Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 34 trang )

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống
con người. Với con người, tiếng Việt là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đối với học
sinh tiểu học thì tiếng Việt càng có vai trò quan trọng hơn, vì đó là tiếng phổ thông
dùng trong giao tiếp chính thức hàng ngày của các em. Bên cạnh đó, tiếng Việt còn
có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt
động ngôn ngữ này được thể hiện ở bốn dạng hoạt động tương ứng với bốn kỹ
năng “nghe, nói, đọc, viết”. Dạng hoạt động ngôn ngữ này là quá trình chuyển từ
hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh (ứng với hình thức đọc thành tiếng) và
hình thức chữ viết thành các đơn vị không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đây là
một việc làm quan trọng để tạo cho các em có khả năng sử dụng tiếng Việt thành
thạo trong học tập và giao tiếp. Từ đó, giúp các em nói-viết đúng, chính xác, phù
hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời góp phần mở mang tri thức, rèn luyện
tình yêu tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Để trau dồi cảm thụ văn học cho học sinh lớp Ba thông qua việc học tốt
phân môn Tập đọc là tốt nhất. Vì học tốt phân môn Tập đọc giúp cho học sinh có
khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo nên một hình thức giao
tiếp có biểu cảm sinh động. Học tốt phân môn Tập đọc còn giúp các em cảm nhận
được nhiều nét đẹp của thơ văn, phong phú thêm về tâm hồn và làm cho lời nói rõ
ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm, bộc lộ tâm tư tình cảm một cách
tế nhị. Như vậy, học tốt phân môn Tập đọc sẽ làm cho các nhân vật, sự vật trong
bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người hơn.
Thực tế trong giảng dạy những năm qua, bản thân nhận thấy khả năng thể
hiện giọng đọc của học sinh còn ở mức đơn giản, một số em đọc còn chậm, nên
trong giao tiếp còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, trong khi dạy phân môn Tập
đọc cho học sinh lớp Ba, bản thân đã tìm tòi nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách
giáo viên, sách tham khảo, dự giờ đồng nghiệp, tìm hình thức tổ chức giảng dạy
phù hợp để tạo hứng thú cho các em học tốt phân môn Tập đọc, yêu thích học môn


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Tập đọc-môn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui. Đồng thời học tốt phân môn
Tập đọc còn góp phần giúp các em tích cực trong việc học tập các môn học khác
và làm nền tảng để học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Chính vì vậy, năm nay
tôi chọn đề tài Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp
Ba để trao đổi với các đồng chí đồng nghiệp, nhằm mục đích góp phần nâng cao
chất lượng học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Ba nói riêng và môn Tiếng
Việt nói chung.
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu
Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, góp phần nâng cao chất lượng đọc
tốt các văn bản như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Củng cố các cách đọc cho học sinh, từ đó hình thành cho học sinh lòng ham
đọc sách, thói quen làm việc với các văn bản và thường xuyên đọc nhiều văn bản
để có ích cho cuộc sống.
* Nhiệm vụ
Tìm ra các phương pháp giúp học sinh đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát,
trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn
gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc
và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thông qua việc hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc nhằm thu hút
học sinh đến lớp, làm cho học sinh yêu quý tiếng Việt, hứng thú tham gia vào các
hoạt động của phân môn Tập đọc trong môn Tiếng Việt, đồng thời giúp học sinh
sử dụng tiếng Việt thành thạo trong mọi tình huống.
I. 3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp Ba trường Tiểu học Krông Ana, huyện Krông Ana - Đăk Lăk,
năm học 2013-2014.
I. 4. Phạm vi nghiên cứu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt lớp Ba
và học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Krông Ana, huyện Krông Ana - Đăk Lăk,
năm học 2013-2014.
I. 5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra
Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Phương pháp trực quan
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp luyện đọc thuộc lòng
Phương pháp trao đổi, thảo luận
Phương pháp trò chơi
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
II. Phần nội dung
II. 1. Cơ sở lý luận
Tiếng Việt là môn học cơ bản trong trường Tiểu học. Bởi tiếng Việt dùng để
giao tiếp, giúp học sinh dùng ngôn ngữ để bày tỏ tình cảm, trao đổi ý kiến, kiến
thức, nhận xét về hành vi của mọi người xung quanh và còn có khả năng tác động
đến đời sống tâm hồn của các em. Trong đó, học tốt các văn bản sẽ giúp cho học
sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, góp phần mở mang tri thức, bồi dưỡng tâm
hồn, rèn luyện ý thức yêu quý tiếng Việt và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn đổi mới và phát triển
giáo dục hiện nay, bản thân là giáo viên giảng dạy lớp Ba nhiều năm liền tại trường
Tiểu học Krông Ana, tôi nhận thấy: trong phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt
lớp Ba có nhiều dạng bài, mỗi dạng bài là một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, hướng
dẫn học sinh học tốt các văn bản đó cần phải chú ý đến tính nghệ thuật của từng
văn bản. Ngoài chức năng hướng dẫn cho học sinh học tốt các văn bản, còn trau
dồi cho học sinh kiến thức tiếng Việt (ngữ pháp), kiến thức văn học (cái hay, cái
đẹp), kiến thức đời sống (kĩ năng sống).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------II.2. Thực trạng
Lớp 3A có 29 học sinh, dân tộc 3 em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn 3 em.
Đây là lớp tập hợp học sinh còn lại của lớp sau khi đã chọn hết học sinh giỏi cho
lớp giáo án tăng cường. Chính vì thế, chất lượng học sinh đầu vào không cao, học
sinh năng khiếu không có mà ngược lại học sinh yếu, học sinh cá biệt tập trung
nhiều. Đa số cha mẹ các em đều làm nông, ít có thời gian quan tâm đến việc học
tập của con em mình. Vì vậy rất khó khăn cho giáo viên trong việc hướng dẫn học
sinh học tốt phân môn tập đọc, cũng như tổ chức các hoạt động học tập để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
a. Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Ngành giáo dục, của Ban Lãnh đạo trường Tiểu học
Krông Ana, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể giáo viên nhà trường nói
chung và bản thân nói riêng đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường được trang bị khá
đồng bộ, đảm bảo cho việc giảng dạy. Các em học sinh đều rất ngoan, thực hiện tốt
theo Năm điều Bác Hồ dạy, có ý thức học tập chăm chỉ, sách vở, đồ dùng học tập
tương đối đầy đủ.
Nhà trường tổ chức tốt cho các lớp họp cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm
học để thống nhất một số nội dung trong quá trình học tập và chấn chỉnh nế nếp
học tập của các em, vì thế rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy
nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tốt phân môn tập đọc của học sinh.
Khó khăn:
Thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa chú ý đến việc hướng dẫn học sinh
học tốt môn tập đọc, nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng học
tốt phân môn tập đọc cho học sinh.
Hoàn cảnh gia đình của một số em còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cha
mẹ thường xuyên đi làm xa nhà nên thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------mình. Chính vì thế một số cha mẹ học sinh ít gặp gỡ, liên lạc với giáo viên giảng
dạy nên rất khó khăn cho giáo viên trong việc phối kết hợp giữa các môi trường
giáo dục như: Gia đình -Nhà trường - Xã hội.
b. Thành công, hạn chế
Thành công:
Đề tài này khi thực hiện xuất phát từ tình yêu thương đối với học trò của
mình, bản thân đã giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc hơn và các em ham
thích tới trường, tới lớp để tìm tòi cái mới trong tri thức, trong cuộc sống. Đối với
một số em ban đầu chưa học tốt phân môn Tập đọc thì nay đã học tốt hơn, chăm
chỉ luyện đọc các văn bản hơn và đặc biệt chất lượng đọc của lớp tăng lên rõ rệt.

