Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.78 KB, 17 trang )

Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………
NỘI DUNG……………………………………………………………………
I. KHÁI QUÁT CHUNG……………………………………………………...
1. Khái niệm bảo hiểm tài sản…………………………………………………
2. Nội dung pháp lý chủ yếu…………………………………………………...
3. Một số loại sản phẩm bảo hiểm tài sản……………………………………..
II. GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN…………..
1. Nguyên tắc bồi thường……………………………………………………...
2. Về thủ tục bồi thường……………………………………………………….
3. Về hình thức bồi thường ……………………………………………………
4. Về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn…………………………………………
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BẢO
HIỂM TÀI SẢN……………………………………………………………….
1. Một số tình huống cụ thể……………………………………………………
2. Giải pháp……………………………………………………………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...

1
1
2
3
3
3
4


6
6
7
7
12
15

MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống và kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro bất ngờ, có thể gây ra
những tổn thất đáng tiếc làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Vì vậy
việc đảm bảo an toàn cho tài sản giúp cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng khôi

Hoàng Thị Vân Anh

1

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

phục khả năng tài chính, năng lực kinh doanh là những tiêu chí quan trọng hàng đầu.
Bảo hiểm tài sản là một phương thức chuyển giao rủi ro hữu hiệu cho cá nhân và
doanh nghiệp. Như vậy để có thể đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, tránh khỏi
những tổn thất mà mình không có khả năng gánh chịu thì việc mua bảo hiểm cho tài
sản của mình là một biện pháp hữu hiệu. Khi mua bảo hiểm tài sản nếu có tổn thất xảy
ra thì người được bảo hiểm sẽ được bên bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại đó. Vậy
giải quyết bồi thường đối với bảo hiểm tài sản có những vấn đề gì? Để trả lời được

câu hỏi trên em xin chọn đề tài “Tìm hiểu về vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo
hiểm tài sản”. Do thời gian tìm hiểu cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài làm
không tránh khỏi những thiếu xót, mong các thầy cô góp ý để bài làm được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG.
1. Khái niệm bảo hiểm tài sản.
Bảo hiểm tài sản là sản phẩm bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam

kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo
hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản với điều kiện bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm đúng thoản thuân. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì
tài sản bao gồm: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Tuy vậy, không phải mọi tài sản đều trở thành đối tượng bảo hiểm, thông thường tài
sản là đối tượng bảo hiểm là những tài sản đáp ứng các yêu cầu sau: phải là tài sản có
thể xác định được chính xác giá trị; giá trị tài sản thường là tương đối lớn; tài sản tồn
tại trên thực tế và có nguy cơ bị rủi ro xâm hại.
2. Nội dung pháp lý chủ yếu.

Hoàng Thị Vân Anh

2

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ


Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

- Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản: Bao gồm bên mua bảo
hiểm và bên bảo hiểm: Trong đó bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân có đủ năng
lực chủ thể, có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và các quyền tài sản
khác đối với tài sản bảo hiểm. Bên bảo hiểm là các doanh nghiệp bảo hiểm được phép
thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.
- Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm: khi thiết lập quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản
các bên phải thỏa thuận về phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của các bên bảo hiểm đối
với những rủi ro tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm. Đồng thời các bên còn phải xác
định rõ những rủi ro không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và cả những loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm.
- Giá trị tài sản bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm:
+ Giá trị tài sản bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản được xác định theo giá
trị thị trường tại thời điểm xác định giá trị của tài sản. Giá trị tài sản bảo
hiểm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm để tính phí bảo
hiểm. Nếu có sự kiện bảo hiểm thì giá trị tài sản được xác định lại vào thời
điểm xảy ra tổn thất, tại nơi xảy ra tổn thất để tính số tiền bồi thương mà
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả.
+ Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài
sản đó. Số tiền bảo hiểm không vượt quá giá trị tài sản bảo hiểm tại thời
điểm ký hợp đồng. Số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được
bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm. Trong thực tế xảy ra các trường
hợp ký kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị, dưới giá trị, bảo hiểm trùng.
+ Phí bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp
bảo hiểm theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Một số loại sản phẩm bảo hiểm.
Trong bảo hiểm tài sản thì phổ biến là loại hình bảo hiểm tự nguyện vì nó gắn
với quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Tuỳ nhu cầu bảo hiểm mà người tham gia

