Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 206 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài có các mục tiêu chủ yếu là: ...................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu ................................ 5
6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 5
6.2. Giá trị thực tiễn .................................................................................................... 5
7. Những kết quả đạt đƣợc, những điểm mới của luận án .......................................... 5
8. Kết cấu nội dung của luận án .................................................................................. 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ...................................................................................................................... ..7
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................................ 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................... 9
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ...................................................................................................................... 15
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ................................................................. 15
2.1.1. Kinh tế học bền vững - cơ sở khoa học, phƣơng pháp luận khoa học của
nghiên cứu phát triển bền vững ................................................................................. 15
2.1.2. Phát triển bền vững và nội hàm phát triển bền vững ...................................... 18
2.1.2.1. Phát triển bền vững ......................................................................................18
2.1.2.2. Nội hàm của phát triển bền vững .................................................................19
2.1.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (LHQ) ................... 22
2.1.4. Các tiêu chí phát triển bền vững [24] .............................................................. 23
2.1.5. Phƣơng pháp tiếp cận thể chế hoá phát triển bền vững một số nƣớc trên thế
giới và ở Việt Nam .................................................................................................... 23
2.1.6. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. ..................................... 25


2.2. Tình hình thực hiện phát triển bền vững trên thế giới và bài học tham khảo cho
Việt Nam ................................................................................................................... 26
2.2.1. Tiến trình thực hiện phát triển bền vững của thế giới ..................................... 26
2.2.2. Chƣơng trình Nghị sự 21 của thế giới ............................................................. 26


2.2.3.Thế giới thực hiện phát triển bền vững trong thế kỷ 21 ................................... 27
2.2.4.Tình hình và kinh nghiệm thực hiện phát triển bền vững của các nƣớc .......... 27
2.4.1. Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững của Nhật
Bản ............................................................................................................................27
2.2.4.2. Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc PTBV của Trung Quốc .........30
2.2.4.3. Kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của một số nƣớc. ..32
2.2.5. Bài học kinh nghiệm về thực hiện phát triển bền vững tham khảo cho Việt
Nam và ngành công nghiệp Than Việt Nam ............................................................. 33
2.3. Tình hình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam ........................................ 34
2.3.1. Quá trình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam ..................................... 34
2.3.1.1.Một số mốc thời gian chính: .........................................................................34
2.3.1.2. Những cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển
kinh tế-xã hội............................................................................................................35
2.3.1.3.Thành lập Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia của Việt Nam...............35
2.3.1.4. Thành lập Văn phòng phát triển bền vững ...................................................36
2.3.2 Mục tiêu và những nguyên tắc chính của phát triển bền vững ........................ 36
2.3.2.1.Mục tiêu tổng quát ........................................................................................36
2.3.2.2. Những nguyên tắc chính ..............................................................................37
2.3.3. Nội dung và những lĩnh vực ƣu tiên trong phát triển bền vững ...................... 37
2.3.3.1. Về phát triển kinh tế .....................................................................................37
2.3.3.2. Về phát triển xã hội ......................................................................................38
2.3.3.3.Về khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng ............................................38
2.3.4. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững Việt Nam ...................................................... 39
2.3.5. Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 .................... 40

2.3.5.1. Quan điểm ....................................................................................................40
2.3.5.2. Mục tiêu .......................................................................................................40
2.3.5.3. Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020 ...............................................................................................................41
2.4. Phát triển bền vững ngành năng lƣợng Việt Nam .............................................. 41
2.4.1. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững năng lƣợng .................................................... 41
2.4.1.1.Mục đích xây dựng........................................................................................41
2.4.1.2. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững năng lƣợng (ISED) : ..................................42
2.4.2. Chiến lƣợc phát triển ngành năng lƣợng Việt Nam theo hƣớng bền vững ..... 44
2.4.2.1.Định hƣơng phát triển ..................................................................................44
2.4.2.2. Những hoạt động ƣu tiên phát triển bền vững năng lƣợng ..........................49


2.5. Phƣơng pháp luận xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp
Than Việt Nam . ........................................................................................................ 49
2.5.1. Nguyên tắc chung xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV .............................................. 49
2.5.2. Phƣơng pháp xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững ................................ 51
2.5.2.1. Phân loại .......................................................................................................51
2.5.2.2.Phƣơng pháp xây dựng bộ chỉ tiêu ................................................................52
2.5.3. Các phƣơng pháp đánh giá lựa chọn bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành
công nghiệp Than Việt Nam ..................................................................................... 52
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ BỘ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN VIỆT NAM ............................. 55
3.1. Đặc điểm ngành công nghiệp Than Việt Nam xét theo quan điểm phát triển bền
vững ........................................................................................................................... 55
3.2. Xây dựng nội dung PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam ........................ 57
3.2.1. Quan điểm và khái niệm PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam ............. 57
3.2.1.1. Quan điểm ....................................................................................................57
3.2.1.2. Khái niệm ....................................................................................................58
3.2.2. Nội dung PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam ..................................... 58

3.2.2.1. Những căn cứ xây dựng nội dung ..............................................................58
3.2.2.2. Yêu cầu và tiêu chí PTBV ...........................................................................58
3.2.2.3. Nội dung phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam .............59
3.2.2.4. Các nguồn lực thực hiện PTBV ngành công nghiệp Than ..........................62
3.3. Đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam ......................... 63
3.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp than . 63
3.3.1.1. Phƣơng pháp phân tích mô hình Áp lực - Trạng thái - Ứng phó ................64
3.3.1.2. Xây dựng lƣu đồ DSR (Động lực - Trạng thái - Ứng phó) ..........................67
3.3.1.3. Phƣơng pháp lựa chọn bộ chỉ tiêu ...............................................................71
3.3.2. Bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam .................................. 72
3.3.2.1. Các chỉ tiêu về PTBV Kinh tế (Sản xuất kinh doanh) .................................72
3.3.2.2. Các chỉ tiêu PTBV xã hội ...........................................................................79
3.3.2.3. Các chỉ tiêu PTBV về môi trƣờng ................................................................83
3.3.3. So sánh, mối liên hệ giữa các Bộ chỉ tiêu PTBV ............................................ 86
3.3.3.1. So sánh, mối liên hệ giữa bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than với bộ
chỉ tiêu PTBV Quốc gia và Bộ chỉ tiêu giám sát giai đoạn 2011-2020 ....................86
3.3.3.2. So sánh, mối liên hệ giữa bộ chỉ tiêu ngành công nghiệp Than với bộ chỉ
tiêu PTBV năng lƣợng ..............................................................................................87


3.3.4. Đánh giá bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than bằng phƣơng pháp
chuyên gia, phƣơng pháp định tính và định lƣợng ................................................... 87
3.3.4.1. Phƣơng pháp luận xin ý kiến chuyên giá đánh giá bộ chỉ tiêu ....................88
3.3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng .......................................89
3.4. Tổ chức tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu PTBV ngành công
nghiệp Than Việt Nam .............................................................................................. 94
3.4.1. Đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu ............................................ 94
3.4.2. Đầu mối đánh giá tổng quát kết quả thực hiện .............................................. 94
3.4.3. Nguyên tắc chung đánh giá tổng quát kết quả thực hiện PTBV ..................... 95
3.4.3.1. Xác định kỳ đánh giá thực hiện PTBV bằng phƣơng pháp chuyên gia .......95

