Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.19 KB, 12 trang )

I, ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình xây dựng và hoạt động của một bộ máy nhà nước nhất định để
có được sự ổn định và nhất quán cao trong tổ chức và hoạt động thì cần có những
nguyên tắc nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật. Nếu như nguyên
tắc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước là nguyên tắc quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản thì nguyên tắc tập trung dân chủ là
nguyên tắc mang đậm bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc quan
trọng của trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước nói chung và trong quản lí
hành chính nhà nước nói riêng. Nguyên tắc này đã áp dụng một cách có hiệu quả
và ngày càng có ý nghĩ to lớn trong quá trình quản lí hành chính của các cơ quan
nhà nước.
Tìm hiểu về vấn đề “Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của
nguyên tắc dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước”. Vì hạn chế về kiến
thức và nguồn tài liệu nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót
nên em mong thầy, cô giáo góp ý cho em hoàn thiện bài làm của mình. Em xin
cảm ơn!

1


II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A, Lí luận chung về nguyên tắc tập trung dân chủ:
1, Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước Xã Hội Chủ Nghĩa(XHCN):
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản áp dụng
cho toàn thể bộ máy nhà nước XHCN. Mục đích của nguyên tắc này nhằm tập
trung một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước để giải quyết các công việc của đất
nước và đảm bảo tính thống nhất cao trong bộ máy nhà nước.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập
trung thống nhất của các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước


cấp trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ
quan nhà nước ở địa phương và các cơ quan nhà nước cấp dưới. Xét ở bình diện
rộng hơn, nguyên tắc tập trung dân chủ còn là cơ sở để phát huy tính chủ động,
sang tạo của quần chúng nhân dân, của tập thể và đề cao trách nhiệm, ý thức kỉ luật
của cán bộ, công chức nhà nước. Vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ
áp dụng cho việc giải quyết giữa trung ương với địa phương, giữa cấp trên với cấp
dưới mà còn có thể áp dụng cho cơ cấu tổ chức ở mỗi cấp, cũng như cơ chế hoạt
động cụ thể của nó.
Về mặt tổ chức, nguyên tắc này thể hiện ở chế độ bầu cử, cơ cấu tổ chức bộ
máy, chế độ công vụ, xác lập và giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận của bộ
máy nhà nước nói chung, giữa trung ương với địa phương, giữa các bộ phận trong
các cơ quan nhà nước và trên bình diện chung nhất là giữa nhà nước với nhân dân.
Về mặt hoạt động, các cơ quan nhà nước ở trung ương có quyền quyết định
những vấn đề cơ bản, quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng đối ngoại trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan nhà nước ở địa phương
2


quyết định những vấn để thuộc địa phương mình. Quyết định của cơ quan nhà
nước cấp trên có ý nghĩa bắt buộc với cơ quan nhà nước cấp dưới. Tuy nhiên trong
phạm vi luật định thì cơ quan nhà nước ở địa phương có quyền tự quyết định và
chịu trách nhiệm về quyết định của mình về một số vấn đề mang ý nghĩa địa
phương và có quyền kiến nghị với cấp trên về các quyết định của họ. Các cơ quan
nhà nước ở trung ương, cấp trên có quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước cấp dưới, thậm chí có thể đình chỉ, hủy bỏ quyết định cơ quan cấp dưới của
mình nếu quyết định ấy không phù hợp với luật định, đồng thời tạo điều kiện để cơ
quan nhà nước ở địa phương có thể phát huy sự chủ động, sáng tạo trong việc thực
hiện các vấn đề, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước.
2, Sự áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ vào trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước của nước ta:

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc chung trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước XHCN nhưng khi áp dụng vào trong bộ máy nước ta thì đã
linh hoạt và phù hợp hơn vào tình hình thực tế của nước ta.
Chính vị trí quan trọng của nguyên tắc này nên nó đã được quy định trong văn
bản pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất là Hiến Pháp và các văn bản pháp luật
khác. Điều 6 Hiến Pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001) quy định: “ Quốc hội, hội
đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước
thông qua cơ quan quyền lực nhà nước do mình bầu ra đó là quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp. Bộ máy nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo và tổ chức hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong cả bộ máy nhà nước nói chung và trong
từng cơ quan, bộ phận của bộ máy nhà nước nói riêng.
Nguyên tắc này phù hợp với các nguyên tắc khác như quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân ( nhân dân thực hiện thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do
mình bầu ra và đại diện cho ý chí và nguyện vọng cho toàn thể nhân dân), nguyên
3


