Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã điệp nông, huyện hưng hà, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.47 KB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Phạm Văn Cảnh

1


LỜI CẢM ƠN!

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài thực tập cuối khóa, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở, nhân dân địa
phương, gia đình và bạn bè. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo –
Thạc sỹ Đoàn Bích Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân địa phương, ban lãnh đạo và cán bộ
UBND xã Điệp Nông – Hưng Hà – Thái Bình đã tạo kiện thuận lợn cho tôi hoàn
thành kế hoạch thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ quản lý thư viện khoa KT&PTNT, cán bộ
quản lý thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi sử dụng
tài liệu tham khảo.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo khoa KT&PTNT, các
thầy cô trong bộ môn Kinh tế, các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài và báo cáo thực tập cuối khóa.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Phạm Văn Cảnh

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chăn nuôi là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi
2


lợn thịt chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Hiện nay
có tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với trình độ nhận thức của người chăn nuôi đã
được nâng cao, vì vậy mà chăn nuôi lợn thịt đạt hiệu quả kinh tế cao đối với các hộ
chăn nuôi với quy mô lớn, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công
nghiệp. Do đó cần có sự đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi của các chủ chăn nuôi,
loại bỏ dần phương thức nuôi nhỏ lẻ, tận dụng.
Phát triển chăn nuôi lợn thịt tại xã Điệp Nông đã và đang đạt được những kết
quả vô cùng to lớn. Phát triển chăn nuôi lợn thịt làm cho nền kinh tế của xã cũng phát
triển, tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân nhân…Bên cạnh
những thành tựu đó, phát triển chăn nuôi lợn thịt tại xã cũng gặp không ít khó khăn
như: dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, thiếu vốn,…đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Điệp Nông.Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra
cho chính quyền địa phương và người dân phải có những biện phát cụ thể để phát
triển chăn nuôi lợn thịt một cách thiết thực nhất.
Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Phát triển
chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.
Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn nuôi lợn thịt. Các khái niệm và đặc điểm được tìm hiểu qua nhiều góc độ và
cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu. Từ các khái niệm về chăn nuôi và phát

triển chăn nuôi lợn thịt, đề tài đã bước đầu khái quát hóa khái niệm về phát triển chăn
nuôi lợn thịt và các phương thức chăn nuôi của người dân trước thực trạng phát triển
chăn nuôi lợn thịt tại xã Điệp Nông.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu
điều tra nghiên cứu dùng để điều tra thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn xã, kinh nghiệm chăn nuôi và sự hiểu biết của người dân đối với vấn đề phát triển
chăn nuôi lợn thịt; phương pháp thu thập số liệu qua điều tra, tổng hợp (số liệu do
UBND xã Điệp Nông, do các trang trại, gia trại và do người dân cung cấp…);
phương pháp phân tích số liệu dùng trong nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng về sự
phát triển, quy mô. Phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả, phân tích tình hình
3


kinh tế, xã hội, nhận thức của người dân trong từng điều kiện cũng như trường hợp cụ
thể. Phương pháp so sánh dùng để so sánh các hiện tượng với nhau từ đó tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chăn nuôi lợn thịt đến các quyết định của
người dân đồng thời đánh giá được những ý kiến đó.
Qua nghiên cứu thực tế tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã,
nhìn chung phát triển chăn nuôi lợn thịt đang ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả
kinh tế cao đối với người chăn nuôi trên địa bàn xã. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi,
nguồn lao động dồi dào, nguồn thức ăn đa dạng, phong phú được tận dụng từ các phụ
phẩm nông nghiệp, các công nghệ và kỹ thuật chăm sóc mới được áp dụng vào trong
phát triển chăn nuôi lợn thịt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi
lợn thịt trên địa bàn xã.
Qua quá trình điều tra và nghiên cứu, phát triển chăn nuôi lợn thịt cũng gặp không ít
khó khăn, các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt. , chăn nuôi
lợn thịt vẫn chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên môn dẫn đến gây
thiệt hại cho người chăn nuôi như dịch bệnh hay kỹ thuật chăn nuôi còn thấp; ít quan
tâm đến thông tin thị trường, hiểu biết về phát triển chăn nuôi lợn thịt rất hạn chế,...
Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra cho chính quyền địa phương và người dân phải có

những biện phát cụ thể để phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách thiết thực nhất.
MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CNH

