! Em phải làm từ từ, một bài tập văn
viết từ sáng cho đến tối, thế là họ phải chịu". Người mẹ cũng rất mệt. Ngoài việc đi làm, nấu cơm, giặt
quần áo, tối nào cũng phải "kèm cặp" con làm bài tập.
Có một tài liệu viết về "Lớp học gia đình" đã viết rất sinh động:
Đứa trẻ xem sách đã mệt, muốn đi chơi một chút, bà mẹ liền nói: "Không được, chơi có vào được đại
học không? Không có bằng cấp thì dừng hòng kiếm được tiền?". Đứa trẻ mệt mỏi, mắt díp lại, bà mẹ
lập tức đưa một cốc "trứng chim sẻ" hoặc một miếng "đường ong chúa" động viên nó tiếp tục chiến
đấu.
Đứa trẻ muốn xem phim hoạt hình, bà mẹ dài mặt ra nói: "Không được, cả nhà vì mày mà không xem ti
vi, mày lại muốn xem sao?"
Cứ như vậy, dưới sự điều khiển thống nhất của người mẹ, mọi người trong nhà đều ở trong trạng thái
"báo động cấp 1" suốt ngày phải rón rén chân tay, nói nhỏ, nói nhẹ. Tất cả đều vì một mục tiêu: Đứa trẻ
phải leo lên được tháp ngà mới thôi!
Ngày một ngày hai, đứa trẻ còn chịu được; một tháng, hai tháng đứa trẻ còn cố chịu; một năm 365
ngày, ngày nào cũng đè nén đè nén, cuối cùng bi kịch ở đứa trẻ đã phát sinh:
Một bé nam 5 tuổi, vì mẹ bức phải học đàn đã làm cụt ngón tay; một nữ sinh trung học, vì điểm thi
kém, đã nhảy từ trên gác xuống tự sát; một nam sinh viên, bố mẹ đều là những nhà vật lý nổi tiếng, cả
hai quyết tâm đưa đứa con duy nhất ra nước ngoài đào tạo, nên từ tiều học đến đại học, ngày nào cũng
bức con học, không cho con một chút tự do, đứa con bị nén quá không chịu nổi, bữa sinh nhật năm 22
tuổi, đã giết chết cả cha lẫn mẹ mình!
Bi kịch còn nổ ra đối với người mẹ trẻ: Mấy năm trước, một cháu trai tên là Hạ Phỉ vì điểm thi kém mất
vài điểm theo yêu cầu của mẹ những không dám nói thật, đã bị mẹ lỡ tay đánh chết. Người mẹ trẻ này
là một công nhân lương rất thấp, chị gắng chịu khổ cực, kiếm tiền để cho con trai vào được đại học, cho
mở mày mở mặt. Khi không được như ý, liền nổi nóng, lỡ tay đánh chết con của mình. Con trai chết,
giấc mơ của người mẹ cũng tan, trong nhà giam người mẹ trẻ này đã tự kết thúc cuộc đời! Sự kiện này
về sau được chiếu thành phim, chính là bộ phim "Vỡ mộng".
Nghỉ hè năm 1996, báo Thiếu niên Trung Quốc cùng với Cung Thanh niên Bắc Kinh tổ chức hoạt động
"Em cùng nghe, cùng xem, cùng viết với bố mẹ em" để cho các bậc phụ huynh và con em cùng dự cuộc
toạ đàm trong một giờ đồng hồ, xem một cuốn phim, viết một bài cảm tưởng. Hoạt động này, được các
bậc phụ huynh và con cái hoan nghênh, có bà mẹ dẫn con đến dự hơn mười lần.
Tôi có nói chuyện tám lần. Sau khi tôi nói xong vấn đề "Giúp đứa trẻ thành công như thế nào", sau đó
chiếu bộ phim "Vỡ mộng ".
Chị Trương Nhan Linh, mẹ của Tiến San một học sinh tiểu học Bắc Kinh, đã gửi đến một bài cảm
tưởng: Phim chiếu hết, tôi nắm tay con gái lặng lẽ bước ra khỏi rạp. Cặp mắt sợ hãi của đứa trẻ trong
phim đã đi sâu vào trái tim tôi. Cuốn phim "Vỡ mộng" nói đến một câu truyện làm đau lòng người! Một
người mẹ hiền lành lỡ tay đánh chết con mình sinh ra, đứa con bà đã gửi gắm biết bao nhiêu tâm
huyết, đã gửi gắm tất cả lòng thương yêu và hy vọng. Nhưng nguyên do thì lại rất giản đơn: Chị mong
đứa con trai mình thành tài, " hận sắt không thành được thép".
6
Tuy tôi không giống nhân vật chính trong phim, nhưng tôi cũng có mong muốn đứa con gái mình trở
thành phượng. Đứa con gái là "ước mơ" tương lai của chúng tôi mong nó trở thành người chiến thắng
trong cuộc cạnh tranh ác liệt sau này bởi vậy tôi đòi hỏi cháu thật nghiêm khắc, rất coi trọng thành
tích học tập tốt xấu của cháu.
Nhớ có một lần điểm kiển tra ngữ văn cuối học kỳ của cháu được 89 điểm. Tôi đã không nghe cháu
giải thích, quát tháo giận dữ ầm ĩ và cho cháu một trận đòn thật đau. Khi tôi nhìn thấy hai mắt của con
đẫm lệ, tôi đã không cầm được nước mắt. Sau sự việc này tôi rất ân hận. Kết quả học tập của con tôi
luôn luôn tốt, lân kiểm tra đó là lần lầm lỡ nhất thời của cháu, tôi có tâm lý không chịu được sự sai
lầm của con là điều đáng sợ. Cuộc đời con người không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió",
trong quá trình trưởng thành có phạm sai lầm, gặp thất bại là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Đòi
hỏi nhiều ở đứa trẻ với mong muốn mọi việc đều tốt, thậm trí đòi hỏi lần nào kiểm tra cũng phải đạt
thành tích cao, là điều không công bằng đối với đứa trẻ, cũng không phải là thực tế.
Từ đó về sau, tôi cố gắng kiềm chế bản thân, có thái độ bình tĩnh đối với thành tích kiểm tra của con,
chú trong bồi dưỡng cho cháu tố chất tâm lý "thắng không kiêu; bại không nản". Đến nay, cháu đã
không phụ lòng mong mỏi của chúng tôi, không những học tập thành tích tốt mà hàng năm còn được
bầu là học sinh giỏi toàn diện.
Tôi chân thành mong những bà mẹ muốn con mình trở thành rồng, thì không nên coi những sai lầm
nhất thời của con cái quá nghiêm trọng; không nên diễn lại trong cuộc sống bộ phim "Vỡ mộng".
Lời kêu gọi của người mẹ trẻ, chính là sự tỉnh ngộ và lên án đối với "tâm lý bù đắp".
"Vỡ mộng" không còn trở lại nữa.
Chúng tôi không thể đem lại sự mong muốn quá nhiều của mình để bóp chết tuổi thơ của con cái.
Mất tuổi thơ, sẽ đem lại cho đời người nhiều bất hạnh. Làm người mẹ chúng ta cần phải suy nghĩ vấn
đề này.
Bước ra khỏi sai lầm về giáo dục
Không làm "con gà mái già".
Người mẹ giống như con gà mái già luôn ấp đàn con trong đôi cánh của mình, suốt ngày lo sợ, không
giám rời nửa bước, sợ mất đi "của báu" quí nhất. Vô tình đã sa vào sai lầm về giáo dục.
Vì vậy mà, tình yêu không đúng của mẹ đã trở thành tai hoạ cho mẹ, chữ "yêu thương" nay trở thành
"tai hoạ".
Tình yêu nuông chiều chủ yếu thể hiện ở ba lọai sau đây:
1. Loại thay thế:
Không ít trường hợp hàng ngày, cặp sách của đứa trẻ đều do mẹ chúng chuẩn bị; bút chì của đứa trẻ
cũng do mẹ vót; bút máy của đứa trẻ cũng do mẹ bơm mực; thầy cô dặn việc gì, đều do mẹ chúng nghĩ
và làm thay. Một hôm thầy chủ nhiệm lớp 2 phê bình mấy học sinh không đem đủ dụng cụ học tập,
mấy cháu đó đều than vãn oán trách. Một cháu nói: "Tại mẹ con không chuẩn bị cho con!", cháu khác
nói: "Chỉ tại bố chẳng chuẩn bị cho con gì cả!". Hình như mọi sai lầm đều tại bố, tại mẹ, còn chúng
không trách nhiệm gì hết.
Thay thế, rút cục đem lại điều gì? Đem lại sự lười biếng và ỷ lại của đứa trẻ, và cũng đem lại sự
buồn phiền và thất vọng cho cha mẹ.
2. Loại thoả mãn mọi đỏi hỏi:
7
Con cái muốn gì, mẹ đều cho. Đã có bậc phụ huynh không có điều kiện giáo dục con cái liền trăm
phương nghìn kế thoả mãn ước vọng tiêu tiền của con cái.
Một bé trai, bố mẹ đều công tác ở nước ngoài, gửi con ở gia đình nhà bạn, cứ mỗi tháng chi cho con ba
nghìn đồng tiền tiêu vặt (tương đương bốn triệu năm trăm nghìn đồng tiền Việt Nam). Một hôm em đó
mua lại hai lọ nước hoa, mỗi lọ tám mươi đồng, một lọ em đem tặng cô giáo chủ nhiệm trẻ; còn một lọ
em đem bơm từ tầng 1 đến tầng 6 của trường học và nói để làm đẹp môi trường. ở trong lớp, không có
bạn nào chưa được em cho uống đồ uống đắt tiền; nên khi chọn cán bộ Đội ai cũng đều bầu cho em.
Hàng ngày em không hay làm bài tập, ai giúp em giải được một đề toán em cho năm hào; ai giúp em
viết một bài ngữ văn, em cho một đồng. Bố mẹ em ở tận nước ngoài cứ tưởng rằng dùng tiền có thể bù
đắp được sự chăm sóc quan tâm giúp đỡ hàng ngày của họ đối với con cái, họ không thể ngờ rằng, cho
tiền con một cách quá đáng, chính là làm hại chúng, đó không phải là yêu con cái.
Một cháu gái sống trong một hộ cá thể nói: "Dưới gối, trong ngăn kéo nhà em đầy những tiền, nhưng
chị em em đều rất bất hạnh. Bố mẹ em làm nghề buôn bán kiếm tiền, nên nhốt hai chị em em trong nhà,
bữa cơm nào cũng phải tự đi mua cơm lấy. Một hôm, em mở ngăn quần áo, thấy trong đó cả đống quần
áo bẩn đã mốc meo, khi em đem quần áo đi giặt thì phát hiện quần áo đã rách nát".
3. Loại quản lí:
Đó là kiểu giáo dục "con gà mái già" điển hình.
Đứa trẻ cần được trông nom và giáo dục, nhưng không phải chúng ta không được rời chúng nửa bước
mọi việc từ to đến nhỏ việc gì cũng phải quản. Rất nhiều bà mẹ bản thân lao động vất vả cả ngày về nhà
còn phải xem con làm bài tập, trông con rửa mặt rửa chân, trông con ăn uống mặc áo quần… thấy con
chỗ này không được, chỗ kia chướng mắt, nên suốt ngày ca cẩm. Trông con thì khó chịu bực tức, trông
đến nỗi mệt phờ phạc cả người.