3.4.3.2. Đánh giác mức độ thực hiện PTBV theo cấp độ (chuẩn đánh giá) ..............97
3.5. Lộ trình và giải pháp tổ chức thực hiện chỉ tiêu PTBV ..................................... 99
3.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê giám sát ....................................................... 100
3.6.1. Xây dựng hệ thống thông tin thống kê giám sát ........................................... 100
3.6.2. Tổ chức quản lý hệ thống thông tin .............................................................. 102
3.6.3. Biện pháp thực hiện ...................................................................................... 102
CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP THAN VIỆT NAM TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………....105
4.1. Tổng quan chung quá trình phát triển ngành công nghiệp Than ..................... 105
4.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam trên quan
điểm phát triển bền vững ......................................................................................... 107
4.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh .................................................... 108
4.2.2. Thực trạng về phát triển xã hội ..................................................................... 119
4.2.2.1. Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trƣởng lao động hàng năm ..........................................119
4.2.2.2. Chỉ tiêu Tỷ lệ lao động nữ ..........................................................................119
4.2.2.3. Chỉ tiêu Tỷ lệ giảm tai nạn lao động ..........................................................121
4.2.2.4. Chỉ tiêu giảm tỷ lệ lao động làm việc trong môi trƣờng độc hại, nguy hiểm ..
4.2.3. Thực trạng về môi trƣờng ............................................................................. 123
4.2.4. Các nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến thực hiện PTBV của ngành công
nghiệp than .............................................................................................................. 126
4.2.4.1. Chính sách khoáng sản ...............................................................................126
4.2.4. 2. Công tác lập, thực hiện chiến lƣợc và quy hoạch phát triển. ....................132
4.2.4.3. Công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến và sử dụng than lạc hậu. ........133
4.3. Định hƣớng phát triển bền vững ngành công nghiệp Than ............................. 134


4.3.1. Quan điểm, nguyên tắc .................................................................................. 134
4.3.1.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................134
4.3.1.2. Các nguyên tắc và phƣơng châm phát triển ...............................................135

4.3.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................ 136
4.3.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................136
4.3.2.2. Các mục tiêu cụ thể ....................................................................................136
4.3.3. Đề xuất một số định hƣớng phát triển ........................................................... 139
4.3.3.1. Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh than .......................................139
4.3.3.2. Định hƣớng phát triển các ngành nghề trên nền sản xuất than ..................144
4.3.3.3. Định hƣớng phát triển các sản phẩm thay thế than ....................................144
4.3.3.4. Các giải pháp thực hiện ..............................................................................145
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………...147
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 147
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... ..1
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................ ..6
PHỤ LỤC ................................................................................................................ ..7
PHỤ LỤC 1 : BỘ CHỈ TIÊU PTBV CỦA ỦY BAN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LHQ (UNCSD) ........................................................................................................... 7
PHỤ LỤC 2. BỘ CHỈ TIÊU PTBV QUỐC GIA VIỆT NAM (AGENDA 21-VN)10
PHỤ LỤC 3. CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 ......................................................... 12
PHỤ LỤC 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN –
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .................................................................................... 14
PHỤ LỤC 5 : ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC CHỈ TIÊU TRONG BỘ CHỈ
TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN VIỆT NAM 17
PHỤ LỤC 6: PHIẾU KHẢO SÁT / SURVEY XÂY DỰNG NỘI DUNG, BỘ CHỈ
TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN VIỆT NAM37
PHỤ LỤC 7: BỘ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂNG LƢỢNG (ISED)
.................................................................................................................................. 44


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
GDP
CSR

TIẾNG VIỆT
Tổng sản phẩm quốc nội
Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp

TIẾNG ANH
Gross Domestic Product
Corporate Social Responsibility

GO

Giá trị sản xuất công nghiệp

Gross Output

VA

Giá trị gia tăng

Value Added

PTBV

Phát triển bền vững

Sustainable development


Phát triển bền vững công

Ecologically Sustainable

nghiệp

Industrial Development

Hội đồng thế giới về môi

World Commission on

trƣờng &PT

Environment& Development

PTBVCN

WCED

MPI

UNEP

UNDP

DANIDA

SIDA


IUCN

UNIDO

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Ministry of Planning &
Investment

Chƣơng trình Môi trƣờng

United Nations Environment

Liên Hợp Quốc

Program

Chƣơng trình phát triển Liên

United Nations Development

Hợp Quốc

Programme

Cơ quan phát triển quốc tế

Danish International


Đan Mạch

Development Authority

Cơ quan phát triển quốc tế

Swedish International

Thuỵ Điển

Development Authority

Liên minh quốc tế bảo tồn

International Union for

thiên nhiên

Conservation Nature

Tổ chức Phát triển Công
nghiệp của Liên Hợp Quốc

United Nation Industrial
Development Organization


VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT


TIẾNG ANH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Industrialization, Modernization

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

Environment Protection

KCN

Khu công nghiệp

Industrial Zone

CCN

Cụm công nghiệp

Industrial Clusters

TDMN

Trung du miền núi

Midlands & Mountainous


Báo cáo đánh giá tác động

Report on Environmental Impact

môi trƣờng (ĐTM)

Assessment (EIA)

Áp lực - trạng thái - ứng phó

Prersure-State-Respone

CNH,
HĐH

ĐTM
PSR
DSR

OECD
NLM
WEC
IEA
IAEA

LHQ

Động lực - trạng thái - ứng
phó


Driving force-State-Respone

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Organization for Economic

Kinh tế

Co-operation and Development

Năng lƣợng mới

New Energy (NE)

Hội đồng Năng lƣợng Thế
giới

World Energy Council

Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế

International Energy Agency

Cơ quan Năng lƣợng nguyên

International Atomic Energy

tử Quốc tế


Agency

Liên Hợp Quốc

United Nations (UN)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2. 1. Các thách thức về môi trƣờng, văn hóa-xã hội cho sự phát triển……20
Bảng 2. 2. Sự khác biệt giữa phát triển đến phát triển bền vững ........................... ..20
Bảng 3. 1 Mô hình áp lực- trạng thái- ứng phó (PSR) ngành công nghiệp Than Việt
Nam (Prersure-State-Respone)............................................................................... ..65
Bảng 3. 2. Tổng hợp Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt
Nam ........................................................................................................................ ..90
Bảng 4. 1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV………………….106
Bảng 4. 2. Tình hình biến động trữ lƣợng, tài nguyên than từ 2002 – 2014 ….... 108
Bảng 4. 3. Tình hình tổn thất than của TKV giai đoạn 2002 -2013 ....................... 111
Bảng 4. 4. Tình hình khai thác than giai đoạn 2006  2013 .................................. 112
Bảng 4. 5. Sản lƣợng than tiêu thụ của TKV từ 2006-2013 (triệu tấn) ................. 113
Bảng 4. 6. Nộp ngân sách nhà nƣớc trên 1 tấn than (đ/tấn) ................................... 115
Bảng 4.7. Doanh thu và cơ cấu doanh thu của Tập đoàn TKV ............................. 117
Bảng 4.8. Sản lƣợng điện theo các nguồn năng lƣợng của Việt Nam
từ 2005-2013 .......................................................................................................... 118
Bảng 4.9. Tình hình lao động của Tập đoàn TKV từ 2006 – 2013........................ 119
Bảng 4.10. Tình hình tai nạn lao động từ 2001 – 2013 của Tập đoàn TKV .......... 122
Bảng 4.11. Giá thành, giá bán than bình quân từ 2001-2013 của Tập đoàn TKV . 132
Bảng 4. 12. Sản lƣợng than thƣơng phẩm