Công nghiệp hóa

DT

Diện tích


ĐVT

Đơn vị tính

HTK

Hợp tác xã

KH – KT

Khoa học – Kỹ thuật

KL

Khối lượng



Lao động

NN

Nông Nghiệp

QML

Quy mô lớn

QMN


Quy mô nhỏ

QMV

Quy mô vừa

SL

Số lượng

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

Tr đ

Triệu đồng

HTX

Hợp tác xã

DV – TM

Dịch vụ - Thương mại


6


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam,
nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của
mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng
triệu người dân hiện Việt Nam. Hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi tỷ trọng giá trị sản phẩm trong GDP có xu
hướng giảm đi thì tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi lại có xu hướng tăng lên
trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng giá trị sản phẩm
thịt lợn.
Điệp Nông là một xã thuộc huyện Hưng Hà, phía bắc giáp với xã
Quỳnh Ngọc và xã Dân chủ, phía tay giáp với xã Tống Trân, phía tây giáp với
xã Đoan Hùng và xã Hùng Dũng, phía bắc giáp với xã Nguyên Hòa.Với điều
kiện đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, giao thông thuận tiện nên hết sức
thuận lợi trong sản suất nông nghiệp và chăn nuôi. Trong những năm gần đây,
chăn nuôi và đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt được chính quyền địa phương chú
trọng phát triển nên đã tạo cho địa phương sự đa dạng về thành phần kinh tế
và tạo công ăn việc làm mỗi năm đưa địa phương từ một xã khó khăn trở
thành một xã có nền kinh tế vững mạnh.
Dựa trên những thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, cần cù, chăm chỉ;
nguồn thức ăn đa dạng, phong phú được tận dụng từ các phụ phẩm nông
nghiệp; các công nghệ và kỹ thuật chăm sóc mới được các trang trại, gia trại,
hộ nông dân áp dụng vào trong phát triển chăn nuôi lợn thịt. Nắm bắt được
những thế mạnh đó, chính quyền địa phương và người chăn nuôi đã tận dụng
tối đa để phát triển chăn nuôi lợn thịt mang lại hiểu quả kinh tế cao làm tăng

thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm,...

7


Bên cạnh những thành công, cũng như kết quả đạt được,những năm qua
phát triển chăn nuôi lợn thịt tại đây còn gặp không ít khó khăn, chăn nuôi lợn
thịt vẫn chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên môn dẫn đến
gây thiệt hại cho người chăn nuôi như dịch bệnh hay kỹ thuật chăn nuôi còn
thấp; ít quan tâm đến thông tin thị trường, hiểu biết về phát triển chăn nuôi
lợn thịt rất hạn chế,...Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra cho chính quyền địa
phương và người dân phải có những biện phát cụ thể để phát triển chăn nuôi
lợn thịt một cách thiết thực nhất.
Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Phát
triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn
nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trên
cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu cho phát triển chăn nuôi lợn thịt
trên địa bàn xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn nuôi lợn thịt.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Điệp
Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt
trên địa bàn xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.


8


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề tài đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần
được trả lời :
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt bao
gồm những vấn đề, nội dung gì để từ đó làm cơ sở khoa học cho phân tích,
đánh giá phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thị ở xã Điệp
Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nói riêng ?
Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã Điệp Nông, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình những năm qua như thế nào ?
Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã Điệp Nông,
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình?
Cần có những giải pháp gì, như thế nào để xã Điệp Nông, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình phát triển chăn nuôi lợn thịt trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến
thực trạng, mục tiêu, định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt
cho địa bàn nghiên cứu tại xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Khách thể nghiên cứu là các hộ gia đình trang trại, các đơn vị chăn
nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu những đối
tượng khác như: người kinh doanh buôn bán, cơ quan tổ chức Nhà nước, các
tổ chức khác.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi không gian
Đề tại được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi xã Điệp Nông, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Một số nội dung nghiên cứu tại các chủ chăn nuôi,

trang trại, cơ quan chính quyền địa phương trên địa bàn liên quan.
1.4.2.2. Phạm vi thời gian

9


Số liệu về tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt qua 3 năm từ 2012 đến
2014, số liệu điều tra được tiến hành thời gian gần nhất (năm 2014).
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt của
xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và đưa ra các giải pháp phát
triển chăn nuôi lợn thịt cho xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
1.5. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt
- Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt tại xã Điệp Nông, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt tại Điệp Nông, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

10


PHẦN II
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
LỢN THỊT
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, nó cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con
người, dùng trong nước và để xuất khẩu (Lưu Chí Thắng, 1999).

2.1.1.2. Lợn thịt
Lợn thịt là lợn nuôi với mục đích chính để lấy thịt, không phải để lấy
giống hay mục đích sử dụng khác. Lợn thịt tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn
thấp, thời gian nuôi ngắn, giá thành hạ (Phạm Sỹ Tiệp, 2006).
2.1.1.3. Phát triển
Theo Bùi Đình Thanh (2015), phát triển là một quá trình tiến hóa của
mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý,
bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo
ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được
những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên
trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
2.1.1.4 Phát triển chăn nuôi lợn thịt
Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006), phát triển chăn nuôi lợn thịt là sự tăng lên
về quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm thịt lợn để đáp ứng tiêu dùng của
thị trường.

