ĐẠI HỌC QUỐC GIA
KHOA LUẬT
&
BÙI ĐỨC HIỂN
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT
HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
KHOA LUẬT
&
BÙI ĐỨC HIỂN
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT
HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60.38.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu
Hà Nội - 2010
Tôi xin chân thành cảm ơn: TS. Nguyễn Am Hiểu, Phó Vụ trưởng Vụ pháp
luật Kinh tế - Dân sự, Bộ Tư pháp; các thầy giáo, cô giáo Khoa Luật, Đại học
quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật; đồng nghiệp, gia đình và bạn
bè - những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Đức Hiển
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác
giả. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đây là một đề tài mới và phức tạp.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong nhận được sự quan tâm nghiên cứu, trao đổi của Thầy cô, bạn bè và
đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn nữa trong các công trình nghiên cứu
sau này./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Đức Hiển
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO
HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT
VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG………………………………………………………………………… 8
1.1. Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng: khái niệm, đặc điểm, phân
loại …………………………………………………………………… ………… 8
1.1.1. Khái niệm thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường…………………… 8
1.1.2. Đặc điểm của thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường……… 12
1.1.3. Phân loại thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ……………… 14
1.2. Xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng: khái niệm, đặc
điểm, phân loại……………………………………………………………………15
1.2.1. Khái niệm xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường………….15
1.2.2. Đặc điểm của xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường………………………………………………………………………………16
1.2.3. Phân loại xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ………… 17
1.2.4. Vai trò của xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường… … 19
1.3. Điều chỉnh pháp luật về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trƣờng………………………………………………………………………… …21
1.4. Các nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng gây
ra 23
1.4.1. Nguyên tắc người làm ô nhiễm gây thiệt hại phải bồi thường 23
1.4.2. Nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên trong việc xác định thiệt hại do ô nhiễm
môi trường 24
1.4.3. Nguyên tắc thiệt hại được xác định kịp thời và bằng với thiệt hại xảy ra trên
thực tế 24
1.4.4. Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong việc xác định thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm môi trường…… 25
1.4.5. Nguyên tắc sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ tiên tiến có độ
chính xác cao trong quá trình xác định thiệt hại 25
1.5. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về xác định thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trƣờng 27
1.51. Từ năm 1993 trở về trước 27
1.5.2. Từ 1993 đến nay……………………………………………… 28
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO
HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH
THIỆT HẠI QUA MỘT SỐ VỤ VIỆC……………… ……………………… 34
2.1. Các loại thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng………………….…34
2.2. Mối quan hệ giữa hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng và thiệt hại xảy ra 38
2.3. Pháp luật về xác định thiệt hại đối với sự suy giảm chức năng và tính hữu
ích do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng………………………………….…… 41
2.3.1. Về thành phần môi trường được xác định được thiệt hại………… ……….41
2.3.2. Quy định về xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi
làm ô nhiễm môi trường 44
2.3.3. Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường 46
2.3.4. Các căn cứ để tính toán thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường 48
2.3.5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định thiệt hại về suy giảm chức năng, tính
hữu ích do hành vi làm ô nhiễm môi trường 52
2.4. Xác định thiệt hại đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp
pháp khác do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng 56
2.4.1. Quy định về xác định thiệt hại đối với tài sản và các lợi ích hợp pháp khác do
hành vi làm ô nhiễm môi trường 57
