MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6, 7 HỌC
CÓ HIỆU QUẢ PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ
THUẬT
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mĩ thuật là nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh
thần của con người. Ngay từ buối bình minh của nhân loại, khi con người phát
hiện ra cái đẹp của thiên nhiên và sự nhận thức thế giới thực được mở rộng thì
con người đã biết ngưỡng mộ và đưa cài đẹp vào phục vụ cuộc sống với ý thức
tự giác. Cũng từ đó mĩ thuật đã gắn bó khắng khít với lịch sử phát triển của con
người và ngày càng đạt tới mức độ nghệ thuật cao.
Ngày nay, theo đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, thì nhu cầu của xã hội chúng
ta về văn hóa-nghệ thuật càng trở nên bức thiết. Để đáp ứng nhu cầu học tập và
trình độ học vấn, nâng cao trình độ văn hóa thẩm mĩ của học sinh, trong
chương trình giảng dạy môn Mĩ thuật ở THCS đã có các phân môn: vẽ tranh,
vẽ theo mẫu, vẽ trang trí nhằm đào tạo các em có một kỹ năng nhất định về mĩ
thuật và trong đó không thể thiếu phân môn “thường thức Mĩ thuật”. Đây là
phân môn rất quan trọng, vì học sinh không chỉ học kỹ năng vẽ, sự sáng tạo,
1
khả năng cảm thụ thẩm mĩ mà còn phải biết về lịch sử mĩ thuật của đất nước và
thế giới, mĩ thuật xa xưa đến mĩ thuật ngày nay.
Nhưng phân môn thường thức Mĩ thuật vẫn còn một số hạn chế riêng khiến
học sinh nhà chán khi đến tiết, không hứng thú với nội dung bài học làm cho
hiệu quả học tập không cao.
1. HẠN CHẾ
a. Về phía giáo viên
Thiếu kinh nghiệm dạy loại bài học này, khai thác nội dung chưa toát lên
đặc điểm và vẻ đẹp của các công trình, tác phẩm mĩ thuật, thường phân tích các
yếu tố kĩ thuật nhiều hơn yếu tố thẩm mĩ, đó là vẻ đẹp của bố cục, hình tượng
và màu sắc.
Sử dụng các phương pháp dạy học chưa mang đến hiệu quả cao trong việc
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Chưa thật sự nhiệt tình trong
quá trình soạn và giảng dạy cho học sinh, giáo viên còn coi nhẹ phân môn này
vì đa số các tiết học, bài học trên lớp là các phân môn vẽ tranh, trang trí và vẽ
theo mẫu, do đó giáo viên còn quan niệm dạy cho có, cho xong phần lý thuyết
có trong sách giáo khoa. Ngoài ra việc dẫn đến tình trang này còn do quá trình
tìm tòi thêm kiên thức và tranh ảnh để truyền đạt thêm cho học sinh còn mất
nhiều thời gian tìm kiếm và chọn lọc, vì vậy giáo viên trở nên ngán ngẫm với
phân môn này và từ đó khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán, thờ ơ mỗi khi
2
đến tiết học, chỉ học thuộc lòng để trả bài chứ không hề hiểu hay yêu thích
phân môn này.
Ngay cả giáo viên cũng chưa hề được thưởng thức các bức tranh, công trình
kiến trúc hay trực tiếp chứng kiến các sự kiện văn hóa ở các thời kì xa xưa, mà
chỉ được xem tranh ảnh và có quá trình nghiên cứu lâu hơn học sinh. Do đó
chưa thể nói rằng chính mình đã hiểu biết một cách đầy đủ về nghệ thuật Việt
Nam và thế giới.
Thiếu đồ dùng dạy học, tài liệu liên quan đến bài dạy cũng là một trong
những hạn chế với giáo viên. Vì đồ dùng dạy học rất quan trọng trong môn Mĩ
thuật và đặc biệt là ở phân môn này, nếu thiếu đồ dùng dạy học thì học sinh
không thể lĩnh hội đầy đủ kiến thức ngôn ngữ mĩ thuật.
b. Về phía học sinh
Học sinh thường có thói quen học thuộc sách giáo khoa vì phân môn này
khá khô khan và khó học khó hiểu.
Học sinh chưa chú ý nhận xét, phân tích, so sánh để thấy giá trị nghệ thuật
và ý nghĩa của các tác phẩm đối với nền văn hóa của đất nước hay nhận loại.
