Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Kinh tế, văn hóa huyện trấn yên tỉnh yên bái thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN THỊ THANH XUYÊN

KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN TRẤN YÊN
TỈNH YÊN BÁI THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN THỊ THANH XUYÊN

KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN TRẤN YÊN
TỈNH YÊN BÁI THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN



/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng
để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Thanh Xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam, những
ngƣời thầy đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực khoa
học giáo dục.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở khoa Sau đại học, khoa Lịch sử
trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp
đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn PGS.TS Đàm Thị Uyên giảng viên trƣờng
Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Thanh Xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................. 5
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI ...................... 8
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 9

1.2. Lịch sử hành chính huyện Trấn Yên ..................................................................... 13
1.3. Đặc điểm dân cƣ và các thành phần dân tộc ......................................................... 17
1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội huyện Trấn Yên ......................................... 22
Chƣơng 2: KINH TẾ CỦA HUYỆN TRẤN YÊN THẾ KỶ XIX ......................... 30
2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất ở huyện Trấn Yên thế kỉ XIX .................................. 30
2.1.1. Sở hữu ruộng đất huyện Trấn Yên theo địa bạ Gia Long 4 năm (1805) ....... 32
2.1.2. Sở hữu ruộng đất huyện Trấn Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ......... 44
2.1.3. So sánh sở hữu ruộng đất ở Trấn Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và
Minh Mệnh 21 (1840) .................................................................................................. 50
2.2. Chế độ tô thuế ....................................................................................................... 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

/>

2.3. Tình hình kinh tế ................................................................................................... 57
2.3.1. Nông nghiệp .................................................................................................. 57
2.3.2.Thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp.................................................................... 60
Chƣơng 3: VĂN HÓA HUYỆN TRẤN YÊN THẾ KỈ XIX .................................. 64
3.1. Làng bản và nhà cửa ............................................................................................. 64
3.2. Ẩm thực ................................................................................................................ 66
3.3. Trang phục ............................................................................................................ 69
3.4. Tục lệ .................................................................................................................... 71
3.5. Lễ tết ..................................................................................................................... 79
3.6. Nghi lễ và tín ngƣỡng liên quan đến nông nghiệp ................................................ 81
3.7. Lễ hội .................................................................................................................... 82
3.8. Tín ngƣỡng, tôn giáo............................................................................................. 84
3.9. Văn tự.................................................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 93
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ......................................................................... 97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND

:

Hội đồng nhân dân

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGS

:

Phó giáo sƣ

QSQTN


:

Quốc sử quán triều Nguyễn

TCN

:

Trƣớc công nguyên

TS

:

Tiến sĩ

TTLTQGI :

Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I



Trung Ƣơng

:

Tr
UBND

:

:

Trang
Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê địa bạ huyện Trấn Yên năm 1805 và năm 1840 ........................ 31
Bảng 2.2. Tình hình ruộng đất huyện Trấn Yến theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ....... 34
Bảng 2.3. Tổng diện tích các loại ruộng đất của Trấn Yên theo địa bạ Gia Long
4 (1805) ..................................................................................................... 35
Bảng 2.4. Sự phân hóa ruộng tƣ của Trấn Yên........................................................... 36
Bảng 2.5. Bình quân sở hữu và bình quân thửa .......................................................... 39
Bảng 2.6. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ năm 1805 .................................... 40
Bảng 2.7. Tình hình sở hữu ruộng tƣ của các chức sắc năm (1805) .......................... 43
Bảng 2.8. Thống kê tình hình địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ...................................... 44
Bảng 2.9. Sự phân bố các loại ruộng đất .................................................................... 45
Bảng 2.10. Quy mô tƣ hữu ruộng đất của chủ sở hữu năm (1840) ............................ 46
Bảng 2.11. Bình quân sở hữu và bình quân thửa năm (1840) .................................... 47
Bảng 2.12. Sự phân bố ruộng đất của nhóm họ năm (1840) ...................................... 48
Bảng 2.13. Tình hình sở hữu ruộng tƣ của các chức sắc năm 1840 ........................... 49
Bảng 2.14. Bảng so sánh sự phân bố các loại ruộng đất ............................................ 50
Bảng 2.15. So sánh quy mô sở hữu ruộng tƣ .............................................................. 51
Bảng 2.16. So sánh tình hình sở hữu của các dòng họ của 6 xã có địa bạ ở hai
thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21................................................... 53

Bảng 2.17. So sánh tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm 1805 và 1840 ....... 54
Bảng 2.18. Biểu thuế ruộng công, tƣ năm 1803 ......................................................... 56
Bảng 2.19. Biểu thuế thời Minh Mệnh năm 1840 ...................................................... 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Qui mô sở hữu ruộng tƣ năm 1805 .........................................................37
Biểu đồ 2.2. Quy mô sở hữu ruộng tƣ năm 1840 ........................................................46
Biểu đồ 2.3. So sánh quy mô sở hữu ruộng tƣ giữa hai thời điểm ..............................46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử, văn hóa đƣợc hình thành trên mỗi mảnh đất là quá trình con ngƣời thích
nghi với điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh xã hội để lao động sản xuất, tạo nên gia đình,
làng xóm, quốc gia; là kết quả của sự hội tụ hài hòa giữa các yếu tố nội tại, khu vực,
quốc tế với sự sáng tạo của một dân tộc từ quá khứ đến hiện tại. Nếu lịch sử dân tộc là
lịch sử chung thì mỗi địa phƣơng cũng có những cuộc đời và số phận riêng. Đó là một
thực tế khách quan mang tính chất quy luật phản ánh điều kiện, môi trƣờng lịch sử, mối
quan hệ vừa đấu tranh vừa hòa đồng với thiên nhiên, xã hội trên lãnh thổ cụ thể.