2.4.2. Quy định về xác định thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm do
hành vi làm ô nhiễm môi trường 58
2.4.3. Quy định về xác định thiệt hại đối với tính mạng do hành vi làm ô nhiễm môi
trường 64
2.4.4. Quy định về thẩm quyền xác định thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng, tài
sản và lợi ích hợp pháp khác do hành vi làm ô nhiễm môi trường 65
2.5. Thực trạng về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng gây
ra ở Việt Nam………………………………………………… …………… 67
2.5.1. Vụ Vedan 67
2.5.2. Vụ ô nhiễm môi trường ở Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ 79
2.5.3. Xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH
San Miguel Pure Foods Việt Nam gây 80
2.5.4. Một số nhận xét qua ba vụ việc trên 84
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH
THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG……………… 92
3.1. Nhu cầu và quan điểm của Đảng về việc hoàn thiện những vấn đề pháp lý
quanh việc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng ở nƣớc ta
hiện nay ……………………………………………………… 92
3.2. Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay…………… 96
3.2.1. Những giải pháp chung về xây dựng và thực thi pháp luật do hành vi làm ô
nhiễm môi trường……………………… ………………… 97
3.2.2. Về xác định thiệt hại đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành làm ô
nhiễm môi trường 99
3.2.3. Về xác định thiệt hại đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp
pháp khác do hành vi làm ô nhiễm môi trường 108
3.2.4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo đảm thực hiện trách nhiệm về bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường có hiệu
quả 111
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Luật Bảo vệ Môi trường
BLDS Bộ luật Dân sự
BVMT Bảo vệ môi trường
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
XĐTH Xác định thiệt hại
BTTH Bồi thường thiệt hại
TSS Nồng độ chất rắn lơ lửng
BOD Biologicol Oxygen Demand: nhu cầu oxy tối thiểu
COD Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học
UBND Uỷ ban nhân dân
PPP Pollution Pay Principle:
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
OECD Organization of Economics Cooperation
Development: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỔ
Số hiệu,
Sơ đồ
Tên Sơ đồ
Trang
Sơ đồ 2.1
Kết quả tính toán lan truyền bằng mô hình MIKE
21
72
Sơ đồ 2.2
Sự biến thiên của DO theo quãng đường đo trên
sông Thị Vải tương ứng với các lần đo tháng
8/1996, 3/1997, 10/19888, 5/2006, 8/2008, 3/2009
và 11/2009
72
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng biểu
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Tỷ lệ gây ô nhiễm của Công ty Vedan đối với
sông Thị Vải tính theo tải lượng các chất gây ô
nhiễm chính
74
Bảng 2.2
Tỷ lệ gây ô nhiễm của Công ty Vedan đối với
các khu vực bị ô nhiễm
74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời, phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường đã giải phóng mạnh
mẽ lực lượng sản xuất và mang lại nhiều thành tựu lớn cho nhân loại về kinh tế, xã
hội, khoa học, kỹ thuật, văn hóa Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, những
khuyết tật, những mặt trái của kinh tế thị trường cũng bộc lộ ngày càng rõ nét: sự
chênh lệch giàu nghèo, thất nghiệp, lối sống chạy theo đồng tiền, đặc biệt là ÔNMT,
gây thiệt hại lớn đối với môi sinh và sức khỏe, tính mạng, lợi ích hợp pháp khác của
cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, Điều đó đặt ra trách nhiệm của các cơ sở gây ô
nhiễm phải bồi thường những thiệt hại do hành vi làm ÔNMT mà mình gây ra. Ở
nước ta hiện nay các quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH, đặc biệt là pháp luật
về XĐTH do hành vi làm ÔNMT còn thiếu và yếu. Để đảm bảo quá trình xác định
và BTTH được diễn ra hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên,
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là cần thiết. Xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về XĐTH do ÔNMT hiện nay càng trở nên cấp thiết bởi các lý do
sau:
Một là, ở nước ta mặc dù các quy định về bảo vệ môi trường nói chung đã
được ghi nhận từ nhiều năm, nhưng các quy định pháp luật về BTTH, XĐTH do
ÔNMT mới bước đầu được ghi nhận trong Luật BVMT năm 1993, BLDS năm
1995, BLDS 2005 và cụ thể nhất là Luật BVMT 2005. Các quy định này đã mang
lại hiệu quả nhất định trong thực tiễn XĐTH và BTTH. Tuy nhiên, quy định về
XĐTH còn mang tính chất luật khung, khái quát, chưa rõ ràng, cụ thể. Do vậy gây
khó khăn cho quá trình XĐTH và giải quyết việc BTTH.