11


2.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn thịt
2.1.2.1. Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi quan trọng nhất của Việt Nam, với
sản lượng thịt cung cấp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt cho xã hội từ 75 - 80%,
với khoảng 80% số hộ vùng nông thôn chăn nuôi lợn.
2.1.2.2. Cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt
Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong
những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt
là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg
phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao.

2.1.2.3. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện
nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói,
thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò
nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn...
2.1.2.4. Cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người
Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan
trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông
nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây
cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng
sinh thái tự nhiên.
2.1.2.5. Nâng cao đời sống cho người chăn nuôi
Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho người chăn nuôi trong các
hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời, thông qua chăn nuôi
lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động
văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay...

12


2.1.2.6. Tạo nguồn nguyên liệu cho y học
Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học, trong công
nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục
đích nâng cao sức khỏe cho con người.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
Lợn thịt là loài động vật có hệ thần kinh cao cấp và rất mẫn cảm với
các tác động bên ngoài. Các yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và
môi trường sống đều có tác động rất lớn đến lợn thịt. Ngoài các tác động của
thời tiết và khí hậu, lợn thịt còn chịu ảnh hưởng bởi công chăm sóc và nuôi
dưỡng. Đặc biệt, trong thời kỳ vỗ béo nếu lượng thức ăn không đầy đủ sẽ ảnh

hưởng tới mức tăng trọng cũng như chất lượng thịt của lợn. Do đó, chăn nuôi
lợn thịt đòi hỏi phải có tính chuyên môn cao.
Giống và tuổi lợn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng trọng của nó.
Nhìn chung các giống lợn thịt hướng nạc có mức tăng trọng cao hơn lợn lai
kinh tế. Quy luật sinh trưởng phát triển của lợn thịt trải qua 3 giai đoạn: Thời
kỳ sau cai sữa, thời kỳ nuôi lợn choai, thời kỳ nuôi lấy thịt. Trong quá trình
phát triển, con lợn thường mắc phải một số bệnh như lở mồm long móng,
bệnh lợn tai xanh… có tỷ lệ chết cao ở lợn. Do vậy, cần có biện pháp đảm bảo
vệ sinh môi trường, vật nuôi và dụng cụ, vệ sinh chuồng trại, chú ý công tác
thú y phòng chống dịch bệnh cho lợn.
Trong chăn nuôi lợn thịt đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất
định, đồng thời để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần có lượng vốn đầu tư khá
lớn để xây dựng chuồng trại, các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi cũng như
đầu tư con giống và thức ăn cho chăn nuôi.
Chăn nuôi lợn thịt là ngành kinh tế sản xuất hàng hoá. Sản phẩm chính
của ngành là thịt lợn. Đây là sản phẩm được trao đổi trên thị trường là chủ
yếu (phần được người chăn nuôi sử dụng là rất ít). Vì vậy, ngành sản xuất này
được coi là sản xuất hàng hoá.

13


Có ba phương thức chăn nuôi chủ yếu là: phương thức chăn nuôi truyền
thốnglà phương thức chăn nuôi được lưu truyền từ xa xưa, ngày nay vẫn còn
tồn tại khá phổ biến. Chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng
thức ăn dư thừa trong sinh hoạt… Có đặc điểm của là thời gian chăn nuôi kéo
dài, năng suất chất lượng sản phẩm thấp; phương thức chăn nuôi công nghiệp
là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm,
sử dụng các giống lợn cho năng suất, chất lượng tốt như giống lợn hướng nạc.
Đặc điểm là yêu cầu vốn đầu tư lớn, chuồng trại phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ

thuật cơ giới hoá các khâu trong quy trình chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được
chế biến theo quy trình công nghiệp, năng suất sản phẩm cao, thời gian của
một chu kỳ chăn nuôi ngắn phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn; phương thức
chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa kinh
nghiệm chăn nuôi truyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến. Sử
dụng nguồn thức ăn có sẵn như cám, gạo, ngô , khoai, sắn... kết hợp với thức
ăn đậm đặc pha trộn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn. Giống lợn được sử
dụng chủ yếu là lợn thịt hướng nạc, phương thức này phù hợp với hình thức
chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình ở nước ta hiện nay và là phương thức được
người chăn nuôi áp dụng phổ biến.
* Quy mô chăn nuôi khác với trước đây, mỗi hộ gia đình thường chỉ
nuôi 1 – 2 con lợn với mục đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành
trồng trọt. Hiện nay, khi nền kinh tế đã có những thay đổi cùng với sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo hướng hàng hoá đã hình thành và phát
triển. Tuỳ theo điều kiện của người chăn nuôi (vốn, đất đai, lao động…), điều
kiện tự nhiên mà cơ cấu chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, phương hướng
chung trong phát triển chăn nuôi lợn thịt là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo
hướng giảm dần tỷ trọng chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, tăng dần
tỷ trọng chăn nuôi với quy mô phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt
mang lại hiệu quả kinh tế cao.