Hoàng Thị Vân Anh

3

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

bảo hiểm chủ động chọn những rủi ro cần bảo hiểm cho tài sản của mình cũng như
mức phí bảo hiểm cần nộp cho bên bảo hiểm để được đền bù khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.
Nhóm các loại sản phẩm bảo hiểm tài sản bao gồm bảo hiểm cháy, bảo hiểm
hàng hóa, bảo hiểm nhà, bảo hiểm công trình, bảo hiểm trộm cắp, bảo hiểm nông
nghiệp, bảo hiểm hàng hóa trên đường vận chuyển, bảo hiểm phá sản hoặc tổn thất
kinh doanh,
II.

GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN.

1.Nguyên tắc bồi thường.
- Bù đắp tổn thất tương xứng với thiệt hại và số tiền bảo hiểm: Số tiền bồi thường

mà bên được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không được vượt quá thiệt
hại thực tế trong sự cố bảo hiểm. Ví dụ một chủ xe máy tham gia bảo hiểm cho toàn
bộ chiếc xe của mình trị giá là 20 triệu đồng. Trong một vụ tai nạn xe bị hư hỏng giá
trị thiệt hại là 8 triệu đồng, số tiền bồi thường mà chủ xe nhận được trong bất kỳ
trường hợp nào cũng chỉ là 8 triệu đồng.

- Bồi thường tỷ lệ với giá trị tài sản được bảo hiểm
- Bồi thường không quá tổn thất thực tế và không quá số tiền bảo hiểm.
- Nguyên tắc thế quyền: Áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp khi xuất hiện

người thứ ba có lỗi và do đó có trách nhiệm đối với thiệt hại của người được bảo
hiểm. Theo nguyên tắc này, sau khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ được
hưởng các quyền và hành động của người được bảo hiểm để thực hiện việc truy đòi
trách nhiệm của người thứ 3 có lỗi. Nguyên tắc thế quyền hợp pháp nhằm đảm bảo
quyền lợi của người bảo hiểm, chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba
có lỗi. đồng thời đảm bảo cả nguyên tắc bồi thường. lấy lại ví dụ trên, trong vụ tai nạn
lỗi một phần là của xe ô tô đi ngược chiều (70%) lúc này thiệt hại 8 triệu đồng của chủ
xe máy sẽ được truy cứu trách nhiệm 5,6 triệu đồng của ông chủ xe ô tô (70% x 8 tr=
5,6 tr). Sau khi bồi thường 8 triệu đòng theo hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cho chủ
Hoàng Thị Vân Anh

4

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

xe máy, công ty bảo hiểm được thay thế quyền của chủ xe máy nay truy đòi trách
nhiệm 5.6 triệu đồng đối với chủ xe ô tô. Nguyên tắc này được áp dụng và người được
bảo hiểm trong ví dụ này cũng không thể nhận số tiền bồi thường vượt quá 8 triệu
đồng thiệt hạn như vậy nguyên tắc bồi thường được đảm bảo. tuy nhiên có một số
ngoại lệ khi áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp đó là khi người thứ ba gây lỗi là
trẻ em hoặc là vợ, con cái, chồng, cha, mẹ của người được bảo hiểm.

2.Về thủ tục bồi thường bảo hiểm.
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, việc bồi thường bảo hiểm được thực hiện theo các bước
sau:
Thứ nhất, giám định tổn thất.
Giám định tổn thất là hoạt động kiểm tra, kết luận của bên bảo hiểm đối với tài sản
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Người được bảo hiểm phải kịp thời gửi giấy báo và yêu cầu bên bảo hiểm đến giám
định tổn thất nhằm :
- Xác định tình trạng tổn thất
-

Xác định mức độ thiệt hại vật chất;

-

Kết luận nguyên nhân gây ra tổn thất;