Hai là, thực tiễn thực hiện việc BTTH do hành vi làm ÔNMT đa phần lại bị
mắc bởi khâu XĐTH. Ví dụ việc xả thải của Vedan ra môi trường là rõ ràng, nhưng
khi các cơ quan chức năng vào cuộc yêu cầu họ phải có trách nhiệm BTTH; ban đầu
Công ty này chỉ đồng ý hỗ trợ hoặc bồi thường theo mức mà họ tự đặt ra. Lý do là
vẫn chưa hoàn toàn xác định được mối liên hệ giữa hành vi gây ÔNMT và thiệt hại
2
là do Vedan gây ra. Hơn nữa xác định được mức độ thiệt hại là bao nhiêu, bằng
cách nào vẫn còn nhiều tranh luận
Ba là, dưới góc độ ý thức pháp luật thì đa phần người dân cũng chưa biết
nhiều về các quy định pháp luật cũng như thực tiễn về XĐTH do ÔNMT. Do vậy,
khi họ bị thiệt hại do ÔNMT thì thường rất lúng túng không biết bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của mình thế nào.
Bốn là, trong khoa học pháp lý nói chung chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận, thực tiễn sự điều chỉnh pháp luật
về việc XĐTH do ÔNMT và đưa ra quan điểm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
vấn đề này. Vì vậy, các vấn đề pháp lý về XĐTH do hành vi làm ÔNMT là những
vấn đề rất mới và cấp bách mà khoa học pháp lý cần làm rõ.
Từ những lý do nói trên đặt ra nhu cầu cần phải nghiên cứu xây dựng pháp
luật về XĐTH chặt chẽ, có hiệu quả làm cơ sở cho việc xác định các trách nhiệm
pháp lý cũng như mức độ BTTH do hành vi làm ÔNMT. Do vậy, tác giả chọn đề
tài: “Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới do sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp, nhân loại đã
sớm nhận thức được những tác động tiêu cực có thể xảy ra của môi trường đến cuộc
sống của con người. Môi trường trở thành vấn đề toàn cầu khi sự phát triển của
công nghiệp dẫn tới cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; ÔNMT ảnh hưởng đến cuộc
sống của con người. Hội nghị quốc tế về Môi trường con người năm 1972 tại
Stockhom, Thụy Điển đã ghi nhận sống trong môi trường trong lành là một quyền
con người. Cùng năm đó một trong những nguyên tắc quan trọng để tiến đến xác
định trách nhiệm bồi thường do hành vi làm ÔNMT cũng ra đời là nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền. Nguyên tắc này do Tổ chức hợp tác và phát triển
(Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) soạn thảo
năm 1972. Tiếp đó để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, Hội
nghị thế giới về Môi trường và phát triển tại Riodranaijo (Braxin), năm 1992 đã đưa
3
nhiệm vụ phát triển bền vững trở thành một nguyên tắc quan trọng trong quá trình
phát triển của thế giới và của mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, thực tế vẫn có nhiều hành
vi làm ÔNMT hàng ngày, hàng giờ gây ra thiệt hại cho tự nhiên, xã hội và con
người.
Ở Việt Nam, XĐTH về tài sản, sức khỏe, tính mạng đã được quy định trong
BLDS năm 1995, BLDS năm 2005. Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28
tháng 4 năm 2004 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006
của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cũng đã hướng dẫn áp dụng một
số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng liên quan đến tài sản, sức
khỏe, tính mạng con người. Còn XĐTH về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường thì bước đầu cũng được quy định trong Luật BVMT năm 2005. Hiện
nay, Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài nguyên Môi trường đang soạn thảo văn bản hướng
dẫn về vấn đề này.
BTTH ngoài hợp đồng nói chung là một trong các chế định quan trọng nhất
của pháp luật dân sự nên đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu, có thể liệt kê ra một số công trình, như: luận văn thạc sĩ Luật học của
Phạm Kim Anh về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"; Luận
án tiến sĩ Luật học của Lê Mai Anh về đề tài "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự"; Luận văn thạc sĩ Luật
học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong
luật dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Kim Loan về đề tài "Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam", BTTH
do tính mạng bị xâm phạm của Nguyễn Đức Mai, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
9/1997; Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm của Vũ
Thành Long, Tạp chí Toà án nhân dân số 8/1999; Pháp luật, áp dụng pháp luật về
BTTH ngoài hợp đồng ở Việt Nam. Thực trạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí luật
học số 3/2002; XĐTH do sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định của BLDS của Vũ
Hồng Thiêm, Tạp chí Toà án nhân dân số 7/2003; Một số nhận xét và chú ý đối với
việc BTTH do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm của Quách Thành Vinh, Tạp chí
4
Toà án nhân dân số 11/2004; Bàn về bồi thường do tính mạng bị xâm phạm quy
định tại Điều 610 BLDS của Đỗ Văn Chỉnh, Tạp chí Toà án nhân dân số 22/2009 và
đặc biệt là cuốn sách chuyên khảo BTTH ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và
tính mạng của TS. Phùng Trung Tập, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội 2009
Có thể thấy, những nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát các vấn đề về
BTTH ngoài hợp đồng liên quan đến sức khỏe, tính mạng, nên chưa giúp người đọc
hiểu được một cách cụ thể, có tính hệ thống về vấn đề BTTH, XĐTH do hành vi
làm ÔNMT.
