MỞ ĐẦU
Trong hệ thống chính trị của các nước, có thể có nhiều Đảng phái cùng tồn tại và
hoạt động. Mỗi Đảng phái đóng vai trò nhất định trong đời sống xã hội và giữ một vị trí
quan trọng trong hệ thống chính trị. Ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước có
mối quan hệ biện chứng gắn bó hữu cơ và có tác động qua lại với nhau. Sự lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động của Nhà nước nói chung, hoạt động quản lí hành chính nói riêng
được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản và được đặt lên hàng đầu trong quản lí hành chính
Nhà nước. Vì vậy, em xin chọn câu 16: “ Phân tích biểu hiện của nguyên tắc Đảng lãnh
đạo trong quản lí hành chính Nhà nước” làm bài tập cá nhân của mình.
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ CỦA NGUYÊN TẮC
Cơ sở lý luận: Đảng được vũ trang bằng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin
kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh nên đủ khả năng nhận thức được quy luật phát triển
khách quan của xã hội để đề ra đường lối, chính sách định hướng cho sự phát triển của đất
nước phù hợp với quy luật đó.
Cơ sở thực tiễn: Lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Đảng là hạt nhân của mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng tháng Tám đã thắng lợi
và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Kể từ đó, sự phát triển của Nhà nước Việt
Nam luôn gắn với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đảng và các Đảng viên đều trực tiếp
lãnh đạo và tham gia phong trào cách mạng nên đủ khả năng tổng kết kinh nghiệm để thực
hiện sự lãnh đạo một cách có hiệu quả. Do đó, Đảng có vai trò quan trọng đối với hoạt
động của Nhà nước nói chung, hoạt động quản lí hành chính Nhà nước nói riêng.
Cơ sở pháp lý: Đây là nguyên tắc Hiến định, quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1992:
“Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
2. BIỂU HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC
1
Nguyên tắc này được biểu hiện ở các hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức
Đảng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính Nhà nước bằng việc đưa ra
những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau
của quản lí hành chính Nhà nước. Các vấn đề quan trọng của hoạt động quản lí Nhà nước
nói chung và quản lí hành chính Nhà nước nói riêng đều cần phải có đường lối, chủ trương
của các tổ chức Đảng có trách nhiệm. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện trên nguyên
tắc chỉ mang tính chất chính trị để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật chứ không làm
thay Nhà nước. Nghị quyết của các cấp ủy Đảng đưa ra phương hướng hoạt động cơ bản
tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể quản lí hành chính Nhà nước có thẩm quyền thể chế
hóa thành các văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lí hành chính Nhà nước.
Điều 22 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội…”. Khi quyết định những vấn đề cụ thể khác nhau
của hoạt động quản lí hành chính Nhà nước thì đường lối chủ trương chính sách của Đảng
về những vấn đề có liên quan bao giờ cũng được coi là cơ sở rất quan trọng để các chủ thể
quản lí hành chính Nhà nước xem xét và đưa ra các quyết định quản lí của mình. Tuy vậy,
nghị quyết của Đảng không phải là văn bản mang tính quyền lực – pháp lí. Những nghị
quyết này được thực hiện trên thực tế thông qua hàng loạt những hoạt động mang tính chất
quyền lực Nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính Nhà nước để thực hiện hóa chúng.
Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính Nhà nước thể hiện
trong công tác tổ chức cán bộ. Nó vai trò quan đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả của quản lí hành chính Nhà nước. Điều 4 Pháp lệnh cán bộ, công chức đã quy
định: “Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản
Việt Nam,…”. Sự lãnh đạo của Đảng về công tác này thể hiện ở chỗ các tổ chức Đảng bồi
dưỡng, đào tạo những Đảng viên ưu tú, có phẩm chất, năng lực để gánh vác những nhiệm
vụ trong bộ máy hành chính Nhà nước. Tổ chức Đảng có ý kiến về việc bố trí những cán
bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính Nhà nước. Những ý
kiến này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác tổ chức cán bộ. Tuy nhiên, vấn đề bầu,
bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước theo nội dung, trình tự, thủ
2
tục do pháp luật quy định. Ý kiến của tổ chức Đảng là cơ sở để các cơ quan hành chính
Nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính Nhà bằng hình thức kiểm tra. Kiểm
tra của các tổ chức Đảng là kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng trong hoạt động quản lí hành chính Nhà nước nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực
tế của các chính sách mà Đảng đề ra, trên cơ sở đó khắc phục những khiếm khuyết, phát
huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo. Điều này đảm bảo cho hoạt động của các
tổ chức Đảng có tính thông tin hai chiều. Cũng thông qua công tác kiểm tra Đảng, các tổ
chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình đề ra, trên cơ
sở đó có các biện pháp kịp thời nhằm làm cho hoạt động quản lí hành chính Nhà nước đi
đúng định hướng phù hợp với lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
Thứ tư, sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực
hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên.
Việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật được coi là kỉ luật của tổ chức Đảng. Điều đó tạo
cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín của Đảng với nhân dân, với cơ quan Nhà nước, làm
cho các tổ chức Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo của các cơ quan hành chính Nhà nước.
3. HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Hiện nay, dù vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội được khẳng định trong
các bản Hiến pháp của đất nước mà gần đây nhất là Điều 4 Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên,
sự khẳng định này vẫn không thể phủ nhận rằng chưa có điều luật nào quy định một cách
cụ thể những nội dung, hình thức và phương pháp lãnh đạo của Đảng với Nhà nước nói
chung và trong quản lí hành chính Nhà nước nói riêng. Vấn đề này vẫn chỉ nằm trong
những văn bản mang tính chất lí luận chính trị. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc
Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Vì vậy, ngoài những giải pháp mang tính biện pháp, cần có giải pháp mang tính trực
tiếp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng,
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Đó là việc xây dựng một đạo luật ghi
nhận về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội. Việc làm này hết sức
quan trọng và cần thiết nhằm cụ thể hóa Điều 4 Hiến pháp 1992. Đạo luật này cần quy định
3
rõ các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Đảng với bộ máy hành chính Nhà nước; nội
dung, hình thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội; nghĩa vụ và
trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc ủng hộ, bảo vệ Đảng,…
KẾT LUẬN
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính Nhà nước là nguyên tắc rất quan
trọng được đặt lên hàng đầu trong quản lí hành chính Nhà nước. Qua phần phân tích trên,
chúng ta phần nào có thêm kiến thức về vấn đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại
học quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Nguyễn Thị Hồi (chủ biên), Hướng dẫn ôn tập môn học Lý luận Nhà nước và pháp
luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
5. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
6. Pháp lệnh cán bộ, công chức.
* * * * *
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do hiểu biết của em còn có hạn nên bài làm này còn
nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo
để bài làm của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
4