Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Vấn đề miêu tả ngoại hình con người trong kho tàng ca dao người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

VẤN ĐỀ MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH CON NGƯỜI
TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

VẤN ĐỀ MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH CON NGƯỜI
TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60220240



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Nguyễn Xuân Kính

Hà Nội - 2012

2


MỤC LỤC
1
2
3
4
5
6
Chương 1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
Chương 2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.2.1
2.1.2.2

2.1.2.3
2.2
Chương 3
3.1
3.2

Mở đầu
Trang
Lý do chọn đề tài
2
Giới thuyết khái niệm
2
Lịch sử vấn đề
3
Phạm vi tư liệu
7
Đóng góp của luận văn
7
Bố cục của luận văn
9
10
Nội dung
Ngoại hình người phụ nữ trong Kho tàng ca dao
10
người Việt
Những công thức miêu tả ngoại hình người phụ nữ
10
Những công thức miêu tả ngoại hình có tần số xuất hiện lớn
(từ 10 lần trở lên)
11

Những công thức miêu tả ngoại hình có tần số xuất hiện
nhỏ (dưới 10 lần)
19
Cách miêu tả ngoại hình người phụ nữ
20
Miêu tả cụ thể, bộ phận
21
Miêu tả tổng thể
45
Miêu tả ngoại hình người phụ nữ qua trang phục
51
Ngoại hình người đàn ông và con người nói chung qua
59
Kho tàng ca dao người Việt
Miêu tả ngoại hình người đàn ông
59
Những công thức miêu tả ngoại hình
59
Cách miêu tả ngoại hình người đàn ông
60
Miêu tả cụ thể
60
Miêu tả tổng thể
67
Miêu tả ngoại hình người đàn ông gắn với trang phục
69
Miêu tả trung tính con người
75
So sánh lối miêu tả ngoại hình con người trong ca dao
81

và văn học viết
Những điểm tương đồng
83
Những điểm khác biệt
85
92
Kết luận
94
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. GS: Giáo sư
2. Nxb: Nhà xuất bản
3. PGS: Phó giáo sư
4. sđd: sách đã dẫn
5. Ths: Thạc sĩ
6. tlđd: tài liệu đã dẫn
7. TS: Tiến sĩ
8. tr: trang

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ngƣời Việt có một kho tàng ca dao rất phong phú. Chỉ riêng ca dao cổ
truyền, tức là ca dao đƣợc sáng tác và lƣu truyền từ trƣớc Cách mạng tháng Tám
1945, đƣợc tập hợp trong bộ sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt do Nguyễn Xuân
Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên đã đạt đến con số 12.487 lời (tác phẩm ca
dao).
Ca dao là tài sản quý báu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của cha ông
trong nhiều thế kỉ. Đã có gần 1000 công trình nghiên cứu về ca dao. Trong khuôn
khổ của một bài tập nghiên cứu, chúng tôi chọn Vấn đề miêu tả ngoại hình con
người trong kho tàng ca dao người Việt làm đối tƣợng khảo sát.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp ích cho chúng tôi trong quá trình giảng dạy
văn học ở trƣờng trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi - dù nhỏ
nhoi - cũng sẽ là một cố gắng góp phần vào việc nhận diện chung nội dung và giá
trị của kho tàng ca dao, hiểu thêm về sự giống nhau và khác nhau giữa hai dòng
văn học dân gian và văn học thành văn (văn học viết, mà biểu hiện cụ thể ở đây là
giữa ca dao và thơ trữ tình của dòng văn học thành văn).
2. Giới thuyết khái niệm
Tiếp thu quan niệm của GS Đinh Gia Khánh [12, tr.6], của GS Kiều Thu
Hoạch [7, tr.15], chúng tôi quan niệm: Ca dao cổ truyền là ca dao đƣợc sáng tác
và lƣu truyền từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trƣớc; còn ca dao hiện
đại là ca dao đƣợc sáng tác và lƣu truyền từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
Ca dao dài, ngắn khác nhau. Đối với loại văn bản hai dòng, có ngƣời gọi là
câu ca dao; đối với loại văn bản từ bốn dòng trở lên, ngƣời ta gọi là bài ca dao.
Có ngƣời gọi là đơn vị ca dao. Có ngƣời gọi là tác phẩm ca dao. Tiếp thu quan
niệm của các soạn giả Kho tàng ca dao ngƣời Việt, chúng tôi gọi tất cả những
hiện tƣợng từng đƣợc gọi là câu, bài, đơn vị, tác phẩm ca dao ấy là lời ca dao.

7


Trong các sách sƣu tầm biên soạn, những ngƣời soạn sách thƣờng có ý thức tách

biệt những lời ấy bằng một hoặc nhiều biện pháp dƣới đây:
+ In cách dòng.
+ Đánh số thứ tự ở tiếng đầu.
Về ngoại hình con ngƣời, chúng tôi quan niệm đó là hình dáng con ngƣời,
các bộ phận bên ngoài ( đầu, tóc, mắt, mũi, chân tay, da,…) cùng trang phục. Nói
tóm lại, tất cả những gì thuộc về con ngƣời mà mắt thƣờng có thể nhìn thấy đƣợc
thì chúng tôi quan niệm đó là ngoại hình con ngƣời.
3. Lịch sử vấn đề
Năm 1932, khi diễn thuyết về tục ngữ, ca dao tại Hà Nội, tác giả Phạm
Quỳnh đã nói rằng, ở đời có nhiều hạng ngƣời, hạng nào ca dao cũng có những
câu khuyên răn, lời châm biếm, “vì ngƣời đời tâm tính thƣờng hiện ra ngoài mặt,
và thói đời hay trông mặt mà bắt hình dong” [26, tr.50]. Sau đó, ông dẫn ra một
loạt lời ca dao:
+

Đàn ông rộng miệng thì sang
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.

+

Ngƣời khôn con mắt đen sì
Ngƣời dại con mắt nửa chì nửa thau.