Về BTTH do ÔNMT, trong đó có XĐTH do ÔNMT có một số nghiên cứu
đề cập. Ngoài các giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học Luật Hà Nội,
Giáo trình Luật Môi trường, Trung tâm Đào tạo Từ xa, Đại học Huế viết về XĐTH
do làm ÔNMT ở những mức chung nhất. Bên cạnh đó có một số công trình nghiên
cứu, các bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Trách nhiệm
dân sự do hành vi gây thiệt hại về môi trường, Bản tin Luật So sánh, số 1/2004,
Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường của TS. Vũ Thu Hạnh, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3
(40) năm 2007; Căn cứ XĐTH do hành vi làm ÔNMT của Ths. Nguyễn Ngọc Anh
Đào, Tạp chí Tòa án nhân dân, năm 2009 ; Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra, Ths. Bùi Kim Hiếu, Tạp chí Tòa án nhân dân
số 12, tháng 6 năm 2009; Nguyễn Thị Hồng Ánh (2000), "Nguyên tắc ai gây ô
nhiễm người đó phải trả giá" Luận văn cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ
Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh; Nghiên cứu tóm tắt về BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi trường, Trung tâm nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển bền vững; Kết
quả xác định vi phạm, mức độ ảnh hưởng do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Cổ
phần hữu hạn Vedan Việt Nam của nhóm tác giả PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, ThS.
Nguyễn Thanh Hùng, PGS.TSKH. Bùi Tá Long, Viện Môi trường và Tài nguyên -
Đại học Quốc gia TP HCM, Tạp chí môi trường số 7 năm 2010;
5
Các bài viết đã trình bày những vấn đề cơ bản về BTTH và XĐTH do hành
vi làm ÔNMT, nhưng các nghiên cứu về XĐTH do hành vi làm ÔNMT còn ít, tản
mạn và chưa mang tính hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm nghiên cứu
. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý xoay
quoanh việc XĐTH do hành vi làm ÔNMT gây ra.
. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau :
- Các khái niệm cơ bản về thiệt hại, XĐTH do hành vi làm ÔNMT, đặc thù của
thiệt hại do ÔNMT, phân loại các loại thiệt hại do ÔNMT;
- Các quy định pháp luật hiện hành về XĐTH do hành vi làm ÔNMT;
- Thực tiễn xác định thiệt do hành vi làm ÔNMT qua các vụ việc cụ thể; chỉ ra
những bất cập, tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành.
Từ đó luận văn đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
XĐTH do hành vi làm ÔNMT.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không nghiên cứu nhiều các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật,… của việc
XĐTH do hành vi làm ÔNMT mà tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý về XĐTH
do hành vi làm ÔNMT. Dưới góc độ pháp luật dân sự đề tài không tập trung nghiên
cứu tất cả các vấn đề của trách nhiệm BTTH mà chỉ tập trung nghiên cứu về XĐTH,
một vấn đề rất nhỏ, nhưng sâu và rất quan trọng trong quá trình xác định mức độ
thiệt hại do hành vi làm ÔNMT. Dưới góc độ pháp luật môi trường đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý về XĐTH do hành vi làm ÔNMT, tuy nhiên
có mở rộng nhất định với đối những thiệt hại do hành vi làm suy thoái môi trường.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là dựa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi trường để
6
phát triển bền vững, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. Những
thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử nhà nước và pháp
luật, lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Xã hội học pháp luật, Luật Dân sự, Luật Tố
tụng Dân sự, Luật Môi trường và Triết học; những luận điểm khoa học trong các
công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các Tạp chí
chuyên ngành về BTTH và XĐTH do hành vi làm ÔNMT được người viết luận văn
này sử dụng nghiên cứu các vấn đề của đề tài.
