Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.73 KB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân
do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở xã Nguyên Khê, Huyện Đông
Anh, Thành phố Hà Nội”được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015.
Đề tài sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này
đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở
địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì đề tài nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã
được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày... tháng... năm...
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Anh

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng
nhờ sự tận tình của các thầy cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn
thiện đề tài “Sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân
do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tại xã Nguyên Khê - huyện Đông
Anh – TP Hà Nội”
1


Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa kinh tế và phát
triển nông thôn trường Học Viện Nông Nghiêp Việt Nam đã truyền đạt và trang
bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập trên giảng đường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS. TS Đỗ Kim
Chung người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện chuyên đề thực tập.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Nguyên Khê, phòng kinh


tế, phòng thống kê, các phòng ban và các hộ dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình, người thân và bạn bè luôn quan tâm
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề của mình lòng biết ơn chân
thành nhất.
Do thời gian thực tập không dài và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi thiếu xót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các thầy
cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày... tháng... năm...
Sinh viên

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đô thị hoá (ĐTH) là xu thế tất yếu của các quốc gia trong quá trình
phát triển. Sau hơn 25 đổi mới, cùng với chính sách mở cửa và chuyển đổi nền
kinh tế từ hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã và
đang bước vào giai đoạn mới của quá trình ĐTH với nhiều biến đổi nhanh
chóng về tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, môi trường. Không
nằm ngoài sự phát triển chung đó, quá trình đô thị hóa tại xã Nguyên Khê,

2


huyện Đông Anh diễn ra với nhiều sự thay đổi, đó là mất đất nông nghiệp, dẫn
đến sự xuất hiện của những việc làm mới kèm theo những biến đổi về thu
nhập và chi tiêu của người dân. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn nghiên cứu
đề tài “Sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân do
ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tại xã Nguyên Khê – huyện Đông
Anh – thành phố Hà Nội”
Bài viết có mục tiêu nghiên cứu là (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí

luận và thực tiễn về đô thị hóa, quá trình đô thị hóa, sự thay đổi về việc làm, thu
nhập, chi tiêu ; (2) Đánh giá thực trạng đô thị hóa và sự thay đổi về việc làm, thu
nhâp, chi tiêu của người dân ở Nguyên Khê trong những năm vừa qua; (3) Phân
tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc làm, thu nhập, chi tiêu của
người dân; (4) Đề xuất giải pháp về việc làm, thu nhập, chi tiêu để không ngừng
nâng cao chất lượng của người dân trên địa bàn xã trong quá trình đô thị hóa.
Bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ cho thấy được thực trạng đô thị
hóa diễn ra tại xã, sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu, và những ảnh
hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đô thị hóa đến những vấn đề đó. Từ đó
đưa ra các giải pháp thiết thực về vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập
và tiết kiệm chi tiêu cho hộ dân.

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BCĐ
CP
CQG

CSHT
CSVC
DS
ĐTH
HTX
KCN
KT – XH

NTM
QLĐĐ
QSD
SXKD
TDTT
THCS
THPT

Ban chỉ đạo
Chính phủ
Chuẩn quốc gia
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất
Dân số
Đô thị hóa
Hợp tác xã
Khu công nghiệp
Kinh tế – Xã hội
Nghị định
Nông thôn mới
Quản lý đất đai
Quyền sử dụng

Sản xuất kinh doanh
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP
TTATXH
UBND

Thành phố
Trật tự an toàn xã hội
Ủy ban nhân dân

5


Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc
biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nước đang
phát triển, có mức độ đô thị hóa hiện nay vào khoảng trên 25%, thuộc loại
thấp so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, là nước đi sau, chúng ta có thể
tận dụng được các cơ hội của thời đại và học tập những kinh nghiệm quý từ
các nước đi trước để áp dụng vào nước ta, dẫn dắt nước ta dần dần phát
triển.
Đặc điểm nổi bật của đô thị hóa là xuất hiện những khu công nghiệp,

