Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.47 KB, 11 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật nhất là vi phạm hành chính về quản lý, bảo
vệ nguồn tài nguyên trong đó có nguồn tài nguyên thủy sản diễn ra ngày càng phổ biến
và phức tạp. Vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành ra các quy định về xử lý vi phạm hành
chính về quản lý, bảo vệ tài nguyên trong lĩnh vực này. Sau đây em xin phân tích, bình
luận các quy định về xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ quản lý nguồn tài nguyên thủy
sản.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC THỦY SẢN
1.Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một loại vi phạm hành chính. Để
xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, cần thiết
phải đưa ra định nghĩa chính thức về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định
31/2010/NĐ – CP như sau: “ Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là
những hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực thủy sản mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định
này phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
2.Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Theo cách suy luận logic, cơ sở để xử lý vi phạm hành chính là vi phạm hành
chính. Do vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là cơ sở để xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Sự phân loại các biện pháp xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thủy sản sẽ giúp cho việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực này dễ dàng và triệt để hơn.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một loại xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực cụ thể nên hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này chỉ tồn
tại phổ biến là các hành vi không thực hiện các quy định của Nhà nước của các chủ thể
1


vi phạm. Vì vậy, biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản chủ yếu là


xử phạt vi phạm hành chính.
Tại Điều 7 Nghị định 31/2010/ NĐ – CP quy định đối với mỗi hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các
hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài hình thức xử phạt chính, tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng các loại
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn; Tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực thủy sản thuộc
về các cơ quan sau đây: Cơ quan Thanh tra chuyên ngành thủy sản; Ủy ban nhân dân các
cấp; Cơ quan khác: Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển...Khi tiến hành
hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực thủy sản nên trên, người có thẩm quyền XPVPHC
phải tuân thủ những quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2010/NĐ – CP.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 1 năm, kể từ ngày vi
phạm hành chính được thực hiện. Đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy
sản liên quan đến bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, xuất, nhập khẩu hàng
hóa thủy sản thì thời hiệu xử phạt là hai năm kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hành
chính.
II.CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO
VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN THỦY SẢN.
1.Quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Trong thời gian qua tình trạng vi phạm quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản xảy ra
nhiều, kéo dài gây bức xúc trong dư luận. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thường
biểu hiện dưới dạng sau:
- Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản và vi phạm
quy định về bảo vệ các loài thủy sản.
2


Điều chỉnh việc xử lý các hành vi vi phạm nêu trên, tại Điều 8, Điều 9 Nghị định

31/2010/NĐ – CP có quy định như sau: Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi
trường sống của các loài hải sản sẽ bị xử phạt tối đa tới 10 triệu đồng, bị tịch thu trang
bị, phương tiện và tước giấy khai thác 6 tháng, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu môi trường tự nhiên khi thực hiện hành vi như: Phá hủy, cản trở trái phép đường di
chuyển tự nhiên của các loài thủy sản; Phá dỡ hoặc xây dựng các công trình nổi, công
trình ngầm ở các vùng nước làm thay đổi nơi cư trú, sinh trưởng, sinh sản của các loài
thủy sản mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không theo đúng quy
định ghi trong giấy phép...( Điều 8).
Với loại vi phạm quy định bảo vệ các loài thủy sản có thể bị phạt tới mức phạt thấp
nhất là từ 1-3 triệu đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20kg. Mức phạt cao nhất đối với
hành vi này là 40 triệu đồng nếu khối lượng thủy sản khai thác trái phép trên 500kg khi
khai thác thủy sản tại khu vực cấm khai thác hoặc trong thời gian cấm khai thác ( Điều
9).
Quy định nêu trên tại Nghị định 31/2010/NĐ – CP cho thấy: so với Nghị định
128/2005/NĐ – CP thì việc quy định nâng mức phạt tiền đối với đa số các hành vi vi
phạm đã đảm bảo tính phòng ngừa, tính răn đe của pháp luật vì về nguyên tắc, việc bảo
vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần được quy định
chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt hơn.
- Vi phạm quy định về quản lý thủy sinh vật ngoại lai và vi phạm các quy định về
quản lý các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng cần bảo vệ, bảo tồn và
phát triển theo quy định của Công ước CITES và các loài thuộc danh mục bảo vệ
của Sách đỏ.
Dưới góc độ pháp lý, điều chỉnh xử lý các hành vi này, tại Điều 10, Điều 11 Nghị
định 31/2010/NĐ – CP có quy định như sau: Hành vi thả các loài thủy sinh vật ngoại lai
xâm hại vào vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng và phạt tới 30 triệu
đồng khi thả vào vùng nước thuộc khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa ( Điều
10), 20 – 25 triệu đồng là số tiền phạt nếu tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi khai
3