Tác giả luận văn có sử dụng các phương pháp để giải quyết các vấn đề của
đề tài. Đó là: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp quy nạp, diễn dịch,…Đồng thời luận văn còn dựa vào những số liệu thống kê,
tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng Cục Môi
trường và các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet để phân
tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật dân sự, môi trường và luận chứng các vấn
đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn.
Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu mới từ góc độ khoa học luật
được quy định trong BLDS và Luật BVMT năm 2005. Luận văn nghiên cứu làm rõ
các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn về XĐTH đối với suy giảm chức năng và tính
hữu ích của môi trường cũng như thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng và các lợi
ích hợp pháp khác do hành vi làm ÔNMT. Trên cơ sở các lý luận, lập luận khoa
học, đề tài đưa ra một số vụ việc cụ thể, điển hình về xác định thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường đối chiếu với pháp luật hiện hành để mổ xẻ, phân tích chỉ
ra những hạn chế, thiếu sót, tồn tại, đồng thời đưa ra nhu cầu, quan điểm và đề xuất
các giải pháp chung cũng như các giải pháp về pháp luật nhằm xác định thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trường có hiệu quả trên thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị tham khảo tốt các cơ quan lập pháp,
lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về XĐTH do
hành vi làm ÔNMT; cho cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao
7
đẳng chuyên ngành luật. Luận văn cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan
thực tiễn trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến BTTH, XĐTH do hành
vi làm ÔNMT, vấn đề đang được các cơ quan thực tiễn và người dân rất quan tâm.
Nghiên cứu này giúp tác giả cũng như người đọc nói chung hiểu biết sâu hơn
những vấn đề pháp lý xung quanh việc XĐTH về suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường được quy định trong Luật BVMT 2005 và XĐTH về tài sản, sức
khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác được quy định trong BLDS năm
2005. Đồng thời luận văn giúp tác giả nói riêng hiểu sâu hơn về các vấn đề liên
quan đến hướng nghiên cứu lâu dài của mình.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có ba
chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường và điều chỉnh pháp luật về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường;
Chương 2. Pháp luật hiện hành về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường và thực trạng xác định thiệt hại qua một số vụ việc cụ thể
Chương 3. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm môi trường gây ra
8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT
VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
1.1. Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng: khái niệm, đặc điểm, phân
loại
1.1.1. Khái niệm thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường
Môi trường là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, như: môi trường giáo dục, môi trường sư phạm, môi trường xã
hội, môi trường văn hoá, môi trường kinh tế Theo nghĩa rộng nhất: “môi trường
là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [36, tr.618].
Về mặt pháp lý, khoản 1 Điều 3 của Luật BVMT 2005 của nước ta định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và
sinh vật”[27].
Còn "ÔNMT là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật"[27, Điều 3].
Trong luận văn này khi nói tới thuật ngữ môi trường và ÔNMT, tác giả theo định
nghĩa ghi nhận tại Điều 3, Luật BVMT 2005. ÔNMT dẫn đến suy giảm chất lượng,
số lượng các thành phần môi trường gây thiệt hại đến con người và sinh vật.
