Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11 CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.16 KB, 26 trang )

Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Họ tên tác giả: Trần Thị Lương
Đơn vị công tác: Trường THPT Lộc Hưng
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của đề tài
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
3. Nội dung kinh nghiệm:
3.1. Khai thác Tiểu dẫn.
3.2. Đọc văn bản
3.3. Sử dụng thao tác so sánh trong bình giảng
3.4. Đổi mới phương pháp tự học và kiểm tra:
4. Kết quả thực hiện.
5. Đề xuất và kiến nghị.
C. KẾT LUẬN

Trần Thị Lương

1


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:


Môn Ngữ văn là một môn học đặc thù. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng
nói: “Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng là rèn
luyện bộ óc, là rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương
pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức của mình”(Trích Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục số 28, tháng 11 - 1973).
Lời nói súc tích trên đây gợi cho người thầy giáo một phương pháp giảng dạy tiên
tiến để thực hiện mục tiêu đào tạo con người mới. Việc dạy văn học, việc rèn luyện
nhiều mặt như vậy chính là thể hiện quan điểm “Dạy văn là dạy cách sống, học văn là
học làm người”.
Từ lâu nay, yêu cầu chung của bài dạy đã được quyết định rõ ràng: kiến thức,
kĩ năng, thái độ. Ba mặt này liên quan mật thiết với nhau. Vậy làm sao để học sinh
có được ba yếu tố đó? Giáo viên được xem là kiến trúc sư trí tuệ, kiến trúc sư tâm hồn
của học sinh. Hơn ai hết, người giáo viên xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy. Giáo
viên là người chủ đạo, người truyền thụ kiến thức, người hướng dẫn, gợi ý để học
sinh tìm hiểu, phân tích tác phẩm, nhưng nhiều khi phải khuyến khích các em tinh
thần phản biện, tìm tòi, phát hiện những cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Trong chương trình Ngữ văn của cấp THPT, thơ mới đưa vào chương trình lớp
11 ban cơ bản không nhiều, đối với học sinh từ việc cảm thụ các tác phẩm thơ trung
đại tới cảm thụ thơ mới là cả một vấn đề không dễ dàng. Thơ mới lãng mạn 1932
-1945 là một hiện tượng văn học phong phú nhưng khá phức tạp. Hình tượng nhân
vật trữ tình ở thơ mới hoàn toàn khác biệt ở thơ trung đại. Như Hoài Thanh đã nói:
“Cá tính con người bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng…cái sức
mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê”. Phong trào thơ mới đã làm
một cuộc cách mạng trong thi pháp và tư duy.
Trần Thị Lương

2


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn

lớp 11 cơ bản
Vậy làm sao để học sinh cảm thụ được thơ mới dễ dàng? Làm sao để mỗi giờ dạy
và học thêm sinh động? Với tinh thần tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình
Ngữ văn 11, qua một số bài thơ: Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ dạ. Mà bản thân
nhận thấy đem lại hiệu quả.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11B1, 11B3
- Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình ngữ văn lớp
11 cơ bản.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu thử nghiệm ở lớp 11B1 và lớp 11B3.
- Sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 11.
Ở đây người viết chỉ minh họa qua 3 bài thơ: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng
giang(Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp để hình thành đơn vị kiến thức.
- Phương pháp kiểm tra.
- Phương pháp so sánh đối chiếu kết quả.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận của đề tài:
 So sánh là một thao tác của tư duy. Trong quá trình nhận thức thế giới khách
quan, kĩ năng so sánh bao giờ cũng phát hiện cái mới, cái khác biệt. Đối với việc
phân tích văn chương, so sánh thường hướng vào hai mục đích chính:
- Chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo, sáng tạọ; phát hiện những vẻ đẹp văn
chương không lặp lại, những đóng góp cụ thể của nhà văn. Có làm được như vậy thì
sự cảm thụ mới đầy đủ và chu đáo.

Trần Thị Lương


3


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
- Phát hiện ra những quy luật chung giữa các tác phẩm, các tác giả hoặc các
giai đoạn văn học. Việc rút ra những quy luật chung giúp cho nhận thức của người
phân tích về một vấn đề trở nên sâu sắc hơn, vững vàng hơn và từ đó đặt nền móng
cho những mới mẻ khác.
* Kĩ năng so sánh có thể thực hiện trên nhiều cấp độ. Nhỏ thì cách dùng từ,
hình ảnh, hình tượng…Lớn hơn thì là đề tài, tác phẩm, tư tưởng, phong cách, so sánh
giữa các giai đoạn, thời kì, những đặc điểm của nền văn học. Ở đây tôi chỉ trình bày
một số cấp độ:
- Cấp độ hình ảnh.
- Cấp độ tác phẩm. Khi phân tích một tác phẩm, ta so sánh: Những tác phẩm
trước nó để thấy sự kế thừa và cách tân, những tác phẩm của chính nhà văn để thấy
vẻ riêng, nét riêng hoặc quy luật chung nào đó, những tác phẩm cùng thời để thấy sự
độc đáo, những tác phẩm của chính nhà văn để thấy vẻ riêng, nét riêng hoặc quy luật
chung nào đó.
- Cùng khuynh hướng tư tưởng thơ mới lãng mạn nhưng giữa các tác giả: Huy
Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử…có những biểu hiện khác nhau.
- Cấp độ giữa các giai đoạn, thời kì: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của kĩ năng so sánh trong việc
nhận thức, trong việc rút ra những kết luận, những đánh giá về các hiện tượng văn
học.
- Kĩ năng so sánh còn mài sắc năng lực tư duy và năng lực cảm thụ hướng đến
việc phát hiện những vẻ đẹp độc đáo không lặp lại của văn chương.
Muốn phát huy được khả năng này người học sinh phải:
- Có vốn kiến thức phong phú về văn chương. Chính bề dày hiểu biết sẽ đem
lại hai khả năng: vừa có nguyên liệu để so sánh, vừa tạo được những tiền đề để mở

rộng kĩ năng so sánh.