Là một huyện thuộc miền núi phía bắc Việt Nam, huyện Trấn Yên đƣợc xem
là “cửa ngõ” miền tây bắc của tổ quốc. Nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái, Trấn Yên
có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nƣớc. Đây là vùng đất
đai trù phú, giàu tài nguyên, nhiều khoáng sản. Nơi hội tụ nhiều tộc ngƣời, có dân tộc
là cƣ dân bản địa, có dân tộc hay bộ phận dân tộc từ miền xuôi lên, hoặc từ vùng Hoa
Nam (Trung Quốc) di cƣ tới do những nguyên nhân về kinh tế, chính trị, khi đã định
cƣ tại địa phƣơng, họ đã cùng nhau ra sức khai sơn phá thạch, mở mang đồng ruộng
xây làng lập bản để làm nơi sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài.
Tình hình cộng cƣ của nhiều thành phần tộc ngƣời gắn liền với quá trình phát
triển lâu dài của đất nƣớc. Việc xây dựng cộng đồng chính trị - xã hội trong lịch sử
không tách rời việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc. Trong lịch sử, các triều đại
phong kiến Việt Nam rất coi trọng và có những chính sách cụ thể để phát triển kinh tế,
đoàn kết cƣ dân miền núi góp phần củng cố quốc gia, đẩy lùi các thế lực xâm chiếm từ
bên ngoài. Thế kỷ XIX, đất nƣớc thống nhất dƣới sự lãnh đạo của một vƣơng triều
mới - Vƣơng triều Nguyễn. Đây là thời kì mà huyện Trấn Yên đã hòa vào những
bƣớc thăng trầm của lịch sử dân tộc với những thay đổi trên các mặt kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội. Chính sách ƣu tiên phát triển nông nghiệp của nhà Nguyễn đã tạo
điều kiện để kinh tế nông nghiệp huyện Trấn Yên có biến đổi mới về quy mô, cách
thức sử dụng và quản lý đất đai, ruộng đất hoang đƣợc phục hóa một phần, nhân dân
trong vùng tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác, góp phần ổn định tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

hình đất nƣớc.
Từ trong quá khứ lịch sử, ngày nay nhân dân huyện Trấn Yên đã rút ra đƣợc
những bài học bổ ích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh”. Vì thế việc nghiên cứu lịch sử của các huyện vùng biên giới trong lịch sử
dựng nƣớc và giữ nƣớc của quốc gia - dân tộc không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Song cho đến nay, việc nghiên cứu lịch sử huyện Trấn
Yên một cách có hệ thống, nhất là giai đoạn lịch sử trƣớc cận đại chƣa đƣợc đặc biệt
quan tâm nghiên cứu.
Là một ngƣời đang tìm hiểu về vai trò của lịch sử địa phƣơng trong vận mệnh
của lịch sử dân tộc, đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giảng viên hƣớng dẫn khoa
học là PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lịch sử Việt
Nam, Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên,
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh tế, văn hóa huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ
XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đặc điểm kinh tế,
chính trị, xã hội các vùng miền núi, biên giới phía Bắc trong đó có huyện Trấn Yên:
Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, của tác giả Vũ Huy
Phúc, đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế
và kết cấu ruộng đất đƣợc hình thành từ chính sách đó, cũng nhƣ tác động và hậu quả
của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử.
Cuốn Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỉ XI - XVIII, của tác giả Trƣơng Hữu
Quýnh đã nêu lên những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nƣớc ta từ
thế kỉ XI - XVIII, qua đó thấy đƣợc sự phát triển chủ yếu cũng nhƣ tính chất kinh tế xã hội của nó.
Tác phẩm Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều
Nguyễn do Trƣơng Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên nghiên cứu một cách cụ thể về tình
hình ruộng đất chủ yếu thông qua tài liệu địa bạ. Bên cạnh đó tác phẩm còn nêu lên các
chính sách về nông nghiệp đặc biệt là các chính sách về ruộng đất dƣới triều Nguyễn.
Cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, đại cương lịch sử Việt Nam đã đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2


/>

cập khái quát về chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của mỗi triều đại trong
từng thời kì lịch sử đồng thời đƣa ra những hệ quả của chính sách đó đối với tình hình
đất nƣớc trong đó có mảnh đất vùng biên cƣơng phía tây bắc - Trấn Yên.
Năm 2000, tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái đã cho xuất bản cuốn Tỉnh
Yên Bái một thế kỷ (Nxb Đại học Sƣ phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội), cuốn sách đã
trình bày về lịch sử Yên Bái với điều kiện tự nhiên và các nền văn hóa cổ đã từng tồn
tại trên đất Yên Bái xƣa, về truyền thống yêu nƣớc của nhân dân ở đây qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau về việc thành lập tỉnh Yên Bái và về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa - xã hội, truyền thống yêu nƣớc, cách mạng, sáng tạo của nhân dân Yên Bái
từ đó đến nay.
Cuốn Mỗi nét hoa văn của tác giả Hà Kỳ Lân chủ biên. Nội dung trình bày chi
tiết những lễ hội dân gian của các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Trong luận văn Kinh tế lâm nghiệp huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái (1986 2010), tác giả Hoàng Văn Vinh đã khái quát những đặc điểm về tình hình kinh tế - xã
hội của huyện Trấn Yên trƣớc năm 1986.
Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh
tế, văn hóa của các dân tộc ít ngƣời trên đất nƣớc ta cũng nhƣ những chính sách của
các triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn Chính sách dân tộc của các
triều đại phong kiến Việt Nam của tác giả Đàm Thị Uyên.
Ngoài ra còn có một số sách báo, tạp chí của một số tác giả viết về huyện Trấn
Yên nhƣ Nguyễn Thành Công (2005), Trấn Yên phát huy sức mạnh toàn dân trong sự
nghiệp đổi mới, Tạp chí giáo dục lý luận, số 11.
Nhƣ vậy, đã có một số sách và báo cáo khoa học đề cập đến từng khía cạnh về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Yên Bái nói chung và huyện Trấn Yến nói
riêng. Nhƣng đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu về huyện Trấn Yên
một cách toàn diện, mặc dù vậy những tác phẩm trên là nguồn tài liệu vô cùng quý
giá để tôi có thể bổ xung và hoàn chỉnh luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích, chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ

XIX” để nghiên cứu, tác giả mong muốn nêu lên một cách chân thực, khoa học về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

một thời kỳ lịch sử của huyện Trấn Yên thế kỷ XIX. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm
nguồn tƣ liệu góp phần lý giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam trung đại, mối quan hệ
giữa các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển đất nƣớc, tìm hiểu các chính sách
về kinh tế của triều đình nhà Nguyễn trong tiến trình phát triển của lịch sử làm cơ sở
xuất phát cho những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời kỳ hiện đại.
Nhiệm vụ, bƣớc đầu đề tài nghiên cứu tƣơng đối toàn diện, đầy đủ về các mặt:
kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa của huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ XIX để
khôi phục lại bức tranh của một thời kỳ lịch sử đầy biến động đã xảy ra trên mảnh đất
Trấn Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm các chính sách về kinh tế, chế độ sở hữu
ruộng đất, các hình thái kinh tế, chính trị - xã hội, quan hệ cộng đồng làng bản, phong
tục tập quán, tín ngƣỡng, sự giao thoa giữa các nền văn hóa của các dân tộc cùng
chung sống cùng với truyền thống yêu nƣớc của các tộc ngƣời.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian, vấn đề đƣợc tìm hiểu là huyện Trấn Yên thế kỷ XIX dƣới
triều Nguyễn thuộc phủ Quy Hóa tỉnh Hƣng Hóa. Luận văn tập trung nghiên cứu nội
dung theo địa giới hành chính trong thế kỷ XIX.
Phạm vi thời gian: Thế kỷ XIX, dƣới triều Nguyễn.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu chung: Gồm một số sử sách và địa chí cổ: Ức Trai di tập - Dƣ
địa chí, Kiến Văn tiểu lục, Hƣng Hóa phong thổ chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất
thống chí, Đồng Khánh địa dƣ chí,... các sách chuyên khảo và các bài viết đề cập đến

lịch sử văn hóa ngƣời Kinh, Tày, Dao, Mông, Cao Lan… của các cơ quan nghiên cứu
và các nhà khoa học.
Nguồn tư liệu địa bạ: 20 địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 11 địa bạ
thời Minh Mệnh 21 (1840) của huyện đƣợc khai thác tại TTLTQG I (Hà Nội).
Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: Tác giả đã thu thập đƣợc nhiều tài liệu do nhiều
địa phƣơng trên địa bàn huyện Trấn Yên cung cấp, đến những làng bản của cộng đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

cƣ dân thiểu số quan sát, ghi chép về các phong tục tập quán của họ, thu thập các câu
truyện dân ca, ca dao... để bóc tách những vấn đề lịch sử có thật trong quá khứ.
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành bản luận văn tác giả đã sử dụng các
phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lôgic, khảo sát điền dã. Bên cạnh đó,
còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp phân loại nhằm mục đích làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là sự tổng hợp các tài liệu có đề cập đến điều kiện tự nhiên, đặc điểm
dân cƣ, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Trấn Yên. Lần đầu tiên công bố
địa bạ của huyện Trấn Yên đƣợc thai thác tại Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I (Hà Nội).
Trên cơ sở khai thác các thông tin trên địa bạ đó, tiến hành so sánh, đối chiếu những
số liệu về ruộng đất công, ruộng tƣ qua hai thời điểm vua Gia Long và Minh Mệnh.
Từ đó, rút ra một số nhận xét về sự biến đổi về kinh tế, xã hội thế kỷ XIX.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Ngoài ra còn có tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Phần nội dung chia làm 3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát về huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái.

Chương 2: Kinh tế của huyện Trấn Yên thế kỷ XIX.
Chương 3: Văn hóa huyện Trấn Yên thế kỷ XIX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH YÊN BÁI

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN TRẤN YÊN

HUYỆN YÊN BÌNH

HUYỆN
VĂN YÊN

THÀNH PHỔ YÊN BÁI

TỈNH
PHÚ THỌ

HUYỆN
VĂN CHẤN
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Trấn Yên là một huyện miền núi nằm sâu trong nội địa về phía đông nam của
tỉnh Yên Bái. Địa giới của huyện vào nửa đầu thế kỉ XIX đƣợc xác định: “Đông tây
cách nhau 163 dặm, nam bắc cách nhau 56 dặm, phía đông đến địa giới huyện Hạ
Hòa tỉnh Sơn Tây 14 dặm, phía tây đến địa giới châu Văn Bàn, phía nam đến địa giới
huyện Văn Chấn 16 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thu tỉnh Tuyên Quang 40 dặm”
[16, tr. 328, 329]. Nhƣ vậy, diện tích xƣa của huyện Trấn Yên rộng hơn so với diện
tích ngày nay (huyện Trấn Yên ngày xƣa bao gồm cả thành phố Yên Bái). Sách Đồng
Khánh địa dư chí cũng chép lại nhƣ sau: “Huyện lỵ đặt ở xã Bách Lẫm tổng Bách
Lẫm (tức đồn Quán Ti) xung quanh đắp lũy đất. Chu vi 74 trượng, thân lũy cao 6
thước, chân lũy rộng 7 thước, mặt lũy rộng 4 thước. Mở 3 cửa đằng trước, bên phải,
đằng sau. Trên lũy đặt 5 pháo đài xung quanh bên ngoài lũy đều có rào cọc nhọn.
Huyện hạt phía đông giáp huyện Hạ Hòa tỉnh Sơn Tây, phía tây giáp châu Văn Bàn,
phía nam giáp huyện Văn Chấn, phía bắc giáp Thu Châu tỉnh Tuyên Quang. Đông
tây cách nhau 162 dặm, nam bắc cách nhau 56 dặm” [32, tr. 726].
Trải qua những biến động về lịch sử hành chính, địa giới của huyện cũng đã có
sự thay đổi. Ngày nay, huyện Trấn Yên có tổng diện tích tự nhiên là 62.857,99ha