Người được bảo hiểm hoặc người đại diện của họ phải để nguyên tình trạng tài sản đã
bị tổn thất, không làm mất dấu vết, xáo trộn hoặc tự động di chuyển đi nơi khác trừ khi có
sự chứng kiến tại hiện trường của đại diện các cơ quan hữu quan tạm lập biên bản và niêm
phong để chờ giám định viên của bên bảo hiểm đến giám định cụ thể. Việc giám định tổn
thất phải được tiến hành với sự có mặt của người được bảo hiểm và phải lập thành văn bản “
Biên bản giám định”. Biên bản giám định là văn bản ghi nhận, mô tả tổn thất. Biên bản giám
định tổn thất cùng các tài liệu có liên quan khác là chứng cứ pháp lý để xử lý bồi thường tổn
thất. Chính vì vậy pháp luật quy định : Trong trường hợp hai bên không thống nhất được với
nhau về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, chi
phí giám định do doanh nghiệp bảo hiểm chịu. Trong trường hợp các bên không thoả thuận
được về việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu toà án

Hoàng Thị Vân Anh


5

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc
lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị ràng buộc đối với các bên.
Thứ hai, khiếu nại đòi bồi thường
Khiếu nại đòi bồi thường là hành vi của người được bảo hiểm yêu cầu bên bảo hiểm trả
tiền bồi thường bảo hiểm trên cơ sở những chứng cứ do người được bảo hiểm đưa ra. Thời
hạn khiếu nại, đòi bồi thường được quy định trong các quy tắc bảo hiểm đối với từng loại tài
sản. Thông thường bộ hồ sơ khiếu nại, đòi bồi thường bao gồm :
-

Thư khiếu nại;

-

Giấy chứng nhận bảo hiểm ;

-

Biên bản giám định tổn thất;

-


Bảng tính tiền bồi thường ;

-

Thư trả lời của các bên liên quan;

-

Dự kháng những bên có liên quan đến tổn thất;

-

Các tài liệu khác;

Trong thời hạn quy định kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
bồi thường hoặc trả lời từ chối bồi thường.
Thứ ba, thanh toán tiền bồi thường.
Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm
được xác định trên cơ sở giá thị trường cuả tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn
thất, tại nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế xảy ra, chi phí cho việc định giá và
xác định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo
hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp các bên
có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo
hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý để đề phòng,
hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện
chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Các chi phí này được trả theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm
và giá trị tài sản bảo hiểm được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Khi xác định số tiền bồi
thường, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trừ đi mức miễn bồi thường quy định trong hợp đồng
nếu có.


Hoàng Thị Vân Anh

6

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

3. Về hình thức bồi thường.
Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong những hình
thức bồi thường sau ;
- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại: bên bảo hiểm có thể sữa chữa tài sản của người được
bảo hiểm bằng các dịch vụ của mình như dịch vụ sửa chữa…
- Thay thế tài sản bị tổn thất bằng tài sản khác cùng chủng loại, tính năng, tác dụng,
tình trạng kỹ thuật: bên bảo hiểm có thể thay thế tài sản bị hư hỏng bằng một tài sản khác
cùng chủng loại, tính năng, tác dụng. Người được bảo hiểm sẽ nhận tài sản mới và bên bảo
hiểm sẽ được giữ lại tài sản bị hư hỏng của bên được bảo hiểm.
- Trả tiền bồi thường theo giá thị trường của tài sản đó: căn cứ vào giá trị theo thị
trường bên bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường theo đúng giá trị và theo đúng mức độ tổn thất
của tài sản đó.
Trong trường hợp các bên không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi
thường sẽ được thực hiện bằng tiền. Sau khi đã bồi thường, doanh nghiệp có quyền thu hồi tài sản
đã được thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.

4.Về việc chuyển yêu cầu bồi hoàn.
Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và

doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm thì người được
bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận
bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển
quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu bên thứ ba
bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức
độ lỗi của người được bảo hiểm.
Tuy nhiên doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha mẹ, vợ, chồng, con, anh
chị em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả
cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất cho đối
tượng bảo hiểm.