Trần Thị Lương

4


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
- Bên cạnh vốn kiến thức là nền tảng, cần có tư duy sắc sảo và trường liên
tưởng nhạy bén.
- Trong khi phân tích, bình giá cần luôn luôn có ý thức so sánh, có nghĩa là so
sánh phải trở thành một “phản xạ” thường trực trong tư duy.
 Một số đặc điểm chung của Thơ mới:
Để có cơ sở giảng dạy phần thơ mới, giáo viên đưa ra một số đặc điểm cơ bản
của thơ mới:
Thơ mới là một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca
khỏi những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại. Cuộc
cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền với quá
trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con
người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Nói như Hoài Thanh,
Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ
quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và
suy tư của cá nhân.. Thơ mới là “Một bước tổng hợp những giá trị văn hóa Đông
Tây, truyền thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ).
 Thơ mới nhìn từ góc độ nghệ thuật: Như đã trình bày ở trên, Thơ
mới là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây,
truyền thống và hiện đại. Cuộc tổng hợp đó trước hết là ở trên bình diện hình thức
nghệ thuật. Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ: ngôn ngữ, thi liệu, thể
loại, tư duy sáng tạo…

 Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới: Thơ mới biểu
hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ: đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế
giới. Trong thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm của chủ thể trữ tình
với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng
việc kết hợp các giác quan một cách kì lạ:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Trần Thị Lương

5


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(Xuân Diệu – Đây mùa thu tới)
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
(Huy Cận – Tràng giang)
 Thơ mới – bản ghi chân thực hiện thực tinh thần con người cá nhân
trước cách mạng: Trong thời điểm khởi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ viết
tuyên ngôn cho một cuộc cách mạng thơ:
Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
Tìm cảm giác nsgay trong tiếng khóc câu cười,
Trong lúc gian lao trong giờ vui sướng,
Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng
Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than,
Cảnh thương tâm, ghê gớm hay dịu dàng
Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội.
(Thế Lữ - Cây đàn muôn điệu)
Thơ mới là tiếng lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, một tâm

hồn được cởi bỏ mọi ràng buộc, chính vì vậy từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loại
thơ trữ tình, thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ
ca truyền thống cổ động, thơ ca mang mùa sắc chính luận. Chính vì vậy, yếu tố chi
phối sự vận động của một văn bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của chủ
thể trữ tình.


Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới: Xuất phát từ

những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa xã hội, một giai đoạn tan vỡ của các giá
trị, một thế hệ thanh niên đang đang kiếm tìm lí tưởng. Nỗi buồn là một tâm trạng
phổ biến trong toàn bộ thơ mới:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Trần Thị Lương

6


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
(Xuân Diệu – Chiều)
Ta trút linh hồn giữa lúc đây
Gió sầu vô hạn nuôi trong cây
Còn em sao chẳng hay gì cả?
Xin để tang em đến vạn ngày
(Hàn Mặc Tử - Trút linh hồn)
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý tình sầu lên núi tiếp mây.
(Huy Cận – Vạn lý tình)

Tuy nhiên, trong Thơ mới cũng có những màu sắc trong sáng, êm nhẹ, những
bức tranh thiên nhiên tràn nhựa sống, vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực
tại, với đời, với con người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước: Bức tranh xứ Huế
đẹp, tinh khôi trong “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử), bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp
của màu sắc, âm thanh tràn đày nhựa sống trong bài thơ “Vội vàng”của (Xuân Diệu)
….
Như vây, để hiểu – cảm được thơ mới không phải là một điều dễ dàng đối với
các em. Phong trào thơ mới là thể loại thơ chiếm vị trí quan trọng trong chương trình
sách giáo khoa lớp 11 cơ bản. Việc cảm thụ tác phẩm luôn là một yêu cầu hàng đầu
giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, thẩm thấu được các giá trị Chân,
Thiện, Mỹ của cuộc sống văn chương, bồi đắp nâng cao tâm hồn. Vì vậy, đổi mới
phương pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn nhằm góp
phần không nhỏ trong việc làm cho môn văn thật sự là một môn học hứng thú với học
sinh và giáo viên, làm giờ dạy đọc hiểu tác phẩm thơ sinh động và cuốn hút hơn, phát
huy cao độ tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ
văn.

Trần Thị Lương

7


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế giảng dạy văn học, giáo viên đã vận dụng thao tác liên hệ, so
sánh, đối chiếu để mở rộng và khắc sâu kiến thức, đọc diễn cảm văn bản nhập thân
vào nhân vật trữ tình, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh nhưng sự vận dụng
chưa nhiều. Giáo viên nghiêng về truyền thụ kiến thức mà ít chú ý tới thao tác tư duy
và cách diễn đạt, nâng cao cách cảm thụ của học sinh qua cách đọc, cách kiểm tra

đánh giá học sinh. Vì vậy, vận dụng thao tác so sánh, đọc văn bản, kiểm tra đánh giá
học sinh ít nhiều cũng khắc phục được những hạn chế nói trên.
Thực tế học văn của học sinh hiện nay học sinh ít tìm tòi và suy nghĩ, ít so
sánh đối chiếu làm cho thao tác tư duy văn học trở nên cằn cỗi, ít sự nhạy bén, đọc văn
bản không đúng với “cái thần” của văn bản, học sinh không còn ham mê học văn học.
Vận dụng và rèn luyện thao tác so sánh, cách đọc văn bản, thay đổi cách đánh giá kiểm
tra trong giờ giảng văn vừa phát triển tư duy cho học sinh, vừa tạo nên niềm say mê học
văn, vừa củng cố kiến thức đã biết và khắc sâu kiến thức mới .
Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay đã đặt ra vấn đề không
chỉ là phương pháp chung chung mà chính là đi vào các thao tác giảng dạy cụ thể để
đem lại hiệu quả thực sự, không phải chạy theo thành tích mà là đào tạo những con
người có tư duy và năng lực nhạy bén, thông minh. Cho nên vận dụng thao tác so sánh,
đọc văn bản đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh trong giảng dạy văn học là
một việc làm cần thiết.
3. Nội dung kinh nghiệm:
Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản.
3.1. Khai thác tiểu dẫn:
Phần tiểu dẫn của mỗi văn bản đều góp phần quan trọng để tiếp cận văn bản. Nắm rõ
phần tiểu dẫn như là chiếc chìa khóa mở ra để hiểu được văn bản. Tác phẩm ra đời chịu
sự ảnh hưởng của nhà văn, hoàn cảnh, lịch sử xã hội…những vấn đề đó nó theo suốt quá
trình tìm hiểu văn bản.
Trần Thị Lương

