Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
(1897 – 1945)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
(1897 – 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Thị Thu Thủy

Thái Nguyên - 2015


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn PGS. TS
Hà Thị Thu Thủy, các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử Việt Nam và Khoa
Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ
tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Thư viện khoa
học tổng hợp tỉnh Thái Nguyên, Mỏ than Phấn Mễ đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình thực hiện Luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá
trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Ngọc Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA.............................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
2.1. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài ...................................... 3
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 3
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 10
3.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 10
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 11
3.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 11
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 11
4.1. Nguồn tư liệu .............................................................................................. 11
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 13
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 13

6. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 13
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN THÁI NGUYÊN .. 14
1.1. Các điều kiện hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên ....................... 14
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ............................................................. 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1.1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh ........................................................... 17
1.1.3. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ................................. 19
1.2. Sự hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên ......................................... 29
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 31
Chương 2. ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH GIAI ĐOẠN 1897- 1945 .............................................. 32
2.1. Qui chế lao động mỏ của thực dân Pháp ở Việt Nam ................................ 32
2.2. Thực trạng đời sống công nhân Thái Nguyên (1897 – 1945) .................... 33
2.2.1. Phương thức tuyển mộ nhân công ........................................................... 33
2.2.2. Quản lí và sử dụng nhân công ................................................................. 35
2.2.3. Đời sống công nhân ................................................................................. 37
2.3. Phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân Thái Nguyên
(1897 – 1945)..................................................................................................... 44
2.3.1. Giai đoạn 1897 – 1930............................................................................. 44
2.3.2. Giai đoạn 1930 – 1945............................................................................. 49
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1897- 1945 ...................................................... 59
3.1. Đặc điểm của phong trào công nhân .......................................................... 59
3.1.1. Phong trào công nhân hình thành sớm và có sự kết hợp chặt chẽ với
phong trào yêu nước ......................................................................................... 59

3.1.2. Với đội ngũ công nhân đông đảo, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ
........................................................................................................................... 61
3.2. Vai trò của phong trào công nhân............................................................... 65
3.2.1. Giáng đòn nặng nề vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
........................................................................................................................... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3.2.2. Là yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của tổ chức Đảng và sự thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên ....................................................... 66
3.2.3. Là tiền đề cho sự phát triển của phong trào công nhân và công đoàn giai
đoạn sau ............................................................................................................. 67
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTLTQGI
Nxb
Tr

Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
Nhà xuất bản

Trang

KHXH

Khoa học xã hội

NCLS

Nghiên cứu Lịch sử

TVQG

Thư viện Quốc gia

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân
Résidence Supérieure au Tonkin

RST
(Phủ Thống sứ Bắc Kì)

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê số lượng mỏ của nước ta nửa đầu thế kỷ XIX

16

Bảng 1.2. Dân số tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945

17

Bảng 1.3. Một số đồn điền lớn ở Thái Nguyên trước năm 1945

22

Bảng 1.4. Các nhượng khu khai thác của vùng than Phấn Mễ đầu thế kỉ XX

24

Bảng 1.5. Sản lượng than mỡ Phấn Mễ (1912 -1918)

25

Bảng 1.6. Sản lượng sắt Thái Nguyên (1938 - 1941)

26

Bảng 1.7. Thống kê nhân lực làm việc tại mỏ than Phấn Mễ (1923 – 1927)

30


Bảng 1.8. Số lượng công nhân một số công ti than (năm 1930 và 1933)

30

Bảng 2.1. Mức lương của công nhân một số tỉnh năm 1939

40

Bảng 2.2. Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1897- 1930

49

Bảng 2.3. Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1930- 1945

57-58

iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năm 1897, sau khi hoàn thành công cuộc bình định về quân sự, toàn
quyền Đông Dương Pôn Đu-me đã cho thi hành chính sách khai thác thuộc địa
ở Việt Nam. Với qui mô lớn, trên tất cả các mặt, cuộc khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp đã làm cho kinh tế xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Về xã
hội, các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành trong đó có giai
cấp công nhân. Ngay từ khi ra đời, giai cấp này đã hội tụ đầy đủ những phẩm