thác, mua bán, thu gom, sơ chế, chế biến các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên
nhiên ( Điều 11).
Như vậy Nghị định 31/2010/NĐ – CP so với Nghị định 128/2005/NĐ – CP đã bổ
sung thêm quy định mới đó là Điều 10 và Điều 11. Điều này là hợp lý và cân thiết, xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn cần quản lý loại sinh vật ngoại lai gây nguy hiểm tới môi
trường sống của các loài thủy sản.
Thực trạng hiện nay cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến sinh
vật ngoại lai như ốc bươu vàng, ốc sên, tôm he chân trắng, rùa tai đỏ... vẫn “ lọt lưới”
vào nước ta là do chúng ta chưa có những văn bản hướng dẫn thi hành các điều luật, đặc
biệt tại Nghị định 128/2005/NĐ – CP chưa có những chế tài đối với từng hành vi này.
Bởi vậy, các quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định 31/2010/NĐ - CP đã tạo cơ sở
pháp lý để Bộ NN & PTNT quản lý các loài thủy sản có tên trong Công ước CITES và
Sách đỏ.
2. Quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản và quản lý
tàu cá
Theo số liệu thống kê của FAO ( Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc), Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng khai thác thủy sản. Nhưng song
song với đó là tình trạng vi phạm pháp luật về khai thác nguồn lợi thủy sản trên các vùng
nước có chiều hướng gia tăng.
- Vi phạm các quy định về khai thác thủy sản
Xử lý hành vi vi phạm này, Điều 12 Nghị định 31/2010/NĐ – CP quy định như
sau:
Đối với hành vi không có sổ khai thác, không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc
không thực hiện chế độ báo cáo khai thác thủy sản, không đánh dấu ngư cụ đang được
sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ NN&PTNT, Nghị định quy định mức phạt
tiền từ 300 – 500 ngàn đồng. Nếu thực hiện hành vi như: Sử dụng đèn chiếu sáng để khai
thác thủy sản mà tổng công suất đèn vượt quá quy định hoặc khoảng cách giữa các điểm
đặt các cụm đèn chiếu sáng so với các ngư cụ khác không đúng quy định...sẽ bị phạt từ
4



500 ngàn đến 1 triệu đồng. Cảnh cáo là mức phạt thấp nhất cho hành vi sử dụng giấy
phép khai thác quá hạn vào hoạt động khai thác thủy sản nhưng không quá 30 ngày, mức
phạt tối đa cho hành vi này là 6 triệu đồng...( Điều 12).
Các quy định xử lý vi phạm hành chính về khai thác thủy sản tại Nghị định
31/2010/NĐ – CP cho thấy ưu điểm nổi bật là đã thể hiện rõ sự tiến bộ, phù hợp với thực
tiễn vi phạm hiện nay. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tình trạng khai thác thủy sản bằng chất nổ, chất động, xung điện đang
diễn biến phức tạp, nhưng mức phạt và biện pháp xử phạt bổ sung theo quy định tại
Nghị định 120/2005/NĐ – CP chưa đủ sức răn đe.
Thứ hai: Bổ sung quy định xử phạt hành vi hoạt động sai vùng, tuyến khai thác
ghi trong giấy phép khai thác của tàu lưới kéo ( giã cào) quy định tại Điểm đ Khoản 4
Điều 12 là cần thiết. Bởi vì, trên thực tế tàu giã cào đôi và tàu giã cào đơn nếu hoạt động
sai vùng, tuyến được phép hoạt động ( đặc biệt là tại tuyến bờ) sẽ làm cạn kiệt, phá hủy
nguồn lợi thủy sản.
- Vi phạm quy định về quản lý tàu cá
Nghị định 31/2010/NĐ – CP quy định về vấn đề này tại Điều 13 như sau: mức phạt
tiền được nâng dần từ 200 ngàn đồng đến 40 triệu đồng tương ứng với từng hành vi vi
phạm, đặc biệt áp dụng mức phạt tối đa 40 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá
khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu.
Các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản và
quản lý tàu cá nên trên cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta tới vấn đề bảo
đảm an toàn môi trường thủy sản cũng như sức khỏe con người trước hiểm họa từ tình
trạng khai thác trái phép hiện nay. Tuy nhiên các quy định này còn mang tính khuyến
nghị, thiếu những hướng dẫn cụ thể nên hiệu quả điều chỉnh chưa cao.
- Vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản và vi phạm các quy định về
nuôi trồng thủy sản.
Điều 14, Điều 15 Nghị định 31/2010/NĐ – CP có quy định về vấn đề này như sau:
Đối với các vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản, Bộ NN&PTNT đã bắt
5