8


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản


Tích hợp với bài văn học sử và những kiến thức liên quan: Nhìn
chung cảm quan “cái tôi” trong thơ mới đều buồn, cô độc, lạc loài. Để giúp học sinh
hiểu được điều đó bắt buộc chúng ta phải hướng cho học sinh tích hợp với bài văn học
sử (khái quát văn học). Xuất phát từ nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội: một
thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các giá trị, một thế hệ thanh niên
đang đi tìm lí tưởng trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền độc lập dân tộc, họ rơi vào
“thiếu một niềm tin đầy đủ”(Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành tâm trạng phổ biến bao
trùm lên toàn bộ thơ mới.
Chẳng hạn, học sinh không thể thấm thía nỗi buồn cùa Huy Cận nếu như giáo viên
không đối sánh với hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Vì bất mãn với thực tại, đất
nước bị thực dân Pháp đô hộ, Huy Cận không tìm được lối đi cho mình nên rơi vào bế
tắc, nỗi buồn không tìm được lối ra, tác giả bơ vơ ngay chính trên quê hương mình.
Hoặc như bài “Vội vàng”, tại sao Xuân Diệu lại có cách nhìn đời mới mẻ, với đôi mắt
non tơ như vậy? Cái gọi là mới mà trước đây trong nền thơ ca trung đại chưa bao giờ
có? Điều đó phải kể đến sự ảnh hưởng tư tưởng phương Tây trong cách nhìn đời của
Xuân Diệu. Thi sĩ Pháp Rosard thời phục hưng kêu gọi đừng chờ đợi đến ngày mai, hãy
hái đi ngày hôm nay những bông hoa hồng của cuộc sống. Lời kêu gọi đó mang ý nghĩa
nhân văn tiến bộ vì nó chống lại chủ nghĩa khắc kỉ và triết lí diệt dục của nhà thờ Thiên
chúa giáo và chế độ phong kiến Trung cổ. Từ sự tiếp nhận văn hóa và tư tưởng phương
Tây, Xuân Diệu không chấp nhận cuộc sống đơn điệu, “mờ mờ nhân ảnh” mà sống bản
lĩnh, sống mạnh mẽ để tận hưởng hết những gì mà thiên nhiên cuộc đời ban tặng. Hay,
nỗi buồn của Hàn Mặc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, học sinh sẽ khó mà tiếp nhận được
nỗi buồn của Hàn Mặc Tử nếu như chúng ta không đề cập tới hoàn cảnh mà Mặc Tử
nhận được tấm thiệp hỏi thăm của Kim Cúc, người con gái mà thi nhân đem lòng yêu
đơn phương. Mặc Tử đã nhận được bức thiếp hỏi thăm trong khi sự mặc cảm đau đớn
của căn bệnh vô phương cứu chữa nên cảnh vật trong cách nhìn của thi nhân ngày cứ
mờ dần đi và rơi vào ảo ảnh xa rời tầm tay của con người đau thương đến tột cùng đó.
Trần Thị Lương

9



Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản

Dạy học phần tiểu dẫn cần đảm bảo các yêu cầu: đúng kiến thức,
ngắn gọn, trọng tâm, ấn tượng. Một tiết giảng văn trên lớp tương đối ngắn, vậy ở phần
Tiểu dẫn này giáo viên không nhất thiết phải nói lại tất cả những thông tin mà sách giáo
khoa đã cung cấp như: năm sinh năm mất, các hoạt động của tác giả…mà giáo viên nên
đề nghị học sinh xem sách giáo khoa. Giáo viên đi xoáy sâu vào những vấn đề cần thiết
có liên quan đến văn bản. Nên đi sâu vào sự đóng góp, phong cách sáng tác để giúp học
sinh phân biệt với các tác giả khác, đồng thời thấy vị trí của tác giả đó trên thi đàn văn
học. Theo tôi, dạy học phần Tiểu dẫn cần đảm bảo các yêu cầu: đúng kiến thức, ngắn
gọn, trọng tâm, ấn tượng. Căn cứ vào diễn biến của giờ học, giáo viên hướng dẫn học
sinh chiếm lĩnh kiến thức. Hơn thế nữa, giáo viên cùng học trò khơi những rung cảm
đầu tiên. Có như thế các em mới có hứng thú chuyển tiếp vào đọc hiểu văn bản.
Ví dụ: Để khai thác phần Tiểu dẫn trong bài “Vội vàng”, giáo viên tập trung một số nét
cơ bản:
Nét thứ nhất: Xuân Diệu là trí thức Tây học, ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa Pháp một
cách có hệ thống trên ghế nhà trường. Mặt khác, do xuất thân từ một gia đình nhà nho
(con ông tú kép) nên ở Xuân Diệu có tiếp thu nền văn hóa truyền thống. Vì thế, ở nhà
thơ có sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại trong tư tưởng và thẩm mỹ. Tuy nhiên,
ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây mạnh hơn.
Nét thứ hai về phong cách sáng tác của Xuân Diệu: Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong
các nhà thơ mới”(Hoài Thanh); ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống
mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cách
tân nghệ thuật sáng tạo…Để minh chứng cho điều đó, GV không chỉ nhắc lại kiến thức
trong SGK mà cần làm rõ cho HS thấy được qua một số sáng tác của Xuân Diệu, điều
đó không chỉ thể hiện trong bài “Vội vàng”(Giục giã, Xa cách, Đây mùa thu tới…). Như
vậy, HS sẽ dễ dàng thấy được cái mới, tư tưởng của Xuân Diệu. Đồng thời sẽ tạo cảm

xúc cho các em có hứng thú khi vào tìm hiểu văn bản.

