Bài làm
Trong xã hội hiện đại, hầu như ở nước nào trên thế giới, các Đảng phái
chính trị đều huy động mọi khả năng để dành, giữ và sử dụng chính quyền nhà
nước. Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói
chung, hoạt động quản lí hành chính nhà nước nói riêng cũng được đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lí hành
chính nhà nước được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản và được đặt lên hàng đầu
trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Với ý nghĩa đó, trong bài tập cá nhân
tuần thứ nhất, em xin tìm hiểu đề bài số 17: Phân tích biểu hiện của nguyên tắc
Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước.
Trước hết, Đảng cộng sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân, theo
chủ nghĩa Mác- Lênin, đại biểu chung thành cho lợi ích giai cấp công nhân và toàn
thể dân tộc. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là hạt nhân
của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bằng những hình thức và phương
pháp hoạt động của mình, Đảng cộng sản giữ vai trò trò quyết định đối với việc
xác định phương hướng hoạt động của Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Sự lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước mang tính toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, kinh tế,
khoa học- kĩ thuật và văn hóa xã hội. Nhìn vào thành quả cách mạng mà nhân dân
ta đã giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước,
đặc biệt là những thành công đạt được trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta
có đủ cơ sở để khẳng định vai trò quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động quản lí Nhà nước. Chính vì vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động
của Nhà nước nói chung và hoạt động quản lí hành chính nhà nước nói riêng được
ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản và được đặt lên hàng đầu trong quản lí hành
chính nhà nước. Điều 4, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Đảng cộng sản Việt
Nam- đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu chung thành quyền
lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước biểu hiện cụ
thể ở các hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức Đảng:
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước bằng việc
đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt
động khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Các vấn đề quan trọng của
hoạt động quản lí nhà nước nói chung và hoạt động quản lí hành chính nhà nước
nói riêng đều cần phải có đường lối, chủ trương của các tổ chức Đảng có trách
nhiệm. Nghị quyết của các cấp ủy Đảng đưa ra phương hướng hoạt động cơ bản
tạo cơ sở quan trọng đẻ các chủ thể quản lí hành chính nhà nước. Khi quyết định
những vấn đề cụ thể khác nhau của hoạt động quản lí hành chính nhà nước như ban
hành quyết định quản lí, xây dựng các biện pháp thuộc về tổ chức , các biện pháp
kinh tế…, đường lối chủ trương của Đảng trong những vấn đề có liên quan bao giờ
cũng được coi là cơ sở rất quan trọng để các cơ sở rất quan trọng để các chủ thể
quản lí hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quyết định của mình. Những
nghị quyết này được thực hiện trên thực tế thông qua hàng loạt những hoạt động
mang tính chất quyền lực nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước.
Qua những hoạt động này, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng sẽ được
hiện thực hóa trong quản lí hành chính nhà nước.
Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước
thể hiện trong công tác quản lí cán bộ. Đây là công việc có vau trò đặc biệt quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng về công tác này thể hiện ở chỗ các tổ chức Đảng bồi dưỡng,
đào tạo những Đảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực để gánh vác những
nhiệm vụ trong bộ máy hành chính nhà nước. Tổ chức Đảng có ý kiến về việc bố
trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan quản lí hành
chính nhà nước. Tổ chức Đảng có ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào
những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Những ý kiến này có ý
nghĩa rất quan trọng đối với công tác tổ chức cán bộ. Tuy nhiên, vấn đề bầu, bổ
nhiệmđược thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo nội dung, trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định. Ý kiến của tổ chức Đảng là cơ sở để các cơ quan hành chính
nhà nước xem xét và đưa ra qruyết định cuối cùng.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước bằng hình
thức kiểm tra. Kiểm tra của các tổ chức Đảng là kiểm tra việc thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Việc kiểm tra này nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà
Đảng đề ra, trê cơ sở đó khắc phục những khiếm khuyết, phát huy những mặt tích
cực trong công tác lãnh đạo. Điều này đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức
Đảng có tính thông tin hai chiều. Cũng chính thông qua công tác kiểm tra Đảng,
các tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình
đề ra, trên cơ sở đó có các biện pháp uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động
quản lí hành chính nhà nước đi theo đúng định hướng phù hợp với lợi ích giai cấp,
lợi ích dân tộc và lợi ích chung của cả cộng đồng.
Thứ tư, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước còn
được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của tổ chức Đảng và các
Đảng viên. Việc nghiêm chỉnh chấp hành luật được coi là kỉ luật cuat tổ chức
Đảng. Chính điều đó đã tạo cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín của Đảng đối với
nhân dân, với cơ quan cơ nhà nước, làm cho các tổ chức Đảng trở thành hạt nhân
lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy vậy, sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động quản lí hành chính nhà
nước không đồng nghĩa với việc can thiệp vào các hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây chỉ là việc Đảng định hướng về mặt
tư tưởng , xác định đường lối quan điểm giai cấp, phương châm chính sách, công
tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn. Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và xây dựng
chỉnh đốn Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.