ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ SÁU
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TỰ ĐỨC
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 62 22 80
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nguyên Việt
Hà Nội - 2011
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thân thế và sự nghiệp của Tự Đức gắn liền với những biến động lớn
của đất nƣớc ta nửa cuối thế kỷ XIX - thời kỳ dân tộc ta phải đƣơng đầu quyết
liệt để chống lại âm mƣu và hành động xâm lƣợc của thực dân Pháp. Là nhà
vua, ngƣời nắm quyền tối cao quyết định vận mệnh dân tộc, để đất nƣớc ta
dần biến thành thuộc địa của Pháp, ông đã bị kết tội “bán rẻ đất nƣớc”[40, tr.
18] cho thực dân. Tuy nhiên, trƣớc đòi hỏi về tính khách quan, khoa học của
ngành sử học, việc đánh giá Tự Đức vốn là “một trong những ngƣời uyên bác
bậc nhất thời đó”[68, tr. 206] có đúng là ngƣời muốn bán rẻ nƣớc ta nhƣ lịch
sử đã quy trách nhiệm cho ông hay không?
Để tìm lời giải cho câu hỏi đó, chúng ta cần tìm hiểu và trình bày tƣ
tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức để làm rõ những gì ảnh hƣởng và chi phối
đến “hành động” của ông trƣớc các vấn đề phức tạp của đất nƣớc thời bấy
giờ. Đồng thời, việc tìm hiểu tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức còn góp
phần lý giải sự biến đổi trong đời sống chính trị - xã hội của đất nƣớc thời ông
trị vì.
Mặt khác, chúng tôi thấy rằng, nếu chỉ đánh giá Tự Đức qua cuộc đời
chính trị thì chƣa đủ, mà cần phải nghiên cứu tƣ tƣởng của Tự Đức qua các
trƣớc tác của ông, đó là một di sản tinh thần không nhỏ mà Tự Đức đã để lại,
gồm thơ văn, chiếu, dụ, v.v.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam là một nƣớc chịu ảnh hƣởng sâu rộng của
tƣ tƣởng Nho giáo nói chung và tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nho giáo nói
riêng. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới đất nƣớc để hội nhập và phát triển
hiện nay thì việc nghiên cứu, đánh giá lại các giá trị tích cực và tiêu cực của
tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nho giáo trong lịch sử dân tộc là việc làm cần thiết.
Cho nên, nghiên cứu tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức còn góp phần
2
“gạn đục khơi trong” chắt lọc những gì là giá trị, từ đó rút ra bài học lịch sử
đối với việc quản lý xã hội từ chính cuộc đời Tự Đức cho hôm nay và mai
sau. Hơn nữa, vấn đề triều Nguyễn nói chung, của Tự Đức nói riêng vẫn đang
là vấn đề cần phải đƣợc nghiên cứu trở lại dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Một số nội dung cơ bản
trong tư tưởng chính trị - xã hội của Tự Đức làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tƣ tƣởng Tự Đức là vấn đề cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận
không chỉ trong giới khoa học xã hội Việt Nam, mà còn là vấn đề quan tâm
của nhiều học giả nƣớc ngoài. Đã có nhiều công trình của các học giả bàn
luận xung quanh vị vua này về tƣ tƣởng, vai trò cũng nhƣ trách nhiệm của
ông trƣớc việc để nƣớc ta biến thành thuộc địa của Pháp trong thời kỳ lịch sử
nói trên. Chính vì vậy, công và tội của ông đến nay vẫn còn là vấn đề đang
đƣợc bàn luận rộng rãi. Chúng tôi tạm phân định một số lĩnh vực nghiên cứu
về thân thế, sự nghiệp và tƣ tƣởng của Tự Đức nhƣ sau:
Thứ nhất, ở góc độ sử học, có một số công trình đánh giá về Tự Đức
với nhiều quan điểm khác nhau. Cuốn sách Những vấn đề văn hóa - xã hội
thời Nguyễn (Nxb Khoa học xã hội, 1992) do Mạc Đƣờng, Lê Trung chủ biên.
Cuốn sách này là tập hợp các báo cáo khoa học và những phát biểu thuyết
trình tại cuộc hội thảo “Một số vấn đề về triều Nguyễn” đƣợc tổ chức vào
tháng 10 năm 1989. Đây là cuộc hội thảo đầu tiên về triều Nguyễn đƣợc tổ
chức với mục đích nhận thức lại vấn đề đánh giá triều Nguyễn. Cuốn sách là
kết quả sơ bộ và đầu tiên nhằm mở đầu cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về
triều Nguyễn với những cách nhìn, nhận định khác nhau của nhiều nhà nghiên
cứu về vấn đề triều Nguyễn.
Cuốn sách Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn (Nxb
3
Giáo dục, Hà Nội, 1997) do Nguyễn Phong Nam chủ biên. Cuốn sách này là
tập hợp các bài báo cáo tại hội thảo khoa học “Tƣ tƣởng Việt Nam dƣới thời
Nguyễn” do Đại học Sƣ phạm Huế tổ chức vào 27 và 28 tháng 4 năm 1994.
Nội dung cuốn sách không đƣa ra những kết luận, đánh giá, nhận định có tính
chất tổng kết về triều Nguyễn, mà chỉ cung cấp những cách nhìn, những kiến
giải khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau của các nhà nghiên cứu về một số
vấn đề cụ thể của nhà Nguyễn và Tự Đức, nhƣ vấn đề canh tân, vấn đề chiến
hay hoà, những vấn đề văn chƣơng triều Nguyễn, v.v.
Trong cuốn sách Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ
năm 1802 đến năm 1884 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998) của Lê Thị
Thanh Hòa, tác giả đã khái quát về việc đào tạo và sử dụng quan lại của nƣớc
ta trƣớc thời Nguyễn. Đặc biệt, tác giả tập trung phân tích việc đào tạo quan
lại qua giáo dục, thi cử và chính sách sử dụng, tuyển chọn quan lại của triều
Nguyễn từ 1802 đến 1884.
Cuốn sách Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn (Nxb Thuận Hóa,
Huế, 1998) của các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tƣởng, Hoàng
Phƣơng, Lê Thành Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh. Trong sách, các tác giả nghiên
cứu về nguyên lý cai trị, quan chế, tổ chức quân đội của triều Nguyễn.
Cuốn sách Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới (Nxb Đại học Sƣ
phạm, Hà Nội, 2005) của nhiều tác giả, là tập hợp các bài báo cáo tại hội thảo
khoa học quốc gia về “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại
học, Cao đẳng sƣ phạm và Phổ thông”, do Khoa Lịch sử và trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội tổ chức vào tháng 10 năm 2002. Từ cách tiếp cận khác nhau,
các nhà sử học đã có những cái nhìn và đánh giá khác nhau về vai trò, công và
tội của triều Nguyễn; đƣa ra những nhận định về vai trò lịch sử của các vua
nhà Nguyễn, v.v.
Cuốn sách Những phát hiện mới về triều Nguyễn (Nxb Văn nghệ TP.
4
Hồ Chí Minh, 2002) của tác giả Tố Am Nguyễn Toại. Nội dung cuốn sách ghi
lại một số sự kiện lịch sử trong triều Nguyễn, trong đó có một số sự kiện liên
quan đến thời Tự Đức nhƣ quan hệ ngoại giao giữa nƣớc Đại Thanh với nƣớc
Đại Nam trong triều Tự Đức (1847 - 1883), Nho sĩ nƣớc Nam đối với vua Tự
Đức, v.v., góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn một giai đoạn lịch sử.