Trần Thị Lương

10


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Để đạt được điều đó, tôi đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ bài ở nhà. Theo tôi khi
giáo viên yêu cầu học sinh cung cấp những nội dung chính ở phần tiểu dẫn không nên
cho học sinh cầm sách hoặc đọc lại từ đầu đến cuối như trong sách đã cung cấp. Nếu
giáo viên làm như vậy, vô tình đã tạo cho học sinh tính lười biếng về nhà không đọc
trước bài. Mục Tiểu dẫn tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ ở nhà, trong tiết giảng tôi yêu cầu
học sinh nêu những vấn đề cơ bản(thí dụ ở mục tiểu dẫn gồm có 7 ý, tôi yêu cầu học
sinh nhớ được ít nhất là 4 ý). Như vậy, học sinh chỉ cần đọc qua mục Tiểu dẫn ở nhà cỡ
2 lần, tức là kiểm tra sự đọc hiểu của các em. Qua một thời gian thực hiện, các em đã có
một thói quen khi tiếp xúc với một văn bản.
3.2. Đọc văn bản.
Việc gây dựng và nuôi dưỡng cảm xúc của giáo viên và học sinh được thực hiện
ngay từ khi giáo viên cùng học sinh đọc bài văn bài thơ. Thâm nhập bài thơ tốt là bí
quyết thành công trước tiên của bài giảng văn. Do đó, ta nên đặt cho mình yêu cầu
không nhỏ khi hướng dẫn học sinh đọc và tự mình đọc để gây dựng cảm xúc cho bản
thân và cho học sinh. “Đọc thơ” khác với “đọc chữ”. Thâm nhập bài thơ nghĩa là phải
thực sự cảm được cái hay, cái đẹp của thi phẩm, phải sống cùng với tâm trạng tác giả.
Nhà thơ đã bằng tất cả sự say mê, rung động của mình để sáng tạo tác phẩm thì người
cảm thụ và giảng dạy nó cũng phải có sự thông cảm thích đáng trước sự say mê, rung
động đó. Đọc thơ là bước đầu đi vào tác phẩm là yêu cầu khá cao với mỗi giáo viên.
Đọc một tác phẩm thơ trữ tình đọc với tất cả tâm hồn của mình. Có như vậy ta mới hiểu
nỗi ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ đặc biệt, giàu hình ảnh, hàm súc,

tinh tế. Thâm nhập bài thơ là phải qua ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu của bài thơ để cảm
thông với tình cảm nhà thơ. Và nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc hồn nhiên,
trong sáng, dạt dào của nhà thơ. Thơ như cách nói của Lưu Trọng Lư đi vào lòng người
bằng bánh xe của tình cảm.
Để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thâm nhập tác phẩm nhiều lần. Đối
với học sinh phải đọc trước nhiều lần ở nhà. Phải làm sao khi học sinh tiếp xúc với văn
Trần Thị Lương

11


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
bản thơ trữ tình, thì điều đầu tiên là phải đọc đúng tinh thần của nó: thể hiện được tình
cảm của thi nhân. Thủ tướng Phạm Văn Đống đã nói: “Phải làm cho học sinh thấy được
trong bài văn này người ta nói như vậy, nội dung là như vậy nên có cách diễn tả như
vậy, và đó là cái hay phải thấy”. Như vậy, đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ ở nhà trước khi
tới lớp. Để tránh trường hợp học sinh không đọc bài ở nhà, khi kiểm tra bài cũ tôi yêu
cầu học sinh trả lời một số câu hỏi liên quan đến bài mới. Ví dụ: Em thấy bài thơ có gì
hay? Nội dung của bài thơ? …Sau đó, tôi sẽ cho điểm các em (7điểm bài cũ, 3 điểm bài
mới). Như vậy đòi hỏi học sinh phải đọc trước ở nhà mới trả lời được câu hỏi và chính
điều đó rèn luyện cho học sinh cách cảm thụ ban đầu khi chuẩn bị bài ở nhà. Tránh
trường hợp, tới giờ giảng mới đọc thì mức cảm thụ của học sinh không cao.
Trước khi giảng bài, tôi yêu cầu một học sinh nhận xét giọng điệu bài thơ, sau đó yêu
cầu học sinh thể hiện qua văn bản. Sau khi học sinh đọc xong, tôi nhận xét cách đọc của
học sinh, sau đó giáo viên đọc lại. Đọc thơ thể hiện được tâm trạng của nhân vật trữ tình
xem như thành công một nữa. Việc đọc truyền cảm ở mức ban đầu giúp cho việc truyền
đạt về nội dung và nghệ thuật bài thơ, nhất là khi bắt gặp những từ ngữ, những câu hay,
những đoạn thơ giàu nhạc điệu, những hình ảnh sâu sắc. Chẳng hạn trong bài “Vội
vàng” (Xuân Diệu), ở 4 câu thơ đầu nhịp thơ gấp, mạnh nhằm thể hiện một ước muốn

chiếm lĩnh thiên nhiên đất trời, muốn ngăn bước đi của tạo hóa. Những câu thơ tiếp theo
như những tiếng reo vui của Xuân Diệu đứng trước cảnh xuân, cảnh trời tràn sức sống,
thi nhân như ngấu nghiến lấy những hình ảnh đang độ xuân thì. Nhưng tới câu thơ “ Tôi
sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”, giọng điệu chững lại, như gãy đôi, thấm đượm
sự hụt hẫng, u buồn khi thi nhân cảm thức được sự ra đi của tuổi xuân và sự vĩnh hằng
của thiên nhiên đất trời. Bài “Tràng giang” giáo viên thể hiện làm sao cho nỗi buồn của
Huy Cận như lan tỏa ra từng câu chữ, từng hình ảnh. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” , tôi
mạnh dạn ngâm thơ cho học sinh nghe. Để có được điều đó, tôi đã phải tập luyện rất
nhiều lần tới khi tới lớp. Và một điều đặc biệt nữa là đối với mỗi bài thơ tôi đều thuộc
trước khi giảng bài cho các em. Điều đó giúp cho chúng ta khỏi lúng túng khi giảng bài
Trần Thị Lương

