Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nâng cao dân chủ và thương lượng điều kiện quan trọng để giải quyết bồi thường thiệt hại cho cá nhân bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.26 KB, 7 trang )

nghiªn cøu - trao ®æi

TS. Lª Mai Anh *

V

ề phương diện pháp luật, các hoạt
động tố tụng hình sự như bắt, tạm giữ,
tạm giam và xét xử về hình sự một người
đều là những biện pháp cưỡng chế cần thiết
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Tính chất của các hoạt
động tố tụng này luôn liên quan đến nhiều
mặt của đời sống xã hội, đến việc thực hiện
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các
quyền tự do cá nhân của công dân. Vì vậy,
yêu cầu đặt ra là các cơ quan bảo vệ pháp
luật phải tiến hành các hoạt động tố tụng
một cách thận trọng, đúng người, đúng tội
và tuân theo các yêu cầu nghiệp vụ chuyên
môn cũng như quy định của pháp luật.
Nhưng trên thực tế, những đòi hỏi nêu
trên của hoạt động tố tụng đã có lúc, có nơi
không được các cơ quan và người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng tuân
thủ một cách đầy đủ. Để thực hiện Nghị
quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ
chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công
tác tư pháp trong thời gian tới, Thủ tướng


Chính phủ cũng đã có chỉ thị để triển khai
thực hiện. Tinh thần chung là xử lí kịp thời
và nghiêm minh những cán bộ có vi phạm
pháp luật trong khi tiến hành các hoạt động

T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003

tố tụng hoặc có vi phạm pháp luật.(1) Việc
không tuân thủ đúng các quy định của
pháp luật tố tụng đã đưa đến những hậu
quả tiêu cực cho công dân, đó là thiệt hại
về vật chất hoặc tinh thần do bị bắt, giam,
giữ, xét xử oan.
Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng
oan trong hoạt động tố tụng hình sự như
hiện nay một phần là do các cơ quan tiến
hành tố tụng đã thực thi các chức năng
nghiệp vụ của từng ngành chưa bảo đảm các
yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong khi đó, trình tự giải quyết việc bồi
thường thiệt hại do người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng gây ra trước đây theo quy
định của Điều 624 Bộ luật dân sự và Nghị
định số 47/CP ngày 3/5/1997 chưa thật hoàn
toàn phù hợp với tính chất của quan hệ bồi
thường thiệt hại về dân sự. Do vậy, thực tiễn
giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ
oan trong tố tụng hình sự không có hiệu quả
hoặc hiệu quả không cao. Một trong những
yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả

trong lĩnh vực này là nâng cao dân chủ và
thực hiện nguyên tắc thương lượng trong
giải quyết bồi thường thiệt hại do người có
* Giảng viên chính Khoa luật quốc tế
Trường đại học luật Hà Nội
3


nghiên cứu - trao đổi

thm quyn ca c quan tin hnh t tng
gõy ra vi ngi b oan. õy thc s l iu
kin cn thit v cú ý ngha thit thc trong
hot ng t tng hỡnh s hin nay nc
ta. Nhn thc c ý ngha thc t ca vn
ny nờn U ban thng v Quc hi
khoỏ XI ó ban hnh Ngh quyt s
338/NQ-UBTVQH11 ngy 17/3/2003 v
bi thng thit hi cho ngi b oan do
ngi cú thm quyn trong hot ng t
tng hỡnh s gõy ra. iu 3 Ngh quyt s
338/NQ-UBTVQH11 ó quy nh nguyờn
tc gii quyt bi thng thit hi nh sau:
"1. Kp thi, cụng khai v ỳng phỏp
lut; ...
5. Vic bi thng thit hi c tin
hnh trờn c s thng lng gia c
quan cú trỏch nhim bi thng thit hi
vi ngi b oan, thõn nhõn ca ngi b
oan hoc i din hp phỏp ca h; nu

khụng thng lng c thỡ ngi b
oan, thõn nhõn ca ngi b oan hoc i
din hp phỏp ca h cú quyn yờu cu
to ỏn gii quyt.(2)
Theo quy nh trờn õy rừ rng tớnh cht
dõn ch thụng qua vic thng lng c
coi l ni dung quan trng ca nguyờn tc
gii quyt bi thng thit hi. C th thờm
ni dung ca nguyờn tc ny, iu 11 ca
Ngh quyt s 338/NQ-UBTVQH11 cũn
quy nh khỏ chi tit v c th vic gii
quyt bi thng thit hi bng thng
lng ch khi no khụng thng lng c
ngi b oan mi yờu cu to ỏn gii quyt.
Vic yờu cu to ỏn gii quyt cng cú nhng
c trng l khụng ỏp dng ỏn phớ, l phớ, cỏc
loi phớ khỏc; khụng ỏp dng thu i vi
4