Quản con chặt chẽ quá kết quả là: Con cái cảm thấy mẹ không tin chúng, nên hay phản ứng; người mẹ
cảm thấy con không nghe lời, rất bực tức, sự ngăn cách giữa hai thế hệ ngày càng sâu.
Ở tỉnh Sơn Đông có một học sinh tên là Trần Ninh, gửi cho chị Tâm Giao bức thư em viết cho mẹ có đề
mục là "Mẹ ơi, hãy buông tay ra, con muốn làm chim đại bàng nhỏ".
"Mẹ ơi hãy cho con nhiều cơ hội để rèn luyện!
Con nay đã lớn cần phải biết tự quản lí lấy mình.
… Mẹ ơi, mẹ biết rằng con muốn trở thành vận động viên bơi lội, mẹ cứ quản con như vậy, không cho
con rèn luyện, thì lí tưởng của con không thực hiện được!
Nhà trường tổ chức liên hoan dã ngoại, yêu cầu mỗi học sinh học được cách làm món ăn mà mình yêu
thích nhất. Con đã nghĩ từ lâu, con sẽ làm món thịt xào tái. Nhưng khi con về nhà nói với mẹ, mẹ lại
không đồng ý, mẹ bảo: "Việc nấu nướng là việc của con gái, con trai không học việc đó". Mẹ ơi mẹ có
biết không, buổi liên hoan đó, các bạn đều làm được những món ăn rất ngon, chỉ mình con là không
biết làm, các bạn đều cười con đấy!
Chim Đại bàng nhỏ và chú Gà con đều từ trong quả trứng được ấp ra. Mẹ chim đại bàng biết cách
giáo dục con cái, đã cho con bay lượn trong bão táp, luyện được cặp cánh mạnh mẽ; còn gà mẹ quá
yêu quí đứa con của mình không cho phép gà con xa nửa bước nên gà con chỉ từ đống rơm bay lên bức
tường thấp.
Mẹ ơi, hãy cho con thêm một chút tự do, để con được luyện đôi cánh trong bão táp, được làm con chim
đại bàng nhỏ dũng cảm!".
Đọc bức thư này tôi rất cảm động trước tiếng kêu của con chim đại bàng nhỏ đó.
8
Một em gái có thành tích học tập tốt của thành phố Thạch Gia Trang được tham dự trại hè học sinh xuất
sắc do thành phố tổ chức nhưng người cô nhất định đòi đi theo. Lí do là vì, bé gái này không biết tự
chải đầu, thậm chí không biết rót phích nước sôi. Kết quả là, trại hè 5 ngày mà em chỉ ở được đến ngày
thứ 3 đã phải về nhà trước, vì "không quen" phải "đào ngũ".
Một em học sinh tiểu học thành phố Bắc Kinh dự trại mùa đông Bắc cực, ở nhiệt độ lạnh đến -30
o
C,
-40
o
C mà trong người mọc đầy rôm sảy. nguyên nhân là do, em bé này trước khi xuất phát, bố mẹ đã
căn dặn thật kĩ lưỡng, phải mặc thật nhiều quần áo, nhưng lại không dặn lúc nóng thì cởi bớt ra. Em bé
này lại không tự lo liệu cho bản thân bao giờ, nên khi ở trong nhà có lò sưởi ấm áp vẫn mặc nguyên cả
áo lông, quần lông như khi ra ngoài, vì vậy cả người mọc đầy rôm xảy!
Ta thấy, sự nuông chiều chỉ đem lại cho con cái sự yếu đuối, bất lực! Đứng trước thế giới tương lai
cạnh tranh ác liệt thì chờ đợi con em được thụ hưởng cách thức giáo dục như vậy chỉ có thể là sự thất
bại! Những người mẹ đó đã đi ngưọc lại sự mong muốn, hại cho con và hại cho cả đất nước!
Yêu con như thế nào, nếu không đúng, tác hại ra sao, mỗi người mẹ yêu con cái mình, yêu Tổ quốc
mình, nên chăng cần phải suy nghĩ.
Bước ra khỏi sai lầm hình tượng:
Bố mẹ đang bận
Con mắt của đứa trẻ như một chiếc máy ảnh hàng ngày chụp lại hình tượng của bố mẹ.
Làm người mẹ chúng ta đều biết, con cái đối với mẹ có mối liên hệ rất đặc biệt.
Người đầu tiên đứa trẻ nhận biết trên thế gian là mẹ; ngôn từ đầu tiên của đứa trẻ học nói là từ "Mẹ",
khi đau ốm người gần gũi nhất là mẹ; ban đêm khi đi ngủ người bé tìm là mẹ; từ trường về nhà câu hỏi
đầu tiên là "Mẹ con đâu?". Đứa trẻ từ nhỏ đến lớn, tấm gương thứ nhất chính là mẹ.
Con mắt của con cái giống như chiếc máy ảnh, hàng ngày nó tự ghi lại hình ảnh của bố mẹ. Trong trái
tim con trẻ, bố mẹ phải là đảm bảo an toàn nhất, hình ảnh bố mẹ cũng phải đẹp đẽ nhất.
Nhưng, xem những tấm ảnh mà con cái chụp được bằng tâm hồn của chúng thì không phải tấm ảnh nào
của người mẹ cũng đều "sáng sủa" cả, và cũng không phải hình tượng nào của người bố cũng đều "lớn
lao" cả!
Nhiều người lớn thừa nhận rằng, trong xã hội hiện nay, trẻ con bận rộn nhất, vất vả nhất. Người lớn
mỗi tuần còn được nghỉ 2 ngày, nhưng không ít đứa trẻ không có một ngày nghỉ nào. Đứa trẻ trong lúc
bận rộn, trông thấy một số bố mẹ nhàn rỗi, tâm lí có phản ứng: "Tại sao mình lại phải học, còn bố mẹ
thì xem TV, chơi bài? Tại sao bố mẹ không chịu thi cử?".
Đứa trẻ lớn lên sau lưng của bố mẹ, chúng học làm người, thì tấm gương đầu tiên chính là bố hoặc mẹ.
Trước kia con cái ở nông thôn thấy bố mẹ đầu tắt mặt tối nên tự mình cũng học được lao động; con gái
của người dân lao động nhìn thấy mẹ ngày đêm vất vả, cần kiệm kiếm sống, nên cũng học được sự
quan tâm, chăm lo, không sợ việc nặng nhọc… Sự giáo dục của bố mẹ với con cái cứ ngấm ngầm
chuyển hoá như vậy, đó chính là "mưa dầm thấm lâu".
Nhưng hiện nay, con cái chúng ta nhìn thấy ở bố mẹ những gì?
Có một số bố mẹ trẻ đi làm việc rất bận rôn, rất vất vả. Nên khi về đến nhà thì chỉ muốn được nghỉ
ngơi, giải trí, có người thậm chí tối nào cũng biến bàn ăn thành nơi đánh bài, biến gia đình thành sòng
bạc, vũ trường, nhà kho, quán rượu, không hề nghĩ đến con cái đang làm bài ở đó. Trách sao con cái chỉ
nhìn thấy mặt "ăn uống, chơi bời" của bố mẹ; trách sao có nhiều đứa trẻ đã hình thành quan niệm
9
"hưởng lạc trên hết", không muốn học tập, không muốn phấn đấu. Điều đó không thể tất cả trách cứ
đứa trẻ được!
Khi chúng ta chỉ tay vào trán con cái, quát to "Mày học đi cho tao nhờ, không được xem ti vi", còn
mình thì lại nằm trên xa-lông xem ti vi. Như vậy đứa trẻ làm sao có thể an tâm mà học được.
Khi ta nói với con cái, nếu không quý trọng thời gian thì sẽ "xôi hỏng bỏng không", những bản thân thì
đánh bài ngày này qua ngày khác, vậy thời gian của bố mẹ không quý báu hay sao, không phải cũng
chết từ từ hay sao? Khi bố mẹ mắng con cái lười biếng, ham chơi không chịu được khổ cực thì chúng ta
có nghĩ rằng hình tượng của chúng ta trong lòng con cái là như thế nào?
Đứa trẻ cần tấm gương hơn sự phê bình. Con mắt của đứa trẻ giống như đài ra-đa không bao giờ
biết nghĩ, nó luôn quan sát cử chỉ của người lớn. Người bố, mẹ mệt nhọc cả một ngày hoặc trong lòng
không vui những vì đứa con nhỏ của mình nên khi trở về nhà vẫn phải giữ được tinh thần vui vẻ. Chúng
ta muốn con cái trở thành người như thế nào thì bản thân phải trước tiên làm được người như thế.
Để con cái hiểu đúng được bố, mẹ là điều rất cần thiết. Nói như vậy không có nghĩa là bố mẹ về đến
nhà, vẫn lao đầu vào làm việc, mà muốn cho con cái hiểu rằng, hàng ngày bố mẹ bận những gì, vất vả
bận rộn cho ai.
Khi tôi đến Nam Hải tìm hiểu tình hình, có một trường tiểu học của con em công nhân mỏ, rất quan
trọng việc giáo dục con cái yêu bố mẹ. Mỗi năm họ tổ chức một buổi "Con thay bố mẹ đi làm", bon trẻ
mặc quần áo lao động của bố mẹ, lao động hẳn một ngày, đứa nào cũng đau ê ẩm cả người, vô cùng
mệt mỏi. Chúng nó hiểu rằng tại sao ban ngày làm ồn để bố mẹ không ngủ được, bố nó liền phát cáu,
bởi vì dưới hầm lò chỉ sơ ý ngủ gật là dễ xảy ra sự cố; bon trẻ hiểu rằng bố chúng làm ở hầm lò tính hay
cáu gắt, bời vì lao động trong hầm lò rất cực khổ.
Vì vậy, bon trẻ đã hiểu ra. Chúng lập ra các "tiểu đội bảo vệ an toàn", lập nên "đội cảnh sát mèo đen".
Gia đình công nhân nào làm ca đêm chúng liền đến dựng trước cổng nhà đó tấm bảng: "Không được
làm ồn, các chú bác đang nghỉ". Bố mẹ chưa đi làm về, con cái đã chuẩn bị sẵn nước rửa mặt, làm sẵn
cơm canh để chờ bố mẹ về. Nhiều bố mẹ không để lại trong tâm khảm của chúng hình tượng làm việc
cần cù thì sau này lớn lên rất có thể chúng sẽ trở thành con người tiêu dùng đơn thuần mà không phải là
người lao động, vì chúng đâu có hiểu lao động là gì.
Con cái chúng ta chỉ có hiểu đúng bố mẹ, mới thực sự yêu bố mẹ, quan tâm đến bố mẹ.
Tình thân giữa bố mẹ và con cái, là trụ cột của gia đình, là nền tảng của gia đình.
Em Thu Đào học sinh tiểu học đã viết về mẹ em như sau :
Khi em mới sinh được một tháng, bố và mẹ chia tay nhau. Mẹ em lau nước mắt, vừa làm bố, vừa làm
mẹ, gánh lấy gánh nặng cuộc sống gia đình. Mẹ em lương thấp, để kiếm thêm tiền cho em đi học, mỗi
buổi sáng thứ hai, thứ ba mẹ không quản mưa gió đi bán báo Tin truyền hình, liên tục không gián
đoạn.
