Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Điều tra, thu thập mẫu củ bình vôi ở một số tỉnh Việt Nam và xây dựng phương pháp định lượng Rotundin bằng sắc ký lớp mỏng kết hợp đo mật độ quang (TLC Scanning)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 73 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

--------

VŨ ĐỨC THẮNG

ĐIỀU TRA, THU THẬP MẪU CỦ BÌNH VÔI Ở MỘT SỐ TỈNH
VIỆT NAM VÀ XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH LƢỢNG
ROTUNDIN BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG KẾT HỢP ĐO MẬT ĐỘ
QUANG (TLC-SCANNING)
NGÀNH
MÃ NGÀNH

: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ MINH HÀ

Hà Nội, Tháng 12-2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỞ ĐẦU
Bình vôi là tên gọi của nhiều loài cây là dây leo có rễ củ thuộc chi
Stephania, họ Tiết dê – Menispermaceae. Cây Bình vôi còn gọi là cây củ một,
củ mối tròn, dây mối trơn, gà ấp…[89].


Trên thế giới chi Stephania có khoảng trên 50 loài, ở Việt nam có
khoảng 14 đến 16 loài.Các loài Bình vôi ở nƣớc ta phân bố khá rộng trên cả 3
miền Bắc, Trung, Nam, thƣờng gặp ở các vùng núi đá vôi: Tuyên Quang, Hoà
Bình, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu...
Củ Bình vôi chứa chủ yếu các alkaloid với hàm lƣợng rất khác nhau
trong từng loài, trong đó đặc biệt là hợp chất Rotundin (hay Ltetrahydropalmatin) chiếm hàm lƣợng lớn. Trong y học cổ truyền từ xa xƣa củ
Bình vôi đã đƣợc dùng dƣới dạng sắc, ngâm rƣợu chữa mất ngủ, an thần,
nhức đầu, sốt nóng, ho hen, lỵ, đau bụng, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen
suyễn và khó thở. Hiện nay Rotundin đƣợc dùng chủ yếu để chữa bệnh mất
ngủ và an thần. Rotundin nguồn gốc tự nhiên có những ƣu điểm nổi bật nhƣ
độc tính thấp, sự dung nạp thuốc tốt, mang lại giấc ngủ sinh lý.Sau khi ngủ
không bị mệt mỏi và không gây nhức đầu nhƣ các loại thuốc tổng hợp từ hoá
chất [5]. Các nghiên cứu gần đây nhất còn cho thấy Rotundin khi sử dụng với
liều thấp còn có tác dụng làm giảm ảnh hƣởng gây nghiện của cocain, gợi ý
việc sử dụng Rotundin nhƣ một chất cai nghiện [29], [56], [57]. Bên cạnh đó,
nhiều hoạt tính sinh học quý báu của Rotundin cũng đã đƣợc chứng minh bao
gồm tác dụng an thần – giảm đau – gây ngủ, tác dụng hạ sốt, bảo vệ thần
kinh, chống động kinh, hạ huyết áp, giãn cơ trơn [13].
Hiện nay việc tiêu thụ và sản xuất Rotundin từ nguyên liệu củ Bình vôi
đang ngày càng đƣợc phát triển cả ở trên thế giới và Việt Nam. Việc bán tổng
hợp Rotundin thành Rotundin sunfat để sản xuất thuốc tiêm cũng đã đƣợc
Học viện Quân Y nghiên cứu thành công. Trên thị trƣờng đã xuất hiện rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

nhiều sản phẩm thƣơng mại có chứa Rotundin và Rotundin sunfat nhƣ sản
phẩm viên Rotunda, Sen vông, Roxen, Nightqueen...Tuy nhiên hiện nay
nguồn dƣợc liệu củ Bình vôi của Việt Nam trong tự nhiên đang ngày càng cạn

kiệt do việc khai thác bừa bãi, không có qui hoạch.Vì vậy việc khảo sát để tìm
kiếm loài Bình vôi có hàm lƣợng Rotundin cao, từ đó xây dựng phƣơng án
bảo tồn và nhân giống, trồng bình cây vôi là hoàn toàn cần thiết.
Để góp phần vào việc nghiên cứu với mục đích trên, trong luận văn này
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra, thu thập mẫu củ Bình vôi ở
một số tỉnh Việt Nam và xây dựng phƣơng pháp định lƣợng Rotundin
bằng sắc ký lớp mỏng kết hợp đo mật độ quang (TLC-Scanning)” nhằm
tìm kiếm, xác định đƣợc loài Bình vôi chứa hàm lƣợng hoạt chất Rotundin
cao và đƣa ra đƣợc phƣơng pháp định lƣợng Rotundin từ củ Bình vôi tƣơi
bằng TLC-Scanning giúp tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí so với định
lƣợng từ củ khô bằng HPLC, phục vụ cho việc thu mua kịp thời nguồn dƣợc
liệu để sản xuất Rotundin ở qui mô lớn.
Nội dung nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
1. Đihiên cứu cụ thể nhƣ sau:úp tiết kiệm đƣợc thời gian và chi
phíNam và xác đcụ thể nhƣ sau:úp tiết kiệm đƣợc t
2. Xây d xác đcụ thể nhƣ sau:úp tiếRotundin trong các mụ thể nhƣ
sau:úp tiết kbằng phƣơng pháp sắc ký lỏng kết hợp đo mật độ
quang TLC-Scanning.
3. Chianning.g pháp sắcRotundin ttunding.g pháp sắc ký lỏng kết
hợp đo c hóa học của Rotundin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 . Giới thiệu về chi Bình vôi
Chi Bình vôi hay chi Thiên kim đằng (danh pháp khoa học: Stephania,
đồng nghĩa: Perichasma) là một chi thực vật có hoa trong họ Biển bức cát
(Menispermaceae hay còn gọi là họ Tiết dê), có nguồn gốc ở miền đông và