+

Những ngƣời thắt đáy lƣng ong

Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con…
Năm 1943, trong cuốn sách Việt Nam văn học sử yếu, nhà giáo Dƣơng
Quảng Hàm trong Các bài dạy những điều thƣờng thức, tác giả cho rằng ca dao

có loại bài nói về tƣớng ngƣời:
Những ngƣời ti hí mắt lƣơn
Trai thì trộm cƣớp gái buôn chồng ngƣời [số 6, tr.19].
Năm 1958, cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan đƣợc
xuất bản lần đầu. Năm 1971, sách này đƣợc xuất bản lần thứ bảy và đƣợc đổi tên
là Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Từ đó đến nay sách này đƣợc tái bản rất

8


nhiều lần. Tuy vậy, tiểu mục “Về vũ trụ, con ngƣời, xã hội” hầu nhƣ không sửa
chữa. Ở tiểu mục này, ông nhận xét: “Sự mê tín, sự tin ở tƣớng số cũng có lúc
làm cho nhân dân quá thiên về “coi mặt mà bắt hình dung”:
+

Đàn ông rộng miệng thì tài,

Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng.
+

Ngƣời khôn con mắt đen sì,

Ngƣời dại con mắt nửa chì nửa thau [23, tr.225-226].
Nhà nghiên cứu viết tiếp: “Phần nhiều những nhận xét của quần chúng nhân
dân là đúng, nhƣ quan niệm về cái đẹp của phụ nữ, họ có những câu:
Ngƣời thanh tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu, sẽ đánh bên thành cũng kêu.
và:
Những ngƣời con mắt lá răm
Lông mày lá liễu, đáng trăm quan tiền [23, tr.226].

Cuốn Thi ca bình dân Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Tấn Long và Phan Canh
đƣợc nhà xuất bản Sống Mới in năm 1969 tại Sài Gòn. Khi bàn về nền tảng đạo lí
của mỗi dân tộc, các tác giả viết rằng, quan niệm của ngƣời bình dân tuy không
phải là học thuyết nhƣ Lão Tử, song ngự trị về tƣ tƣởng là có phần vững chắc,
nếu Lão Tử xem trí khôn của con ngƣời là một điều tệ hại của xã hội, thì ngƣời
dân Việt Nam xem trí khôn nhƣ một nhu cầu của lẽ sống. Các soạn giả đã dẫn ra
những lời ca dao, ví dụ:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Ngƣời khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
(Dẫn theo [30, tr.4])
Năm 1973, trong khi viết về thơ ca dân gian, PGS Chu Xuân Diên đã có
nhận xét chính xác khi tác giả viết rằng: “Cũng có những trƣờng hợp việc miêu tả

9


diện mạo, tâm trạng nhân vật, dƣờng nhƣ có màu sắc riêng. Nhƣ lời nói sau đây
của “chàng trai” với “cô gái”:
Vỗ vai áo cụt trắng,
Áo cụt trắng không hử, không ừ,
Hay là áo trắng muốn từ nghĩa ta [13, tr.386].
Theo Chu Xuân Diên, đây là một cô gái áo trắng, hơn nữa lại là một cô gái
áo cụt trắng. Dƣờng nhƣ đặc điểm đó nói lên nét riêng của cô gái. Nhƣng dù sao
đó vẫn là một cô gái nói chung, tuy rằng cô gái mặc áo trắng, ngay cả áo cụt
trắng đi nữa, vì việc miêu tả lối ăn mặc đó không có mục đích nêu lên cá tính của
cô gái [13, tr.386]. Ngoài ra, tác giả Chu Xuân Diên cũng đã viết về lời ca dao
“Mƣời thƣơng”.
Năm 1990, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do GS Lê Chí Quế chủ
biên đƣợc xuất bản. Giáo trình này, giáo sƣ không chỉ viết về văn học dân gian
ngƣời Việt, mà còn viết về cả văn học dân gian các dân tộc thiểu số. GS Lê Chí

Quế đã dẫn ra những lời thơ dân gian nói về vẻ đẹp của ngƣời con gái Ê đê, ngƣời
con gái Xrê, ngƣời con gái Mạ và ngƣời con gái Việt. Trong phạm vi hơn một
trang giấy, vẻ đẹp của phụ nữ bốn dân tộc đƣợc đặt cạnh nhau [25, tr.236-237].
Trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao (xuất bản năm 1998), PGS,
TS Phạm Thu Yến đã chỉ ra nét đặc trƣng trong việc ca dao miêu tả diện mạo con
ngƣời: “Điều quan trọng là cái đẹp hình thức bao giờ cũng đƣợc gắn bó chặt chẽ
với vẻ đẹp nội dung, vẻ đẹp tính tình trong quan niệm thẩm mĩ của ngƣời lao
động” [34, tr. 133]. Trong bài viết “Mái tóc trong tục ngữ, ca dao Việt” in năm
2010, GS Nguyễn Xuân Kính cũng có nhận xét tƣơng tự [16, tr.46].
Trong điều kiện thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi chƣa bao quát đƣợc
hết các tài liệu đã xuất bản viết về ca dao có đề cập đến ngoại hình con ngƣời.
Tuy nhiên, trong số những tác giả mà chúng tôi đề cập, có những tác giả viết từ
trƣớc Cách mạng nhƣ Phạm Quỳnh, Dƣơng Quảng Hàm, có những tác giả quen