Một buổi sáng mùa đông, bên ngoài tuyết xuống nhiều, mới có 5 giờ sáng mẹ đã phải dậy. Tuyết xuống
ngày càng nhiều, đất đã phủ một lớp tuyết dầy. Em vội can mẹ: "Mẹ ơi hôm nay mẹ đừng đi bán báo
nữa, bên ngoài tuyết xuống nhiều lắm, mà mẹ lại không được khoẻ". Mẹ em vừa mò mẫm mặc quần áo
và chuẩn bị túi báo vừa nói; "Báo đã đặt rồi, không bán thì vứt đi à?". Nói xong, người đẩy cửa, bước
vội ra ngoài. Em nhìn thấy hình bóng mẹ, chân cao chân thấp, lập cập đi trong tuyết, em không chịu
được nữa, xông ra khỏi cửa, giằng lấy một số báo trong túi của mẹ cho vào trong túi nhỏ của mình. Mẹ
em xoa bàn tay lên khuôn mặt nhỏ đã rét đỏ, chảy nước mắt ôm chặt vào lòng nói: "Con tôi đã lớn
khôn rồi".
10
Bán hết báo trở về nhà, em mệt rã rời chân tay. Nhìn lên góc bàn thấy một nắm tiền lẻ một hào, hai
hào, em bước đi mắt đẫm lệ. Em biết rằng, mẹ phải bán hết một tháng báo, mới đủ cho em một lần nộp
học phí. Những đống báo này gửi gắm cả tình yêu của mẹ đối với em, gửi gắm cả lòng mong muốn của
người đối với cuộc sống. Em đã gục vào lòng mẹ và nói rằng: "Mẹ ơi, mẹ đúng là người mẹ tốt của
con!".
Người mẹ đã bất chấp cả sinh mệnh của mình vì con cái.
Từng giờ từng phút con cái tiếp nhận được những tín hiệu cuộc sống mà người mẹ phát ra, dù cho đứa
trẻ còn bọc trong tã lót cũng đã cảm nhận được tín hiệu của người mẹ. Vì vậy, chúng ta không nên
nghĩ rằng vì con cái còn bé mà không chú ý đến lời nói và hành động của mình.
Nhà giáo dục Nga Xukhômlinxki đã nói có lý: "Mỗi giây phút, ta nhìn thấy con cái, cũng là nhìn thấy
bản thân; ta giáo dục con cái, cũng là giáo dục bản thân và chứng minh nhân cách của mình".
Có một số người mẹ tuy trình độ văn hoá không cao, nhưng lời họ nói, việc họ làm đã khắc sâu vào tâm
khảm con cái, không bao giờ phai nhạt. Vì sao vậy? Vì họ là những con người chân chính, chất phác,
trung hậu, không chịu cúi đầu trước khó khăn, bằng hai bàn tay cần cù đề xây dựng nhà cửa, có tinh
thần hy sinh bản thân cho người khác, đã cảm thông sâu sắc đến con cái, giáo dục chúng đó chính là
nhân cách. Người mẹ đáng kính chính là biết bằng nhân cách của mình để giáo dục con cái mình.
Sức mạnh nhân cách rất nhân cách của người mẹ.
Con cái đều mong mẹ chúng là người tốt nhất, lớn lao nhất trên thế gian này.
Con cái hiểu về cuộc sống con người, bất đầu từ người mẹ. Mọi cử chỉ lời nói hành động của người mẹ
đều ảnh hưởng đến thái độ của con cái đối với cuộc sống. Người mẹ, phải bằng chính sinh mệnh của
mình để từ "người mẹ" được tôn kính, người mẹ đã đem đến cho con cái những hình ảnh đẹp nhất,
đồng thời cũng đặt trước mặt con cái một cuộc sống con người đẹp đẽ nhất !
Bước ra khỏi sai lầm hành vi
Người mẹ trong mắt con cái.
Mỗi nhà đều có một cái cân, cái cân đó chính là trái tim đứa trẻ.
Khi còn bé, ngồi trên chân mẹ, ngẩng đầu dương đôi mắt to nhìn mẹ: "Mẹ ơi, trong mắt con có cái gì".
Mẹ chỉ vào mũi em, cười đáp: "Bé ngốc, tất nhiên là có mẹ!". Em tìm một chiếc gương, soi vào gương.
"Mẹ ơi, con chẳng thấy gì cả!". Em kinh ngạc kêu lên. Lúc đó mẹ càng vui: "Sẽ có ngày con nhìn thấy".
Từ đó, em chú ý tìm kiến người mẹ trong mắt mình. Cuối cùng em đã tìm thấy người mẹ trong con mắt
em.
Bài ca chủ đề của cuốn phim "Tể tướng Lưu gù" được chiếu trên ti-vi, mọi người đều rất thích, trong đó
có một câu rất nổi tiếng: "Trần gian có một cái cân, cân đó chính là nhân dân". Chúng ta cũng có thể nói
như vậy: "Mỗi nhà có một cái cân, cân đó chính là trái tim của con cái ta". Những người mẹ khác nhau
đều phát ra những tín hiệu cuộc sống, ghi lại những tín hiệu khác nhau trong trái tim con cái. Người mẹ
có hành vi tốt, hành vi xấu, con cái đều nhìn thấy rất rõ.
Vậy thì con cái nhìn nhận bà mẹ như thế nào?
Trong các bài văn mà con trẻ viết về người mẹ chúng ta có thể thấy, những đứa trẻ đó tuy không cùng
một gia đình, nghề nghiệp của người mẹ khác nhau, nhưng sự nhìn nhận đối với người mẹ đều thống
nhất. Con cái thích mẹ của chúng có những hành vi gì? Tôi quy nạp lại, đại thể có 3 loại sau đây :
1. Người mẹ lập nghiệp thành công, thăng tiến trong nghề nghiệp thật đáng kính:
11
Dưới ngòi bút của những đứa trẻ, chúng ta thấy ngày nay rất nhiều phụ nữ đã bằng đôi vai nhỏ bé của
mình gánh vác lấy gia đình dù hạnh phúc hay là bất hạnh, đồng thời còn phát huy được tác dụng của
"nửa số người trong thiên hạ" trong các sự nghiệp xây dựng đất nước. Họ bằng những hành động của
mình, làm chỗ dựa về sinh mệnh cho con cái, để con cái hiểu được thế nào là lòng tự tôn; bằng cuộc đời
cần cù bình dị của bản thân, để nói cho con cái giá trị sinh mạng là ở đâu, một con người phải sống như
thế nào trên thế gian này.
Dưới ngòi bút của đứa trẻ, tuy rất nhiều người mẹ làm những công việc bình thường có thể tầm thường
hơn được nữa, những tinh thần quý trọng nghề nghiệp của mẹ khiến đứa trẻ nảy sinh lòng yêu mến sâu
sắc đối với mẹ mình.
Mẹ của Lưu Na làm nghế lái xe. Hình ảnh người mẹ bận rộn suốt ngày, khiến Lưu Na hiểu được vất vả
của mẹ:
Mẹ của em là một người lái xe trên trận tuyến giao thông. Hàng ngày, mới sáng sớm khi mọi người còn
đang ngủ say, mẹ đã phải dậy để đi làm.
Em nhớ có lần, em muốn mẹ em đưa em đi cùng, để xem mẹ lái xe như thế nào. Nhưng, mẹ em từ chối,
thân mật nói với em: "Na Na này, mẹ không đưa con đi được đâu, làm như vậy là vi phạm kỷ luật giao
thông và sẽ làm mẹ bị phân tán tư tưởng, mẹ muốn là một người lái xe đúng tiêu chuẩn tức là phải lái
xe thật tốt, không để xảy ra tai nạn giao thông, lái xe an toàn là điều rất quan trọng". Nghe mẹ nói
vậy, em hiểu đựợc mẹ em, trong bụng không thấy buồn tủi.
Mùa hè công việc của mẹ em cũng đã bận, nhưng đến mùa đông lại càng bận hơn, so với ngày thường
phải đi làm sớm hơn. Vào những ngày nghỉ ngày lễ khi tuyến giao thông bận rộn nhất, lưu lượng khách
lớn, công việc của mẹ em lại càng bận. Nhìn thấy rất nhiều bạn được cha mẹ đi chơi công viên, đi giải
trí, em rất thèm!
Mẹ của Vương Triều Dương là một cảnh sát, em rất tự hào về mẹ.
"Mẹ em là công an cảnh sát!" Khi còn nhỏ em đã nhiều lần tự hào nói như vậy với đám trẻ con. Rất
nhiều trẻ con đã khâm phục em, tán dương em vì em có người mẹ là cảnh sát. Mẹ em có đôi mắt long
lanh như thần, suốt năm luôn mặc bộ đồng phục màu xanh xám.
Em đi vườn trẻ mà mẹ em lúc nào cũng vội vàng, chưa bao giờ đưa được em đi. Chỉ cần cái máy nhắn
tin của mẹ em kêu lên thì mẹ bỏ cả cơm, quên cả ngủ, đứng dậy đi liền. Em bắt đầu mê thích mẹ hơn
những người khác.
Hôm sinh nhật em 5 tuổi, đã hơn 9 giờ tối, bố em và em đều chờ suốt cả ruột, thì có tiếng chuông điện
thoại. Nguyên do là mẹ em đang ngồi trên xe đi tuần, đã dùng điện thoại di động hát mừng sinh nhật
em! Bố em vội vàng châm nến, còn em lấy hơi thổi tắt hết. Mẹ em hát sao mà hay thế, em cảm thấy có
mẹ ở ngay bên mình. "
2. Người mẹ cần cù học tập có tinh thần tự lập, tự cường:
Em Vương Đan Đan rất khâm phục "người mẹ bác sĩ" chịu khó học tập, có tinh thần tự lập tự cường.
Em viết:
Mọi người thường nói, sức manh của tấm gương là vô cùng. Từ khi em bắt đầu biết, em luôn cảm thấy
có sức mạnh của tấm gương kích thích em. Đó là mẹ em, một con người tự lực tự cường.
Sau khi tốt nghiệp đại học, mẹ em vì thành tích xuất sắc được làm nghiêm cứu sinh và được học vị
Thạc sĩ, về sau trở thành một Giáo sư học viện Y Khoa. Mẹ em là một phụ nữ về chuyên môn nổi tiếng
trong khu vực Thái Bình Dương, mẹ em đã được một trường Đại học của Mỹ mời sang giảng dạy. Hiện
12
nay, mẹ em không những nói tiếng Anh thông thạo, mà còn dùng tiếng Anh để giảng bài cho sinh viên
nước ngoài.
Mọi người đều nói mẹ em là con người mạnh mẽ, trong con mắt em, mẹ như một cái đồng hồ chạy mãi
không nghỉ. Mỗi buổi tối, khi em đã ngủ, mẹ vẫn chong đèn đọc sách; sáng sớm khi em tỉnh dậy thì
người đã dạy từ lâu, và bắt đầu một ngày làm việc…
Đúng, trong con mắt đứa trẻ, nghề nghiệp của người mẹ không phân cao thấp, sang, hèn, bất kể người
mẹ là giáo sư, lái xe hay là một cảnh sát, kể cả những người mẹ quét đường, buôn bán, chăn nuôi, chỉ
cần làm việc hết lòng hết sức thì con cái họ đều thấy tự hào, để lấy đó làm gương.
Tôi nghĩ rằng, mỗi chị em phụ nữ chúng ta nên nhìn đúng công việc của mình, ngày thường khi nói đến
công việc của bản thân phải có lòng tự tin, tự hào. Có như thế chồng con chúng ta mới cảm thấy quang
vinh. Chỉ có coi trọng mình thì người khác mới có thể trọng ta.