Hạn chế:
Khi tham gia vào các hoạt động học tập của phân môn Tập đọc, vẫn còn một
số em rụt rè, lúng túng, chưa thể hiện được tính mạnh dạn, tự tin trong giờ học.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
Mặt mạnh:
Đa số học sinh lớp Ba biết tham gia vào các hoạt động học tập của phân môn
Tập đọc .
Một số em mạnh dạn, tự tin thể hiện giọng đọc sáng tạo, hồn nhiên của mình
trong các giờ Tập đọc khá tốt.
Một số em rất chú trọng thể hiện giọng đọc của mình vào các môn học.
Mặt yếu:
Khi tham gia vào các hoạt động học tập của phân môn Tập đọc một số em
còn rụt rè chưa dám bộc lộ hết khả năng của mình.
Một số em do chất giọng vùng miền nên trong giao tiếp hàng ngày vẫn còn
gặp nhiều khó khăn về cách dùng từ, cách diễn đạt lời nói.
d. Nguyên nhân
Nguyên nhân của sự thành công:
Luôn được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự chăm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------chỉ, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh để từng bước nâng dần
chất lượng học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Ba nói riêng và chất lượng
môn Tiếng Việt nói chung.
Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:
Vẫn còn một số học sinh chưa thực sự ham thích học phân môn tập đọc dưới

sự quản lí của giáo viên.
Một số ít cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con
em mình, vì thế dẫn đến học sinh đọc còn yếu, thiếu tự tin khi tham gia vào các
hoạt động của giờ tập đọc.
Đặc biệt một số giáo viên do chất giọng vùng miền nên chưa thật sự có lòng
nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chưa chú trọng hướng dẫn học sinh học tốt phân
môn tập đọc theo hướng đổi mới: mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ
mình để chủ động tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp. Đây cũng là điều tôi băn
khoăn, trăn trở để tìm biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng học tốt phân môn
tập đọc cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tốt môn Tiếng Việt.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng
Thực trạng nói trên có nhiều thuận lợi và thành công nhưng cũng còn nhiều
khó khăn, hạn chế. Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp nhằm giảm bớt những
mặt tồn tại và yếu kém thì vấn đề cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn
và hạn chế.
Về phía giáo viên:
Thứ nhất: Giáo viên tiểu học được coi là giáo viên “tổng thể”, đại diện toàn
quyền của nhà trường tổ chức các hoạt động học tập, phát triển của học sinh. Chính
vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải hết lòng với học sinh, nếu không sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình học tập, vui chơi của các em.
Thứ hai: Một số giáo viên khi thể hiện giọng đọc của mình để hướng dẫn
học sinh học tốt phân môn Tập đọc còn rụt rè, e ngại, thiếu sự hồn nhiên, không
dám biểu cảm cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt trên gương mặt phù hợp với nội dung từng
bài học. Đây mới chính là vấn đề nan giải; vì như thế giáo viên không thu hút được
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3


---------------------------------------------------------------------------------------------------học sinh hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập của môn học theo hướng đổi
mới: mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình để khơi dậy tính
mạnh dạn, tự tin trong học tập, vui chơi và từng bước góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
Thứ ba: Do chất giọng vùng miền nên khi giảng dạy cũng như khi hướng
dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập của môn Tập đọc, một số giáo
viên còn dùng từ địa phương nhiều, làm cho học sinh khó hiểu (sai nhiều về thanh
hỏi, thanh ngã, ...) nên dẫn còn nhiều học sinh đọc chưa đúng văn bản.
Về phía học sinh:
Thứ nhất: Tính năng động, linh hoạt, sáng tạo của một số học sinh còn hạn
chế nên khi giáo viên tổ chức các hoạt động học tập thì những em đó rất ngại tham
gia nên ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức.
Thứ hai: Kĩ năng diễn đạt trong giao tiếp bằng lời nói của các em còn rập
khuôn máy móc, nên các em chưa đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học”.
Cuối cùng là việc các em đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy, diễn cảm
văn bản còn gặp nhiều khó khăn, nên khi các em được tham gia vào các hoạt động
học tập đạt kết quả chưa cao, ảnh hưởng nhiều đến việc học tốt phân môn Tập đọc
nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cách thức sử dụng Tiếng Việt như
một công cụ giao tiếp tư duy.
Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động học tập, nhằm giảm bớt số lượng học
sinh đọc chậm, đọc nhỏ, đọc sai (thêm, bớt), đọc ngọng, ... trong lớp và từng bước
góp phần nâng cao chất lượng học tốt phân môn tập đọc.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana



Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Bồi dưỡng kĩ năng sống để các em thêm yêu cuộc sống, yêu quý tiếng Việt,
yêu quý các môn học và đặc biệt góp phần hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng
tiếng Việt thành thạo.
Để biến mục tiêu trên thành kết quả, trước hết bản thân phải xác định được
trách nhiệm của mình. Từ đó xác định nhu cầu học tập của học sinh để tìm phương
pháp đổi mới trong việc hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc sao cho
phù hợp, tránh đơn điệu, nhàm chán, đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học”
của các em.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b1. Điều tra cấu trúc, chương trình phân môn tập đọc lớp 3
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 có hai tập, gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị
học gắn với một chủ điểm và học trong 2 tuần, riêng chủ điểm “Ngôi nhà chung”
học trong 3 tuần. Cả năm học có 35 tuần, cụ thể như sau:
* Tập 1 gồm 8 chủ điểm là:
- Măng non
- Mái ấm gia đình
- Tới trường (trường học)
- Cộng đồng (sống với những người xung quanh)
- Quê hương; Bắc – Trung – Nam (các vùng miền trên đất nước ta)
- Anh em một nhà (các dân tộc anh em trên đất nước ta)
- Thành thị-Nông thôn.
* Tập 2 gồm 7 chủ điểm:
- Bảo vệ Tổ quốc
- Sáng tạo (hoạt động khoa học, tri thức)
- Nghệ thuật
- Lễ hội

- Thể thao
- Ngôi nhà chung (các nước, một số vấn đề toàn cầu như hòa bình, hữu nghị,
hợp tác, bảo vệ môi trường)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------- Bầu trời và mặt đất (các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ, con người với thiên
nhiên, vũ trụ)
Qua điều tra cấu trúc, chương trình sách giáo khoa thì toàn bộ phần tập đọc
ở lớp 3 gồm 93 bài, trong đó có 30 bài thơ, 63 bài văn xuôi. Các bài học này được
bố trí theo từng chủ điểm trong sách giáo khoa và được trình bày rõ ràng, chính
xác, khoa học; các tranh ảnh minh họa màu sắc đẹp, bắt mắt. Riêng phân môn Tập
đọc chiếm 3 tiết/tuần. Các văn bản mở đầu mỗi tuần thường là truyện kể, các văn
bản sau là thơ hoặc văn bản khoa học, văn bản miêu tả, nghị luận và văn bản hành
chính; các bài tập đọc này được chia làm 2 dạng:
Dạng 1: Tập đọc-Kể chuyện (Tập đọc học 1,5 tiết, kể chuyện 0,5 tiết): Dạng
bài này vừa rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy,
diễn cảm văn bản, lại vừa giúp học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện giọng đọc của
nhiều nhân vật trong một bài học và còn làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp
dẫn, thu hút người học.
Dạng 2: Tập đọc (Học thuộc lòng): Dạng bài này học trong 1 tiết vừa rèn kĩ
năng đọc cho học sinh vừa giúp học sinh thuộc lòng được một số bài văn, bài thơ
trong chương trình học.
b2. Tìm hiểu một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc
* Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ ở lứa tuổi tiểu học, các em thích
được hoạt động và hoạt động bằng lời nói, giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi

tìm hiểu bài, học sinh tự trả lời và nêu ra được nội dung bài, muốn đọc diễn cảm
được văn bản thì trước hết phải cảm thụ được bài văn, phải tái hiện được các nhân
vật có hình tượng đẹp, hoặc nhân vật là những vai phản diện chính trong bài. Vì
vậy giáo viên cần hướng dẫn các em bằng câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ, dễ trả lời.
* Phương pháp trực quan:
Phương pháp này phù hợp với tư duy và tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học
nên giáo viên có thể dùng nhiều hình thức trực quan như: bằng lời nói, dáng điệu,
nét mặt, các động tác làm mẫu, vật thật, tranh ảnh, ...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Trong các hình thức trực quan đó thì trực quan bằng giọng điệu của giáo
viên là hình thức trực quan sinh động nhất và có hiệu quả cao nhất. Tùy vào mỗi
bài thơ, bài văn viết ở thể loại khác nhau, nên có giọng đọc khác nhau, có bài giọng
nghiêm trang, trầm lắng, có bài giọng đọc tình cảm, âu yếm, có bài đọc với giọng
phấn khởi, náo nức, ... Chính vì thế giáo viên cần thể hiện giọng đọc đúng theo
từng thể loại, tránh thể hiện giọng đọc đều đều làm cho học sinh không phân biệt
được giọng đọc của từng nhân vật.
Ngoài ra trực quan bằng dáng điệu, nét mặt của giáo viên cũng giúp học
sinh dễ hiểu và dễ nhớ bài.
* Phương pháp luyện đọc thực hành:
Phương pháp này được áp dụng nhiều trong giờ tập đọc. Dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh được rèn luyện kỹ năng đọc như: đọc cá nhân, đọc
nhóm, đọc đồng thanh, đọc theo cách phân vai, ... để phát hiện từ quan trọng, hình
ảnh tiêu biểu và hiểu nội dung, nắm được ý chính của bài, thuộc bài ngay tại lớp.
* Phương pháp trò chơi:
Đây là một phương pháp mới giúp cho học sinh có hứng thú khi đọc bài.