2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy – học thường thức mĩ thuật tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các
giá trị văn hóa và hiểu hơn và thực tế xung quanh. Thông qua tìm hiểu, phân
tích các công trình, tác phẩm mĩ thuật ở bố cục, hình tượng, màu sắc tạo điều
3
kiện cho học sinh cảm nhận vẻ đẹp và có ý thức trân trọng, bảo vệ giữ gìn nền
văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Qua những hạn chế trên tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP
HỌC SINH LỚP 6, 7 HỌC CÓ HIỆU QUẢ PHÂN MÔN THƯỜNG
THỨC MĨ THUẬT” để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học
tập của học sinh lớp 6,7 về phân môn thường thức mĩ thuật trong môn học Mĩ
thuật.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng: Tôi chỉ nghiên cứu đối tượng lớp 6, 7.
b. Thời gian nghiên cứu: Học kì 2 – năm 2014.
c. Thời gian áp dụng: Học kì 2 – năm 2014.
II/ THỰC TIỄN CHỌN ĐỀ TÀI
1. Ưu điểm
Phương pháp dạy học phân môn thường thức mĩ thuật hiện nay luôn bám sát
vào nội dung kiến thức của sách giáo khoa. Tuy ngắn gọn nhưng rất đầy đủ các
kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm.
Giáo viên và học sinh thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản của dạy và học
phân môn này. Giáo viên dạy vừa đủ - học sinh học vừa kịp. Vừa đủ ở đây là
vừa đủ nội dung mà nhà trường và chuyên ngành yêu cầu trong sách giáo khoa.
4
Vừa kịp là học sinh học đúng tiến độ và đầy dủ các bài có trong sách giáo
khoa.
2. Hạn chế
- Phạm vi thực hiện
+ Trường THCS Nguyễn Du.
+ Lớp 67 , lớp 74.
- Qua những hạn chế đã nêu trên (phần I) và kết quả thực tế thì ta có được bảng
xếp loại học lực phân môn thường thức mĩ thuật như sau:
Lớp
Sĩ
số
Giỏi
SL Tỉ lệ
Khá
SL Tỉ lệ
7
Trung bình
SL Tỉ lệ
Yếu
SL Tỉ lệ
kém
SL Tỉ
6
33
0
0%
10 30.3% 19 57.6% 4 12.1% 0
4
7
44
2
4.5% 12 27.3% 26 59.1% 4 9.1% 0
Cộng 77
2
2.6% 22 28.6% 45 58.4% 8 10.4% 0
- Sau khi học xong bài thường thường thức mĩ thuật tôi hỏi học sinh:
lệ
0%
0%
0%
“Các em thấy phân môn thường thức mĩ thuật có thú vị không? Và các em
có thích học phân môn này không?”
Thì đa số học sinh trả lời không thích và nói rằng học thường thức mĩ
thuật chán, không thú vị. Chỉ có khoảng 15% học sinh trả lời khá thích phân
môn này nhưng 15% đó lại nằm trong nhóm không thích vẽ nên thà học
phân môn này chứ không học vẽ.
5
- KẾT LUẬN: Số lượng học sinh học khá giỏi ít, chiếm tỉ lệ thấp và đa số
học sinh không thích phân môn này. Từ đó ta có thể thấy quá trình dạy –
học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng
chưa đạt hiệu quả cao.
III/ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở phân môn thường thức mĩ thuật là
vô cùng cần thiết nhằm tạo ra các giờ học bổ ích và mang đến sự hứng thú
cho học sinh thì việc dạy – học phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng và
môn Mĩ thuật nói chung mới có hiệu quả.
Sau khi đi kiến tập ở trường THCS Nguyễn Du học kì 2 năm học 2014,
tuy chỉ thực tập trong vòng gần 6 tuần nhưng tôi đã dạy 3 lần phân môn
thường thức mĩ thuật. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và hướng giải
quyết như sau:
1. Giáo viên cần tìm hiểu thêm về các câu chuyện xoay quanh bài
học.
Vì đối tượng học sinh là lớp 6, 7 nói riêng và THCS nói chung thì đây là lứa
tuổi đang phát triển, tâm sinh lý khá phức tạp nhưng vẫn còn có tính trẻ con.
6
Do đó việc kể chuyện và xem tranh ảnh hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi này,
khiến cho chúng yêu thích và hứng thú hơn với bài học.