Đồng thời chúng ta phải gắng sức làm việc, điều này không những để kiếm tiền nuôi gia đình mà còn
để giáo dục đứa con của mình. Con cái đọc được những từ "yêu nghề", "tiến bộ" đầu tiên là ở người
mẹ. Các thầy cô giáo thường nói rằng, nhìn người mẹ thế nào, thì biết đứa con đó ra sao. Những người
mẹ hàng ngày không dậy muộn, đi làm đúng giờ thì con cái của họ thông thường không đi học trễ giờ.
3. Người mẹ lòng đầy tình yêu, thân thiết hoạt bát:
Đôi mắt của con trẻ rất tinh, mọi lời nói cử chỉ của mẹ chúng đều quan sát rất kỹ, ưu điểm khuyết điểm
của mẹ cũng đều nhìn được rất rõ.
Có đứa trẻ thấy được hiện tượng đã kết luận một cách chính xác: "Mẹ em là ống kính vạn hoa". Trong
các bài viết gửi đến chúng tôi, phát hiện thấy bài của em Vương Nhĩ Thanh học sinh lớp 3 trường tiểu
học viết về mẹ của em là chị Kính Nhất Đan người giới thiệu chương trình truyền hình của đài phát
thanh Trung ương. Dưới ngòi bút của em, người giới thiệu chương trình đã hiện ra bằng xương bằng
thịt, hoạt bát, thú vị đầy sức sống.
Trong bài có đoạn:
Mẹ em xưa nay không bao giờ kêu mệt, cũng không bao giờ sợ khổ, sợ bẩn. Mẹ không có thời gian rỗi,
ngay khi gọi điện thoại, mẹ cũng phải cầm chiếc khăn để lau máy…
Mẹ rất thương em, thường đưa em ra ngoài để mở rộng kiến thức, mở to tầm mắt. Khi em mời bạn học
đến nhà chơi, mẹ em rất hoan nghênh, nhiệt tình tiếp đãi các bạn, mẹ rót nước, lấy hoa quả, cùng
chuyện trò với cha mẹ của các bạn. Khi các bạn ra về, mẹ tiễn xuống tận gác có khi ra tận bến xe
Bài văn của em đã trúng thưởng. Hôm phát thưởng, Kính Nhất Đan và chồng chị đều có mặt. Con gái
lên bục đọc bài văn được thưởng, còn mẹ ở dưới lau nước mắt. Tôi rất hiểu chị: Người mẹ trong con
mắt của con cái đã nhìn thấy bản thân, phát hiện ra những ưu điểm và thiếu sót của bản thân mình trước
đây. Nói như lời của người mẹ trẻ: "Bản thân tôi được thưởng thì tự hào về thành tích, nhưng con gái
được thưởng thì tôi thấy tự hào vì hạnh phúc".
Có một bé nam tên Triệu Duệ. Em đã viết về mẹ như thế này:
Đặc điểm lớn nhất mẹ em là khi làm việc thường hay "tự mâu thuẫn". Mẹ em sinh hoạt rất giản dị
nhưng đối với người khác thì mẹ tiêu tiền khá rộng rãi. Mỗi tháng mẹ để ra một trăm đồng biếu ông
nội, bà nội, vào dịp Tết hoặc ngày lễ còn mua lễ vật gửi đến. Sinh nhật của em chỉ sau sinh nhật của bà
có vài ngày, mẹ mua biếu bà cái bánh ga tô thật to cả hoa quả nữa, còn mua cho em chỉ cái bánh ga tô
rất bé mất có 4 đồng.
Mẹ em đòi hỏi việc học tập của em rất cao, điều đó có thể vì bà là cô giáo. Mỗi lần điểm thi của em hơi
thấp, bài tập có sai sót, hoặc cô giáo, bạn học mách tội, mẹ em nhẹ thì trách mắng, nặng liền đánh đòn.
13
Có một lần kiểm tra số học, em làm sai hai câu hỏi ứng dụng, mẹ em chỉ vào quyển vở giảng cho em
cái chỗ làm sai sót, em đầu óc không tập trung, mắt vẫn nhìn lên ti vi. Mẹ em liền phát mạnh vào lưng,
lúc đó em cởi trần, sau lưng lập tức hiện lên hằn bàn tay đỏ, sau đó lưng nóng ran sưng lên, đau rát.
Lúc đó em rất oán mẹ. Nhưng được một lúc, mẹ em nguôi giận, thấy em như vậy, xót ruột chảy cả
nước mắt, bôi thuốc cho em, miệng luôn hỏi: Còn đau không?
Con trẻ đối với hành động đó của mẹ đều có ý kiến! Qua các "tác phẩm" của các em, chúng tôi thấy
rằng, do hành vi của người mẹ không đúng, đã làm cho một số đứa trẻ yêu mẹ trở thành oán mẹ. Quy
nạp lại có những dạng như sau :
1. Người mẹ chỉ thích hưởng lạc, không quan tâm con cái:
Ta hãy xem bài "Người mẹ đánh bài" của một học sinh cấp II.
Mải đánh bài tất nhiên mẹ em không quan tâm đến việc học tập của em! Một lần kiểm tra, em được
điểm cao nhất! Em mừng lắm mang vở kiểm tra về nhà để cho mẹ em xem chắc mẹ sẽ mừng lắm.
Nhưng khi em đưa quyển vở thi cho mẹ em xem, thì mẹ em chẳng ngó gì đến chỉ nói: "Thi đủ điểm là
được rồi, cần gì phải tốn sức lực học điểm cao nhất. Mày cứ đủ điểm là mẹ đã mừng rồi". Mẹ em tiện
tay đưa cho em một tờ mười đồng rồi nói: "Đó là tiền hôm qua mẹ được bài, thưởng cho mày!". Em
giận quá vứt tờ giấy bạc xuống đất, khóc lên vì buồn tủi…
2. Người mẹ lòng dạ hẹp hòi, không công bằng:
Mỗi bà mẹ là người như thế nào, xử sự ra sao, đúng hay là sai, những đứa trẻ đều nhận thấy rất rõ.
Trong một bài văn nhan đề "mẹ thiên lệch" của một học sinh lớp 3 viết:
Mẹ em khi ở chỗ bà ngoại thì cười tươi như hoa, có thứ gì ngon đều bảo em đưa lên mời bà. Mẹ còn
luôn nói chuyện với bà, đưa bà đi ra ngoài. Nhưng không biết tại sao hễ thấy bà nội là mặt mẹ chảy dài
ra, chỉ nói được vài câu, càng không bao giờ đưa bà nội đi chơi …
Con mắt của con trẻ thật là tinh! Quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu, chúng cũng đều nhìn thấy. Hiện
tượng "chỉ yêu mẹ mình, không yêu mẹ chồng", có nhiều trong những người mẹ trẻ. Tôi đã từng nói với
những bà mẹ đó: Trước mặt mẹ chồng, chúng ta không gọi bà là "mẹ", sau lưng mẹ chồng, nếu để con
trẻ nghe ta gọi bà nội của chúng là "mụ già", thì sẽ có ngày, cũng có người gọi chúng ta là "mụ già".
"Tôn kính người già, hiếu thảo với người già" ta nhìn thấy từ bé, chính là học được ở cha mẹ.
"Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão, ấu ngô ấu dĩ cập nhân chi ấu" - Yêu cha mẹ mình, phát triển sang yêu
cha mẹ người khác; yêu con cái mình, phát triển sang yêu con cái người, đó là sự cần thiết của tình yêu
giữa con người. Những người mẹ, chúng ta cần phải bằng hành vi yêu mẹ mình, yêu cả mẹ chồng để
giáo dục con cái biết yêu người khác.
3. Người mẹ thiếu giáo dục, không nói chuyện công đức:
"Hành vi của bậc phụ huynh" rút cục là "hành vi xã hội".
Hành vi của bố mẹ, hàng ngày trực tiếp ảnh hưởng đến cảm thụ của con cái, dẫn dắt và ảnh hưởng đến
ý thức tư tưởng của chúng, hình thành quan niệm về giá trị, thói quen xấu tốt, phẩm chất đạo đức, công
đức xã hội và cả tâm lý khoẻ mạnh của chúng. Ngay lời nói của học sinh cấp I hiện nay, do sự sai lầm
về "hành vi xã hội" của một số ít cha mẹ, làm cho con cái thời gian dài tai nghe mắt thấy những điều
phức tạp sâu xa, hình thành "cách suy nghĩ", "hình bóng ảm đạm" khắc sâu trong đầu óc và trái tim con
cái, không tẩy rửa được.
Theo điều tra, hành vi xấu nhất của cha mẹ ảnh hưởng đến con cái gồm có:
14
a. Vợ chồng cãi nhau, không nhường nhịn nhau. Có những cặp vợ chồng trẻ trung, cá tính mạnh
mẽ, lúc thường thì kính nể nhau như khách, nhưng một khi đã bất hoà, là xảy ra chiến tranh, chẳng ai
chịu ai, chửi mắng nhau thậm tệ. "Hành vi xã hội" rất nhiều trách nhiệm đó ấn tượng rất sâu trong đầu
con cái, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và học tập của chúng.
b. Ở nơi công cộng không tuân thủ kỷ luật và làm những việc công đức. Có những cha mẹ không
chú ý đến việc nhỏ, dẫn con cái vào nơi công cộng nhổ đờm hỉ mũi bừa bãi, tranh giành chỗ ngồi, trèo
qua hàng rào, hái hoa, dẫm cỏ… những hành vi đó đi ngược với tinh thần văn minh xã hội và công đức
xã hội. Những hành vi vô ý thức đó, con cái nhìn thấy, ghi lại trong lòng, ngay từ bé đã được gieo trồng
hạt giống vô kỷ luật, làm nguy hại đến trật tự và công đức xã hội.
c. Va vấp chung đụng với láng giềng. Có những bậc cha mẹ không biết sống hoà mục với hàng xóm,
thường thường vì những việc nhỏ mà xảy ra cãi cọ, chửi chó mắng mèo, rồi chửi rủa lẫn nhau, có người
còn tìm cách hại nhau… Con cái họ dần dần cũng học được cách sống ngang ngược, bắt nạt kẻ yếu, lấn
lát người khác, nuôi dưỡng thành thói xấu.
d. Nghi ngờ tất cả, bất mãn với xã hội. Do tồn tại cách nhìn nhận không đúng đắn, nên một số cha
mẹ luôn miệng chửi rủa tất cả, coi xã hội toàn một màu đen, cứ mỗi lần chè chén xong là bàn đến đạo
lý “làm ăn bất chính“; “có tiền có thế làm ăn tốt, hết tiền là hết tất“; “một người làm quan cả họ được
nhờ”... là những luận điệu kích động lạc hậu, nhưng khi đã ngấm sâu vào tâm linh con cái thì ở một
mức độ nào đó sẽ làm con cái nhiễm phải căn bệnh ham muốn quyền lực, tiền tài. Tâm lý nghi ngờ tất
cả, bất kể ở trường hợp nào của các bố mẹ trẻ sẽ ngấm dần vào con cái, rồi họ cũng sẽ gặt hái được
những trái quả đó ở ngay con mình, dẫn đến suy yếu quyền uy của các bậc cha mẹ. Những đứa trẻ này
trước sự dạy dỗ của bố mẹ và thày cô giáo thường không coi ra gì, ngấm ngầm chống đối vì vậy đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển lành mạnh một cách bình thường của chúng.
