Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu về vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.19 KB, 14 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 3:
Tìm hiểu về vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................2
I, Những vấn đề chung về bảo hiểm tài sản. .....................................................2
1, Khái niệm. ............................................................................................2
2, Nguyên tắc bảo hiểm. ..........................................................................3
II, Vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản. .................................5
1, Nguyên tắc bồi thường. ........................................................................5
2, Hình thức bồi thường và căn cứ bồi thường. ......................................6
3, Xác định giá trị của đối tượng bảo hiểm. .............................................7
4, Xác định giá trị bồi thường. .................................................................9
KẾT THÚC VẤN ĐỀ........................................................................................13
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................14

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm ra đời tư lâu, với mục đích bảo vệ
tình hình tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi không may tài
sản của họ bị tổn thất, mất mát vì nhiều lý do khác nhau. Hợp đồng bảo hiểm có
đối tượng bảo hiểm là tài sản rất phong phú, đa dạng và chiếm một thị phần lớn
trong thị trường bảo hiểm nói chung. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp
bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm. Vậy vấn đề giải quyết bồi
thường trong bảo hiểm tài sản được thực hiện như thế nào?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I, Những vấn đề chung về bảo hiểm tài sản.


1, Khái niệm.
Bảo hiểm tài sản là một nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản thuộc bảo hiểm phi
nhân thọ và được định nghĩa là: bảo hiểm tài sản là sản phẩm bảo hiểm mà theo
đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có
tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm, với điều kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đúng thỏa
thuận.
Như vậy, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản. Dựa trên
khái niệm tài sản trong bộ luật dân sự 2005, luật kinh doanh bảo hiểm quy định
tài sản được bảo hiểm bao gồm “vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền
và các quyền tài sản” ( điều 40 luật kinh doanh bảo hiểm ).
-Nếu tài sản bảo hiểm là một vật thì vật đó phải là một vật có thực và phải thuộc
sỏ hữu của người mua bảo hiểm. Nói một cách khác thì vật được bảo hiểm phải
là một vật đã có vào thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết bởi vì khi đó

1


mới có căn cứ để xác định được mức phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều
khoản loại trừ...dựa trên tính chất, đặc tính và gía trị của vật được bảo hiểm.
-Nếu tài sản được bảo hiểm là tiền thì phải là tiền đang có giá trị lưu hành và
được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
-Nếu là giấy tờ có giá trị thì giấy tờ đó phải trị giá được thành tiền, do một cơ
quan tổ chức có thẩm quyền phát hành và có thể lưu thông dân sự được. Ví dụ:
trái phiếu, cổ phiếu, séc...
-Nếu tài sản bảo hiểm là một quyền về tài sản thì quyền đó phải trị giá được
thành tiền và được phép lưu thông dân sự.
Một số loại bảo hiểm tài sản hiện nay trên thị trường như: bảo hiểm trộm
cắp, bảo hiểm cháy, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm phá sản hoặc tổn thất kinh
doanh, bảo hiểm hàng hóa trên đường vận chuyển, các loại bảo hiểm tài sản

khác theo quy định pháp luật. Trong đó có một số loại bảo hiểm bắt buộc như:
bảo hiểm công trình xây dựng từ vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn
tín dụng của nhà nước và bảo hiểm cháy nổ.
2, Nguyên tắc bảo hiểm.
Việc bảo hiểm tài sản dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc tự
nguyện, nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nguyên tắc bên mua bảo hiểm có
quyền lợi bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường không quá tổn thất thực tế.
Nguyên tắc tự nguyện, nghĩa là các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm mà
không ai bị cưỡng ép. Đây là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự
2005 về việc tôn trọng và đảm bảo tính tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của
các chủ thể khi tham gia các quan hệ dân sự ( điều 4 Bộ luật dân sự ). Nhưng
như thế nào thì được coi là tự nguyện? Đây là một vấn đề còn khá mơ hồ và
thường chỉ được giải nghĩa về mặt lý luận, học thuật. Nhưng có thể xem tự
nguyện là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan bên trong với biểu hiện ra