Những nội dung kiến thức có trong SGK hầu như chỉ tóm tắt những ý chính
cơ bản của tác giả, tác phẩm, công trình kiến trúc hay văn hóa mĩ thuật của các
giai đoạn lịch sử của Việt Nam và thế giới chứ không nói sâu về các câu
chuyện xoay quanh chúng. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu thêm về các câu
chuyện, sau đó kể lại cho học sinh theo các phương pháp khác nhau. Chẳng
hạn như ta có thể tạo một câu chuyện bằng hình ảnh sinh động, dễ thương
nhưng đầy đủ cốt truyện. Vì hình ảnh thu hút sự chú ý, sinh động, hấp dẫn hơn
từ đó học sinh sẽ bớt căng thẳng khi học, nhớ bài hơn và sẽ thích học phân môn
này hơn.
Tuy nhiên, không phải tìm hiểu các câu chuyện mà mãi mê kể chuyện
không truyền đạt đầy đủ nội dung kiến tức cơ bản của bài học. Chúng ta phải
biết kết hợp nội dung cơ bản mà học sinh bắt buộc phải nhớ lồng vào trong câu
chuyện chúng ta kể. Như vậy, học sinh vừa nhớ bài vừa biết thêm những điều
xoay quanh bài học đó.
Ví dụ:
Bài 29- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì phục hưng.
(Lớp 7).
7
Họa sĩ Lê-ô-na đơ-vanh-xi tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da
Vinci có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci" Vinci là thành
phố mà ông sinh sống.
Họa sĩ Michelangelo vừa là bạn vừa là đối thủ với Leonardo di ser Piero da
Vinci. Sau đó giáo viên nói lý do vì sao vừa là bạn vừa là thù.
Bài 2: Sơ lược lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại. (lớp 6)
Cần tìm hiểu thêm về 6 phần cuộc sống người nguyên thủy
2. Sử dụng tốt đồ dùng dạy học và áp dụng các phương tiện điện
tử, ứng dụng tin học vào quá trình giảng dạy.
Đối với Mĩ thuật thì tranh ảnh minh họa là vô cùng cần thiết vì hình ảnh
chính là ngôn ngữ của mĩ thuật, là trực quan sinh động cụ thể. Do đó ta phải
khai thác triệt để lợi ích của đồ dùng dạy học.
Ở các trường THCS hiện nay, số lượng tranh ảnh minh họa rất ít, cũ và
thường chỉ là hình ảnh phóng to trong SGK, chứ không có tranh ảnh khác.
Giáo viên phải tự tìm hiểu và tự in ấn các tranh ảnh ngoài SGK để làm phong
phú hơn cho bài dạy và nâng cao thêm trình độ hiểu biết của bản thân. Từ đó
việc dạy – học mới có hiệu quả cao.
Ví dụ: Chương trình Mĩ thuật 6:
Bài 19 và bài 24:
8
Sưu tầm tài liệu tranh dân gian Việt Nam của Lê Thanh Đức, sưu tầm thêm
một số tranh dân gian quyen thuộc ngoài phạm vi bài giảng: Vịt và hoa sen,
vinh hoa, phú quý, bán đồ, canh nông,…
VỊT VÀ HOA SEN
VINH HOA
9
PHÚ QUÝ
CANH NÔNG
Ngoài ra giáo viên cần tìm thêm thông tin và hình ảnh ở các tập chí, báo, từ
đó tập hợp thành quyển, bộ theo trình tự cho từng tiết dạy và từng thời kì. Giáo
viên có thể in ấn để lưu trữ phòng trường hợp mất và việc đóng thành tập,
quyển còn giúp giáo viên hệ thống lại kiến thức và sử dụng được nhiều năm.
Ví dụ: Mĩ thuật Việt Nam có thể chia thành mĩ thuật hiện đại và cổ đại như
sau:
- Mĩ thuật nguyên thủy.
- Mĩ thuật thời Lý.
- Mĩ thuật thời Trần.
- Mĩ thuật thời Lê.
10
Ngày nay, bài giảng điện tử không còn quá xa lạ đối với hầu hết các giáo
viên và học sinh. Vì vậy ta hãy áp dụng vào quá trình giảng dạy của chúng ta ít
nhất là ở phân môn thường thức mĩ thuật sẽ làm sinh động hơn cho bài học,
ngoài ra còn tiết kiệm đáng kể chi phí in ấn tranh ảnh tác giả, tác phẩm, công
trình kiến trúc. Việc sử dụng bài giảng điện tử còn giúp cho học sinh dễ nhìn,
dễ quan sát theo dõi vì to, rõ hơn, bài giảng điện tử có những hiệu ứng đẹp,
sinh động, giúp học sinh hứng thú học. Việc trình chiếu tranh ảnh không còn là
trở ngại vì ta có thể chèn vô số các hình ảnh mà không sợ phải tiêu hao quá
nhiều chi phí.