chất của giai cấp công nhân quốc tế, lại mang trong mình những đặc điểm riêng
có của dân tộc Việt Nam nên có khả năng đại diện cho cả dân tộc trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc,
có vị trí chiến lược quan trọng “Là nơi phên giậu thứ hai về phương Bắc” [69,
12], lại giàu tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, trong hai cuộc khai thác thuộc địa,
thực dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách khai thác, bóc lột ở Thái Nguyên
từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp đến giao thông vận tải, đặc biệt là
trong lĩnh vực khai mỏ. Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp là một
trong những cơ sở hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên. Giai cấp công
nhân Thái Nguyên vừa mang những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam,
lại vừa được thừa hưởng truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của
quê hương. Vì vậy, khi bị áp bức bóc lột, họ đã vùng lên đấu tranh vì lợi ích
dân tộc và giai cấp.
Phong trào công nhân ở Thái Nguyên (1897-1945) là hệ quả tất yếu của
chính sách khai thác thuộc địa mà thực dân Pháp thực hiện, đồng thời là một bộ
phận khăng khít của phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam thời kì này.
Quá trình hình thành và phát triển của phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên
trong thời kì lịch sử quan trọng này đã đóng góp một phần vào thắng lợi chung
của phong trào giải phóng dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu phong trào công nhân
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1897 – 1945 sẽ làm rõ được đặc điểm, vai trò đồng
thời rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu đối với sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung, xây dựng quê hương Thái Nguyên nói
riêng trong bối cảnh hiện nay.
Mặt khác, bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trên vùng mỏ than Khánh

Hòa, quê ngoại ở xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương, quê hương thứ hai ở gần mỏ
kẽm chì Làng Hích - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, mái trường tôi đang
công tác mang tên nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt- người đã từng làm việc ở
mỏ than Phấn Mễ - Làng Cẩm tỉnh Thái Nguyên vào giữa những năm 20 của
thế kỉ XX. Cho nên, việc tìm hiểu về phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên
có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc đối với tôi.
Chính vì những lí do đó, đồng thời được sự giúp đỡ của PGS.TS Hà Thị
Thu Thủy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phong trào công nhân tỉnh Thái
Nguyên (1897 – 1945)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Về lịch sử phong trào công nhân ở Việt Nam nói chung, ở khu vực Thái
Nguyên nói riêng (1897-1945), đã có một số học giả trong và ngoài nước đề
cập đến với nội dung và mức độ khác nhau.
2.1. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài
Trước và sau khi xâm lược, người Pháp nghiên cứu rất kỹ về kinh t ế - x ã
hội Việt Nam. Đối với tỉnh Thái Nguyên, công trình Notice sur la province de
Thai Nguyên (Địa chí tỉnh Thái Nguyên, 2 tập), hiện đang được lưu trữ tại Thư
viện Quốc gia Hà Nội, đã trình bày về nguồn gốc, vị trí địa lý, địa mạo của
tỉnh, dân tộc, khí hậu; danh lam thắng cảnh, lịch sử quân sự, nông nghiệp,
thương nghiệp, công nghiệp, tài chính, thuế; giáo dục, y tế, các tổ chức hiệp
hội, mô tả thành phố; căn nguyên việc thành lập tỉnh Thái Nguyên; bọn giặc
cướp, các đồn binh của Pháp và bản xứ, hành chính tỉnh, làng, xã, hội đồng
hương chính, cải cách làng xã, thống kê dân số,… Công trình Monographie de
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

la province de Thai Nguyen (Tiểu chí Thái Nguyên) của Công sứ Alfred
Echinard (Hà Nội, 1934) có đề cập đến công nghiệp khai thác mỏ ở Thái