chiếm 9,13% diện tích toàn tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái
15,3km, cách thủ đô Hà Nội gần 200km. Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa giữa các địa phƣơng
trong và ngoài huyện. Với vị trí địa lý này Trấn Yên có thể giao lƣu với các huyện
miền núi phía Bắc và một số tỉnh thuộc trung du, đồng bằng sông Hồng ở phía
Nam.Theo chiều Đông - Tây, Trấn Yên cũng có thể trao đổi kinh tế với một số tỉnh
thuộc vùng núi Bắc Bộ, trƣớc hết là Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Ngoài
ra, thông qua đƣờng sông chủ yếu là sông Thao, việc giao lƣu có thể diễn ra trong nội
tỉnh và với các tỉnh khác ở mức độ nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Trấn Yên là vùng chuyển tiếp từ trung du lên miền núi với độ cao trung bình
từ 100 - 200m so với mặt nƣớc biển. Địa hình cao dần từ đông nam lên tây bắc, các
xã phía nam có địa hình phần lớn là đồi bát úp, đỉnh bằng sƣờn thoải thuận tiện cho
việc trồng cây lƣơng thực và cây công nghiệp. Các xã nằm dƣới chân núi con voi và
dãy Pú Luông có địa hình phức tạp, chia cắt núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu có độ
dốc lớn nên khó khăn cho đi lại và giao lƣu kinh tế. Sách Đại Nam nhất thống chí có
chép:“Núi Điểu Chủy tục gọi là núi Mỏ Chim, cách huyện Trấn Yên 4 dặm về phía
tây; đối ngang với núi Văn Phú huyện Hạ Hòa tỉnh Sơn Tây, một dải quanh co chót
vót, có phần hiểm trở” [16, tr. 359].
Là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khô hạn và
mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều, Trấn Yên: “tháng Giêng mưa nhiều, tháng 2, tháng 3
khí trời ấm áp, tháng 5, tháng 6 nóng bức, tháng 7 tháng 8 mưa nhiều, thỉnh thoảng
có bão, tháng 10 bắt đầu hết sấm, tháng 11 gió rét, tháng 12 giá buốt, không mưa,
bắt đầu có sấm… Các châu huyện thượng du, nhân dân ở núi, khí trời thay đổi, nóng

lạnh không giống như nơi khác, bắt đầu mùa nóng đã thấy nực, chưa đến mùa đông
đã thấy rét. Khí núi mịt mù, hàng ngày đến giờ Thìn, giờ Tỵ vẫn chưa tan hết sương,
cho nên đất nhiều lam chướng tháng 3 và tháng 9 khí lam chướng lại càng nhiều”
[16, tr. 347]. Ở huyện Trấn Yên do điều kiện địa lý cảnh quan quy định nên “ khí hậu
trong huyện lạnh rét, mà rét nhất là hai tổng Đông Quang và Yên Phú. Sáng nửa
ngày rồi mà ra ngoài trời vẫn còn tối chỉ mới mưa nhỏ mà đất đã bùn lầy, khí lạnh
bốc lên ào ào, dễ thành bệnh lam chướng” [32, tr. 727].
Ngày nay, khí hậu Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung mang những
đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc đó là nhiệt đới gió mùa đƣợc hình thành dƣới
sự tác động kết hợp của những nhân tố về nhiệt đới (gió mùa, chế độ bức xạ) và nhân
tố gió mùa trong khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm
(23 - 24ºC). Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Khí hậu nơi
đây chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp
kéo dài khoảng 4 tháng, vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn nên dài hơn
vùng thấp, vùng cao từ 1.500m trở lên hầu nhƣ không có mùa nóng, nhiệt độ trung
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>

bình ổn định dƣới 20ºC, có nơi có hiện tƣợng sƣơng muối, băng tuyết, thƣờng bị hạn
hán vào đầu mùa lạnh và cuối mùa thƣờng có mƣa phùn. Mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25ºC, tháng nóng nhất
là 37 - 38ºC, mùa nóng cũng chính là mùa mƣa nhiều, lƣợng mƣa trung bình từ 1.500
- 2.200mm/năm và thƣờng kéo theo gió xoáy, mƣa to gây ra lũ quét ngập lụt… Độ
ẩm trung bình là 85 - 87%, cao nhất 97% thấp nhất 67%.
Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh
tế nhất là với sản xuất nông nghiệp. Lƣợng bức xạ phong phú nền nhiệt lƣợng cao là
thuận lợi đối với việc tạo ra sinh khối lớn giúp cho cây trồng phát triển, cây ăn quả và
cây lƣơng thực ngắn ngày quay vòng nhanh, các ngành khai thác và chế biến gặp
nhiều thuận lợi, các ngành du lịch và giao thông có thể hoạt động quanh năm. Khí