nhà máy, khu dân cư đông đúc, tính đến thời điểm tháng 2/2011, Việt Nam
hiện có 256 khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành lập, phần lớn
diện tích khu công nghiệp đều là đất nông nghiệp và nhân công chủ yếu đều
là nông dân. Đô thị hóa xuất hiện không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống
mà còn mở ra nhiều cơ hội về việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập từ
nhiều nguồn khác nhau thay vì trước kia thu nhập đa phần là từ nông nghiệp.
Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, Nguyên Khê là 1 xã nằm ở
phía Bắc, thuộc huyện Đông Anh - là 1 trong những huyện có tốc độ đô thị hóa
mạnh nhất hiện nay và nằm trong phân khu đô thị N5, thuộc khu vực đô thị
trung tâm, theo quy họach chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến 2050 được thủ tướng chính phủ phê duyệt, có nhiều tuyến đường
trọng điểm chạy qua, thu hút nhiều dự án đầu tư, hình thành nhiều khu công
nghiệp tập trung. Những năm qua xã Nguyên Khê đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ
cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, sản xuất
nông nghiệp chú trọng trồng các loại cây có giá trị cao, đời sống văn hóa, tinh
thần của người dân thay đổi rõ rệt, vấn đề về việc làm, thu nhập, chi tiêu cũng
có nhiều chuyển biến. Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
66


“Sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân do ảnh
hưởng của quá trình đô thị hóa ở xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh,
Thành phố Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Khảo sát thực trạng đô thị hóa, nghiên cứu sự thay đổi về việc làm, thu
nhập và chi tiêu của hộ do ảnh hưởng của đô thị hóa tại xã Nguyên Khê, huyện
Đông Anh, TP Hà Nội, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó, tác
động tích cực, tiêu cực của đô thị hóa đến việc làm, thu nhập, chi tiêu. Từ đó có
cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cụ thể.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa, quá trình
đô thị hóa, sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu;
- Đánh giá thực trạng đô thị hóa và sự thay đổi về việc làm, thu nhâp, chi
tiệu của người dân ở Nguyên Khê trong những năm vừa qua;
- Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc làm, thu nhập, chi
tiêu của người dân xã Nguyên Khê;
- Đề xuất giải pháp về việc làm, thu nhập, chi tiêu để không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã trong quá trình đô thị
hóa.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là đô thị hóa, quá trình
đô thị hóa, sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân do ảnh
hưởng của quá trình đô thị hóa.
- Đối tượng điều tra: Các hộ dân trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ngoài ra phỏng vấn cán bộ xã về ảnh hưởng của
đô thị hóa đến hộ nông dân.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung:
77


Đề tài tập trung nghiên cứu sự thay đổi việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ
dân do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, những tác động của đô thị hóa đến
các vấn đề đó.
1.3.2.2 Phạm vi không gian:
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Nguyên Khê là 1 trong những xã
có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian:

- Về nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu liên quan đến tình
hình phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, đất đai, môi trường…..của xã
trong nhiều năm, từ 2010 - 2014
- Về nguồn số liệu sơ cấp: Điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân ứng với
các mốc diễn ra trước và sau quá trình đô thị hóa, trong đề tài này, số liệu
điều tra được thực hiện trong năm 2015
- Thời gian thực hiện đề tài : 15/1/2015 – 1/6/2015

88


Phần II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỰ THAY ĐỔI VỀ VIỆC LÀM, THU
NHẬP, CHI TIÊU CỦA HỘ NÔNG DÂN DO ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA
2.1 Cơ sở lí luận về sự thay đổi việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân
do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
2.1.1 Bản chất, khái niệm sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của
hộ nông dân do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
Đô thị hóa là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã
hội mỗi quốc gia. Tuy nhiên đô thị hóa diễn ra ở mỗi quốc gia lại khác nhau về
tốc độ, chất lượng cũng như ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh khác trong đời
sống người dân.
Một trong những đặc trưng cơ bản của đô thị hóa là diện tích đất nông
nghiệp nhường chỗ cho những mục đích sử dụng đất khác, đó có thể là xây
dựng nhà máy, xí nghiệp, khác khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc, trung
tâm thương mại vv…Điều đó khiến cho vấn đề về việc làm của những người
nông dân mất đất cũng như những người dân trong khu vực chịu tác động của
ĐTH có nhiều chuyển biến. Thứ nhất, mở ra cơ hội về việc làm lớn cho người
dân trong những khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Thứ hai, cơ cấu việc làm
có nhiều thay đổi, đó là sự xuất hiện của những nghành nghề mới phi nông

nghiệp như kinh doanh, dịch vụ, cho thuê nhà trọ, đi xuất khẩu lao động vv…
Bên cạnh đó vấn đề việc làm cũng trở thành mối lo ngại lớn đối với những
người dân bị mất đất nhưng lại không đủ khả năng để lao động trong những khu
công nghiệp , từ đó sẽ nảy sinh nhiều ngành nghề tự do mới để đáp ứng nhu cầu
của bản thân. Kéo theo sự thay đổi về việc làm đó là sự chuyển biến thu nhập
của người dân, nguồn thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào việc làm, cơ cấu thu nhập
cũng đa dạng hơn, từ nhiều lĩnh vực khác nhau thay vì trước kia nguồn thu
nhập chủ đạo là nông nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến vấn đề về chi tiêu, người
dân sẽ phải chi tiêu nhiều hơn trước đặc biệt là chi tiêu cho ăn uống, giáo dục và
đầu tư kinh doanh.
99