Cuối mỗi tiết tập đọc giáo viên tổ chức cho học sinh đọc dưới hình thức chơi trò
chơi bằng cách: thi đọc phân vai theo từng nhân vật; thi đọc diễn cảm một câu văn,
đoạn văn hoặc một khổ thơ phù hợp với từng đối tượng học sinh để làm cho giờ
học mang lại hiệu quả cao nhất.
Như vậy để học sinh học tốt phân môn tập đọc thì người giáo viên phải kết
hợp một cách linh hoạt các phương pháp mới, làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn
người học. Bên cạnh đó, trong giờ học giáo viên phải luôn biết lấy học sinh làm
trung tâm còn mình chỉ là người hướng dẫn, tổ chức tiết học sao cho phù hợp với
đối tượng học sinh, làm sao giúp học sinh tự tìm ra cách đọc tốt nhất, phù hợp nhất
với nội dung của từng bài.
b3. Phân loại đối tượng học sinh

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Để giúp cho việc dạy học theo đối tượng học sinh có hiệu quả, ngay từ đầu
năm học, giáo viên đã điều tra chất lượng học tốt phân môn Tập đọc của học sinh
lớp 3A năm học 2013-2014 do bản thân giảng dạy tại trường tiểu học Krông Ana,
kết quả như sau:
Năm học

Số học
sinh tham
gia

Mức độ học tốt phân môn Tập đọc
Đọc diễn Đọc đúng, Đọc to, nhưng Đọc chậm, đọc

cảm

rõ ràng,

đọc còn thêm,

nhỏ, đọc còn

lưu loát
bớt
phải đánh vần
2013- 2014
29 em
2 em
5 em
12 em
10 em
Từ bảng thống kê trên bản thân đã phân nhóm theo đối tượng học sinh như:
nhóm học sinh đọc diễn cảm; nhóm học sinh đọc đúng, rõ ràng, lưu loát; nhóm học
sinh đọc to nhưng đọc còn thêm, bớt; nhóm học sinh đọc chậm, đọc nhỏ, đọc còn
phải đánh vần để lên kế hoạch dạy học phù hợp theo nội dung chương trình, thời
điểm của năm học. Thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo đối
tượng học sinh, sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học
tập, đồng thời luôn theo dõi sự tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để động viên,
khuyến khích kịp thời.
b4. Các bước tiến hành hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 3
b4.1. Luyện đọc đúng:
Để học sinh đọc đúng văn bản, trước hết bản thân khi đọc mẫu phải đọc
đúng, chuẩn từng câu, thể hiện được ngữ điệu đọc, tốc độ đọc, cách biểu cảm trên
gương mặt nhằm thu hút học sinh chú ý vào nội dung bài.

Như vậy, đọc đúng từng câu nối tiếp là khi đọc các em không đọc thừa tiếng,
không đọc sót tiếng mà phải đọc đúng phương pháp, thể hiện đúng hệ thống ngôn
ngữ chuẩn. Nói cách khác, đọc đúng là không đọc theo cách phát âm địa phương
mà phải đọc đúng về âm, vần, thanh và đọc chính xác các âm vị tiếng Việt. Khi các
em đọc nối tiếp từng câu, tôi theo dõi để sửa lỗi phát âm cho các em, kết hợp luyện
đọc đúng một số từ ngữ mà các em phát âm chưa chính xác. Với hình thức này sẽ
có nhiều em được tham gia vào quá trình đọc, qua đó bộc lộ năng lực đọc của từng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------em. Từ đó, giúp tôi có biện pháp giúp đỡ, động viên kịp thời và lựa chọn phương
pháp dạy học phù hợp, tránh áp đặt nhàm chán.
Ví dụ dạy bài Người mẹ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 29), khi học sinh đọc câu
nối tiếp có một số từ như khẩn khoản (đoạn 1), lã chã (đoạn 3), ngạc nhiên
(đoạn 4) các em còn đọc là , khẫn khoãn, lả chả, ngạt nhiên, ... Đây là cách phát
âm sai do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, lúc này bản thân đã đọc mẫu chuẩn
cho học sinh đọc theo. Nếu học sinh vẫn đọc chưa đúng các từ đó thì tôi giúp em
hiểu nghĩa từng từ (khẩn khoản có nghĩa là cố nói để người khác đồng ý với yêu
cầu của mình; lã chã là (mồ hôi, nước mắt) chảy nhiều và kéo dài, ...) để giúp các
em đọc đúng. Nếu sau khi giải nghĩa từ mà học sinh vẫn đọc chưa đúng thì tôi lại
hướng dẫn học sinh đánh vần từng từ (khờ ân khân hỏi khẩn, khờ oan khoan hỏi
khoản, ...) để học sinh phân biệt và khắc sâu cách đọc, dẫn đến dễ dàng đọc đúng.
Vậy, được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác còn giúp các em
nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý.
Ngoài các tiết học, trong giờ giải lao bản thân còn thường xuyên trò chuyện
với những em hay phát âm sai do ngôn ngữ địa phương để vừa giúp em luyện phát