Về thuật ngữ thiệt hại nói chung, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển
Bách khoa 2007 định nghĩa, "thiệt hại (damage) là bị tổn thất, hư hao về người và
của"[38]. Với quan niệm này, thiệt hại chỉ được hiểu với ý nghĩa là những tổn thất,
suy giảm đơn thuần là về vật chất. Từ điển Tiếng việt của Viện Ngôn ngữ học do
Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn bản năm 2006 thì giải thích, thiệt hại không chỉ là về vật
chất mà còn bao hàm cả thiệt hại về tinh thần. Cụ thể thiệt hại là “bị mất mát về
người, về của cải vật chất hoặc tinh thần”[37]. Xét dưới góc độ pháp luật dân sự thì
9
thiệt hại bao gồm tổn thất về tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm hại, thu nhập bị
giảm sút và thiệt hại về tinh thần như danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại…
Như vậy có thể thấy, thiệt hại nói chung bao gồm cả thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng, tài sản và tinh thần. Còn thiệt hại do hành vi làm ÔNMT là suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường và những tổn hại về sức khoẻ, tính mạng của con
người, tài sản cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Khoản 1, 2 Điều 130 Luật
BVMT năm 2005, định nghĩa thiệt hại do ÔNMT theo cách liệt kê, bao gồm thiệt
hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và những thiệt hại về sức
khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do
hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Vậy suy
giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT là gì và thế nào là tài sản, sức
khỏe, tính mạng và các lợi ích chính đáng khác?
- Về suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng chịu tác động của con người. Ðó là
ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Chức
năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên được thể hiện:
Một là, chức năng của môi trường trái đất là đảm bảo cân bằng sinh thái để con
người cũng như các sinh vật tồn tại và phát triển bình thường. Do đó có thể thấy
môi trường là cơ sở và điều kiện để con người cũng như sinh vật sinh tồn, không có
môi trường thì con người không thể tồn tại. Nói cách khác con người không thể tồn
tại ngoài môi trường.
Hai là, về tính hữu ích của môi trường tạo điều kiện cho con người phát triển,
cung cấp cho con người nguyên, nhiên liệu (tài nguyên) để con người sử dụng vào
các hoạt động sống của mình. Ví dụ đất là nơi con người ở, trồng trọt, xây dựng và
chăn nuôi; nước để con người sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu; không khí để con người
thở và cung cấp các loại khí tự nhiên cho cuộc sống và sự phát triển của con người.
10
Ba là, môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải ra
trong các hoạt động của mình. Điều đó cho thấy môi trường tự nhiên không chỉ cho
ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi; cung cấp cho
con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa
đựng, đồng hoá các chất thải. Bên cạnh đó môi trường còn cung cấp cho ta cảnh đẹp
để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Có thể thấy tính hữu ích của môi trường ở một quốc gia càng lớn sẽ góp phần
tạo điều kiện ban đầu để một đất nước đó phát triển mạnh. Ví dụ, một quốc gia có
nhiều tài nguyên thiên nhiên, quốc gia đó sẽ có tiềm lực, cơ sở để phát triển như :
Mỹ, Nga, Trung Quốc…
Chúng ta thấy bản thân môi trường tự nhiên của trái đất tạo ra sự ổn định cho
cuộc sống của con người. Bản thân sự tồn tại chức năng, tính hữu ích của môi
trường mang tính khách quan và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người. Do sự hình thành và phát triển của tự nhiên nên tính hữu ích của môi trường
ở những hành tinh khác nhau, những miền, vùng khác nhau thì có sự khác nhau.
Tuy nhiên, con người cũng có thể tác động làm tăng hoặc suy giảm tính hữu ích của
môi trường.
Qua đó có thể thấy môi trường tự nhiên có chức năng đặc biệt quan trọng là
tạo ra sự cân bằng về sinh thái, duy trì sự sống và hoạt động bình thường cho con
người và các sinh vật trên trái đất.
Qua đó có thể thấy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy
ra khi: chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu
chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường; lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn
hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được) hay lượng chất thải thải
vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng. Do vậy người
nào có hành vi làm ÔNMT gây ra thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường thì phải có trách nhiệm BTTH, khắc phục ô nhiễm, phục hồi lại hiện trạng
môi trường.
11
- Thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích chính đáng khác do
hành vi làm ÔNMT;
Như chúng ta biết sức khoẻ, tính mạng của cá nhân là các quyền nhân thân
quan trọng hàng đầu của con người được pháp luật bảo vệ. Trong pháp luật dân sự,
việc bảo vệ quyền nhân thân được chỉ rõ:
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường [25, Điều 604].