Cuốn sách Huế - Triều Nguyễn một cái nhìn (Nxb Thuận Hóa, Huế,
2004) của Trần Đức Anh Sơn là tập hợp gồm 32 bài viết với đủ mọi đề tài
giới thiệu đủ khía cạnh của nền văn hóa Huế đƣợc tác giả viết vào nhiều thời
điểm khác nhau. Qua đó, giúp chúng ta thấy đƣợc cái nhìn của ngƣời đƣơng
đại đối với nghệ thuật, văn hóa cung đình Huế.
Cuốn sách Mười ba đời vua nhà Nguyễn (Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004),
các tác giả Trần Quỳnh Cƣ, Trần Việt Quỳnh đã lên án Tự Đức rất nhiều, nhƣ
khƣớc từ mọi đề nghị cải cách của Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn
Trƣờng Tộ, v.v.; duy trì lối học và thi cổ; thực thi chính sách bế quan tỏa
cảng; ít quan tâm đến việc sửa sang chính trị, quân sự, phát triển kinh tế.
Cuốn sách Khiêm lăng và vua Tự Đức (Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004)
của tác giả Mai Khắc Ứng đã giới thiệu sơ lƣợc về xã hội Việt Nam dƣới thời
Tự Đức. Ngoài ra, trong sách còn giới thiệu một số nét về đặc điểm văn hóa
cũng nhƣ đặc điểm mỹ thuật của Khiêm lăng, về các nhà nho, nhà sử học, nhà
thơ dƣới triều Nguyễn.
Trong cuốn sách Bang giao Đại Việt triều Nguyễn (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005) của Nguyễn Thế Long, tác giả viết về quan hệ giữa
triều Nguyễn và triều Thanh, giữa triều Nguyễn với Pháp. Tác giả khẳng định
trách nhiệm của nhà Nguyễn để mất nƣớc.
Cuốn sách Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương tây dưới
triều Nguyễn (1802-1858) (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006)
của Trần Nam Tiến. Tác giả đã khái quát về quan hệ ngoại giao giữa Việt
5
Nam với các nƣớc phƣơng Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, trình bày về
mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nƣớc phƣơng Tây qua các thời
kỳ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức (1847-1858). Từ đó, tác giả
rút ra những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong chính sách ngoại
giao với các nƣớc phƣơng Tây.
Cuốn sách Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn (Nxb Văn hóa Sài Gòn,
2007), là tập hợp những bài viết của nhiều tác giả về các sự kiện lịch sử, các mối
quan hệ ngoại giao, chính sách ruộng đất và quốc phòng cùng các mối quan hệ
trong triều đình thời Nguyễn đã đƣợc đăng tải trên Tạp chí Xƣa và Nay.
Cuốn sách Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn (Nxb
Văn học, 2008) của Nguyễn Thế Anh. Tác giả đã giới thiệu dân cƣ Việt Nam,
giới sĩ phu với tổ chức xã hội, nông dân và các hoạt động nông nghiệp, các
hoạt động công nghệ, thƣơng mại, các vấn đề xã hội và các đề nghị cải cách
dƣới thời Nguyễn.
Đánh giá vai trò và trách nhiệm của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn,
gần đây, cụ thể là tại Hội thảo khoa học về “Chúa Nguyễn và vƣơng triều
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” đƣợc tổ chức
vào ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2008 tại Thanh Hóa, Phan Huy Lê đã có bài
tổng kết khái quát kết quả của Hội thảo với 92 báo cáo khoa học nhƣ sau:
“Mọi ngƣời tham gia hội thảo đều nhận thấy sự phê phán, lên án đến
mức độ gần nhƣ phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều
Nguyễn trƣớc đây là quá bất công, thiếu khách quan <…> Hội thảo cũng nhất
trí nêu lên những mặt hạn chế của thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Tuy
còn nhiều vấn đề đang tồn tại nhƣng Hội thảo đã tạo nên một hƣớng nhận
thức mới để cùng tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Đây là một đổi mới quan
trọng trong nhận thức về chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Nhƣng cần nhấn
mạnh “đổi mới” hoàn toàn không có nghĩa là lật ngƣợc lại vấn đề, chuyển từ
6
cực đoan phê phán sang cực đoan tôn vinh một chiều mà là nhận thức lại trên
cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất ở trong nƣớc và trên thế
giới với những luận chứng khoa học có sức thuyết phục”[76,]. Đây cũng là
định hƣớng cho việc nghiên cứu tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức với tƣ
cách một ông vua ở vào thời kỳ khó khăn phức tạp nhất của triều Nguyễn với
những vấn đề về chính trị, ngoại giao, tôn giáo, v.v.
Đối với các tác giả nƣớc ngoài, vấn đề tƣ tƣởng Nho giáo của Tự Đức
cũng đƣợc chú ý nghiên cứu. Tác phẩm Nước Đại Nam đối diện với Pháp và
Trung Hoa 1847 - 1885 (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999) của Yoshiharu
Tsuboi. Tác giả đã đƣa ra những kiến giải khá sâu sắc và mới mẻ trƣớc vấn đề
tƣ tƣởng Nho giáo của Tự Đức. Nhƣng vì đối tƣợng nghiên cứu của tác phẩm
này là quan hệ giữa Đại Nam với Pháp và Trung Hoa nên vấn đề tƣ tƣởng
Nho giáo của Tự Đức chỉ đƣợc tác giả bàn tới rất sơ lƣợc. Ngoài những nhận
xét, đánh giá ra, điều đáng quý ở đây là việc đƣa vào cuốn sách một số tƣ liệu
đƣợc lƣu trữ ở nƣớc ngoài mà sử triều Nguyễn không có.
Thứ hai, từ góc độ tôn giáo, liên quan đến đề tài có một số công trình nhƣ:
Trong bài viết: “Quan niệm của Tự Đức về Công giáo qua tác phẩm
Đạo biện” của Đỗ Lan Hiền (Tạp chí Triết học, số 6/2001), đã phân tích thái
độ phê phán của Tự Đức đối với đạo Lão, đạo Phật và đặc biệt là đạo Gia tô.
Mặc dù Tự Đức chỉ dựa vào khái niệm “đạo” trên lập trƣờng của Nho giáo,
song có thể nói, đây là tác phẩm thể hiện quan điểm phê phán của ông đối với
giáo lý Công giáo trên bình diện triết học - tôn giáo.
Trong bài viết: “Trở lại chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn qua bộ
Đại Nam thực lục” của Lê Thị Thắm (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số
2/2002), đã hệ thống lại những chỉ dụ của triều Nguyễn đối với Công giáo, từ
đó rút ra những nhận định về thực chất của vấn đề cấm đạo dƣới triều Nguyễn
và thời Tự Đức.
7
Cuốn sách Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883)
(Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007) của Nguyễn Quang Hƣng đã trình bày bối cảnh
lịch sử, quá trình truyền đạo vào Việt Nam, thái độ ứng xử của các vua triều
Nguyễn với Công giáo, trong đó chú trọng tới “vấn đề nghi lễ” trong xung đột
giữa Công giáo và triều đình. Đặc biệt, tác giả tập trung làm sáng tỏ vấn đề
Công giáo thời Tự Đức.