hậu mát ở vùng cao cho phép trồng cây dƣợc liệu quý nhƣ quế và chăn nuôi gia súc
có sừng. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, địa phƣơng cũng chịu nhiều hậu quả do
đặc điểm của thời tiết gây ra. Mùa đông nhiều đợt gió lạnh buốt tràn về gây ra sƣơng
muối, đầu mùa hè những đợt gió tây nóng tràn sang ảnh hƣởng đến sức khỏe con
ngƣời súc vật và cây trồng. Các tai biến thiên nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt, mƣa đá,
sƣơng muối đã gây ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện,
đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.
Trấn Yên có gần 30 ngòi, suối phân bố tƣơng đối đồng đều trên địa bàn đặc
biệt là sông ngòi ngắn, dốc thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi cung
cấp nƣớc cho đồng bào sinh hoạt và nƣớc tƣới cho đồng ruộng. Ngoài hệ thống sông
ngòi, Trấn Yên còn có hệ thống ao, hồ khá phong phú, có tổng diện tích gần 700ha là
tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng nhƣ việc xây dựng
các điểm du lịch sinh thái trong tƣơng lai. Chảy trên một địa hình đồi núi nên lòng
sông dốc, nƣớc chảy xiết và có khả năng tập trung nƣớc nhanh vào mùa lũ. Thủy chế
chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80%
tổng lƣợng nƣớc trong năm và thƣờng gây ra ngập lụt ở một số vùng.
Trấn Yên có sông Hồng, có một nhánh chính là sông Thao bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy qua địa phận theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là giao thông đƣờng
thủy lớn nhất của huyện. Hệ số xâm thực rất lớn 450 tấn/km²/năm nên lƣợng phù sa
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>

cao bình quân 1,39kg/m³/năm, đây cũng là lƣợng phân bón rất tốt cho sản xuất nông
nghiệp với các xã ven sông. Theo sách Kiến văn tiểu lục thì sông Thao là con sông
lớn nhất của huyện bắt nguồn từ “nước Thổ Phồn, chảy qua tỉnh Vân Nam Trung
Quốc, hợp với các ngọn sông khác chảy ra địa giới huyện Mông Tự, đến xứ Hưng
Hóa chảy qua các xứ Ngòi Mật, Ngòi Quyền, Ngòi Bắc Sát thuộc ba động Trình Lan,
Hoa Quán và Hương Sơn. Về bờ bên trái là 4 điếm Thanh Thủy, Điền Phòng, Bắc
Sát, Hà Khẩu thuộc huyện Văn Sơn Trung Quốc, đến ngã ba sông tên là Lãng Huân.

Bên trái An Hà (tục gọi sông Ngâu) phát nguyên từ phủ Nguyên Giang, tỉnh Vân
Nam, chảy qua các thôn ở động Sơn Yêu thuộc châu Thủy Vĩ, chảy xuống tụ hội ở
đây. Sông Thao có nhiều sa cát, nước đỏ và đục, hạ lưu qua các trang Châu Quế,
Đông Quang, Báo Đáp, Đối Lương thuộc huyện Trấn Yên, hội họp với các khe ngòi
nhỏ hai bên đến các trang Nga Quán, Bái Dương và động Bách Lẫm” [7, tr. 346].
Đồng Khánh địa dư chí cũng chép rằng: “Một dòng sông lớn từ giáp giang
phận châu Văn Bàn qua bến đò huyện lỵ, đến giáp giang phận huyện Hạ Hòa tỉnh
Sơn Tây. Đó là sông Thao, dài 250 dặm. Trong đó: Đoạn sông từ giang phận châu
Văn Bàn đến Khe Cuông dài 160 dặm, rộng trên dưới 50 trượng, sâu trên dưới 1
trượng 3 thước. Đoạn sông từ Khe Cuông đến giang phận huyện Hạ Hòa dài 90 dặm,
rộng trên dưới 50 trượng, sâu trên dưới 5 trượng 4 thước” [32, tr. 728]. Sông Thao
chảy qua đồi núi thung lũng rất hiểm trở, có nhiều thác ghềnh “Thác Đông Quảng sỏi
đá chồng chất, giữa dòng có một tảng đá lớn, nước chảy xói vào đá, tiếng vang như
sấm, tục gọi là “thác cái” là một thác nguy hiểm” [16, tr. 373]. Mặc dù vậy, đây lại
là con đƣờng chính để cƣ dân giao lƣu trao đổi hàng hóa với các huyện, tỉnh trong
nƣớc và nƣớc bạn (Trung Quốc). Nguồn nƣớc sông Thao hàng năm đã đem lại cho
Trấn Yên một lƣợng phù sa rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trọt và sinh sống
của các loài thủy sản. Ba tháng có lƣu lƣợng lũ lớn nhất xuất hiện trên lƣu vực sông
Thao phù hợp với thời gian có mƣa lớn nhất trong lƣu vực (7, 8, 9). Đặc biệt mƣa bão
thƣờng gây ra lũ lớn trên sông Thao vào các tháng 9, 10 có khi sang cả tháng 11. Mật
độ sông ngòi dày đặc, lòng sông có độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, mỗi khi mƣa lớn
thƣờng bị lũ đột ngột là những khó khăn và trở ngại của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

11

/>

Tài nguyên đất của Trấn Yên theo nguồn gốc phát sinh có thể phân ra hai hệ đất
chính: Hệ đất phù sa hình thành trên trầm tích sông suối bồi đắp và hệ đất Feralit phát

