Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.81 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Quan hệ hôn nhân là quan hệ bao gồm tổng thể quan hệ kết hôn, quan hệ vợ
chồng và chấm dứt quan hệ vợ chồng. Do đó, nội dung pháp luật điều chỉnh quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài gồm 3 vấn đề pháp lý về quan hệ kết hôn, quan
hệ vợ chồng và chấm dứt quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài. Với chính sách
“hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế
giới”, ở nước ta các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày
càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việc
điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở thành một
yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự
quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước có
liên quan. Một trong 3 vấn đề pháp lý của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
cần quan tâm đó là quan hệ kết hôn.
Đề tài: Kết hôn có yếu tố nước ngoài – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

1


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác định quan hệ vợ chồng
theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó ít
nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, hoặc việc kết hôn được xác lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
Đây là quyền nhân thân cơ bản của cá nhân nam và nữ, là sự kiện pháp lý làm
phát sinh quan hệ vợ chồng.
2. Các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài
Có 4 trường hợp, cụ thể như sau:
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.


- Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau, mà một trong các bên thường
trú tại Việt Nam.
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau, mà một trong hai bên định cư
ở nước ngoài.
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau, mà sự kiện kết hôn tiến hành
ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
3. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
Điều kiện kết hôn là điều kiện được nhà nước công nhận việc kết hôn của
các bên nam nữ hoặc nói cách khác điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp
luật đặt ra khi kết hôn, chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì việc kết hôn
mới hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới, việc chọn pháp luật áp dụng
điều chỉnh điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài thường dựa vào dấu hiệu quốc
tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú của đương sự. Do đó, đương sự mang quốc tịch
hoặc nơi cư trú ở nước nào thì pháp luật nước đó sẽ quy định về điều kiện kết
hôn. Việc áp dụng dấu hiệu quốc tịch hoặc nơi cư trú phụ thuộc vào quy định của
pháp luật mỗi nước. Để thống nhất việc chọn pháp luật áp dụng, các nước thường
ký kết các điều ước quốc tế. Trên thực tế, hầu hết các điều ước quốc tế mà các
nước ký kết đều quy định điều kiện kết hôn của các bên sẽ do pháp luật của các
2


nước mà các bên chủ thể mang quốc tịch điều chỉnh. Tại Điều 103 Luật hôn nhân
và gia đình (HN&GĐ) Việt Nam 2000 quy định:
1. Trong việc hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải
tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn có
thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định
của luật này về các quy định của luật này về điều kiện kết hôn.
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của luật này về điều

kiện kết hôn .
2. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ,
xâm phạm tình dục đối với phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì
mục đích trục lợi khác.
Theo điều 103 Luật HN&GĐ Việt Nam và tại điều 10 Nghị định số
68/2002/NĐ-CP quy định trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết
hôn và cũng luôn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm
kết hôn (các điều 9, 10 Luật HN&GĐ năm 2000). Cụ thể:
- Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên
phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài
còn phải tuân theo quy định tại điều 9 và điều 10 Luật HN&GĐ Việt Nam về
điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn tiến hành
trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật
của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch) về
điều kiện kết hôn, ngoài còn phải tuân theo quy định tại điều 9 và điều 10 Luật
HN&GĐ Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
4. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại các điều 13,14,15, 16, 17, 18 và 19 Nghị định số
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 (đã sửa đổi bổ sung theo Nghị định số
69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ, pháp luật Việt Nam quy định về
thủ tục và hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
3


Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
+ Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền

của nước mà người xin kết hôn là công dân chưa đến 06 tháng tính đến ngày
nhận hồ sơ xác định hiện tại đương sự không có vợ hoặc không có chồng.
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền chuyên môn cấp (không quá 06
tháng) xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
+ Bản sao công chứng hoặc chứng thực gấy chúng minh thư nhân dân, hộ chiếu
hoặc gấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú.
+ Trong trường hợp công dân Việt nam là người đang phục vụ trong lực lượng
vũ trang hoặc lĩnh vực liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy
xác nhận của cơ quan tổ chức quản lý nghành xác nhận việc họ kết hôn với người
nước ngoài không trái với quy chế của nghành đó.
Khi đến nộp hồ sơ có thể chỉ cần một bên (nam hoặc nữ) đi, nhưng khi đi
phỏng vấn tại Sở tư pháp thì cả hai bên nam, nữ phải đến phỏng vấn và ký
vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Thời hạn giải quyết: 20 ngày từ ngày sở tư pháp nhận đầy đủ hồ sơ đối với
trường hợp thông thường. Đối với những hồ sơ phức tạp, thời gian có thể kéo dài
thêm nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài
Về nghi thức kết hôn trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, điều 11
Nghị định 68/2002/NĐ-CP của chính phủ quy định: Việc kết hôn phải đước đăng
ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại
khoản 2 điều 17 của Nghị định này, nếu đăng ký kết hôn ở Việt Nam hoặc khoản
4 điều 19 cảu Nghị định này, nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự
Việt Nam; mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Kết quả điều tra thực tế về tình trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo điều tra, trước năm 1986 hiện tượng kết hôn có yếu tố nước ngoài là
không nhiều. Nhưng từ năm 1986 đến năm 1993 hiện tượng này đã trở nên phổ
4



biến. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1995 đến năm 1999 cả nước có
48.923 trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, thì chỉ
trong vòng 3 năm sau (2002) con số đã là 64.396 trường hợp. Trong đó chỉ tính
riêng số vụ kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Đài Loan là 55.906
(chiếm 86,6% tổng số vụ kết hôn giai đoạn 1995-2002). Đến năm 2006 có
179.000 công dân kết hôn với người nước ngoài (phụ nữ chiếm 80% trong số đó).
Tổng số cuối năm 2008 con số đã lên đến 248.000 trường hợp. Gần đây nhất, từ
đầu năm 2009 đến 9/2010 theo thống kê của bộ Tư pháp, tổng số đăng ký kết hôn
có yếu tố nước ngoài là 28.445 trường hợp mà đa số là phụ nữ.
Từ 1998 đến 2010, bộ Tư pháp đã làm thủ tục cho 294.280 phụ nữ Việt
Nam kết hôn với người nước ngoài có quốc tịch trên 50 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Trong đó, nhiều nhất là kết hôn với đàn ông Đài Loan (30%), Mĩ (14%), Hàn
Quốc (12%), Trung Quốc (11%), Hàn Quốc, Đức, Canada, Pháp, Mĩ.
Như vậy, qua những con số trên, ta thấy việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
ngày càng phổ biến, số lượng các vụ kết hôn của cả nam và nữ tăng lên nhanh
chóng qua các năm. Tuy nhiên khi quan sát các số liệu trên, nét đặc thù riêng của
nước ta đó là tình trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài với số
luộng lớn. Tỉ lệ số nữ kết hôn bao giờ cũng chiếm trên 80% tổng số trường hợp
kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Vậy từ thực tiễn chung về hiện tượng kết hôn có yếu tố nước ngoài ở nước
ta thì ta cũng cần chú ý tới thực trạng riêng về vấn đề phụ nữ lấy chồng là người
nước ngoài.
2. Thực trạng vấn đề phụ nữ lấy chồng nước ngoài
a.Thực trạng
Tình hình phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài ngày càng nhiều. Trong
thời buổi hội nhập quốc tế, người Việt nam có nhiều cơ hội đi ra nước ngoài làm
việc, học tập, du lịch; người nước ngoài cũng được tạo thuận lợi trong việc đến
Việt Nam hợp tác làm ăn, buôn bán hay tham quan, du lịch ngày càng đông. Điều
đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hôn nhân giữa công dân Việt Nam với

người nước ngoài, mà tuyệt đại đa số là phụ nữ.
Lý giải cho hiện tượng phong trào phụ nữ Việt lấy chồng ngoại thì có hai nguyên
nhân chính. Một là nguyên nhân kinh tế: Việt Nam thuộc quốc gia đang phát triển
5