Luận án: “Chính sách tôn giáo thời Tự Đức” của Nguyễn Ngọc Quỳnh
(2009), dƣới lăng kính triết học tác giả đã phân tích làm rõ chính sách tôn giáo
của triều Tự Đức với nhiều biến cố đặc biệt phức tạp, từ đó đóng góp vào cái
nhìn tổng thể của chính sách tôn giáo triều Nguyễn. Mặt khác, tác giả đã rút ra
bài học chính trị hiện tại về chính sách quản lý tôn giáo của nhà nƣớc, về quan
điểm, đƣờng lối đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ ba, ở góc độ tƣ tƣởng triết học, có một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu nhƣ sau:
Công trình “Tƣ tƣởng Việt Nam dƣới thời Tự Đức” của Cao Xuân Huy,
in trong sách Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (Nxb
Văn học, Hà Nội, 1995). Trong bài viết này, tác giả không chỉ dừng ở việc
nghiên cứu tƣ tƣởng Nho giáo của Tự Đức, mà còn đƣợc mở rộng ra tới toàn
bộ tƣ tƣởng Nho giáo dƣới triều Tự Đức. Tƣ tƣởng Nho giáo của Tự Đức mới
chỉ đƣợc nghiên cứu một cách sơ lƣợc về mặt nhận thức luận, còn các vấn đề
khác nhƣ quan điểm về đƣờng lối trị nƣớc, về giáo dục, v.v., chƣa đƣợc đề
cập đến. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng Nho giáo của Tự Đức trong tác phẩm này cũng
chỉ là một phần nhỏ và mới chỉ đƣợc đề cập đến một vài khía cạnh.
Cuốn sách Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
cách mạng tháng Tám, Tập I - Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó
trƣớc các nhiệm vụ lịch sử (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Trần
Văn Giàu là cuốn sách đƣợc Nhà nƣớc trao tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh.
8
Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập đến một loạt nguyên nhân dẫn tới sự
thất bại của hệ ý thức phong kiến dƣới triều Nguyễn trƣớc các nhiệm vụ của
lịch sử. Trong đó, học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo mà triều Nguyễn
và Tự Đức dựa vào đó để xây dựng nên hệ tƣ tƣởng chính thống của triều đại,
đƣợc tác giả xác nhận nhƣ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự
thất bại của triều Nguyễn. Tuy nhiên, tác giả dƣờng nhƣ chỉ thấy sự hạn chế
của hệ tƣ tƣởng chủ đạo dẫn đến sự thất bại mà không đƣa ra sự cần thiết phải
tìm hiểu và đánh giá khách quan hơn về nó để chỉ ra những mặt tích cực và
tiêu cực của hệ tƣ tƣởng triều Nguyễn trƣớc sự biến động phức tạp của tình
hình trong nƣớc và khu vực.
Cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập II (Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1997) của Lê Sỹ Thắng đã tập trung phân tích những vấn đề thực tiễn
đặt ra cho lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX, đó là vấn đề
bảo vệ tổ quốc và canh tân đất nƣớc. Mặc dù cuốn sách đã phân tích và đánh
giá khách quan về những đóng góp, hạn chế của Tự Đức trong lịch sử tƣ
tƣởng nƣớc ta thời kỳ đó, song việc hệ thống hóa tƣ tƣởng Tự Đức chƣa đƣợc
làm rõ.
Nguyễn Tài Thƣ trong sách Nho học và Nho học ở Việt Nam một số vấn
đề lý luận và thực tiễn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997) của mình đã dành
ra một chuyên mục nghiên cứu “Nho học triều Nguyễn - nội dung, tính chất và
vai trò lịch sử”. Trong bài viết này, tác giả vạch rõ nội dung, tính chất, vai trò
của Nho giáo triều Nguyễn trƣớc và trong thời gian đế quốc Pháp xâm lƣợc
nƣớc ta. Từ đó, tác giả đƣa ra nhận định cho rằng, sự thất bại của Nho giáo
triều Nguyễn là một tất yếu lịch sử vì nó đi ngƣợc lại quyền lợi của nhân dân.
“Nho giáo dƣới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX)” của Nguyễn
Thanh Bình, in trong sách Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh
hưởng của nó ở Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) (Nxb Chính
9
trị Quốc gia, Hà Nội, 2007). Tác giả chỉ rõ những tƣ tƣởng bảo thủ, giáo điều
của Nho giáo đã kìm hãm sự phát triển của đất nƣớc ta lúc đó là tƣ tƣởng
“xƣa hơn nay”, “trọng đạo khinh thƣờng lợi”, “nội hạ ngoại di”, “nông vi bản,
thƣơng vi mạt”.
Mấy năm gần đây, nhiều tác phẩm, nhiều luận văn khoa học nghiên cứu
về Nho giáo triều Nguyễn cũng đã ít nhiều đề cập tới tƣ tƣởng Nho giáo của
Tự Đức nhƣ: Nho giáo xưa và nay (Vũ Khiêu - chủ biên, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1990), Nho giáo tại Việt Nam (Lê Sỹ Thắng - chủ biên, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994), và trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp
chí Xƣa và Nay, tạp chí Tôn giáo, tạp chí Triết học, v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến cuộc đời, sự
nghiệp, vai trò lịch sử cũng nhƣ công và tội của Tự Đức dƣới góc độ sử học,
tôn giáo. Riêng góc độ triết học, có một số công trình về nội dung Nho giáo
triều Nguyễn nói chung, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ
thống về tƣ tƣởng Tự Đức, đặc biệt là tƣ tƣởng chính trị
- xã hội của ông .
Việc nghiên cứu tƣ tƣởng Nho giáo của Tự Đức cho đến nay chủ yếu chỉ
đƣợc nghiên cứu lƣớt qua, rời rạc, chƣa tƣơng xứng với vị trí của nó trong
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Trƣớc nhu cầu của xã hội về nghiên cứu và giảng
dạy lịch sử tƣ tƣởng triết học dân tộc, việc nghiên cứu chuyên sâu về tƣ tƣởng
Tự Đức, đặc biệt là tƣ tƣởng chính trị - xã hội của ông sẽ có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn thiết thực. Đó cũng là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học không bao giờ
kết thúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung trình bày một cách hệ thống nội dung tƣ tƣởng
chính trị - xã hội của Tự Đức, từ đó làm rõ những giá trị, hạn chế chủ yếu
trong tƣ tƣởng đó của ông.
10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Phân tích những điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng chính trị xã hội của Tự Đức.
- Phân tích và hệ thống hóa một số nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng
chính trị - xã hội của Tự Đức qua thơ văn, chiếu biểu và hành động của ông.
- Làm rõ những giá trị cũng nhƣ hạn chế trong tƣ tƣởng chính trị - xã
hội của Tự Đức.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận là: Các quan điểm duy vật về lịch sử của triết học Mác Lênin; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
lịch sử tƣ tƣởng dân tộc; Nguyên tắc phƣơng pháp luận nghiên cứu lịch sử
triết học.
