Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.84 KB, 12 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Mới đây ở Việt Nam, vụ kiện nổi tiếng về lĩnh vực môi trường do hành vi gây ô
nhiễm dòng sông Thị Vải của người dân đối với công ty VeDan được chú ý rất đặt biệt.
Bởi từ trước đến nay việc có đến trên 5000 lá đơn của người dân kiện một công ty gây ô
nhiễm môi trường là lần đầu tiên.Vụ việc đã được pháp luật bắt tay vào và đưa ra những
quy định đối với việc công ty Vedan bồi thường cho người dân, song thực tế những tranh
chấp bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ này còn rất nhiều vấn đề cần nói
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường
gây ra
1.Lí luận
Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra là việc các cá nhân, tổ
chức phải bồi thường về vật chất cũng như là bồi thường về tinh thần đối với những hành
vi gây ô nhiễm môi trường của họ. Bồi thường thiệt hại về vật chất là những bù đắp tổn
thất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra. Bồi thường về mặt tinh thần tức
là bồi thường một khoản tiền ứng với hành vi gây thiệt hại về tinh thần do xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm...của người đó. (Điều 307 BLDS)
Theo Điều 624 BLDS 2005 thì cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm
môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp
người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi
trường cũng giống như với các loại trách nhiệm khác (hình sư, dân sự ) đó là có 3 điều
kiện: có thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, hành vi gây thiệt hại đó trái pháp
luật có lỗi của người gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại
và thiệt hại trên thực tế.
2. Thực trạng những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi
gây ô nhiễm môi trường
a. Xác định thiệt hại: được quy định tại điều 131 Luật môi trường 2005
Một là, thành phần môi trường được xác định thiệt hại.
1



Về lý thuyết, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên được hiểu là thiệt hại đối với tất cả
các yếu tố vật chất tạo thành môi trường, như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng,
sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Tuy nhiên, tại thời điểm này việc xác
định thiệt hại đối với tất cả các thành phần môi trường nêu trên là điều không hiện thực.
Qua khá nhiều cuộc tranh luận khoa học (ở cả cấp quốc gia và quốc tế), việc xác định thiệt
hại đối với môi trường tự nhiên chỉ nên bao gồm thiệt hại đối với đất, nước, không khí và
đa dạng sinh học.
Hai là, mức độ thiệt hại được xác định.
Hiện tại, Luật BVMT (2005)xác định có 3 mức độ của sự suy giảm chức năng, tính
hữu ích của môi trường, đó là: i) có suy giảm, ii) suy giảm nghiêm trọng, iii) suy giảm đặc
biệt nghiêm trọng (khoản 1 Điều 131). Nhiệm vụ của văn bản hướng dẫn là phải lượng
hóa được một cách đầy đủ hơn 3 mức độ suy giảm nêu trên, làm căn cứ cho việc xác định
các mức độ thiệt hại.
Tuy nhiên, hiện tại pháp luật chưa có các quy định để lượng hóa các mức độ suy
thoái môi trường nên việc xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường do môi trường bị suy thoái mới chỉ dừng lại ở các mức định tính.
Ba là, các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại.
Xác định mức độ thiệt hại môi trường thông qua việc xác định phạm vi, giới hạn môi
trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích có lẽ là quy định bất cập nhất trong số các quy
định về thiệt hại môi trường. Theo khoản 2 Điều 131, việc xác định phạm vi, giới hạn môi
trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có: i) Xác định giới hạn, diện tích của
khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; ii) Xác định giới
hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; iii) Xác định giới hạn, diện tích các vùng
khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm. Việc sử dụng các thuật ngữ vùng lõi, vùng
đệm để chỉ mức độ khác nhau của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường rất
có thể sẽ gây cho người đọc sự nhầm lẫn giữa nội dung pháp lý của những thuật ngữ này
với thuật ngữ vùng lõi, vùng đệm trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Bốn là, các căn cứ để tính toán thiệt hại.