Có thể thấy, vấn đề về việc làm, thu nhập, chi tiêu có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và mối quan hệ đó càng chặt chẽ hơn khi chịu tác động của quá
trình đô thị hóa.
2.1.2 Vai trò cuả đô thị, đô thị hóa
2.1.2.1 Vai trò của đô thị
a, Khái niệm về đô thị
Ở Việt Nam, khái niệm đô thị có sự thay đổi theo thời gian.
Thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXD-TCCBCP hướng dẫn về phân
loại đô thị và cấp quản lý đô thị nêu rõ: “Đô thị là một khu dân cư tập trung
có đủ hai điều kiện: về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; về trình độ phát triển,
đô thị là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát
triển KT- XH của một vùng lãnh thổ, tỷ lệ lao động của khu vực nội thành, nội
thị xã, thị trấn tối thiểu đạt 65% tổng số lao động, cơ sở hạ tầng tối thiểu đạt
70% mức quy chuẩn xây dựng, quy mô dân ít nhất là 4.000 người và mật độ
dân số tối thiểu 2.000 người/km2”
Thông tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của

Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Phân loại đô thị đã định nghĩa: “
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”
Các khái niệm về đô thị đều có tính tương đối xuất phát từ sự khác nhau
của trình độ phát triển kinh tế, xã hội, đặc điểm văn hóa và hệ thống dân cư.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng
quản lý của mình. Nếu xem xét trên một phương diện chung nhất định thì đô thị

10


hóa là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động
trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Trên quan điểm xã hội học, đô thị là một hình thức tồn tại của xã hội
trong một phạm vi không gian cụ thể và là một hình thức cư trú của con người.
Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư mật
độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là
trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội của một nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một
vùng.
Tóm lại:
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là dân cư phi
nông nghiệp, dân cư nội thị là 4000 người và đối với miền núi là 2800 người có
cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ,
của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.Đô thị
bao gồm: thành phố, thị xã, thị trấn.

Các quốc gia có trình độ về phát triển kinh tế, xã hội và mật độ tập trung
dân cư là khác nhau nên khái niệm đô thị chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi
quốc gia có quy định riêng về quy mô, mật độ và cơ cấu lao động tùy thuộc vào
điều kiện của nước mình, nhưng chủ yếu lấy 2 tiêu chuẩn cơ bản :
+ Quy mô và mật độ dân số: quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật
độ trên 3000 người/km2
+ Cơ cấu lao động: tối thiểu là trên 60% lao động là lao động phi nông
nghiệp.
b, Phân loại đô thị
Nghị định số 42/2009/NĐ - CP của Chính phủ : Về việc phân loại đô thị
thì đô thị được chia thành 6 loại như sau:

1.

Đô thị loại đặc biệt

11


-

Giữ vai trò "trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật,

đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước".
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
- Mật độ dân số nội đô bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô
từ 90% trở lên.
- Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.

Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được chính phủ xếp loại đô thị đặc
biệt là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hải Phòng cũng
đang được xem xét là đô thị loại đặc biệt vào năm 2020, muộn nhất là 2025.
Để hỗ trợ chính quyền hai thành phố này hoàn thành chức năng của đô thị
loại đặc biệt, Chính phủ cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số
cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù.
2.

Đô thị loại I

Đô thị loại I, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam, là những đô thị
giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Tiêu
chí xác định thành phố là đô thị loại I gồm:
-

Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học

kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên
tỉnh hoặc của cả nước.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên đối với đô thị trực
thuộc trung ương và từ 500 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc
tỉnh.
-

Mật độ dân số nội đô bình quân từ 12.000 người/km² trở lên đối với đô

thị trực thuộc trung ương và từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực
thuộc tỉnh.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô

từ 85% trở lên.
Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
12


Đô thị loại II
Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học
3.