14


2.1.4. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt
2.1.4.1. Phát triển theo chiều rộng
Là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của hoạt động chăn nuôi lợn thịt.
Nó thể hiện sự phát triển hay suy giảm của chăn nuôi lợn thịt về số đàn, số
đầu con lợn thịt.
Chăn nuôi lợn thịt phát triển theo chiểu rộngcó nghĩa là: mở rộng diện

tích chăn nuôi, phát triển quy mô chăn nuôi đồng nghĩa với việc tăng số lượng
đàn, số đầu con, hiệu quả và đảm bảo chất lượng.
2.1.4.2. Theo chiều sâu
Phải phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Là yếu tố
quan trọng quyết định đến tiêu thụ sản phẩm.
Chăn nuôi lợn thịt phát triển theo chiều sâu có nghĩa là: nâng cao hiệu
quả chăn nuôi lợn thịt, chất lượng lợn thịt phải đảm bảo an toàn,đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng của khác hàng của thị trường và áp dụng những khoa học
công nghệ tiên tiến vào trong chăn nuôi sản xuất để nâng cao chất lượng và
giảm công lao động.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt
 Điều kiện tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng lớn
bởi thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ) tác động trực tiếp và gián
tiếp tới vật nuôi.
Nếu nhiệt độ cao quá nó tác động tới trao đổi chất của lợn như: kém
ăn, ăn không ngon vì thế ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khoẻ con vật. Nếu
nhiệt độ thấp quá làm cho lợn mất thân nhiệt cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng
và phát triển của lợn, vì thế người ta nhận định rằng nhiệt độ từ 23 - 33 0C thì
lợn phát triển tốt nhất.
Độ ẩm cao cũng cản sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của lợn vì vậy
càng làm tăng thân nhiệt trung tâm ảnh hưởng tới sự phát triển của lợn.

15


Ngoài ra lượng mưa hàng năm cũng ảnh hưởng gián tiếp tới phát triển đàn
lợn như ảnh hưởng tới nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống cung cấp thức ăn cho
lợn, chế độ chăm sóc lợn. Từ đó người chăn nuôi phải có biện pháp phù

hợp điều hoà nhiệt độ, độ ẩm cho từng giống lợn để chúng tăng trưởng phát
triển bình thường.
Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển đàn lợn, vì có đất thì mới
phát triển mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hóa.
Do đó đất đai là khâu then chốt cho sự phát triển quy mô.
 Giống

Trong ngành chăn nuôi lợn hiện tại, chúng ta đã có đàn lợn tốt với
nhiều nguồn gen quý. Hơn 25 năm qua nhiều chương trình nghiên cứu và phát
triển giống lợn của Nhà nước, có thể khẳng định được nguồn giống hiện có
cho đến nay có thể cơ bản ổn về chất lượng, còn số lượng thuộc vào giải pháp
nhân giống của chúng, nhất là các đàn giống trong chương trình hỗ trợ giống
của Nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa hình thành được hệ thống giống
lợn; nên dẫn đến tình trạng một số giống vật nuôi tốt lại biến thành vật nuôi
thương phẩm, vật nuôi thương phẩm trong các trại tư nhân lại biến thành con
giống; điều này đã làm giảm chất lượng đàn lợn ở thế hệ sau. Muốn đàn giống
ngày càng được cải thiện về di truyền, nâng cao năng suất của các tính trạng
sản xuất cần tổ chức và hình thành Hệ thống đăng ký và quản lý giống Quốc
gia mang tầm chiến lược. Hiện nay không một nước chăn nuôi tiên tiến nào
trên thế giới lại không có hệ thống đăng ký và quản lý giống quốc gia (head
book) nhờ đó đàn lợn của họ luôn được cải thiện về năng suất và chất lượng
sản phẩm do nhu cẩu thị hiếu người tiêu dùng theo từng giai đoạn.
 Thức ăn

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, thức ăn được coi là
biện pháp hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam
giá thức ăn chăn nuôi cao và chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát. So với