2


Trong số 4 căn cứ để tính toán thiệt hại thì căn cứ vào chi phí xử lý, cải tạo phục hồi
môi trường và chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại (điểm b, c khoản 4
Điều 131) được xem là có tính khả thi trong việc xác định thiệt hại, cũng như cho việc áp
dụng trách nhiệm bồi thường. Các căn cứ còn lại, như tính toán chi phí thiệt hại trước mắt
và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; hay
thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan (điểm a, d khoản 4 Điều 131) được xem là còn khá
mơ hồ và khó áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.
b.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường có một số điều cần làm
rõ để có thể thấy được tranh chấp trong vụ việc Vedan
Thứ nhất, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất gây ra
đối với môi trường.
Thứ hai, do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các
chủ thể mà không cần đến cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay quan hệ
công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường
là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ ba, môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân; Một là, các nguyên
nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán… Những trường hợp này không làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào hai là,
các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu
tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác
Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát
sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự. Thậm chí loại trách
nhiệm này còn phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi.
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất định với
trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm.Người làm ô nhiễm môi trường

gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: i) Khắc phục tình trạng
môi trường bị ô nhiễm; và ii) Bồi thường thiệt hại về môi trường.
3


Thứ năm, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong lĩnh
vực môi trường. Luật BVMT (2005) quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân
cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách
nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc
khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Thứ sáu, thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời đã
trở thành nguyên tắc luật định, song trong lĩnh vực môi trường, do giá trị của các thiệt hại
về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên trong tuyệt đại đa số các trường hợp
việc áp dụng trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều khó có thể
thực hiện được.
Thứ bảy, khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, Việt Nam
không thể không xem xét đến các cam kết quốc tế về vấn đề này.
c. Các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
Về quyền khởi kiện: Các chủ thể bị xâm hại có quyền khởi kiện đối với người xâm
hại.Trong lĩnh vực môi trường 2 chủ thể bị xâm hại đó là nhà nước và người dân,theo đó
khi có khi có thiệt hại thì cá nhân có thể kiện người xâm hại ra tòa yêu cầu bồi thường.
Về thời hiệu khởi kiện: Được quy định trong Điều 160 và 607 BLDS 2005, theo đó
không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi bồi thường về thành phần môi
trường, thiệt hại về tính mạng sức khỏe. Nếu yêu cầu đòi BTTH về tài sản thì thời hiệu
khởi kiện là 2 năm kể từ khi quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản bị xâm hại
Về nghĩa vụ chứng minh: Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nghĩa vụ chứng minh
luôn được đưa ra, theo đó người yêu cầu đòi bồi thường phải chứng minh được thiệt hại
xảy ra là do người bị kiện gây ra. Luật môi trường chưa có quy định này nhưng thực tế
giải quyết tranh chấp bồi thường ngoài hợp đồng cho thấy yêu cầu cần phải chứng minh.

Về cách thức giải quyết BTTH về môi trường: Được quy định trong điều 133 Luật
Môi trường. Theo đó có 3 cách đó là tự thỏa thuận của các bên, yêu cầu trọng tài giải
quyết, khởi kiện tại tòa.
II. Thực tế tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ công ty Vedan
4


1. Những vi phạm của Vedan đối với sông Thị Vải
Công ty vedan là một công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam từ những năm 90 của
thế kỉ trước, xây dựng nhà máy tại Long Thành, Đồng Nai. Là một trong những công ty
chủ yếu về sản phẩm bột ngọt,tinh bột, xút.. có liên quan mật thiết với môi trường. Lẽ ra
công ty này cần có sự đầu tư hệ thống nước xả thải để đảm bảo môi trường con sông Thị
Vải (nơi đi ra của hệ thống nước thải của quá trình sản xuất), nhưng thực tế thì ngược lại.
Theo các nhà chuyên môn trong quá trình sản xuất các sản phẩm này, nước thải của công
ti có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, song đáng ngại nhất là chất độc cyanue.
Nước thải sau khi xử lí của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanue ở mức vượt tiêu
chuẩn cho phép thấp nhất là 7 lần và cao nhất là 34 lần. Tại đợt kiểm tra năm 2006 của Bộ
Tài nguyên- Môi trường, đoàn kiểm tra phát hiện công ti Vedan có hiện tượng xả trực tiếp
nước thải không qua xử lí vào sông Thị Vải. Sau Khi phân tích nước thải tại cống thoát
nổi thuộc bộ phận sản xuất phân vi sinh của công ty, cơ quan chức năng đánh giá tuy khối
lượng nước thải nhỏ nhưng hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao. Tại đợt kiểm tra 2008
Đoàn kiểm tra kết luận công ty Vedan tiếp tục có hành vi xả nước thải chưa qua xử lí từ
những bể bán âm dung dịch.
Cho đến năm 2009 những sai phạm của Vedan là không thể chối cái và đại diện công
ty đã phải thừa nhận 10 sai phạm của công ty Vedan:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải
lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến
tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày
9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải

lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy sản xuất bột
ngọt và Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác của Công
ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên
5


quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo
vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công
trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất
Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công
trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà máy bột ngọt từ
5.000tấn/ tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/ tháng lên 4.000
tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng;
PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng
12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn
chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm
khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy
phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính

phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước.
Với những hành vi vi phạm trên chắc chắn nó ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
Và thực tế cho thấy việc công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lí vào dòng sông Thị
Vải suốt hơn chục năm đã có những tác động không nhỏ tới dòng sông và cuộc sống của
người dân xung quanh đó.
2. Trách nhiệm bồi thường của công ty Vedan
Cho đến bây giờ những tác động của hành vi gây ô nhiễm môi trường của công ty
Vedan là không thể chối cãi, những tác động đó là những tác động xấu đến môi trường
6


dòng sông và đến hoạt động kinh tế của người dân xung quanh ( thủy sản, hoa màu...)
Như thế có thể khẳng định về mặt pháp lí, công ty Vedan đã gây ra thiệt hại cho
người dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh ( đều có sông
Thị Vải chảy qua). Và tất nhiên theo quy định của Luật Dân sự và Luật môi trường thì
công ty Vedan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.
Đây là hành vi gây thiệt hại gián tiếp đối với nhân dân 3 tỉnh, thành phố trên.
Trước hết thiệt hại do công ty Vedan gây ra được xác định bao gồm phạm vi: Huyện
Nhơn Trạch (xã Phước An và Long Thọ); huyện Long Thành (xã Long Phước và Phước
Thái) tỉnh Đồng Nai; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có: Huyện Tân Thành (xã Mỹ Xuân, Phước
Hòa, Tân Phước và thị trấn Phú Mỹ). Riêng TP. HCM, phạm vi bị ảnh hưởng từ ô nhiễm
sông Thị Vải do Vedan gây ra là khoảng 84ha thuộc xã Thạnh An và vùng canh tác chồng
lấn giữa tỉnh Đồng Nai và TPHCM. Thiệt hại ở đây chính là việc xác định thiệt hại đến
việc nuôi trồng thủy hải sản của người dân và sức khỏe của người dân các huyện trên
trong suốt 14 năm qua.Việc xác định là có thể làm được và các cơ quan chức năng sẽ thực
hiện việc này.
Với những hành vi gây thiệt hại, thì công ty Vedan là chủ thể có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong vụ việc này. Theo Điều 605 và 616 của BLDS 2005 thì công ty
Vedan sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và thực
hiện bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại xảy ra do hành vi của công ty này.

Như vậy rõ ràng cơ quan chức năng cần có quyết định buộc công ty Vedan phải thực
hiện những hành vi bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường đó bao gồm khoản chi phí để
thực hiện việc khắc phục hậu quả dòng sông Thị Vải, chi phí bồi thường cho người dân bị
ảnh hưởng. Tuy nhiên chưa thấy quy định của pháp luật về việc Vedan phải bồi thường cụ
thể như thế nào, cho đến khi những đơn khiếu kiện của người dân được gửi đến tay của cơ
quan chức năng thì vụ việc càng trở nên rõ ràng hơn về những tác hại của hành vi gây ô
nhiễm dòng sông Thị Vải.
3.Những tranh chấp bồi thường thiệt hại trong vụ việc.
Trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, qua đó gây thiệt hại về
các mặt kinh tế, sức khỏe cho người dân 3 tỉnh, thành phố việc công ty Vedan phải chịu
7


bồi thường là điều tất nhiên, tuy nhiên trong chuyện bồi thường ít thấy có tính tự giác.
Tính trên cả địa bàn 3 tỉnh có đến hơn chín nghìn lá đơn kiện của người dân yêu cầu
Vedan bồi thường cho họ, trong đó cụ thể: tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có đến trên 3000 lá đơn,
tỉnh Đồng Nai có hơn 4000 lá đơn, còn huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh cũng có
gần 2000 lá đơn kiện.
Theo đó nội dung trong các lá đơn kiện là bồi thường thiệt hại bằng tiền cho người
nông dân, tính mức bồi thường hợp lí, và họ không chấp nhận với mức tiền mà Vedan gọi
là hỗ trợ mà họ cần có bồi thường chính đáng với thiệt hại thực tế xảy ra.
Còn về phía ban lãnh đạo công ty Vedan, trước sự phát hiện của cơ quan chức năng,
họ đã chịu mức phạt trước nhà nước với tiền phí môi trường. Đồng thời họ cũng đồng ý
việc hỗ trợ cho người dân các tỉnh trên với mức hỗ trợ là khoảng 20 tỷ cho cả 3 tỉnh. Họ
không đồng ý với việc đền bù cho người nông dân và trong việc hỗ trợ họ cũng đưa ra các
yêu cầu nông dân được hỗ trợ phải có đất canh tác, phải có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc có kê khai đăng ký, được chính quyền địa phương xác nhận.
Với những ý kiến lập trường trên của 2 bên thì cần có sự can thiệp sâu của cơ quan
chức năng.
Có thể nói đây là vụ án đầu tiên mà có gần chục nghìn lá đơn yêu cầu bồi thường

trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam. Và tất nhiên khi liên quan đến lĩnh vực môi trường
thì việc tranh chấp bồi thường là điều không thể tránh khỏi, bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm,
tác động với phạm vi lớn và việc xác định thiệt hại cụ thể còn nhiều khó khăn.
Về phía Hội nông dân 3 tỉnh : họ cho rằng phải phân biệt rõ ràng thế nào là hỗ trợ,
thế nào là đền bù. Đền bù thiệt hại dành cho đối tượng nuôi trồng thủy sản vì họ không
kinh doanh được do nước ô nhiễm; còn hỗ trợ cho những ngư dân chuyên sống trên sông
nước. Như thế họ có yêu cầu đối với Vedan cần có những khoản đền bù và những sự hỗ
trợ đối với người nông dân.
Còn phía Vedan, họ một mực giữ nguyên lập trường chỉ hỗ trợ chứ yêu cầu bồi
thường là không có căn cứ.Trong văn bản gửi Bộ Tài nguyên môi trường, ông Yang Kun
Hsiang, Tổng giám đốc Vedan cho rằng, trong số 894 đơn thư khiếu nại của nông dân mà
công ty nhận được, phần lớn số hộ kinh doanh đã nghỉ từ năm 1998 vẫn nộp đơn yêu cầu
8


đòi bồi thường. Về thiệt hại, cơ sở để đánh giá như chi phí đầu tư, thu nhập thì hầu hết là
do nông dân tự khai, không số liệu cụ thể và chủ yếu do phỏng đoán.Thêm nữa, Công ty
Vedan cũng "bất ngờ" khi có đến hàng nghìn đơn của nông dân khởi kiện. Theo lãnh đạo
Vedan, điều này dẫn đến số liệu trong đơn thư trên là không có cơ sở, kê khống thiệt hại
lên đến hàng trăm tỷ đồng rồi gây áp lực bồi thường với Vedan.
Sự vào cuộc của cơ quan chức năng ở đây là bộ tài nguyên môi trường, họ cho rằng
gây ra thiệt hại là phải bồi thường, tức là nhà nước đang đứng về phía người nông dân.
Chế độ pháp luật nước ta luôn bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của người dân, do đó với
những thiệt hại mà công ty Vedan gây ra cho người dân, nhà nước cũng đang có ý kiến
giải quyết yêu cầu đòi bồi thường của người dân. Tuy nhiên thực tế, nghịch lí đã và đang
tồn tại là việc người nông dân mang đơn kiện Vedan đòi bồi thường thì đơn vị này không
nhận, đem đơn kiện đến tòa thì tòa yêu cầu phải có bằng chứng, chứng minh Vedan gây ra
thiệt hại.
Trước những tình hình thực tế của vụ kiện, tiếng nói của dư luận và cả những dự báo
tác động của vụ việc, bên Vedan đã đưa ra mức bồi thường cho người dân các huyện: Ban

đầu là hỗ trợ 25 tỷ đồng cho 3 tỉnh,sau đó mức bồi thường được tính cho từng tỉnh khác
nhau với mức độ thiệt hại khác nhau với số tiền hơn 100 tỷ. Tuy nhiên nông dân vẫn kiện,
họ cho rằng mức bồi thường đó là chưa thỏa đáng với những thiệt hại của họ, và tiếp tục
những lá đơn kiện được gửi lên tòa án đặt biệt là Đồng Nai. Sau đó Vedan đã đưa ra mức
bồi thường với số tiền tăng lên cho các tỉnh, theo đó tỉnh Bà Ria Vũng Tàu là 54 tỷ, thành
phố Hồ Chí Mình là 45 tỷ, tỉnh Đồng Nai là gần 120 tỷ đồng. Trước những động thái tích
cực từ phía Vedan với số tiền đền bù đã thỏa đáng hơn nông dân tỉnh Bà Ria Vũng Tàu và
Thành phố Hồ Chí Minh đã rút đơn kiện đối với Vedan, nhưng với nông dân tỉnh Đồng
Nai một bộ phận họ vẫn chưa chịu rút đơn khởi kiện và không chấp nhận mức bồi thường
trên: có 60 trong số 5.000 người bị thiệt hại ở Đồng Nai không đồng ý rút đơn kiện Vedan
hoặc không chấp nhận mức bồi thường .Như vậy có thể thấy việc tranh chấp bồi thường
trong vụ việc này không thể kết thúc sớm được, những ý chí của cả 2 bên đều không được
thống nhất với nhau, do đó vẫn còn những lá đơn kiện đối với công ty Vedan.
Cho đến nay quá trình đòi bồi thường thiệt hại của người dân vẫn chưa đi đến kết quả
9