-

kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng
liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 800 nghìn người trở lên đối với đô thị
trực thuộc trung ương và từ 300 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc
tỉnh.
-

Mật độ dân số nội đô bình quân từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô

thị trực thuộc trung ương và từ 8.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực
thuộc tỉnh.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở nội đô từ 80%
trở lên.
Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ
và hoàn chỉnh.
4.
Đô thị loại III
Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học

kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh
vực đối với vùng liên tỉnh.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động nội đô từ 75%
trở lên.
Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Tại
thời điểm 7/8/2010, Việt Nam có 32 đô thị loại III. Đến tháng 2/2015 có 41
đô thị loại III (trong đó có 10 thị xã).
Đô thị loại IV
Chức năng đô thị: là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học –
5.

-

kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của

13


một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
- Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km² trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với
tổng số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đạt các tiêu chí quy định
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước được thực hiện theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị.

Các đô thị loại IV có thể là thị xã hoặc thị trấn. Đến tháng 2/2015 có 70 đô
thị loại IV (trong đó có 35 thị trấn).
Đô thị loại V
Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế,
6.

-

hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
- Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km² trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt
65% so với tổng số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được
xây dựng tiến tới đồng bộ.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước được thực hiện theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị.
c, Đặc điểm của đô thị
Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ 2001 của Chính phủ quy
định rằng đô thị ở nước ta là các điểm dân cư tập trung với các tiêu chí cụ thể
sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, xã hội của 1 vùng nhất định.
+ Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4000 người trở lên.
+ Mật độ dân số tối thiểu: 2.000 người/km2 .

14



+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao
động.
+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu
phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với từng loại đô thị.
+ Kiến trúc, cảnh quan: theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt.
 Vai trò của đô thị :
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của 1 vùng nói riêng và cả nước nói chung. Đô thị
được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối,
song ảnh hưởng của nó có tính lan truyền mạnh mẽ. Các thành tựu khoa học kỹ
thuật trong các ngành kinh tế được nghiên cứu tại các trung tâm khoa học kỹ
thuật ở các thành phố được ứng dụng rộng rãi trong cả nước đã mang lại hiệu
quả cho nền kinh tế quốc dân.
+ Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, là
một sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật
và văn hóa.
+ Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.
+ Đô thị là bộ mặt của 1 quốc gia, phản ảnh tình hình phát triển kinh tế
của cả nước.
2.1.2.2 Vai trò của đô thị hóa
a, Khái niệm đô thị hóa
- Theo “Bách khoa tòan thư Wikipedia” “Đô thị hóa là sự mở rộng của
đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên
tổng số dân hay diện tích của một vùng hay một khu vực. Nó cũng có thể tính
theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu nó
được gọi là mức độ độ đô thị hóa, theo cách thứ hai nó có tên là tốc độ đô thị
hóa”. Tuy nhiên quan điểm về đô thị hóa như vậy chỉ phù hợp khi đô thị đảm
nhiệm chức năng hành chính và không phù hợp với khái niệm đô thị trong
giai đoạn hiện nay.
- Trên quan điểm phát triển, đô thị hóa là một quá trình hình thành,

phát triển các yếu tố cấu thành nên đô thị: dân số, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ
15


tầng. Đặc điểm nổi bật của nó là phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: phong
cách làm việc, quan hệ xã hội, cách thức sinh hoạt.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là quá trình phân bố lực
lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải
là đô thị thành đô thị. Một bước chuyển biến rõ nét trong quy hoạch và xây
dựng, quản lí đô thị, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển cao hơn vào những
năm tiếp theo.
Tóm lại: - Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư đô thị, là quá trình
chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, phi nông nghiệp
tăng, dân cư lao động chủ yếu là sống và làm việc theo kiểu thành thị.
- Đô thị hóa là 1 quá trình kinh tế, xã hội mà biểu hiện là sự tăng nhanh
về số lượng, quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung cưa dân cư trong
các thành phố lớn , phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
b, Phân loại đô thị hóa
Theo lịch sử phát triển của ĐTH thì chia ra làm 3 loại:
Loại 1: ĐTH thay thế:
+ Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay chính trong đô thị,
có sự di dân nhưng từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô. Đô thị hoá
thường vẫn mang tính chủ quan thông qua quy hoạch.
+ Đô thị hoá thay thế được quan niệm ở đây bao gồm cả sự mở rộng
không gian đô thị ấy bằng cách phát triển đô thị ra vùng ven và ngoại thành. Để
dễ hình dung ta có thể xem đô thị hoá có hai phần, một là, đô thị hoá ngay trong
đô thị đã có và đô thị hoá mở rộng ra vùng ven.
Loại 2: ĐTH cưỡng bức:
Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị,
lý do ngoài kinh tế, tức là không phải trước hết tìm việc làm hay tìm dịch vụ tốt