khon tin bi thng m ngi b oan hoc
thõn nhõn ca ngi b oan c nhn (quy nh
ti iu 20 Ngh quyt s 338/NQ-UBTVQH11).
thc hin cú hiu qu cỏc quy nh ca
Ngh quyt s 338/NQ-UBTVQH11 ngy 17/3/2003
chỳng tụi cho rng cn thc hin mt s vn
sau õy:
1. Mt s ni dung c th ca vic
nõng cao dõn ch v thng lng trong
gii quyt bi thng thit hi cho ngi
b oan trong hot ng t tng hỡnh s

V nhiu phng din, c quan tin
hnh t tng phi thc s cao dõn ch v
thng lng bi thng trong quỏ trỡnh
xột, gii quyt bi thng thit hi cho
ngi b oan. Tớnh cht dõn ch trc ht
c th hin bng vic bo m quyn ca
ngi b oan c th hin bng nguyờn tc
thng lng, ngi b oan c tham gia
trong sut quỏ trỡnh xột v gii quyt bi
thng, dự l bi thng theo trỡnh t hnh
chớnh hay trỡnh t tũa ỏn. Trong mi trỡnh t
ú, ngi b oan c ch ng th hin ý
chớ cỏ nhõn trờn c s quy nh ca phỏp
lut. Khi ngi b oan c trc tip tham
gia vo quỏ trỡnh xột v gii quyt bi
thng thỡ yờu cu quan trng v phớa c
quan tin hnh t tng cú trỏch nhim l
phi coi trng vic hũa gii, thng lng
gia ngi b oan vi bờn gõy thit hi l cỏc
c quan tin hnh t tng (theo quy nh ti
iu 10 Ngh quyt 338/NQ-UBTVQH11).
Cn coi õy l trỡnh t bt buc cng nh
mt bc ca th tc t tng dõn s
thụng thng. Bi vỡ, thụng qua vic hũa
gii, thng lng cú th t c nhiu
mc ớch nh:
Tạp chí luật học số 5/2003


nghiªn cøu - trao ®æi


- Tạo được sự thông cảm giữa hai bên,
để vừa giảm bớt tâm lí căng thẳng, gay gắt
của người bị oan đồng thời cũng là điều
kiện để người có lỗi (là người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây
ra) nhận thấy được sai lầm của họ trong việc
gây ra hậu quả oan cho công dân.
- Giúp hai bên có cơ hội thể hiện ý chí
của mình trong việc khắc phục hậu quả. Đây
chính là lúc hai bên thể hiện quan điểm khi
trao đổi, bàn bạc, thương lượng với nhau
những yêu cầu. Qua thương lượng hai bên
cũng thấy được những khó khăn của nhau
và có phương án giải quyết phù hợp. Ngoài
ra, thông qua thương lượng sẽ giúp cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự nắm bắt được
mong muốn, nguyện vọng của người bị oan
để có đường lối giải quyết thỏa đáng theo
đúng quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện để người bị oan nắm
được cơ sở, căn cứ pháp lí cũng như sự vận
dụng các quy định pháp luật của cơ quan
tiến hành tố tụng trong khi giải quyết việc
bồi thường. Trên cơ sở đó, người bị oan
mới có sự tin tưởng ở cách giải quyết công
bằng, dân chủ, công khai của các cơ quan
tiến hành tố tụng. Có làm như vậy thì
người bị oan mới tự nguyện chấp nhận
quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại

của hội đồng xét giải quyết bồi thường, để
có thể tránh việc khiếu kiện kéo dài bằng
trình tự khởi kiện và yêu cầu tòa án bảo vệ,
làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan
bảo vệ pháp luật.
Coi trọng khâu hòa giải thành thông qua
việc thương lượng giữa người bị oan và cơ
quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003