nam châu Á cũng nhƣ Australasia. Chúng là các loài cây thân thảo dạng dây
leo, thƣờng xanh, cao tới 4 m, với thân củ dạng gỗ phình to, trong dân gian
gọi là củ. Các lá mọc thành vòng xoắn trên thân cây, hình khiên với cuống lá
gắn gần trung tâm của lá. Hoa nhỏ, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán
kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ, chứa một hạt, hình móng ngựa, có gai
[89].
Trên thế giới chi Bình vôi Stephania có khoảng 50 loài, phân bố ở vùng
nhiệt đới, Á nhiệt đới ở các nƣớc châu Á là chủ yếu nhƣ: Trung quốc (43
loài), Thái lan (18 loài), Indonesia (17 loài), Việt nam (14 - 16 loài), Malaysia
(11 loài), Ấn độ (11 loài), Philippin (8 loài), Papua New Guinea (8 loài),
Myanma (5 loài), Nhật bản (2 loài), Sri Lanka (2 loài), Lào (2 loài), Đông
timor (1 loài), Quần đảo Solomon (1 loài), Banglades (1 loài), Nepal (1 loài);
ngoài ra còn có ở châu Úc: Australia (7 loài), và châu Phi (12 loài) [8].
Ở nƣớc ta, các loài trong chi Bình vôi có khoảng 14 đến 16 loài và chúng
phân bố rất rộng, trên nhiều địa phƣơng từ Bắc vào Nam. Song các khu vực
có số loài phong phú, đa dạng và tập trung hơn cả là các tỉnh Cao Bằng, Lạng
Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La, Hoà Binh, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình,
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Một số ít loài (S. venosa, S. cambodica
Gagnep, S. pierrei) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình
Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu và An Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

[15]. Trƣớc đây, tên Bình vôi chỉ dùng cho một loài là Stephaniarotunda
Lour. (Stephania glabra (Roxb.) Miers.), cùng với những tên khác là Củ một,
Củ gà ấp, Dây mối trơn, Cà tòm, Cáy pầm (Tày), Co cáy khẩu (Thái), Tở lùng
dòi (Dao), P'lồi (K'ho), Moon - seed (Anh).

Một số loài Bình vôi đã đƣợc phát hiện tại một số tỉnh ở Việt Nam đƣợc
liệt kê trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số loài Bình vôi đƣợc phát hiện tại một số tỉnh ở Việt Nam
STT

Địa điểm

Tên loài

1

S. glabra (Roxb.) Miers

2

S. viridiflavens H. S. Lo et M. Yang Sơn La

Hàm lượng Tài liệu

Ninh Bình

Sapa
3

4

5

0,59%


[21]

0,63%

[6]

3,7%

[11]

Hoàng Liên Sơn (cũ) 3,55%

[2]

Sapa

5,1%

[16]

Sapa

3,69%

[8]

3,06%

[21]


Ninh Bình

1,4%

[16]

Quảng Bình

2,43%

[8]

S. brachyandra Diels

S. kuinanensis H. s. Lo et M. Yang Lạng Sơn

S. sinica Diels

6

S. sinica Diels

Hà Nam Ninh (cũ)

1,31%

[2]

7


S. dielsiana Y. C. Wu.

Hà Nội

0,4%

[8]

8

S. kwangsiensis H. S. Lo

Quảng Ninh

1,8%

[16]

1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Bình vôi
Các loài trong chi Bình vôi (Stephania) đều là dây leo, sống lâu năm
hoặc hằng năm (Hình 1.1). Ở giai đoạn non thân thƣờng nhẵn, màu xanh
nhạt, xanh bóng hoặc xanh đậm. Trên thân già thƣờng có những rãnh dọc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

những mụn cóc sần sùi, màu nâu xám, nâu đen hoặc màu nâu đất. Rễ dạng
sợi hoặc phình to tạo thành rễ củ. Củ rất đa dạng về hình thái, kích thƣớc và
màu sắc. Củ thƣờng có dạng hình cầu, hình trứng, hình trụ hoặc hình dạng

bất định. Có loài rễ củ thƣờng chỉ nặng 0,5-2(hoặc 3) kg, nhƣng cũng có loài
cho củ có thế nặng tới 50-70 kg. Tùy thuộc vào từng loài, tuổi cây và điều
kiện môi trƣờng sống mà hình thái, màu sắc vỏ củ cũng có nhiều thay đổi
(nhẵn hoặc xù xì, màu nâu sáng nhạt, nâu đậm, xám tro, đen...). Thịt củ nạc
hoặc có lẫn những vằn xơ, màu trắng ngà, vàng tƣơi, vàng nhạt hoặc đỏ nâu,
đỏ tƣơi.
Lá mọc cách, cuống lá thƣờng mảnh, dài 2 đến 5 hoặc 15 đến 20 cm và
hai đầu phồng lên[15], có khi gấp khúc ở gốc [21]. Cuống lá đính vào lá
thƣờng ở những vị trí cách xa mép dƣới của gốc lá ở những khoảng cách nhất
định, tùy thuộc vào từng loài (có thể từ 1/5 đến 1/3 chiều dài phiến lá). Phiến
lá mỏng hoặc dày, nhẵn bóng hoặc rải rác có lông, hình khiên, hình tam giác
rộng, hình trứng-tam giác, tam giác tròn hoặc gần tròn; mép lá nguyên hoặc
chia thùy; gân lá dạng chân vịt, gổm 8-9 hoặc 10-12 gân chính cùng xuất phát
từ đỉnh cuống lá. Chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tù hoặc gần tròn; gốc lá gần tròn,
phẳng hoặc gần hình tim. Màu sắc của phiến lá tùy thuộc vào từng loài (màu
xanh nhạt, xanh vàng nhạt, xanh đậm, xanh nâu nhạt hoặc đốm tía).
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực, cái thƣờng mọc từ kẽ lá. Cụm hoa
có dạng tán đơn, tán kép, xim tán kép, hình đầu đến tán ngù [15], có cuống,
đơn độc hay xếp theo kiểu chùm ít nhất ở các nhánh tán cấp 1 (2), các nhánh
cuối cùng đôi khi không đều hoặc đôi khi các xim tụ họp thành đầu hình đĩa
[21]. Hoa đực thƣờng có cấu tạo đối xứng tỏa tròn, đài 6-8,rời, xếp thành 2
vòng; 3-4 cánh hoa, dạng vỏ sò, màu vàng, đôi khi trắng xanh; nhị 2-6,
thƣờng 4, chỉ nhị dính nhau tạo thành ống hình trụ, đầu nhụy xoè thành đĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

tròn. Hoa cái thƣờng chỉ gồm 1 lá đài và 2 cánh hoa (rất ít khi có 3-4 lá đài và
3-4 cánh hoa), bầu hình trứng có 4 đến 6 hoặc 7 núm nhụy hình dùi.