......................................................... 137



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 2. 1. Ba trụ cột phát triển bền vững …….. ..................................................... 21
Hình 2. 2. Mối tƣơng quan năng lƣợng tác động thúc đẩy PTBV ........................... 42
Hình 2. 3.Cấu trúc bộ chỉ tiêu PTBV năng lƣợng (ISED) ....................................... 43
Hình 2.4. Sơ đồ lôgíc xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than VN ... 50
Hình 3. 1. Sơ đồ PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam ................................. 58
Hình 3. 2. Lƣu đồ tƣơng tác DSR trong lĩnh vực Kinh tế (SXKD ) PTBV ngành
công nghiệp Than ..................................................................................................... 68
Hình 3. 3. Lƣu đồ tƣơng tác DSR trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trƣờng
PTBV ngành công nghiệp Than……………………………………………………69
Hình 4. 1. Quảng Ninh nỗ lực tìm giải pháp để phát triển cân bằng giữa 2 ngành
kinh tế quan trọng là du lịch và khai thác than…………………………………134
Hình 4. 2. Cung cầu than ở Việt Nam……………………………………………137
Hình 4. 3. Đổi mới và hiện đại hoá khai thác than hầm lò……………………..142


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trƣờng đang từng bƣớc phải đồng hành cùng nhau và trở thành một nhu cầu cấp
thiết không thể thiếu đƣợc trong sản xuất, đời sống xã hội loài ngƣời. Đó chính là
cốt lõi của sự phát triển bền vững.
Với những lý do trên, phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu trong tiến
trình phát triển của xã hội loài ngƣời, là một lựa chọn mang tính chiến lƣợc và hợp
quy luật mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm.
Để đi đến thực hiện phát triển bền vững, cộng đồng thế giới đã tổ chức nhiều
hội nghị, kể cả các hội nghị thƣợng đỉnh để bàn luận về vấn đề này. Đầu tiên là Hội
nghị quốc tế về môi trƣờng và con ngƣời năm 1972 tại Stockholm (Thụy Điển), tiếp
đó là Hội nghị thƣợng đỉnh trái đất về môi trƣờng và phát triển tại Rio de Janero

(Brazin) năm 1992 và gần đây là Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền
vững tại Johanesburg (Nam Phi) năm 2002 và nhiều hội nghị khác. Tại các hội nghị
này, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trƣờng cùng với các nhà chính trị đã
thống nhất quan điểm về phát triển bền vững, đó là: phát triển bền vững về kinh tế,
phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trƣờng, coi đó là trách
nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại.
Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo
trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế và đƣợc khẳng định trong các Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X và XI, trong đó Nghị quyết Đại hội XI
đã chỉ rõ: “Phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú
trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trƣởng kinh tế phải
kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng
chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với
bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với
nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội”. Trong
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã khẳng định “Phát
triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của chiến lƣợc”.
Để triển khai các chỉ thị, nghị quyết, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc, đồng thời thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, ngày 17-8-2004,
Chính phủ đã ra Quyết định số 153/QĐ-TTg ban hành “Ðịnh hướng Chiến lược
1


phát triển bền vững ở Việt Nam”; tiếp theo là Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày
12/4/2012 ban hành “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020” và Quyết định số 1393/QĐ -TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt “Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2050”.
Thực hiện chiến lƣợc của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phƣơng, trong đó có

Bộ Công Thƣơng đã xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững ngành công nghiệp
Việt Nam, xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững ngành năng lƣợng Việt Nam và
các phân ngành năng lƣợng nhƣ dầu khí, điện và công nghiệp Than. Trên cơ sở đó,
nhiều doanh nghiệp trong ngành và các lĩnh vực đang từng bƣớc nghiên cứu xây
dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh theo hƣớng bền vững và tăng trƣởng
xanh.
Ngay từ sau hòa bình lập lại (năm 1954), ngành công nghiệp Than Việt Nam
đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nƣớc ta, cung cấp
nguyên liệu, nhiên liệu cơ bản phục vụ sản xuất và đời sống, tạo ra nhiều việc làm
và đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nƣớc.
Hiện nay, ngành công nghiệp Than Việt Nam khai thác mỗi năm khoảng 45
triệu tấn than thƣơng phẩm, cung cấp cho nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu thu
ngoại tệ, góp phần giảm nhập siêu, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc hàng chục
ngàn tỷ đồng và góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng.
Bên cạnh những lợi ích to lớn là đáp ứng nhu cầu than cho phát triển kinh tế
đất nƣớc, đảm bảo an ninh năng lƣợng Quốc gia, thì việc khai thác, chế biến, sử
dụng than cũng gây nhiều tác động xấu tới môi trƣờng, sinh thái và để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng đến môi trƣờng và xã hội. Chẳng hạn, hiện nay toàn ngành than
hàng năm đào bình quân gần 300 km đƣờng lò, bóc và đổ thải khoảng 200 triệu m3
đất đá trên diện tích hàng trăm héc ta, sử dụng hàng trăm ngàn mét khối gỗ, hàng
chục ngàn tấn thuốc nổ và nhiên liệu, vật liệu các loại. Hàng năm khai thác gần 50
triệu tấn than các loại sẽ dẫn đến thực tại là tài nguyên than dần cạn kiệt (Than là
loại khoáng sản hóa thạch, không tái tạo). Do vậy, vấn đề phát triển ngành công
nghiệp Than theo hƣớng bền vững luôn đƣợc các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các
nhà hoạch định chính sách đặt ra, bao gồm: Vấn đề khai thác, chế biến và sử dụng
hợp lý, tiết kiệm hiệu quả; vấn đề xử lý ô nhiễm môi trƣờng, hoàn nguyên, hoàn thổ
do khai thác và chế biến; vấn đề giải quyết việc làm và thực hiện trách nhiệm xã hội
tại địa bàn vùng than nhƣ thế nào? v.v.
Thời gian tới, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Việt Nam phải nhập

khẩu than và năng lƣợng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
2


Từ những lý do nêu trên cho thấy phát triển bền vững ngành công nghiệp Than
Việt Nam là đòi hỏi hết sức quan trọng và cấp thiết. Vì thế Nghiên cứu sinh lựa
chọn vấn đề “Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam”
làm đề tài luận án tiến sỹ của mình, mong muốn góp phần hiện thực hóa chủ trƣơng
và chiến lƣợc phát triển bền vững của Đảng và Nhà nƣớc vào ngành công nghiệp
Than, nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, phát triển kinh tế, xã
hội và môi trƣờng của đất nƣớc một cách bền vững.

2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài có các mục tiêu và mục đích chủ yếu là:
 Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến
phát triển ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm PTBV.
 Xây dựng nội dung PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam.
 Đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam
có căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở để xây dựng chiến lƣợc, giám sát và đánh
giá sự phát triển của ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm PTBV.
 Khuyến nghị một số nội dung về định hƣớng phát triển bền vững ngành
công nghiệp Than Việt Nam trong giai đoạn 2015 đến 2025.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển bền vững ngành công nghiệp Than.
Khách thể nghiên cứu: Ngành công nghiệp Than Việt Nam
Đối tƣợng khảo sát: Một số Công ty, Tổng công ty sản xuất than thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị ngoài Tập
đoàn TKV.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu phát triển bền vững ngành công
nghiệp Than Việt Nam
 Về mặt thời gian: Phần thực trạng, luận án sẽ nghiên cứu toàn bộ thời kỳ từ
khi có sự hình thành của Tổng Công ty Than Việt Nam (TVN ) năm 1994 đến hết
năm 2014. Phần đề xuất định hƣớng và giải pháp lấy mốc thời gian từ 2015 đến
năm 2025 .