III.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BẢO
HIỂM TÀI SẢN.

Hoàng Thị Vân Anh

7

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

1. Một số tình huống cụ thể:
Tình huống 1: Ngày 11-1-2007, Công ty P ký hợp đồng mua bảo hiểm trách
nhiệm dân sự 24 xe ôtô loại 29 chỗ với Công ty Bảo hiểm N. Một ngày sau, Công ty P

chuyển nhượng năm trong số 24 xe trên cho Công ty C. Theo thỏa thuận, Công ty P
đồng ý cho Công ty C tiếp tục thụ hưởng phần còn lại của bảo hiểm thân xe. Riêng
phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hai bên không bàn tới nhưng Công ty P có giao
cho Công ty C năm giấy chứng nhận bảo hiểm xe được mua từ Công ty Bảo hiểm.
Tháng 7-2007, một trong số năm xe của Công ty C gặp tai nạn. Công ty C đã phải bỏ
ra hơn 110 triệu đồng để đóng viện phí, bồi thường cho hành khách trên xe, bồi
thường trụ điện chiếu sáng công cộng mà xe tông phải. Song song đó, Công ty C.
cũng thông báo sự việc cho Công ty Bảo hiểm biết.
Sau khi giám định, thu thập hồ sơ tai nạn, tháng 9-2007, Công ty Bảo hiểm gửi
văn bản từ chối bồi thường với lý do ngày xảy ra tai nạn phát sinh sau ngày thông báo
hủy hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 4-2007 (thời điểm đó, Công ty P có công
văn đề nghị Công ty Bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm với năm ôtô chuyển giao
cho Công ty C.).
Đòi bảo hiểm không được, đầu tháng 12-2007, Công ty C. đã khởi kiện ra tòa
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Công ty Bảo hiểm bồi thường 110 triệu
đồng bảo hiểm về tai nạn xe.
Tranh cãi kịch liệt, tòa khó quyết
Tại phiên sơ thẩm, đại diện Công ty C và Công ty Bảo hiểm đã tranh cãi kịch
liệt.
Theo Công ty Bảo hiểm, Công ty P đề nghị chấm dứt hợp đồng bảo hiểm với
năm xe ôtô bán cho Công ty C từ tháng 4-2007. Khi tòa hỏi lúc chấm dứt hợp đồng,
Công ty Bảo hiểm và Công ty P có thông báo cho Công ty C hay không, cả hai công
ty đều nói do trụ sở cũ của Công ty C không còn hoạt động, chỗ mới thì không biết
nên họ không thông báo.
Hoàng Thị Vân Anh

8

MSSV: 340116



Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

Phía Công ty C nói bảo hiểm dân sự là loại bảo hiểm bắt buộc đối với xe, không
có giấy xe sẽ không thể lưu hành. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, giấy chứng nhận bảo
hiểm vẫn còn hiệu lực nên Công ty Bảo hiểm phải bồi thường.
Ngược lại, Công ty Bảo hiểm cho rằng trước đó, Công ty P chưa đóng đủ phí bảo
hiểm và ngưng hợp đồng nên trách nhiệm bảo hiểm chưa phát sinh. Việc chuyển
nhượng xe giữa hai Công ty P. và C. không liên quan gì đến bảo hiểm trách nhiệm dân
sự mà Công ty P. mua của Công ty Bảo hiểm. Việc bàn giao giấy chứng nhận bảo
hiểm giữa Công ty P. và Công ty C. không có giá trị pháp lý.
Phản bác, Công ty C. bảo giấy chứng nhận bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm không hề
ghi “chỉ có hiệu lực khi đã thanh toán đầy đủ”. Đồng thời, nếu được thông báo phí bảo
hiểm chưa được thanh toán đủ, Công ty C sẵn sàng đi đóng. Ngoài ra, việc Công ty
Bảo hiểm từ chối bảo hiểm sau một tháng là không hợp lý.
Cuối cùng, TAND TP.HCM đã chấp nhận yêu cầu của Công ty C, buộc Công ty Bảo
hiểm phải bồi thường bảo hiểm. Ngay sau đó, Công ty Bảo hiểm kháng cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bên tiếp tục lặp lại lập luận của mình. Một điều
khác trong vụ án là giấy chứng nhận bảo hiểm đã được Công ty Bảo hiểm cấp cho
Công ty P từ trước khi hai bên ký hợp đồng bảo hiểm. Chưa kể, khi hai bên hủy hợp
đồng bảo hiểm cũng không thu lại giấy. Theo chủ tọa, chính cách làm việc thiếu minh
bạch, không đúng quy cách trên đã gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp.
Vì tính chất phức tạp của vụ việc, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM
vừa phải hoãn tuyên án, vì cần thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo
hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc
khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo

hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo
hiểm (Theo Điều 14, 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Hoàng Thị Vân Anh

9

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

Tình huống 2: vụ tranh cãi giữa Ngân hàng TMCP Đại Tín với Công ty cổ phần Bảo
hiểm AAA kéo dài hơn nửa năm qua tại TPHCM. Sự việc xảy ra từ đầu tháng 8-2008.
Khi đó, TPHCM xuất hiện một cơn mưa lớn gây ngập trên diện rộng khu vực trung
tâm thành phố. Tầng hầm tòa nhà văn phòng của Ngân hàng Đại Tín bị ngập sâu hơn
1m, gây hư hỏng nặng chiếc Mercedes C230 trị giá hơn 1 tỷ đồng mà ngân hàng đã
mua BH với Công ty AAA trước đó.
Theo tường trình của nhân viên Ngân hàng Đại Tín (có xác nhận của chính
quyền địa phương), chiều ngày 1-8-2008, khoảng 16 giờ, một cơn mưa lớn bất ngờ ập
đến. Sau khoảng 30 phút, nước tràn ngập đường phố với lưu lượng lớn và nhanh
chóng tràn vào tầng hầm của cơ quan tại số 75 Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận
1, TPHCM. Lúc xảy ra sự cố dưới tầng hầm có 3 chiếc xe ô tô (trong đó có chiếc
Mercedes C230 4 chỗ, biển số 52P-1980) đang đậu và hơn 10 chiếc xe gắn máy. Đến
khoảng 17 giờ, mực nước đã ngập 0,5m. Lúc này, toàn bộ CB-CNV tại đây tập trung
xử lý các việc như tắt máy tính, ngắt hệ thống ATS máy phát điện, chuẩn bị ngắt điện
lưới, đưa xe máy ra khỏi tầng hầm…
Tuy nhiên, do mực nước dưới tầng hầm nhanh chóng dâng cao đến hơn 1m nên
các xe ô tô bị ngập trôi bồng bềnh. Nhân viên không thể đưa xe ô tô ra khỏi tầng hầm

do độ dốc quá lớn và xe không khởi động được. Sau đó, toàn bộ nhân viên phải sơ tán
khỏi tầng hầm để phòng tránh tai nạn xảy ra do điện giật…
Sau sự cố, sáng 2-8-2008, Ngân hàng Đại Tín đã thông báo tai nạn cho Bảo
hiểm AAA về sự vụ. Kết quả giám định sau đó cho thấy chiếc Mercedes bị thiệt hại
khoảng 400 triệu đồng. Trước đó, theo hợp đồng ký kết giữa hai bên (HĐ số P080710-08/0046) thì nội dung BH gồm: âm va, lật đổ; hỏa hoạn, cháy nổ; bão, lũ lụt, sụt
lở, sét đánh, mất toàn bộ xe; tai nạn bất ngờ khác…
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Bảo hiểm AAA trả lời không thể bồi thường mà chỉ
hỗ trợ cho Ngân hàng Đại Tín 50 triệu đồng với lý do: “Thiệt hại hệ thống điện của xe