Không những hình ảnh, ta còn có thể chèn thêm cả các video, băng hình nói
về quá trình hình thành của các giai đoan lịch sử hay các công trình kiến trúc,
tác giả tiêu biểu. Việc áp dụng video còn giúp cho bài học không nhàm chán
mà còn giúp học sinh biết rõ thêm về bài học của mình.
3. Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học.
a. phương pháp dạy học:
Môn Mĩ thuật là môn tích hợp của nhiều môn khác nhau: văn học, lịch sử,
khoa học tự nhiên, xã hội,… Vì vậy ta cần áp dụng nhiều phương pháp dạy học
khác nhau trong cùng một bài giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp gợi mở.
11
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tích hợp.
- Phương pháp làm việc theo nhóm.
- Phương pháp kiểm tra – đánh giá.
Ví dụ: Mĩ thuật 6 bài 19: tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam mà chủ yếu là tranh
Đông Hồ và Hàng Trống.
Ta áp dụng:
- Phương pháp trực quan: cho học sinh xem tranh ảnh về 2 dòng tranh
Đông Hồ và Hàng Trống.
- Phương pháp gợi mở: cho học sinh xem quá trình làm tranh và giáo viên
giới thiệu thêm về cách làm.
- Phương pháp vấn đáp: hỏi học sinh những câu hỏi mà các em có khả
năng trả lời được trong phạm vi bài học.
- Phương pháp phân tích: giáo viên bắt đầu phân tích về bố cục, nội dung,
màu sắc và y nghĩa của một số tranh của 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng
trống.
- Phương pháp tích hợp: Giáo viên tích hợp với môn văn thông qua ý
nghĩa và các dòng chữ có trên tranh. Tích hợp với môn lịch sử về thời
gian và quá khứ của 2 dòng tranh đó.
12
- Phương pháp làm việc nhóm: Giáo viên yêu cầu học sinh chia làm các
nhóm và trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài học, sau đó giáo viên sẽ
tóm gọn lại nội dung bài học.
- Phương pháp kiểm tra- đánh giá: Giáo viên có thể kiểm tra học sinh
bằng các câu hỏi củng cố bài học.
b. Chia bố cục của bài thành các thành phần nhỏ có sự logic về nội
dụng mở rộng:
Phương pháp này áp dụng cho các bài có nội dung dài và rộng. Giáo viên có
thể sắp đặt lại bố cục bài dạy cho phù hợp với phương pháp đang áp dụng và
nội dung bài dạy nhằm đạt hiệu quả cao hơn
Ví dụ: Mĩ thuật 6 bài 19 và bài 24 có nội dung liền mạch với nhau về dòng
tranh dân gian Việt Nam. Vậy giáo viên có thể sắp xếp như sau:
Ôn lại một cách tổng thể về dòng tranh Đông Hồ rồi giới thiệu các tác phẩm
của dòng tranh này. Tranh Hàng trống và các tác phẩm cũng làm tương tự.
Như vậy sắp xếp lại bố cục của bài dạy và chia nhỏ từng mục phù hợp với
phương pháp soạn giảng của giáo viên. Nội dung từng phần có sự logic và học
sinh dễ hiều và nắm bài kĩ hơn.
c. Sử dụng phương pháp trắc nghiệm:
Giáo viên đặt câu hỏi có các đáp án khác nhau, sau đó học sinh chọn đáp án
thì học sinh đó phải tự tìm mọi cách để chứng minh cho đáp án của mình. Từ
13
những câu hỏi trong SGK, sau đó đi đến câu hỏi có liên quan đến tranh ảnh,
hay nội dung khác ngoài SGK nhưng vẫn có tranh ảnh để học sinh quan sát và
phân tích chọn đáp án đúng nhất. từ đó học sinh sẽ tự mình hệ thống lại được
những nội dung đã học và nhớ lâu hơn.
4. Phải tìm hiểu các thông tin mới cập nhật có liên quan đến mĩ
thuật:
Ngoài việc truyền đạt các kiến thức cũ thì giáo viên còn phải thường xuyên
theo dõi các tin tức mới có liên quan đến nội dung bài học hay đơn giản chỉ
liên quan đến một vấn đề nhỏ trong bài.