Gia đình là tế bào của xã hội, con trẻ là tương lai của đất nước, mỗi gia đình thực tế đều phải gánh lấy
trách nhiệm không thể từ chối là bồi dưỡng giáo dục thế hệ sau cho đất nước. Muốn bồi dưỡng con cái
trở thành người hữu dụng, có tiếng tăm, phải có nhiều điều kiện, nhân tố và cách làm, những điều trực
tiếp nhất, quan trọng nhất chính là tác dụng mẫu mực của bản thân các bậc cha mẹ. Nếu mỗi bậc
cha mẹ đều lấy mình làm gương, giáo dục được con cái tốt thì gia đình đó là gia đình hạnh phúc, có
nhiều triển vọng. Nếu mỗi gia đình đều là gia đình hạnh phúc, lành mạnh thì xã hội chúng ta sẽ yên ổn,
thịnh vượng và đầy khí thế.
Bước ra khỏi sai lầm về lời nói
Tín hiệu “Đèn đỏ“ trong gia đình.
Lời nói khẳng định là tín hiệu đúng đắn sự trưởng thành của con cái. Lời nói phủ định là tín hiệu phủ
nhận sự trưởng thành của con cái.
Giáo dục gia đình phải dựa vào tiếng nói của gia đình. Tiếng nói của gia đình chính là cách giáo dục
trong gia đình có ảnh hưởng và sức cảm nhận lớn nhất.
Người mẹ dưới ngòi bút của con cái và kết quả nghiên cứu của các chuyên gia vế giáo dục nhi đồng
hiện nay còn nhiều người mẹ trẻ sử dụng những từ ngữ không tốt, nhiều nhất có 3 loại, chúng tôi gọi
những từ đó là “đèn đỏ” trong gia đình.
1. Từ ngữ mang tính phủ định:
Trẻ con trong gia đình hàng ngày thường nghe thấy, trong lời nói của người mẹ thì từ "không” là nhiều
nhất: “không được”, "không nên”, “không làm được”, “không thể được”... Có em trong một bài văn
nhan đề “Người mẹ không được”, đã viết mẹ em nói rất nhiều từ “không được”: “không được quấy ”,
15
“không được chơi cát”, “không được về muộn”, “không được đến nhà bạn”, “không được xem tivi”,
“không được tiêu tiền lung tung”...
Sự giáo dục con em ở gia đình này chỉ là một loạt tiếng “không được”, cha mẹ giống như người cảnh
sát, nhiệm vụ của họ là khồng ngừng bật đèn đỏ đối với con cái. Nhưng được làm gì thì cha mẹ không
nói. Vì vậy, đứa trẻ chỉ liên tục phạm sai lầm, luôn luôn bị khiển trách.
2. Từ ngữ mang tính áp đặt:
“Cần phải”, “nên phải” là từ thường dùng của người mẹ. Đó là từ thể hiện nguyện vọng chủ quan, hiện
tượng chủ quan. Người mẹ chỉ nghĩ đến nguyện vọng chủ quan của mình, hoàn toàn coi nhẹ sự tồn tại
khách quan của con cái. Bằng thái độ cứng rắn bắt con cái phải ở vào vị trí quy định nào đó, dùng bản
thiết kế chủ quan của mình để tu sửa gọt rũa con cái. Kết quả là, đứa trẻ thường rơi vào tình trạng lúng
túng không biết làm gì, ảnh hường rất lớn đến phát triển tư duy của chúng.
Trong bài văn có nhan đề “Người mẹ cần phải”, một em bé đã viết :
Bạn học của em nói: “Mẹ cậu trông dữ lắm! Nói rất là to, cứ như tràng pháo vậy. Hễ cứ nói là “cần
phải” làm thế này, “cần phải” làm thế kia, không cho phép được bàn bạc chút nào... có thể nói bạn
của em thực sự nói lên được đặc điểm tính cách của mẹ em...
3. Từ ngữ mang tính tiêu cực:
Trong việc giáo dục con cái không ít các bậc cha mẹ từ ngữ mang tính tiêu cực được dùng gấp nhiều
lần từ khích lệ. Với cách ứng xử như vậy, họ luôn luôn tìm cách phát hiện thiếu sót của con cái, để kịp
thời giáo huấn. Họ cho rằng chỉ có vạch khuyết điểm của chúng thì mới giúp đỡ và cải tạo được chúng.
Vì vậy các bậc cha mẹ đó thường sử dụng các từ ngữ mạng tính bới móc, xỉ vả khi dạy bảo con cái.
Trong đó thường dùng nhất là “đần quá”, “không thành người”, “đồ bỏ đi” v.v... Những từ mang sắc
thái tiêu cực đó, hoàn toàn là những tín hiệu phủ định, cường điệu nhược điểm của con cái, rút cục đứa
trẻ có thái độ phủ định đối với bản thân, làm mất đi lòng tự tin của chúng.
Lời nói của bố mẹ là chất nuôi con cái trưởng thành, nói từ yêu quá nhiều, nhất định sẽ có kết quả
của “từ yêu”, nói từ ác quá nhiều, cũng sẽ có kết quả của “từ ác”. Lời nói khẳng định là tín hiệu đúng
đắn cho đứa trẻ trưởng thành; lời nói phủ định là tín hiệu phủ nhận sự trưởng thành của đứa trẻ.
Trong gia đình luôn bật “đèn đỏ” khiến con cái cảm thấy mệt mỏi phiền muộn, khiến chúng phải suốt
ngày sống trong tiếng quát tháo. Nếu bố mẹ hàng ngày có một giọng điệu không thay đổi, có giọng nói
của người già cả và luôn dùng những từ phủ định, từ áp đặt, từ tiêu cực để giáo dục chúng, thì con cái
sẽ cảm thấy thật là căng thẳng nặng nề.
Sự thực là, trong gia đình, ngọn “đèn đỏ” chân chính là phải cấm dùng những từ ngữ bất lợi cho
việc xây dựng văn minh tinh thần của gia đình.
Hiện nay, trong xã hội đã có các loại từ cấm kỵ dùng trong phục vụ, tôi nghĩ rằng, giữa các thành viền
trong gia đình cũng cần có những từ cấm kỵ đó.
Chỉ có bố mẹ biết văn minh, mới nuôi dưỡng được con cái văn minh. Nếu ta thấy con cái chúng ta nói
năng bừa bãi, đánh chửi người khác thì chúng ta nên kiểm tra lại mình? Nếu con cái chúng ta không giữ
trật tự, không nói gì về công đức, thì ta phải kiểm tra lại mình; Nếu con cái chúng ta hay quát tháo
mằng chửi người, không có lễ độ, thì ta hãy kiểm tra lại mình...
“Chào bác”, “Xin lỗi”, “Làm phiền anh chị”, “Xin quấy nhiễu anh”, “Cảm ơn chị giúp đỡ” v.v... những
từ lễ độ đó không những trẻ con bé phải học, mà chúng ta làm bố mẹ càng phải học.
Từ Đắc Lập, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã nói:
16
“Nhi đồng ngày nay thoáng chốc trở thành thanh niên, lơ là không chú ý thì rất khó cứu chữa”. Vì
vậy đối với sự trưởng thành của thiếu niên, “ điều quan trọng là giáo dục bố mẹ”, không biết những
người mẹ có phủ nhận cách nghĩ này hay không.
17
CHƯƠNG II:
HIỂU BIẾT CON CÁI CHÚNG TA
Con cái cũng như một cuốn sách chưa viết chữ.
Mỗi trang sách đều thấm sâu tâm huyết của người mẹ, đều đọng lại tình yêu của người mẹ. Người mẹ
trẻ, hàng ngày lật trang sách sẽ thấy bản thân ngày càng xem không hiểu...
Đứa con ôm cuốn “Đôrêmon” xem rồi cười bò ra, người mẹ chả hiểu ra sao hỏi con cười gì, đứa trẻ đưa
cuốn sách: “Mẹ xem đi, buồn cười lắm!” Người mẹ cầm cuốn sách xem đi xem lại hai ba lượt thấy
chẳng có gì đáng cười. Chính vì bản thân ta xem không hiểu!
Người mẹ hàng ngày dạy con học nói, đứa trẻ ngày một lớn đã biết nói nhiều. Nhưng người mẹ lại rất
buồn khi phát hiện: đứa con ngày càng ít nói chuyện với mình, ít đến đáng sợ. “Con ơi ăn no chưa?” -
"No rồi”, “Ăn nữa không?” - “Không”, “Ăn thêm chút nữa kẻo đói” - “Thôi đừng phiền!”.
Khi con gái học lên cao hoặc vào được trung hoc, thì đối với bố mẹ dứt khoát “không nói nữa”. Người
mẹ thật khổ sở, thật băn khoăn: rút cục có chuyện gì vậy? Mình suốt ngày vất vả khổ sở vì con cái, sao
con nó lại xa mình?
Đối với vấn đề này có nóng nảy, buồn bực, cũng không giải quyết được. Ngày nay, cuốn sách con cái
thật khó hiểu.
Môi trường mà đứa trẻ trưởng thành hiện nay, đã khác rất xa với môi trường mà chúng ta trưởng thành
trước kia. Đó là đứa trẻ lớn lên trước máy truyền hình. Thời gian rỗi rãi của chúng tiếp xúc với điện tử
đã vượt qua nhiều tiếp xúc với sách vở; trong giờ nhàn rỗi đại bộ phận là ngổi ở bàn học hoặc trước
tivi, chơi điện tử; chúng đâu còn thời gian chuyện trò với bố mẹ, giờ phút các nhà cũng ngồi vào bàn ăn
lại trở thành giờ phút mở “Toà án gia đình”. Đứa trẻ phải chịu sự chất vấn về thi cử của bố mẹ, phải lần
lượt thanh minh khi bị điểm kém...
Thế là “chiến trang lạnh” cứ dần xuất hiện, hố ngăn cách giữa hai thế hệ ngày càng sâu.
Cải thiện quan hệ giữa hai thế hệ, trở thành yêu cầu chung của cả hai bên: cha mẹ và con cái.
Giáo dục trong gia đình phải bước ra khỏi sai lầm, người bố, người mẹ trẻ nhất thiết phải đọc hiểu cuốn
sách con cái.
Người nông dân đối phó với mùa màng, sẽ quyết định số phận của mùa màng. Cha mẹ đối xử với con
cái như thế nào sẽ quyết định số phận của chúng. Tâm lý của người nông dân là sớm được, hoàn toàn
giống như tâm lý của cha mẹ mong muốn con sớm thành đạt. nhưng cách làm lại thường khác nhau:
Người nông dân nghĩ xem mùa màng cần gì? Làm thế nào để đáp ứng được? Còn nhiều cha mẹ để giáo
dục con cái nên mất ăn mất ngủ, nhưng lại không nghĩ rằng trong tâm linh sâu xa của con cái cần những
gì? Làm thế nào để thoả mãn được yêu cầu để con em trưởng thành?
Khi mùa màng không tốt, người nông dân không bao giờ oán trách mùa màng, ngược lại, thường tìm
nguyên nhân ở bản thân. Còn đứa trẻ học tập không tốt, thì nhiều cha mẹ chỉ trách cứ con cái, mà không
nghĩ đến trách nhiệm của mình, tìm nguyên nhân ngay ở bản thân mình?
Khi môi trường đất đai thay đổi người nông dân đều biết cách thay đổi giống cây trồng; nhưng môi
trường xã hội biến đổi, thì cha mẹ lại chưa nghĩ đến đổi mới quan điểm giáo dục.