Nguyên dưới hình thức là một trong những kĩ nghệ tiến tiến của người Âu.
Năm 1929, Echinard được cử làm công sứ tỉnh Thái Nguyên cho đến tháng
3/1941. Do đó, đây là một nguồn tư liệu lịch sử quan trọng cho việc nghiên
cứu tìm hiểu về lịch sử tỉnh Thái Nguyên trong thời kì thực dân Pháp thống trị.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý khi sử dụng nguồn tài liệu này bởi nó mang
quan điểm của chính hàng ngũ thống trị thực dân Pháp. Trong báo cáo kinh tế
hàng năm (Province de Thai Nguyen. Rapport économique) của các Công sứ
tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945, việc khai thác than mỡ ở mỏ than Phấn Mễ
được trình bày khá chi tiết về số lượng nhân công, cách trả lương cho công
nhân; các địa điểm khai thác và sản lượng hàng năm.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.
2.2.1. Các sách đã xuất bản
Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là từ năm 1954 đến nay, giới sử học
nước ta công bố khá nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Nhiều bộ thông sử và giáo trình
bậc Đại học về thời kỳ lịch sử cận đại Việt Nam đã ra mắt độc giả. Đặc biệt, đã có
nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết, tư liệu được công bố về các
vấn đề có liên quan đến phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1957, GS Trần Văn Giàu biên soạn cuốn Giai cấp công nhân Việt
Nam - sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp
“cho mình” (Năm 1961 tái bản lần thứ ba, có bổ sung và sửa chữa), Nxb Sự
thật, Hà Nội. Cuốn sách gồm 527 trang, với 7 chương đã trình bày sâu sắc, hệ
thống và toàn diện về sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân và
phong trào công nhân Việt Nam (đến năm 1930), làm rõ sự khác biệt giữa tình
hình công nghiệp Việt Nam trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược, từ đó
làm nổi bật chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Trong đó có đề cập đến tình hình
công nghiệp và một số cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Thái Nguyên.
Năm 1958, tác giả Nguyễn Khắc Đạm công bố công trình Những thủ
đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội). Cuốn
sách gồm 334 trang gồm 9 chương đã trình bày tình hình đầu tư khai thác
thuộc địa và chính sách bóc lột của tư bản Pháp về nông nghiệp, thương nghiệp,
công nghiệp, cho vay, giao thông vận tải, thuế khóa và các tổ chức khoa học
phục vụ cho việc bóc lột kinh tế của tư bản Pháp. Đồng thời, tác giả bước đầu
làm rõ sự phát triển của công nghiệp khai thác các khoáng sản như than, kim
loại của thực dân Pháp ở nước ta. Trong đó có đề cập đến sự phân bố một số
mỏ khoáng sản và tình hình khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên trong thời kì
thuộc địa. Vì thế, luận văn được kế thừa một số tư liệu đáng tin cậy về nguồn
vốn đầu tư, địa bàn khai thác của một số công ty khai thác mỏ than và kim loại
của thực dân Pháp ở Thái Nguyên.
Năm 1959, tác giả Phạm Đình Tân ra mắt công trình Chủ nghĩa đế quốc
Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam thời Pháp thuộc (Nxb Sự thật).
Cuốn sách gồm 313 trang gồm 4 chương. Dưới góc độ một chuyên khảo, tác
giả đã phác hoạ một cách rõ nét về nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta.
Đặc biệt, công trình đã nghiên cứu về chính sách, phương hướng phát triển, quá
trình tuyển mộ và sử dụng nhân công trong công nghiệp khai thác mỏ của thực
dân Pháp, từ đó rút ra được một số tác động của ngành công nghiệp này đối với
kinh tế xã hội Việt Nam trước năm 1945. Trong đó, các mỏ ở Thái Nguyên
được đề cập tới ở một chừng mực nhất định như: sự hình thành, phương thức
quản lý của thực dân Pháp và cách khai thác, tiêu thụ sản phẩm tại mỏ than
Phấn Mễ và mỏ kẽm Làng Hích. Đây chính là nguồn tài liệu quan trọng phục
vụ cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài.
Năm 1962, tác giả Trần Văn Giàu có tác phẩm Giai cấp công nhân Việt
Nam (Nxb Sử học). Tác giả đã làm rõ sự ra đời, quá trình phát triển và phong
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kì thực dân Pháp thống trị.
Phong trào công nhân mỏ Thái Nguyên được đề cập đến ở góc độ thủ đoạn bóc
lột của thực dân Pháp trong các hầm mỏ ở Bắc Kỳ.
Dưới góc độ lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, vấn đề này đã được đề cập ở
nhiều khía cạnh khác nhau trong các cuốn giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại,
các tác phẩm của Viện Sử học, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tỉnh ủy –
HĐND – UBND tỉnh Thái Nguyên, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Thái, các ban
nghiên cứu lịch sử Đảng ở địa phương cũng như sự quan tâm của các ban
ngành, các học giả, các nhà nghiên cứu… Trong đó có thể kể đến một số công
trình như:
Dưới góc độ nghiên cứu chuyên sâu về phong trào công nhân ở một số địa
phương cụ thể có cuốn sách: Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh
(1883-1945) của Thi Sảnh (1973). Cuốn sách gồm 6 chương, 528 trang - là cuốn
sách đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, tương đối đầy đủ về giai đoạn phát triển đầu
tiên của phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh - một điển hình tiêu biểu của
phong trào công nhân Việt Nam. Trên cơ sở đó, giúp chúng tôi có thể so sánh để
rút ra những đặc điểm riêng của phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên trong
thời kì Pháp thuộc.
Năm 1974, Ban Cận hiện đại – Viện Sử học Việt Nam biên soạn và xuất
bản cuốn Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Lao động,
Hà Nội. Cuốn sách gồm 435 trang trong đó có một số bài viết: Giai cấp công
nhân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nguyễn Công Bình,
Tình hình công nhân Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ XIX đến Chiến tranh thế giới
lần thứ nhất của Dương Kinh Quốc,…đã đề cập đến một số cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1978, Ngô Văn Hòa - Dương Kinh Quốc (Viện Sử học) biên soạn