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên luận án cần nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ
sau:
3


1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bền vững
của trong và ngoài nƣớc nói chung, nhất là trong ngành năng lƣợng, ngành công
nghiệp Than và rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam cũng nhƣ
ngành công nghiệp Than nƣớc ta.
2) Xây dựng nội dung và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp
Than phù hợp với điều kiện thực tế của ngành công nghiệp Than Việt Nam trên cơ
sở phân tích mô hình PSR và lƣu đồ DSR .
3) Đề xuất kiến nghị xây dựng hệ thống thông tin thống kê phục vụ giám sát
và đánh giá kết quả thực hiện phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt
Nam.
4) Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm
phát triển bền vững, từ đó khuyến nghị định hƣớng một số nội dung phát triển bền
vững ngành công nghiệp Than Việt Nam giai đoạn 2015-2020.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đã vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của duy vật lịch sử

làm phƣơng pháp luận chung. Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và kinh
nghiệm thực tiễn trong và ngoài nƣớc; Luận án coi trọng việc điều tra tổng kết thực
tiễn, từ đó khái quát hóa, nêu lên những đề xuất, kiến nghị một số nội dung định
hƣớng phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam .
Nội dung nghiên cứu đƣợc giải quyết theo trình tự: Nghiên cứu lý thuyết và
kinh nghiệm thực tiễn về PTBV; Phân tích thống kê đặc điểm và thực trạng phát
triển của ngành công nghiệp Than, trên cơ sở đó xây dựng phƣơng pháp tiếp cận là
mô hình PSR và lƣu đồ DSR của ngành công nghiệp Than để xây dựng nội dung và
bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than. Nội dung và bộ chỉ tiêu PTBV của
ngành công nghiệp Than đƣợc tham chiếu với nội dung và bộ chỉ tiêu PTBV của
Quốc gia và bộ chỉ tiêu PTBVcủa ngành năng lƣợng.
Sử dụng các phƣơng pháp chuyên môn khoa học gồm: Phƣơng pháp tiếp cận
hệ thống, phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp; phƣơng pháp chuyên
gia đánh giá độ tin cậy của các chỉ tiêu, v.v... để thực hiện các nội dung nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài luận án.
Bằng phƣơng pháp chuyên gia, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu PTBV và các nhà quản lý ngành công nghiệp
Than. Tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến, đồng thời sử dụng phƣơng pháp đánh
giá định tính và định lƣợng (sử dụng phần mềm SPSS 16.0), phƣơng pháp Delphi
để xác định và lựa chọn chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than
Việt Nam. [phụ lục 5 trang 16 phần phụ lục]
4


Nói chung, các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng là phù hợp, đảm bảo tính
khách quan, trung thực và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú

thêm cơ sở lý luận phát triển bền vững; vận dụng và cụ thể hóa lý thuyết và kinh
nghiệm PTBV vào xây dựng nội dung PTBV và xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành
công nghiệp Than Việt Nam.
Vận dụng phƣơng pháp luận xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV nói chung, để xây
dựng các luận cứ, cơ sở khoa học về xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp
Than Việt Nam nói riêng, với cấu trúc mỗi chỉ tiêu gồm: Khái niệm, công thức tính,
phƣơng pháp tính, kỳ tính toán, đánh giá, ý nghĩa, chú ý. Đánh giá thực trạng phát
triển ngành công nghiệp Than trên quan điểm PTBV, từ đó đề xuất một số nội dung
định hƣớng PTBV của ngành công nghiệp Than giai đoạn 2015-2020.

6.2. Giá trị thực tiễn
Kết quả đạt đƣợc của đề tài có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc
hoạch định chính sách phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững ngành
công nghiệp Than nói riêng, nhất là Bộ Công Thƣơng, Bộ TN&MT, Bộ KH &CN,
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp ngành
công nghiệp Than.
Ngoài ra, có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy,
học tập ở các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học về PTBV nói chung và PTBV
ngành công nghiệp Than nói riêng.

7. Những kết quả đạt đƣợc, những điểm mới của luận án
Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển
bền vững trong và ngoài nƣớc, làm cơ sở áp dụng một cách phù hợp vào nghiên cứu
phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Hai là: Xây dựng nội dung phát triển bền vững cho ngành công nghiệp Than
Việt Nam một cách tổng hợp trên 3 lĩnh vực là 3 trụ cột của PTBV:
(1) Phát triển bền vững Kinh tế: Đối với ngành công nghiệp Than có thể coi
đó là PTBV sản xuất kinh doanh với nội hàm: Phát triển SXKD than; Phát triển lan
tỏa trên nền sản xuất than và phát triển các sản phẩm thay thế than;
(2) Phát triển bền vững Xã hội: Đối với ngành công nghiệp Than đó là sự

PTBV nguồn nhân lực; phát triển hài hòa và thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng
5


đồng trên địa bàn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
(3) Phát triển bền vững Môi trƣờng: Đối với ngành công nghiệp Than đó là sự
giảm thiểu các tác động và ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực mỏ và trên địa bàn
xung quanh, tái chế chất thải và tận thu tối đa tài nguyên trong quá trình khai thác
theo hƣớng sản xuất sạch hơn và tăng trƣởng xanh.
Ba trụ cột PTBV của ngành công nghiệp Than phù hợp với nội dung PTBV
Quốc gia Việt Nam và chiến lƣợc PTBV giai đoạn 2011-2020 của đất nƣớc.
Ba là: Xây dựng đƣợc các luận cứ khoa học, cách tiếp cận, phƣơng pháp lựa
chọn bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam gồm: 19
chỉ tiêu của 3 lĩnh vực: Kinh tế (sản xuất kinh doanh), xã hội và môi trƣờng.
Bộ chỉ tiêu đƣợc xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa nội dung PTBV ngành công
nghiệp Than, đƣợc đánh giá lựa chọn bằng phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp
định tính và định lƣợng, phù hợp với đặc điểm và thực trạng phát triển của ngành
công nghiệp Than nƣớc ta.
Cấu trúc của mỗi chỉ tiêu đƣợc xây dựng gồm: Khái niệm, công thức tính,
phƣơng pháp tính, kỳ tính toán, đánh giá, nguồn số liệu để tính, cơ quan tính toán, ý
nghĩa và chú ý.
Bộ chỉ tiêu PTBV ngành than nhằm làm cơ sở xây dựng chiến lƣợc, quy

hoạch, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện PTBV ngành công nghiệp than.
Bốn là: Đề xuất lộ trình thực hiện bộ chỉ tiêu PTBV, nguyên tắc chung đánh
giá kết quả thực hiện bộ chỉ tiêu, xây dựng hệ thống thông tin giám sát thống kê kết
quả thực hiện phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Năm là: Đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngành công nghiệp Than Việt
Nam trên quan điểm phát triển bền vững, qua đó cho thấy những mặt, những dấu
hiệu, biểu hiện chƣa bền vững trong các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, xã hội và

môi trƣờng, trên cơ sở đó khuyến nghị một số nội dung định hƣớng PTBV ngành
công nghiệp Than giai đoạn 2015-2020.