tắc quyền lực nhà nước là thống nhất…Nguyên tắc này thể hiện tính ưu việt của nó
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước khi có sự kết hợp hài hòa giữa
hai yếu tố đó là tập trung và dân chủ. Tập trung quyền lực để đảm bảo sự lãnh đạo
có hiệu quả, dân chủ để tạo ra sự chủ động, linh hoạt trong việc giải quyết các
công việc chung và phát huy tính dân chủ của nhân dân trong thực hiện quyền lực
nhà nước. Nếu quá tập trung quyền lực thì dễ dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên
quyền nhưng nếu chỉ có dân chủ thì dẫn đến tình trạng dân chủ quá trớn. Nghệ
thuật của sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ là tìm tỉ lệ kết hợp tối ưu của
hai mặt tập trung và dân chủ tưởng như là mâu thuẫn này trong tổ chức hoạt động
của từng lĩnh vực, nghành lĩnh vực cụ thể trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh
thậm chí là từng lĩnh vực cụ thể.


B, Tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước và ý nghĩa
trong quản lí hành chính nhà nước:
1, Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước:
Các cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước vì vậy
nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính
nhà nước. Nó được biểu hiện qua các nội dung:
a, Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà
nước cùng cấp:
Thực hiện nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân và đảm bảo cho nhân dân có
thể tham gia vào quản lí nhà nước Điều 6 Hiến Pháp 1992(sửa đổi, bổ sung 2001)
quy định” Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội
đồng nhân dân là cơ quan đại diện ý chí và nguyện của nhân dân, do nhân dân
bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Vì vậy các cơ quan quyền lực nhà
nước có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước khác trong đó có cơ quan hành chính nhà nước.
4


Các cơ quan quyền lực nhà nước trong giới hạn mà pháp luật cho phép còn
quyết định việc thành lập sát nhập, giải thể các cơ quan hành chính cùng cấp. Các
cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính hay nhà nước khác như bộ, cơ
quan ngang bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND…đều do cơ quan quyền lực
nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập hay bãi bỏ như việc
Quốc hội” Quyết định việc thành lập, bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc
Chính phủ” ( khoản 8 điều 84 chương 6 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm
2001).
Trong quá trình hoạt động các cơ quan hành chính luôn chịu sự giám sát, chỉ đạo
của cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình
trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp (Thủ tướng báo cáo công tác trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước; Chủ tịch UBND cấp nào báo

cáo công tác trước HĐND cấp đó).
Tuy nhiên phát huy tính dân chủ trong quản lí hành chính các cơ quan quyền
cũng trao quyền sáng tạo cho các cơ quan hành chính trong việc chỉ đạo việc thực
hiện hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác do các cơ quan quyền lực ban
hành. Sự quản lí của các cơ quan quyền lực nhà nước chỉ mang tính chỉ đạo, giám
sát một cách tổng quát không can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các cơ quan
hành chính nhà nước.
b, Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương:
Đây là một vấn đề quan trọng trong việc tập trung quyền lực vào các cơ quan
nhà nước cấp trên để thực hiện việc chỉ đạo, giám sát cấp dưới và cấp địa phương
của mình. Sự phục tùng thể hiện ở hai phương diện lãnh đạo đó là tổ chức và hoat
động. Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên đưa ra cấp dưới và địa phương
phải thực hiện trong khuôn khổ của địa phương tránh tình trạng cục bộ đia phương,
vô chính phủ. Tuy nhiên các cơ quan cấp trên cũng phải tôn trọng ý kiến của các
cơ quan nhà nước cấp dưới, cấp địa phương, tạo điều kiện cho cấp dưới địa
5


phương phát huy sự chủ động sáng tạo thực hiện nhiệm vụ của mình. Tránh tình
trạng áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của địa phương, cấp dưới.
c, phân cấp quản lí:
Là sự phân định, chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy quản lí hành chính nhà
nước. Mỗi cấp quản lí có nhiệm vụ, mục tiêu, thẩm quyền và phương thức thực
hiện một cách tốt nhất những mục tiêu và nhiệm vụ của cấp mình.
Luật tổ chức chính phủ năm 2001 đã giao cho chính phủ nhiệm vụ :“ quyết định và
chỉ đạo phân công, phân cấp quản lí nghành và lĩnh vực trong hệ thống hành
chính nhà nước” (điều 16).
Sự phân cấp quản lí chỉ mang ý nghĩa thực sự khi đảm bảo được các yêu cầu
sau:
_ Xác định thẩm quyền đặc biệt của trung ương trong việc quyết định những lĩnh