1


bên ngoài của mong muốn chủ quan đó thông qua một hình thức nhất định.
Trong bảo hiểm thì mong muốn này được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hình
thức văn bản của hợp đồng bảo hiểm. Về mặt lý luận thì tự nguyện có thể hiểu
như trên, nhưng trong thực tế thì việc xác định vấn đề này là rất khó khăn. Vì
vậy, để giảm bớt khó khăn trong thực tế, pháp luật nước ta quy định theo hướng
mặc nhiên suy đoán là tất cả các hợp đồng đều được giao kết bằng sự tự nguyện
của các bên chủ thể. Nếu cho rằng hợp đồng bảo hiểm được giao kết không dựa
trên ý chí tự nguyện thì phải đủ bằng chứng chứng minh được là hợp đồng đó
giao kết do sự lừa dối của một bên trong hợp đồng hoặc sự lừa dối của người
thứ 3; hợp đồng giao kết do sự đe dọa, cưỡng ép của một bên trong hợp đồng
hoặc người thứ 3 hay hợp đồng được giao kết do một bên nhầm lẫn.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Đây cũng là sự cụ thể hóa nguyên tắc

thiện chí, trung thực được quy định tại điều 6 của Bộ luật dân sự. Nhưng trong
bảo hiểm thì trung thực không những là các bên phải khai trung thực về các
thông tin được yêu cầu mà còn phải khai trung thực các thông tin mình biết có
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên tắc bên mua bảo hiểm phải là người có quyền lợi bảo hiểm.
Trong bảo hiểm tài sản thì người tham gia bảo hiểm phải có quyền sở hữu đối
với tài sản được bảo hiểm. Sở hữu theo quy định tại điều 164 của bộ luật dân sự
thì “ quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản ”. Nhưng ngoài quyền sở hữu, một người có thể có mối liên hệ khác
đối với một tài sản mà thông qua đó họ có được các lợi ích từ tài sản như một
người có quyền sử dụng với một tài sản dù họ không phải là chủ sở hữu, nhưng
khi tài sản đó bị thiệt hại thì họ cũng mất đi một lợi ích nhất định. Do đó, người
đó vẫn có thể tham gia hợp đồng bảo hiểm để bảo iểm cho tài sản mà mình đang
có quyền sử dụng, chiếm hữu. Tóm lại, quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với
tài sản bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chiếm hữu đối với tài sản.

1


Vì vậy, người có thể mua bảo hiểm để bảo hiểm cho một tài sản là chủ sở hữu
hoặc chủ sử dụng hay chủ chiếm hữu của tài sản đó.
Nguyên tắc bồi thường không quá tổn thất thực tế, nghĩa là, tổn thất đến
đâu thì bồi thường đến đó. Mục đích của bồi thường là khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đối tượng được bảo hiểm chứ không nhằm mục đích sinh lời. Do
đó, nếu có tổn thất xảy ra thì người được bảo hiểm chỉ được bồi thường tương
xứng với tổn thất.
II, Vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản.
1, Nguyên tắc bồi thường.
Khi có thiệt hại xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thì việc
bồi thường dựa trên nguyên tắc là bù đắp tổn thất tương xứng với thiệt hại và số

tiền bảo hiểm, cụ thể:
Bồi thường không quá tổn thất thực tế và không quá số tiền bảo hiểm.
Thực tế tổn thất là bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu và không qua số
tiền bảo hiểm mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn. Việc
chuyển yêu cầu bồi hoàn chỉ phát sinh khi người thứ 3 chưa thực hiện việc bồi
thường và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho người được bảo
hiểm. Khi người thứ 3 có lỗi gây thiệt hại đem lại tổn thất cho người được bảo
hiểm thì người được bảo hiểm có quyền đồi người thứ 3 phải bồi thường thiệt
hại. Nếu người thứ 3 đã bồi thường phần trách nhiệm của mình thì doanh nghiệp
bảo hiểm được miễn phần trách nhiệm đó. Nhưng nếu người thứ 3 không bồi
thường hoặc người được bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường
thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm
và sau đó đòi người thứ 3 hoàn trả số tiền mà người đó phải bồi thường theo
trách nhiệm pháp định. Người được bảo hiểm phải kịp thời chuyển giao các

1


giấy tờ cần thiết liên quan đến quyền được đòi bồi thường đối với người thứ 3
cho doanh nghiệp bảo hiểm. Cần lưu ý, việc chuyển yêu cầu bồi hoàn chỉ phát
sinh khi người thứ 3 gây thiệt hại không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh,
chị, em ruột của người được bảo hiểm. Còn nếu người thứ 3 là cha, mẹ, vợ,
chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm thì hành vi gây thiệt hại
của họ phải là hành vi cố ý.
2, Hình thức bồi thường và căn cứ bồi thường.
Tài sản bị tổn thất có thể có nhiều cách khôi phục lại tài sản đó bằng cách
sữa chữa phần hư hại, thay thế bằng tài sản tương đương, trong đó có thể doanh
nghiệp bảo hiểm làm những việc trên hoặc người được bảo hiểm đứng ra làm và
được doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán lại các chi phí đã bỏ ra khi được doanh

nghiệp bảo hiểm chấp thuận. Điều 47 Luật KDBH quy định:“1. Bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi
thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.”
Trong trường hợp bồi thường bằng việc thay thế tài sản bị thiệt hại bằng
tài sản khác hoặc trả tiền bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu
hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị
trường của tài sản. Còn trong trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua
bảo hiểm không thỏa thuận về hình thức bồi thường thì khi thiệt hại xảy ra
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường bằng tiền.
Căn cứ bồi thường được quy định tại điều 46 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác, thì số tiền bồi thường