10


thuộc nhƣ Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế, Phạm Thu Yến, Nguyễn Xuân Kính.
Trong khoa nghiên cứu văn học thành văn, khi viết về các nhân vật trong Truyện
Kiều, PGS Nguyễn Lộc đã nhận ra rằng, đối với loại nhân vật chính diện nhƣ
Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, thi hào Nguyễn Du miêu tả ngoại hình với bút
pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng; đối với loại nhân vật phản diện nhƣ Tú Bà, Mã Giám
Sinh, Sở Khanh, thi hào miêu tả với bút pháp tả thực: “nhờn nhợt màu da”, “mày
râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”, “hình dung chải chuốt” [18]. Đi sâu thêm,
PGS,TS Trần Nho Thìn cho rằng, khi miêu tả các nhân vật chính diện, Nguyễn
Du đã dùng các yếu tố thiên nhiên, tự nhiên để khắc họa ngoại hình nhân vật: “làn
thu thủy, nét xuân sơn”, “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, “râu hùm, hàm
én, mày ngài” [27]. Những phát hiện của giới văn học viết là những gợi mở quan
trọng cho những ngƣời đi sau.
Về mảng tài liệu chƣa xuất bản liên quan đến đề tài chúng tôi đang thực

hiện, có những bài viết: Tìm hiểu những quan niệm về cái đẹp và nghệ thuật trong
văn học dân gian, luận văn sau đại học (1986), của Lê Thị Tây Phƣơng, Đặc
điểm lối miêu tả và biểu hiện trực tiếp trong ca dao trữ tình ngƣời Việt, luận văn
sau đại học (1997), của Đặng Nguyên Hạnh, Hình ảnh trang phục truyền thống
trong ca dao, khóa luận tốt nghiệp đại học (1999), của Nguyễn Thị Thanh Hồng,
Khảo sát dữ liệu hình ảnh vật dụng trong Kho tàng tục ngữ ngƣời Việt, khóa luận
tốt nghiệp đại học (2004), của Thái Thị Sơn, Hình ảnh vật dụng trong kho tàng
tục ngữ ngƣời Việt, khóa luận tốt nghiệp đại học (2005), của Nguyễn Thị Thanh
Lƣu, Cách miêu tả nhân vật trữ tình là ngƣời phụ nữ trong kho tàng ca dao ngƣời
Việt, khóa luận tốt nghiệp đại học(2009), của Phạm Tuyết Nhung. Theo tác giả
Trần Thị thu Trang, luận văn của Lê Thị Tây Phƣơng đã đề cập đến những quan
niệm về cái đẹp của con ngƣời: đẹp ngoại hình và đẹp tính cách thông qua việc
miêu tả ngoại hình; đã bàn đến quan niệm thẩm mĩ của nền văn học dân gian nói
chung và chƣa đề cập đến những nét riêng của đặc trƣng thể loại [30, tr.5-6].

11


Luận văn của Đặng Nguyên Hạnh đã điểm qua diện mạo con ngƣời dƣới góc độ
ca dao trữ tình, song chƣa bàn về việc miêu tả đƣợc thực hiện dƣới sự chỉ đạo của
tƣ tƣởng nào [27, tr.6]. Khóa luận của Nguyễn Thị Thanh Hồng có nhắc đến quan
niệm thẩm mĩ của ngƣời bình dân xƣa, tuy nhiên chƣa đề cập đến vẻ đẹp diện
mạo cụ thể [30, tr.6]. Khóa luận của Nguyễn Thị Thanh Lƣu chỉ ra rằng cùng là
miền chất liệu hình ảnh vật dụng, nhƣng tục ngữ thiên về các hình ảnh vật dụng
mang tính vật chất thuần túy và đặc trƣng ở giá trị sử dụng thực tiễn, còn ca dao
lại quan tâm hơn đến các hình ảnh vật dụng mang đậm nét văn hóa ngoài giá trị
sử dụng thông thƣờng của chúng [19, tr.130].
Luận văn Ths Đặc điểm lối miêu tả diện mạo con ngƣời trong ca dao ngƣời
Việt của Trần Thị Thu Trang, đƣợc bảo vệ năm 2005 tại Trƣờng Đại học sƣ phạm
Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS,TS Phạm Thu Yến, là một gợi mở quan

trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ xin đƣợc bàn thêm ở những mục sau.
4. Phạm vi tư liệu
Tƣ liệu ca dao cổ truyền đƣợc chúng tôi phân tích là 12.487 lời ca dao trong
bộ sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt. Ở đây, các soạn giả chỉ tập hợp ca dao cổ
truyền. Chúng tôi xin đƣợc phép chƣa làm công tác giám định tƣ liệu.
Các sáng tác của các nhà thơ trữ tình của dòng văn học viết là các tập thơ đã
xuất bản của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân
Hƣơng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Tản Đà, Trần Tuấn
Khải, Nguyễn Bính. Các tập thơ này đều do những soạn giả có uy tín nhƣ Đào
Duy Anh, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Hồ Nhƣ Sơn, Trƣơng Chính, Nguyễn
Văn Huyền, Nguyễn Nghiệp, Lại Nguyên Ân thực hiện. Chúng tôi xin không làm
công việc giám định tƣ liệu.

12


5. Đóng góp của luận văn
Mới nhìn nhan đề luận văn, có thể có ngƣời cho rằng chúng tôi không có
những cố gắng khác so với bản luận văn bảo vệ năm 2005 của nhà giáo Trần Thị
Thu Trang.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, bản luận văn của nhà giáo Trần Thị
Thu Trang gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Tƣ tƣởng thẩm mĩ của nhân dân lao động qua miêu tả diện mạo;
Chương 2. Các thủ pháp nghệ thuật miêu tả diện mạo con ngƣời trong ca
dao ngƣời Việt;
Chương 3. Một vài so sánh đối chiếu lối miêu tả diện mạo con ngƣời trong
ca dao ngƣời Việt với ca dao dân ca Thái và thơ của một số nhà thơ tiêu biểu.
Về tƣ liệu khảo sát, tác giả Trần Thị Thu Trang cũng sử dụng bộ Kho tàng
ca dao ngƣời Việt của hai đồng chủ biên Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật
xuất bản năm 2001.