Hoàng Thị Vân Anh

10

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

BKS 52P-1980 không thuộc phạm vi bảo hiểm vật chất thân xe của Bảo hiểm AAA.
Đây cũng không phải là rủi ro bất ngờ”.
Rắc rối câu chữ
Một cán bộ Bảo hiểm AAA giải thích, “rủi ro bất ngờ” phải xảy ra trong thời
gian tích tắc, không lường trước được. Tình huống trên có thể lường trước và khắc
phục được, nhưng do ngân hàng chủ quan đã chậm trễ và không làm hết khả năng
trong việc cứu hộ chiếc xe - tài sản của ngân hàng. Do đó, công ty bảo hiểm không
đồng ý bồi thường theo hợp đồng mà chỉ hỗ trợ.
Đại diện ngành bảo hiểm cũng cho rằng, người tham gia bảo hiểm là Ngân hàng Đại
Tín đã không mẫn cán trong việc khắc phục sự cố. Diễn biến nước mưa tràn ngập tầng

hầm kéo dài từ 16 giờ đến 17 giờ 30 nên không thể cho đó là yếu tố bất ngờ hoặc
không lường trước được.
Ngược lại, phía Ngân hàng Đại Tín không đồng ý với quan điểm này và tiếp tục
yêu cầu Bảo hiểm AAA phải bảo hiểm cho chiếc xe của họ. Ông Trần Xuân Nam,
Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Tín cho biết, việc nước tràn vào trụ sở của ngân hàng
và làm hỏng chiếc xe vào chiều 1-8-2008 là “hoàn toàn bất ngờ” với ngân hàng. Ngoài
ra, khi nhận xét sự mẫn cán của nhân viên ngân hàng trong việc cứu chữa tài sản, Bảo
hiểm AAA nên lưu ý rằng: Nhân viên ngân hàng không có kiến thức, kỹ năng và
phương tiện của một nhân viên cứu hộ. Họ cũng không phải là chuyên gia dự báo thời
tiết, làm sao có thể đoán được diễn biến của cơn mưa! Ngày 30-3-2009, Ngân hàng
Đại Tín đã chính thức gởi đơn kiện ra Tòa án Nhân dân TPHCM. Kết cục của sự việc
này ra sao còn phải chờ phán quyết của tòa án. Qua đây có thể thấy các bên trước khi
ký kết hợp đồng bảo hiểm cần hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình.
+ Ý kiến của chuyên gia:
- Luật sư Bùi Quang Nghiêm - Phó chủ nhiệm đoàn Luật sư TPHCM:
Bảo hiểm AAA không có trách nhiệm bảo hiểm.

Hoàng Thị Vân Anh

11

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

Công ty CP Bảo hiểm AAA không có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho Ngân
hàng TMCP Đại Tín. Lý do: Việc ô tô mang biển kiểm soát 52P-1980 bị thiệt hại

nặng hệ thống điện do ngập nước tại tầng hầm 75 Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang,
quận 1, TPHCM là một rủi ro nhưng không mang yếu tố bất ngờ. Nghĩa là ngân hàng
không thể cho rằng mình không thể lường trước được thiệt hại có thể gây ra cho chiếc
xe bởi đã có dự báo từ mấy ngày trước của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn khu
vực Nam bộ. Theo đó, sẽ có mưa lớn bất thường trong 5 ngày đầu tháng 8. Áp dụng
vào trường hợp trên, từ lúc bắt đầu mưa đến lúc nước ngập tầng hầm kéo dài 1 giờ, lẽ
ra ngân hàng phải nhìn thấy được rủi ro có thể xảy ra đối với chiếc xe hoặc ít nhất từ
thời điểm mưa bắt đầu tràn vào tầng hầm và trời còn mưa.
Trong khoản 1 Điều 575 Bộ luật Dân sự cũng quy định: “Khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và
phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế
thiệt hại”.
Giả sử sự kiện mưa lớn vào ngày 1-8-2008 và việc nước tràn vào tầng hầm là
bất ngờ đối với ngân hàng, thì ngân hàng vẫn có thể hành động trong khả năng cho
phép bằng cách đưa xe ra khỏi tầng hầm. Việc làm này kéo dài không quá 5 phút so
với khoảng thời gian ngồi nhìn từ lúc nước bắt đầu tràn vào đến khi dâng cao 0,5m là
30 phút. Điều này cho thấy, ngân hàng đã không mẫn cán trong việc khắc phục sự cố.
- Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Trưởng Văn phòng luật sư Giải Phóng: Ngân
hàng Đại Tín có cơ sở đòi bồi thường.
Căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm, theo quy định
của Bộ luật Dân sự, đối với những hợp đồng soạn sẵn, nếu có những điều khoản, từ
ngữ có cách hiểu không rõ ràng thì sẽ giải thích sao cho có lợi cho người được bảo
hiểm
Như vậy, tòa án có thể vận dụng quy định này để xét xử đối với các tranh chấp
hợp đồng bảo hiểm mà các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng. Trong
Hoàng Thị Vân Anh