nên đại bộ phận dân chúng còn đang sống trong cảnh khó khăn. Trong khi đó một
số nước trong khu vực kinh tế phát triển hơn nên thu hút công dân các nước kinh
tế kém hơn đến định cư, trong đó có con đường hôn nhân. Hai là nguyên nhân
mất cân bằng giới tính ở một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc dẫn đến tình trạng thiếu phụ nữ trong tuổi trưởng thành, nhiều đàn ông
không tìm được đối tượng kết hôn trong nước nên phải ra nước ngoài tìm vợ
trong đó có Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa tương đồng.
Hiện tượng phụ nữ lấy chồng ngoại đã làm cho xã hội chúng ta phải đối
mặt với những vấn đề xã hội phức tạp không dễ giải quyết.
b. Môi giới hôn nhân bất hợp pháp
Theo số liệu thống kê thì gần 60% các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt
Nam với người nước ngoài thông qua môi giới bất hợp pháp. Điều đáng nói ở đây
là thông qua các cuộc tổ chức xem mặt, tuyển lựa phụ nữ Việt để làm vợ cho một
số đàn ông nước ngoài; Các cô gái được người ta coi như món hàng mà người
mua được quyền chọn nhân phẩm, giá trị con người của phụ nữ Việt Nam bị xem
thường, hạ thấp.
c. Nguyên tắc kết hôn tự nguyện chưa thực sự được tôn trọng
Nhiều phụ nữ kết hôn với người nước ngoài do sự sắp đặt của người khác,
nhất là vai trò của các cá nhân, tổ chức môi giới. Người môi giới không chỉ dụ dỗ
người phụ nữ mà còn tác động, lái sự chấp thuận đối tượng kết hôn đến những
người thân, người có vai trò gây ảnh hưởng nhất của người phụ nữ. Người môi
giới thường vẽ ra các viễn cảnh giàu sang phú quý ở nước ngoài nhằm lừa dối
người phụ nữ quyết định việc hôn nhân với đối tượng đàn ông nước ngoài đã
được sắp đặt trước.

d. Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu giữa hai người
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thì chỉ
hơn 7% phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài vì tình yêu. Số còn lại vì mục
đích kinh tế là chủ yếu. Hôn nhân không dựa trên tình yêu thường dẫn đến sự bất
hạnh trong đời sống vợ chồng. Đối với người phụ nữ lấy chồng nước ngoài điều
bất hạnh càng nhân lên gấp bội vì cuộc sống xa gia đình, xa Tổ quốc, khác biệt về
6


văn hóa, bất đồng về ngôn ngữ. Nhiều chị em lấy phải ông chồng già còn hơn cả
tuổi cha của mình. Có chị em bị lừa lấy phải chồng tàn tật, bệnh hoạn, thần kinh
không bình thường.
e. Nhận thức lệch lạc, quan niệm hôn nhân vì mục đích kinh tế
Phong trào lấy chồng ngoại vì mục đích kinh tế trên thực tế đã làm lệch lạc nhận
thức và thay đổi quan niệm hôn nhân ở một bộ phận dân cư; làm biến đổi chuẩn
mực xã hội. Nếu như ngày xưa, người con gái “lấy Khách, lấy Tây” là nỗi xấu hổ
cho gia đình, dòng họ thì ngày nay ở một vài vùng quê, người ta có quan niệm
gia đình nào có con gái lấy chồng ngoại quốc được coi là thức thời, danh giá. Vì
vậy có bậc cha mẹ khi con gái đến tuổi cập kê đã dùng mọi biện pháp cấm cản,
không cho con có bạn khác giới. Họ coi con gái mới lớn như món hàng để dành,
chờ đến tuổi trưởng thành tìm mai mối gả chồng ngoại quốc, nhờ đó được nhận
những đồng đô la giải quyết khó khăn cho gia đình hoặc hy vọng lúc tuổi già, sức
yếu sẽ có khoản viện trợ thường xuyên của con gái và chàng rể ngoại.
g. Cuộc sống sau khi kết hôn không có sự bảo đảm được bảo vệ
Một số chị em còn bị bạo hành, ngược đãi, khinh không chỉ từ người chồng
mà cả cha mẹ, anh chị em nhà chồng. Một số trường hợp lấy chồng Trung Quốc
do không chịu nổi lao động nặng nhọc và sự kiểm soát gắt gao của gia đình nhà
chồng đã bỏ trốn về kể lại rằng các chị không được chút tự do. Suốt ngày, suốt
đêm luôn có người kèm, không được đi ra ngoài một mình. Ban ngày thì ra đồng,
lên nương rẫy làm việc như đứa ở. Tối đến phải làm công việc nội trợ có khi đến