1


mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định
trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn
thất, mức độ thiệt hại thực tế và không vượt qua số tiền bảo hiểm. Ngoài việc trả
tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm
những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những khoản
chi phí hợp lý khác theo quy định của pháp luật.
3, Xác định giá trị của đối tượng bảo hiểm.
Trong thực tế, khi bảo hiểm đối với tài sản hiện có, doanh nghiệp bảo
hiểm thường xác định giá trị của đối tượng bảo hiểm theo một trong ba trường
hợp khác nhau. Trong mỗi trường hợp, số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo
hiểm phải bồi thường sẽ khác nhau.
-Trường hợp thứ nhất: bảo hiểm có xác định giá trị đối tượng bảo hiểm.

Đây là trường hợp mà trong hợp đồng bảo hiểm đã xác định rõ giá trị của tài sản
được bảo hiểm. Do vậy, khi có thiệt hại xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường trong phạm vi đã thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm. Do đó, nếu tổn thất thực tế vào thời điểm xảy ra thiệt hại có thể
lớn hơn giá trị được xác định trong hợp đồng ( do giá thị trường của tài sản đó
tăng ) thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ phải bồi thường theo thỏa thuận
trong hợp đồng. Ví dụ: Ông B mua bảo hiểm toàn bộ giá trị cho một chiếc xe
ôtô với số tiền bảo hiểm là 400 triệu ( bằng giá thị trường của xe vào thời điểm
giao kết hợp đồng ). Ông B đóng phí bảo hiểm đầy đủ. Sau đó xe bị tai nạn và
có thiệt hại xảy ra. Nếu thiệt hại thực tế của chiêc xe là 200 triệu thì doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường 200 triệu. Nếu xe bị thiệt hại toàn bộ và
thiệt hại thực tế trên 400 triệu ( do giá xe tăng cao ) thì doanh nghiệp bảo hiểm
cũng chỉ phải bồi thường 400 triệu theo thỏa thuận trong hợp đồng.

1


-Trường hợp thứ 2: bảo hiểm không xác định giá trị đối tượng bảo hiểm.
Đây là trường hợp mà trong hợp đồng bảo hiểm chỉ xác định số tiền bảo hiểm
mà giá trị bảo hiểm lại xác định khi thiệt hại xảy ra đối với tài sản được bảo
hiểm. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm luôn được xác định trên cơ sở giá trị của đối
tượng bảo hiểm. Do vậy, trong hợp đồng không ghi rõ giá trị của đối tượng bảo
hiểm thì số tiền bảo hiểm vẫn được xác định trên cơ sở ước tính về giá trị tài sản
được bảo hiểm. Khi xảy ra thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chỉ bồi thường
trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Như
vậy, trong trường hợp này, trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
cũng không vượt quá số tiền bảo hiểm, nhưng nếu giá của tài sản được bảo hiểm
giảm thì số tiền bồi thường lại giảm. Ví dụ: A mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị
chiếc xe ô tô với giá 400 triệu. Hợp đồng không xác định giá trị của đối tượng
bảo hiểm mà chỉ ước tính số tiền bảo hiểm là 400 triệu. Sau đó, xảy ra thiệt hại

và xe bị tổn thất toàn bộ. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trị giá xe này trên thị
trường chỉ còn 300 triệu. Do vậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường
300 triệu. Như vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ luôn có lợi,
bất lợi cho người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, trong thực tế, trường hợp này chỉ
áp dụng cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Trong các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản
là vật hiện hữu thì giá trị đối tượng bảo hiểm thường được xác định vào thời
điểmgiao kết hợp đồng và được ghi rõ trong hợp đồng.
-Trường hợp thứ 3: bảo hiểm giá trị tài sản mua sắm lại. Đây là trường
hợp mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm về việc xác định số tiền
bảo hiểm là hoản tiền đủ để mua sắm lại tài sản mới nếu đối tượng bảo hiểm bị
thiệt hại trong thời hạn bảo hiểm. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ được doanh
nghiệp bảo hiểm chấp nhận khi đối tượng bảo hiểm là vật mới hoặc có khấu hao
chưa đáng kể.