Là ngƣời đi sau, chúng tôi tiếp thu kinh nghiệm thành công và cả kinh
nghiệm chƣa thành công của ngƣời đi trƣớc, cố gắng đem lại những điểm khác.
Về mặt tƣ liệu, tuy cùng khảo sát trên tổng số 12.487 lời ca dao, song chúng tôi
nhận thấy số lời ca dao miêu tả ngoại hình con ngƣời là 749 lời (chiếm 6,0 %),
trong khi nhà giáo Trần Thị Thu Trang khảo sát trên 238 lời miêu tả diện mạo con
ngƣời (chiếm 1,91%). Về nội dung, chúng tôi cũng phân tích việc mô tả ngoại
hình ngƣời nữ, ngƣời nam và việc mô tả trung tính (giống nhƣ Trần Thị Thu
Trang). Song chúng tôi chỉ dừng lại ở chỗ ngoại hình con ngƣời trong ca dao
đƣợc miêu tả nhƣ thế nào, mà không trả lời câu hỏi ngoại hình con ngƣời trong ca
dao đƣợc miêu tả bằng cách nào, nhƣ tác giả Trần Thị Thu Trang (việc này ngƣời
đi trƣớc đã thực hiện xuất sắc). Về việc so sánh, chúng tôi cố gắng thực hiện công
việc này một cách có hệ thống. Rất khó biết ca dao xuất hiện đầu tiên từ bao giờ,
nhƣng thể lục bát đã có mặt từ cuối thế kỉ XV. Vậy sớm nhất có lẽ ca dao cũng có
mặt khoảng thế kỉ XV [17, tr.21]. Chúng tôi sẽ so sánh việc miêu tả ngoại hình

13


con ngƣời trong ca dao và trong dòng thơ trữ tình của văn học viết từ thế kỉ XV
đến trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ở các nhà thơ trung đại, chúng tôi
khảo sát việc miêu tả ngoại hình con ngƣời ở thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh
Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến, Tú Xƣơng. Ở các nhà thơ giao thời, chúng tôi khảo sát thơ Tản Đà, thơ
Á Nam Trần Tuấn Khải. Trong các nhà thơ mới 1932-1945, chúng tôi chỉ tìm
hiểu việc miêu tả ngoại hình con ngƣời trong thơ Nguyễn Bính.
Sau khi khảo sát vấn đề đã nêu trong thơ của từng tác giả nêu trên ở dòng
văn học viết, chúng tôi sẽ tổng hợp và so sánh với việc miêu tả ngoại hình con
ngƣời trong ca dao. Nhà giáo Trần Thị Thu Trang so sánh lối miêu tả diện mạo
con ngƣời trong ca dao ngƣời Việt với lối miêu tả diện mạo con ngƣời trong dân
ca Thái, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong thơ Nguyễn Bính, Xuân Diệu,

Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Huy Cận, Lƣu Trọng Lƣ, Hoàng Cầm. Có những sáng tác
của các nhà thơ vừa nêu nằm ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 và tác
giả chƣa đƣa ra con số thống kê để ngƣời đọc biết đƣợc ở những nhà thơ vừa nêu
tác giả khảo sát bao nhiêu bài.
Mặt khác, chúng tôi đƣa ra xuất xứ cụ thể của các lời ca khi khảo sát, thống
kê, tìm hiểu sẽ giúp ích cho các nghiên cứu sau thuận tiện hơn. Đó là những đóng
góp nhỏ bé của luận văn này.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chương 1: Ngoại hình ngƣời phụ nữ trong ca dao;
Chương 2: Ngoại hình ngƣời đàn ông và ngoại hình con ngƣời nói chung
trong ca dao;
Chương 3: So sánh việc miêu tả ngoại hình con ngƣời trong ca dao với văn
chƣơng bác học.

14


NỘI DUNG
Chương 1
NGOẠI HÌNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT
1.1. Những công thức miêu tả ngoại hình người phụ nữ
Nói đến ngƣời phụ nữ là nói đến phái đẹp. Và nhan sắc chính là vũ khí tuyệt
vời nhất của họ. Một ngƣời đàn bà đẹp bao giờ cũng là món quà tuyệt vời nhất mà
Thƣợng đế ban tặng cho nhân loại. Chính vì thế, ông cha ta từ xa xƣa đã quan tâm
tới việc khắc họa ngoại hình ngƣời phụ nữ. Quá trình khảo sát ngoại hình ngƣời
phụ nữ qua ca dao ngƣời Việt với số liệu cụ thể đã nói lên điều đó. Trong số
12.487 lời ca dao cổ truyền đƣợc tập hợp trong Kho tàng ca dao người Việt (Nhà

xuất bản Văn hóa - Thông tin tái bản năm 2001) thì có tới 749 lời ca nói về ngoại
hình con ngƣời. Trong đó, có 523 lời miêu tả ngoại hình ngƣời phụ nữ chiếm
69,8%. Số lƣợt miêu tả ngoại hình ngƣời phụ nữ trong 523 lời là 666 lần.
Trong phần khảo sát chúng tôi tìm các lời ca để xếp theo chi tiết ngoại hình
theo thứ tự trong bảng chữ cái. Miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của ngƣời phụ nữ có sự
xuất hiện đậm đặc của một số hình ảnh quen thuộc trên khuôn mặt nhƣ răng, mái
tóc, má, mắt,…trên phƣơng diện tổng thể nhƣ: ngƣời, bóng dáng,…và có một số
chi tiết khác xuất hiện thƣa thớt nhƣ: cổ, lƣng.
Điều thú vị khiến chúng tôi chú ý là những chi tiết ngoại hình nhiều khi
đƣợc trở thành những công thức có sẵn, nói nhƣ một nhà nghiên cứu, nó giống
nhƣ “ những mảng đúc sẵn qua hàng ngàn cuộc hát” [17, tr.86], để ngƣời hát có
thể lắp thêm tình ý nào đó mà tạo ra những lời hát mới. Nhƣ chúng ta đã biết, môi
trƣờng để ca dao sinh thành là môi trƣờng sinh hoạt lao động, hội hè đình đám,
những cuộc đối đáp giao duyên. Vì vậy, những công thức có sẵn kia có ý nghĩa
rất quan trọng trong quá trình ứng khẩu, bộc lộ quan niệm về cái đẹp, thích hợp