cuốn Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội. cuốn sách gồm 3 chương, 411 trang đã đi sâu trình
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

bày sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam (đến năm 1930),
trong đó có đề cập đến sự thành lập của Công ti than và kim khí Đông Dương
(khai thác than Phấn Mễ, kẽm Lang Hít). Đặc biệt ở trang 242-243, các tác giả
đã làm rõ chế độ thầu khoán quá nhiều tầng ở mỏ Cẩm Thái Nguyên làm cho
đời sống công nhân hết sức cực khổ.
Năm 1985, đồng chí Hoàng Quốc Việt - một chiến sĩ cộng sản ưu tú đã
biên soạn cuốn hồi kí Chặng đường nóng bỏng, Nxb Lao động, Hà Nội. Cuốn
sách gồm 288 trang đã ghi lại chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí
Hoàng Quốc Việt đến năm 1945, trong đó có thời gian đồng chí làm việc ở mỏ
than Phấn Mễ (Thái Nguyên) hồi đầu những năm 20 của thế kỉ XX.
Năm 1998, công trình Công nghiệp than Việt Nam thời kì 1888-1945
(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội) của tác giả Cao Văn Biền đã cho biết những
nét chi tiết hơn về bể than Phấn Mễ - Thái Nguyên và sự ra đời của các công ty
khai thác than ở Thái Nguyên thời kỳ thuộc địa, về qui chế mỏ của thực dân
Pháp,… Từ đó tác giả luận văn sẽ làm rõ hơn về những thủ đoạn bóc lột của
thực dân Pháp với công nhân tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2003, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã xuất bản bộ sách
Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam (3 tập), Nxb Lao động,
Hà Nội. Năm 2011, GS-TS Đỗ Quang Hưng (chủ biên) đã biên soạn cuốn sách
Lịch sử giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội. Cuốn sách gồm 522 trang đã “đem
đến những hiểu biết tinh gọn nhất, cơ bản nhất về quá trình xây dựng và phát
triển, những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân, công đoàn Việt Nam

trong mọi thời kì cách mạng và đồng thời cũng đem đến những tư liệu mới về
những năm tháng đầu thế kỉ XXI”.
2.2.2. Các công trình nghiên cứu địa phương
Nhằm tìm hiểu truyền thống và định hướng giáo dục dạy nghề cho công
nhân và nhân dân lao động, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Liên đoàn Lao động
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ Công ty Gang thép Thái Nguyên và các mỏ trong
tỉnh đã chú ý sưu tầm tài liệu và tiến hành viết lịch sử truyền thống (mà trọng
tâm là lịch sử phong trào công nhân) các mỏ. Có thể kể đến như các công trình:
Sơ lược lịch sử mỏ than Phấn Mễ (1983); Lịch sử truyền thống mỏ Quán Triều
(1993) bước đầu làm rõ sự hình thành, phát triển, quá trình đấu tranh từ tự phát
đến tự giác của đội ngũ công nhân mỏ Thái Nguyên từ khi hình thành đến năm
1945. Đồng thời còn cho thấy phần lớn những công nhân làm việc trong các
mỏ ở Thái Nguyên những năm sau Cách mạng tháng Tám đều là công nhân có
tay nghề từ thời kỳ Pháp khai thác. Đặc biệt, năm 1991, Liên đoàn Lao động
tỉnh Bắc Thái biên soạn công trình: Lịch sử phong trào công nhân và công
đoàn Bắc Thái, Nxb Lao động, Hà Nội. Cuốn sách gồm 127 trang, trình bày
một số nét cơ bản về lịch sử phong trào công nhân tỉnh Bắc Thái nói chung,
Thái Nguyên nói riêng. Tuy nguồn tư liệu trong cuốn sách này chưa thực sự
phong phú, nội dung phản ánh về phong trào công nhân Thái Nguyên chưa sâu
nhưng đây vẫn là tài liệu lịch sử rất quí giá cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Năm 2009, Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh Thái Nguyên xuất bản cuốn Địa
chí Thái Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách gồm 1151 trang
bao gồm 6 phần, là một pho tư liệu tổng hợp tất cả các mặt về tỉnh Thái
Nguyên từ địa lí, lịch sử, kinh tế, dân cư dân tộc, văn hóa xã hội, các huyện
thành thị trong đó có dành hơn 50 trang cho chương V phần Lịch sử: “Thái