thường thiệt hại là con đường ngắn và có
hiệu quả cao để giải quyết vấn đề bồi
thường thiệt hại cho công dân trong trường
hợp bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng để làm được
điều này thì trước hết, cá nhân người gây
thiệt hại (mà cụ thể là người tiến hành tố
tụng có lỗi trong việc gây oan, sai) phải
thẳng thắn, trung thực và sẵn sàng chịu
trách nhiệm trước công dân. Bởi vì, sự nhạy
cảm của các vụ oan, sai trong hoạt động tố
tụng hình sự là ở chỗ người nhân danh pháp
luật, nhân danh công lí nhưng lại đã làm trái
với yêu cầu của pháp luật. Cho nên, để khôi
phục lại lòng tin của công dân thì cách ứng
xử đúng đắn là không ngại phải thừa nhận
có sai lầm và sai đến đâu phải sửa đến đó là
vấn đề thật sự có ý nghĩa quan trọng.
Tóm lại, làm tốt khâu hòa giải và
thương lượng là tiền đề để giải quyết nhanh

chóng, kịp thời việc bồi thường cho người
bị oan, qua đó tránh phát sinh thêm các tổn
thất không mong muốn khác cho cả cơ
quan tiến hành tố tụng và cho chính những
người bị oan.
Một nội dung khác của nâng cao dân
chủ và thương lượng trong giải quyết bồi
thường cho các vụ oan trong tố tụng hình sự
là việc cơ quan tiến hành tố tụng có trách
nhiệm phải tạo điều kiện thuận lợi để người
bị oan, sai được thực hiện các yêu cầu đòi
bồi thường của mình đúng với quy định của
pháp luật thông qua khâu thương lượng. Cụ
thể là người bị oan không bị áp đặt, ép buộc
phải tuân theo các quyết định của cơ quan
tiến hành tố tụng mà không được thể hiện
hợp pháp ý chí để tự bảo vệ lợi ích chính
5


nghiªn cøu - trao ®æi

đáng của bản thân. Vì vậy, song song với
việc đưa ra các quyết định giải quyết bồi
thường, cơ quan tiến hành tố tụng có trách
nhiệm cần có sự giải thích rõ ràng, thẳng
thắn để xóa bỏ khúc mắc trong tâm tư người
bị oan. Có như vậy, việc bồi thường mới
thực sự có ý nghĩa trọn vẹn và thấu tình, đạt
lí. Về cơ bản, không thể coi việc bồi thường

trong vụ việc có oan, sai cũng giống với một
vụ bồi thường thiệt hại về dân sự thông
thường. Trong bồi thường thiệt hại do bị
oan, sai về hình sự, ý nghĩa tinh thần của
việc bồi thường cần được đặt lên hàng đầu,
vì tính chất của đối tượng mà hành vi gây
oan, sai đã xâm phạm tới là các giá trị
thiêng liêng của con người như danh dự,
phẩm giá và nhiều giá trị tinh thần khác.
Có thể nói rằng trên thực tế, thiệt hại vật
chất hoặc thiệt hại về tinh thần mới chỉ là
một phần của những tổn thất thực sự mà
người bị oan, sai phải gánh chịu. Đối với
nhiều trường hợp bị oan, sai, khó khăn lớn
khác mà người bị oan không thể tự mình
khắc phục được, đó là sự hòa nhập trở lại
như thế nào với đời sống cộng đồng sau sự
kiện oan xảy ra? Trạng thái tâm lí mất ổn
định, nỗi đau đớn về thể xác do bị thương
tật (nếu có), đặc biệt là vấn đề danh dự... sự
thật là những hậu quả từ việc oan cần phải
có thời gian để hàn gắn và quan trọng hơn
nữa là cần có cách xử lí công bằng, có trách
nhiệm cao của các cơ quan chức năng để
giúp người bị oan khôi phục lại đời sống
bình thường sau những mất mát to lớn trong
thời gian bị giam gi÷, để họ tự vượt qua các
tổn thất đã làm xáo động, thậm chí có thể
làm thay đổi cả số phận một con người.
6