15


với mọi hoàn cảnh, đối tƣợng. Đối với ca dao, những công thức này có vai trò
quan trọng trong việc thể hiện tƣ tƣởng và quan điểm thẩm mĩ, thể hiện lối nghĩ,
lối nói và lối sống của nhân dân lao động. Sự xuất hiện của những chi tiết mang
tính công thức ấy đã tạo thành lối mòn trong ca dao. Ngƣời sáng tác luôn dựa vào
những “ dóng thớ” (Ngô Giáp Dậu) có sẵn để sáng tạo. Quan trọng hơn, việc sử
dụng các công thức miêu tả ngoại hình con ngƣời góp phần tạo ra cho đề tài này
một phong cách nghệ thuật độc đáo, khu biệt với thơ ca của văn học viết. Với ý
nghĩa đó, ca dao tình yêu đã sử dụng rất hiệu quả hệ thống công thức miêu tả
ngoại hình. Ở đó, tần số sử dụng rất khác nhau, có chi tiết đƣợc sử dụng nhiều
nhất tới 134 lƣợt (má), có chi tiết chỉ đƣợc lặp 5 lần (cổ). Xuất phát từ sự khác
nhau này, chúng tôi chia thành từng nhóm công thức một để tìm hiểu cụ thể hơn

giá trị biểu đạt của chúng.
1.1.1. Những công thức miêu tả ngoại hình có tần số xuất hiện lớn (từ 10
lần trở lên)
Đây là nhóm công thức miêu tả ngoại hình đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều
lần nhất trong mảng ca dao mà chúng tôi khảo sát. Những chi tiết miêu tả vẻ
ngoài con ngƣời không chỉ dừng lại ở miêu tả, nó còn là cái cớ để nhân vật trữ
tình giãi bày tâm trạng và thƣờng liên quan đến việc biểu hiện tình cảm, tƣ tƣởng
của nhân vật trữ tình.
Chi tiết đƣợc sử dụng nhiều nhất khi miêu tả ngoại hình con ngƣời là má.
Hình ảnh này xuất hiện tới 134 lƣợt trong tổng số 666 lƣợt lời nói về ngoại hình
ngƣời phụ nữ, chiếm 20,1%, trong đó:
- Má đào xuất hiện tới 29 lƣợt:
Thấy ai hân hấn má đào
Thanh tân mày liễu, dạ nào chả thƣơng ( T 451).
- Má đỏ, hồng xuất hiện nhiều hơn cả là 78 lần:
Ai xui má đỏ hồng hồng

16


Để anh nhác thấy đem lòng thƣơng yêu ( A 227).
- Má phấn cũng chiếm tới 13 lần:
Anh nay quyết chí đi tu
Tam quy ngũ giới tu chùa Hồ Sen
Thấy cô má phấn răng đen
A di đà Phật anh quên mất chùa ( A 396).
- Má lúm đồng tiền đƣợc xuất hiện 10 lần:
Một thƣơng tóc bỏ đuôi gà
Hai thƣơng ăn nói mặn mà có duyên
Ba thƣơng má lúm đồng tiền

Bốn thƣơng răng lánh hạt huyền kém thua…( M 595).
Chi tiết đƣợc sử dụng nhiều thứ hai khi miêu tả ngoại hình là người - hình
thể con ngƣời nói chung xuất hiện tới 116 lƣợt trong tổng số 666 lời ca chiếm
17,4 %, trong đó:
- Ngƣời đẹp, tƣơi xuất hiện 20 lƣợt:
Em đẹp nhƣ thể ông sao
Để anh đi lại ra vào mỏi chân ( E 56).
- Ngƣời giòn xuất hiện 13 lần:
Hoa thơm càng héo càng thơm
Em giòn, rách áo đói cơm càng giòn ( H 150).
- Ngƣời ngọc có mặt 6 lần:
Dao vàng bỏ đãy kim nhung
Biết rằng quân tử có dùng ta chăng ?
Đèn tà thấp thoáng bóng trăng
Ai đem ngƣời ngọc thung thăng chốn nào? ( D 22).
- Ngƣời thục nữ xuất hiện 11 lƣợt:
Sáng qua thơ thẩn vƣờn đào

17


Thấy ngƣời thục nữ ra vào hái hoa… ( S 34).
- Ngƣời xinh xuất hiện 22 lƣợt:
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh (T 2028).
Hình ảnh xuất hiện chiếm tần số cao thứ ba là tóc. Có tới 74 lần trong số 666
lƣợt các chi tiết ngoại hình, chiếm 11,1%. Cụ thể hình ảnh tóc xuất hiện trong: tóc
bạc, tóc cánh tiên, tóc dài, tóc dày, tóc đến lƣng, tóc đuôi gà, tóc mai, tóc mái tai,
tóc mây, tóc ngang vai, tóc quăn, tóc rối, tóc sƣơng, tóc tơ, tóc tốt, tóc văn vắn,
tóc xù.

- Tóc dài là mái tóc đƣợc nhắc đến nhiều hơn cả, với 20 lần. Ai chả yêu
một mái tóc:
Tóc em dài em cài hoa lí
Miệng em cƣời có ý anh thƣơng ( T 1191).
- Tóc mây cũng xuất hiện nhiều, chiếm tới 16 lƣợt:
Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây dợn sóng đẹp duyên tơ hồng ( C 627).
- Tóc đuôi gà xuất hiện 5 lần:
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và bốn câu
Tóc cô chính tóc ở đầu
Hay là tóc mƣợn ở đâu chắp vào ?( C 1737).
Răng là chi tiết đƣợc nói tới 64 lần chiếm 9,6%, trong đó ngƣời xƣa ca ngợi
hàm răng đen là chính, sau đó là răng vàng, răng trắng, răng khểnh.
- Răng đen có tới 43 lần đƣợc nhắc đến :
Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cƣời
Năm quan mua lấy miệng cƣời