hơn. Quá trình cưỡng bức xảy ra có thể nông dân chạy vào thành phố chủ yếu là
lánh nạn. Đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được
mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập
16


cư không được đáp ứng kip thời. Đô thị trở nên quá tải, những tiêu cực do đô thị
hoá cưỡng bức mang lại ngày một nặng nề. Khả năng khắc phục là chưa thể.
Loại 3: ĐTH ngược:
+

Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc

từ đô thị trở về nông thôn. Ban đầu, khi quá trình đô thị hóa mới diễn ra, do nhu
cầu về vật chất lẫn tinh thần, con người đổ xô ra những khu đô thị sinh sống,
phát triển, càng ngày càng mất cân bằng về tỉ lệ dân cư giữa nông thôn và thành
thị. Sau khi quá trình ĐTH trở nên ổn định, đất chật, người đông, môi trường
sống không đảm bảo, con người lại muốn quay trở về nông thôn sinh sống, vì
khi đó điều kiện sống ở nông thôn đã được nâng cao, và chất lượng môi trường
thì hơn hẳn so với ở đô thị. Đô thị hóa ngược góp phần san bằng cuộc sống giữa
nông thôn và thành thị, khi đó điều mà con người quan tâm không còn là kinh tế
mà là chất lượng sống, môi trường sống, các dịch vụ về y tế, giáo dục
c, Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
+ Điều kiện tự nhiên: những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều
khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh
hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, qui mô lớn hơn. Ngược lại những
vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, qui mô nhỏ hơn.
+ Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị
tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh
tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển

của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền
đề cho đô thị hóa.
+ Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và
nền văn hóa đó ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội... nói
chung và các hình thái đô thị nói riêng.
+ Trình độ phát triển kinh tế: kinh tế phát triển là yếu tố có tính quyết định
trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để xây
dựng, nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn.

17


+ Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày
càng cao, các đô thị mọc lên nhanh chóng. Đặc biệt trong thời kì đổi mới, với
các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.
d, Tính tất yếu của quá trình đô thị hóa
- Sự phát triển kinh tế của mỗi nước gắn liền với sự hình thành và phát triển
của hệ thống ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển
của hệ thống các ngành này thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn và đô
thị hóa lại tác động ngược trở lại sự phát triển của các ngành này.
- Qui mô dân số ngày càng tăng, đòi hỏi phải đáp ứng cả về mặt vật chất
và tinh thần như: nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí... góp phần
đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
- Nhu cầu vật chất ngày càng tăng lên tỷ lệ với mức tăng thu nhập, đòi hỏi
cơ sở hạ tầng phải đáp ứng đủ. Từ đó nảy sinh nhu cầu đô thị hóa, phát triển
kinh tế đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.
- Quá trình phát triển kinh tế mỗi nước là quá trình phát triển lực lượng
sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập và tích lũy. Quá trình đó
tạo ra những điều kiện vật chất thúc đẩy và thực hiện nhanh quá trình đô thị

hóa. Đó cũng là xu thế vận động mang tính khách quan. Quá trình này dẫn tới
sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp là chủ yếu sang
công nghiệp là chủ yếu và cả sự biến đổi ngay trong khu vực công nghiệp. Kéo
theo đó là tập trung dân cư tại các khu công nghiệp, các vùng kinh tế để đáp ứng
sự thay đổi về nhu cầu sản xuất, sự phát triển kinh tế, từ đó hình thành nên các
khu công nghiệp, đô thị lớn.
=> Vai trò của đô thị hóa:
+ Thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế - xã hội của 1 vùng và 1 quốc
gia.
+ Đô thị hóa có thể mang lại nhiều lợi ích giúp bảo vệ môi trường, sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và phát triển bền vững.
+ Giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sử dụng tài nguyên và hạn
chế hệ lụy đến sinh thái.
18