đầu áp dụng chế độ xử phạt đối với các vi phạm trong sản xuất thủy sản với mức phạt
cao nhất có thể lên đến 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển
giống thủy sản hoặc thả ra môi trường tự nhiên các loài thủy sản không có tên trong
danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh. Còn đối với vi phạm khác
trong lĩnh vực này mức phạt được nâng dần từ 3 – 25 triệu đồng. Đối với các vi phạm
các quy định về nuôi trồng thủy sản mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng và 20 triệu đồng
là mức cao nhất trong lĩnh vực này ( Điều 15).
Như vậy, so với Nghị định 128/2005/NĐ – CP thì việc quy định nâng mức phạt
tiền đối với đa số các hành vi vi phạm đã đảm bảo tính phòng ngừa, tính răn đe của pháp
luật.
- Vi phạm các quy định về giao và thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.
Xử lý các hành vi vi phạm nêu trên, tại các Điều 16, Điều 17 Nghị định
31/2010/NĐ - CP quy định như sau: với các vi phạm các quy định về giao mặt nước biển
để nuôi trồng thủy sản mức phạt tối đa la 2 triệu đồng, 5 triệu đồng là mức phạt cao nhất
khi phạm các quy định về thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản....
Về vấn đề này, các quy định của pháp luật hiện hành đã cho thấy những ưu điểm
nổi bật. Cụ thể là: Nghị định 128/2005/NĐ – CP chưa quy định chế tài xử phạt vi phạm
hành chính đối với hoạt động giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trong
khi hoạt động này đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
3. Quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, thu
gom, bảo quản, vận chuyển thủy sản.
Việt Nam là nước đầu tiên trong khối ASEAN tham gia mạng lưới thông tin điện
tử quản lý xuất nhập khẩu thủy sản vào châu Âu mang lại cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu thủy sản Việt Nam nhiều cơ hội cũng không ít thách thức. Một trong những
thách thức lớn là vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tàu cá và tàu
chế biến thủy sản, vi phạm quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển,
kinh doanh thủy sản và vi phạm quy định về chế biến thủy sản.

6


Nghị định 31/2010/NĐ – CP có quy định về vấn đề này tại Điều 18, Điều 19, Điều
20 như sau: Vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tàu cá
và tàu chế biến thủy sản có thể bị phạt đến 10 triệu đồng. Vi phạm quy định về thu gom,
sơ chế, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thủy sản bị phạt từ 1 – 7 triệu đồng.Vi phạm
quy định về chế biến thủy sản bị phạt từ 8 – 30 triệu đồng...
- Vi phạm quy định có liên quan đến thủy sản có tạp chất và quy định liên quan
đến thủy sản có độc tố tự nhiên.
Đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản là một trong những hành vi cần
được quy định tại Điều 6 Luật thủy sản 2003. Vì vậy khi có hành vi vi phạm trong lĩnh
vực này tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 31/2010/NĐ – CP có quy định như sau: Đối với
hành vi cố ý vận chuyển thủy sản có tạp chất lạ, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại
đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho
phép, mức phạt là 3 – 5 triệu đồng. Cũng như quy định mới này thì mức 3 – 5 triệu đồng
được áp dụng đối với hành vi đưa tạp chất lạ vào thủy sản; 10 – 15 triệu đồng được áp
dụng đối với hành vi đưa tạp chất lạ vào thủy sản; 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi thu
gom, bảo quản, chế biến, kinh doanh có tạp chất lạ...Xử lý loại bỏ tạp chất theo quy định
của Bộ NN&PTNT đối với lô hàng thủy sản có tạp chất nhưng không thuộc diện phải
tiêu hủy; Buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản có tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe con
người, tạp chất không rõ thành phần.
- Vi phạm quy định về sản xuất thức ăn nuôi thủy sản, vi phạm quy định về kinh
doanh, nhập khẩu thức ăn nuôi thủy sản.
Xử lý các hành vi vi phạm nêu trên, tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 31/2010/NĐ –
CP có quy định như sau: Vi phạm quy định về sản xuất thức ăn nuôi thủy sản bị phạt từ
15 – 30 triệu đồng. Vi phạm quy định về kinh doanh, nhập khẩu thức ăn nuôi thủy sản bị
phạt từ 15 – 40 triệu đồng. Ngoài hình thức xử phạt chính, pháp luật còn quy định các
hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu thức ăn nuôi thủy sản; Tước quyền sử dụng giấy
kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng...