1


4, Xác định giá trị bồi thường.
-Trường hợp bảo hiểm trùng: “là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết
hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho
cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm” ( khoản 1 điều 44
Luật kinh doanh bảo hiểm ). Trong trường hợp bảo hiểm trùng thì “ khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường
theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất
cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường
của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài
sản” ( khoản 2 điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm ).
Như vậy, trong trường hợp này, thì các doanh nghiệp đã nhận bảo hiểm đều có
trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ phải bồi thường một số tiền được tính theo tỷ lệ

giữa mức bảo hiểm mà doanh nghiệp đó đảm nhận với tổng mức bảo hiểm mà
các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận, nhưng nằm trong phạm vi giá trị thiệt hại
thực tế của tài sản. Bảo hiểm trùng cũng có thể đồng thời là bảo hiểm bằng gía
trị, có thể đồng thời là bảo hiểm dưới giá trị và cũng có thể là bảo hiểm tren giá
trị.
Ví dụ 1: A có chiếc xe ô tô có trị giá là 400 triệu. A tham gia hai hợp đồng bảo
hiểm với hai công ty bảo hiểm X và công ty bảo hiểm Y. Trong mỗi hợp đồng
bảo hiểm, A đều mua bảo hiểm để bảo hiểm 1/2 giá trị chiếc xe. A đóng phí bảo
hiểm đầy đủ. Khi có thiệt hại xảy ra thì cả hai công ty X và Y đều có trách
nhiệm bồi thường cho A. Nếu thiệt hại là toàn bộ chiếc xe, thì mỗi công ty X và
công ty Y đều phải bồi thường cho A giá trị 1/2 chiếc xe với số tiền là 200 triệu.
Như vậy, tổng số tiền mà A nhận được là 400 triệu. Nhưng nếu thiệt hại xảy ra
là 200 triệu, thì mỗi công ty X và công ty Y chỉ phải bồi thường cho A 100

1


triệu, do đó tổng số tiền mà A nhận được chỉ có 200 triệu ( bằng thiệt hại thực tế
của tài sản ).
Ví dụ 2: A có chiếc xe ô tô có trị giá là 400 triệu. A tham gia hai hợp đồng bảo
hiểm với hai công ty bảo hiểm X và công ty bảo hiểm Y. Trong hợp đồng bảo
hiểm với công ty X, A mua bảo hiểm cho 1/4 giá trị chiếc xe ô tô. Trong hợp
đồng bảo hiểm với công ty Y, A mua bảo hiểm cho 3/4 giá trị chiếc xe ô tô. A
đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo hợp đồng. Khi có thiệt hại xảy ra thì cả hai công
ty bảo hiểm X và Y đều có trách nhiệm bồi thường cho A. Nếu thiệt hại là toàn
bộ chiếc xe, thì công ty X bồi thường 100 triệu còn công ty Y bồi thường 300
triệu.
-Trường hợp bảo hiểm đúng giá trị: là việc bảo hiểm được thực hiện
trên cơ sở số tiền bảo hiểm bằng đúng giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm.
Trong trường hợp này, số tiền bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị của tài

sản vào thời điểm giao kết hợp đồng. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, thì việc bồi
thường sẽ dựa trên các nguyên tắc bồi thường đã nêu ở trên.
-Trường hợp bảo hiểm trên giá trị: khoản 1 điều 42 Luật kinh doanh bảo
hiểm quy định: “hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số
tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm
giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bẻn mua bảo hiểm không được
giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị”. Như vậy, tất cả cá hợp đồng bảo hiểm
tài sản mà trong đó, mức bảo hiểm lớn hơn giá thị trường của tài sản vào thời
điểm giao kết hợp đồng đều được coi là bảo hiểm trên giá trị. Về nguyên tắc,
các bên không được giao kết loại hợp đồng này. Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc
vào nguyên nhân dẫn đến việc bảo hiểm trên giá trị để xem xét hiệu lực của hợp
đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.