Muốn làm được các yêu cầu nêu trên thì vấn
đề bồi thường cho người bị oan phải được
giải quyết bằng sự tư duy và cách thức phải
thực sự dân chủ mới đáp ứng đúng đòi hỏi
của bồi thường thiệt hại do xâm phạm
quyền tư pháp. Chính vì vậy, đối với một vụ
việc bồi thường do bị oan vấn đề bồi thường
bằng vật chất chỉ là một trong những nội
dung trong Nghị quyết số 338/NQ-UBTVQH 11
nhưng không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn
những thiệt hại về tinh thần mà người bị
oan phải trải qua. Bồi thường thiệt hại do
bị oan vì vậy không thể bỏ qua yếu tố dân
chủ, thương lượng trong cách hiểu và cách
giải quyết của chính các cơ quan tiến hành
tố tụng nhằm khôi phục danh dự cho
người bị oan.
Đề cao dân chủ trong giải quyết bồi
thường do bị oan còn nhằm tránh hiện
tượng cố tình che giấu sự thật, che giấu sai
lầm trong hoạt động của người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng. Trong không khí
dân chủ, hòa giải và thương lượng người bị
oan mới có điều kiện bộc lộ, nói rõ sự thật,
từ đó mới giúp cơ quan tiến hành tố tụng
nhận thấy thiếu sót, sai lầm trong công tác
tố tụng, qua đó có sự rút kinh nghiệm kịp
thời để nâng cao chất lượng công tác điều
tra, truy tố, xét xử, góp phần bảo vệ quyền

lợi hợp pháp cho công dân và bảo đảm bình
ổn các quan hệ xã hội.
Nâng cao dân chủ trong giải quyết việc
bồi thường cho người bị oan còn liên quan
đến vấn đề có tính chất thời sự trong hoạt
động tố tụng hiện nay, đó là quyền được có
luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của họ
được tham gia bảo vệ lợi ích của các đương
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003


nghiªn cøu - trao ®æi

sự ở mọi trình tự và mọi giai đoạn tố tụng.
Thực tế, không phải người bị oan nào cũng
am hiểu pháp luật và tự biết mình có những
quyền hay nghĩa vụ ra sao. Trong khi đó,
vai trò của luật sư hoặc người đại diện hợp
pháp của họ có trình độ và am hiểu pháp
luật trong các vụ việc giải quyết bồi thường
thiệt hại cho người bị oan còn bị hạn chế và
chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Do
đó, cần có sự bảo đảm để luật sư hoặc
người đại diện hợp pháp của họ thuận lợi
tham gia cùng các đương sự trong các trình
tự giải quyết bồi thường, nếu người bị oan
có yêu cầu.
Một vấn đề cũng rất nổi cộm trong thực
tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại đối với các
vụ việc oan về hình sự là việc giải quyết vấn

đề hoàn trả kinh phí bồi thường cho cơ quan
tiến hành tố tụng của người đã gây ra oan sai
và phải bồi thường thiệt hại. Vấn đề này cũng
đã được quy định tại mục 5 về nghĩa vụ hoàn
trả của Nghị quyết số 338/NQ-UBTVQH11.
Tuy nhiên, quá trình giải quyết các vấn đề
phát sinh từ bồi thường oan sai liên quan
đến nhiều người, nhiều mối quan hệ, nhiều
cơ quan và nhiều người tiến hành tố tụng.
Trong số các mối quan hệ đan xen đó, vấn
đề hoàn trả kinh phí bồi thường của người
gây thiệt hại rất phức tạp, do yêu cầu phải
xác định được phạm vi trách nhiệm của từng
cơ quan và từng người tiến hành tố tụng.
Nguyên nhân của tình trạng không xác định
được phạm vi, giới hạn trách nhiệm của
từng người tiến hành tố tụng cũng có thể
xuất phát từ sự thiếu dân chủ khi giải quyết
vấn đề. Hiện tượng trên làm sai, dưới phải
chịu và khi oan, sai xảy ra không ai muốn
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003

nhận trách nhiệm biểu hiện khá rõ ở một số
cơ quan tiến hành tố tụng. Vì thế, hiện nay
việc quy trách nhiệm hoàn trả trong các vụ
bồi thường oan, sai hầu như chưa có kết quả
mà chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức xử lí
kỉ luật công chức có sai phạm, còn kinh phí
hoàn trả nhiều trường hợp không biết quy kết
cho cơ quan nào trong số cơ quan điều tra, truy