Quả hạch, dạng hình gần tròn, hình trứng, trứng bầu, 2 bên dẹt. Ở quả
trƣởng thành, cuống quả lệch về một phía gần với dấu vết còn lại của núm
nhụy. Bầu 2 noãn, nhƣng chỉ có 1 phát triển thành hạt, còn 1 thoái hóa. Ở quả
chín, vỏ ngoài thƣờng có màu vàng đậm hoặc đỏ tƣơi, nhẵn bóng. Hạt hình
móng ngựa, hình trứng dẹp hoặc hơi tròn, 2 mặt bên lõm, ở giữa có lỗ thủng
hoặc không, dọc theo gờ lƣng bụng thƣờng có 4 hàng vằn hoặc gai. Đặc điểm
hình thái của hạt thƣờng đặc trƣng cho từng taxon; nên đây đƣợc coi là một
trong những dấu hiệu đáng tin cậy để giám định tên khoa học đối với các loài
chi Bình vôi [15]. Cây mầm có lá mầm ít nhiều bằng rễ mầm, bao quanh bởi
nội nhũ [21].

Hình 1.1. Hình ảnh về cây Bình vôi
1.1.2. Sinh thái, sinh trưởng và phát triển của các loài Bình vôi
Các loài thuộc chi Bình vôi thƣờng sinh trƣởng trong các rừng nguyên
sinh hay rừng thứ sinh. Chúng thƣờng mọc trên đỉnh hay trên các sƣờn núi đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vôi, núi đất xen lẫn đá, các dải đất ven đƣờng, ven sông, đôi khi gặp ở ven bờ
biển. Sống thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm 21-230C, lƣợng mƣa 20002500mm, ƣa đất nhiều mùn, thoát nƣớc, độ pH = 6,5-7. Một số loài có thể
phân bố ở độ cao tới 2.000-2.800 m so với mực nƣớc biển. Hầu hết các loài
Bình vôi đều ƣa sáng, ƣa đất có độ ẩm vừa phải và đặc biệt ở giai đoạn ra hoa
tạo quả.
Các loài Bình vôi hiện có ở Việt Nam có 2 thời vụ chồi chính trong năm.
Vụ chồi đông xuân, bao gồm các chồi sớm xuất hiện (trên thân và trên đầu củ)
ngay từ tháng 11- 12. Những chồi này ở trạng thái "chồi ngủ" cho đến mùa
xuân (tháng 1 - 2) thì bắt đầu thời kỳ sinh trƣởng mạnh. Chỉ trong vòng 1 - 2
tháng, chồi đã dài tới hơn 1m. Chồi đông xuân là lứa chồi quan trọng nhất của

cây Bình vôi, vì trên loại chồi này cây sẽ ra lá, ra hoa, quả và mọc ra lứa chồi
xuân hè (chồi cấp II). Số lá của chồi cấp II nhiều hơn gấp bội so với chồi
đông xuân (tính trên cùng một đơn vị chiều dài của chồi). Lá trƣởng thành
ngay trong mùa hè và sẽ rụng hết khi mùa khô hanh (tháng 10). Sự rụng lá
hàng năm cũng là tập tính quan trọng của cây Bình vôi. Sự tái sinh chồi mạnh
mẽ của cây Bình vôi còn thể hiện ở khả năng mọc mầm trên các mảnh bổ ra
từ củ đem vùi xuống đất. Những mảnh ở đầu củ (khoảng 1/3 củ trở lên) mọc
mầm tốt hơn những mảnh khác. Có thể áp dụng khả năng này để nhân giống
cây Bình vôi. Trong tự nhiên, hoa Bình vôi đƣợc thụ phấn chéo chủ yếu nhờ
côn trùng.
Hạt Bình vôi thƣờng rất nhỏ, khối lƣợng trung bình của 1.000 hạt thƣờng
chỉ khoảng 10-29g. Hạt phát tán nhờ nƣớc. Các cá thể Bình vôi trồng từ hạt
thƣờng sinh trƣởng, phát triển khá nhanh. Chỉ sau 5-6 tháng tuổi, cây đã vƣơn
dài tới 50-80(-100) cm, phân cành khỏe. Ở một số loài, cây có thể bắt đầu ra
hoa và cho quả khi mới bƣớc vào giai đoạn 6- 8 tháng tuổi. Trong quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

sinh trƣởng, rễ chính thƣờng lớn dần tạo thành củ (ớ những loài có củ) hoặc
phân nhánh nhiều tạo thành rễ dạng sợi (ở những loài chỉ có rễ dạng sợi) [15].
1.1.3. Kỹ thuật nhân giống và gây trồng
Có thể nhân giống Bình vôi bằng cả phƣơng pháp vô tính hoặc hữu tính.
Với các loài Bình vôi không có củ (chỉ có rễ dạng sợi) thì có thế nhân
giống rất dễ dàng bằng các đoạn hom dây lấy từ thân hoặc cành. Còn với các
loài Bình vôi có củ thƣờng chỉ có thể nhân giống sinh dƣỡng bằng các mảnh
củ ở phía gần gốc. Tuy nhiên, hệ số nhân giống vô tính thƣờng thấp, chỉ gấp
có 2-4 lần và tốc độ tăng truởng cũng rất chậm.
Nhân giống Bình vôi từ hạt là biện pháp có hiệu quả cao. Hạt Bình vôi