Tôi nghĩ rằng, những người mẹ trẻ nhất định sẽ tìm được câu trả lời khẳng định.
18
Vậy thì, chúng ta cùng bước vào thế giới của con trẻ để tìm hiểu xem nhu cầu trưởng thành của chúng
trong thời đại ngày nay có những gì.
Con trẻ mong muốn có bè bạn
"Con kiến nhỏ" cô đơn
Đứa con một mong muốn bè bạn mãnh liệt hơn bất cứ đứa con ở thời đại nào. Nếu chị hỏi tôi: "Con trẻ
ngày nay thiếu cái gì nhất" tôi sẽ nói thẳng với chị rằng: "Chúng thiếu bạn tri kỷ'.
Nếu chị hỏi tôi: "Trẻ con ngày nay cần cái gì nhất?", tôi vẫn khẳng định trả lời chị; "Chúng cần bạn tri
kỷ".
Ở tuổi nhi đồng không có bè bạn là điều bất hạnh. Đối với loại con một thời đại ngày nay, tâm lý cô
đơn của chúng mạnh hơn bất cứ thời đại nào, lòng mong muốn có bạn của chúng bức thiết hơn bất cứ
thời đại nào.
Cảm nhận được điều này tôi thể nghiệm thấy khi tôi làm chị "Tâm Giao".
Mỗi lần đi công tác đều gặp rất nhiều chuyện cảm động. Chuyện mà tôi khó quên nhất là lần đi Thượng
Hải mở mục "Điện thoại Tâm Giao" thời gian ngắn. Hôm đó, một bé gái đáng yêu ở Thượng Hải đã
gọi "Điện thoại Tâm Giao", với giọng nói bí mật em hỏi tôi: "Chị Tâm Giao ơi, chị đã bao giờ có cảm
giác rằng: Ở nhà, em giống như một con kiến nhỏ đáng thương, còn ở trường thì ngược lại giống như
một con thỏ trắng làm mọi người chú ý". Khi nói chuyện, em cho rằng tuổi của tôi chắc cũng chỉ bằng
tuổi em mà thôi!
"Em nói cho chị biết, bố em làm nghề gì?" - tôi hỏi em. "Mẹ làm giáo sư, bố làm giám đốc. Cả hai bận
suốt ngày, không có thời gian quan tâm đến em, muốn dặn việc gì, làm gì, đều viết vào tờ lịch trên bàn.
Em cảm thấy rất tội nghiệp, chẳng khác gì một con kiến nhỏ. Nhưng ở trường thì lại khác, bất cứ biểu
hiện tốt hay không tốt, thầy cô giáo đều nhìn thấy, cho nên em cảm thấy mình giống như một con thỏ
trắng được mọi người chú ý. Chị có cảm giác như vậy không?"...
Có một cô giáo ở Tứ Xuyên đưa cho tôi một bài văn của một học sinh tiểu học, nhan đề "Em oán...".
Từ khi nhà em chuyển từ nhà mái bằng sang nhà cao tầng, em liền mất hết tự do. Ngày thứ hai sau khi
dọn đến, mẹ em liền "cảnh cáo" em: "Khu nhà này rất lộn xộn, một mình con không được ra cửa,cũng
không được cho người khác vào nhà. Bắt đầu từ hôm nay, chỗ chơi của con là ở ban công". Em một
mình đứng trên ban công, càng nghĩ càng tức, càng nghĩ càng giận. Em bắt đầu "oán" cái nhà gác này,
vì nó mà em mất hết tự do. Về sau em chỉ muốn được nhảy ra khỏi "chiếc lồng" này để trở về căn nhà
nhỏ thích thú của em, ở đó em có bè bạn, có con mèo mướp nhỏ, có cả con dế, con chuồn chuồn!...
Làm mẹ chúng ta nhất định không hiểu nổi tại sao dọn từ một căn nhà mái bằng nhỏ bé tối tăm vào ở
căn nhà gác sáng sủa rộng rãi mà sao con cái lại oán?
Đúng như có đứa trẻ đã nói: "Các ngôi sao là đại biểu của trái tim em, mẹ em không hiểu trái tim em".
Các ngôi sao chính là bè bạn của các em.
Một bạn học đã viết một bài thơ, nhan đề là "Em muốn làm ngôi sao". Bài thơ viết:
Em không muốn là mặt trời, cũng chẳng thích làm mặt trăng.
Vì làm mặt trăng thì lẻ loi quá,
Làm mặt trăng thì cô đơn quá.
Em muốn làm ngôi sao
Vì sao có biết bao bạn bè.
19
Tỏa sáng trong đêm tối sáng biết bao đẹp biết bao.
Xem đấy, người lớn chúng ta ví con cái như những vừng thái dương nhỏ và ta chịu chạy quanh vừng
thái dương đó; nhưng con cái chúng ta không muốn thế, mà muốn chỉ làm ngôi sao, vì chúng cần nhiều
bè bạn. Mặc dầu điều kiện vật chất của chúng so với chúng ta khi còn nhỏ đều ưu việt hơn, ăn, mặc,
chơi đều đầy đủ hơn chúng ta, nhưng trong gia đình chúng lại rất cô đơn, chúng mong mỏi bố mẹ
không chỉ là nghiêm phụ và từ mẫu mà còn là người bạn tâm giao.
Người mẹ dưới ngòi bút của người em gái Chu Sảo trường tiểu học là một "người mẹ trẻ con".
Trẻ con đều có những người mẹ dịu dàng tốt bụng, nhưng rất ít em có được người mẹ giống như bè
bạn, có tính trẻ con như em. Em có dược người bạn như thế. Mẹ cùng em chơi cát, nhẩy dây, nuôi gia
cầm nhỏ, giống như một đứa trẻ lớn vậy!
Một buổi chiều đầu xuân em và mẹ đang đọc truyện trong nhà. Một lúc sau, trời tối đen, có những hạt
mưa nhỏ rơi xuống. Mẹ vội gấp sách, vỗ vào vai em nó: "Này cậu Sảo Sảo (mẹ thường gọi đùa như
vậy), cậu có dám đi chân không ra ngoài mưa hay không?". "Ai bảo con không dám, mẹ mới không
dám ra!" Em lập tức ngoắc tay với mẹ rồi không trù trừ cởi phăng giầy tất, xông ra khỏi cửa chạy vào
đám mưa...
Khi đến Côn Minh tôi gặp Chu Sảo. Nghe cô bé nói về mẹ mình, tôi rất mừng cho cô, vì cô rất hạnh
phúc có được người mẹ hiểu con cái.
Con cái có thể nêu lên một đề bài mới với người mẹ trẻ, nhưng con cái cần có bạn bè cùng lứa tuổi mà
gia đình lại không có. Bởi vậy chúng rất mong mẹ làm bạn của chúng, làm đứa trẻ lớn của chúng, vì mẹ
càng dễ gần gũi con cái, càng yêu con và cũng càng giống con.
Trong thực tế khá nhiều những người mẹ trẻ đã nhận thêm một gánh nặng trên vai: Mãi mãi là người
bạn tâm giao của con cái. Đứa trẻ có ta, ta mới thực sự có chúng.
Con cái mong muốn bình đẳng
Tại sao em bé không thích vào cửa hàng. Một lần tôi nói chuyện với người chủ trì chương trình
truyền hình nhi đồng Đài Loan là một thanh niên con trẻ. Anh nói với tôi một câu chuyện thật lý thú.
Con gái anh lên ba rất quấn quýt với anh. Nhưng anh phát hiện cô bé không thích đi cửa hàng, mỗi lần
dắt đi, bé đều khóc không chịu vào. Người bố trẻ này không làm sao hiểu nổi: trong cửa hàng, hàng hoá
xanh đỏ đủ loại, người lớn còn nhìn hoa cả mắt, tại sao con bé lại không thích. Cuối cùng, anh đã tìm ra
được bí mật. Một hôm, anh dẫn bé chen vào trong đám người chen chúc ở cửa hàng, bé gái bị tuột dây
giầy. Anh phải ngồi xổm xuống buộc dây giầy cho bé. Chỉ trong chớp mắt anh đã phát hiện, trước mắt
là những hình ảnh đáng sợ: đứa bé thấp bé chưa cao bằng quầy hàng, nên nó chẳng nhìn thấy những
hàng hoá bầy la liệt mà chỉ nhìn thấy những đôi chân và bàn tay to tướng. Những cánh tay vung vẩy,
những túi to, bị nhỏ thỉnh thoảng lại đập vào đầu, mặt và người em...Vậy mà, "khi tôi bế cháu lên cho
ngồi trên vai chuẩn bị cho ra khỏi cửa hàng, thì cháu đột nhiên cười lên chỉ trỏ không muốn đi. Thì ra
cô bé nhìn thấy quầy đồ chơi đẹp!".
Sự kiện này, đã gợi ý cho tôi: chúng ta làm công tác nhi đồng, không thể chỉ có đứng từ trên cao nói với
con trẻ nhìn thế giới, mới thức sự hiểu được đứa trẻ".
Thể hội đó rất sâu sắc.
Đứng ngang với đứa trẻ là một nguyên tắc mà những người làm công tác giáo dục nhi đồng cần phải
tuân theo.
20
Là những bậc cha mẹ, muốn được đứa trẻ tiếp thu, nên chăng cũng phải tìm cho mình một vị trí thích
hợp, phải ngồi xuống nghe chúng nói, biết chúng muốn gì? Có nên chăng là đứng ở trên cao quan sát
chúng rồi thao thao bất tuyệt răn dậy?
Đối với lời "huấn thị" của những bậc cha mẹ nêu lên ở sau thì bọn trẻ lại giống như uống thần được của
"Con mèo Đôrêmon", cứ hễ nghe bố mẹ mở máy là đã thấy phiền toái, trong óc xuất hiện trạng thái trì
trệ.
Có một bé nam đã nói nhỏ cho tôi biết cách em đối phó với việc dạy bảo của mẹ: "Cứ mỗi lần mẹ em
bắt em đứng vào tường để nghe bà dạy bảo, em liền lấy bông đút nút chặt hai lỗ tai, mắt nhìn thẳng vào
tường và bắt đầu nghĩ ra những truyện kỳ lạ, có lúc nghĩ mãi bật cười thành tiếng. Lời mẹ em nói,
không câu nào lọt vào tai, hoặc vào tai nọ ra tai kia, chị thấy có vui không!". Cách giáo dục đó bằng
không.
Trong các gia đình mà tôi biết, có một người bố trẻ, quan hệ với con gái rất thân mật, nói đủ mọi
chuyện, điều đó làm tôi cảm động. Bé gái đó tên là Hoa Huý. Khi nói chuyện với em, tôi phát hiện em
hay nói về chủ đề về người bố của em. Em biết rất rõ việc bố em làm hiện nay, và cả những việc nghịch
ngợm khi còn nhỏ. "Không có chuyện gì mà em không nói với ba em". Em tự hào nói với tôi, "Coi
trọng tình cảm, giữ được lòng tin là nguyên tắc chung sống của bố con em. Làm bạn được đã trở thành
câu nói đầu lưỡi của bố con em. Làm bạn được đã gỡ bỏ được sự ngăn cách và hiểu lầm giữa bố và
con". "Em và bố em bạn bè với nhau như thế nào?" Tôi ngạc nhiên hỏi lại. "Mỗi ngày em và bố em nói
chuyện một tiếng đồng hồ". Em đắc chí trả lời như vậy. "Ngày nào cũng nói?" Tôi có phần không tin.