vực, các vấn đề có ý nghĩa then chốt nhằm đảm bảo tính thống nhất và tập trung
của quyền lực nhà nước.
_ Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương để phát huy tính chủ động, linh hoạt
trong quản lí và tận dụng tốt các nguồn lực của địa phương để phát triển các thế
mạnh của mình và thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp trên, trung ương giao cho.
_ Việc phân cấp quản lí phải thật cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật.
d, Hướng về cơ sở:
Hướng về cơ sở chính là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân
chủ lí trên cơ sở quản tập quản lí tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống
các đơn vị kinh tế, văn hóa-xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở là nơi sản xuất ra
của cải vật chất, được nhà nước bảo hộ hợp pháp về tài sản hợp pháp, quyền tự chủ
trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời nhà nước cần có sự quan tâm đúng mức về
công nghệ kĩ thuật sản xuất, đội ngũ công nhân, cán bộ quản lí…nhằm thúc đẩy
nền sản xuất phát triển hơn.
e, Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
6


Các cơ quan hành chính ở địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là song trùng trực thuộc. Nguyên tắc này được
ghi nhận trong pháp luật mà cụ thể là trong luật tổ chức HĐND và UBND.
Sự phụ thuộc thể ở hai chiều đó là chiều ngang và chiều dọc. Trước hết đó là sự
phụ thuộc của UBND vào HĐND cùng cấp(chiều ngang). Và đồng thời còn phụ
thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung trực tiếp( chiều dọc).
2. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà
nước:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một đặc trưng của nhà nước XHCN. Điều 2
Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung đã khẳng định” Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai

cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức”. Bản chất của nhà nước ta là nhà
nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân để thực hiện được điều này thì việc áp
dụng nguyên tắc này là điều tất yếu và trong tình hình hiện nay có ý nghĩa rất lớn
đối với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
a, Trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước:
Trước hết nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò chủ
đạo trong quá trình thực hiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Trong quản lí hành
chính thì nguyên tắc này nó vẫn đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, pháp luật
một cách thống nhất đồng thời nguyên tắc này đảm bảo việc mở rộng cho đối
tượng quản lí nhằm phát triển trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lí, phát huy tiềm
năng của các đối tượng quản lí trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Như
vậy nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước
mang tính chất chỉ đạo hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội nhưng khi áp dụng
vào công tác quản lí hành chính nhà nước nó đã phát huy được hiệu quả cao. Bởi lẽ

7


khi có sự tập trung quyền lực thì việc chỉ đạo có sức nặng mới, có tính bắt buộc
cao.
Hơn nữa dân chủ lại giúp phát huy đến mức cao sự đóng góp ý kiến, ý tưởng
trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ nhất định của các cơ quan nhà nước cấp
dưới từ đó có những quyết định đúng đắn nhất hợp lí nhất, tao sự thống nhất cao
trong hoạt động và tận dụng tốt các yếu tố mang tính địa phương và quá trình phát
triển kinh tế xã hội.
b, Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong quản lí hành chính nhà nước:
Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ hiện nay đã giúp cho việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân ( thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung
ương và ở địa phương) thêm hoàn thiện, ngưới dân có thể thực hiện quyền giám sát
của mình một cách hữu hiệu tạo một cơ chế đảm bảo cho quần chúng tham gia tích

cực vào công tác quản lí hành chính nhà nước. Chỉ có như vậy thì người dân mới
bày tỏ được nguyện vọng của mình, phát hiện ra những bất cập trong quản lí của
các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh phát huy tính dân chủ thì cũng cần đề
cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo, nhưng thẩm quyền quyết định của một cá
nhân thì phải phù hợp với thẩm quyền chung của cơ quan ấy, dân chủ phải gắn với
trách nhiệm của cá nhân cụ thể, trong công việc nhất định và thời gian nhất định.
Đồng thời việc áp dụng trong quản lí hành chính cũng tạo nên một sự thống nhất
về ý chí trong việc quản lí hành chính nhà nước tạo ra sự nhịp nhàng, ăn khớp giũa
các cơ quan nghành khối trong toàn xã hội mà vẫn đảm bảo tự do tương đối cho
các địa phương trong việc định ra các hình thức khác nhau, phù hợp với địa
phương mình tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho cả nước.
c, Trong việc kiểm tra tính hợp lí và hợp pháp của các quyết định hành chính:
Khi được tham gia vào việc quản lí hành chính nhà nước ngoài việc phát huy
quyền làm chủ của mình nhân dân còn là người giám định của các quyết định mà
các chủ thể quản lí hành chính ban hành thông qua dư luận xã hội. Đó là việc nhận
8


xét về tính hợp lí của các quyết định ấy có phù hợp với nhân dân, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
3, Các biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung
lãnh đạo:
a, Thực trạng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính hiện nay
ở nước ta:
Trước đây ở nước ta cũng đã tồn tại sự quản lí hành chính mà trong đó nguyên tắc
tập trung dân chủ được xem là nguyên tắc quan trọng hàng đầu thì áp dụng nó một
cách cứng nhắc và chủ yếu là tập trung chứ dân chủ thí có phần hạn chế. Các quyết
định của cấp trên thì buộc cấp dưới bắt buộc phaỉ thực hiện một cách máy móc và
quyết định đó hầu như chỉ mang ý chí của người lãnh đạo. Điều này đã làm cho
quản lí hành chính không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn phản tác dụng.