16



các nước trong khu vực và thế giới thì giá thức ăn ở nước ta rất cao và thường
xuyên biến động, điều này đã tác động bất lợi cho phát triển chăn nuôi lợn ở
nước ta trong những năm qua. Nhìn chung giá thức ăn gần đây có giảm nhưng
vẫn cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giá thức ăn cao là một
yếu tố quan trọng dẫn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi lợn cao và lợi nhuận
chăn nuôi thấp. Chất lượng thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi xuất có chất lượng rất khác nhau và chưa kiểm soát được. Nhiều xí
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi chưa tuân thủ đúng qui định đã ban hành
của Bộ Nông Nghiệp và PTNT. Nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn đang còn
thiếu, chi phí vận chuyển cao. Hàng năm chúng ta nhập từ bên ngoài khoảng
30-40% nguyên liệu như ngô, 80% khô dầu đậu tương, 50% bột cá và các
thức ăn bổ sung có nguồn gốc từ Vitamin - Khoáng và enzyme, axit amin tổng
hợp. Nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu sản xuất
thức ăn gia súc.
 Công tác thú y

Nước ta là một nước nhiệt đới, nơi xuất phát của nhiều dịch bệnh có
tính chất khu vực như các bệnh truyền nhiễm: Lở mồm long móng, tai xanh,
tụ huyết trùng, phó thương hàn, hội chứng bệnh tiêu chảy, hô hấp và sinh
sản... gây rủi ro rất lớn đến đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, nếu đàn lợn không
được tiêm phòng nghiêm ngặt. Mặt khác, hầu hết các sản phẩm chăn nuôi lợn
phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người, để giữ gìn sức khoẻ cho con
người thì các sản phẩm chăn nuôi lợn phải không có dịch bệnh. Vì vậy, trong
chăn nuôi lợn cần coi trọng công tác thú y, đặc biệt là công tác phòng bệnh và
kịp thời bao vây, khống chế, diệt gọn những ổ dịch, bệnh ngay từ khi mới phát
sinh.
Để thực hiện tốt công tác thú y, trong chăn nuôi lợn chúng ta phải thực
hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thú y như: Xây dựng chuồng trại
đúng quy trình, công tác tiêm phòng, công tác kiểm dịch chặt chẽ. Phải tổ


17


chức tốt mạng lưới thú y ở các địa phương, các dịch vụ thú y, tăng cường
công tác tuyên truyền giáo dục chuyển giao kiến thức chăn nuôi thú y cho
người chăn nuôi.
 Quy trình kỹ thuật

Trong chăn nuôi lợn, các giai đoạn sinh trưởng phát dục khác nhau thì
nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, khả năng phòng chống bệnh dịch khác nhau,
khả năng thích nghi khác nhau. Vì vậy, cần có quy trình kỹ thuật chăm sóc
nuôi dưỡng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng phát dục từng giai đoạn, khả
năng thích nghi và sức chống chịu của chúng theo mục đích sản xuất của con
người. Nắm chắc quy trình chăn nuôi, chúng ta tác động các biện pháp kỹ
thuật vào sản xuất, cải tiến khâu chăm sóc nuôi dưỡng, tăng cường bảo vệ đàn
lợn, làm tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế.
Ngày nay nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn trên thế giới và
trong nước đã được áp dụng ở Việt Nam như. Chọn lọc và lai tạo ra những
đàn lợn thịt có mỡ dắt trong thịt từ 2 - 4% giúp thịt lợn có vị thơm, độ mềm
và ngon. Nâng cao tỷ lệ nạc, giảm mỡ, giảm chi phí thức ăn. Tăng khả năng
tăng trọng; giảm thời gian nuôi thịt; tăng số con sống trong một lứa...
Những tiến bộ kỹ thuật này đã giúp ngành chăn nuôi lợn phát triển cả về số
và chất lượng.
 Phương thức chăn nuôi

Các phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi lợn. Hiện nay đã có nhiều phương thức tiên tiến đã
được áp dụng trong sản xuất như công nghiệp, bán công nghiệp, hợp tác, gia
công; tuy nhiên hình thức chăn nuôi lợn truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán trong

nhân dân với năng suất, chất lượng thấp vẫn đang chiếm chủ yếu.
 Vốn - Thị trường

Để phát triển chăn nuôi lợn thịt thì phải mở rộng quy mô chăn nuôi,
tăng cường đầu tư cơ sở chuồng trại chăn nuôi, áp dụng các biện pháp kỹ

18


thuật vào trong chăn nuôi, muốn vậy thì người chăn nuôi phải có nguồn vốn
lớn để đầu tư. Mặt khác, phát triển chăn nuôi lợn không chỉ chú ý đến từng
mặt hoặc đầu tư rải rác mà phải có vốn để giải quyết đồng bộ từ xây dựng
chuồng trại, con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh. Do đó cần phải có sự tích
luỹ vốn, có sự hỗ trợ của Nhà nước về việc vay vốn với lãi suất ưu đãi cho sản
xuất cũng như mạng lưới dịch vụ phục vụ chăn nuôi, giống, thú y, thức ăn, cơ
sở hạ tầng, thị trường đầu ra.
Ngày nay, các nhà kinh tế học thống nhất với nhau khái niệm về thị
trường như sau: thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người
mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng .
Thị trường các chủ thể kinh tế mua bán các yếu tố, điều kiện của sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, mua được các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Điều
đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường thông
suốt. Vì vậy, không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hoá không
thể tiến hành được .
Thị trường là nơi kiểm tra về chủng loại, số lượng và chất lượng hàng
hoá, điều tiết sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường các chủ thể sản xuất
kinh doanh lựa chọn phương án hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu
quả cao hơn. Thị trường là nơi diễn ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế
để xác định giá cả và sản lượng hàng hoá. Vì vậy đòi hỏi các chủ thể kinh tế
phải năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy áp dụng khoa