Cơ sở tài liệu: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở tƣ liệu chủ yếu từ
các cuốn sách: Tự Đức ngự chế thi tập, Tự Đức ngự chế văn tập, Ngự chế Việt
sử tổng vịnh tập, Thơ văn Tự Đức, Đại Nam thực lục chính biên (Đệ tứ kỷ),
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam liệt truyện, Châu bản triều Tự
Đức, và một số tài liệu khác nghiên cứu về Tự Đức đã đƣợc công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên các phƣơng pháp cụ thể sau: Phƣơng pháp logic lịch sử, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi xác định
đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là một số nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng
11
chính trị - xã hội của Tự Đức.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số quan điểm cơ bản thuộc tƣ tƣởng
chính trị - xã hội của Tự Đức đƣợc trình bày trong thơ văn, chiếu biểu và
hành động của ông.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách hệ thống về điều kiện và tiền đề hình
thành, nội dung tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức.
Luận văn xác định những giá trị, hạn chế chủ yếu trong tƣ tƣởng chính
trị - xã hội của Tự Đức. Trên cơ sở đó, luận văn bƣớc đầu đƣa ra sự đánh giá
vai trò của Tự Đức trong bối cảnh lịch sử thời đại ông nói riêng và của vƣơng
triều Nguyễn nói chung trong tiến trình lịch sử dân tộc.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn trong nhận thức về
tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập, nghiên
cứu và giảng dạy Nho giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chƣơng, 7 tiết.
12
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TỰ ĐỨC
1.1. Hoàn cảnh xuất thân và con ngƣời Tự Đức
1.1.1. Hoàn cảnh xuất thân
Tự Đức tên húy là Thì, tên chữ là Hồng Nhiệm, sinh ngày 25 tháng 8
năm Kỷ Sửu, tức ngày 22 tháng 9 năm 1829; là con thứ hai của vua Thiệu Trị,
và bà Phạm Thị Hằng, con gái Thƣợng thƣ bộ Lễ Phạm Đăng Hƣng, ngƣời ở
Tân Hòa, Gia Định, bà là ngƣời có ảnh hƣởng nhiều đến Tự Đức sau này.
Sách Đại Nam liệt truyện nhận xét về bà nhƣ sau: “Tính hậu lại thông minh
nhớ lâu, hết thảy việc cũ và nghe tuyên đọc các sách, giấy tờ gì, là hiểu ngay,
không đợi mở xem, lại vua có hỏi đến, thƣa rõ từng điều, không sót <...>
Lòng từ ái không thể thuật hết <…> tính hạnh đoan cẩn”[41, tr. 29-30]. Bà
mất năm Thành Thái thứ 13 (1901).
Ngay từ khi sinh ra, Tự Đức đã đƣợc sống trong thời kỳ mà Nho giáo
giữ vị trí thống trị, cho nên việc học hành của ông rất đƣợc chú trọng. Năm
Thiệu Trị thứ 1 (1841) Tự Đức đƣợc cho ra giảng đƣờng để học tập. Bản thân
Tự Đức cũng là một ngƣời thông minh, ham học: “Khi còn ở tiềm để không
ham thích gì khác, chỉ kê cứu các kinh sách, ngày nối tới đêm, những sách
của bách gia chƣ tử [các nhà trƣớc tác] không sách nào không đọc qua”[43, tr.
31]. Sách Đại Nam thực lục chính biên (Đệ tam kỷ) đã ghi lại nhận xét, đánh
giá về khả năng và quá trình hoàn thiện nhân cách của Tự Đức nhƣ sau:
“Hoàng tử thứ hai thông minh sớm, ngay từ thuở mới đặt tên cho. Một hôm,
gọi vào chầu, vua hỏi rằng: “Con có biết ý ta đặt tên cho con là nghĩa gì
không?” Hoàng tử thƣa rằng: “[nghĩa là] gánh chịu những việc nặng”. Vua
lấy làm lạ lắm! Sau đó, khi ra cung các đọc sách, hoàng tử không ham muốn
13
gì, chỉ thích ngâm vịnh. Vua thƣờng gọi vào nội điện, khi rỗi việc một lát,
hoặc khi đƣơng tấu nhạc, hoặc đƣơng lúc hầu cơm, sai làm thơ để xem có
nhanh không. Rồi sai cung tần mang văn phòng tứ bảo của ngự dụng, cho
phép đƣợc lấy mà dùng. Hoàng tử thứ hai khiêm tốn không dám vƣợt lễ, chỉ
biết vâng mệnh nghĩ ngay ra thơ, hạ bút làm xong ngay. Vua khen là thông
minh, có khi thƣởng cho cái nhẫn lớn bằng ngọc kim cƣơng, có khi ban cho
cái bát cơm bằng thứ ngọc quý mà nhà vua đƣơng ăn, dụ rằng: “Ăn thứ thừa
này để chịu lấy phúc thừa”. Cặn kẽ dạy bảo, yêu quý đặc biệt khác cả”[42, tr.
375]. Nhƣ vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Tự Đức đã sớm ý thức đƣợc trọng trách
trong tƣơng lai của mình. Ông tỏ ra nhân hiếu, thông minh và chăm học, đƣợc
vua cha rất yêu quý, bảo có nhiều tính giống mình nên có ý truyền ngôi cho.
Hồng Nhiệm vì thế mà đƣợc vua gọi vào chầu riêng để dạy bảo. Khi ấy, Yên
Phong Công Hồng Bảo tuy là con cả nhƣng lại ít học, chỉ ham vui chơi. Sách
Đại Nam thực lục chính biên (Đệ tứ kỷ) cũng có khá nhiều tƣ liệu cho thấy sự
ân cần dạy bảo của Thiệu Trị đối với Tự Đức: “Hiến tổ Chƣơng hoàng đế cho
là giống tính mình yêu mến khác thƣờng, hằng vâng đặc chỉ gọi vào chầu dạy
lấy đạo học của đế vƣơng, và việc cấy gặt khó nhọc của nhân dân. Hoặc có
khi rảnh việc ngồi ngay đấy mà ngâm vịnh nối theo, cầm bút viết xong ngay,
thƣờng đƣợc ban khen bằng bài thơ”[43, tr. 31-32].
Tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), Hồng Nhiệm lên ngôi ở điện Thái Hòa,
nhƣng lấy sang năm Mậu Thân làm năm Tự Đức thứ 1 (1848) và làm vua từ đó
cho đến lúc mất, hiệu là Dực tông Anh hoàng đế. Trong cuộc đời làm vua của
mình, Tự Đức làm việc không biết mệt mỏi. Điều đó sẽ không có gì đặc biệt ở
một ông vua nếu chúng ta biết rằng, thể chất của ông “từ lúc trẻ đến lúc khôn
lớn cho đến lúc già, bệnh nƣơm ở ngƣời”[50, tr. 7]. Khi thiết triều, thỉnh thoảng
ông vẫn bị chóng mặt: “Trẫm thực là ngƣời nhiều bệnh, vì ở trong chốn thâm
nghiêm, thấp khí u uất rất thịnh, ngồi lâu thì chóng mặt, nói nhiều thì hụt hơi,
14
dù trong bụng muốn nói ra, nhƣng sức không nói đƣợc”[63, tr. 37].
Do sức khỏe kém mà Tự Đức luôn ở trong Đại nội Huế, trừ hai chuyến
đi cửa biển Thuận An đều đặn mỗi năm để tránh thời tiết quá nóng hoặc quá
lạnh. Suốt đời ông chỉ có một chuyến đi xa là ra Hà Nội, đó là vào dịp lễ thụ
phong vƣơng của vua cha - vua Thiệu Trị. Cũng chính vì ít vi hành nên Tự Đức
điều khiển đất nƣớc chỉ thông qua hệ thống quan lại. Điều này có thể nói, là
hạn chế rất lớn đến tƣ tƣởng và hành động của ông trong thời gian trị vì đất
nƣớc.