sau khi thu hoạch nếu gieo ngay hoặc ủ trong cát ẩm thì tỉ lệ nẩy mầm sẽ cao.
Sau khi gieo khoảng 40-65 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm. Hạt tƣơi đƣợc gieo
ngay sau khi thu hái, ở điều kiện thuận lợi có tỷ lệ nẩy mẩm khá cao (thƣờng
từ 75-85%). Nếu để lâu 2-3 tháng mới gieo thì tỷ lệ nẩy mầm chỉ đạt khoảng
30% tối đa 40-45%.
Trồng 2-3 năm có thể thu hoạch dƣợc liệu. Thời gian càng lâu năng suất
càng cao. Trồng bằng hạt có năng suất cao hơn trồng từ mầm củ [15].
1.1.4. Năng suất và thu hái củ Bình vôi
Đến nay, ở nƣớc ta việc khai thác củ và cả lá vẫn chủ yếu dựa vào nguồn
Bình vôi mọc sẵn trong tự nhiên. Lƣợng củ Bình vôi bị khai thác để sử dụng
trong nƣớc cũng nhƣ bán qua biên giới trong thời gian qua khá lớn. Những
năm trƣớc đây, sản lƣợng khai thác thƣờng đạt tới 500-700 tấn/năm. Hiện
nguồn nguyên liệu trong tự nhiên đã trở nên rất khan hiếm. Bình vôi trồng từ
hạt trong năm đầu tiên năng suất củ tƣơi có thể đạt 1-2 tấn/ha, đến năm thứ 2
và 3 có thể đạt 2,5-3(-5) tấn/ha [15].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học củ Bình vôi
Những cây thuộc chi Stephania (họ Menispermaceae) phân bố rộng và
đƣợc sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh khác nhau.
Hơn 150 hợp chất alkaloid cùng với flavonoids, lignans, steroids, terpenoids
và coumarins đã đƣợc phân lập và xác định cấu trúc trong chi này và nhiều
hợp chất đã đƣợc đánh giá có hoạt tính sinh học cao.
1.2.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học củ Bình vôi trên thế giới
Số lƣợng các hợp chất đã phân lập từ các loài trong chi Stephaniatrên
thế giới có thể xếp vào 9 nhóm hợp chất đƣợc liệt kê trong bảng 1.2. [8].
Bảng 1.2. Các nhóm alkaloid trong chi Stephania

STT Nhóm chất

Số lƣợng alkaloid
Gồm 6 chất đƣợc phân lập từ 6 loài khác nhau

1

Benzylisoquinolin

2

Bisbenzilisoquinolin Gồm 47 chất đƣợc phân lập từ 14 loài

3

Aporphin

Gồm 75 chất đƣợc phân lập từ 33 loài

4

Proaporphin

Gồm 8 chất đƣợc phân lập từ 9 loài

5

Protoberberin

6


Morphinan

Gồm 21 chất đƣợc phân lập từ 22 loài

7

Hasubanan

Gồm 49 chất đƣợc phân lập từ 11 loài

8

Eribidin

Gồm 1 chất là Protostephanin

9

Stephaoxocan

Gồm 24 chất đƣợc phân lập từ 22 loài, trong đó
có L-tetrahydropalmatin

Gồm 2 chất đƣợc phân lập từ loài S.
cepharantha

1.2.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học củ Bình vôi ở Việt Nam
Một số hợp chất đã đƣợc phân lập từ một số loài Bình vôi ở Việt Nam đƣợc
liệt kê trong bảng 1.3.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Bảng 1.3. Một số nghiên cứu về alcaloid đã đƣợc phân lập từ một số
loài Bình vôi ở Việt Nam
STT
1

Nhóm chất
Benzylisoquinolin

Tên chất

Phân lập từ
loài

TLTK

Laudanidin

S. sinica Diels

[10]

Cycleanin

Stephania sp3


[21]

Cepharanthin

S. pierrei Diels

[9]

4

Roemerin

S. glabra Mies

[21]

5

Dehydrotesakin

Stephania sp.

[9]

6

Oxostephain

7


Dehydrocrebanin

2

Bisbenzilisoquinolin

3

Ethyl

S. dielsiana
Y.C.Wu
S. dielsiana
Y.C.Wu

[7]

[7]

N-[2-(8,9-

dimethoxyphenanthrol[
Aporphin

8

3,4-d][1,3]dioxol-(5-

Stephania sp.


[9]

Stephania sp.

[9]

Stephania sp.

[9]

yl)ethyl)-Nmethylglyciat
2-(8,9)dimethoxyphenanthrol[
9

3,4-d][1,3]dioxol-(5yl)-Nmethylenthanamin

10

Oxocrebanin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của alkaloid phân lập từ một số
loài thuộc chi Bình vôi Stephania
Rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh các lớp chất
trong củ Bình vôi có hoạt tính vô cùng phong phú nhƣ hoạt tính chống sốt rét,
hoạt tính kháng sinh, diệt giun sán, kháng virus, chống ung thƣ, an thần, gây
ngủ, chống viêm, giảm đau, miễn dịch …đƣợc liệt kê trong bảng 1.4.