18


Mƣời quan chẳng tiếc, tiếc ngƣời răng đen… ( M 363).
- Răng trắng xuất hiện 5 lƣợt:
…Nhớ em tƣởng bóng ngày đêm
Nhớ răng em trắng má em đỏ hồng…( T 1700).
- Răng vàng đƣợc nói đến 6 lần:
…Thấy em đẹp nói đẹp cƣời
Đẹp ngƣời đẹp nết lại tƣơi răng vàng… ( A 371).
- Bên cạnh hàm răng đẹp, ngƣời xƣa cũng có cái nhìn hài hƣớc về hàm răng

trắng ởn, răng lổ đổ, răng hà, răng hô, răng long.
Nước da cũng đƣợc sử dụng đến 51 lƣợt trong 666 lƣợt chi tiết chiếm 7,7%. Làn
da đƣợc miêu tả đa dạng: da trắng, đen, đỏ hồng hào, xanh mai mái, da mồi, rỗ,
xù xì, có khi là da hắc lào,…
- Da đen chỉ xuất hiện 19 lần, trong khi da trắng là 23 lần:
Ai trắng nhƣ bông lòng tôi không chuộng
Ngƣời đó đen giòn, làm ruộng tôi thƣơng…( A 151).
- Da đỏ hồng hào đƣợc nhắc tới hai lần:
…Gái thời da đỏ hồng hào
Mắt đen lay láy ngƣời nào chẳng yêu ( A 29).
Dáng người, bóng dáng đƣợc nói tới 38 lần trên 666 lƣợt miêu tả ngoại
hình ngƣời phụ nữ chiếm 5,7%. Con ngƣời đƣợc nhận xét qua dáng cao, thấp, bé
nhỏ, yểu điệu, óng ả, nỏ nang, gầy, béo, còng, tồng ngồng, bóng bẩy, găm gắm.
Trong số đó, quan niệm của cha ông ta hƣớng tới con ngƣời nhỏ, bé nhỏ:
Sông sâu cá lƣợn mất tăm
Dẫu em bé nhỏ trăm năm cũng chờ… ( S 183).
Đôi khi dân gian lại hóm hỉnh, hài hƣớc trong cái nhìn, cách đo chiều cao
con ngƣời:
Chồng thấp mà lấy vợ cao

19


Đêm nằm thì phải lấy sào mà đo
Chồng cao vợ thấp không lo
Đêm nằm càng đƣợc cuộn vo vào lòng ( C 1060).
Họ đúc rút kinh nghiệm sống (không phải lúc nào cũng đúng) với những
ngƣời to béo là:
…Những ngƣời béo trục béo tròn
Ăn vụng nhƣ chớp đánh con cả ngày ( N 896).

Một góc con ngƣời đƣợc đánh giá qua đôi mắt. Mắt đƣợc sử dụng 33 lần,
chiếm 4,9%. Mắt đẹp là mắt đen lay láy, mắt lá răm, mắt lóng lánh, mắt phƣợng,
mắt xanh, mắt bồ câu, mắt lúng liếng, mắt trong, mắt ngọc, mắt sắc, cũng có khi
chế giễu đôi mắt toét, mắt lƣơn, mắt gián nhấm, mắt ngƣỡng thiên.
- Hình ảnh đôi mắt đen láy có chiều sâu đã làm nhiều anh chàng say đắm:
Gái thời da đỏ hồng hào
Mắt đen lay láy ngƣời nào chẳng yêu ( A29).
- Đôi mắt lúng liếng cũng làm ngây ngất lòng ngƣời:
Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ ( H 152).
- Con mắt lá răm, mắt lóng lánh cũng từng làm bao anh trai cày thƣơng nhớ:
+ Thƣơng em con mắt lá răm
Lông mày lá liễu thƣơng năm nhớ đời ( T 902).
+ Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi
Mắt ngƣời lóng lánh nhƣ sao trên trời
Nhớ ngƣời lắm lắm ngƣời ơi!( N 736).
- Con mắt biết liếc có lúc đẹp mà cũng có khi bị chê bai:
+ Con mắt em liếc cũng ngoan
Cái chân em bƣớc tựa đàn năm cung… ( C 1567).
+ …Tám yêu con mắt liếc trai

20


Chín yêu tài ngủ suốt đời dậy trƣa…(M 619).
Miệng đƣợc nói tới 31 lần, chiếm 4,6%. Ngƣời xƣa chuộng miệng cƣời,
miệng duyên, không ƣa ngƣời đàn bà miệng rộng.
-

Miệng cƣời xuất hiện 24 lần, có khi cƣời chúm chím, có khi cƣời nụ,


cƣời hoa, có khi nhoẻn miệng cƣời, cƣời tình, cƣời hớn hở:
+ …Em gặp anh đây, chúm chím miệng cƣời
Cơn sầu giải hết mặt tƣơi hơn hƣờng ( T 1821).
+ Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cƣời hớn hở rằng anh giận gì?( C 1038).
+ Cƣời nụ hay là cƣời tình
Cƣời trăng cƣời gió hay mình cƣời ta ?
Cƣời nụ tôi lại cƣời hoa
Cƣời trăng cƣời gió hay ta cƣời mình?( C 1993).
-

Miệng duyên đƣợc nói tới 3 lần:
Cổ cao ba ngấn cổ cao
Răng đen hột đỗ, miệng chào có duyên ( C 1839).

Bên cạnh hình ảnh miệng là chi tiết mặt, mũi có khi là chỉ mặt mũi nói
chung nói chung. Chi tiết này xuất hiện 24 lần chiếm 3,6%. Cụ thể gƣơng mặt
đẹp phải là mặt hoa, mặt ngọc, mặt tƣơi:
+ Tuổi vừa mƣời chín đôi mƣơi
Mặt hoa mày liễu tựa ngƣời thần tiên…( L325).
+ …Cô nào mặt ngọc má hồng
Tôi đây muốn kết làm chồng nên chăng ?( S 43).
Nhƣng nhân dân ta cũng dành những lời chê cho gƣơng mặt mỏng, mặt trẽn,
mặt mo:
+ …Hỏi em trinh tiết lòng son
Cớ sao mặt mỏng, má mòn rứa em?( H 93).