"Vâng đã thành thói quen" em trả lời rất bình thản, tôi vẫn cảm thấy không bình thường.
Về sau tôi tìm được dịp đến thăm bố em. Bố của Hoa Huý tên là Hoa Hoa là một sĩ quan. Anh là một
thanh niên trí thức, đã làm lính công binh, đã phải chịu khổ nhiều, trong người còn mang theo nhiều vết
thương. Sau khi lấy vợ, anh đã có được người vợ hiền và một cô con gái đáng yêu. Không ngờ, con gái
lại bị viêm tuyến tụy bẩm sinh, không được ăn bất cứ thức ăn nào có dầu mỡ, cho nên cơ thể rất yếu.
Hoa Hoa rất yêu con gái, biết con bị bệnh rất khó chữa. Nhưng anh không bi quan thất vọng, cũng
không chiều chuộng quá đáng, muốn gì được nấy, anh biết cách yêu con. Anh hiểu rằng, một đứa trẻ
bệnh tật rất cần sự thông cảm về tâm linh, càng cần phải đối xử chân thành! Anh nói với tôi cách nghĩ
của mình: "Muốn tình cảm cha con thông suốt, thì phải kết bạn được với con cái, xây dựng mối quan hệ
bố và con, nhưng hoàn toàn bình đẳng bạn bè". Rồi anh giới thiệu cách làm của anh: "Khi cháu còn rất
bé, tôi đặt cháu lên bậu cửa rồi đứng nói chuyện với cháu khoảng một giờ; Khi cháu lớn hơn một chút,
tôi đặt cháu lên bàn nước cạnh ghế xa-lông rồi ngồi nói chuyện với cháu; nay cháu đã lớn bố con tôi
đều ngồi trên xa-lông, cứ mỗi buổi trưa sau khi ăn cơm nói chuyện chừng một giờ, nay đã thành thói
quen".
"Đứng cùng một độ cao, ngang bằng với đưa trẻ" là biểu hiện cụ thể sự tôn trọng đứa trẻ. Hai bố con
hàng ngày ngồi ngang nhau, nói chuyện (chú ý: không phải là dạy bảo) hàng tiếng đồng hồ, kiên trì đã
11 năm thực không phải là việc bình thường! Một năm có 365 ngày, mỗi ngày 1 giờ thì 11 năm là 4015
giờ. Giờ đó, rất quan trọng đối với sự trưởng thành của đứa trẻ. Trong một giờ hàng ngày, đứa trẻ hiểu
được bố mẹ, đọc được hai cuốn sách "bố" "mẹ", tự nguyện tiếp thu đạo lý của hai cuốn sách đó. Một
giờ đó, đối với các cha mẹ bận rộn, có thể thật là quý, nhưng giá trị mà nó tạo dựng được thì tiền bạc
không thể mua được. Qua một giờ đồng hồ, bố mẹ trẻ hiểu được con cái mình, cũng đọc được cuốn
sách "con cái", trong lòng càng hiểu rõ và thương yêu con mình hơn.
Hai thế hệ hình thành sự giao lưu bình đẳng, thói quen thông cảm lẫn nhau, sẽ gỡ bỏ được trở ngại và
sự ngăn cách. Nếu con chúng ta còn nhỏ chúng có thể ngồi xuống chuyện trò với chúng. Ta sẽ phát
hiện, một thế giới đặc biệt mở ra trước mắt ta.
21
Con trẻ mong được người khác nghe
Lắng nghe lời của đứa trẻ.
Người mẹ thông minh thì làm một người thuyết lý tài giỏi không bằng làm một người biết lắng nghe tài
giỏi.
Tôi có một đứa con trai, sinh cháu năm tôi 30 tuổi, đặt tên cháu là Lý Duyệt. Khi sinh cháu, tôi đang
công tác ở Bạch Thành, Cát Lâm được điều về Bắc Kinh, vào được cánh cửa báo Thiếu niên Trung
Quốc mà tôi mong mỏi từ nhỏ. Tôi vô cùng quý thời cơ làm công việc này, bởi vì không phải mọi thanh
niên trí thức đều có thể thực hiện được ước mơ thời niên thiếu của mình.
Để tập trung tâm trí làm việc tôi phải gửi cháu một tuổi tám tháng vào nhà trẻ, mỗi tuần chỉ đón về một
lần. Mỗi lần cháu ở nhà trẻ về, thường nói với tôi: "Mẹ ơi, mẹ nói chuyện với con đi". Có một lần, tự
nhiên cháu khóc nói với tôi: "Mẹ ơi, con biết mẹ rất bận, không thể trông con ở nhà, nhưng mẹ nên cho
con vào nhà trẻ hàng ngày được đón về!" Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của cháu được, vì tôi và nhà
tôi thường phải đi công tác, không có thì giờ trông nom cháu. Mỗi lần cháu về nhà, thường hăng hái kể
cho tôi nghe mọi chuyện ở nhà trẻ, bất kể tôi có thích hay không. Điều con tôi muốn là có được người
nghe trung thực, mà mẹ là người thích hợp nhất. Đáng tiếc là lúc đầu tôi không biết yêu cầu đó của
cháu, thường cho rằng nghe con nói chuyện, lãng phí thời gian tôi viết lách hoặc suy nghĩ. Vì vậy
mỗi lần cháu nói với tôi, tôi đều tỏ ra bất rộn, mắt nhìn lơ đãng, tay không ngừng giở sách báo.
Không ngờ, sự "bận rộn" của tôi đã làm trở ngại câu chuyện của cháu. Vì cháu là đứa trẻ khả năng tư
duy rất mạnh, dể trong thời gian ngắn có thể nói hết mọi chuyện nên cháu nói chuyện rất nhanh, đần
dần trở thành nói lắp. Điều đó làm tôi chú ý. Tôi bắt đầu chú ý thay đổi bản thân, cố gắng có thời gian
rỗi để nghe cháu nói. Dần dần con trai tôi đã trở thành người thầy giúp tôi học tập ngôn ngữ của trẻ con.
Cháu đã đưa tôi vào thế giới nhi đồng kỳ diệu, khiến tôi sau này ham mê công viẹc giáo dục nhi đồng,
cũng làm cho tôi học được cách đọc cuốn sách "con trẻ". Cuốn sách này, đã trở thành sách giáo khoa
khi tôi làm "chị Tâm Giao".
Chúng ta thấy, sự chuyện trò bình đẳng giữa mẹ và con đem lại kết quả rất tốt! Người mẹ lấy được lòng
tin của con mình, còn người con cũng có được lòng tin. Sự bình đẳng đó, là bình đẳng về tâm lý, khiến
cho một đứa trẻ, thấy được sự tôn nghiêm của con người ngay từ khi còn bé.
Trẻ em ham muốn mẹ lắng tai nghe chúng. Người mẹ biết cách lắng nghe sẽ bồi dưỡng được tính hóm
hỉnh hồn nhiên của con trai. Tính hóm hỉnh hài hước là sự hấp dẫn của người con trai. Mà tính nết đó
lại do người phụ nữ tạo nên. Người phụ nữ thứ nhất là mẹ, người phụ nữ thứ hai là vợ hoặc những
người bạn gái xung quanh chúng.
Phụ nữ nói chung đều thích người con trai có tính hài hước, họ cảm thấy sự hóm hỉnh hài hước đem lại
cho họ nhiều vui vẻ. Muốn tạo dựng được người con trai có tính hài hước vui vẻ thì trước tiên phải bồi
dưỡng được lớp người nghe trung thực. Mà người nghe đầu tiên của người con trai chính là mẹ mình.
Người mẹ phải biết lắng nghe, phải bền bỉ lắng nghe, phải biết khích lệ con để lắng nghe, lại càng phải
có nghệ thuật để lắng nghe.
Nếu chúng ta phát hiện con cái mình không thích nói, hoặc nói năng khó khăn, thậm chí thờ ơ nghe ta
nói, thì chúng ta cần phải xem xét lại mình phải chăng ta phạm phải căn bệnh "không bền bỉ lắng nghe
lời con cái nói". Chúng ta cần phải thay đổi ngay thái độ, nếu không hối sẽ không kịp.
Đứa bé gái lại càng cần mẹ chúng lắng nghe. Sự lắng nghe của người mẹ sẽ làm cho bé gái có được sự
bồi dưỡng giới tính phụ nữ.
Khi chúng ta trở thành người biết nghe thật tốt thì chúng ta cũng sẽ trở thành người nói giỏi, chúng ta sẽ
có đủ điều kiện trở thành người bạn tốt mà con cái yêu thích.
22
Sự lắng nghe của người mẹ sẽ làm cho đứa trẻ vị thành niên ngay từ nhỏ đã xây dựng được mối quan
hệ bình đẳng và tôn trọng với con người, khiến chúng cảm thấy được giá trị của bản thân mình. Điều đó
có lợi cho chúng học được tư duy độc lập tự chủ.
Khi con cái đã trở thành người lớn, đứng sừng sững trước mặt chúng ta như một trái núi, chúng ta phải
ngước lên nhìn chúng, thì chúng ta vẫn có thói quen cúi người xuống như khi con nhỏ ta đã làm để nghe
chúng nói, tâm sự với chúng. Lúc đó chúng ta đã có tuổi chúng ta sẽ cảm thấy từ trong trái tim sự an ủi
và thỏa mãn của người mẹ.
Lắng nghe, là một môn nghệ thuật, một môn học vấn. chỉ những ai có thể chuyên tâm lắng nghe đứa trẻ
nói, thì mới có thể đối xử với người một cách bình đẳng được.
Vậy lắng nghe đứa trẻ nói như thế nào? Tôi xin nêu lên vài ý kiến tham khảo:
· Phương pháp thứ nhất. Tư thế nghe.
1. Phải bình đẳng với đứa trẻ, không nên có những biểu hiện từ trên nhìn xuống.
2. Người hơi ngả về phía trước, đó là tư thế thích nghe.
3. Không nên tạo sự "ngăn cách". Như lấy tay bịt miệng, hai tay bó gối hoặc lật xem sách báo. Những
cử động đó đều gây trở ngại cho con cái.
4. Phải nghe bằng mắt. Nên nhìn thẳng vào đứa trẻ đang nói, dùng mắt thể hiện sự vui thích mộtcách tự
nhiên.
· Phương pháp thứ hai. Biểu hiện hứng thú khi nghe.
Trong giao tiếp điều làm mất hứng thú nhất là khi nghe đối phương nói mà lại cứ nói: "Tôi biết lâu rồi".
Nghĩ lại trong quan hệ với con cái có những bậc cha mẹ thường thiếu tôn trọng như vậy. Con cái mới
nói được hai câu, người lớn đã khó chịu: "Biết rồi! biết lâu rồi đừng quấy nữa!", "Đi làm việc gì đi, ai
có thì giờ mà nghe chúng tán róc!". Thế là đứa trẻ mất hứng thú. Làm mẹ, chúng ta quan tâm đến con
cái không những chỉ quan tâm chúng ăn uống nóng hay lạnh, ăn ở ra sao mà còn phải quan tâm đến
hứng thú của chúng. Quan tâm đến phương tiện mà con trẻ hứng thú, chúng ta sẽ cảm thấy hứng thú khi
chuyện trò với chúng.
· Phương pháp thứ ba: Truyền cho con cái thái độ lắng nghe chuyên chú khi ta nói.