nửa đêm. Tiền bạc thì không được quản lý. Không được ra chợ, ra đường hoặc
gặp gỡ bất cứ ai một mình. Nhiều chị em bị chồng, mẹ chồng, anh chị em nhà
chồng bạo hành, ngược đãi mà không được sự quan tâm bảo vệ của bất cứ cá
nhân, tổ chức nào tại địa phương nơi chị em lấy chồng. Rào cản về ngôn ngữ là
điều bất lợi nhất làm chị em không thể phản ánh đến được các cơ quan pháp luật
nước sở tại. Đấy là chưa kể đến các trường hợp chị em ở trong cảnh kết hôn bất
hợp pháp, cư trú bất hợp pháp. Đã xảy ra trường hợp cô dâu Việt bị người chồng
giết chết ở Hàn Quốc (như cô dâu Huỳnh Mai, Kim Đồng), cô dâu bị sát hại ở
Đài Loan như Trần Thị Hồng Thắm...

7


3. Đánh giá chung về việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tế
đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 dành hẳn một chương (chương XI)
quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Qua 10 năm
thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được pháp
luật điều chỉnh. Quyền của công dân Việt Nam trong quan hệ này đã được tôn
trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế lợi dụng những quy định thiếu chặt chẽ,
sơ hở của luật pháp, các hành vi vi phạm khó bị xử lý và chưa bị xử lý. Từ việc
môi giới kết hôn bất hợp pháp đến việc dụ dỗ, lừa đối, cưỡng ép kết hôn. Có cả
việc kết hôn giả để nhằm mục đích ra nước ngoài định cư hoặc để đạt mục đích
khác.
Trong những năm qua, ở nước ta, vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài tăng nhanh về số lượng, nhiều nhất tại thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Việc thực hiện pháp luật hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài bảo đảm quan hệ giao lưu quốc tế, quyền tự
quyết định việc hôn nhân của công dân, đặc biệt là đối với người phụ nữ trên
nguyên tắc hôn nhân tự nguyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã xảy ra nhiều trường

hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài không tuân thủ quy định của pháp luật, đặc biệt
là mục đích của quan hệ hôn nhân không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, mà
việc kết hôn nhằm đạt mục đích khác (giả tạo); xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. để
ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hiện tương này, khoản 2 điều 103 Luật
HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu: “2. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố
nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ, xâm phạm
tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác”.
Thực trạng việc áp dụng các điều kiện kết hôn còn nhiều sai sót, chưa hợp lý.
Điều kiện độ tuổi
Điều kiện kết hôn đầu tiên là độ tuổi thì pháp luật của các nước nói chung
và của Việt Nam nói riêng chỉ quy định độ tuổi tối thiểu, mà không quy định cụ
thể về tuổi tối đa trong việc kết hôn, đồng thời pháp luật cũng không quy định
giới hạn về sự chênh lệch tuổi giữa nam và nữ trong việc kết hôn. Điều này phù
hợp với quan điểm cho rằng, hôn nhân được bắt nguồn từ tình yêu, do đó không
giới hạn về độ tuổi giữa các bên muốn kết hôn. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay
8


về vấn đề kết hôn với người nước ngoài “không tính đến tuổi tác” cần phải được
các cơ quan xem xét một cách nghiêm túc. Trong những năm vừa qua tại một số
tỉnh và thành phố của Việt Nam đã có rất nhiều trường hợp nữ công dân Việt
Nam kết hôn với người nước ngoài hơn mình nhiều tuổi một cách bất thường. Ví
dụ, có trường hợp nữ công dân Việt Nam kết hôn với công dân Đài Loan lớn hơn
mình đến 50 tuổi, thậm chí có trường hợp chênh nhau đến 60 tuổi. Đằng sau
những trường hợp bất thường này rất có thể là toan tính, vụ lợi, không đúng với
bản chất tốt đẹp của hôn nhân đó là tình yêu. Vì vậy, các cơ quan chức năng của
nhà nước cần nghiêm túc tìm ra các biện pháp ngăn chặn các trường hợp làm mất
đi bản chất tốt đẹp của hôn nhân.
Điều kiện sức khỏe
Nội dung các quy định, xác định điều kiện sức khỏe đối với các trường hợp