Nguyên từ khi thực dân Pháp xâm lược đến cách mạng tháng Tám năm
1945”. Tình hình kinh tế chính trị, xã hội Thái Nguyên thời Pháp thuộc, tài
nguyên mỏ ở Thái Nguyên, quá trình hình thành và phát triển của phong trào
công nhân tỉnh Thái Nguyên được nêu trong cuốn sách tuy còn sơ lược
nhưng cũng đã giúp cho tác giả Luận văn có thêm những hiểu biết nhất định
khi nghiên cứu về phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên thời thuộc Pháp.
2.2.3. Các bài báo, tạp chí
Từ cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 (thế kỷ XX) trở lại đây, trên Tạp
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

chí Nghiên cứu lịch sử đã thấy xuất hiện một số bài viết về tình hình khai thác
mỏ ở nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong lịch sử hoặc liên
quan đến lịch sử các mỏ.
Năm 1959, trong bài viết Bức thư mỏ Cẩm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử số 9, tác giả Cầm Giang đã đề cập đến những khó khăn khi viết cuốn
Lịch sử mỏ than Phấn Mễ - Thái Nguyên. Bài viết đã nhắc đến một số cuộc đấu
tranh của công nhân mỏ Thái Nguyên trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Năm 1963, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 51, 52, 53 tác giả Phan
Huy Lê có bài viết Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn. Dựa trên các tài liệu
gốc được biên soạn dưới triều Nguyễn, tác giả đã nghiên cứu rất công phu về
địa bàn, quy trình khai thác, phương thức quản lý của triều đình nhà Nguyễn
đối với các mỏ khoáng sản nước ta. Qua công trình này chúng ta có thể thấy
được nét sơ lược về sự phát triển của ngành khai mỏ ở Thái Nguyên trước khi
thực dân Pháp xâm lược.
Khắc họa về đời sống của tầng lớp công nhân mỏ, tác giả Cao Văn Biền có
bài viết Tiền lương của công nhân thời kỳ 1936 - 1939 (NCLS, số 156 năm 1974).
Tác giả nêu lên các số liệu về mức lương qua từng thời kỳ, ở từng khu vực và

phân theo giới tính, lứa tuổi, phân theo ngành nghề trong thời gian từ 1936 đến
1939. Từ đó tác giả định ra mức lương trung bình của giai cấp công nhân Việt
Nam giai đoạn này; số ngày làm việc trong năm; giá cả sinh hoạt ... để thấy được
đời sống khó khăn của giai cấp công nhân Việt Nam lúc bấy giờ, và đây chính là
một trong những mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân đối với tư bản Pháp
(tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống sinh hoạt v.v...).
Bên cạnh đó, tác giả Ngô Văn Hòa có bài viết Những thể lệ lao động chính
được thực dân Pháp ban hành ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám (NCLS,
số 6/1977) đã giới thiệu một số Nghị định của Toàn quyền Đông Dương hay sắc
lệnh của Tổng thống Pháp về thể lệ lao động áp dụng ở Việt Nam thời Pháp chiếm

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

đóng từ Nghị định đầu tiên do Toàn quyền Pôn Đu - me kí ngày 26-8-1889 đến
các nghị định về sau này...
Năm 1995, nhân kỉ niệm 50 năm ngày truyền thống của mỏ than Phấn
Mễ, có rất nhiều bài báo tạp chí liên quan đến ngành công nghiệp khai thác mỏ
và phong trào công nhân Thái Nguyên nói chung, mỏ Phấn Mễ nói riêng như
đặc san: Mỏ than Phấn Mễ 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty mỏ than
Bắc Kỳ (S.F.C.T) của Cao Văn Biền (NCLS, số 6/1995), Tư liệu lịch sử về kĩ
thuật và sản xuất của vùng than Phấn Mễ (Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 5 năm
1995), quá trình thăm dò tìm kiếm, quy trình khai thác, số lượng nhân công, sản
phẩm và tiêu thụ của một số mỏ than ở Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp
khai thác được khắc hoạ tương đối rõ nét và có hệ thống.
Ngoài ra, còn có một số bài viết khác có liên quan đến công nghiệp mỏ
hoặc phong trào công nhân ở Thái Nguyên cũng như một số tỉnh thượng du Bắc
Kì thời Pháp thuộc như: Hoạt động khai thác than của thực dân Pháp ở Thái