1


-Nếu do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm. Khoản 2 điều 42 Luật kinh doanh bảo
hiểm quy định: “ Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm trên giá trị được giao
kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp phải hoàn lại cho bên mua
bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ững với số tiền đã vượt quá giá thị
trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan.
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản
được bảo hiểm”. Như vậy, trong trường hợp này, pháp luật nước ta vẫn công
nhận phần hợp đồng tương ứng với giá trị bảo hiểm, phần bảo hiểm bị vượt quá
giá trị sẽ bị coi là vô hiệu.
-Nếu do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm. Trường hợp này thì luật chưa có quy
định về hậu quả. Tuy nhiên, để ngăn chặn hành vi trục lợi của người tham gia
bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm , hành vi cố ý giao kết
hợp đồng bảo hiểm trên giá trị của bên mua bảo hiểm cần phải được “trừng trị”

bằng biện pháp kinh tế cũng như theo nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng
được quy định trong bộ luật dân sự. Nên trong trường hợp này, hợp đồng đó bị
coi là vô hiệu toàn bộ, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường
cũng như không phải hoàn lại phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm đã nộp.
-Nếu do lỗi vô ý hoặc cố ý của bên nhận bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm
chưa có quy định hậu quả pháp lý cho những trường hợp này. Nhưng theo
nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng dân sự, nên nếu bên mua bảo
hiểm phải gánh chịu hậu quả khi họ có lỗi thì bên nhận bảo hiểm cũng phải
gánh chịu hậu quả do lỗi của mình gây ra. Vì vậy, trong những trường hợp này,
doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường theo số tiền bảo hiểm
đã được xác định, kể cả phần vượt quá giá trị bảo hiểm.
-Nếu do tài sản hạ giá mà các bên chưa kịp điều chỉnh số tiền bảo hiểm cho
phù hợp với giá thị trường hiện tại. Đây là trường hợp một hợp đồng bảo hiểm

1


được kí đúng giá trị thậm chí dưới giá trị tại thời điểm giao kết, nhưng do
nguyên nhân khách quan mà sau đó nó trở thành hợp đồng bảo hiểm trên giá trị.
Vì vậy, nếu các bên đều không có lỗi trong việc không kịp thời điều chỉnh số
tiền bảo hiểm, thì cần công nhận hiệu lực đối với phần không vượt quá của hợp
đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường phần vượt qua giá trị bảo
hiểm, nhưng phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm tương ứng
với phần vượt quá đó.
-Trường hợp bảo hiểm dưới giá trị: Khoản 1 điều 43 Luật kinh doanh
bảo hiểm quy định: “ Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong
đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời
điểm giao kết hợp đồng”. Trong trường hợp này, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra,
“doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền
bảo hiểm và giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng” (khoản

2 điều 43 Luật kinh doanh bảo hiểm). Nói cách khác, khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra, thì bên mua bảo hiểm chỉ nhận được tiền bồi thường tương ứng với mức phí
bảo hiểm mà mình đã mua. Ví dụ: A mua bảo hiểm cho chiếc xe ô tô của mình
với mức bảo hiểm là 200 triệu ( giá trị chiếc xe tại thời điểm giao kết hợp đồng
là 300 triệu). Khi tai nạn xảy ra, thiệt hại thực tế lớn hơn nhưng doanh nghiệp
bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường trong phạm vi số tiền 200 triệu. Phần
tổn thất còn lại thì A phải tự gánh chịu.
Bảo hiểm dưới giá trị thường xảy ra do một trong hai nguyên nhân là:
-Thứ nhất: doanh nghiệp bảo hiểm quy định số tiền bảo hiểm phải ít hơn giá trị
của tài sản được bảo hiểm nhằm mục đích tăng cường ý thức của người được
bảo hiểm trong việc bảo vệ tài sản, thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế
tổn thất cho tài sản được bảo hiểm.

1


-Thứ hai: nếu bảo hiểm toàn bộ tài sản thì số phí bảo hiểm sẽ quá nhiều, nên
người được bảo hiểm chỉ muốn nộp một phần phí bảo hiểm để bảo hiểm cho
một phần giá trị của tài sản và họ tự nguyện gánh chịu tổn thất đối với phần còn
lại.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Luật kinh doanh bảo hiểm đã dành hẳn mục 3 gồm 12 điều quy định riêng
về bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên, thực tế giải quyết vấn đề bồi thường vẫn còn
gặp phải khó khăn và còn có quan hệ chưa có quy phạm điều chỉnh. Vì vậy, cần
sửa đổi, bổ sung để các quy định về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói
riêng được hoàn thiện, đáp ững yêu cầu thực tế.

1



Danh mục tài liệu tham khảo
1, TS. Phạm Văn Tuyết.
Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam
NXB: Tư pháp, Hà Nội, 2007
2, Luật kinh doanh bảo hiểm
3, Bộ luật dân sự năm 2005
4,

/>
cho-khach-hang-tham-gia-bao-hiem-bang-mot-trong-nhung-hinh-thuc-nao.aspx
5, />option=com_content&view=article&id=168:nguyen-tc-gii-quyt-bithng&catid=1:nbkcate&Itemid=2

1



×