Về tính cách, ông tự răn mình có đức khiêm. Ông đã xây cho mình một
cái lăng và đặt tên là Khiêm lăng. Theo ông, khiêm là kính, là nhƣờng. Nhƣng
ở ông, chúng tôi cảm nhận đƣợc sự khiêm nhƣờng đến thái quá khi ông tự
đánh giá mình:
“Trẫm nay: Đức nhƣ muỗi nhỏ,
Trí kém sâu đo”[63, tr. 336].
Tính khiêm tới mức thái quá của ông nhƣ vậy đã chuyển thành tính
thiếu quyết đoán, không quả quyết trong mọi việc, phải dựa vào triều thần bàn
việc, mà triều thần lại có nhiều ngƣời bảo thủ. Điều này ảnh hƣởng rất nhiều
không chỉ đến cuộc đời của ông mà còn đến cả vận mệnh đất nƣớc.
Tự Đức ở ngôi 36 năm. Ông mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi, tức
ngày 19 tháng 7 năm 1883. Sau đó không lâu, đất nƣớc ta đã trở thành thuộc
địa của thực dân Pháp.
Tự Đức có may mắn là đƣợc xuất thân trong một gia đình vƣơng quyền,
lại đƣợc kế vị ngai vàng của vua cha. Nhƣng vì đƣợc sinh ra và lớn lên trong
bối cảnh Nho giáo giữ địa vị thống trị xã hội nên ngay từ nhỏ, Tự Đức đã đƣợc
giáo dục, định hƣớng theo quỹ đạo Nho học. Chính vì vậy mà Tự Đức tiếp tục
truyền thống của ông cha trong việc lựa chọn, sử dụng Nho giáo làm tƣ tƣởng
chính trị - xã hội cho mình và làm hệ tƣ tƣởng chính thống cho triều đại mình.
15
1.1.2. Con người của Tự Đức
Tự Đức đƣợc đánh giá là “một trong những ngƣời uyên bác bậc nhất
thời đó”[68, tr. 206] bởi tƣ tƣởng của ông không chỉ là những lý luận điều
hành chính sự, mà còn về cả vấn đề học thuật.
Không chỉ là nhà vua, Tự Đức còn là một nhà thơ, nhà văn, nhà sử học
lớn của thế kỷ XIX. Suốt đời ông, ngoài cƣơng vị là một hoàng đế cần mẫn với
công việc, ông còn dành nhiều thì giờ để trƣớc tác. Do đó, số lƣợng tác phẩm
của ông rất nhiều, không chỉ bằng chữ Hán mà còn cả các tác phẩm chữ Nôm.
Thơ văn chữ Hán đều mang tên ngự chế nhƣ: Ngự chế thi tập, Ngự chế văn tập,
v.v., và phân ra nhiều tập, bao gồm đủ các thể loại truyền thống nhƣ thơ, phú,
ca, truyện với nhiều chủ đề khác nhau. Các tác phẩm chữ Nôm có Luận ngữ
diễn ca, Thập điều diễn ca, v.v. Đặc biệt, Tự Đức đã biên soạn bộ Tự học giải
nghĩa ca, đây là bộ từ điển Hán Việt khá sớm với mục đích là phổ biến cách
học chữ Hán, nhƣng cũng còn thể hiện ý muốn chuẩn hóa, hệ thống hóa chữ
Nôm đang trong tình trạng thiếu nhất quán. Và cũng chính ông đã viết Ngự chế
Việt sử tổng Vịnh với mong muốn rằng, dân ta cần biết sử ta. Tự Đức còn chỉ
dụ cho Quốc sử quán biên soạn nhiều bộ sách giá trị nhƣ: Khâm định Việt sử
thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, v.v. Đó là những bộ
sách có giá trị và có tính công cụ cho việc nghiên cứu và tra cứu ngày nay.
Vừa là vua, vừa là học giả, Tự Đức muốn làm chủ tể cả tƣ tƣởng và học
thuật. Ông tự mình thảo ra các bài chế sách và trực tiếp phê điểm các bài đối
sách. Đó là những vấn đề đƣợc đặt ra xung quanh lý luận kinh điển Nho giáo,
về thực trạng hiện thời, v.v. Có những lần Tự Đức còn tuyên triệu những
ngƣời đã trúng tuyển khoa bảng vào nhà Duyệt thí để khảo sát học lực và kiến
thức của họ một lần nữa bằng những bài đối sách đặc biệt. Ông lại thƣờng
trƣớc tác về các vấn đề về lý luận kinh điển nhƣ chữ nhân, chữ tâm, v.v. Tự
Đức xứng đáng đƣợc coi là ngƣời đầu tiên trong lịch sử nƣớc ta sáng tạo ra
16
hình thức mà ngày nay chúng ta gọi là sinh hoạt học thuật.
Là nhà vua và là nhà thơ, nên “lời văn thì quan hệ về chính sự văn
giáo rất nhiều”[63, tr. 239]. Qua các tác phẩm của ông, chúng ta nhận thấy
sự trăn trở đối với những đau khổ của dân chúng cũng nhƣ trách nhiệm của
ngƣời làm vua, sự răn dạy các quan bỏ hết thói tệ, làm tốt chức trách của
mình, những quan tâm pha lẫn cả sự lo lắng tìm kiếm nhân tài giúp nƣớc,
về những chuẩn mực đạo đức làm ngƣời, v.v. Đặc biệt, chúng ta nhận thấy
một tâm trạng đầy mâu thuẫn giữa việc ông luôn tâm niệm sẽ trở thành một
vị vua giỏi, mẫu mực, với hiện thực quản lý đất nƣớc của ông làm nƣớc ta
ngày càng đi vào thế bí, đất đai của tổ tông chƣa có cách nào lấy lại đƣợc.
Đó là điều làm Tự Đức âm thầm đau khổ đến cuối đời. Trong Khiêm cung
ký, ông viết: “Điều ta đáng ngậm ngùi là học chƣa thành, chí chƣa đạt, hƣ
danh không chống nổi thực tội, thể chất yếu không đủ cáng đáng đƣợc
nhiều, khiến nay cõi bờ chìm đắm chƣa khôi phục đƣợc, mối họa biên
cƣơng chƣa dẹp yên”[75, tr. 180].
Có lẽ vì vậy mà, dù là một hoàng đế, nhƣng Tự Đức luôn tự nhận là
đã thất bại về mặt công danh: “Trẫm muốn chính mình làm đƣợc thái
bình, để đƣợc nhà no ngƣời đủ, nhƣng giận vì tài sơ đức bạc, không thể
hy vọng đƣợc đều nhƣ thế”[63, tr. 171] . Ông muốn quay về với mặt nhân
đức, chăm lo việc khoa cử. Ông nhiều lần sửa đổi quy chế thi để làm cho
Nho sĩ có “thực học” hơn, để chọn đƣợc ngƣời có “thực tài” giúp ích cho
nƣớc nhà.