12

MSSV: 340116



Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

vụ kiện tranh chấp bảo hiểm giữa Ngân hàng Đại Tín và Công ty Bảo hiểm AAA này,
chúng tôi thấy rằng việc Ngân hàng Đại Tín đòi bồi thường thiệt hại cũng có cơ sở.
Phía công ty bảo hiểm phải chứng minh sự kiện này thuộc các điều khoản loại
trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm và là sự kiện khách quan
theo quy định tại Điều 571 – Bộ luật Dân sự.
2. Một số kiến nghị.
Những việc liên quan đến vấn đề bồi thường trong bảo hiểm tài sản còn rắc rối
gây ra khó khăn trong việc giải quyết bồi thường dẫn đến các bên đưa nhau ra tòa.
Xuất phát từ những lý do hết sức đơn giản như câu chữ trong hợp đồng không rõ ràng
mạch lạc, gây hiểu nhầm hoặc hiểu sai về vấn đề ghi trong đó gây ra tranh cãi, đôi lúc
còn gây ra sự lung túng của tòa án trong việc giải quyết những tình huống như trên.
Do vậy khi gia kết hợp đồng hai bên phải thống nhất ghi rõ từng điều khoản, thống
nhất câu chữ để tránh hiểu nhầm sau này.
Ngoài ra về vấn đề quy định của pháp luật về chuyển quyền khiếu nại trong bảo
hiểm tài sản là hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp
bảo hiểm trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại cho bên mua bảo hiểm.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng quy định này vào việc giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong lĩnh vực này đã gặp nhiều khó khăn do quy định của pháp luật vẫn còn
nhiều bất cập. Vì vậy cần phải sửa đổi một số nội dung như sau:
* Cần quy định lại thời điểm mà bên được bảo hiểm thực hiện việc chuyển yêu cầu
bồi hoàn.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 49, Luật kinh doanh bảo hiểm thì: “Trong
trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo

hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận
bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm”. Như vậy, theo quy định trên thì doanh

Hoàng Thị Vân Anh

13

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

nghiệp bảo hiểm chỉ được quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu
đòi bồi thường cho mình khi có đủ hai điều kiện:
- Thứ nhất, người thứ ba phải có lỗi trong việc gây ra tổn thất cho người được
bảo hiểm.
- Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm đã phải trả tiền bồi thường cho người được
bảo hiểm.
Tuy nhiên, khoản 2, Điều 49, Luật kinh doanh bảo hiểm lại quy định: “Trong
trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm,
không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được
bảo hiểm”. Như vậy, quy định của khoản 2 với khoản 1 điều 49 bất hợp lý ở chỗ, theo
quy định tại khoản 1 thì doanh nghiệp bảo hiểm đã phải trả tiền bồi thường cho người
được bảo hiểm mới được quyền yêu cầu người được bảo hiểm chuyển quyền khiếu nại
sang cho mình. Tuy nhiên tại khoản 2 lại quy định nếu người được bảo hiểm không
bảo lưu quyền khiếu nại hoặc không chuyển giao quyền yêu cầu thì doanh nghiệp có
quyền khấu trừ tiền bồi thường theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Sự bất hợp

lý ở đây thể hiện, sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường rồi, nếu người
được bảo hiểm có lỗi trong việc đảm bảo quyền khiếu nại của doanh nghiệp bảo hiểm
đối với người gây ra thiệt hại thì liệu doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện được quyền
khấu trừ tiền bồi thường được hay không. Số tiền bồi thường này, người được bảo
hiểm đã nắm giữ, doanh nghiệp bảo hiểm muốn thực hiện quyền khấu trừ thì phải làm
thủ tục để đòi lại số tiền này, nếu người được bảo hiểm không chịu trả thì phải kiện ra
tòa và như vậy sẽ mất thời gian và tốn kém chi phí. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi
cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm, pháp luật cần phải sửa đổi
theo hướng khi doanh doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bồi thường thì người được bảo
hiểm phải thế quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm để đòi người gây ra thiệt hại trong