kết hôn có yếu tố nước ngoài cần được quy định cụ thể và chi tiết hơn.
Thực tế cho thấy. trong một vài năm trở lại đây, hiện tượng nhiều công dân
Việt Nam, đặc biệt là công dân nữ kết hôn với người nước ngoài ngày càng trở
nên phổ biến, trong đó không ít các trường hợp không bình thường liên quan đến
vấn đề sức khỏe của các bên kết hôn. Theo báo cáo, có nhiều trường hợp công
dân nữ Việt Nam lấy người Đài Loan có thể trạng dị tật, bại liệt chân tay. Về mặt
pháp lý thì những trường hợp trên đây không vi phạm các quy định về điều kiện
sức khỏe bởi vì những người bị dị tật, bại liệt chân tay không mất năng lực hành
vi dân sự thì vẫn được phép kết hôn. Ty nhiên, trường hợp nhiều phụ nữ Việt
Nam trẻ, khỏe và xinh đẹp sẵn sàng kết hôn với một người Đài Loan nhiều tuổi,
dị tật, bại liệt là một điều bất bình thường nên được điều tra xác minh, xem xét
thật kĩ lưỡng.
Về các điều kiện kết hôn khác cũng cần phải chú ý, điều tra bằng việc cần
các giấy tờ chứng thực đầy đủ, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thật kĩ
lưỡng để bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân mà còn
nhằm bảo vệ các nguyên tắc pháp luật của pháp luật Việt Nam.
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN
- Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, hoàn thiện mặt thể chế
(sửa đổi bổ sung luật, bổ sung quyết định về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký
9


kết hôn). Luật pháp cần phải xây dựng hoàn chỉnh hơn để điều chỉnh quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài đang diễn ra rất phức tạp này. Cần ban hành văn bản
chi tiết, cụ thể, ví dụ như Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Về điều kiện kết hôn luật cũng cần phải quy định chặt chẽ và đưa ra các
điều kiện phù hợp hơn và mang tính đặc thù chứ không thể giống như điều kiện
kết hôn quy định trong Luật hôn nhân và gia đình hiện nay áp dụng đối với
trường hợp phụ nữ Việt lấy chồng nước ngoài. Việc nắm tình hình đời sống vật
chất và tinh thần, việc bảo vệ phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài sau

khi kết hôn cũng phải được quy định rõ ràng trong luật. Và điều này cũng phải là
vấn đề Chính phủ và Quốc hội cần quan tâm trong việc đàm phán hỗ trợ tư pháp
về hôn nhân và gia đình với một số nước có nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với
công dân của họ.
- Tăng cường “hoạt động hỗ trợ kết hôn” (Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
của Chính phủ đã quy định từ điều 21 đến điều 27 của Nghị định).
- Hoàn thiện các quy định chế tài đối với các hành vi lợi dụng kết hôn với
người nước ngoài để xâm hại tới quyên của công dân đặc biệt là phụ nữ.
- Hoàn thiện thanh tra, giám sát.
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
Vấn đề đặt ra đối với các cấp Hội phụ nữ là cần thiết phải có sự quan tâm
hơn nữa trong việc tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ đối với chị em thuộc đối
tượng này nhằm mục đích nâng cao sự nhận thức, sự hiểu biết các vấn đề thuộc
lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình và các thủ tục hành chính, luật pháp; hậu
quả của những quyết định hôn nhân sai lầm, sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết và
lối sống thực dụng liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Đối với các trường hợp người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam, nếu
tiến tới hôn nhân với họ cũng phải tìm hiểu kỹ về tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh
bản thân và gia đình của đối tượng. Chỉ khi tình yêu đủ chín và hai người đã hiểu
rõ hoàn cảnh của nhau đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật mới quyết
định và thực hiện các thủ tục kết hôn theo quy định pháp luật.

10


KẾT THÚC

Với chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các
nước trên thế giới”, ở nước ta các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều

sâu. Việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở
thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu
dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các
nước có liên quan. Với việc phân tích đề tài trên, từ những cơ sở lý luận cũng như
thực tiễn của vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, từ đó thấy được thực trạng cụ
thể hiện của tình trạng này đồng thời có những đánh giá khách quan và đưa ra
những biện pháp giải quyết cụ thể về đề tài “Kết hôn có yếu tố nước ngoài – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” này.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Đinh Thị Mai Hương, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2004.
3. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
4. />
12


MỤC LỤC

13




×