Tự Đức là nhà vua, nhƣng đồng thời lại là một học giả kiệt xuất thời
đó. Với tƣ cách là nhà vua thì trách nhiệm lớn nhất của ông là đã thi hành
nhiều chính sách lỗi thời, khiến cho thế nƣớc ngày một suy yếu. Nhƣng qua
những chiếu dụ, những dòng tâm sự bằng thơ văn của ông, chúng ta thấy sự
bộc bạch những phiền muộn, trăn trở đầy tính trách nhiệm của ông.
17
1.2. Tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội
1.2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XIX
Dƣới triều Nguyễn, Việt Nam là một quốc gia thống nhất về mặt lãnh
thổ, có thể nói đây là thuận lợi lớn để phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, chính
quyền nhà Nguyễn không phát huy đƣợc mặt mạnh này, đặc biệt, đến thời Tự
Đức đã diễn ra nhiều biến động lớn trong đời sống xã hội.
Tình hình kinh tế:
Triều Nguyễn đƣợc tái thiết sau một thời gian nội chiến kéo dài làm cho
nông nghiệp sa sút. Đến thời Tự Đức, kinh tế nông nghiệp vẫn đƣợc coi là nền
tảng của nền kinh tế nƣớc nhà. Chính sách trọng nông vẫn đƣợc Tự Đức đề cao,
cụ thể, ông sử dụng nhiều biện pháp nhƣ doanh điền, đồn điền, v.v., để khuyến
khích nhân dân khai hoang phục hóa, nhờ đó đã thu đƣợc những kết quả quan
trọng, nổi bật là diện tích canh tác đƣợc mở rộng. Nhƣng ruộng tƣ ngày càng
nhiều lên cùng với sự phát triển của giai cấp địa chủ, kéo theo tô thuế mỗi ngày
một nặng. Thêm nữa, hạn hán, lụt lội lại thƣờng xuyên đe dọa mùa vụ của ngƣời
nông dân, rồi nạn vỡ đê, riêng đê Văn Giang ở Hƣng Yên trong thời Tự Đức đã
bị vỡ 18 năm liền, làm cho đời sống của ngƣời nông dân hết sức khó khăn, ngƣời
đói ăn, lƣu tán ngày càng nhiều. Sau này, trong khoảng 10 năm cuối đời, Tự Đức
vì lắm việc đã bãi bỏ cả các chức chuyên trách nhƣ hà đê sứ, doanh điền sứ và
giao lại việc quản lý đê điều cho quan lại địa phƣơng.
Sản xuất công nghiệp không thể phát triển vì triều đình Tự Đức nắm
trong tay những xƣởng lớn (tƣợng cục) nhƣ xƣởng đúc tiền, đúc súng, đóng
tàu, v.v., nhằm mục đích phục vụ triều đình. Riêng ngành công nghiệp khai
thác khoáng sản đã có bƣớc phát triển cả về số lƣợng lẫn quy mô, tuy còn hạn
chế về kỹ thuật và tổ chức khai thác nhƣng đều do ngƣời Hoa nắm giữ.
Các ngành nghề thủ công ở nông thôn và thành thị mặc dù vẫn tồn tại,
song cũng không có điều kiện phát triển do ngƣời thợ phải làm theo đúng
18
những kiểu mẫu chạm trổ hay kiến trúc nhất định, không phát huy đƣợc sáng
kiến, cải tiến nghề nghiệp của mình. Thêm vào đó là tình trạng các làng, các
phƣờng còn giấu nghề, làm cho tài năng, sáng kiến, kỹ thuật không thể phổ
biến một cách rộng rãi đƣợc.
Đặc biệt, từ đời Tự Đức trở đi, thƣơng nghiệp ngày càng sút kém hẳn
do chính sách đối ngoại bế quan tỏa cảng, cấm buôn bán với nƣớc ngoài,
chính sách đối nội thì ức thƣơng, cấm buôn bán từ tỉnh này sang tỉnh khác, đặt
ra nhiều luật lệ phức tạp, thuế khóa nặng nề. Hơn nữa, do nghèo đói cùng cực
nên sức mua của nhân dân hầu nhƣ bị tê liệt. Mặc dù từ tháng 3 năm 1876, Tự
Đức cho bỏ lệ cấm xuống biển đi buôn, mở cửa thông thƣơng với nƣớc ngoài,
cho phép buôn bán giữa các tỉnh trong nƣớc, song triều đình Tự Đức cũng
không thể xoay chuyển đƣợc tình thế. Trong khi đó, đất nƣớc ta lại đang phải
chiến đấu chống lại hành động xâm lƣợc của thực dân Pháp, khó khăn lại nối
tiếp khó khăn.
Tình hình chính trị - xã hội:
Ngay từ khi thiết lập vƣơng triều, nhà Nguyễn đã cố gắng xây dựng
một nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền mạnh, lấy Nho giáo làm bệ
đỡ hệ tƣ tƣởng chính thống. Đứng đầu nhà nƣớc là vua nắm hết cả quyền
bính, dƣới có sáu bộ (lại, hộ, lễ, binh, hình, công).
Về tình hình chính trị - xã hội, thời Tự Đức có điểm đáng chú ý là các
tệ nạn của quan lại và sự lộng hành ghê gớm của bọn cƣờng hào đang trở nên
phổ biến. Chính Tự Đức khi mới lên ngôi đã chỉ rõ điều này: “Nay mối tệ của
quan lại rất nhiều, nhân dân cùng khổ trộm cƣớp nổi dậy, chƣa chắc là không
bởi tại đó. Dân thì sợ phiền mà không tố cáo, quan thì vì nể nhau mà không
nói ra”[46, tr. 42].
Tình trạng đó đã làm cho những xung đột xã hội ngày càng căng thẳng,
dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp, mạnh mẽ và rộng khắp.
19
Đây là biểu hiện sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đồng thời
làm cho sự đoàn kết gắn bó giữa nhà nƣớc và nhân dân cũng không còn đƣợc
nhƣ dƣới các triều đại trƣớc đó. Chỉ tính từ năm 1848 đến 1862 đã có 40 cuộc
khởi nghĩa trong nƣớc, tiêu biểu nhƣ khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 1855) nổ ra ở ba tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Bắc Ninh; cuộc khởi nghĩa lớn đánh
vào tận cung cấm của dân công, binh lính công trƣờng Vạn Niên do Đoàn Hữu
Trƣng lãnh đạo năm 1866, v.v. Thêm vào đó là bọn phỉ Mãn Thanh ở phía Bắc
thƣờng xuyên quấy nhiễu. Đặc biệt, ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp
đã nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta, làm cho tình hình chính trị - xã hội ngày càng
phức tạp, buộc Tự Đức phải đứng giữa sự lựa chọn giữa chiến hay hòa.
Tình hình quân sự:
Nhà Nguyễn coi trọng việc binh bị. Số lƣợng quân lính và số vũ khí
trang bị không phải là ít. Nhƣng quân đội luyện tập ít và chiến thuật, chiến
lƣợc còn lạc hậu so với thời bấy giờ. Quân đội là cái áo giáp của đất nƣớc, thế
nhƣng từ đời Gia Long cho đến đời Tự Đức, quân đội nƣớc ta cứ giảm sút dần
cả về số lƣợng và về chất lƣợng, trong khi kẻ địch hung hãn bên ngoài càng
ngày càng tiến bộ về kỹ thuật, khí tài. Vì muốn củng cố, tăng cƣờng tiềm lực
quân sự, Tự Đức đã bỏ tiền mua khí giới châu Âu, nhƣng ông lại không biết
rằng, đó là những vũ khí đƣợc sản xuất trƣớc cuộc cách mạng về vũ khí ở
châu Âu (trƣớc 1848).