tố, xét xử và cho ai - thủ trưởng cơ quan tiến
hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng? Vì
vậy, Nghị quyết số 338/NQ-UBTVQH11 tuy
đã có quy định khá chi tiết nhưng để thống
nhất việc áp dụng các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng cần ban hành thông tư liên
ngành để phân định trách nhiệm cụ thể khi
phải bồi thường.
Về phía các cơ quan tiến hành tố tụng,
vấn đề nâng cao dân chủ và thương lượng
phải được áp dụng một cách thống nhất
trong cả khi tiến hành tố tụng lẫn khi giải
quyết bồi thường cho người bị oan. Muốn
vậy, trách nhiệm của người tiến hành tố
tụng có lỗi phải được xác định theo những
tiêu chí pháp luật, bảo đảm tính khách quan,
không bao che, nể nang, đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau. Căn cứ để xác định trách
nhiệm của người tiến hành tố tụng là chức
năng, nhiệm vụ được giao. Khi đã xác định
được người phải có trách nhiệm thì cơ quan
tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết
phải tạo điều kiện cho người tiến hành tố
tụng có lỗi được tham gia quá trình giải
quyết bồi thường cho người bị oan để có sự
“cộng đồng trách nhiệm “với cơ quan tiến
hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ
việc. Tính chất “cộng đồng trách nhiệm” ở
đây không có nghĩa yêu cầu người tiến hành
7



nghiªn cøu - trao ®æi

tố tụng có lỗi phải trực tiếp bồi thường cho
người bị oan (vì trách nhiệm bồi thường cho
người bị thiệt hại đối với trường hợp này là
thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố
tụng có người tiến hành tố tụng đã gây ra
thiệt hại). Sự có mặt của người người tiến
hành tố tụng có lỗi là cùng tham gia hòa
giải, thương lượng còn nhằm mục đích để
người bị oan có sự thông cảm. Ngoài ra, sự
có mặt của họ còn có thể làm dịu sự căng
thẳng khi thương lượng, làm nhẹ bớt nỗi
đau tinh thần của người bị oan. Yêu cầu
cộng đồng trách nhiệm đối với người gây ra
thiệt hại còn có ý nghĩa thiết thực khác là để
nâng cao trách nhiệm cá nhân của người
tiến hành tố tụng trong hoạt động chức năng
và để họ tự rút ra bài học kinh nghiệm từ
thực tế nhằm tránh lặp lại sai sót.
Bên cạnh đó, khi giải quyết vấn đề hoàn
trả kinh phí bồi thường, cơ quan có thẩm
quyền giải quyết phải tạo điều kiện để người
có nghĩa vụ bồi thường có quyền được trình
bày các bằng chứng, cơ sở để chứng minh
mức độ trách nhiệm mà họ phải gánh chịu,
tránh tình trạng mệnh lệnh sai từ cấp trên
nhưng cấp dưới vẫn phải chịu trách nhiệm.

Điều quan trọng là phải có sự dân chủ để có
cơ sở xác định rõ ràng trách nhiệm của từng
người tố tụng thì vấn đề kinh phí hoàn trả
mới có thể được giải quyết thực tế.
2. ý nghĩa của việc nâng cao dân chủ
và thương lượng trong thực tiễn giải quyết
việc bồi thường thiệt hại cho công dân bị
oan trong hoạt động tố tụng hình sự
Có thể nói rằng nâng cao dân chủ và
thương lượng là giải pháp có hiệu quả cao
8

để thay đổi cách thức thực hiện trách nhiệm
của Nhà nước trong việc giải quyết bồi
thường thiệt hại cho người bi oan trong thực
tế hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các
cơ quan bảo vệ pháp luật hiện nay.
Trước hết, về mặt nhận thức, cần khẳng
định rõ, quyền lực tư pháp phải thể hiện
được sự dân chủ để bảo đảm đúng tính chất
của quyền lực đó trong hoạt động của các cơ
quan bảo vệ pháp luật. Xét về bản chất,
nâng cao dân chủ không phải là sáng kiến
pháp luật có tính sáng tạo và đột phá trong
thực tiễn thực thi pháp luật mà nó vốn là giá
trị truyền thống của thể chế nhà nước pháp
quyền. Khi giải quyết mối quan hệ giữa Nhà
nước và công dân trong hoạt động tư pháp
cũng như trong giải quyết mối quan hệ về
bồi thường thiệt hại do oan, sai mang tính