Nguyên của Nguyễn Ngọc Cơ - Hà Thị Thu Thủy (NCLS, số 4/2004); Hoạt động
khai thác mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Thái Nguyên (1946 – 1945) của Hà Thị
Thu Thủy (NCLS, số 10/2009); Vài nét về đội ngũ công nhân mỏ thiếc ở Cao
Bằng thời Pháp thuộc của Lê Thị Hương (NCLS, số 11/2009),...
Trong những năm gần đây, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên,
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, Đảng bộ Công ty Gang thép Thái Nguyên và
các mỏ trong tỉnh tiếp tục chỉnh lý, biên soạn công phu hơn Lịch sử Đảng bộ
tỉnh, các đặc san kỷ niệm ngày truyền thống. Ví dụ như năm 1995, Ban Thường
vụ huyện ủy Đại Từ xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ. Năm 1996,
Ban Thường vụ huyện ủy Phú Lương xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện
Phú Lương 1930 - 1954. Ban Thường vụ huyện ủy Võ Nhai xuất bản cuốn Lịch
sử Đảng bộ huyện Võ Nhai 1930 - 1954.
Đáng chú ý là năm 2003, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
xuất bản cuốn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936-1965). Cuốn
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

sách gồm 408 trang, trong đó phần mở đầu gồm 58 trang: Thái Nguyên: “Đất
nước và con người”, Chương I: “Xây dựng cơ sở Đảng đầu tiên và cuộc vận
động cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên (1936- 8/1945) gồm 113 trang là tư
liệu lịch sử quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài.
2.2.4. Luận văn, luận án và các đề tài nghiên cứu khoa học
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo Luận án Tiến sĩ của Hà Thị
Thu Thủy với đề tài: Công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp ở Thái Nguyên
thời kỳ 1906 - 1945; bảo vệ năm 2009, Luận án Tiến sĩ của Lê Thị Hương với đề
tài: Công nghiệp khai thác mỏ kim loại ở Cao Bằng thời Pháp thuộc (1888-1945),
chuyên đề nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Phương (2011): Công nghiệp Lào Cai
qua các thời kì lịch sử và truyền thống đấu tranh của nhân dân Lào Cai, Sở Văn

hóa Thông tin, Lào Cai; khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Thu Hương:
Giai cấp công nhân Thái Nguyên từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 (Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, bảo vệ năm 2008).
Các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy những nét sơ lược về đời
sống, phong trào đấu tranh và vai trò của giai cấp công nhân mỏ Thái Nguyên
trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là những tư liệu rất quí giá giúp
tôi nghiên cứu, thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp ở Thái Nguyên, Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát
triển của phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên (1897 – 1945).
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ bản chất bóc lột sức lao động của thực dân Pháp
thông qua hình thức tuyển mộ và sử dụng nhân công, khiến cho đời sống công
nhân đến chỗ cùng cực.
Tái hiện về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Thái Nguyên
(1897 – 1945). Qua đó, Luận văn làm rõ truyền thống đấu tranh kiên cường, bất
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

khuất của đội ngũ công nhân Thái Nguyên ngay từ khi mới ra đời, đồng thời
nêu ra một số bài học kinh nghiệm góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế
xã hội ở Thái Nguyên nói riêng và trên phạm vi cả nước trong giai đoạn công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu và làm rõ quá trình hình thành và phát triển của phong trào
công nhân tỉnh Thái Nguyên từ khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác

thuộc địa đến khi kết thúc hoàn toàn chế độ thống trị của Pháp trên đất nước ta
(1897- 1945) trên các góc độ: Phương pháp tuyển mộ công nhân của thực dân
Pháp, sự hình thành, đời sống giai cấp công nhân và phong trào công nhân.
So sánh với một số tỉnh miền núi phía Bắc, tìm ra những đặc trưng riêng
và đánh giá vai trò của phong trào công nhân Thái Nguyên thời kì này đối với
sự nghiệp cách mạng của cả nước.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Không gian giới hạn phạm vi tỉnh Thái Nguyên thời kì
thuộc Pháp với diện tích là 3.200 km2, bao gồm 8 đơn vị hành chính: Tỉnh lỵ
Thái Nguyên (nay là thành phố Thái Nguyên); 7 châu, huyện là Phú Bình, Phổ
Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương và Định Hoá.
Về thời gian: Giới hạn trong thời gian từ năm 1897 đến Cách mạng
tháng Tám thành công (năm 1945). Đây chính là thời kì thực dân Pháp thực
hiện công cuộc khai thác thuộc địa qui mô lớn ở Việt Nam, từ đó trên đất
nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã diễn ra những biến đổi
sâu sắc về kinh tế - xã hội trong đó đặc biệt là sự hình thành và phát triển
của phong trào công nhân.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Tài liệu gốc: Đó là các bộ chính sử như Khâm định Việt sử thông giám
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam Hội điển sử lệ chính biên và tục biên;
Đại Nam nhất thống chí….
Tài liệu lưu trữ: Tài liệu chủ yếu mà Luận văn sử dụng là các tài liệu
tiếng Pháp hiện được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội) và Thư