8. Kết cấu nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục; Nội dung luận án đƣợc kết cấu thành
5 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững.
Chương 3. Xây dựng nội dung và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành
công nghiệp Than Việt Nam.
Chương 4. Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp Than Việt
Nam trên quan điểm phát triển bền vững và khuyến nghị.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị .
6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Nghiên cứu phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững ngành năng
lƣợng nói riêng đã đƣợc một số tác giả của nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm. Điển
hình là GS.TS.Holger Rogall, chuyên nghiên cứu về Kinh tế môi trƣờng mới và nay
là Kinh tế học bền vững của Đại học Kinh tế và Luật Berlin (Đức), từng là nghị sỹ
Viện dân biểu của thành phố Berlin trong các nhiệm kỳ 1991-2001, 2004-2006, nêu
ra quan điểm : “Đã đến lúc chín muồi để chúng ta từ bỏ tƣ duy kinh tế cũ và dành
công sức cho xây dựng một nền kinh tế mới, một nền kinh tế phát triển bền vững”.
Ông là ngƣời đặt nền móng cho ngành kinh tế học phát triển bền vững, với 10 quan
điểm mở đƣờng cho một lĩnh vực nghiên cứu mới: Kinh tế học bền vững.
Một số tác giả nghiên cứu về phát triển bền vững ngành công nghiệp khai
khoáng, trong đó có thể kể ra một số tác giả của Trung Quốc: Wangxiaomei và

Zang GuiHua “Phát triển bền vững khai thác than tỉnh Hà Nam”; Một số tác giả
ngƣời Australian: FJ Van Schagen (2008): “ Nghiên cứu Than trong phát triển bền
vững (2001-2008)” [58]và LiLia.W.Gurba, Robin Evan(2005) “Sử dụng nƣớc và
phát triển bền vững trong khai thác mỏ than”[64]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu
của một số tác giả ngƣời Hà Lan, Inđônêxia ….
Hầu hết các tác giả này đều nghiên cứu và đánh giá phát triển bền vững cho
một địa phƣơng (ví dụ nhƣ tác giả ngƣời Trung quốc: Nghiên cứu phát triển khai
thác than của tỉnh Hà Nam); Hoặc đánh giá phát triển bền vững của một lĩnh vực
theo yêu cầu tiêu chuẩn của Hội nghị Môi trƣờng toàn cầu Rio de Janerio (6/1992)
về phát triển bền vững nhƣ tác giả ngƣời Australian: Frank Jvan Schangen và
LiLia.W.Gurba, Robin Evan(2005). Các công trình nghiên cứu chƣa đi sâu nghiên
cứu về nội dung PTBV và nhất là chƣa đi xây dựng cụ thể bộ chỉ tiêu PTBV cho
quốc gia, hoặc chƣa đi xây dựng bộ chỉ tiêu cho một ngành kinh tế, đặc biệt là chƣa
xây dựng cho ngành công nghiệp khai khoáng hoặc là khai thác than của nƣớc đó.
Ngoài ra, có một số tài liệu khác cho thấy về mặt lý luận, phát triển bền vững
năng lƣợng đã đƣợc nghiên cứu khá kỹ lƣỡng, ví dụ nhƣ trong tài liệu “ Kinh tế học
bền vững” của GS.TS.Holger Rogall [59] chuyên nghiên cứu về Kinh tế môi trƣờng
mới và nay là Kinh tế học bền vững của Đại học Kinh tế và Luật Berlin (Đức) cho
thấy việc đánh giá một chính sách năng lƣợng bền vững: Trong đó đã nêu đƣợc mục
tiêu, các chỉ tiêu đánh giá và phƣơng án lựa chọn cho một chính sách năng lƣợng
bền vững cho một quốc gia cụ thể là nƣớc Đức. Việc giám sát sự phát triển năng
7


lƣợng trên thế giới và ở một số nƣớc tiên tiến đã đƣợc cụ thể hoá thông qua hệ
thống chỉ tiêu phát triển bền vững năng lƣợng (Bộ ISED) và đã đƣợc tiến hành từ
rất sớm. Riêng ở Việt Nam thì còn rất mới và Bộ chỉ tiêu PTBV năng lƣợng Việt
Nam thì chƣa có.
Một số tài liệu của tổ chức CIAB- IEA 2006( Hội đồng cố vấn của tổ chức năng
lƣợng nguyên tử quốc tế),” Nghiên cứu phát triển bền vững trong ngành công

nghiệp than” [53]; của chính phủ Australian là (Australian Government Department
of Resources, Energy and Tourism , 2011): “Hƣớng dẫn thực hành cơ bản phát triển
bền vững trong khai thác mỏ” [51]; và của tác giả ngƣời Côlômbia (Edwin Antonio
Malagón Orjuela, May 15, 2012): “Làm thế nào khai thác mỏ bền vững ở
Colombia” [56], mà tác giả tham khảo đƣợc thì có nghiên cứu cụ thể về phát triển
bền vững ngành công nghiệp mỏ than của nƣớc Australian và Côlômbia, trên cơ sở
khái niệm về PTBV thế giới áp dụng cụ thể vào nƣớc Úc hoặc Côlômbia, riêng tài
liệu: “Hƣớng dẫn thực hành cơ bản phát triển bền vững trong khai thác mỏ” của
Chính phủ Australian thì tác giả đã tiếp thu đƣợc nội dung và nguyên tắc PTBV
ngành công nghiệp Than Australian trên 5 lĩnh vực: An toàn, Môi trƣờng, Kinh tế,
Hiệu quả và Cộng đồng. Trong đó nội dung cụ thể về môi trƣờng, an toàn và xây
dựng cộng đồng đƣợc quan tâm, chú trọng nhiều hơn bên cạnh nguyên tắc khai thác
than phải có hiệu quả và đáp ứng đƣợc các yêu cầu về kinh tế.
Nhìn chung nghiên cứu một cách tổng thể phát triển bền vững ngành công
nghiệp Than và nhất là xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành công
nghiệp Than, một phân ngành năng lƣợng thì đến nay tác giả chƣa tiếp cận đƣợc
công trình nào, theo ý kiến của một số chuyên gia thì cho rằng chƣa có. Đây chính
là khoảng trống mà tác giả sẽ làm căn cứ lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Trên thực tế, tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về mỏ nói chung và
về than nói riêng từ năm 1997 (nhƣ Hội nghị quốc tế về than tại Thƣợng Hải –
Trung Quốc, 1997; Hội nghị mỏ của APEC tại Pearth – Australian , năm 2006; Hội
nghị thế giới về than tại Bắc Kinh – Trung Quốc, 2007; Hội nghị mỏ thế giới tại
Kracốp, Ba Lan, 2009; Hội nghị mỏ thế giới tại Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2011;
Hội nghị mỏ thế giới tại Montreal – Canada, năm 2013, v.v.) ít có các công trình
nghiên cứu của các tác giả ngoài nƣớc đề cập một cách cụ thể đến việc xây dựng bộ
chỉ tiêu PTBV hoặc chiến lƣợc PTBV của ngành công nghiệp khai khoáng cũng
nhƣ của ngành công nghiệp Than.
Chính vì lẽ đó mà việc tiếp cận các công trình nghiên cứu có liên quan của các
tác giả nƣớc ngoài hết sức hạn chế, và qua đó cho thấy việc tác giả chọn đề tài:
“ Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than” làm đề tài nghiên cứu

của mình là hoàn toàn mới, không trùng lặp, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác./.
8