12


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
trên lớp. Đọc thơ chỉ có thể gọi thành công khi nó nâng tình cảm của cả giáo viên và học
sinh, giúp giáo viên sống lại với tác phẩm, tạo điều kiện cho bước phân tích, bình giá tác
phẩm.
3.3. Sử dụng thao tác so sánh trong bình giảng.
Để giúp học sinh tiếp thu thơ mới, trong khi giảng giáo viên sử dụng thao tác lập
luận so sánh, để giúp học sinh thấy được sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ. Ở đây tôi
chủ yếu minh họa qua 3 bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây
thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ: xã hội phong kiến không
chấp nhận những cái đề cao “cái tôi”, đề cao bản ngã cá nhân. Thơ mới ra đời mang theo
một “cái tôi” cá nhân, nhu cầu về giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã, tự do cá nhân.
 Vội vàng (Xuân Diệu)
Thiên nhiên trên mặt đất được tác giả cảm thụ bằng tất cả các giác quan tươi mới,

nhiệt tình, rộng mở trước cuộc đời. Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm
cho ngoại cảnh nhuốm cảm xúc con người. Điều này khá tiêu biểu trong “Vội vàng” của
Xuân Diệu.
* Điểm thứ nhất có sử dụng thao thác lập luận so sánh khi phân tích câu thơ:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Vẻ đẹp của của tháng giêng mơn mởn, non tơ vừa có màu sắc, có hương vị, có sức
hấp dẫn không thể cưỡng lại được như bờ môi của người thiếu nữ.
- So sánh với văn học trung đại: Trong thơ cũ, nguyên tắc ứng xử của con người với vũ
trụ là “thiên nhân nhất thể” con người an nhiên trong đại ngã mênh mông. Nguyên tắc
ứng xử giữa con người và con người là “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” con người
an lòng trong khuôn phép muôn đời không đổi khác. Và như một tất yếu, con người
không được phép nhìn nhận thế giới với con mắt riêng tư. Với nhà thơ xưa thiên nhiên
là trung tâm, là ngọn nguồn ban phát các phẩm chất của nó cho con người. Thiên nhiên

Trần Thị Lương

13


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
là mẫu mực để hình dung ngoại hình con người. Ví dụ, khi tả chân dung Thúy Vân,
Nguyễn Du viết:
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- So sánh trong cùng sáng tác của Xuân Diệu:
Xuân Diệu so sánh ngược lại:
…Lá liễu dài như một nét mi…
…Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ…

…Hơi gió thổi như ngực người yêu đến…
…Mây đa tình như thi sĩ đời xưa…
Thiên nhiên trong thơ mới thấm đẫm màu sắc chủ quan của tác giả. Nhà thơ phổ các
giác quan ấy vào sự vật, chủ quan hóa khách thể. Xuân Diệu nhìn thấy, nếm được
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, nhìn thấy “Màu thời gian đều rớm vị chia
phôi”, Xuân Diệu nghe được “Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Quan niệm mĩ
học ấy đã giúp Xuân Diệu sáng tạo nên một câu thơ vào loại tuyệt vời của nền thi ca
Việt Nam hiện đại: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
* Điểm thứ hai có thể sử dụng thao tác so sánh khi phân tích đoạn thơ:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Xuân Diệu ý thức được sự chảy trôi của thời gian và sự ngắn ngủi của kiếp người. Xuân
Diệu đã đem đến một sự ngậm ngùi thật mới mẻ ở sự phủ định “Nói làm chi rằng xuân
vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
- Các nhà thơ cổ như Lí Bạch, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ.. họ có nói tới thời
gian chảy trôi:
Trần Thị Lương

14


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Hồ Xuân Hương cũng từng than thở:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
(Tự tình II)
Lí Bạch từng thao thức:

Gương sáng lầu cao buồn tóc bạc
Sáng như tơ xanh, chiều thành tuyết.
Thời gian chảy trôi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Lần lần ngày gió đêm trăng
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua
Nhưng những “nước chảy” , “hoa trôi”, “bóng câu qua cửa sổ”…đó là sự cảm thụ mang
tính gián tiếp nặng về cách cảm nhận thế giới mang tính chất kinh nghiệm, nhẹ về cảm
giác. Nó dừng lại ở triết lí nhiều hơn, họ chỉ mới băn khoăn, chưa cảm nhận bằng cảm
giác cá nhân. Từ sự ý thức được giới hạn của tuổi trẻ, Xuân Diệu sống vội vàng, muốn
ngấu nghiến tất cả, nên thi nhân chạy đua từng giây từng phút với thời gian hiện tại:
muốn ôm, muốn riết, muốn thâu, muốn say. Tất cả những trạng thái trên đều diễn tả
trạng thái yêu đương được Xuân Diệu cực tả: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.
Rõ ràng, quan niệm sống hiện đại này không chỉ xa lạ với xã hội nông nghiệp cổ truyền
mà còn xa lạ với cả đời sống khắc kỉ phục lễ của Nho gia.
*Điểm thứ ba có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh trong bút pháp nghệ thuật của
bài thơ:
So với thơ ca truyền thống, số câu trong bài thơ không hạn định, chịu ảnh hưởng
của thơ phương Tây. Giữa các dòng thơ không còn bị ràng buộc về quan hệ đối, vần,
niêm, luật. Bài thơ đã phá vỡ những niêm luật chặt chẽ của thơ Đường luật: ví dụ lặp lại
từ “và” hoặc “này đây”, “ta muốn”:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Trần Thị Lương