viện Quốc gia trong các phông của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (Fonds de la
Résidence Supérieure au Tonkin - RST, tổng số có 19 Hồ sơ); Phông Phủ Toàn
quyền Đông Dương (Fonds du Gouvernement général de l’Indochine - Gougal);
Phông Tòa Công sứ Hà Đông; v.v…Ví dụ như Accident sur les chantiers de la
mine de charbon de Phan Me, huyen de Phu Luong, province de Thai Nguyen.
1911 (Tai nạn trên các công trường mỏ Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên) (Hồ sơ 23683-RST), DÐsertion de 450 µ 500 coolies prÐcÐdemment
employÐs aux chantiers de la SociÐtÐ MiniÌre de Lang Hit (Về việc từ 450
đến 500 phu mỏ vừa được tuyển vào các mỏ ở Lang Hít bỏ trốn) (Hồ sơ 29726RST),…Khác với các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Cao Bằng,… Thái Nguyên
không phải là một trung tâm kinh tế thời Pháp thuộc nên những tài liệu này
không tập trung trong một phông riêng mà nằm tản mạn trong nhiều phông tài
liệu khác nhau nên rất khó khăn cho tác giả trong công tác nghiên cứu, thực
hiện đề tài.
Bên cạnh đó là các tư liệu được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Các cuốn
sách, các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch sử đã được công bố
và xuất bản, hiện đang được lưu trữ tại Thư viện tỉnh, phòng Nghiên cứu Lịch
sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Đảng bộ của các mỏ trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương
hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn vai trò của phong trào
công nhân tỉnh Thái Nguyên (1897 - 1945) trong sự nghiệp cách mạng của toàn
tỉnh và cả nước.
Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn sử dụng các tư liệu thu thập được
trong quá trình khảo sát tại địa phương, như các hồi ký của một số thợ mỏ ở
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Thái Nguyên từ thời Pháp thuộc, các cán bộ cách mạng lão thành, các lãnh đạo
mỏ từ sau khi hoà bình lập lại đến nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình sưu tầm tư liệu, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định,
xác minh, sàng lọc, xử lí tư liệu để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính khách
quan, khoa học cho đề tài.
Để thực hiện yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ
yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lô- gic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử
dụng các phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,…để
thu thập xử lí thông tin nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác, khoa học và
để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên trình bày hệ thống và toàn diện về phong
trào công nhân tỉnh Thái Nguyên (1897-1945).
Không những vậy, Luận văn còn làm rõ những điểm giống và khác của
vấn đề nghiên cứu so với một số tỉnh miền núi phía Bắc, tìm ra những đặc
trưng riêng và đánh giá vai trò của phong trào công nhân Thái Nguyên thời kì
này đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước.
Đồng thời Luận văn là tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ
thông, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, bổ sung và
làm phong phú nguồn tư liệu cho lịch sử dân tộc.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Sự hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên.
Chương 2: Đời sống công nhân tỉnh Thái Nguyên và phong trào đấu tranh giai
đoạn 1897 - 1945
Chương 3: Đặc điểm, vai trò của phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên (1897
– 1945)
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

Chƣơng 1
SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN THÁI NGUYÊN
1.1. Các điều kiện hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có diện tích là 3.541 km2 thuộc khu vực
miền núi và trung du Bắc Bộ, là vùng nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền
núi Đông Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía
Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang,
Phú Thọ. Thời Hùng Vương, vùng đất Thái Nguyên ngày nay thuộc bộ Vũ Định.
Thời thuộc Hán, Thái Nguyên thuộc quận Giao Chỉ. Thời kì nhà Đường thống
trị Thái Nguyên nằm trong đất châu Long và châu Vũ Nga thuộc An Nam đô hộ
phủ. Dưới triều Đinh, Tiền Lê (thế kỉ X), Thái Nguyên thuộc châu Vũ Lặc. Thời
nhà Trần, năm 1397 châu Thái Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên. Trong thời
kì nhà Minh chiếm nước ta (1407-1427), trấn Thái Nguyên đổi thành phủ Thái
Nguyên. Năm 1428, vào thời nhà Lê, Lê Thái Tổ chia đất nước thành năm đạo,
Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm 1466, Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả
nước, từ năm đạo chia nhỏ thành 12 đạo thừa tuyên, Thái Nguyên được gọi là
Thái Nguyên thừa tuyên. Năm 1469, Thái Nguyên thừa tuyên đổi thành thừa
tuyên Ninh Sóc. Đến năm 1483, Ninh Sóc thừa tuyên được gọi là xứ Thái
Nguyên. Năm 1677, Thái Nguyên gọi là trấn, gồm hai phủ Phú Bình và Thông
Hoá. Đầu triều Nguyễn (năm 1802), Thái Nguyên vẫn gọi là trấn. Năm 1831,
Thái Nguyên chính thức được gọi là tỉnh.
Xưa nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn thường được xem như một nét gạch nối
giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với vùng đại ngàn Việt Bắc. Với địa
thế "tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ", nên ngay trong thời kỳ chống sự xâm
lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, Thái Nguyên đã được cha ông ta
chọn là một trong những phòng tuyến quan trọng nhất nhằm bảo vệ cũng như
làm bàn đạp phản công để tiêu diệt quân địch. Như nhận định của Nguyễn Trãi