Để bảo vệ quyền nhân thân mà cụ thể là đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác, Luật BVMT năm
2005 và các Điều 608, 609 và Điều 610 BLDS năm 2005 cũng liệt kê tương đối cụ
thể các căn cứ để xác định các loại thiệt hại này, cụ thể: thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng gồm các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị
mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường; thiệt
hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản
chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây nên. Còn thiệt hại về lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập
chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường.
BLDS năm 2005 mặc dù có đưa ra cách hiểu khái quát về tài sản, nhưng lại
không đưa ra khái niệm thế nào là sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy
tín của cá nhân mà chỉ XĐTH và trách nhiệm BTTH do hành vi xâm phạm sức
khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân.
Về thuật ngữ tài sản, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm
2006 là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu. Tài sản cũng có
thể phân thành tài sản cố định như các tư liệu sản xuất và tài sản lưu động như tiền
12
mặt, thương phiếu… có thể chuyển đổi nhanh chóng. Theo pháp luật dân sự thì tài
sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [25, Điều 163]. Còn
lợi ích hợp pháp khác là những lợi ích gắn liền với quá trình chiếm hữu, sử dụng tài
sản của các chủ thể và những lợi ích hợp pháp mà các chủ thể có được gắn liền với
sự đảm bảo chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Về sức khỏe, có hai quan niệm cơ bản, theo nghĩa rộng, sức khoẻ phải được hiểu
bao gồm cả thể chất và tinh thần. Còn theo nghĩa hẹp, sức khoẻ được hiểu là chỉ liên
quan đến thể chất. Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2006 thì cho
rằng: "sức khoẻ là trạng thái của con người không có bệnh tật, cảm thấy thoải mái
về thể chất, thư thái về tinh thần"[37]. Trong luận văn này, tác giả quan niệm sức
khỏe theo nghĩa rộng.
Còn thuật ngữ "tính mạng được hiểu là mạng sống của con người" [37]. Mạng
sống của con người được coi là hoàn chỉnh kể từ thời điểm được sinh ra đến khi
người đó chết. Mạng sống này phải được hiểu về mặt tự nhiên, tức là quá trình sống
được tính kể từ thời điểm con người được sinh ra và kết thúc đến tại thời điểm chết
thực tế. Hay nói cách khác, phải được coi vẫn có sự sống nếu trong cơ thể con
người vẫn diễn ra quá trình trao đổi chất. Quá trình sống, cơ thể con người phát
triển và hoàn thiện dần các chức năng bao gồm cả mặt sinh học và mặt tư duy xã
hội. Như vậy, theo nghĩa rộng thì tính mạng được hiểu bao gồm cả thuộc tính sinh
học và tính xã hội. Theo pháp luật dân sự, tài sản, sức khỏe, tính mạng được coi là
một quyền nhân thân quan trọng. Mọi hành vi xâm phạm hoặc gây thiệt hại cho tài
sản và các lợi ích hợp pháp khác của cá nhân đều phải bồi thường thiệt hại.
1.1.2. Đặc điểm của thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường
Dưới góc độ pháp luật dân sự, thiệt hại xảy ra do hành vi làm ÔNMT bên cạnh
những điểm chung của thiệt hại, nó có những đặc điểm, đặc thù nhất định, cụ thể:
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra do hành vi làm ÔNMT không chỉ là những thiệt hại
xảy ra trên thực tế, như làm chết gia súc, gia cầm, cây trồng của người dân… mà có
những thiệt hại là những nguy cơ tiềm ẩn nhiều năm về sau như: khoảng 10 đến 15
13
năm sau một khu rừng, một hệ sinh thái bị mất đi, người dân ở khu vực đó bị thiệt
hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, mắc các bệnh nan y như ung thư…
Thứ hai, bên cạnh những thiệt hại trực tiếp xảy ra làm suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường, có nhiều thiệt hại mang tính gián tiếp khác rất khó xác
định hoặc không/chưa có cơ sở để xác định. Ví dụ thiệt hại về tinh thần …;
Thứ ba, đối tượng bị thiệt hại do ÔNMT rất đa dạng: ngoài những thiệt hại về
sức khoẻ, tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân, còn có thiệt hại về sự suy giảm
chức năng, tính hữu ích của môi trường (đất đai, rừng núi, sông, hồ, biển,…) thuộc
sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên, xét đến cùng,
người chịu ảnh hưởng và chịu tác động vẫn chính là người dân. Ví dụ, sự tàn phá
một cánh rừng thuộc sự quản lý của Nhà nước là thiệt hại đối với Nhà nước, song
mất cánh rừng đó dẫn tới giảm/mất nguồn khai thác, sinh sống của nhân dân, thậm
chí còn dẫn tới lũ, lụt làm người dân mất của, chết người…;
Thứ tư, thiệt hại do ÔNMT gây ra thường lớn, trên phạm vi rộng dẫn tới khó
khăn cho việc ngăn chặn và XĐTH cũng như đánh giá chính xác thiệt hại. Ví dụ, vụ
Vedan thải nước thải chưa xử lý ra sông Thị Vải gây ÔNMT không chỉ ở các khu
vực gần nhà máy mà lan tỏa trên một khu vực rộng lớn với ba tỉnh là Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu và Tp. Hồ Chí Minh.