Ví dụ: Hiện nay trên mạng truyền thông đang lan truyền thông tin đã tìm thấy
mộ của nàng mô-na-li-sa, người giáo viên phải xác minh vấn đề đó và truyền
đạt chính xác đến học sinh. Vì công nghệ thông tin hiện nay đối với học sinh
lớp 6, 7 không còn là điều xa lạ, lỡ như học sinh đọc được rồi hỏi ngược lại
giáo viên nhưng giáo viên không biết hay trả lời không chính xác thì càng nguy
hiểm.
5. Phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học hiện nay:
14
Tuy phương pháp và thực trạng dạy học hiện nay còn có những hạn chế
nhưng bên cạnh đó phương pháp dạy học cũ vẫn có những ưu điểm cần học hỏi
và phát huy.
Trong quá trình giảng dạy, dù có sử dụng phương pháp nào hay chèn thêm
các kiến thức ngoài lề nào thì điều đầu tiên là phải xác định đúng mục tiêu và
yêu cầu của bài học một cách sáng tạo. Bám sát vào nội dung chương trình
phân phối và đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức của bài học. Không đi quá xa
nội dung bài học hay quá xa khả năng hiểu biết của học sinh.
IV/ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Qua việc áp dụng các phương pháp trên tôi đã thu được những kết quả như
sau:
Ban đầu
Thay đổi
thích
0%
22%
Khá thích
15%
66%
Không thích
85%
12%
15
Từ đó cho ta thấy số lượng học sinh thích và khá thích phân môn này đã
tăng đáng kể như vậy hiệu quả học tập sẽ tăng theo.
Lớp
Sĩ
số
7
6
74
Cộng
33
44
77
Giỏi
SL Tỉ lệ
6
9
14
18.2%
20.5%
18.2%
Khá
SL Tỉ lệ
21
23
45
63.6%
52.3%
58.4%
Trung bình
SL Tỉ lệ
5
10
15
15.2%
22.7%
19.5%
Yếu
SL Tỉ lệ
1
2
3
3%
4.5%
3.9%
kém
SL Tỉ
0
0
0
lệ
0%
0%
0%
V/ KẾT LUẬN
Việc thay đổi phương pháp dạy và học ở trường THCS hiện nay đang là vấn
đề cấp bách và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh và khả
năng dạy học của giáo viên. Đáp ứng nhu cầu của con người mới, xã hội mới.
đất nước trên dường hội nhập quốc tế thì ngoài việc nâng cao các kiến thức xã
16
hội thì con người còn phải nâng cao cả về văn hóa lẫn thẩm mĩ, tinh thần.
Nhằm vươn ra xa hơn và du nhập nhiều hơn vào các nền văn hóa khác.
Muốn như thế ta phải đạo tạo thế hệ trẻ của đất nước ngay khi còn ngồi trên
ghế nhà trường một khả năng hiểu biết văn hóa sâu rộng, một con mắt thẩm mĩ
để khi các nền văn hóa du nhập vào nước ta hay nền văn hóa của ta được cả thế
giới biết đến vẫn giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Nhưng muốn học sinh hiểu biết rộng thì phải bắt đầu từ người hướng dẫn,
người giáo viên trực tiếp truyền đạt kiến thức. Vì vậy, giáo viên phải tự tìm
hiểu để nâng cao tay nghề và mở rộng kiên thức của chính bản thân mình.
Tôi mong sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ được áp dụng vào thời gian sớm
nhất và ở tất cả các trường THCS.
PHỤ LỤC
• CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
- SGK : Sách giáo khoa.
- THCS: trung học cơ sở.
MỤC LỤC
TRANG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………......1
1. Hạn chế
……………………………………………….......1
2. Mục đích chọn đề tài ……...……………………………………………2
17
3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………...…2
II/ THỰC TIỄN CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………….…...2
1. Ưu điểm
…………………………………………………...2
2. Hạn chế
…………………………………………………...3
III/ HƯỚNG GIẢI QUYẾT………………………………………………...3
1.Giáo viên cần tìm hiểu thêm về các câu chuyện xoay quanh bài học …....4
2. Sử dụng tốt đồ dùng dạy học và áp dụng các phương tiện điện tử,
ứng dụng tin học vào quá trình giảng dạy……………….……………......4-6
3. Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học……………………………6,7
4. Phải tìm hiểu các thông tin mới cập nhật có liên quan đến mĩ thuật.…….8
5. Phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học hiện nay………………...…8
IV/ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC………………………………………………8,9
V/ KẾT LUẬN
………………………………………………...9,10
18