+ Những ngành công nghiệp phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan
đến môi trường như cung cấp nước sinh hoạt, quản lý rác thải, xử lý nước, cảnh
quan, những ngành mang lại lợi ích thiết thực sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi
xây dựng và duy trì hoạt động so với vùng nông thôn.
+ Đô thị hóa dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sản và tăng cơ hội tiếp cận nền giáo
dục tốt, từ đó tác động tích cực đến môi trường.
+ Khuyến khích phát triển công nghiệp dịch vụ thay vì các công nghiệp
sản xuất truyền thống.
+ Sự tập trung cao của dân số ở đô thị có ưu điểm là giảm khoảng cách đi
lại, từ đó khuyến khích phát triển giao thông thân thiện với môi trường như giao
thông công cộng hiện đại, đi bộ hay đi xe đạp.
2.1.3 Đặc điểm của đô thị hóa dưới góc nhìn khác nhau
-


Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số

lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các hệ thống đô
thị.
-

Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội của đô thị và

nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dịch
vụ…do vậy đô thị hóa gắn liền với chế độ kinh tế xã hội.
+ Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị, dân cư tập chung chủ yếu ở các
thành phố lớn hoặc cực lớn, tỷ lệ dân cư thành thị của mỗi quốc gia là khác
nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế.
+ Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi: do ảnh hưởng của quá trình đô thị
hóa, lối sống thành thị còn có ảnh hưởng đến nông thôn về nhiều mặt.
- Dưới góc nhìn của người nông dân, đô thị hóa là quá trình mất đất nông
nghiệp và được đền bù một khoản tiền nhất định.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu
-

Thực trạng đô thị hóa trên địa bàn xã Nguyên Khê.
Đánh giá sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ dân do ảnh

hưởng của quá trình đô thị hóa.
Tác động của đô thị hóa đến việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ dân.
Các yếu tố ảnh hưởng đên việc làm, thu nhập, chi tiêu của hộ dân.
Các giải pháp về việc làm, thu nhập, chi tiêu cho người dân.
19



20


2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi về việc làm, thu nhập, chi tiêu
của hộ dân do quá trình đô thị hóa
2.1.5.1
2.1.5.2
2.1.5.3

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm
Doanh nghiệp
Chính sách địa phương
Năng lực của con người
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Trình độ học vấn
Diện tích đất
Thời gian sống tại địa phương
Khoảng cách từ nơi ở đến đô thị
Vốn vay, lãi suất, số lao động
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu

-

Nghề nghiệp, lĩnh vực công tác

-

Trình độ học vấn

-


Thu nhập

-

Vùng lãnh thổ

-

Quan niệm sống

2.2 Cơ sở thực tiễn về sự thay đổi việc làm, thu nhập, chi tiêu do ảnh hưởng
của quá trình đô thị hóa
2.2.1 Tình hình đô thị hóa và ở 1 số quốc gia trên thế giới
* Tình hình đô thị hóa trên thế giới
Đô thị hóa phát triển mạnh trên quy mô toàn cầu làm tăng số lượng
các đô thị lớn, tăng nhanh dân số đô thị và tỉ lệ thị dân. Hiện nay, xu hướng
phát triển của thế giới là biến trái đất thành một hành tinh chủ yếu bao gồm
các đô thị. Đến thế kỉ 21, khi dân số đạt mức ổn định, thì số dân cư nông thôn
thật là nông dân sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Dân số đô thị thế giới 2005 đạt tới
47% tổng dân số, ước tính đến 2025 là 61%. Sự gia tăng dân số đô thị thế giới
hiện nay chủ yếu tập chung ở các nước đang phát triển.
Bảng2.1: Dân số đô thị và tỉ lệ % dân số sống ở khu vực đô thịnăm 1970,
1990 và 2025
Dân số đô thị (triệu nười)
21

% dân số đô thị



Khu vực
Toàn thế giới

1970
1352

1990
2282

2025
5187

1970
37

1990
43

2025
61

Các nước đang phát triển:

654

1401

4011

25


34

57

103

532

13

20

44

615

1298

3479

26

36

59

689

881


1177



Các nước kém phát 38
triển nhất



Các nước khác

Các nước kinh tế phát triển
67
73
84
( Nguồn : Tạp chí đô thị )