triển trên nền địa chất đa dạng ở các địa hình đồi núi. Đất đai, khí hậu của Trấn Yên rất
thích hợp với việc trồng lúa, ngô, khoai…và các loại rau màu khác. Trấn Yên là một
huyện có điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền kinh tế phát triển toàn diện: nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và thƣơng nghiệp. Hiện nay Trấn Yên có tổng diện
tích đất tự nhiên 62.857,99ha (năm 2014) bao gồm: Đất nông nghiệp có diện tích
58.217,6ha chiếm 92,61% tổng diện tích đất tự nhiên (trong đó đất sản xuất nông
nghiệp 10.403,63ha, đất lâm nghiệp 47.563,98 ha). Đất phi nông nghiệp có diện tích
4.620,77ha chiếm 7,35% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chƣa sử dụng là 19,59ha
chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho rừng ở Trấn Yên sinh trƣởng
và phát triển nhanh, thành phần loài phong phú: Diện tích rừng năm 2013 là 43.066ha
trong đó rừng tự nhiên là 14.086ha, rừng trồng 28.980ha. Nhìn chung rừng của huyện
Trấn Yên cơ bản là rừng tái sinh, rừng trồng chiếm tỉ lệ 67,29% tổng diện tích rừng.
Đặc điểm về địa hình và khí hậu cho phép rừng Trấn Yên có các loại gỗ quý (nghiến,
táu, trò chỉ, pơ mu), cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn trà, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân)
động vật hiếm (hổ, báo, cày hƣơng, lợn rừng, hƣơu, khỉ, trăn) cùng nhiều khu rừng có
cọ, măng, nấm hƣơng, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè. Sản vật ở Trấn Yên đƣợc nhắc đến
trong sách Đồng Khánh dư địa chí nhƣ sau: “Trong rừng có vầu, nứa, củ nâu, bạch
niên, gỗ táu. Thú có hổ, hươu” [32, tr. 727]. Sách Đại Nam nhất thống chí có chép:
“Cây mò sản ở các châu huyện Trấn Yên và Văn Bàn thứ cây này có nhiều nhựa, việc
chế tạo giấy phải cần đến, giá rất đắt” [16, tr. 386], “Củ nâu sản ở các huyện Thanh
Sơn, Thanh Thủy, Trấn Yên, châu Đà Bắc, lợi ích rất nhiều, gặp nhiều năm mất mùa
có thể ăn đỡ đói” [16, tr. 387]. Xen kẽ các khu rừng lớn là các mặt bằng với nhiều bãi
cỏ rộng có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc hoặc mở mang du lịch sinh thái,
dịch vụ...
Điều kiện tự nhiên đã đem lại cho Trấn Yên nhiều lợi thế, sự giàu có tài nguyên
khoáng sản cũng nhƣ thế mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp. Về kim loại quý hiếm có
mỏ vàng Kiên Thành, sắt Hƣng Khánh. Mỏ nhiên liệu, mỏ than đá ở Minh Quân, Bái
Dƣơng, Quy Mông, đá thạch anh ở Trấn Yên với trữ lƣợng vài chục ngàn tấn dùng cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


12

/>

công nghiệp gốm sứ. Vật liệu xây dựng có thể khai thác với số lƣợng lớn là đất sét ở
Bái Dƣơng; cát sỏi thuộc dòng sông Hồng… Ngoài ra, nguồn nƣớc sông Thao (sông
Hồng) hàng năm chuyển qua Yên Bái 19 tỉ m³ nƣớc chứa nhiều phù sa màu mỡ trên
một đoạn dài từ Lang Thíp (Văn Yên) đến Văn Tiến (Trấn Yên) tạo nên nhiều vùng đất
màu mỡ thuận lợi cho trồng cây lƣơng thực (lúa nƣớc, ngô, dƣa, khoai..).
Về giao thông, Trấn Yên có một vị trí khá quan trọng, từ trung tâm của huyện
lỵ có 4 trục đƣờng giao thông chính đi về 4 phía đông, tây, nam, bắc để giao lƣu với
các huyện lân cận trong tỉnh và tỉnh bạn, trong đó: “Một đường từ huyện lỵ đi về phía
đông qua khe Quán đến giáp huyện Hạ Hòa tỉnh Sơn Tây, dài 8 dặm 30 trượng rộng
5 thước. Một đường từ huyện lỵ đi về phía tây, qua các xã Bái Dương, Minh Quán,
Mậu A, Đông Quang đến giáp huyện Văn Bàn, dài 191 dặm 100 trượng rộng 3 thước.
Một đường đi về phía bắc, qua các xã Hào Gia, Cường Nỗ, đến giáp Thu Châu tỉnh
Tuyên Quang, dài 150 dặm rộng 3 thước 5 tấc. Một đường từ huyện lỵ đi về phía nam
ở bến đò sông Thao, qua xã Giới Phiên lại chuyển về phía tây qua các xã Âu Lâu,
Quy Mông, Đôn Giáo, Quảng Mạc đến giáp châu Văn Bàn, dài 192 dặm, 40 trượng,
rộng 3 thước” [32, tr. 728]. Bên cạnh đó, đƣờng sông thuận tiện cho tàu bè của ngƣời
dân giao lƣu buôn bán với các địa phƣơng khác. Ngoài ra, còn hàng chục con đƣờng
mòn nối liền huyện Trấn Yên với các huyện trong tỉnh và các địa phƣơng khác.
Nhƣ vậy vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên là hai lý do quan trọng khiến các
nhà nƣớc quan tâm đến vùng đất này: “Của báu của một nƣớc không có gì quý bằng
đất đai, nhân dân của cải cũng từ đó mà sinh ra” cho nên bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ
là mối quan tâm hàng đầu của mỗi thời đại.
1.2. Lịch sử hành chính huyện Trấn Yên
Trấn Yên trƣớc khi trở thành một huyện của tỉnh Yên Bái, là một địa bàn nằm
trong tỉnh Hƣng Hóa - một tỉnh lớn về diện tích, trải rộng khắp vùng trung du và

thƣợng du Bắc Kỳ (khu vực tây bắc). Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Hƣng Hóa nói
chung và huyện Trấn Yên nói riêng đã nhiều lần thay tên gọi và địa giới hành chính.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, mục tỉnh Hƣng Hóa “đời Hùng Vương xưa là bộ
Tân Hưng” [16, tr. 308]. Những dấu tích của thời đại kim khí ở Trấn Yên rất phong
phú và khá độc đáo trong đó nổi bật lên là những thạp và trống đồng mang phong
cách Văn hóa Đông Sơn. Tại xã Đào Thịnh (Trấn Yên) cách thành phố Yên Bái 20km
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