Bảng 1.4. Hoạt tính sinh học của alkaloid phân lập từ một số loài thuộc
chi Bình vôi Stephania
Hoạt tính

Tên chất

TLTK

Dehydroroemerine,
tetrahydropalmatine, xylopinine,
cepharanthine, NChống sốt rét

methylliriodendronine, 2-O,N-

[25], [61]

dimethylliriodendronine,
liriodenine, dicentrinone, corydine,
aloe-emodine
Glabradine, dịch chiết trong cồn từ
củ từ loài S. glabra (Roxb.) Mies,
Kháng sinh

dịch chiết trong methanol từ rễ của
loài S. japonica, cepharanone D,Nformyl-asimilobine, N-

[44], [71], [72],
[73], [81],
[82],[83]


formylannonain
Diệt giun sán

Chống virus
Chống ung thƣ

Dịch chiết trong cồn từ rễ của loài
của cây S. glabra (Roxb.) Miers

[30]

Dịch chiết từ củ trong methanol của

[22], [55], [64],

loài S. cepharantha Hayata

[65], [86]

dl-tetrandrine, fangchinoline, d-

[23], [24],[26],

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

tetrandrine, d-isochondrodendrine,

[27], [28], [33],


dịch chiết trong cồn từ củ của loài

[34], [37], [39],

S. venosa (Blume) Spreng,

[42], [46], [48],

aporphine, cepharanthine,

[51], [53], [54],

cepharanoline, isotetrandrine,

[58], [59],

berbamine, cepharanthine, (−)-

[60],[62], [63],

asimilobine-2-O-_-D-glucoside,

[66], [76], [77],

(−)-nordicentrine, (+)-2-N-

[79], [82], [83],

methyltelobine, 7-


[84], [85]

oxodehydrocaaverine, 7oxocrebanine, dehydrocrebanine,
crebanine, aristololactamI
Giảm rối loạn thần
kinh, an thần

(−)-Stepholidine, L-

[4], [12], [14],

tetrahydropalmatin

[20], [21], [32],
[88]

Kích đẻ cho sản phụ Tetrandrine

[87]

Đảo chiều đa kháng

Insotrilobine và trilobine

[38]

Chống viêm và

Tetrandrine, fangchinoline, L-


giảm đau

tetrahydropalmatin, cepharinthin

Miễn dịch

Tetrandrine

[41], [67]

Chặn kênh Ca2+

Tetrandrine

[70], [78]

Ức chế

Protoberberine, stepharanine,

Acetylcholinesterase cyclanoline, N-methyl stepholidine
Chống oxi hóa

Fangchinoline cepharanthine

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

[26], [35], [43],
[49], [50], [52],

[67], [75], [80]

[45], [47]
[36], [74]

/>

1.4. Hợp chất Rotundin trong cây Bình vôi
1.4.1. Cấu trúc hóa học
Rotundin có tên khoa học là L-tetrahydropalmatin, đây là một alkaloid,
lần đầu tiên thu đƣợc vào năm 1902 nhờ phƣơng pháp hydro hóa palmatin
trong quá trình nghiên cứu cấu trúc của palmatin theo phản ứng [40]:

Đó là một hợp chất hữu cơ gồm 4 vòng kết dính, chứa nhân dị vòng
isoquinolin, vì thế nó thuộc loại isoquinolin alkaloid và đó cũng là một trong
các bộ khung alkaloid rất thƣờng gặp trong một số họ thực vật.
Do đƣợc phân lập từ các chi họ thực vật khác nhau, mà trƣớc đây hợp
chất này còn mang một số tên gọi khác, nhƣ là: caseanin, Rotundin và
hyndarin.
Công thức cấu tạo của Rotundin:

Công thức phân tử: C21H25NO4, khối lƣợng phân tử: M = 355,43
Danh pháp quốc tế: 5,8,13,13a-tetrahydro-2,3,9,10- tetramethoxy- 6H
dibenzo [a,g] quinolizine

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Tên khoa học: L-tetrahydropalmatin hay Hyndarin, Rotundine,

Caseanine.
1.4.2. Tính chất lí học
Tính chất
Tinh thể màu trắng hay hơi vàng, không mùi, không vị. Bị chuyển
thành màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhiệt. Tan trong cloroform,
hơi tan trong ethanol và ether, không tan trong nƣớc, dễ tan trong acid sulfuric
loãng.
Điểm chảy
141 C đến 144 C.
Góc quay cực riêng
-290o đến -300o, tính theo chế phẩm đã làm khô.
Dùng dung dịch chế phẩm có nồng độ 8 mg/ml trong ethanol 96 % để
đo ở nhiệt độ 25 oC.
Độ hấp thụ riêng
Đo độ hấp thụ của dung dịch chế phẩm có nồng độ 30

g/ml trong

dung dịch acid sulfuric 0,5 % ở bƣớc sóng 281 nm. Giá trị A (1%,1 cm) phải
từ 150 đến 160 [3].
1.4.3. Tính chất hóa học
Rotundin hay L-tetrahydropalmatin là alkaloid có tính kiềm yếu. Có thể
giải phóng nó ra khỏi muối của nó bằng những kiềm trung bình và mạnh nhƣ
NH4OH, MgO, cacbonat kiềm, NaOH…. Ngƣời ta sử dụng tính chất này để
định lƣợng L-tetrahydropalmatin trong nguyên liệu thực vật cũng nhƣ để tủa
nó trong quá trình chiết alkaloid toàn phần.
Phản ứng tạo tủa: L-tetrehydropalmatin cho phản ứng với các thuốc thử
chung cho alkaloid. Các thuốc thử chung thƣờng dùng để nhận biết là:
- Thuốc thử Mayer (K2HgI4) cho tủa trắng hay vàng nhạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