âm đúng những từ em hay phát âm sai và dần dần giúp em phát âm thành thạo
tiếng Việt phổ thông.
b4.2. Luyện đọc đoạn trước lớp, đọc đoạn trong nhóm
Khi học sinh đọc đoạn nối tiếp trong bài, tôi theo dõi để gợi ý hướng dẫn
cách ngắt nghỉ, cách đọc đúng ngữ điệu, đúng nhịp thơ, cách phân biệt giọng đọc
của người dẫn chuyện với lời nhân vật (nếu có), qua đó giúp học sinh hiểu nghĩa
một số từ ngữ trong bài học và từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương
(nếu có).
Ví dụ dạy bài Người liên lạc nhỏ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 112), khi học
sinh đọc đoạn nối tiếp bản thân đã hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa và quan hệ
ngữ pháp giữa các tiếng, từ để thể hiện giọng đọc và cách ngắt, nghỉ hơi cho đúng.
Nào,/ bác cháu ta lên đường! // (giọng đọc thân mật, vui vẻ của ông ké)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Bé con/ đi đâu sớm thế? // (giọng đọc dữ tợn, hống hách của bọn lính)
Mắt giặc tráo trưng/ mà hóa thong manh. // (giọng đọc giễu cợt bọn lính)
Ngoài cách hướng dẫn trên, bản thân còn thường xuyên nhắc nhở học sinh
khi đọc không được tách một từ ra làm hai.
Ví dụ dạy bài Hai bàn tay em (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 7), khi học sinh đọc
tôi hướng dẫn học sinh đọc không ngắt hơi và tách danh từ đi sau Hai bàn/tay em
mà phải đọc hết câu thơ mới được ngắt hơi Hai bàn tay em /
b4.3. Luyện đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản
Để học sinh học tốt phân môn Tập đọc, đòi hỏi các em trước hết phải đọc
đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản. Vì khi đọc đúng, rõ ràng, lưu loát,
trôi chảy văn bản thì các em đã phát âm được chính xác các từ ngữ trong văn bản,
biết ngắt hơi, nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ, từ đó giúp người nghe

hiểu đúng nghĩa các từ ngữ trong văn bản.
Ví dụ dạy bài Người mẹ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 29), khi đọc thi đoạn 4
theo nhóm bản thân hướng dẫn học sinh đọc với 3 giọng đọc khác nhau để thu hút
người nghe chú ý vào bài học.
Thấy bà, /Thần Chết ngạc nhiên, /hỏi:// (giọng đọc chậm, rõ ràng từng chữ)
- Làm sao/ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?// (giọng Thần Chết ngạc nhiên)
Bà mẹ trả lời:// (giọng đọc chậm, rõ ràng từng chữ)
- Vì tôi là mẹ. // (giọng điềm đạm, khiêm tốn) Hãy trả con cho tôi! // (giọng
dứt khoát)
Như vậy, ngoài hình thức luyện đọc trên, bản thân còn dựa vào cách đọc
riêng của từng bài để linh hoạt tổ chức các hoạt động đọc theo nhóm cho học sinh
một cách phong phú, đa dạng như: đọc theo nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn; ...thi
đọc theo nhóm, đọc đồng thanh một đoạn văn, một khổ thơ hoặc đọc cả bài. Khi
đọc cần nhắc học sinh không đọc quá to mà đọc với giọng vừa phải để không làm
ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác. Bên cạnh đó, các em cũng cần chú ý lắng nghe,
theo dõi vào sách giáo khoa để nhận xét bạn đọc.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Quan trọng hơn là khi các em đã đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy
văn bản thì ở phần luyện đọc lại bản thân sẽ gọi những em đọc đúng, đọc rõ ràng,
đọc lưu loát, trôi chảy văn bản đọc trước, sau đó yêu cầu các em giúp đỡ các bạn
đọc chậm, đọc chưa rõ ràng tiến đến đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc trôi chảy văn bản.
b4.4. Luyện đọc thầm, đọc hiểu
Đọc thầm, đọc hiểu là kỹ năng đọc được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc
to đến đọc nhỏ, đọc mấp máy môi đến đọc bằng mắt không mấp máy môi. Khi tổ

chức đọc thầm, đọc hiểu muốn các em đọc thầm, đọc hiểu tốt thì giáo viên phải là
người đọc mẫu chuẩn, hay, diễn cảm để lôi cuốn học sinh tích cực tham gia vào
các hoạt động học tập. Vì vậy, đối với bất kì bài học nào, bản thân cũng đọc trước
nhiều lần để nắm vững nội dung bài để giảng bài hay, lôi cuốn học sinh. Chính vì
thế, khi học sinh đọc thầm, đọc hiểu tôi đã kiểm soát quá trình đọc của học sinh
bằng cách xác định từng đoạn cho học sinh đọc. Khi học sinh đọc, tôi theo dõi và
yêu cầu vài học sinh chỉ vào sách giáo khoa xem em đọc tới chữ nào để phát hiện
những em không đọc thầm mà ngồi chơi.
Ví dụ dạy bài Người con của Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 103), tôi
yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo khoa đọc thầm đoạn 3 của bài và dùng bút chì
gạch dưới những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa: “Một cái
ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ
có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp”. Khi tôi
kiểm tra nếu học sinh đã gạch đúng những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân
làng Kông Hoa thì có nghĩa là học sinh đã đọc thầm tốt đoạn văn và nắm được nội
dung đoạn đọc; còn nếu học sinh chưa gạch đúng những từ chỉ sự vật mà Đại hội
tặng cho dân làng Kông Hoa thì có nghĩa là học sinh đọc thầm chưa tốt đoạn văn
và như vậy học sinh sẽ không nắm được nội dung đoạn đọc. Lúc này tôi yêu cầu
học sinh đọc thầm lại đoạn 3 để gạch đúng những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng
cho dân làng Kông Hoa.
Bên cạnh việc học sinh biết đọc thầm tốt để hiểu văn bản thì bản thân còn
kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng nhằm giúp học sinh vừa nắm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------vững nội dung bài, vừa khắc sâu kiến thức và làm cho giờ học trở nên sinh động,
thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của môn học.