Thứ năm, thiệt hại xảy ra với tài sản, tính mạng của con người hay một hệ sinh
thái là do thành phần môi trường bị thay đổi. Ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi
trường làm cho các thành phần của môi trường biến đổi theo hướng tiêu cực vượt
quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con
người cũng như làm mất cần bằng sinh thái… Khác với nguyên nhân gây ra các
thiệt hại khác là có thể tác động trực tiếp vào đối tượng và gây ra thiệt hại, ví dụ: A
lái xe đâm vào B và gây thiệt hại cho B thì hành vi gây thiệt hại của A là trực tiếp;
còn hành vi làm ÔNMT gây ra thiệt hại là gián tiếp thông qua việc làm cho thành
phần của môi trường thay đổi;
Thứ sáu, chủ thể gây ra thiệt hại có thể là con người hoặc tự nhiên. Nếu hoạt
động sản xuất, kinh doanh của con người làm ÔNMT gây ra thiệt hại, đó đơn giản
14
là những thiệt hại do con người gây ra và sau khi xác định được thiệt hại, người gây
thiệt hại phải bồi thường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nhưng
thiệt hại xảy ra do sự cố môi trường như: bão, lũ làm tràn dầu hay hỏa hoạn dẫn đến
cháy một khu rừng tàn phá hệ sinh thái, đây là vấn đề còn cần phải bàn. Theo tác
giả, trong trường hợp này Nhà nước phải có trách nhiệm xử lý và khắc phục sự cố,
khôi phục lại hệ sinh thái, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do ÔNMT gây ra ở khu
vực đó.
Từ những đặc điểm của thiệt hại do hành vi làm ÔNMT, cho thấy việc xây
dựng cũng như thực tiễn XĐTH các loại thiệt hại này cũng có đặc thù nhất định. Ví
dụ, nếu XĐTH với việc bình thường thì chỉ cần XĐTH bao nhiêu và bồi thường,
nhưng đối với thiệt hại do ÔNMT ngoài việc xác định mức độ thiệt hại thực tế thì
còn phải xác định cả chi phí hợp lý để phục hồi hiện trạng môi trường…
1.1.3. Phân loại thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường
XĐTH do hành vi làm ÔNMT là một vấn đề rất phức tạp. Do vậy để cho việc
XĐTH và XĐTH được chính xác, hiệu quả, việc phân loại thiệt hại do ÔNMT đóng
vai trò quan trọng. Có nhiều căn cứ để phân loại các thiệt hại do ÔNMT. Dưới đây
có thể đưa ra một số phân loại nhất định:
Căn cứ vào sự tác động của ô nhiễm, suy thoái môi trường đối với những đối
tượng bị thiệt hại, có thể chia thiệt hại thành:
- Thiệt hại do sự tác động trực tiếp của ÔNMT như: chức năng, tính hữu ích
của môi trường, hệ sinh thái bị suy giảm,…
- Thiệt hại do tác động gián tiếp của ô nhiễm suy thoái môi trường, ví dụ:
ÔNMT nước, con người uống vào bị bệnh tật, bị suy giảm sức khỏe, bị chết…
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được
xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) - thiệt
hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa thiệt hại
đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân không phải luôn luôn và hoàn toàn tách biệt. Trong một số trường
hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là