chất dân sự thì tính chất dân chủ thể hiện
thông qua các quy định về thương lượng đã
khẳng định vai trò của pháp luật là công cụ
hợp pháp của cả Nhà nước và công dân.
Nâng cao dân chủ là giải pháp để việc
giải quyết bồi thường oan, sai đáp ứng được
tính chất của mối quan hệ pháp luật về bồi
thường dân sự do xâm phạm quyền tư pháp.
Ý nghĩa sâu sắc của vấn đề nâng cao dân
chủ và thương lượng mà cơ quan tiến hành
tố tụng có trách nhiệm thực hiện đối với
người bị oan trong khi thi hành công vụ là
vì đối với mỗi công dân, chỉ có tòa án là cơ
quan duy nhất có quyền thay mặt Nhà nước
phán xét họ là tội phạm và phải bị trừng trị
theo pháp luật. Vậy, cũng chỉ có tòa án là cơ
quan trả lại cho người bị oan sự trong sạch
của họ và đưa họ trở về với đời sống cộng
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003


nghiªn cøu - trao ®æi

đồng. Trong giải quyết bồi thường thiệt hại
cho người bị oan, trách nhiệm của cơ quan
tiến hành tố tụng là phải vừa bồi thường
thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần
cho người bị oan đồng thời có trách nhiệm
khôi phục lại danh dự, uy tín cho người đó
vì những hiểu lầm do sự kiện oan, sai gây

ra. Trách nhiệm minh oan, phục hồi danh dự
cho người bị oan, sai của các cơ quan này
phải được quy định cụ thể trong các văn bản
pháp luật liên quan với tính chất là một nội
dung của trách nhiệm Nhà nước đối với việc
bồi thường cho người bị oan. Những hình
thức minh oan tại nơi cư trú, nơi làm việc,
thông qua phương tiện thông tin đại chúng
như báo, đài phát thanh, truyền hình... cần
được áp dụng với tính chất là biện pháp bắt
buộc khi đặt vấn đề giải quyết bồi thường
cho người bị oan.
Áp dụng giải pháp nâng cao dân chủ và
thương lượng trong giải quyết bồi thường
thiệt hại đối với người bị oan về hình sự sẽ
tăng cường trách nhiệm của cơ quan và
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành
tố tụng có lỗi trước người bị oan và trước cả
xã hội. Việc bồi thường thiệt hại đối với các
vụ oan, sai về hình sự không phải là vấn đề
giải quyết nội bộ trong cơ quan tiến hành tố
tụng. Vì vậy, nâng cao dân chủ sẽ tạo cơ sở
để nhân dân có điều kiện kiểm tra, giám sát
hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp,
cũng góp phần tăng cường kỉ luật và làm
thay đổi tư duy, phong cách làm việc của
các cơ quan tiến hành tố tụng. Hơn nữa,
bằng việc tăng cường dân chủ trong bồi

T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003


thường còn có thể sớm phát hiện ra các vụ
việc bị oan sai để kịp thời xử lí, tránh được
các tổn thất và hậu quả nghiêm trọng gây ra
cho công dân.
Về phương diện xã hội, vấn đề nâng cao
dân chủ phải đi đôi với việc tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhân dân về các chuẩn mực
pháp luật cơ bản, để giúp người dân hiểu
được quyền và nghĩa vụ của công dân, qua
đó tạo điều kiện để công dân tôn trọng pháp
chế xã hội chủ nghĩa, tin tưởng vào các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; biết
tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng.
Để thực hiện một cách có hiệu quả và
bảo đảm tính thực thi Nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội XI về bồi thường
thiệt hại trong các vụ oan, sai, chúng tôi cho
rằng trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân
sự lần này cần quy định cụ thể trách nhiệm
của Nhà nước trong việc bồi thường oan, sai.
Do tính chất đặc thù nên quy định theo Điều
624 của Bộ luật dân sự như hiện nay là khó
vận dụng trong thực tiễn. Và để việc thực
hiện Nghị quyết số 338/NQ-UBTVQH11 có
hiệu quả các ngành pháp luật hữu quan cần
thống nhất và ban hành thông tư liên ngành
để thống nhất việc áp dụng trong thực tiễn./.

(1).Xem: “Chuyện động trời ở Gia Lai - Công an bắt
và đánh người trái phép”, Báo Pháp luật số 150
(1993) ra ngày thứ ba 24/6/2003, tr. 3.
(2).Xem: Nghị quyết về bồi thường thiệt hại cho
người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra. Tạp chí Kiểm sát số
5/2003.

9



×