Ví dụ dạy bài Nắng phương Nam (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 94), tôi yêu cầu
học sinh đọc thầm đoạn một, nếu thấy học sinh đọc quá nhanh thì tôi đưa ra câu
hỏi ở đoạn một để hỏi học sinh “Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?”. Nếu học
sinh trả lời được có nghĩa là học sinh đã đọc thầm tốt đoạn văn đó, còn học sinh
chưa trả lời được có nghĩa là học sinh đọc thầm chưa tốt đoạn văn đó. Khi đó tôi
cần yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn 1 và quan sát tranh để trả lời câu hỏi cho
đúng.

Với biện pháp như trên, bắt buộc học sinh phải chú ý đọc thầm đoạn văn cho
tốt để trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài. Từ đó giúp các em tích cực, tự giác
hơn trong học tập. Đối với học sinh đọc chậm, tôi luôn quan tâm, động viên,
khuyến khích em kịp thời và thường dành những câu hỏi dễ, câu hỏi gợi mở để em
có cơ hội trả lời giao lưu cùng các bạn, từ đó giúp các em ngày càng học tốt phân
môn Tập đọc hơn.
b4.5. Luyện đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm tức là biết làm chủ ngữ điệu để bộc lộ cảm xúc đối với bài
đọc. Đọc diễn cảm không những học sinh đã đạt được yêu cầu đọc đúng, đọc rõ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản mà còn thể hiện được giọng đọc về cao độ, trường
độ và kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt để góp phần diễn tả nội dung bài.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân thường hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc diễn
cảm lồng vào tất cả các hoạt động của giờ học, nhưng ở bước luyện đọc lại thì học
sinh được thể hiện giọng đọc diễn cảm nhiều hơn. Để học sinh luyện đọc diễn cảm
tốt thì tôi dựa vào khả năng đọc của học sinh trong lớp; nhắc nhở học sinh đọc bài
trước ở nhà và tự đọc theo ngữ điệu sao cho phù hợp với nội dung bài để khi đến

lớp nghe cô đọc, bạn đọc cùng với sự hướng dẫn của giáo viên là các em nắm ngay
được cách đọc diễn cảm đối với từng thể loại, khi đọc diễn cảm không đọc quá
nhanh hay đọc quá chậm. Các hình thức luyện đọc diễn cảm tôi tổ chức như: đọc
theo nhóm, đọc theo vai, đọc theo cặp, ...Thi đọc diễn cảm câu thơ, câu văn, khổ
thơ, đoạn văn mà mình yêu thích dựa vào tranh ảnh minh họa hoặc dựa vào cách
biểu cảm của học sinh thông qua cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ phù hợp với nội
dung câu văn, câu thơ, đoạn văn, khổ thơ trong bài học để học sinh thi đọc và nêu
được lí do vì sao lại thích câu văn, câu thơ, đoạn văn, khổ thơ đó. Đọc diễn cảm
còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm chắc nội dung bài. Khi luyện đọc diễn
cảm không yêu cầu học sinh đọc diễn cảm cả bài mà chỉ yêu cầu học sinh đọc diễn
cảm một câu văn hoặc một đoạn văn, một câu thơ hoặc một khổ thơ,… Vì vậy, bản
thân đã tiến hành các bước hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm với từng thể loại như:
Thể loại văn kể chuyện: Thể loại văn này thường có nhiều nhân vật, mỗi
nhân vật mang một tính cách khác nhau, nên khi luyện đọc thường đọc diễn cảm
với nhiều giọng đọc khác nhau như:
- Nhân vật là hiện thân của cái ác đọc với giọng hăm doạ, dữ dằn, hách dịch,
vu vạ, thiếu thật thà, ...
- Nhân vật là hiện thân của cái thiện đọc với giọng nhẹ nhàng, rõ ràng, lễ
phép, thản nhiên.
- Giọng buồn đọc thong thả, chậm rãi, xúc động.
- Giọng của các anh hùng dân tộc đọc dứt khoát, rành mạch, hào hùng
- Người dẫn chuyện đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng, khách quan, ...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------- Giọng đọc của người tri thức khoan thai, nhẹ nhàng, khiêm tốn và thể hiện
thái độ tôn trọng, lễ phép

- Những người nông dân nghèo khổ đọc với giọng thật thà, phân trần, ngạc
nhiên nhưng cương quyết.
Ví dụ khi dạy bài Mồ Côi xử kiện (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 139) khi đọc
mẫu toàn bài xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài với các giọng đọc như:
Người dẫn chuyện đọc với giọng rõ ràng, khách quan. Giọng chủ quán vu vạ, thiếu
thật thà. Giọng bác nông dân phân trần, thật thà (khi kể lại sự việc), ngạc nhiên,
giãy nảy lên (khi nghe lời phán của Mồ Côi đòi bác phải trả tiền cho chủ quán).
Giọng Mồ Côi nhẹ nhàng, thản nhiên (khi hỏi han chủ quán và bác nông dân);
nghiêm nghị khi yêu cầu bác nông dân phải xóc bạc, chủ quán phải chú ý nghe),
riêng lời phán cuối cùng rất oai, giấu một nụ cười hóm hỉnh. Sau khi hướng dẫn
học sinh phân biệt giọng đọc của các nhân vật, đến phần luyện đọc lại tôi yêu cầu
học sinh thi đọc diễn cảm một câu văn hoặc một đoạn văn theo cặp trước, sau đó
tôi gắn tranh yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình ảnh các nhân vật trong tranh như
chủ quán, bác nông, Mồ Côi để tham gia vào trò chơi “Thi đọc diễn cảm câu văn,
đoạn văn mà mình yêu thích” và nêu lí do vì sao lại thích.