- Thuốc thử Busacda (Iodo-Iodua) cho tủa nâu.
Ngoài ra L-tetrahydropalmatin còn cho phản ứng tủa tạo tinh thể với
một số muối vô cơ nhƣ với dung dịch platin clorua, dung dịch nƣớc bão hòa
axit picric.
Phản ứng oxy hóa dƣ oxy không khí: L-tetrahydropalmatin dễ dàng bị oxy
hóa trong không khí chuyển thành màu vàng, vì vậy ngƣời ta thƣờng sử dụng
chất này dƣới dạng muối clorat hoặc sulfat và bảo quản trong lọ màu hổ phách
và ở nơi ít sáng.
1.4.4. Tác dụng dược lí của Rotundin
Rotundin là hợp chất ít độc và có nhiều hoạt tính vô cùng phong phú.
Kết quả nghiên cứu ở Liên xô, Rumani, Trung quốc [4] đã chỉ ra rằng Ltetrahydropalmatin rất ít độc. Thí nghiệm cho thấy rằng một liều cao hơn 30
mg/kg cơ thể đƣợc tiêm vào mạch máu con thỏ chỉ làm nó mệt 1-2 ngày, đồng
tử bị liệt nhất thời rồi lại hết.
Năm 1941, DS.Trần Xuân Thuyết cùng với Giáo Sƣ, Tiến Sĩ Đỗ Tất
Lợi và P. Bonnet đã phát hiện ra hỗn hợp alkaloid của củ Bình vôi, đặt tên là
Rotundin - có tác dụng an thần gây ngủ, hạ huyết áp, điều hòa tim, giãn cơ
trơn, do đó giảm các cơn đau do co thắt cơ trơn [13].
Theo Ngô Đại Quang (1999) tác dụng dƣợc lý của Rotundin đã đƣợc
nghiên cứu ở nƣớc ta từ thời Pháp thuộc. Rotundin đƣợc áp dụng từ năm 1944
và suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã đƣợc dùng để điều trị có kết
quả một số trƣờng hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, tác dụng rõ rệt nhất
là gây ngủ và an thần. Rotundin nguồn gốc tự nhiên có những ƣu điểm nổi bật
nhƣ độc tính thấp, sự dung nạp thuốc tốt, mang lại giấc ngủ sinh lý. Sau khi
ngủ không bị mệt mỏi và không gây nhức đầu nhƣ các loại thuốc tổng hợp từ
hoá chất [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

Theo Nguyễn Tiến Vững [21], [21] đã tiến hành thăm dò tác dụng của
L-tetrahydropalmatin trên điện não thỏ. Tất cả các thỏ đƣợc tiến hành đặt
điện cực vào vùng cảm giác, vận động và thể lƣới thân não. Kết quả là sau
khi cho thỏ uống L-tetrahydropalmatin với liều 100 mg/kg thể trọng trong 7
ngày liền, thành phần các sóng điện não trong vỏ não vùng cảm giác-vận
động và trong thể lƣới thân não có những biến động rõ. Sự tăng thành phần
sóng chậm denta và giảm thành phần sóng nhanh beta chứng tỏ rằng Ltetrahydropalmatin có tác dụng tăng cƣờng quá trình ức chế trong các tế bào
thần kinh ở vỏ bán cầu đại não và thể lƣới thân não. Theo Dƣơng Hữu Lợi
[12] khi tiêm cho chuột nhắt trắng 0,1 ml dung dịch L- tetrahydropalmatin ở
các nồng độ khác nhau: 0,5%, 1%, 2% nhận thấy đều có tác dụng làm chuột
nhắt trắng trấn tĩnh, tác dụng này đƣợc duy trì trong vòng 3-5 giờ.
Khi dùng theo đƣờng tiêm bắp, thuốc tiêm Rotundin sulfat có tác dụng
ức chế thần kinh trung ƣơng, tƣơng tự nhƣ diazepam [4].
Theo Zhu X. Z. [87] D-tetrahydropalmatin và L-tetrahydropalmatin
đƣợc phân lập từ nhiều loài thuộc chi Stephania và cây Corydalis ambigua
không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng an thần gây ngủ.
Phạm Duy Mai và Phan Đức Nhuận [14], trong nghiên cứu đã cho thấy
gindarin hydroclorid (L- tetrahydropalmatin hydroclorid) và hỗn hợp alcaloid
chiết từ củ Bình vôi đều tăng cƣờng tác dụng gây ngủ của thiopental một
cách rõ rệt. Gindarin hydroclorid với liều 30 mg/kg thể trọng chuột có khả
năng kéo dài thời gian ngủ lên 1,5 lần. Hỗn hợp alcaloid với liều 100 mg/kg
thể trọng chuột cũng có tác dụng tƣơng đƣơng. Nguyễn Tiến Vững [21] đã
thử tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của L-tetrahydropalmatin trên chuột
nhắt trắng cho thấy L- tetrahydropalmatin đã kéo dài giấc ngủ của pentotal rất
rõ rệt, liều 40 mg/kg thể trọng chuột (bơm trực tiếp vào dạ dày) đã làm tăng
thời gian ngủ cùa chuột lên 8 lần.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Phạm Thị Kim, Bùi Minh Đức và các cán bộ khoa học khác ở Viện
Dinh dƣỡng và Học viện Quân y đã thử nghiệm Rotundin liều cao trên chuột
(150mg/kg thể trọng) tƣơng đƣơng với 7,5g dùng cho ngƣời lớn để uống (gấp
15 lần liều dùng theo Dƣợc điển Trung Quốc-1988) mà chuột không chết và
hiện tại không xác định đƣợc LD50 đƣờng uống. Điều đó chứng tỏ độ an toàn
cao của chế phẩm. Rotundin ít độc. Khi tiêm vào mạch máu thỏ với liều
30mg/kg, con vật đó tuy bị mệt nhất thời nhƣng lại khỏi sau 1-2 ngày. Ở
Trung Quốc, ngoài dạng viên 30mg và 60mg, Rotundin còn có ở dạng tiêm là
Rotundin sunfat, mỗi ống chứa 2ml (60mg), dùng làm thuốc giảm đau, an
thần, gây ngủ trong điều trị loét dạ dày, hành tá tràng, đau dây thần kinh, mất
ngủ do lo âu, căng thẳng thần kinh v.v... [5].
Chu Hongyuan, Jin Guozhang và cộng sự [29] nghiên cứu cơ chế giảm
đau của L-tetrahydropalmatin thấy thuốc có tác dụng ức chế receptor dopamin
D2, ứng dụng này đã đƣợc sử dụng trong bài thuốc cainghiện ở Trung Quốc.
Theo Mantsch John R., Li Shi-Jiang [57]. L- tetrahydropalmatin có tác dụng
trong điều trị cai nghiện cocain và trong điều trị cai nghiện oxycodon [56].
1.5. Một số sản phẩm thƣơng mại sử dụng Rotundin hiện nay
Trên thế giới:
- Liên xô cũ đã sử dụng dạng L-tetrahydropalmatin hydroclorid dƣới
dạng viên 0,05 g và dạng tiêm dung dịch 1% đóng ống 1-2 ml
- Trung quốc sử dụng L-tetrahydropalmatin hydroclorid dƣới dạng tiêm
dung dịch 5%.
- Ở Nhật bản, sử dụng Cepharanthin dƣới dạng bột, dạng viên 0,01 g,
dạng dung dịch tiêm đóng ống 2 ml.
Ở Việt nam:
- Xí nghiệp dƣợc phẩm TW II đã sản xuất viên Senvông, viên Tepar,

siro Rotunda, thuốc tiêm Rotunda 30 mg/viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