21



+ …Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo, bạc quấn cũng dơ dáng đời ( C 1731).
+ Những ngƣời phinh phính mặt mo
Chân đi chữ bát thì cho chẳng màng ( N 894).
Miêu tả ngoại hình ngƣời phụ nữ còn một yếu tố khác là tuổi tác. Ngƣời
Việt có thói quen hỏi tuổi để xƣng hô cho phải đạo, nhƣng cũng có khi chỉ cần
nhìn ngƣời đối diện trẻ hay già ngƣời ta có thể ƣớc đoán tuổi tác (điều này chỉ có
tính chất tƣơng đối). Qua khảo sát chúng tôi thấy có 23 lần yếu tố này xuất hiện,
chiếm 3,4%.
- Tuổi trẻ đƣợc gọi bằng nhiều cách khác nhau: Tơ, xuân xanh, tơ đào,
đƣơng xuân, mƣời tám đôi mƣơi:
+ Trai tơ lại lấy gái tơ
Đi đâu mà vội mà vơ ông già (T 1424).
+ …Đƣờng trƣờng cách trở nƣớc non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh ( C 1869).
+ Ai về nhắn hỏi cô Ba
Năm nay mƣời tám hay là đôi mƣơi
Để ta so tuổi hai ngƣời
Thử xem có đƣợc tốt đôi chăng là ?( A190).
- Khi con ngƣời không còn trẻ, đẹp, dân gian dùng các từ: Già, bà già, mẹ
dòng, quá lứa:
+ Trai ba mƣơi tuổi đang xoan
Gái ba mƣơi tuổi đã toan về già ( T 1369).
+ Áo dài đứt nút còn khuy
Gái kia quá lứa lỡ thì hết duyên ( A 682).
+ Xôi chiêm khéo nắm dẻo dai
Mẹ dòng trang điểm hơn ngƣời còn tơ ( X 96).

22



Hình ảnh chân tay cũng chiếm một tỉ lệ tƣơng đối 3,1% với 21 lƣợt xuất
hiện. Chi tiết này thƣờng đi với chân bùn tay lấm, chân đi thất thểu, chân què,
chân cù lèo, kiễng chân, tay đeo nhẫn bạc, tay bạc tay vàng, gót đỏ, gót ngọc.s
- Chi tiết chân bùn tay lấm chỉ ngƣời phụ nữ cần cù, chăm chỉ mà vẫn toát
lên vẻ đáng yêu:
Ai đem em tới giữa đồng
Chân bùn tay lấm mà lòng anh say ( A 15).
- Những ngƣời gót đỏ vẫn là hình ảnh đáng đƣợc yêu chiều:
Những ngƣời gót đỏ nhƣ son
Xƣa nay ai nỡ đem chôn xuống bùn ( N 887).
- Hầu hết các lời ca miêu tả hình ảnh chân, tay thiên về giải trí, gây cƣời:
+ Ba đồng một bát nƣớc chè
Tuy rằng em đẹp nhƣng què một chân ( B 22).
+ Chồng què lấy vợ kiễng chân
Mƣợn đƣợc thằng ở đứt gân lại què ( C 1056).
+ Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần
Răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo…( C 1715).
Chi tiết cổ tay có 14 lần xuất hiện chiếm 2,1%. Chủ yếu vẻ đẹp cổ tay đƣợc
thể hiện ở hình ảnh trắng, tròn (13 lần) và cổ tay lƣợn vòng:
+ Cổ tay em trắng nhƣ ngà
Con mắt em liếc nhƣ là dao cau…( C 1752).
+ Đôi dải yếm em, em bỏ thong dong
Cổ tay lƣợn vòng nhƣ nõn chuối non…( Đ 709).
Hình ảnh môi xuất hiện 14 lƣợt chiếm 2,1%. Môi đẹp là môi màu thắm đỏ,
môi son:
+ Trầu say vƣơng vất vân mòng
Nhìn môi em thắm đỏ, khiến trong lòng anh say ( T 1610).


23


+ Thấy em mắt phƣợng môi son
Mày ngài da tuyết đào non trên cành… ( T 481).
Môi xấu nhƣ môi cá mè:
Song le sao khéo kén đôi
Chồng mồm cá ngão, vợ môi cá mè (S 110).
Ngƣời xƣa có câu: “Ngƣời xấu duyên lặn vào trong. Bao nhiêu ngƣời đẹp
duyên bong ra ngoài”. Điều đó giúp ta hiểu rằng duyên cũng là một nét đẹp ngoại
hình ngƣời phụ nữ. Phụ nữ muôn đời ai cũng muốn mình là ngƣời có duyên, sợ
vô duyên, hết duyên. Trong quá trình thống kê, chúng tôi thấy xuất hiện 11 lần
hình ảnh này, chiếm 1,7%.
+ Thƣơng em về rộng về dài
Về duyên em đẹp, về tài em xinh (T 926).
+ …Còn duyên nhƣ tƣợng tô vàng
Hết duyên nhƣ tổ ong tàn ngày mƣa…(A 135).
1.1.2. Những công thức miêu tả ngoại hình có tần số xuất hiện nhỏ (dƣới
10 lần)
Những chi tiết xuất hiện không nhiều nhƣ: Lưng: 8 lần chiếm 1,2%, Vú 6
lần chiếm 0,9% và cổ 5 lần chiếm 0,8%.
- Lƣng eo, thắt đáy lƣng ong, thắt lƣng cho giòn đƣợc ca ngợi:
+ Một thƣơng nàng lƣng eo má phấn
Hai thƣơng nàng chút phận thơ ngây… (M 594).
+ Những ngƣời thắt đáy lƣng ong
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con…( N 896).
- Ngƣời Việt kín đáo, tế nhị nên miêu tả ngoại hình ngƣời phụ nữ cũng
không nói nhiều đến hình ảnh vú. Chi tiết này chỉ đƣợc nhắc đến 6 lần. Trong đó,
vú chum chúm chũm cau xuất hiện 2 lần, vú xếch: 3 lần và vú đét: 1 lần.