Tình hình văn hóa, tư tưởng:
Trong lĩnh vực tƣ tƣởng, Nho giáo đƣợc đề cao, trở thành hệ tƣ tƣởng
chính thống. Để củng cố ý thức hệ phong kiến, Tự Đức luôn tự nhận trách
nhiệm của mình là vừa làm vua, vừa làm thầy, với mục đích đẩy mạnh truyền
bá hệ tƣ tƣởng Nho giáo. Ông đã diễn nôm Mười huấn dụ của Minh Mệnh để
dễ phổ biến trong nhân dân, gọi là Thập điều diễn ca, diễn nôm cả sách Luận
ngữ của Khổng Tử. Việc làm đó đều nhằm đào tạo nên những con ngƣời có tƣ
20
tƣởng và hành động theo đúng đạo Nho.
Một diễn biến quan trọng trong lĩnh vực tƣ tƣởng lúc này là sự xuất
hiện trào lƣu tƣ tƣởng mới với chủ trƣơng canh tân đất nƣớc của các nhà nho
tiến bộ nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú
Thứ, Bùi Viện, v.v. Vì vậy, đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa duy tân và
thủ cựu trong triều đình Tự Đức cũng nhƣ trong chính tƣ tƣởng của ông.
Đáng chú ý trong lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng lúc này là chiêu bài đạo
Gia tô đƣợc thực dân Pháp sử dụng để dọn đƣờng cho âm mƣu xâm lƣợc
nƣớc ta của chúng. Cho nên, từ trong nội bộ triều đình Tự Đức đến toàn xã
hội lúc bấy giờ đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chính giáo (Nho
giáo) và tà giáo (Công giáo).
Về mặt văn hóa, thời Tự Đức đã phục hƣng, phát triển nền văn hóa đa
dạng, giàu bản sắc nhƣng mang tính thống nhất của quốc gia Đại Việt, tạo nên
diện mạo mới cho văn hóa dân tộc, đồng thời đã để lại cho lịch sử nƣớc ta
một di sản văn hóa khổng lồ và có giá trị về nhiều mặt. Các hoạt động sinh
hoạt văn hóa văn nghệ của nhân dân ta vẫn phong phú.
Giáo dục có bƣớc phát triển, nhà nƣớc đặc biệt chú trọng tuyển chọn
nhân tài. Tự Đức nhiều lần định lại chế độ thi cử và ra sắc dụ cầu hiền. Chính
bản thân ông đã tham gia trực tiếp vào việc khoa cử, tuyển chọn nhân tài, làm
cho lĩnh vực này có quy củ và phát triển hơn so với các thời đại trƣớc. Tuy
ông đã có rất nhiều cố gắng muốn cải cách giáo dục nhƣng về mặt học vấn
vẫn là theo lối từ chƣơng cử nghiệp của Nho giáo. Khoa học có bƣớc phát
triển, nhất là về lịch sử với các bộ sử lớn nhƣ: Đại Nam thực lục, Việt sử
thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí; về địa lý học có: Đại
Nam nhất thống chí, Đại Nam nhất thống toàn đồ, v.v.
Tóm lại, thế kỷ XIX là thế kỷ đầy thách thức đối với lịch sử dân tộc ta.
Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, phong trào khởi nghĩa của nông
21
dân lan rộng, phỉ Mãn Thanh ở phía Bắc thƣờng xuyên quấy nhiễu, thực dân
Pháp lại nổ súng xâm lƣợc, v.v. Là ngƣời đứng đầu và quyết định vận mệnh
dân tộc, Tự Đức phải đứng trƣớc nhiều sự lựa chọn. Cho nên, trong tƣ tƣởng
của ông diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhƣ đã nói ở trên, là giữa chiến và
hòa, giữa duy tân và thủ cựu, giữa chính đạo và tà đạo, v.v. Để tìm hiểu kỹ
hơn vấn đề này, chúng tôi sẽ nghiên cứu những vấn đề kinh tế, chính trị - xã
hội đặt ra dƣới thời Tự Đức.
1.2.2. Những vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội đặt ra dưới thời Tự Đức
Thời đại mà Tự Đức sống là thời kỳ lịch sử đầy những biến động lớn
trên thế giới. Chủ nghĩa tƣ bản ở phƣơng Tây đã chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc, tăng cƣờng mở rộng xâm lƣợc các nƣớc yếu kém, lạc hậu hơn
vào nửa cuối thế kỷ XIX. Đi đầu trong phong trào thực dân là Anh và Pháp. Ý
thức đƣợc bối cảnh hiểm nghèo đó, một số nƣớc châu Á đã tiến hành cải cách
đất nƣớc nhƣ Nhật Bản, Thái Lan để tự cứu mình.
Thái Lan vào thế kỷ XIX cũng đang là quốc gia bị thực dân Anh và
Pháp nhòm ngó. Trƣớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây,
Thái Lan đã chủ trƣơng mở cửa đối với tất cả các nƣớc muốn quan hệ với họ.
Chính sách mở cửa này đã làm hình thành và phát triển tầng lớp quý tộc tƣ
sản hóa và tƣ sản Thái Lan. Đó chính là tiền đề cho Thái Lan cải cách thành
công và hội đủ điều kiện đối phó với những thách thức từ các nƣớc phƣơng
Tây, giữ vững đƣợc độc lập của quốc gia.
Nhật Bản đã biết phát huy lợi thế của mình trong việc thực hiện chính
sách đóng cửa hoặc mở cửa hạn chế, nhờ đó Nhật Bản đã tạo đƣợc sự chuyển
biến từ nền kinh tế tự nhiên sang một nền kinh tế hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa,
tạo ra tầng lớp thƣơng nhân. Chính sự phát triển của tầng lớp thƣơng nhân đã
tạo tiềm lực cho Nhật Bản tiến hành công nghiệp hóa một cách nhanh chóng
sau khi cánh cửa thƣơng mại đƣợc mở ra thế giới bên ngoài.
22
Trung Quốc đƣơng thời là một nƣớc rộng lớn và hùng mạnh, cũng phải
đối mặt với sự xâm lƣợc của thực dân Anh, Pháp, Hà Lan, v.v., đồng thời
cũng gặp nhiều lúng túng trong các biện pháp về ngoại giao cũng nhƣ quân
sự. Triều đình nhà Thanh đã lựa chọn thái độ dè chừng, khép kín với các nƣớc
phƣơng Tây, tuy nhiên cũng đã bắt đầu học tập văn minh phƣơng Tây.
Kết quả là Nhật Bản và Thái Lan đã tiến vào quỹ đạo của chủ nghĩa tƣ
bản, từng bƣớc xóa bỏ đƣợc những hiệp ƣớc bất bình đẳng mà trƣớc đó đã ký
với phƣơng Tây, thoát khỏi thân phận thuộc địa. Trung Quốc trở thành miếng
bánh ngon cho các nƣớc thực dân xâu xé.