Sự bùng nổ dân cư đô thị trong thế kỉ tới chủ yếu tập trung ở các nước
đang phát triển.Trong khi vào những năm 60 hơn một nữa dân số đô thị thế
giới tập trung ở các nước kinh tế phát triển. Tuy nhiên đến năm 1970 thì dân
số đô thị ở các nước phát triển chỉ nhiều hơn ở các nước đang phát triển cỏ
44 triệu người.Nhưng trong thời gian gần đây, sự chênh lệch dân số đô thị ở
các nước phát triển và các nước đang phát triển tăng lên nhanh chóng, từ
1975 các cân dân số đô thị giữa hai khu vực đã có sự thay đổi, tỉ lệ dân số đô
thị của thế giới sinh sống ở các nước đang phát triển tăng nhanh. Năm 1990
quá nữa dân số đô thị thế giới (61%) tập trung ở các nước đang phát triển.
Theo dự đoán dân số đô thị của liên hợp quốc, dân số đô thị thế giới
năm 2025 sẽ tập trung ở các nước đang phát triển gấp 4 lần ở các nước phát
triển.

Tốc độ gia tăng dân số đô thị các nước đang phát triển tăng lên nhanh
chóng trong thời gian ngắn có thể đạt tới con số hơn 4 tỉ người vào năm
2025. trong khi đó dân số đo thị ở các nước kinh tế phát triển tăng lên chậm,
chỉ tăng từ 881 triệu 1990 lên 1177 triệu năm 2025.
Tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển trong những năm gần
đây và trong thời gian tới tỉ lệ thị dân sẽ đạt tới 50% vào năm 2015 và có thể
đạt 57% vào năm 2025. Tuy nhiên, trong số đó còn có 47 quốc gia kém phát
triển nhất là những nước ở trong tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu có tốc
22


độ đô thị hóa thấp, năm 1970 tỉ lệ thị dân đạt có 13%, đến năm 1990 là 20%
với 103 triệu dân đô thị, tốc độ gia tăng trung bình là 4,95%/ năm. Sự gia
tăng về số lượng đô thị với quy mô lớn
+ Năm 1950, toàn thế giới mới có 8 đô thị trên 5 triệu dân; đến năm
1975 tăng lên 23; hiện nay là 50 đô thị với tổng số dân là 372,4 triệu người,
chiếm khoảng 6% tổng dân số thếgiới và gần 13% dân số đô thị toàn cầu.
+Số lượng các đô thị cực lớn (quy mô từ 10 triệu dân trở lên) cũng
tăng nhanh chóng,năm 1975 mới có 5 thành phố cực lớn thì đến năm 2000
đã có 14 thành phố.
Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị : Đô thị hóa đã làm cho đời sống
của người dân thay đổi rõ rệt với những biểu hiện cao của lối sống thành thị :
Nhu cầu giao tiếp đa dạng, nhu cầu về chọn lựa công việc và nhà ở ngày càng
cao


Tình hình đô thị hóa ở Nhật Bản
Là nước có trình độ phát triển cao, đô thị hóa mạnh mẽ, tập trung ở

nhiều thành phố lớn bậc nhất thế giới.

Nhật là nước tư bản duy nhất ở châu Á có trình độ phát triển kinh tế
phát triển cao. Đô thị hóa ở nhật diễn ra mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển
mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các thành phố mọc lên nhanh chóng,
đặc biệt là các thành phố lớn có mật độ dày đặc ở đảo Honxu, trong đó thành
phố lớn nhất Nhật Bản đồng thời cũng là thành phố lớn nhất thế giới là Tokiô
đã đạt 25 triệu dân năm 1990. Ngay từ năm 1960 Tokyô đã trở thành trung
tâm kinh tế của Nhật Bản và của thế giới
Dân số Nhật Bản tập trung không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng
ven biển, tới 49 % dân số sống trong các Thành phố lớn như Tokio, Osaka,
Nagoya, mật độ dân cư ở đây lên đến 1350 người/km2 trong khi ở đảo
Hokkaido mật độ chỉ là 64 người/km2.Trước đây, theo dự báo của cơ quan
thống kê Nhật Bản về dân số thành phố, thành phố Tokyô đến năm 1990 có 18
triệu dân và đến 200 là 19 triệu dân và 2020 là 28 triệu dân, nhưng thực tế
23