- Viên Rotunda 30 mg (xí nghiệp dƣợc phẩm TW I).
- Rotundin 30 (30 mg/viên) (Sao Kim Pharma).
- Rotundin 30 (30 mg/viên) (DNA pharma).
- Học viện Quân y nghiên cứu sản xuất thuốc Rotundin sulfat tiêm 60
mg/2ml.
- Xí nghiệp dƣợc phẩm Hà nội sản xuất viên Roxen 30 (30 mg/viên),
chè an thần.
- Công ty cổ phần Traphaco sản xuất viên Stilux (60 mg/viên), Trasleep
(30 mg/viên).
- Roduxen viên nén 30 mg của công ty cổ phần Dƣợc và thiết bị vật tƣ
Y tế Thanh hóa.
- Siro an thần của công ty cổ phần Dƣợc và thiết bị vật tƣ Y tế Thanh
hóa.
- Rotundin 30 mg, Rotundin F của công ty Dƣợc phẩm USA - NIC
pharma.
- Nightqueen (30 mg/viên) của công ty DHG Pharma.
- Ginkgomin platinum của công ty Dƣợc phẩm Thiên phúc.
1.6. Các phƣơng pháp định lƣợng Rotundin
1.6.1. Phương pháp kết tủa với AgNO3 [68], [69]
Tiến hành: Trong một bình định mức 50 ml, hòa tan một lƣợng chế
phẩm khoảng 0,3g Rotundin trong 2 ml acid acetic, thêm 15 ml nƣớc cất, đun
nóng nhẹ cho hòa tan hết, trộn đều. Thêm chính xác 25,0 ml dung dịch kali
iodide 1,7%, pha loãng với nƣớc cất đến vạch, trộn thêm 3-5 giọt chỉ thị natri
eosin, chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 0,05 M cho đến khi xuất hiện tủa mầu

hồng. Song song tiến hành chuẩn độ một mẫu trắng. 1ml dung dịch AgNO3
0,05 M tƣơng ứng với 17,77 mg C21H25NO4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Phƣơng pháp này đƣợc Dƣợc điển Trung Quốc năm 2000 áp dụng để
định lƣợng Rotundin nguyên liệu.
1.6.2. Phương pháp chuẩn độ môi trường khan [69]
Chuẩn độ môi trƣờng khan là phƣơng pháp chuẩn độ acid và base yếu
hoặc những muối của chúng trong môi trƣờng không phải là nƣớc. Rotundin
là base yếu, nên Dƣợc điển Trung Quốc năm 2000 đã áp dụng phƣơng pháp
này để định lƣợng Rotundin hydroclorid nguyên liệu.
Cách tiến hành: Cân chính xác khoảng 0,35 g chế phẩm thêm 25 ml
acid acetic khan, 2 ml anhydride acetic và 5 ml dung dịch thủy ngân (II)
acetat, lắc cho tan hết, thêm 1 giọt dung dịch tím tinh thể làm chỉ thị và chuẩn
độ bằng dung dịch acid perclorich 0,1 M cho đến khi dung dịch chuyển sang
mầu xanh lục. Song song tiến hành chuẩn độ mẫu trắng. 1ml dung dịch acid
perclorich 0,1 M tƣơng đƣơng với 39,19 mg C21H25NO4.HCl.
1.6.3. Phương pháp đo quang phổ tử ngoại khả kiến [3], [68, [69]
Phƣơng pháp này dựa trên định luật Lambert – Beer.
Cách tiến hành: Hòa tan một lƣợng chế phẩm Rotundin với nồng độ
khoảng 0,003% trong dung dịch acid sulphuric 0,5%. Rồi đo độ hấp thụ của
dung dịch thu đƣợc ở bƣớc sóng 281 nm, mẫu trắng là acid sulphuric 0,5%.
Tính hàm lƣợng Rotundin trong chế phẩm theo trị số A (1%, 1cm) ở bƣớc
sóng cực đại 281 nm là 155.
Dƣợc điển Trung Quốc áp dụng phƣơng pháp này để định lƣợng
Rotundin trong các chế phẩm viên nén và thuốc tiêm.
1.6.4. Phương pháp sắc ký bản mỏng

Đƣa dung dịch chuẩn Rotundin và dung dịch thử lên cùng một bản
mỏng. Tiến hành triển khai bằng dung môi thích hợp để tách Rotundin ra khỏi
các alkaloid khác. Phun thuốc thử hiện mầu hay soi dƣới đèn tử ngoại ở bƣớc
sóng 254 nm để xác định vết Rotundin trong dung dịch thử tƣơng ứng với vết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Rotundin của dung dịch chuẩn. Xử lý bản mỏng để xác định hàm lƣợng
Rotundin trong vết dựa trên các vết của dung dịch chuẩn [31].
1.6.5. Phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
Điều kiện sắc ký cột:
- Cột RP18 (250 x 4.0 mm; 5µm)
- Tốc độ dòng: 1µl/phút
- Detector UV với bƣớc sóng phát hiện 283 nm
- Nhiệt độ phân tích: Nhiệt độ phòng
- Thể tích tiêm: 20 µl
Pha động: Hỗn hợp gồm dung dịch KH2PO4 0,05 M (62,5 ml), acetonitril
(37,5 ml) và triethylamin (0,5 ml). Dùng dung dịch acid phosphoric đặc để
điều chỉnh pH đến 4,0. Lọc qua màng lọcmịn cỡ 0.45 um, lắc siêu âm trong 5
phút để loại bỏ khí.
Chuẩn bị mẫu: Pha dung dịch chuẩn và dung dịch thử có nồng độ tƣơng
đƣơng khoảng 0,04 mg Rotundin khan trong 1 ml pha động.
Thời gian lƣu của Rotundin là 4,32 phút. So sánh diện tích của pic Rotundin
chuẩn với diện tích của mẫu thử từ đó tính ra kết quả.
1.7. Ứng dụng của sắc ký lớp mỏng trong phân tích định lƣợng
Ngày nay với các tiến bộ của kỹ thuật và thiết bị xử lý bản mỏng sau
khai triển và các phƣơng tiện lƣợng hóa lƣợng mẫu đƣa lên bản mỏng việc sử
dụng bản mỏng để định lƣợng các hợp chất ngày càng đƣợc áp dụng một cách