Một hôm, /có người chủ quán /đưa một bác nông dân đến ccông đường .//
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Chủ quán thưa:
Bác này vào quán của tôi/hít hết mùi thơm lợn quay,/gà luộc,/vịt rán mà
không trả tiền.//Nhờ ngài xét cho.// (giọng chủ quán vu vạ, thiếu thật thà)

- Bác hãy đưa tiền đây,/ tôi phân xử cho!// (giọng Mồ Côi nhẹ nhàng, thản

nhiên )
Nghe nói,/ bác nông dân giãy nảy://
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu/ mà phải trả tiền?//
(giọng bác nông dân ngạc nhiên, giãy nảy lên )
- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.//

- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần.// Còn ông chủ quán,/ ông hãy chịu khó
mà nghe.// (giọng Mồ Côi thản nhiên, nghiêm nghị khi yêu cầu bác nông dân phải
xóc bạc, chủ quán phải chú ý nghe).

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Mồ Côi phán:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên/ “hít mùi
thịt”,/ một bên/ “nghe tiếng bạc”.// thế là công bằng.// (giọng Mồ Côi oai phong,
giấu một nụ cười hóm hỉnh)
Nói xong,/ Mồ côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân/ rồi tuyên bố kết thúc
phiên xử.// (giọng người dẫn chuyện khách quan, vui vẻ)
Sau khi học sinh tham gia thi đọc xong, tôi hỏi học sinh “Em thích nhất câu
nói của nhân vật nào trong bài? Vì sao?” rồi yêu cầu lớp nhận xét cách thể hiện

giọng đọc diễn cảm của từng bạn về các nhân vật. Sau đó gọi một nhóm học sinh
khác thi đọc diễn cảm và yêu cầu học sinh phối hợp giọng đọc với cử chỉ, ánh mắt,
nét mặt, điệu bộ để phù hợp nội dung từng tranh của đoạn đọc. Cuối cùng tôi chốt
thêm một số cách đọc và tuyên dương những học sinh có giọng đọc hay, khuyến
khích những học sinh này giúp đỡ bạn đọc chậm để bạn đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu
loát, trôi chảy văn bản và từng bước thể hiện được giọng đọc diễn cảm ở một số
câu văn ngắn và dễ đọc.
Từ cách luyện đọc diễn cảm trên, đã giúp học sinh vận dụng vào tiết Kể
chuyện rất tốt. Khi kể chuyện, các em đã không cần nhìn tranh mà tái hiện được
nội dung câu chuyện một cách sinh động, hấp dẫn và thu hút các bạn tích cực tham
gia vào các hoạt động của giờ kể chuyện. Ngoài ra ở thể loại văn kể chuyện, bản
thân còn tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm theo vai, theo đoạn, theo nhóm để
khuyến khích nhiều học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện giọng đọc diễn cảm và góp
phần học tốt các môn học khác.
Thể loại văn tả phong cảnh:
Ở thể loại văn này, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng rõ ràng, rành mạch,
nhấn giọng ở những từ chỉ đặc điểm của phong cảnh được tả.
Ví dụ dạy bài Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 127). Sau
khi đọc mẫu, tôi gắn tranh cho học sinh quan sát kĩ về nhà rông

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

----------------------------------------------------------------------------------------------------

và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc rõ ràng, làm toát
lên được đặc điểm của nhà rông và những nét sinh hoạt cộng đồng của họ.

Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc/ như lim,/ gụ,/ sến,/
táu.// Nó phải cao để đàn voi đi qua không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng
trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái.// (đọc giọng tả rõ ràng, chậm rãi, nhấn
giọng ở các từ tả đặc điểm của nhà rông).
Thể loại văn miêu tả:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 21
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------Ở thể loại văn miêu tả để học sinh thể hiện tốt giọng đọc, tôi hướng dẫn học
sinh tùy vào từng bài để thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc và
chú ý nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Ví dụ bài Cửa Tùng (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 109), toàn bài này, khi hướng
dẫn học sinh đọc diễn cảm tôi cũng gắn tranh giới thiệu cho học sinh nắm được vẻ
đẹp diệu kì của nước biển Cửa Tùng được thể hiện qua một số từ gợi tả, gợi cảm
để học sinh nắm vững và vận dụng đọc bài tốt hơn.

“Diệu kì thay,/ trong một ngày,/ Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.// Bình
minh/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm
màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh
lục.//” (giọng đọc nhẹ nhàng, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ vẻ đẹp kì diệu của Cửa
Tùng, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm).
Thể loại thơ ca:
Thể loại thơ ca là tùy thuộc vào từng bài ở từng thể loại để hướng dẫn học
sinh đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên hay dịu dàng, tình cảm hoặc nhẹ nhàng, tha
thiết. Nhịp thơ khi đọc tuỳ thuộc vào từng thể thơ.Như bài Chú ở bên Bác Hồ
(Tiếng Việt 3 tập 2, trang 16) đây là bài thơ thuộc thể thơ tự do, ở bài này 2 khổ
thơ đầu cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên thể hiện được