24


- Cổ đƣợc nhắc tới 5 lần chiếm 0,6%. Đó là cổ cao, cổ xây, cổ bong gân và
cổ ngẳng.
Cổ cao là cổ đẹp:
Cổ cao ba ngấn cổ cao
Răng đen hột đỗ miệng chào có duyên (C 1839).
Cổ bong gân đƣợc nhìn hài hƣớc:
Con gái làng nào không đẹp bằng con gái làng này
Cái đít nom gày, cái cổ bong gân… (C 1543).
Qua khảo sát, thống kê chúng tôi nhận thấy rằng: Miêu tả ngoại hình ngƣời
phụ nữ là một mảng đề tài phong phú, thú vị, hấp dẫn trong kho tàng ca dao.
Đằng sau ngoại hình con ngƣời là cảm quan thẩm mĩ của ngƣời Việt. Hành trình
đi tìm vẻ đẹp đích thực của ngƣời phụ nữ vẫn luôn là “miền đất hứa” cho các
công trình nghiên cứu không phải chỉ của văn học mà còn là của nhiều ngành
nghệ thuật khác. Tìm hiểu đề tài giúp chúng ta cảm nhận thêm về chiều sâu quan
niệm thẩm mĩ của cha ông, thêm quí, thêm yêu “ hòn ngọc” của văn học dân tộc.
1.2. Cách miêu tả ngoại hình người phụ nữ
Các tác giả dân gian đã phát hiện, khám phá ngƣời phụ nữ từ nhiều góc độ,
nhiều chiều khác nhau. Có khi là một nhận xét chung chung, có khi lại thiên về
miêu tả cụ thể, chi tiết. Có ngƣời cho rằng: Chỉ vì một mái tóc đẹp, một đôi mắt
có chiều sâu, một cái má lúm, một nụ cƣời duyên,…mà đã phải cƣới cả một cô
gái ! Điều đó nói lên rằng: Mỗi nét ngoại hình con ngƣời đều có những vẻ đẹp,
sức hấp dẫn riêng. Chúng tôi không tìm hiểu các thủ pháp nghệ thuật khi miêu tả
ngoại hình con ngƣời mà đi vào việc cảm nhận, nhận xét về cách miêu tả theo
phƣơng diện: Bộ phận và tổng thể ngoại hình con ngƣời.
1.2.1. Miêu tả cụ thể, bộ phận
Các chi tiết ngoại hình đƣợc ngƣời viết xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt.


25


1.2.1.1. Chân tay
Ngƣời phụ nữ trong ca dao đƣợc miêu tả trực tiếp qua bƣớc đi dáng đứng.
Những ngƣời lao động dẫu chân lấm tay bùn vẫn đẹp, đáng yêu:
Ai đem em tới giữa đồng
Chân bùn tay lấm mà lòng anh say ( A 15).
Những chàng trai thƣơng lắm một cô gái chăm chỉ : “ Em đây làm lụng cả
ngày lấm chân” nhƣ vậy:
Ai đem nhân ngãi xuống đồng
Chân bùn tay lấm cực lòng anh thay ( A 16).
Anh trai làng nào chẳng dõi theo một ngƣời “ chân đi yểu điệu”, “ chân đi
đáng nén” hay một “ gót ngọc” trên đƣờng ? Có khi là cả một sự nâng niu:
Những ngƣời gót đỏ nhƣ son
Xƣa nay ai nỡ đem chôn xuống bùn ( N 887).
Có khi nhìn vào bƣớc đi của cô gái, chúng ta cũng đọc đƣợc nỗi niềm mong
nhớ, tƣơng tƣ:
…Em thƣơng ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu nhƣ chim tha mồi…( A 434).
Vẻ đẹp của ngƣời thiếu nữ càng đƣợc tôn thêm bởi bạc, vàng- những trang
sức lộng lẫy, kiêu sa. Đó là ngƣời con gái đƣợc anh chàng làm quen, ngỏ lời:
Này ngƣời đứng ở bờ sông
Tay đeo nhẫn bạc, có chồng hay chƣa? ( N 62).
Song, thực tế xƣa cho rằng “ Một mặt ngƣời bằng mƣời mặt của” nên ông
cha ta có khi lại “ chuộng nàng tay không” mà hay lam hay làm. Bên cạnh đó,
ông cha ta cũng dành những lời hài hƣớc cho những cô gái khiếm khuyết “ đã xấu
lại đen, đã kém nhan sắc lại hèn chân đi” :
+ Hoa lí lịch là hoa lí hòe
Con gái Đồng Sớm vừa què, vừa đui (H 131).


26


+ Hồng nhan nhƣ bát nƣớc chè
Đẹp thì có đẹp nhƣng què một chân (H 288).
1.2.1.2. Cổ
Ngƣời phụ nữ trở nên đài các hơn khi sở hữu một cổ kiêu ba ngấn:
+ Cổ cao ba ngấn cổ cao
Răng đen hạt đỗ, miệng chào có duyên (C 1839).
+ …Cổ cao ngồn ngộn
Má đỏ hây hây
Ngƣời đấy tôi đây
Nên chăng ngƣời nhẽ ( T 1167).
Cổ đẹp là cổ cao ba ngấn đi đôi với lông mày nét ngang. Còn cổ xấu là cổ
ngẳng, cổ gầy, cổ bong gân. Tục ngữ có câu: “Cổ ngẳng nhƣ cổ cò”. Ngƣời phụ
nữ không mấy hấp dẫn khi thiếu sức sống, gầy gò, gân guốc: “ Cái đít nom gầy,
cái cổ bong gân”. Điều này ngƣợc với tục ngữ: “Đàn ông lông chân, đàn bà gân
cổ”. Miêu tả ngoại hình ngƣời phụ nữ, ca dao ít nói về hình ảnh này.
1.2.1.3. Cổ tay
Ca dao giao duyên phần nhiều tế nhị. Thế nhƣng, chúng ta vẫn không khỏi
giật mình trƣớc sự táo bạo, mạnh mẽ của một chàng trai: “ Gặp đây anh nắm cổ
tay. Anh hỏi câu này có lấy anh không?” hay “Anh thuận nhân tình anh nắm cổ
tay. Nắm rồi anh hỏi cổ tay. Ai nặn nên trắng, ai xây nên tròn ?”. Cổ tay ngƣời
con gái đẹp là cổ tay trắng, tròn:
+Cổ tay vừa trắng vừa tròn
Cầm vào mát rƣợi nhƣ hòn tuyết đông (C 1754).
+ Cổ tay em vừa trắng vừa tròn
Mặt mũi vuông vắn chồng con thế nào ? (C 1755).


27


×