là việc ở các cơ quan nhà nước xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và không tích cực hỗ
trợ cho nông dân, các UBND xã không nhận đơn, sở tài nguyên Môi trường nhận đơn
nhưng không giải quyết.
Thực sự thì những tranh cãi về vấn đề bồi thường trong vụ Vedan sẽ vẫn còn kéo dài
trong những thời gian tới. Luật đã có quy định về việc các thức giải quyết tranh chấp về
bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ( tại điều 133 Luật bảo vệ Môi trường
2005), theo đó các bên có thể tự thỏa thuận, nhờ đến trọng tài, hay đưa ra tòa án. Và trong
vụ việc này trước những tranh cãi liên miên về việc phân biệt là hỗ trợ hay bồi thường
không đi đến được kết quả, phía nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết.
Do đó đại diện của Bộ tài nguyên cho rằng 2 bên nên gặp gỡ, ngồi với nhau và tự thỏa
thuận để có thể đạt kết quả như mong muốn và hợp tình hợp lí cho cả 2 bên. Trường hợp
khi hai bên không thể ngồi lại với nhau, thì Tòa án sẽ thụ lí để giải quyết, khi đó thì những
tranh chấp có thể sẽ còn kéo dài và nhiều rắc rối.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Việc kiện 1 công ty do hành vi gây ô nhiễm môi trường của rất nhiều nông dân với
phạm vi rộng là không hề đơn giản. Quyền lợi của người dân trong những lá đơn có thể sẽ
không được đảm bảo. Hơn nữa những yêu cầu đặt ra đối với nông dân là không nhỏ đó là
việc cần có những chứng minh thiệt hại cụ thể đi kèm với những lá đơn kiện. Hy vọng
trong thời gian tới người nông dân và công ty Vedan có thể thỏa thuận được mức đền bù
xứng đáng, hợp lí, đảm bảo những quyền lợi của cả 2 bên. Người dân cho rằng Vedan cần
bồi thường thiệt hại với mức cao hơn mà phía công ty đưa ra, tất nhiên Vedan phía phải
bồi thường luôn muốn chi trả 1 khoản tiền ít nhất có thể. Thứ hai nữa, vấn đề bồi thường
trong lĩnh vực môi trường luôn rất rắc rồi bởi việc xác định thiệt hại cụ thể là khó khăn.
Đồng thời đây cũng là vụ kiện về môi trường có quy mô lớn đầu tiên ở nước ta, do đó vấn
đề không dễ có thể giải quyết nhanh chóng.
Nhưng vụ việc tranh chấp này có thể sẽ là một bước ngoặt trong các vụ án môi
trường hiện còn đang “ẩn nấp”, và cũng là bài học cảnh cáo cho những nhà đầu tư trước
khi thực hiện các dự án của mình.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà xuât bản Công an nhân dân, Hà Nội - 2006
2. Vụ việc Vedan và những vấn đề pháp lý về cưỡng chế tuân thủ pháp luật môi
trường : Khoá luận tốt nghiệp / Vũ Thị Lương; Người hướng dẫn: TS. Vũ Thu Hạnh, Hà
Nội - 2009
3. Vedan, những bài học từ cưỡng chế và tuân thủ pháp luật môi trường : Khoá luận
tốt nghiệp / Ngô Thị Hoàng Liên; Người hướng dẫn: ThS. Đặng Hoàng Sơn, Hà Nội, 2011
4.Luật môi trường 2005
5. Luật bảo vệ môi trường 2005
6. Bộ luật dân sự 2005

7. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
8. Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong tài nguyên nước
9.www.dantri.com.vn
10.www.canhsatmoitruong.gov.vn

11


MỤC LỤC

12



×