1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc biết đến ở Việt Nam vào những khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhƣng
nó lại sớm đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này đƣợc giới khoa học nƣớc ta tiếp thu nhanh.
Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công
trình do giới nghiên cứu môi trƣờng tiến hành nhƣ “Tiến tới môi trường bền vững”
(1995) của Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công
trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo
Brundtland nhƣ một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt
kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trƣờng, bền vững về mặt
kỹ thuật. “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt
Nam – giai đoạn I ” (2003) do Viện Môi trƣờng và Phát triển bền vững, Hội Liên
hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu
chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nƣớc: Thái Lan, Anh,
Mỹ, các tác giả đã đƣa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một
quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trƣờng. Đồng thời
cũng đề xuất một số phƣơng án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt
Nam. “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” (2000)[30] do tác giả Lƣu
Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành
động quản lý môi trƣờng cho phát triển bền vững.
Công trình của các tác giả nêu trên đã xác định phát triển bền vững qua các
tiêu chí: Bền vững kinh tế, bền vững môi trƣờng, bền vững văn hóa, và đã giới thiệu
một cách tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững nhƣ mô hình 3 vòng tròn
kinh kế, xã hội, môi trƣờng giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tƣơng

tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội
của WCED (1997)[55], mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen
(1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng của Ngân hàng Thế
giới (World Bank - WB)[61]…
Chủ đề PTBV cũng đƣợc bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với các
công trình nhƣ “Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp” (1997) của tác
giả Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện
quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi
trƣờng, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát
triển. Trong một bài viết gần đây đăng trên Tạp chí Xã hội học (2003) của tác giả
Bùi Đình Thanh với tiêu đề “Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI” tác
9


giả cũng chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản về phát triển bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội,
môi trƣờng, chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên có một điểm
chung là thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland [55]. Tuy
nhiên, cần nói thêm rằng những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng
của các chỉ báo với thực tế Việt Nam rất hạn chế và còn chung chung. Vấn đề cụ thể
phát triển bền vững của ngành kinh tế, hoặc là PTBV ở cấp độ địa phƣơng, vùng,
miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chƣa đƣợc tác giả nào đề
cập đến hoặc làm rõ.
Về xây dựng bộ chỉ tiêu: Dƣới góc độ khoa học, các nghiên cứu xây dựng bộ
chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV ở nƣớc ta mới đạt đƣợc những kết quả hạn chế:
(i) Dừng lại ở mức “khung”, nghĩa là xác định danh sách Bộ chỉ tiêu. Việc tính toán
các giá trị thực tế, cũng nhƣ giá trị mục tiêu (phải hƣớng tới) của các chỉ tiêu để
biết khoảng cách giữa giá trị bền vững với giá trị hiện có là bao nhiêu vẫn còn bỏ
ngỏ; (ii) Do thiết kế để có thể tính toán giá trị của các chỉ tiêu dựa chủ yếu vào các
số liệu thống kê nên khó có thể đánh giá và giám sát đƣợc toàn cảnh, toàn diện bản

chất của phát triển bền vững; (iii) Các bộ chỉ tiêu chƣa thể hiện toàn diện, đầy đủ
bản chất của PTBV nhƣ Hƣớng dẫn của LHQ năm 2007[67]. Có nhiều chỉ tiêu
quan trọng, đặc thù cho phép đánh giá việc phát triển hƣớng tới bền vững của một
địa phƣơng, ngành chƣa đƣợc chú ý đúng mực; (iv) Các chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu
không độc lập với nhau. Các chỉ tiêu tổng hợp thực chất là một bộ chỉ tiêu “con”,
trong khi đó chỉ tiêu về các lĩnh vực là các “biến” độc lập; (v) Các Bộ chỉ tiêu
PTBV cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh hiện tại thiếu vắng các chỉ tiêu giám sát
và đánh giá phát triển bền vững vùng đặc quyền kinh tế trên biển và các hải đảo của
Việt Nam. Tóm lại là chƣa bao quát đƣợc lãnh thổ, lãnh hải và các ngành kinh tế
của Việt Nam.
Vấn đề phát triển bền vững năng lượng: Nhiều nghiên cứu đã đƣợc triển khai,
tuy nhiên liên quan tới chủ đề PTBV năng lƣợng và phân ngành năng lƣợng là Điện,
Than, Dầu khí thì số lƣợng nghiên cứu, số lƣợng các tài liệu còn ở mức khiêm tốn.
Cụ thể là:
Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự
21 quốc gia Việt Nam”, mã số VIE/01/021 [21], đề tài “Đánh giá tác động của
Chiến lược và Chính sách năng lượng trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt
Nam” do PGS.TS.Nguyễn Minh Duệ làm chủ nhiệm đã đƣợc triển khai[39].
Nguyễn Minh Duệ (1995), Báo cáo tổng hợp đề tài” Xây dựng hệ thống cơ
bản dữ liệu năng lượng Việt Nam” Đề tài KC .03.01-Cấp nhà nƣớc. Hà Nội
4/1995[38].
10


Nguyễn Minh Duệ và Nguyễn Thị Mai Anh (2009), “Đẩy mạnh hợp tác
ASEAN nhằm phát triển nhiên liệu sinh học”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ 33
của Hiệp hội các Hội khoa học kinh tế các nƣớc ASEAN (trang 53 – 67). Nhà xuất
bản khoa học xã hội. Hà Nội, năm 2009[40].
Nguyễn Minh Duệ và Nguyễn Thị Mai Anh (2007), [41] “An ninh năng
lượng quốc gia và quốc tế”. Báo cáo Hội thảo Năng lƣợng Việt Nam lần thứ I, Hiệp

hội Năng lƣợng Việt Nam, năm 2007.
Bùi Huy Phùng với : “Phát triển năng lượng và chiến lược tăng trưởng xanh ở
Việt Nam” [48] trong tạp chí Khoa học năng lƣợng số 01-2013 đã đề cập quy hoạch
tổng thể phát triển các phân ngành năng lƣợng : điện, than, dầu khí và năng lƣợng
tái tạo đến năm 2030 của Việt Nam
Đặng Đình Cung (2009) : “Năng lượng và sự phát triển bền vững”.
Đinh Văn Sơn (2011) [23],“ Nghiên cứu PTBV ngành Dầu khí Việt Nam”
Luận án tiến sĩ kinh tế, tác giả đã xây dựng đƣợc nội dung và bộ chỉ tiêu PTBV của
ngành dầu khí là một phân ngành năng lƣợng.
Đinh Văn Sơn và Nguyễn Minh Duệ: “Phát triển năng lượng bền vững và an
ninh năng lượng ở Việt Nam”. Tuyển tập hội thảo khoa học công nghệ Quốc tế, Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Hà Nội tháng 9/2010…
Thực tế, các nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu về PTBV ngành năng
lƣợng, ngành dầu khí; đã đánh giá tác động của chiến lƣợc và chính sách năng
lƣợng trên quan điểm PTBV ở Việt Nam. Kiến nghị, đề xuất định hƣớng PTBV
ngành năng lƣợng Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030.
Tuy nhiên nghiên cứu cụ thể phát triển bền vững một phân ngành năng lƣợng
thì hiện nay mới chỉ có tác giả Đinh Văn Sơn với đề tài “ Nghiên cứu PTBV ngành
dầu khí Việt Nam”[23].
Còn PTBV ngành Điện Việt Nam là một phân ngành năng lƣợng thì chƣa có
tác giả nào nghiên cứu.
Trong ngành công nghiệp khai khoáng hiện có các công trình nghiên cứu về
phát triển bền vững nhƣ sau:
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành công
nghiệp Khai khoáng Việt Nam” do PGS.TS.Nguyễn Cảnh Nam [34] làm chủ nhiệm,
thực hiện trong 2 năm 2009-2010. Đề tài do Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam làm
cơ quan chủ quản và Hội KH&CN Mỏ Việt Nam chủ trì. Đề tài đã:
 Xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho ngành công nghiệp Khai khoáng Việt Nam.
 Đề xuất các giải pháp để triển khai áp dụng bộ chỉ tiêu PTBV của ngành
công nghiệp Khai khoáng Việt Nam vào thực tiễn.