Hoàng Thị Vân Anh

14

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

giới hạn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm cam kết. Quy định như trên sẽ hợp lý và
đảm bảo quyền lợi của cả người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm bởi các lý
* Sửa đổi một số quy định của Bộ luật hàng hải để đảm bảo cho doanh nghiệp bảo
hiểm thực hiện được quyền đòi người thứ ba gây ra thiệt hại phải bồi thường trong bảo
hiểm hàng hải: Theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt
nam trong quan hệ bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu nếu hàng về đến cảng bị hư hỏng,
mất mát. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc, người có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi

thường cho hành vi gây thiệt hại của mình nên điều 49, Luật kinh doanh bảo hiểm đã
quy định về trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn của bên được bảo hiểm cho
doanh nghiệp bảo hiểm để đòi lại bên gây thiệt hại số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm
đã bồi thường cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, người được bảo
hiểm (doanh nghiệp nhập khẩu) đã không thể thực hiện được nghĩa vụ này do quy
định của Điều 100 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2006.
* Pháp luật nên bổ sung quy định nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển yêu cầu
bồi hoàn hoặc từ bỏ quyền yêu cầu bồi hoàn thì việc từ bỏ này là vô hiệu.
Nghiên cứu quy định của pháp luật về chuyển yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm
tài sản còn có những nội dung mà pháp luật chưa hề quy định. Sự thiếu sót này cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp xảy ra trên thực tế và gây lúng
túng cho cơ quan xét xử khi đưa ra các phán quyết của mình. Quy định về trách
nhiệm chuyển yêu cầu bồi hoàn trong Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải
mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận quyền của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc yêu
cầu người được bảo hiểm phải chuyển quyền khiếu nại mà chưa có quy định nhằm
bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên gây ra thiệt hại trong trường
hợp người được bảo hiểm từ chối hoặc không bảo lưu quyền khiếu nại. Cụ thể, theo
quy định của pháp luật hiện hành, sau khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, nếu
người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu
Hoàng Thị Vân Anh

15

MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm


người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ tiền bồi thường
theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Với quy định trên đây, trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm không khấu trừ được tiền bồi thường từ người được bảo hiểm thì
doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thể đòi người thứ ba trả lại tiền bồi thường cho
mình vì người được bảo hiểm đã từ bỏ quyền này. Quy định trên bất hợp lý ở chỗ,
người thứ ba có lỗi sẽ không phải chịu trách nhiệm vật chất do lỗi của mình gây ra.
Điều này không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong việc yêu cầu người có
lỗi phải chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm của mình. Để bảo vệ quyền lợi cho
doanh nghiệp bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba bồi thường, đồng thời đảm bảo
nguyên tắc người có lỗi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của
mình, pháp luật nên quy định “trong trường hợp người được bảo hiểm không bảo lưu
hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì việc từ bỏ này là vô hiệu”. Quy
định như trên sẽ đảm bảo thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm để đòi người thứ
ba bồi thường torng trường hợp người được bảo hiểm không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền
đòi bồi thường.

KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể hiểu hơn về vấn đề giải quyết bồi thường
trong bảo hiểm tài sản. Góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề
này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm
2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành
2. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam: webbaohiem.net

Hoàng Thị Vân Anh

16


MSSV: 340116


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật kinh doanh bảo hiểm

3. Bộ Luật Dân sự.
4. Bộ Luật Hàng hải Việt Nam.
5. />%E1%BA%A3n/.
6. />%A3o-hi%E1%BB%83m.

Hoàng Thị Vân Anh

17

MSSV: 340116



×