học công nghệ... để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường .
Với ý nghĩa và vai trò như vậy của thị trường, để phát triển chăn nuôi
lợn bền vững, cần có chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thịt lợn, không
chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu, mà điều quan trọng hơn là thị trường
trong nước, để làm sao hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển khiến người tiêu
dùng tin cậy hơn vào sản phẩm trong nước.
 Yếu tố chính sách
19


Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy cơ chế, chính sách có tác động mạnh
mẽ đến phát triển của chăn nuôi lợn. Để kích thích phát triển chăn nuôi lợn ở
nước ta cần phải có các chính sách tích cực và đồng bộ, như: Chính sách liên
quan đến công tác giống lợn; Chính sách liên quan đến sản xuất, chế biến
thức ăn chăn nuôi lợn; Chính sách liên quan đến mạng lưới thú y và chế biến
sản phẩm chăn nuôi lợn; Chính sách khuyến khích thị trường; Chính sách về
công tác quản lý đàn lợn; Chính sách về đầu tư; Chính sách cho công tác
nghiên cứu khoa học và khuyến nông...
 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tác động nhiều mặt đến phát triển KT - XH trong đó có
sản xuất ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn.Ở những địa phương có hệ
thống cơ sở hạ tầng tốt, nó là cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế ở địa
phương, trong đó có chăn nuôi là điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân.
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt
2.2.1.Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Trên thế giới hiện nay thịt lợn là sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàng
ngày của người tiêu dùng. Theo trang tin tức – xúc tiến thương mại của Bộ
Nông Nghiệp & PTNT Việt Nam thì trong những năm qua sản lượng thịt lợn

trên thế giới tăng trưởng ổn định và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

20


Bảng 2.1. Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế
giới.
ĐVT: 1000 tấn
Nước

2012

2013

2014

So sánh (%)
13/12
14/13
BQ
Trung Quốc
52.350 53.800 54.700
102.77
101,67 102,22
EU-28
22.526 22.450 22.450
99,66
100
99,83
Braxin

3.330
3.370
3.435
101,20
101,93 101,57
Nga
2.075
2.190
2.300
105,54
105,02 105,28
Việt Nam
2,175
2.220
2.260
102,07
101,80 101,94
Canađa
1.840
1.835
1.850
99,73
100,82 100,28
Philippin
1.310
1.350
1.390
103,05
102,96 103,01
Nhật Bản

1.297
1.305
1.305
100,62
100
100,31
Mêhicô
1.239
1.270
1.290
102,50
101,57 102,04
Hàn Quốc
1.086
1.210
1.160
111,42
95,87
103,65
Ðài Loan
878
850
840
96,81
98,82
97,82
Ukraina
701
790
820

112,70
103,80 108,25
Chilê
584
575
575
98,46
100
99,23
Achentina
331
390
400
117,82
102,56 110,19
Bêlarut
347
370
380
106,63
102,70 104,67
Mỹ
10.555 10.508 10.785
99,55
102,64 101,10
Các nước khác
3.027
3.031
2.984 100,13
98,45

99,29
Tổng cộng:
105.651 107.514 108.924 101,76
101,31 101,54
Nguồn: Theo Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA năm 2014
Trung Quốc, nước chiếm gần 50% sản lượng thịt lợn thế giới, sản
lượng đã tăng đáng kể trong mấy năm qua và sản lượng năm 2014 sẽ đạt kỷ
lục mới 54,70 triệu tấn nhờ chi phí đầu vào được kỳ vọng sẽ giảm và nhu cầu
gia tăng. Chính phủ trợ cấp cho lợn nái đã khuyến khích người chăn nuôi lợn
duy trì đàn lợn bất chấp lợi nhuận thấp trong năm 2013 do giá vật tư đầu vào
tăng cao và tốc độ tăng trưởng nhu cầu yếu đi. Sản lượng của Braxin được kỳ
vọng sẽ tăng nhẹ nhờ có nhu cầu mạnh ở trong nước và các thị trường xuất
khẩu, và sẽ đạt kỷ lục 3,44 triệu tấn trong năm 2014, chủ yếu nhờ giá thức ăn
chăn nuôi giảm và giá thịt lợn tăng. Sản lượng của Nga sẽ tăng nhẹ, đạt 2,30
triệu tấn nhờ sự hỗ trợ của chính phủ và giá thức ăn chăn nuôi giảm.
21