13

/>

về phía bắc đã phát hiện đƣợc một chiếc thạp đồng một hiện vật tiêu biểu của Văn
hóa Đông Sơn. Xung quanh thân thạp và nắp thạp đều đƣợc trang trí bằng các loại
hoa văn bện thừng, vạch chấm đồ dùng sinh hoạt xã hội và sinh vật. Ngoài ra còn
phát hiện nhiều đồ vật bằng đồng khác (bình, lọ, quả cân, giáo, mác, dao găm…) và
các đồ trang sức bằng đá, lọ gốm có văn đan. Những hiện vật này đƣợc sắp xếp có
chủ ý theo từng loại khác nhau. Nhƣ vậy các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh nền
Văn minh sông Hồng của thời đại Hùng Vƣơng đã có mặt trên các vùng đất mà sau
này hình thành nên huyện Trấn Yên.
Từ năm 179TCN, dƣới sự thống trị của các triều đại phƣơng Bắc: Triệu, Hán,
Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lƣơng, Tùy, Đƣờng tên địa danh hành chính của cả nƣớc
và các bộ có những thay đổi và tên gọi khác nhau. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Bộ
Tân Hưng thời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc Nam Trung, đời Ngô là đất
huyện Tây Đạo của Lâm Tây, thuộc quận Tân Hưng. Đời Đường là huyện Tân Xương
lệ vào Châu Phong” [16, tr. 308, 309]. Trong chính sách cai trị đối với nƣớc ta lúc bấy
giờ một số bộ lạc ở miền núi phía bắc và tây bắc nƣớc ta, nhà Đƣờng không đặt đƣợc
châu, quận để thống trị trực tiếp mà đặt những châu “ky my” để cho các tù trƣởng cũ
giữ bộ lạc của họ, châu Quy Hóa là một trong 40 châu ky my thời đó. Sau khi họ Khúc
khôi phục nền tự chủ, trải qua các đời Ngô, Đinh, Tiền Lê, các địa danh hành chính của

nƣớc ta hầu nhƣ không thay đổi. Nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê đã kế thừa những thành
tựu trong giai đoạn trƣớc, đồng thời bắt tay ngay vào việc củng cố, xây dựng nhà nƣớc
phong kiến trung ƣơng tập quyền định đô ở Thăng Long, năm 1054 đổi tên nƣớc là Đại
Việt, chia nƣớc làm 12 lộ. Sách Đại Nam nhất thống chí có chép: tỉnh Hƣng Hóa “đời
Lý là đất đạo Lâm Tây và Châu Đằng. Đời Trần đặt làm đạo Đà Giang, lại đặt làm
trấn. Cuối đời Trần lại đổi làm Trấn Thiên Hưng” [16, tr. 309].
Thời thuộc Minh, đặt 2 châu Quy Hóa và Gia Hƣng. “Đến thời Lê Thuận
Thiên đặt hai lộ Gia Hưng và Quy Hóa thuộc tây đạo. Bản đồ đời Hồng Đức, đổi 2 lộ
làm phủ... Năm Thuận Thiên thứ 5 đặt Hưng Hóa thừa tuyên, cũng gọi là xứ Hưng
Hóa lãnh 3 phủ, 4 huyện, và 17 châu. Trong đó phủ Quy Hóa lĩnh 3 huyện: Trấn Yên,
Yên Lập, Văn Chấn và hai châu Văn Bàn, Thủy Vĩ” [16, tr. 309]. Theo đó, huyện
Trấn Yên là đất châu Đăng đời Lý. Đầu đời Lê mới đặt tên huyện Trấn Yên. Đến cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14

/>

thời Lê đầu thời Nguyễn, Hƣng Hóa vẫn gồm 20 châu thuộc 3 phủ. Tuy là những
châu, huyện cùng một trấn hoặc gần nhau nhƣng tổ chức đơn vị hành chính cấp cơ sở
lại khác nhau. Nơi thì chia thành sách, động, trang. Nơi thì có cấp tổng rồi đến xã
phƣờng. Trấn Yên đƣợc chia thành “23 trang: Hoàng Sào, Yên Phú, Ca Vịnh, Lịch A,
Đại Phác, Quy Mông, Y Hắc, Đan Ốc, Âu Lâu, Lục Điền, Giới Phiên, Hào Gia,
Cường Nỗ, Nga Hặc, Lương Nham, Chung Phúc, Bách Lẫm, An Bái, Bái Dương,
Mậu A, Báo Đáp, Đại Bộc, Đông Cuông” [26, tr. 82]. Trƣớc kia thổ tù họ Nguyễn
nối đời cai quản. Năm Gia Long vẫn để nhƣ trƣớc. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
bắt đầu đặt lƣu quan, đổi trang thành xã và chia đặt các tên tổng, lĩnh “4 tổng và 30
xã là Tổng Bách Lẫm có 11 xã: Bách Lẫm, Hào Gia, Cường Nỗ, Bái Dương, Hóa
Quang, Minh Quán, Thanh Liễn, Nga Quán, Yên Bái, Lương Nham, Cổ Phúc. Tổng
Đông Quang có 6 xã: Đông Quang, Mậu A, Phong Dụ, Báo Đáp, Đại Bộc và Đôn