7


- Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh trang thiết bị cứu sinh phục vụ
hoạt động thủy sản, vi phạm các quy định hoạt động cảng cá, bến cá, khu neo đậu
tránh trú bão tàu cá, vi phạm các quy định về điều kiện, kinh doanh đối với cơ sở
đóng mới, cải hoán tàu cá, vi phạm các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh
ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản.
Theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định 31/2010/ NĐ –
CP,
vấn đề này được quy định như sau: Vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh trang thiết
bị cứu sinh phục vụ hoạt động thủy sản bị phạt từ 2 – 10 triệu đồng. Vi phạm các quy
định về hoạt động biển cá bị phạt đến 5 triệu đồng. Vi phạm quy định về điều kiện kinh
doanh đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng. Vi phạm các
quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản bị
phạt đến 5 triệu đồng.
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
1. Sửa đổi bổ sung một số quy định trong Nghị định 31/2010/NĐ – CP ngày
29/3/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Nghị định 31/2010/NĐ – CP ngày 29/3/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này là văn bản pháp luật chính, đang có hiệu lực thi hành trong hoạt động
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Các quy định của nghị định này đã
góp phần ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính về thủy sản. Song
thực tiễn áp dụng văn bản pháp luật này thời gian qua đã cho thấy những bất cập nảy
sinh, cần được sửa đổi bổ sung như sau:
- Sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Bổ sung các quy định xử lý về xử phạm hành chính trong khai thác thủy sản và quản lý
tàu cá
- Bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính về nuôi trồng thủy sản

8


- Bổ sung các quy định xử lý các hành vi vi phạm về chế biến, kinh doanh, thu gom, bảo
quản, vận chuyển thủy sản.
2. Ban hành thông tư hướng dẫn nghị định 31/2010/ NĐ – CP
Trong Nghị định 31/2010/NĐ – CP, một số quy định chưa được làm rõ. Bởi vậy
cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi
pháp luật. Cụ thể:
- Các quy định về bảo vệ nguồn nước:
Cần làm rõ các cụm từ: “ làm thay đổi nơi cư trú, sinh sản của các loài thủy sản”
tại điểm a khoản 1 Điều 8. Cần xác định rõ chủng loại, mức độ, số lượng san hô, quy
định rõ hình phạt theo chủng loại, mức độ số lượng tại điểm c khoản 1 Điều 8.
- Các quy định về khai thác thủy sản và quản lý tàu cá:
Cần hướng dẫn cụ thể về tổng công suất đèn vượt quá quy định hoặc khoảng cách
giữa các điểm đặt các cụm đèn chiếu sáng so với các ngư cụ khác tại điểm a khoản 2
Điều 12. Cần hướng dẫn cụ thể về đăng ký, đăng kiểm kê, đăng kiểm bè cá trong quy
định bắt buộc các bè nuôi trồng thủy sản, bè cá phải được đăng ký, đăng kiểm kê để đảm
bảo an toàn khi nuôi trồng khai thác thủy sản.
3. Tăng cường tổ chức thanh tra Nhà nước về bảo vệ thủy sản
- Tăng cường biên chế:
Trong thời gian tới, thanh tra thủy sản phải được tăng cường cả về chuyên môn và
nhân sự
- Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật:
Việc tăng cường các trang thiết bị chuyên dụng sẽ giúp cho việc xử lý các vi phạm
được kịp thời và chủ động
- Tăng cường cơ chế, chính sách:
Cần tăng cường cơ chế, chính sách đối với thanh tra thủy sản tạo điều kiện thuận
lợi nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
4. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong quá trình phát hiện và xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
9


Nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thủy sản, cần thực hiện một số biện pháp như: Biên soạn các tài liệu, phim
ảnh ; Tổ chức việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của người dân; Tăng cường
đội ngũ cán bộ bảo vệ nguồn lợi thủy sản
C.KẾT LUẬN
Trên đây, chúng ta đã phần nào hiểu rõ các quy định về xử lý vi phạm hành chính
về quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường thủy sản. Mong rằng người dân sẽ chấp
hành một cách thật nghiêm túc các quy định này và các cán bộ môi trường cũng quản lý
thật chặt, nghiêm túc không để tình trạng này xảy ra nhiều nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội
10


Nhà xuất bản Công an nhân dân , Hà Nội – 2006
2. Pháp luật về xử lỷ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản - Thực trạng và
phương hướng hoàn thiện : Khoá luận tốt nghiệp / Nguyễn Thị Minh Tâm; Người hướng
dẫn: TS. Vũ Thị Duyên Thuỷ, Hà Nội, 2011
3.Nghị định 31/2010/ NĐ – CP
4.Nghị định 128/2005/NĐ – CP

11




×