11


 Đề xuất các kiến nghị đối với chiến lƣợc/quy hoạch phát triển các ngành
Khai khoáng Việt Nam đến năm 2025 đảm bảo tiêu chí PTBV.
Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn,Vũ Thị Thu Hƣơng: “Bàn về mô hình phát
triển bền vững ngành công nghiệp Khai khoáng Việt Nam”. Tuyển tập Hội nghị
khoa học toàn quốc lần thứ XIX, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Hà
Nội, tháng 11/ 2009 [33].
Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn [33]: Bàn về mô hình PTBV cho ngành
công nghiệp Khai khoáng Việt Nam. Tuyển tập Hội thảo khoa học “Tài nguyên
khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam”, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt
Nam, Tổng hội Địa chất Việt Nam và Viện Tƣ vấn phát triển, Hà Nội 5/2010.
Nguyễn Cảnh Nam, Nguyễn Quang Tuyên [35] “Định hướng PTBV ngành
công nghiệp Khai khoáng Việt Nam”. Tuyển tập Hội nghị khoa học mỏ Quốc tế. Hạ
Long – Quảng Ninh, 9/2010.
Các tác giả trên chủ yếu nghiên cứu mô hình PTBV và bộ chỉ tiêu PTBV của
ngành khai thác Khoáng sản mà chƣa đề cập đến mô hình PTBV ngành công nghiệp
Than Việt Nam.
Trong ngành công nghiệp Than Việt Nam, các tác giả đã tập trung nghiên cứu
về thực trạng, chiến lƣợc và quy hoạch phát triển ngành nhƣ sau:
Nguyễn Cảnh Nam [32]: Chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp
Than Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị Than quốc tế, Bắc Kinh – Trung Quốc, 9/2007.
Đây là những nghiên cứu về chiến lƣợc phát triển bền vững ngành công nghiệp
Than Việt Nam, còn việc đi sâu nghiên cứu về nội dung PTBV và xây dựng bộ chỉ
tiêu PTBV ngành công nghiệp Than thì chƣa đƣợc đề cập đến.
Hoặc Báo cáo về “Phát triển bền vững công nghiệp than Việt Nam, triển vọng
và thách thức”[45] của tác giả TS. Nguyễn Tiến Chỉnh – Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật mỏ Quốc tế- Hạ Long
tháng 9/2010, tác giả chủ yếu phân tích hiện trạng khai thác ở một số mỏ than và

sản lƣợng khai thác từ năm 2006 đến 2010, đánh giá về tiềm năng tài nguyên than,
so sánh cung cầu giai đoạn 2010 đến 2030 từ đó phân tích triển vọng và thách thức
phát triển ngành công nghiệp Than trong tƣơng lai, và trong kết luận để phát triển
bền vững ngành than thì giá năng lƣợng phải thị trƣờng hóa và có chính sách thuế
phù hợp, cần cấp phép thăm dó và khai thác than cho TKV theo qui hoạch phù hợp
với luật và mô hình quản lý của Tập đoàn VINACOMIN. Chƣa đề cập đến nội
dung PTBV và chỉ tiêu PTBV ngành CN Than.
Tác giả PGS.TS.Phùng Mạnh Đắc-Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, đề tài
“Nghiên cứu khai thác than với phát triển bền vững sông Hồng”. Tác giả chủ yếu
đánh giá các yếu tố tác động đến khai thác than ở vùng đồng bằng Sông Hồng, và
12


đề xuất các giải pháp khai thác đảm bảo khắc phục đƣợc những khó khăn bất cập
trong triển khai dự án khai thác mỏ ở một vùng đồng bằng, mà chƣa có kiến nghị cụ
thể về PTBV ngành công nghiệp Than cũng nhƣ chƣa đề ra đƣợc các tiêu chí để
đánh giá PTBVvùng đồng bằng sông Hồng khi tiến hành khai thác than.
Ngoài ra còn có một số tác giả khác : Lê minh Đức: “Ngành than Việt Nam với
vai trò đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia” [28] Nghiên cứu chủ yếu nêu lên cơ
chế, chính sách, chiến lƣợc đầu tƣ nhƣ thế nào để dạt đƣợc mục tiêu đảm bảo an
ninh năng lƣợng quốc gia; hoặc “Đổi mới, hiện đại hóa khai thác và tuyển chế biến
nhằm phát triển bền vững ngành Than- Khoáng sản”.v.v.của một số tác giả khác,
chủ yếu đề cập đến vấn đề các đề xuất đầu tƣ về cơ giới hóa và đổi mới công nghệ
để hạn chế tác động xấu của khai thác khoáng sản đến môi trƣờng, xã hội vùng có
khoáng sản.
Về vấn đề xây dựng bộ chỉ tiêu, Dƣới góc độ khoa học, các nghiên cứu xây
dựng bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV ở nƣớc ta mới đạt đƣợc những kết quả
hạn chế: (i) Dừng lại ở mức “khung”, nghĩa là xác định danh sách Bộ chỉ tiêu và
xây dựng theo chủ đề, việc tính toán các giá trị thực tế, cũng nhƣ giá trị mục tiêu
(phải hƣớng tới) của các chỉ tiêu để biết khoảng cách giữa giá trị bền vững với giá

trị hiện có là bao nhiêu vẫn còn bỏ ngỏ; (ii) Do thiết kế để có thể tính toán giá trị
của các chỉ tiêu dựa chủ yếu vào các số liệu thống kê nên khó có thể đánh giá và
giám sát đƣợc toàn cảnh, toàn diện bản chất của phát triển bền vững; (iii) Các bộ
chỉ tiêu chƣa thể hiện toàn diện, đầy đủ bản chất của PTBV nhƣ Hƣớng dẫn của
LHQ năm 2007. Có nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc thù cho phép đánh giá việc phát
triển hƣớng tới bền vững của một ngành, địa phƣơng chƣa đƣợc chú ý đúng mực,
hoặc là chƣa có; (iv) Các chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu không độc lập với nhau. Các
chỉ tiêu tổng hợp thực chất là một bộ chỉ tiêu “con”, trong khi đó chỉ tiêu về các
lĩnh vực là các “biến” độc lập; (v) Các Bộ chỉ tiêu PTBV cấp quốc gia, cấp vùng,
cấp ngành và cấp tỉnh hiện tại thiếu vắng các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển
bền vững vùng đặc quyền kinh tế trên biển và các hải đảo của Việt Nam, nói cách
khác là chƣa bao quát hết lãnh thổ và lãnh hải của nƣớc ta; (vi) Địa bàn các tỉnh nơi
có các mỏ than, là những nơi có đặc thù rất riêng biệt cả về vị trí địa chính trị (vùng
núi cao, hoặc vùng sâu,vùng xa hẻo lánh), kinh tế, con ngƣời, xã hội và môi trƣờng
chƣa có Bộ chỉ tiêu để đánh giá và giám sát quá trình hƣớng tới PTBV; (vii) Chƣa
có một hệ thống thông tin (HTTT) với một cơ sở dữ liệu (CSDL), các modul tính
toán chỉ tiêu, các modul đánh giá tự động để hỗ trợ cho sự thành công của việc xây
dựng Bộ chỉ tiêu PTBV. Bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than mà Nghiên cứu
sinh đề xuất là một kết quả quan trọng của Đề tài “Nghiên cứu phát triển bền vững
ngành công nghiệp Than Việt Nam” cố gắng giảm thiểu những bất cập vừa nêu và
13


làm cơ sở để tiếp tục triển khai các nội dung khác nhƣ: Tính toán các giá trị hiện
tại, cũng nhƣ các giá trị mục tiêu của các chỉ tiêu cần đạt đƣợc; các giá trị đã xác
định sao cho có thể so sánh đƣợc với nhau; Luận giải cơ sở khoa học để các nhà
hoạch định chính sách có thể đánh giá và giám sát PTBV và từ đó đƣa ra đƣợc các
giải pháp điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển hƣớng tới bền vững của ngành
công nghiệp Than Việt Nam.
Tóm lại, Các kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều có những đóng

góp quan trọng trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, phân ngành năng
lƣợng là dầu khí. Còn ngành công nghiệp Than Việt Nam (là một phân ngành năng
lƣợng) thì chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu và phản ánh một cách tổng thể,
hoàn chỉnh thực trạng phát triển ngành công nghiệp Than Việt Nam. Đặc biệt là
chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu và xây dựng mô hình, nội dung và bộ chỉ tiêu
PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Do đó, Nghiên cứu sinh mong muốn sẽ tập trung nghiên cứu một cách tổng
thể cả cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững của một ngành kinh tế là
ngành công nghiệp Than. Từ đó xây dựng nội dung PTBV và đề xuất bộ chỉ tiêu
phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Đề tài luận án đƣợc lựa chọn là “Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công
nghiệp Than Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, hoàn toàn mới, không
trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác./.