Tokyo đã đạt 29,8 triệu dân ngay từ đầu năm 1995, đang là thành phố đứng
đầu về dân số thế giới và còn giữ vị trí đến năm 2010. Ở Tokyô tập trung 26
% dân số đô thị của Nhật.
Vùng Tokyo kể cả vùng ngoại ô có sức mạnh kinh tế rất lớn, lớn hơn
tiềm lực kinh tế của toàn nước Ý hay nước Anh. Vùng Tokyô chiếm 33% GNP
của toàn nuớc thời kì 1987-1988. Osaca là thành phố lớn thứ hai của Nhật
Bản có tốc độ tăng trưởng 25%/ năm trong những năm 1985-1990 ngược lại
Tokyô lại có tốc độ phát triển đô thị giảm đi - 0,6%.
Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo thống kê năm
2007 tuổi thọ của nữ giới là 88,99 và nam giới là 79,19. Tuy nhiên Nhật là
nước có tỷ lệ sinh rất thấp, Nhật đang đối diện với sức ép là dân số bị già hóa,
tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng. Chính phủ Nhật cho rằng tỷ lệ
này sẽ lên đến 40% trước năm 2050.
Mức sống của người dân cao, theo báo cáo của IMF cho thấy GDP bình

quân đầu người trong năm 2009 của Nhật Bản là 39.573 USD. Người Nhật
vốn nổi tiếng chăm chỉ, thời gian làm việc trung bình của họ là 9 tiếng. Tuy
vậy tỷ lệ thất nghiệp của Nhật là 5,3% thấp hơn nhiều so với mức trung bình
của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ( OECD ) là 8,1% Nhật Bản có chỉ số
phát triển con người (HDI) - Chỉ số đánh giá một cách tổng quát về sự phát
triển của con ngưởi và sự phát triển của quốc gia xếp thứ 8 trong 10 nước
dẫn đầu thế giới và là nước dẫn đầu ở Châu Á tính đến năm 2007.


Tình hình đô thị hóa ở Anh: là nước có trình độ đô thị hóa cao, lịch

đô thị hóa lâu dài, chiếm 89% dân số đô thị và là mộ nước duy nhất ở Tây Âu
có nhiều thành phố có hơn 1 triệu dân như: Luân Đôn, Birminham,
Manchester Và Leed. Trong đó thủ đô Luân Đôn dân số hơn 7 triệu ngừời. Quá
trình đô thị hóa ở Anh gắn liền với quá trình phát triển cuộc cách mạng công
nghiệp. sự phát triển công nghiệp đã làm thay đổi nhanh chóng sâu sắc kinh
tế - xã hội của nước Anh, những nơi đông dân nhất của Anh tập trung vào
24


vùng Tây Bắc nơi xuất hiện hàng loạt các trung tâm công nghiệp mới:
Manchester, Birminham, Liperpoon. ở Anh có 60 thành phố hơn 10000 dân và
có 25 thành phố 25.000 dân.
Quá trình đô thị hóa ở Anh diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ vào đầu
thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, hiện nay đô thị hóa ở Anh đã vào giai đoạn kết tỉ
lệ dân số đô thị đạt tới 89% dân số cả nước. Xu hướng phát triển ở Anh cũng
như ở các nước phát triển là di cư từ thành phố vào nông thôn. Đây là kiểu đô
thị hóa ngược, nghĩa là lúc này vấn đề người dân Anh quan tâm không còn là
vấn đề kinh tế mà là chất lượng cuộc sống và môi trường. Điều này chứng tỏ
tri thức và sự hiểu biết của người dân Anh đã nâng lên một tầm cao mới.

Anh là một quốc gia công nghiệp hoá cao, có nền kinh tế đứng trong
top đầu thế giới, mức GDP đứng hạng thứ 18 trên thế giới, tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhìn chung cao. Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, GDP
bình quân đầu người năm 2012 của Vương quốc Anh là 36.941 USD, Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng từ 1,59 nghìn tỷ bảng trong năm
2013 lên 2,6 nghìn tỷ bảng trong năm 2028. Do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế mức sống của người dân cũng thay đổi.
Một nghiên cứu do Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS) cho thấy suy
thoái kinh tế sâu và lạm phát tăng cao khiến mức sống của người dân nước
Anh đã giảm mạnh so với thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008.Số liệu của ONS cho biết thu nhập quốc
dân ròng (NNI) tính theo đầu người, một chỉ số quan trọng phản ánh mức
sống thực của người dân, giảm tới 13,2% trong giai đoạn từ quý 1/2008, thời
điểm nền kinh tế Anh đạt mức tăng trưởng cao nhất, đến quý 2/2012. Trong
thời gian này, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đầu người của nước này
cũng giảm 7%. Nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm sút về mức sống lần này
rõ rệt và kéo dài hơn so với thời điểm hai cuộc suy thoái kinh tế lần trước xảy
ra ở xứ sở Sương mù vào những năm đầu của thập kỷ 80 và 90 thế kỷ
25


×