15


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Này đây lá của cành tơ phơ phất;

…Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Biện pháp lặp từ “và” trong một câu thơ như trên, trong thơ trung đại đã được xem là vi
phạm quy tắc súc tích của ý thơ. Nhưng ở đây việc lặp chữ “và” trong một câu thơ đem
lại ấn tượng dài, vô tận những cảm xúc ham muốn vô bờ của thi nhân trước tạo vật đang
độ sung mãn của mùa xuân. Làm mất cảm giác đăng đối quá chặt chẽ của thơ truyền
thống. Công thức đề - thực – luận – kết không còn là bắt buộc.
 Tràng giang (Huy Cận):
* Điểm thứ nhất có thể sử dụng thao tác lập lập luận so sánh khi phân tích câu thơ:
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Hình ảnh thơ mới so với trong văn học trung đại. Trong văn học trung đại không chấp
nhận sự bình thường thi liệu không có giá trị thẩm mỹ. Ở đây, Huy Cận đã đưa cái bình
thường vào thơ. Hiện tượng đảo ngữ đã dồn trọng tâm sự thông báo vào từ “Củi”, nó gợi
cả một thân phận từ quá khứ, đến hiện tại, tương lai. Quá khứ là một cành cây xanh tươi,
giờ đây chỉ còn là cành củi khô bập bềnh trên sóng nước, tương lai không biết trôi về
đâu. Cành củi rất thu động, nó bị xô dạt. Đó chính là sự trôi nổi của kiếp người cũng
mỏng manh đơn độc không biết đi đâu về đâu.
- So sánh với câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Gác mái ngư ông về viễn phố
Câu thơ của Huy Cận mới hơn, nỗi buồn thấm thía hơn. Dù “gác mái” nhưng con thuyền
vẫn có bóng ngư ông, nghĩa là vẫn có con người. Con thuyền vẫn có bến xác định “viễn
phố” còn câu thơ của Huy Cận cành củi khô trôi vô định. Tạo nỗi buồn dư ba và thấm
thía của một con người không hướng đi, buồn ngay trên quê hương mình.
* Điểm thứ hai có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh khi phân tích khổ thơ cuối:
Một tâm hồn lạc loài đơn chiếc. Trong cảnh chiều xuống, nỗi cô đơn cứ dâng cao trước
vũ trụ vô cùng và hóa thành nỗi nhớ nhà thăm thẳm:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Trần Thị Lương

16



Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
- So sánh với bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ:
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
(Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa)
Hồn đường thi và ý vị cổ điển vang hưởng từ từng câu chữ của bài thơ cổ phong biến
thể và nhất là hiện rõ trong hai câu kết:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Như vậy, ý thơ đã gợi rõ nhất sâu nhất nỗi buồn của Huy Cận. Câu thơ gợi tới câu thơ
của Thôi Hiệu thuở xưa nhìn khói sóng mà nhớ quê hương:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
Câu thơ mang âm hưởng đường thi song ý thơ hiện đại. Chính cảm giác “dợn dợn”
này của chủ thể lãng mạn, chứ không phải nguyên nhân nào khác, đã làm nảy sinh tâm lí
“nhớ nhà”. Xưa Thôi Hiệu buồn vì cõi tiên mờ mịt, quê nhà cách xa. Khói sóng trên
sông gợi lên cảnh mờ mịt và sầu. Nay Huy Cận buồn trước không gian hoang vắng,
sóng gợn tràng giang, không một chút ấm áp của sự sống. Ông nhớ tới nhà, tới quê
hương một nguồn ấm áp của cuộc đời. Xưa Thôi Hiệu tìm viếng giấc mơ tiên, chỉ thấy
hư vô, lòng khát khao tìm về quê nhà thực tại. Nay Huy Cận một mình đối diện với
không gian hoang vắng vô tình, dợn lên nỗi khát khao quê nhà ấm áp. Một đàng nhấn
mạnh ý thức về đời thực, một đàng nhấn mạnh ý thức về tình người.

Trần Thị Lương

17


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
* Điểm thứ ba có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh: nỗi buồn của Huy Cận cùng
những thi sĩ trước đó và cùng thế hệ:
- Nỗi buồn trong thơ mới khác nỗi buồn của các thi nhân xưa. Xưa, buồn vì xa nhà,
buồn vì không thành đạt như Tú Xương, buồn vì thấy dân đau khổ mà bản thân không
làm được gì giúp đời(Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm…). Nỗi buồn trong thơ cổ
là nỗi buồn có nhân cách cao quý.
- Trong phong trào thơ mới, nỗi buồn một sắc thái chủ đạo của thơ mới. Cái tôi trong
thơ mới cô đơn, lạc lõng: Thế Lữ “một kẻ bộ hành ngơ ngác”, Lưu Trọng Lư một con
nai vàng ngơ ngác giữa rừng thu, Thâm Tâm ấp ủ giấc mộng của một người ly khách,
Xuân Diệu mê man với tình yêu say đắm giữa cuộc đời đầy thanh sắc và tự cho mình là
“Con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối”…Huy Cận tìm lại
nét đẹp xưa của quá khứ, hướng vào thế giới của vũ trụ trăng sao, của một một trí thức
yêu nước song không tìm ra lối đi đành cô đơn lạc loài ngay trên quê hương mình.
* Điểm thứ tư có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh qua bút pháp nghệ thuật của bài
thơ:
Bài thơ là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Bài thơ không chống
lại thơ Đường luật mà chỉ chống lại đối ngẫu trong thơ Đường luật:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Có lẽ chất thơ của sông nước đã nhập vào câu thơ thế này để phô bày vẻ đẹp của nó.
Câu thứ nhất tả sóng, câu thứ hai tả những dòng trôi, những luồng nước trên mặt sông.
Không gian vừa mở ra bề rộng, vừa vươn theo chiều dài. Đúng là có thấp thoáng âm
hưởng hai câu thơ cũng tả sông nước trong bài “Đăng cao” nổi tiếng của Đổ Phủ:

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
(Ngàn cây bát ngát, lá rụng xào xạc,
Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi)
Trần Thị Lương

18


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Cũng là đối xứng, nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi, còn Huy Cận đã cải biên, chỉ
dùng tương xứng. Cũng dùng những từ láy nguyên để gợi tả, trong khi tác giả “Đăng
cao” đặt giữa câu, thì tác giả “Tràng giang” lại đẩy xuống cuối câu. Nhờ thế hai từ láy
nguyên “điệp điệp”, “song song” tạo ra dư ba. Nghĩa là lời thơ đã ngừng mà ý hướng và
âm hưởng vẫn còn vang vọng như dội mãi vào vô biên. Dòng sông lớn mang trong lòng
một nỗi buồn lớn.
 Đây thôn Vĩ Dạ(Hàn Mặc Tử):
* Điểm thứ nhất có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh trong khổ thơ đầu:
Bức tranh xứ Huế với vẻ đẹp trinh nguyên vào buổi sáng mai, tràn đầy nhựa sống:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
- So sánh: Nhà thơ Bích Khê từng ca ngợi không ngớt cảnh thôn Vĩ:
Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn
Biếc xanh cành trúc không buồn mà say.
Còn với Hàn Mặc Tử, nơi thôn Vĩ Dạ đã từng in dấu của người thương, người để lại
trong lòng thi nhân nhiều đau buồn khắc khoải:
Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ.

- Hồng Nguyên đã rất tinh tế trong “Nhớ”:
Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau.
Nhưng hàng cau lung linh tràn đầy sức sống trong hừng đông thì chỉ có trong thơ Hàn
mặc Tử. Và e ấp dưới hàng cau và lá trúc là bóng giai nhân, nhà thơ đã mượn tứ thơ
trong dân gian để gợi vẻ đẹp kín đáo của người con gái rất Huế:
Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng áo em mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Trần Thị Lương

19


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.
* Điểm thứ hai có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh hai câu khổ ở khổ thơ thứ hai:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Từ ý thức được sự ngắn ngủi của cuộc đời, trước cái chết cận kề, nên thi nhân muốn chở
trăng về kịp tối nay, chứ không phải là một tối nào khác.
- Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không phải là một hiện tượng tự nhiên bình thường, mà
trăng còn là một người bạn tri kỉ, tri âm của nhà thơ trong những lúc buồn tủi nhất:
Cùng trăng sao bàng bạc xứ say mơ
Cùng tình em tha thiết như văn thơ
Ràng rịt mãi cho tới ngày tận thế.
(Mật đắng)
“Cái tôi” trong thơ cũ hướng đến đất trời để suy nghĩ, để băn khoăn, để giãi bày nỗi
buồn: Một tiếng chuông chùa vọng tới từ núi xa, trong đêm lạnh. Một thế giới đã được
gạn lọc, làm tinh khiết đến mức cao và rất gợi tâm trạng cô đơn. Hay cái khung cảnh

thiên nhiên bao quanh “cái tôi” nhà thơ đang suy nghĩ về đời, về thời thế, về cách ứng
xử với đời sao cho phù hợp để giữ mình:
“Cây lộng gió tây vẳng tiếng đàn
Dạt dào tình khách tiếng bi than
Sân đầy lá úa thu già nửa,
Mưa hắt đèn xanh khắc sắp tàn..”
(Nguyễn Trãi)
Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử không phải là thứ thiên nhiên vay mượn
theo bút pháp ước lệ, tập cổ. Các nhà thơ lãng mạn đã xóa bỏ những thứ thiên nhiên
giả tạo, công thức của thơ trung đại.

Trần Thị Lương

20


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
3.4. Đổi mới phương pháp tự học và kiểm tra:


Đổi mới phương pháp tự học và đánh giá: Giáo viên không thể

dạy tốt, nếu học trò lười học và coi thường môn văn. Môn ngữ văn nó dạy cho con
người ta trở thành con người, có văn hóa đích thực và có nhân cách. Thực trạng học
sinh hiện nay, nhìn chung lỗi diến đạt còn kém, viết sai lỗi chính tả, câu viết lủng
củng, kiến thức không nắm vững dẫn tới khi viết bài các em thường “lấy râu ông này
chắp cằm bà kia”.
Trước những vấn đề đó, tôi mạnh dạn đổi mới phương pháp tự học của các em, sau
một thời gian thực hiện, tôi thấy các em có sự tiến bộ rất là rõ.

Thời gian của một tiết giảng văn trên lớp quá ngắn mà trong một tiết đó có quá
nhiều vấn đề để nói: giáo viên phải đảm bảo kiến thức chuẩn và trên chuẩn cho các
em, chưa kể giáo dục môi trường, giaó dục tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh qua tác phẩm văn học. Để đạt được yêu cầu đó quả thực đối với
mỗi giáo viên ngữ văn là quá khó. Vậy đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị bài trước khi ở
nhà là rất cần thiết.
Tôi yêu cầu học sinh khi chuẩn bị bài ở nhà như sau: Đối với văn bản tự sự, tôi
yêu cầu HS về đọc kĩ văn bản, tóm tắt nội dung vào vở soạn. Đối với văn bản thơ trữ
tình, tôi yêu cầu HS về đọc kĩ văn bản, nắm nội dung của văn bản đó, GV đưa ra một
số câu hỏi định hướng cho HS. Tôi không yêu cầu HS phải soạn các câu hỏi trong
phần hướng dẫn học bài của SGK. Tránh trường hợp HS về lười đọc văn bản mà đối
phó bằng cách chép ở sách tham khảo vào vở soạn.
Tới tiết dạy bài mới, GV sẽ kiểm tra bài cũ (7 điểm bài cũ, 3 điểm bài mới).
Ví dụ: Câu hỏi bài cũ: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài
thơ “Vội vàng”?
Câu hỏi bài mới : Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tràng giang”(Huy Cận)? Em có cảm
nhận gì về giọng điệu, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Trần Thị Lương