14


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
2.1.1. Kinh tế học bền vững - cơ sở khoa học, phương pháp luận khoa học
của nghiên cứu phát triển bền vững
Trong vài thập niên vừa qua, yếu tố “Kinh tế” đã trở thành một nguyên tắc
thống lĩnh toàn bộ đời sống công cộng. Trong đó, chính sách đã mất đi phần nào
chức năng điều hành của mình. Hệ quả của nó là dẫn đến suy thoái và khủng
khoảng kinh tế, ô nhiễm môi trƣờng tràn lan và trầm trọng, khai thác kiệt quệ tài
nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, … Trƣớc thực tế này, GS.TS.Holger Rogall,
chuyên nghiên cứu về Kinh tế môi trƣờng mới và nay là Kinh tế học bền vững của
Đại học Kinh tế và Luật Berlin (Đức), từng là nghị sỹ Viện dân biểu của thành phố

Berlin trong các nhiệm kỳ 1991-2001, 2004-2006, nêu ra quan điểm phải từ bỏ tƣ
duy kinh tế cũ và dành công sức cho xây dựng một nền kinh tế mới, một nền kinh tế
phát triển bền vững. Trong công trình nghiên cứu của mình, GS.TS.Holger Rogall
lấy trƣờng phái định hƣớng kinh tế làm trọng tâm. Toàn bộ mƣời quan điểm chính
của Kinh tế học bền vững đƣợc GS.TS.Rogall trình bày tại hội thảo “Kinh tế học
bền vững” do tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung của Đức tại Hà Nội kết hợp với Đại
học Thủy Lợi tổ chức vào ngày 05 và 06.04.2010 tại Hà Nội.
Mười quan điểm của kinh tế học bền vững theo GS.TS Holger Rogall [59]
Trọng tâm là vấn đề làm sao có thể đạt đƣợc chuẩn mực về kinh tế, sinh thái
và văn hóa – xã hội trong giới hạn khả năng chịu đựng của thiên nhiên, cũng nhƣ
đảm bảo thực thi nguyên tắc công bằng nội và liên nhiều thế hệ. Kinh tế học bền
vững giải thích mƣời quan điểm cơ bản sau :
(1) Tính bền vững mạnh: Sự phát triển hiện nay của con ngƣời đƣợc coi là
không có tƣơng lai, kinh tế học bền vững đã nhìn thấy sự cần thiết phải có một mẫu
hình mới và đƣợc công nhận ở một vị trí có tính bền vững mạnh. Nhƣ vậy kinh tế
đƣợc coi là một hệ thống thành phần của thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà
phần lớn không thể thay thế đƣợc. Mô hình với ba trụ cột xuất phát từ đồng giá trị
của các đại lƣợng mục tiêu (không có giới hạn tuyệt đối của thiên nhiên), bị từ chối
và thay vào đó là công nhận giới hạn tuyệt đối của thiên nhiên. Việc gìn giữ bảo tồn
lâu dài là trọng tâm nghiên cứu, chứ không phải đi nghiên cứu sử dụng tối ƣu các tài
nguyên thiên nhiên.
15


(2) Cơ sở tiếp cận đa trường phái và có giới hạn, khi tiếp nhận một số phương
diện riêng biệt của kinh tế môi trường tân cổ điển. Kinh tế học bền vững nhận thấy
trách nhiệm trƣớc việc tiếp cận theo trƣờng phái đa phƣơng pháp. Nhƣ vậy nó chấp
nhận những kiến thức nhất định của kinh tế học và kinh tế môi trƣờng truyền thống
(ví dụ những phƣơng pháp luận giải thích về mặt kinh tế – xã hội của việc sử dụng
quá mức tài nguyên thiên nhiên và từ đó đƣa ra những thảo luận về sự cần thiết áp

dụng các công cụ pháp lý – chính sách).
(3) Tiếp tục phát triển kinh tế truyền thống và kinh tế sinh thái thành kinh tế
học bền vững: Kinh tế học bền vững yêu cầu về việc thay đổi cơ bản các nội dung
giảng dạy trong kinh tế xét ở mọi khía cạnh của nó: Kinh tế học bền vững chạm đến
giới hạn với hàng loạt các phát biểu của kinh tế tân cổ điển và đòi hỏi cải cách triệt
để các nội dung giảng dạy của nó: Bắt đầu từ những cơ sở nền tảng và tiếp tục trong
những phát biểu đối với chính sách kinh tế quốc dân cho đến những điều kiện toàn
cầu vì một xã hội thế giới công bằng. Riêng trong lĩnh vực kinh tế môi trƣờng và
chính sách môi trƣờng thì trƣớc hết nên xem nh tính độc lập của ngƣời tiêu dùng
mà đƣợc tuyệt đối hóa, tính chiết khấu những chi phí và lợi ích trong tƣơng lai của
các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, sự thay thế bất kỳ của tất cả hay toàn bộ các tài
nguyên thiên nhiên, vị trí kém bền vững và nhiều vấn đề khác. Trong khi đó,
phƣơng diện công bằng nên đƣợc coi trọng hơn.
(4) Những phát biểu chính và tranh luận về Kinh tế học bền vững: Những phát
biểu chính của kinh tế học đều dựa vào những kiến thức của khoa học bền vững
(Sustainable Science). Trung tâm của tranh luận là làm thế nào để thực thi một cách
đầy đủ các tiêu chuẩn sinh thái, kinh tế và văn hóa – xã hội trong giới hạn về khả
năng chịu đựng của thiên nhiên cũng nhƣ đảm bảo nguyên tắc công bằng nội và liên
thế hệ. Trong đó, kinh tế học bền vững không còn là một lý thuyết tĩnh nữa, đúng
hơn là thấy đƣợc sự cần thiết cho những quá trình thảo luận tiếp theo cũng nhƣ việc
mở rộng sự quan tâm về kiến thức mà phù hợp với sự phát triển toàn cầu. Một tranh
luận trọng tâm là liệu có thể thay thế mẫu hình tăng trưởng truyền thống bằng mẫu
hình phát triển bền vững: Vì không thể tiếp tục duy trì tăng trƣởng theo hàm mũ với
nhu cầu ngày càng tăng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã diễn ra trong nhiều
thập kỷ qua, việc thay thế mẫu hình tăng trƣởng hôm nay bằng mẫu hình phát triển
bền vững là tiền đề quan trọng cho một phát triển có tƣơng lai. Một phát triển có lựa
chọn cần phải đạt đƣợc thông qua việc thực thi các chiến lƣợc hiệu quả, bền bỉ và
đầy đủ.
(5) Một phát triển bền vững và kinh tế dựa vào những nguyên tắc đạo đức và
như vậy đòi hỏi về trách nhiệm và hành động cá nhân: Nằm ở trung tâm là những

giá trị cơ bản của sự công bằng và trách nhiệm nội và liên thế hệ. Nhƣ vậy đƣa ra
16


×