Cùng với công cuộc đổi mới về kinh tế thì việc cải cách bộ máy hành chính
cũng là một yêu cầu đặt ra trong thời kì hội nhập và phát triển. Nguyên tắc tập
trung dân chủ cũng được vận dụng có hiệu quả và linh hoạt hơn, phát huy được
tính dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước. Tuy nhiên không vì thế mà không
có sai phạm.
Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế có nhiều sai phạm, bất cập. Đó là
việc ở nhiều nơi không xác định được trách nhiệm cụ thể giữa cá nhân và tập thể
dẫn đến việc khi xảy ra vi phạm khó có thể xác định được trách nhiệm thuộc về ai.
Cũng có không ít người dựa vào uy tín của tập thể để đưa ra các quyết định sai trái
nhằm mưu cầu cá nhân. Đó là vụ việc của một doanh nghiệp lớn của nhà nước là
Vinashin và Vinaline đã làm thất thoát hàng trăm nghìn tỉ đồng của nhà nước. Tuy
nhiên khi được các đại biểu Quốc hội chất vấn chiều 13/06 thì các bộ trưởng bộ Kế
hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời” Những sự vụ như Vinashin, Vinaline
chúng tôi không nắm được “ Nhưng trách nhiệm thì không được xác định rõ ràng
và phản ánh một lỗ hổng trong quản lí của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với
9


đơn vị cơ sở của mình, không nắm rõ tình hình cụ thể mà chỉ mang tính chung
chung.
Không ít nơi dân chủ chỉ là “bình phong” để hợp thức hóa ý kiến của thủ trưởng
mà thực chất là gia trưởng, độc đoán. Hơn nữa còn có cả hiện tượng cấu kết với
nhau để áp đặt ý chí đưa ra các quyết định trái với pháp luật. Vụ cưỡng chế đất ở
Tiên Lãng đã phản ánh sai phạm này trong cơ chế quản lí hành chính. Các quyết
định thu hồi đất mang tính độc đoán, không có căn cứ pháp luật.
b, Các biện pháp khắc phục:
_ Nhận thức đúng đắn về nguyên tắc tập trung dân chủ.
_ Thực hiện dân chủ phải đồng thời phải tăng cường pháp chế XHCN.
_ Kết hợp giữa phát huy quyền làm chủ của nhân chủ của nhân dân với việc kiện
toàn của bộ máy hành chính nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, cán bộ ,

công chức thực sự là “ Công bộc của nhân dân”.
_ Đấu tranh chống lại tệ quan lưu, cửa quyền.

III, KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Trong quản lí hành chính nhà nước không thể thiếu đi hai yếu tố tập trung và
dân chủ tuy nhiên nó chỉ phát huy được hiệu quả khi được áp dụng một cách triệt
để và đúng nghĩa của nó. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong việc cải
cách bộ máy hành chính nhà nước mà nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện. Tuy vậy
không chỉ có nhà nước mà người dân cũng cần có ý thức để bảo vệ quyền dân chủ,
để thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật. Trường Đại học luật Hà Nội. NXB công
an nhân dân 2010.
2.Giáo trình luật Hành chính. Trường Đại học luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân
2006.
3. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001.
4. Luật tổ chức Chính phủ 2001.
5. Luật tổ chức HĐND và UBND.
6. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước- Vũ văn Nhiêm. Tạp chí khoa học pháp lí 3/2004.
7. Một số lí luận về phân cấp quản lí nhà nước. Cơ sở dữ liệu bộ tư pháp.

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG


I, Phần mở đầu

1

II, Phần giải quyết vấn đề.

2…9
11


A, Lí luận chung về nguyên tắc tập trung dân chủ.

2…4

1, Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước XHCN.

2…3

2, Sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước ta.

3…4

B,Tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước và ý nghĩa
trong quản lí hành chính nhà nước.

4…9


1, Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước. 4…7
a, Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan
quyền lực nhà nước cùng cấp.

4…5

b, Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối
với trung ương.

5…6

c,sự phân cấp quản lí.

6…7

d, Sự phụ thuộc hai chiều.

7

e, Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.

7

2. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành
chính nhà nước.

7…9

3, Các biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc.

tập trung lãnh đạo.

9…10

III, Kết luận.

10

12



×