21


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Vậy, câu hỏi dành cho bài mới như vậy đòi hỏi HS đọc kĩ và có bước cảm
nhận ban đầu về bài thơ sắp học.
Sau khi giảng bài xong GV yêu cầu học sinh dựa trên những vấn đề đã học
trong tiết học đó về nhà phân tích văn bản dưới hình thức một bài làm văn 45 phút.
Qua một thời gian, bản thân tôi nhận thấy lối diễn đạt của học sinh khá lên rất rõ. Và

trong mỗi tiết dạy học sinh rất thoải mái và có hứng thú học bài.


Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh:

Bài viết về nhà: phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, hạn chế tối đa việc sao
chép các tài liệu tham khảo có sẵn. Một trong những biện pháp hạn chế việc sao chép
mẫu của học sinh là yêu cầu các em lập dàn ý trước khi viết bài, khi nộp bài đồng
thời với nộp dàn ý sẽ tập cho học sinh có thói quen tìm tòi, xây dựng hệ thống lập
luận của riêng mình và hạn chế sự trùng lặp ý tưởng, lời văn rập khuôn theo tài liệu
có sẵn.
Ví dụ: Có hai ý kiến khác nhau đưa ra để tranh luận về bài “Vội vàng” của Xuân
Diệu:
- Bài thơ thể hiện một quan niệm sống tích cực, khẳng định cái tôi khát khao dâng
hiến.
- Bài thơ chỉ là sự cổ động cho lối sống gấp tiêu cực, vị kỉ và hưởng lạc. Anh/ chị tán
thành với quan điểm nào?
Ra đề kiểu như vậy đòi hỏi học sinh phải tư duy, lập luận, tránh trường hợp chép tài liệu
có sẵn.
4. Kết quả thực hiện
Trong quá trình giảng dạy chương trình lớp 11, năm 2010 -2011, tôi đã thực
hiện vận dụng các giải pháp trên nhằm giúp các em học tốt môn Ngữ văn nói chung
và tiếp nhận thơ mới dễ dàng hơn.
Sau khi học xong chương trình thơ mới, giáo viên tổ chức kiểm tra đánh giá
chất lượng qua 1 bài kiểm tra 30 phút ở lớp 11B1 và 11B3, năm học 2010 – 2011.
Trần Thị Lương

22



Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
Đề bài: Một số dấu hiệu để phân biệt thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 - 1945) với
thơ cũ trước đó.
Kết quả:
Kết quả
TSHS

Lớp

TS bài trên
Giỏi

TB

Khá

TB

TS

%

TS bài dưới TB
Yếu

Kém

TS


%

Lớp 11B1

45 40

2

4

20

26

65

14

0

14

35

Lớp 11B3

45 37

2


3

26

31

83,8

6

0

6

16,2

5. Đề xuất, kiến nghị
Sở GD Đào tạo nên nghiên cứu sâu thêm về chun đề thơ mới để giúp học
sinh tiếp cận dễ dàng mảng thơ mới lãng mạn (1932 - 1945), nhằm giúp giáo viên chọn
và ứng dụng, để nâng cao chất lượng dạy và học văn hiện nay.
Có thể tập hợp một số băng đĩa giọng đọc thơ của các nghệ sĩ để giáo viên tham
khảo, đọc cho học sinh nghe. Nhằm tạo cảm xúc trong mỗi bài thơ là một vấn đề rất
quan trọng để học sinh dễ tiếp thu văn bản đồng thời u thích bộ mơn Ngữ văn.
C. KẾT LUẬN
Qua thử nghiệm, việc vận dụng một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới ở
chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi nhận thấy các em có tiến bộ trong cách cảm thụ qua
bài làm của mình. Và mỗi giờ giảng văn về thơ trữ tình các em rất có hứng thú học bài.
Điều đó chứng tỏ rằng để học sinh có kó năng cảm thụ thơ mới đòi hỏi người giáo
viên cần có những biện pháp phù hợp với thực tế học sinh của mình, đồng thời bản
thân học sinh phải tự học một cách kiên trì, phải có vốn sống nhất đònh mới mong có

một kết quả tốt nhất trong bài làm văn của mình.
Trần Thị Lương

23


Mt s gii phỏp giỳp hc sinh tip cn th mi trong chng trỡnh Ng vn
lp 11 c bn
Hỡnh tng vn hc mang hi th ca cuc sng ngi dy vn hc phi cú
hi th y, v bng hi th y m nuụi dng cho tõm hn lp tr ngy thờm kho
khon, cng cỏp. Lm c iu ny, nhng ngi dy vn chỳng ta ó gúp phn
úng gúp xng ỏng l nhng k s tõm hn.
õy l nhng vic lm v nhng kinh nghim bc u. Trong quỏ trỡnh
thc hin, tụi c gng tỡm tũi i mi th nghim trong th tr tỡnh. Tuy nhiờn vi
bn thõn cha tht cú kinh nghim ging dy, chc chn cũn cú nhiu thiu sút. Rt
mong cú s gúp ý b sung rng rói ca ng nghip.

Ngửụứi thửùc hieọn:

Trn Th Lng

Trn Th Lng

24


Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 cơ bản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Ngữ văn 11/2, Nxb Giáo dục, 1997.

2. Văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Giáo dục, 2004.
3. Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa – Trần Nho Thìn, Nxb
Giáo dục, 2008.
4. Tuyển tập mười năm tạp chí văn học và tuổi trẻ - Nhiều tác giả, Nxb Giáo
dục, 2004.
5. Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh – Hoài Chân, Nxb Văn học, 2005.

Trần Thị Lương

25


×