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 22
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------sự băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga, khổ thơ cuối hướng dẫn học sinh
đọc với nhịp chậm, trầm lắng thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của ba mẹ Nga khi
nhớ đến người chú đã hy sinh.
Chú ở đâu,/ở đâu?//
Trường Sơn dài dằng dặc?//
Trường Sa đảo nổi,/chìm? //
Hay Kon Tum,/Đăk Lăk?//
b4.6. Luyện đọc học thuộc lòng:
Ở những bài dạy có yêu cầu luyện đọc thuộc lòng, tôi chú ý kết hợp luyện
đọc thành tiếng bằng cách tổ chức đọc cá nhân riêng lẻ, hoặc nối tiếp đọc đồng
thanh theo nhóm, tổ, cả lớp, thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ hoặc cả bài thơ, đọc
phối hợp với nhiều học sinh.
Khi lắng nghe học sinh đọc tôi đã kịp thời động viên, khích lệ từng em, gợi
ý, khuyến khích trao đổi cách đọc với học sinh để các em thấy được chỗ nào mình
đọc diễn cảm rồi, chỗ nào mình đọc chưa diễn cảm để giúp học sinh biết rút kinh
nghiệm, tự tin và đọc tốt hơn. Bên cạnh luyện đọc thành tiếng tôi còn giúp học sinh
luyện đọc theo tranh minh họa hoặc luyện đọc theo một số từ ngữ trên bảng. Cách
đọc này, vừa giúp học sinh thuộc bài nhanh lại vừa giúp học sinh khắc sâu kiến
thức và ghi nhớ nội dung bài. Khi đọc cá nhân hoặc đọc đồng thanh tôi nhắc nhở
học sinh phải đọc với giọng nhịp nhàng, vừa phải, gây hứng thú cho người nghe.
Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh, vật thực cho giờ
học và bảng phụ ghi câu văn, đoạn văn khó cần luyện đọc cho học sinh.
Ví dụ với bài Hai bàn tay em (SGK Tiếng Việt 3, tập I, trang 7) tôi đã tổ
chức cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ với hình thức trò chơi “Nhìn tranh

thi đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích” theo cặp, rồi từng cặp thi đọc trước lớp và
nêu nội dung bài, nêu nội dung khổ thơ nhóm mình đọc.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 23
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hai bàn tay em/
Như hoa đầu cành/
Hoa hồng hồng nụ/
Cánh tròn ngón xinh./
Với hình thức thi đọc như trên đã tạo được không khí thoải mái, vui tươi
trong giờ học, làm cho học sinh hăng hái, chủ động tham gia vào quá trình luyện
đọc; giúp học sinh thuộc lòng bài thơ nhanh hơn đồng thời lại khắc sâu kiến thức
hơn.
b4.7. Tổ chức giờ học thân thiện - học sinh tích cực
Đây là giờ học rất có ý nghĩa nhất đối với phân môn Tập đọc. Vì ở lứa tuổi
này học sinh rất hiếu động, nếu giờ tập đọc chỉ đọc và trả lời câu hỏi thì học sinh
không hứng thú học tập, không khích lệ được học sinh đọc chậm vươn lên, không
tạo được môi trường thân thiện để các em thích học. Chính vì vậy, trong giờ học
tôi kết hợp cho học sinh tham gia nhiều trò chơi học tập mang tính chất hòa đồng,
thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Nếu bài học có hội thoại thì tôi cùng
sắm vai với học sinh đọc theo nhân vật. Còn đối với các thể loại khác, tôi tổ chức

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 24
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana



Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

---------------------------------------------------------------------------------------------------trò chơi thi đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, trôi chảy và diễn cảm một câu văn hoặc
một đoạn văn, ... trong bài.
Ví dụ dạy bài Tiếng ru (SGK Tiếng Việt 3, tập I, trang 64) tôi đọc câu 1
“Con ong làm mật,/ yêu hoa” và gọi một em khác đọc câu tiếp theo “Con cá bơi,
yêu nước;/ con chim ca yêu trời”, sau đó em học sinh được quyền mời bạn khác
đọc câu tiếp theo, cứ như vậy lần lượt đọc hết bài. Với phương pháp này học sinh
được tham gia đọc nhiều hơn, các em lại chú ý vào bài đọc một cách vui vẻ, nếu
không chú ý thì không đọc được và sẽ bị các bạn phê bình. Chính vì thế, các em rất
chăm chú, trật tự thi đua với nhau đoc thuộc lòng mà không gây áp lực cho học
sinh mà tạo được môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
Phương pháp đọc trên có thể đọc thi đua theo tổ. Tổ nào đọc hay, đọc lưu
loát, diễn cảm thì tổ đó được biểu dương, khen ngợi. Từ hình thức đọc trên đã giúp
các em trước đây đọc chậm, giờ đã đọc tốt hơn rất nhiều và có ý thức vươn lên
trong học tập. Ngoài ra tôi còn sắp xếp chỗ ngồi cho em đọc tốt ngồi cạnh em đọc
chậm, đọc đánh vần, đọc bỏ sót văn bản để em đọc tốt, đọc diễn cảm kèm cặp bạn
đọc chậm vào các giờ học và giờ ra chơi bằng nhiều hình thức như thi đọc đúng, rõ
ràng, lưu loát một câu văn hoặc một đoạn văn, ...nhằm giúp các em mạnh dạn, tự
tin hơn trong học tập và ngày càng học tốt phân môn Tập đọc.
b4.8. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Đối với học sinh đọc chậm, đọc đánh vần, đọc bỏ sót văn bản mà chưa được
cha mẹ quan tâm nhiều đến việc học tập. Bản thân đã đến thăm gia đình em, tìm
hiểu hoàn cảnh, đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa trong gia đình. Kiểm tra góc
học tập của em và tâm sự với cha mẹ em về sự cần thiết phải quan tâm đến việc
học tập của em và nhất là phân môn Tập đọc. Mong gia đình tạo điều kiện kèm
cặp, nhắc nhở em buổi tối ở nhà cố gắng xem lại bài đã học để đọc nhanh hơn, rõ
ràng hơn. Ngoài ra tôi còn tổ chức tốt các cuộc họp với cha mẹ học sinh để thông

báo và đề ra những biện pháp học tập cụ thể cho từng em, từng đối tượng học sinh.
Các giờ học trên lớp, tôi thường xuyên gọi các em đọc chậm, đọc đánh vần,
đọc bỏ sót văn bản đọc bài rồi uốn nắn, sửa chữa những câu, từ do học sinh đọc
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 25
Tào Thị Sinh-TH Krông Ana


×