Trong khi đó, sản lượng thịt lợn năm 2014 của EU vẫn ở mức 22,45
triệu tấn của năm 2014 mặc dù giá thức ăn chăn nuôi giảm và số lượng giết
mổ giảm được bù lại nhờ trọng lượng lợn khi giết mổ tăng. Sản lượng của Mỹ
sẽ tăng vừa phải, đạt 10,79 triệu tấn nhờ tăng lượng giết mổ và trọng lượng
lợn giết mổ tăng. Sản lượng của Canađa chỉ tăng nhẹ, đạt 1,85 triệu tấn. Sản
lượng của Nhật Bản sẽ không thay đổi, vẫn ở mức 1,30 triệu tấn của năm
2013; sản lượng của Mêhicô sẽ tăng vừa phải đạt 1,29 triệu tấn và sản lượng
của Hàn Quốc sẽ giảm vừa phải, xuống còn 1,16 triệu tấn.
* Tình hình xuất, nhập khẩu thịt lợn trên thế giới.
Mậu dịch thịt lợn thế giới đã tăng khoảng 25% trong vòng 5 năm qua nhờ
mức thu nhập tăng và nhu cầu nhập khẩu tăng, đặc biệt ở Đông á và Bắc Mỹ.
Nhu cầu nhập khẩu tăng nhẹ sẽ được đáp ứng bởi một số nước cung cấp chủ yếu

và các nước xuất khẩu phi truyền thống đang nổi lên, với tổng xuất khẩu thịt lợn
năm 2014 đạt 7,24 triệu tấn, tăng so với 7,06 triệu tấn của năm 2013.
Mỹ được kỳ vọng vẫn là nước xuất khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới, với
xuất khẩu trong năm 2014 sẽ tăng nhẹ, đạt 2,39 triệu tấn. Thu nhập của người
tiêu dùng tăng ở Mehicô và thuế suất hải quan giảm ở Hàn Quốc được kỳ
vọng sẽ giúp tăng nhu cầu nhập khẩu. Xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn ổn định,
trong khi Mỹ vẫn không đạt tiêu chuẩn về chứng chỉ sạch dư lượng
ractopamine để xuất khẩu sang Nga. Xuất khẩu thịt lợn của EU sẽ vẫn ở mức
2,20 triệu tấn của năm 2013, xuất khẩu của Braxin sẽ tăng vừa phải, đạt 620
ngàn tấn; và xuất khẩu của Canađa sẽ vẫn trì trệ ở năm thứ 3 liên tiếp, đạt
1,25 triệu tấn trong năm 2014 mặc dù đồng đôla Canađa suy yếu.
Bảng 2.2.Tình hình xuất khẩu thịt lợn của 1 số nước chính trên thế
giới
ĐVT: 1000 tấn
Nước
EU-28

2012
2.171

Năm
2013
2.200

2014
2.200
22

13/12
101,34


So sánh (%)
14.13
100,00

BQ
100,67


Canađa
1.243 1.245 1.245
100,16
100,00
100,08
Braxin
661
600
620
90,77
103,33
97,05
Trung Quốc
235
250
265
106,38
106,00
106,19
Chilê
180

185
190
102,78
102,70
102,74
Mêhicô
95
110
120
115,79
109,09
112,44
Bêlarut
104
75
95
72,12
126,67
99,39
Ôxtrâylia
36
35
36
97,22
102,86
100,04
Việt Nam
25
25
25

100,00
100,00
100,00
Ukraina
20
4
20
20,00
500,00
260,00
Mỹ
2.441 2.292 2.390
93,90
104,28
99,09
Các nước khác
34
37
37
108,82
100,00
104,41
Tổng cộng:
7.254 7.058 7.243
97,30
102,62
99,96
Nguồn: Theo Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA năm 2014
Về nhập khẩu thịt lợn:
Nhập khẩu thịt lợn vào Trung Quốc năm 2014 sẽ tăng nhẹ, đạt kỷ lục

775 ngàn tấn; nhập khẩu vào Nga sẽ tăng nhẹ, đạt 920 ngàn tấn; nhập khẩu
vào Mêhicô sẽ tăng nhẹ, đạt kỷ lục 800 ngàn tấn; nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ
tăng, đạt 425 ngàn tấn; nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ đạt 1,25 triệu tấn, gần như
không thay đổi so với năm 2013; và nhập khẩu vào Mỹ đạt 390 ngàn tấn.
2.2.2.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Thấy rõ được vị trí quan trọng của ngành chăn nuôi lợn trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngay từ khi đổi mới Đảng và Nhà nước ta
đã đưa ra từng bước hoàn thiện những chủ trương chính sách nhằm phát triển
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên phạm vi cả nước.
Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung gắn với công nghiệp
chế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các chủ chăn nuôi giỏi, các
nông trại chăn nuôi. Thực hiện chương trình nạc hoá đàn lợn.... Mở rộng
mạng lưới chế biến thức ăn gia súc, thú y, bảo hiểm vật nuôi và các dịch vụ
khác, phấn đấu đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông
nghiệp lên từ 30- 35%.