Bản. Tổng Giới Phiên 8 xã: Giới Phiên, Y Can, Âu Lâu, Lương Tàm, Đan Ốc, Lũ
Điền, Bình Thản và Ca Vịnh. Tổng Yên Phú có 7 xã Yên Phú, Đại Phác, Hoài Viễn,
Quy Mông, Đôn Giáo, Quảng Mạc, Kiên Lao” [32, tr. 726, 727]. Nhƣ vậy phủ Quy
Hóa xƣa là đất tỉnh Lào Cai, các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên tỉnh Yên Bái,
huyện Yên Lập và một số xã thuộc các huyện sông Thao, Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ.
Trấn Yên xƣa là đất huyện Trấn Yên và một phần đất của Thành phố Yên Bái.
Thời Pháp thuộc, tháng 2/1886 sau khi làm chủ đƣợc Hƣng Hóa và Tuyên
Quang, đội quân viễn chinh Pháp tiếp tục kéo đến thƣợng lƣu sông Thao tiến công
vào phòng tuyến kéo dài từ Hào Gia, Tuần Quán đến Giới Phiên, Bách Lẫm. Vừa
đánh dẹp các cuộc nổi dậy, thực dân Pháp vừa ra sức củng cố những vùng đất đã bình
định xong. Thực dân Pháp cắt đất Hƣng Hóa đặt tỉnh Lào Cai làm đạo quan binh thứ
tƣ của miền thƣợng du Bắc Kỳ tỉnh lỵ đặt ở Lào Cai gồm 4 hạt Lào Cai, Bảo Hà,
Nghĩa Lộ, Yên Bái và hai châu Chiêu Tấn và Thủy Vĩ. Hạt Yên Bái có một huyện
Trấn Yên.
Ngày 11 tháng 4 năm 1900 gần 10 năm dƣới chế độ cai trị theo kiểu quân
quản, toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định “Theo sắc lệnh ngày 21 - 4 - 1891 ấn
định ranh giới mới của các đạo quan binh ở Bắc Kì”. Căn cứ vào các nghị định kèm
theo tỉnh lỵ đƣợc đặt tại đạo lỵ của đạo quan binh thứ ba cũ tại làng Yên Bái thuộc
tổng Bách Lẫm của huyện Trấn Yên. Huyện Trấn Yên gồm có 5 tổng nhƣ sau:
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>

Bách Lẫm: Bách Lẫm, Cƣờng Nỗ, Hào Gia, Yên Bái, Bái Dƣơng, Cổ Phúc, Nga
Quán, Lƣơng Nham, Minh Quân, Hòa Cuông, Ngòi Ngoan, Ngòi Vẻ, Thanh Liên.
Giới Phiên: Giới Phiên, Lữ Điền, Gia Điền, Y Can, Phúc Lộc, Linh Thông,
Đối Lƣơng, Bình Trà, Thê Phƣợng, Âu Lâu, Bò Đái.
Lương Ca: Lƣơng Ca, Đan Ốc, Khánh Môn, Đèo Đẩy.
Yên Phú: Yên Phú, Đại Phác, Xuân Giang, Hoài Viễn, Kiên Lao, Quảng Mạc,
Quy Mông, Đôn Giáo, Yên Dũng, Cánh Tiên, Khe Đồng, Khe Giang, Ngòi Thíp,

Ngòi Tháp, Khe Rộng, Ngòi Viễn, Cát Tráng, Thung Dung.
Đông Cuông: Đông Cuông, Mậu A, Đại Đục, Báo Đáp, Đôn Bản, Phong Dụ,
Lan Đình, Trái Hút, Yên Thái, Thụy Cuông, Nậm Dùm, Đá Đen, Khe Bé, Khe Ninh,
Ngòi Quế, Khe Long.
Từ các xã thuộc các tổng trên đến năm 1902 toàn huyện Trấn Yên số xã đã
phát triển lên tới 82 xã trong đó có một số xã nhập từ tổng Đan Thƣợng của huyện Hạ
Hòa (Phú Thọ) sang tổng Giới Phiên nhƣ Hòa Quân, Đức Quân hoặc nhƣ Lƣơng Ca
thuộc tổng Lƣơng Ca cũng chia thành 3 xã: Lƣơng Tàm, Ca Minh và Lƣơng Tàm
Mán, ở tổng Đông Cuông lại thêm các xã Khe Chia, Khe Min, Ngòi Chất, Ngòi
Trang, Ngòi Nhộn, Ngòi Vải, Ngòi Khai, Ngòi Lâm, Khe Hào, Ngọn Ngòi Khai,
Nghĩa Phƣơng, Ngòi Câu, Khe Phúc, Cửa Thắt, Khe Bang.
Năm 1905 một số làng thuộc tổng Bách Lẫm đƣợc đƣa vào Thị xã Yên Bái.
Năm 1906 lập thêm các làng Dao Viễn, Phú Thọ thuộc tổng Đông Cuông. Ngày 22 5 - 1907 sáp nhập các tổng Văn Lãng, Bình Lục, Văn Phú của huyện Hạ Hòa (Phú
Thọ) vào huyện Trấn Yên. Trong năm 1920 lập tổng Tú Lệ trên cơ sở tổng Sơn A của
Văn Chấn nhập về Trấn Yên. Đến trƣớc Cách mạng tháng 8 - 1945 Trấn Yên có 7
tổng 58 làng và 274 thôn bản.
Sau Cách mạng tháng Tám toàn huyện có 52 xã trong đó Thị trấn Yên Bái vừa
là tỉnh lỵ lại vừa là huyện lỵ. Cuối năm 1953, cắt xã Nguyễn Phúc và 4 dãy phố của
Thị xã Yên Bái ra khỏi Trấn Yên để xây dựng thị xã thành đơn vị hành chính độc lập.
Tháng 3 năm 1965, cắt 19 xã thuộc vùng thƣợng huyện từ Ngòi Hóp để thành lập
huyện Văn Yên mới. Đầu năm 1980, tỉnh quyết định chuyển 4 xã Tuy Lộc, Nam
Cƣờng, Minh Bảo, Tân Thịnh về thị xã để xây dựng thị xã mới hoàn chỉnh về kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

16

/>

×