Tán thưởng tốt nhất đối với con cái chính là để cho chúng biết mỗi lời nói của chúng đều được ta nghe
hết.
1. Bằng thái độ để thể hiện. Thí dụ luôn mỉm cười, thỉnh thoảng tỏ vẻ ngạc nhiên. Trẻ con rất thích
được ngạc nhiên, nói như người lớn "kinh ngạc sợ hãi", chúng rất mong thấy người lớn nghe chuyện
chúng nói và tỏ ý ngạc nhiên. Làm cho người lớn phải sợ, chứng tỏ bản thân mình có bản lĩnh.
2. Thể hiện bằng lời nói. Trong quá trình nghe con trẻ nói, ta dùng những lời đơn giản, thể hiện sự
thích thú như. "Hay quá!", "Đúng như thế à?", "Mẹ cũng nghĩ như vậy", "Cách làm của con hay lắm, cứ
tiếp tục đi!", "Mẹ thực không dám tin như vậy".
Cũng có chúng ta sẽ phát hiện, bất kể nội dung đứa trẻ nói đơn giản đến đâu, nếu ta muốn thể hiện sự
hứng thú, thì sự hứng thú đó cũng sẽ tự nhiên mà đến. Còn nếu như ta thờ ơ, không nói một lời, thái độ
lơ đễnh sẽ làm cho chúng rất thất vọng. Dần dần chúng cũng sẽ mắc phải cái tật không quan tâm gì cả.
Những đứa trẻ ở trong lớp đần độn, không thích nói thì khi còn nhỏ có thể thiếu ngưòi nghe tốt. Từ bé
chúng đã thông cảm thấy lời nói của mình hấp dẫn, thì nhất định mất hết tự tin về khả năng truyền đạt
ngôn ngữ của mình.
23
Người mẹ là người thầy đầu tiên dạy cho con cái nói. Mà ngôn ngữ lại là khâu quan trọng nhất của sự
giáo dục ban đầu. Chúng ta muốn con cái ta thông minh hơn, vậy thì phải bắt đầu bằng lắng nghe
chúng!
Sêkhốp nhà văn lớn của nước Nga đã nói một câu như sau: "Trong việc giáo dục con em mình, không ai
có thể thay thế được người mẹ bởi vì người mẹ đồng cảm, cùng khóc, cùng cười với con cái mình...nếu
chỉ đơn thuần dựa vào lý luận và giáo huấn thì không làm được việc đó".
Con cái mong muốn được tôn trọng
Tôn trọng bí mật riêng của con cái.
Người mẹ biết tôn trọng con cái thì mới có thể bồi dưỡng được con cái lòng tự trọng.
Vậy mà trong thực tế có rất nhiều đứa trẻ thường tố cáo bố mẹ với "chị Tâm Giao": "Mẹ và bố em hay
xem trộm nhật ký của em hoặc bóc thư bạn học gửi cho em, em rất khó chịu, nhưng không biết làm thế
nào".
Tôi nói với chúng, trên trang đầu tiên của cuốn nhật ký em cứ viết: "Xem trộm nhật ký của người khác
là hành vi thiếu đạo đức". Sau đó em mở trang đó ra đặt lên bàn. Làm như vậy, sau này bố mẹ sẽ không
xem nữa.
Tại sao nói như vậy? Tôi rất hiểu tâm tư của cha mẹ. Họ suốt ngày bận rộn còn đâu thì giờ để xem việc
của con cái. Nhưng nếu đứa trẻ cứ một mực giấu giấu giếm giếm, họ lại sinh nghi, cho rằng con cái có
điều gì giấu mình, thế là áp dụng nhiều cách "trinh sát", vô tình đã phạm phải "quyền bí mật riêng tư"
của con cái.
Trong con mắt người lớn, đó là những việc nhỏ. "Đến tính mạng của con cái đều do tôi cho nó, huống
chi một cuốn nhật ký, một bức thư?". Nhưng đối với con cái thì những hành vi đó của người lớn là thể
hiện không tin tưởng, không tôn trọng chúng, làm tổn thương lòng tự trọng của chúng.
Kỳ thực trong đại đa số nhật ký của con trẻ rất ít có việc "không thể nói cho người khác biết", mà phần
nhiều là những suy nghĩ và tâm tư của trẻ con. Làm cha mẹ, ta nên cho phép con cái có bí mật của riêng
mình.
Ở tuổi nhi đồng, trẻ con có bí mật, chứng tỏ đứa trẻ đó có thế giới nội tâm phong phú, trí tuệ cao, nhiều
suy tính. Những đứa trẻ như thế, thường là đứa trẻ "đầu đàn", chúng hay nghĩ ra những bí mật cỏn con
để lôi cuốn bạn bè cùng lứa.
Ở tuổi thiếu niên, đứa trẻ có bí mật, chứng tỏ chúng đang từ tuổi trẻ thơ bước sang trưởng thành, đã biết
suy nghĩ, có kiến thức độc lập, lòng tự trọng cũng tăng lên.
Bước vào tuổi thanh xuân, đứa trẻ càng thể hiện rõ sự kín đáo đối với người lớn và sự phóng khoáng
cởi mở đối với bạn bè. Đối với con trẻ ở độ "nửa người lớn nửa trẻ con" này lại càng cần phải được tôn
trọng.
- Trước tiên, đứa trẻ là con người, không phải con vật. Là người, chúng có tình cảm, có hành vi riêng,
có những cách độc lập và cũng có quyền bí mật riêng tư. Hiện nay nhiều gia đình coi con cái như những
vật nuôi, muốn đùa thì đùa, muốn trêu thì trêu như vậy là không tôn trọng trẻ.
- Điều thứ hai là con trẻ còn ở tuổi vị thành niên. Vì chưa trưởng thành, nên chúng không bao giờ ngồi
yên. Thời gian tập trung tư tưởng của trẻ lớp 1 chỉ được từ 10-20 phút, đươc một lúc là nó phải động
đậy, đó là đặc điểm của tuổi con trẻ. Có một bà mẹ trẻ rất nhăn nhó đến tìm tôi: "Con tôi không bao giờ
ngồi yên, biết làm thế nào được? hay là cháu mắc bệnh hiếu động?". "Cháu mấy tuổi rồi?", "Ba tuổi
rưỡi". Tôi suýt nữa phì cười. Bà mẹ này thật là nóng vội.
24
Trẻ con có khi thích nói lớn, người lớn lại tưởng chúng hay khoác lác.
Kỳ thực, đó là chúng muốn cho người khác chú ý đến chúng nên cố ý nói to mà thôi. Chúng hãy còn bé,
tư duy chưa định hình, lúc này chúng ta lại mắng mỏ, chê trách chúng thì thật là oan uổng.
- Ba là con trẻ là con người độc lập, bất luận tuổi lớn hay bé, người lớn không thể mọi thứ đều làm thay
chúng cả. Chúng có suy nghĩ độc lập, tự mình tham dự, chúng có bí mật riêng và cũng có quyền bí mật
riêng tư. Luật pháp bảo vệ mọi quyền lợi của chúng, nếu chúng ta xâm phạm lợi ích của chúng là ta đã
phạm pháp. Nếu đứa trẻ ngay từ bé được tôn trọng chúng sẽ hiểu thế nào là tự trọng, cũng hiểu được
thế nào là tôn trọng người khác. Ở những đứa trẻ không có lễ độ đối với mọi người thì chắc rằng trong
gia đình chúng không được tôn trọng, thậm chí còn hay bị xúc phạm.
Nếu chúng ta muốn bồi dưỡng con cái chúng ta trở thành người có phẩm chất cao, có giáo dục thì
chúng ta trước hết phải làm được con người như vậy. Muốn con cái tôn trọng chúng ta, trước tiên phải
tôn trọng chúng.
Có người mẹ muốn con mình khi vào phòng người lớn phải gõ cửa; vậy thì khi ta vào buồng con cái
(nếu con cái có buồng riêng) chúng ta có gõ cửa không? Có bà mẹ hay kêu con cái lục lọi đồ vật của
mình, nhưng chúng ta hãy nghĩ xem bản thân chúng ta có hay lục lọi đồ đạc con cái hay không? Có bà
mẹ hay trách con không chịu nghe lời người lớn dạy bảo, nhưng chúng ta thử nghĩ xem ta đã thực sự
lắng nghe lời nói của con cái hay không.
Nếu chúng ta muốn thực sự con cái sau này trưởng thành có ý thức về luật pháp, thì bản thân ta cũng
phải hiểu luật pháp, tuân thủ luật pháp, mà còn phải biết dùng luật pháp để bảo vệ con trẻ, lại càng phải
tôn trọng quyền lợi đáng có của chúng.
Nhớ lại khi tôi hoạt động công tác tư vấn "chị Tâm Giao" ở Thẩm Quyến đã xảy ra một việc.
Một buổi tối một nữ học sinh cấp II trường Trung học chuyên ban, đến tìm tôi hỏi: "Việc rắc rối của
học sinh chúng em, chị Tâm Giao có giải quyết hay không?". "Có chứ". Tôi trả lời khẳng định, cứ như
mình là vị "Bao Công".
Trưa hôm sau nhận lời mời của em học sinh đó tôi đến lớp học chuyên ban đã thấy ở cầu thang và lớp
học chật người. Tôi ngạc nhiên hỏi "Những người này đều do các em mời đến phải không?" "Vâng, em
đã xin ý kiến thầy hiểu trưởng đồng ý nên mới dám thông báo". Khả năng tổ chức xuất sắc của bé gái
này khiến tôi khâm phục.
Sau khi bắt đầu. Câu hỏi thứ nhất do bé gái này nêu lên. Mặt em đỏ bừng, rất xúc động em nói: "Mỗi
lần em gọi điện thoại cho bạn học, mẹ em thường đứng bên cạnh nghe trộm. Hễ đặt điện thoại là mẹ em
hỏi ngay: Nó là con trai hay con gái? Rõ ràng là bạn gái, em cứ nối dối là bạn trai! Thế là mẹ em hỏi
luôn mày quan hệ với nó thế nào? Em tức lắm trả lời: quan hệ bè bạn! Mẹ em vẫn không chịu hỏi lại:
chúng mày nói chuyện gì? Em phải to tiếng với mẹ: mẹ quản không được đâu! Rồi trở về buồng riêng,
đóng cửa lại, một mình khóc tấm tức...". Bé gái càng nói càng xúc động, nước mắt rơi lã chã, các bạn
học khác đều phụ hoạ: "Đúng, mẹ tớ cũng thế!". Ông hiểu trưởng nhìn tôi nhăn nhó lắc đầu. Xem ra
nhà giáo dục có tiếng tăm này, cũng đồng tình với những đứa trẻ.
Tối hôm đó, ông hiệu trưởng mời hơn 30 vị phụ huynh đến trao đổi với tôi, tôi đã nói rất nhiều, khi nói
đến buồn phiền của các con trẻ, tôi cũng xúc động không cầm được nước mắt. Tôi nhìn thấy mắt của
nhiều phụ huynh cũng đã ướt. Lúc này họ mới bắt đầu hiểu được con cái mình.
Sau buổi họp, một chị rất trẻ đến tìm tôi, nói ngay: "Em chính là mẹ của bé gái mà chị đã nêu". Chị này
là một trí thức, cử chỉ nghiêm túc, mặc đúng mốt thời thượng, lại rất xinh đẹp, sự thẳng thắn của chị
làm tôi cảm động.
25