23


Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê năm 2014
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng ngành chăn nuôi lợn trong ngành chăn nuôi
Với chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất bền
vững, ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành trọng điểm. Để phát
triển chăn nuôi nói chung và ngành chăn lợn, Thủ tướng Chính Phủ đã ban
hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để
giúp ngành chăn nuôi lớn phát triển trong những năm tới.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
kỹ thuật hiện đại là các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điều
kiện cho nền kinh tế nước ta có những bước nhảy vọt, đặc biệt trong sản xuất

nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằng việc
cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong chăn nuôi, nước ta cũng
đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi lợn.
Bảng 2. 3. Số lượng lợn thịt phân theo địa phương
ĐVT: Triệu con
Tỉnh/Thành phố
Cả nước
ÐB Sông Hồng
Trung du miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và DH miền Trung
Tây Nguyên
Ðông Nam Bộ
ÐBSCL

2012
22 910.3
5 989.0

Năm
2013
22 379.1
5 785.5

2014
22 269.2
5 712.4

So sánh (%)
13/12 14/13

BQ
97,68 99,50 98,59
96,60 98,74 97,67

5 470.5

5 374.8

5 365.2

98,25

99,82

99,04

4 350.0
1 498.4
2 386.6
3 215.8

4 231.8
1 471.9
2 364.1
3 151.0

4 230.4
1 495.3
2 380.2
3 085.7


97,28
98,23
99,06
97,98

99,97
101,59
100,68
97,93

98,63
99,91
99,87
97,96

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2014
Hiện mỗi năm nước ta xuất chuồng khoảng 25 triệu con lợn. Tham gia
vào hệ thống sản xuất thịt lợn bao gồm các trang trại Nhà nước, tư nhân và
trang trại thuộc các doanh nghiệp nước ngoài,. doanh nghiệp Nhà nước chủ
24


yếu cung cấp con giống. Các công ty nước ngoài hoạt động chăn nuôi lợn ở
nước ta dưới dạng liên kết sản xuất với bà con nông dân cung cấp thức ăn,
con giống, thuốc thú y, bao tiêu sản phẩm.
Trong hơn 10 năm qua, ngành chăn nuôi của Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng vượt bậc, sản lượng thịt lợn thương phẩm cao, tỷ lệ thịt lợn siêu nạc
ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chăn nuôi lợn đang
chuyển từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Chăn nuôi lợn mở rộng theo

hướng trang trại với quy mô lớn, không những cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng
thịt lợn trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc.
2.2.3. Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt trên thế giới
Chăn nuôi lợn thịt đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi.
Những năm qua, chăn nuôi lợn thịt đã đạt được những kết quả vô cùng to lớn
như làm tăng trưởng nền kinh tế, cung cấp thực phẩm,… Điển hình các nước
đi đầu trong phát triển chăn nuôi lợn thịt có công nghệ cao, chất lượng thịt tốt,
số lượng lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Thụy
Điển, Nga, Pháp,… Các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn thịt theo hình thức
công nghiệp hóa, đạt trình độ chuyên môn cao và rút ra được những bài học
kinh nghiệp để các nước khác học hỏi. Sau đây là các nước điển hình về chăn
nuôi lợn thịt và các kinh nghiệp của họ:
 Mỹ: chăn nuôi lợn thịt có quy mô rất lớn và tập trung, các trang trại chăn nuôi

quy mô lớn thường chăn nuôi kết hợp cả 3 loại lợn trong một trại là lợn nái,
lợn cai sữa sớm và lợn thịt để giảm thiểu chi phí về giống. Các trại này
thường có nhà máy thức ăn và đội xe vận tải riêng, các hoạt động sản xuất
đều được áp dụng máy móc hiện đại. Các trang trại liên kết với các nhà máy
giết mổ để tiêu thụ sản phẩm. Đây là hướng đi theo hướng chăn nuôi công
nghiệp hóa là dạng chăn nuôi chuyên môn hóa, năng suất cao.
 Hà Lan: Quy mô chăn nuôi lợn của Hà Lan khá nhỏ và chủ yếu là sản xuất
theo hộ gia đình. Tuy có quy mô chăn nuôi nhỏ nhưng công nghệ chăn nuôi
25


×