Tháng 12 năm 1881, Quan Khoa đạo là Lê Đĩnh từ Hƣơng Cảng về, từ
hiểu biết những diễn biến của thời cuộc, đã tâu rõ điều này với Tự Đức: “các
nƣớc Thái Tây giàu mạnh, không ngoài việc buôn và việc quân mà thôi, lấy
sức lực tàu binh để bảo vệ tàu buôn, tất phải trƣớc hết lấy thuế tàu buôn để
nuôi tàu binh, cho nên chỉnh đốn việc thông thƣơng rất nhanh. Gần đây nƣớc
Nhật Bản theo gót Thái Tây, thông thƣơng khắp nơi, nƣớc Thanh cũng bắt
chƣớc mà làm <…> dần đƣợc cƣờng thịnh”[51, tr. 86]. Nhƣ vậy, Nhật Bản đã
bắt chƣớc ngƣời Tây dƣơng mở cửa thông thƣơng để đất nƣớc đƣợc cƣờng
thịnh, thoát khỏi sự nhòm ngó của ngƣời phƣơng Tây, Trung Quốc cũng đã từ
bỏ quan niệm nội hạ ngoại di để học tập văn minh phƣơng Tây. Tiếc rằng khi
Tự Đức biết đƣợc điều này thì đã quá muộn.
Cũng nhƣ nhiều nƣớc phƣơng Đông lạc hậu khác, sự uy hiếp của tƣ bản
phƣơng Tây đặt Việt Nam trƣớc nguy cơ bị xâm lƣợc. Mặt khác, chính sách
cấm đạo, sát hại các nhà truyền giáo và tín đồ Công giáo từ thời Minh Mệnh
vô tình trở thành tiền đề cho mƣu đồ xâm lƣợc của thực dân Pháp đối với
nƣớc ta. Bối cảnh lịch sử đó không cho phép một sự chậm trễ, lạc hậu hay sai
lầm nào trong đối nội cũng nhƣ đối ngoại. Nó đặt triều đình Tự Đức đứng
trƣớc những thách thức vô cùng nghiệt ngã, buộc nhà vua phải đứng trƣớc sự
23
lựa chọn liên quan đến sự tồn vong của dân tộc và triều đại. Hoặc là mở cửa
thông thƣơng, học tập kỹ thuật tiên tiến, đƣa nƣớc nhà tiến lên con đƣờng tƣ
bản chủ nghĩa, để khỏi mất nƣớc; hoặc là vẫn tiếp tục đóng chặt cửa không
giao lƣu với bên ngoài, từ chối mọi sự canh tân, để rồi cuối cùng mất nƣớc.
Hoặc là khoan dung với đạo Gia tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo cho nhân dân đƣợc
tự do theo hoặc không theo tôn giáo, hoặc là tiếp tục duy trì chính sách cấm
đạo vốn đƣợc đẩy mạnh từ thời Minh Mệnh và Thiệu Trị. Vận mệnh của cả
dân tộc ta đang phải đứng trƣớc ngã ba đƣờng, mà ngƣời đứng đầu là Tự Đức
chỉ cần đi chệch thì vận mệnh của dân tộc sẽ sang một hƣớng khác.
Là ngƣời đang nắm giữ vận mệnh của đất nƣớc, Tự Đức đã chọn con
đƣờng thứ hai, vẫn tiếp tục chính sách bế quan tỏa cảng, từ chối mọi sự thông
thƣơng; tiếp tục thực hiện chính sách cấm đạo và sát đạo, thậm chí còn gắt
gao hơn cả những chỉ dụ của Minh Mệnh và Thiệu Trị. Đƣờng lối ngoại giao
đóng của Tự Đức không những làm khủng hoảng xã hội trong nƣớc thêm sâu
sắc, mà còn làm cho mâu thuẫn với các nƣớc thực dân, với giáo hội Công giáo
đến độ không khoan nhƣợng. Chính sách đó của Tự Đức đã đi ngƣợc lại xu
thế phát triển của thế giới, làm nguyên cớ cho Pháp nổ súng tấn công Việt
Nam năm 1858.
Lúc này đây, cả dân tộc Việt Nam lại tiếp tục phải đứng trƣớc một sự
lựa chọn nữa, đó là chủ chiến hay chủ hòa với thực dân Pháp. Là ngƣời đang
nắm giữ vận mệnh của cả dân tộc, Tự Đức một lần nữa lại phải đƣa ra sự lựa
chọn cuối cùng. Với tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nho giáo đƣợc trang bị khá
quy củ, hoàn bị đã khiến Tự Đức trở nên lúng túng trong phân tích thời thế,
đánh giá tƣơng quan lực lƣợng giữa ta và địch cũng nhƣ nhận diện bản chất
của kẻ thù mới, dẫn tới hệ quả là không hoạch định đƣợc một chiến lƣợc phù
hợp chống lại cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp.
Vào thời điểm này ở nƣớc ta xuất hiện một luồng tƣ tƣởng mới nhƣ
24
một luồng gió mới thổi vào dân tộc, đó là luồng gió canh tân với các đại biểu
nhƣ: Nguyễn Trƣờng Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thông, Đặng Huy Trứ,
Đinh Văn Điền, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Hiệp, v.v. Đặc biệt phải
kể đến tƣ tƣởng canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ qua các bản điều trần của
ông. Là một giáo dân yêu nƣớc, lại có may mắn đƣợc đến các nƣớc phƣơng
Tây mở rộng tầm mắt, Nguyễn Trƣờng Tộ đã tha thiết gửi lên triều Tự Đức
những đề nghị canh tân với tất cả tâm huyết và lửa nhiệt tình của một ngƣời
con yêu nƣớc. Trong suốt 8 năm rƣỡi (từ năm 1863 đến 1871), ông đã gửi cho
Tự Đức 58 bản điều trần, đề cập một cách có hệ thống hàng loạt vấn đề cấp
thiết của đất nƣớc trƣớc nguy cơ còn mất của dân tộc.
Khi đọc những bản điều trần của các nhà nho có tƣ tƣởng tiến bộ, thái
độ của Tự Đức không phải lúc nào cũng thờ ơ với những điều tâm huyết đƣợc
trình bày trong những bản điều trần của họ. Ông đã trân trọng và giao cho các
đại thần thân tín nghiên cứu, sau đó phải tâu rõ cho ông biết khoản nào nên
làm ngay, khoản nào nên đình lại trên cơ sở tình hình thực tiễn đất nƣớc. Tự
Đức cũng đã nhận thức “nên làm thế nào cho tiến bộ, chứ không tiến là thoái
vậy!”[11, tr. 325]. Trong thực tế, nhà vua đã cho thi hành một số cải cách
trong các lĩnh vực kinh tế nhƣ “đặt nha sơn phòng, nha hải phòng, đặt nha
doanh điền, đặt sở đồn điền, lại đặt ty Bình Chuẩn, mở thƣơng chính, sốt sắng
muốn cho nƣớc đƣợc giàu mạnh”[51, tr. 204]; trong lĩnh vực quân sự thì mua
sắm vũ khí, đóng tàu, đúc súng, dịch tài liệu quân sự nƣớc ngoài để huấn
luyện quân đội; trong văn hóa, giáo dục thì phê chuẩn việc học tiếng nƣớc
ngoài; trong quan hệ đối ngoại đã giao lƣu với một số nƣớc, v.v. Ngay các
nhà canh tân dâng điều trần cho triều đình cũng đều do triều đình cử đi tiếp
xúc với nƣớc ngoài nhƣ Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trƣờng Tộ,
Bùi Viện, v.v.
Rõ ràng là Tự Đức có quan tâm đến các đề nghị cải cách, ông còn chủ
25