14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

trong Dư địa chí thì Thái Nguyên là “phên giậu thứ hai về phương bắc”. Theo
Công sứ Pháp Echinard trong cuốn Tiểu chí tỉnh Thái Nguyên: “Từ các thời kì
lịch sử cổ xưa, tỉnh Thái Nguyên đã đóng vai trò mà vị trí địa lí đã quyết định
cho nó, là vai trò tỉnh nằm giữa các tỉnh miền châu thổ và miền thượng du, qua
các biến cố lịch sử, Thái Nguyên đã từng là một vị trí bản lề” [1, tr.59].
Khí hậu Thái Nguyên được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ chênh lệch
giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là
13,7°c. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ, phân bố
tương đối đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 2.000 - 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Đây là
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một hệ thống sinh thái đa dạng và bền
vững có giá trị đối với nông, lâm nghiệp.
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi, diện tích đồi núi có độ cao
trên 100m chiếm 1/3 diện tích, còn 2/3 diện tích là vùng núi có độ cao dưới 100
m. Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi để tỉnh Thái Nguyên phát triển kinh
tế nông, lâm nghiệp.
Thái Nguyên nằm trong vùng vành đai sinh khoáng Đông Bắc Việt
Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, rất giàu về tài nguyên
khoáng sản. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thì vào
giữa thế kỉ XVIII người Thiều Châu Trung Quốc đã đi lại làm mỏ ở đây
không hạn chế. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại: Vàng có ở huyện Võ
Nhai (mỏ Kim Hỉ, Thuần Mang, Sàng Mộc, Bảo Nang); kẽm đen ở huyện Võ
Nhai (mỏ Làng Nho); sắt ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương (mỏ
Bảo Nang, mỏ Na Khôn, mỏ Quảng Khê, mỏ Cù Vân, mỏ Na Hóa, mỏ Phấn

Mễ, mỏ Quảng Hòa); than đá có ở Phú Lương. Huyện Định Hóa có bạc ,
đồng, chì, vàng [1], [5], [6], [36], [69].

15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Cho đến thế kỷ XIX, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nghề
khai mỏ quan trọng bậc nhất ở Việt Nam. Bảng 11 dưới đây đã thể hiện rõ sự
phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ của tỉnh Thái Nguyên thời kì đó.
Bảng 1.1. Thống kê số lƣợng mỏ của nƣớc ta nửa đầu thế kỷ XIX
Mỏ

Vàng

Tỉnh
Quảng Nam

1

Nghệ An

1

Bạc Đồng Thiếc

Sắt

Chì Gang Diêm Lưu

tiêu huỳnh

Thanh Hoá

1

sa

1

1

Sơn Tây

2

Bắc Ninh

Chu

1

3

4

Hải Dương

2
5


1

Thái Nguyên

6

10

Tuyên Quang

8

1

1
2

12

8

1

2

1

4


Cao Bằng

4

4

Lạng Sơn

9

5

Hưng Hoá

4

2

5

Cộng

34

14

9

1


29

Toàn quốc

1

2

11

3

5

1

19

2

123

Nguồn: [57, tr.129]
Sang đầu thế kỉ XX, trong quá trình khai thác thuộc địa trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, Công sứ Pháp Echinard đã ghi lại: Qua các thời đại trước, tỉnh
này vẫn được người Trung Hoa cũng như người An Nam coi là nơi giàu
khoáng sản các loại. Những người Trung Hoa trước đây đã từng khai thác
nhiều mỏ ở nơi này. Dấu vết công việc khai đào của họ mà người ta tìm thấy, là
những bằng chứng về các hoạt động khai khoáng của họ... Cần phải tạo điều
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>
1


×