phổ biến.
Lƣợng chất tham gia quá trình tách đƣợc xác định với các cấp độ chính
xác khác nhau tuy theo phƣơng tiện sử dụng để đƣa mẫu lên bản mỏng.
Sau khi khai triển hệ dung môi thích hợp các vết của các chất khác
nhau đƣợc tách riêng rẽ trên bản mỏng. Có một số biện pháp khác nhau để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

xác định lƣợng chất trong các vết và có thể chia chúng thành 2 nhóm: tách
chất khỏi bản mỏng và định lƣợng trực tiếp trên sắc đồ.
1.7.1. Phương pháp định lượng sau khi tách các chất khỏi bản mỏng
Phƣơng pháp này tiến hành chuyển tất cả vết cần phân tích trên bản
mỏng vào một dung môi thích hợp. Sau khi thực hiện tinh khiết hóa mẫu đo
bằng các cách khác nhau, tiến hành thực hiện các phép đo thích hợp nhƣ đo
quang, đo huỳnh quang, cực phổ…
Để lấy chất khỏi bản mỏng dùng dao sắc cạo tất cả bột ở vết cần định
lƣợng vào bình hoặc dùng phễu con có màng xốp úp ngƣợc và hút chân không
vào cuống phễu. Sau đó dùng dung môi hòa tan chất và lọc bỏ chất hấp phụ.
Xử lý và định lƣợng dịch lọc bằng các phƣơng pháp thích hợp.
Phƣơng pháp này cho kết quả đáng tin cậy nhƣng khá mất thời gian.
Ngoài những sai số có thể mắc phải trong quá trình sắc ký, phƣơng pháp này
có thể gặp thêm một số trở ngại sau:
+ Độ tinh khiết của chất hấp phụ: ảnh hƣởng của các tạp chất trong chất
hấp phụ và chất kết dính (nếu có), đặc biệt là sắt phải không có hoặc đƣợc
làm sạch trƣớc khi tiến hành sắc ký.
+ Độ tinh khiết của dung môi: phải đuổi hết dung môi sau khi khai
triển, dung môi hòa tan chất phải không ảnh hƣởng đến phép đo tiếp theo.
+ Không chuyển hết chất trên bản mỏng vào dung dịch.

1.7.2. Các phương pháp định lượng trực tiếp trên bản mỏng
Các phƣơng pháp thuộc nhóm này dựa trên nguyên tắc xác định lƣợng
chất có trong vết dựa vào diện tích hay cƣờng độ màu của vết. Trƣờng hợp
không có điều kiện và chấp nhận sai số lớn có thể so sánh trực tiếp bằng mắt
về độ lớn và màu sắc của các vết. Hiện nay có rất nhiều phƣơng tiện có thể hỗ
trợ cho việc tiến hành định lƣợng trên bản mỏng nhƣ: máy đo mật độ vết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

(densitometer), các hệ thống video (CCD camera.: charge-coupled device
camera), máy quét (flatbed scanner).
1.7.3. Các biện pháp xử lý vết trên bản mỏng trong định lượng
a) So sánh bằng mắt:
Đây là phƣơng pháp nhanh và đơn giản, không cần thiết bị đặc biệt. Phƣơng
pháp này thuận tiện cho việc bán định lƣợng với sai số khoảng 20%. Nhƣng
vì so sánh các vệt với nhau về độ lớn và màu sắc một cách trực tiếp trên bản
mỏng nên phƣơng pháp này rất phụ thuộc chủ quan ngƣời so sánh.
b) Đo diện tích vết
Quan hệ diện tích vết và lƣợng chất trong vết: việc đo diện tích vết sẽ khách
quan hơn nhiều so với phƣơng pháp so bằng mắt. Sai số cũng nhỏ hơn khoảng
5 – 10% và có thể đạt đến 3%. Diện tích của vết phụ thuộc vào lƣợng chất, bề
dày và hoạt tính của lớp mỏng, thể tích dung dịch mẫu đƣợc đƣa lên bản
mỏng, kích thƣớc của điểm xuất phát cũng nhƣ vị trí của nó trên bản mỏng.
Trong khoảng lƣợng chất từ 1 đến 100 ug, giữa diện tích của vết S và
logarit của lƣợng chất M có quan hệ tuyến tính: S = a.lgM + b với a, b là các
hằng số thực nghiệm. Một số ngƣời cho rằng căn bậc hai của diện tích vế có
quan hệ tuyến tính logarit khối lƣợng chất trong phạm vi khá rộng về nồng độ
theo công thức:


Trong đó: M và A là lƣợng chất và diện tích vết của dung dịch thử.
MS và AS là lƣợng chất và diện tích vết của dung dịch chuẩn.
AD là diện tích vết của dụng dịch mẫu pha loãng D lần.
Một số biện pháp xác định diện tích vết cổ điển:
- Sử dụng thiết bị đo diện tích (diện tích kế)
- Vẽ lại trên giấy ô ly rồi tính milimet vuông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

- Vẽ lại trên giấy can, rồi so sánh diện tích qua trọng lƣợng bằng
phƣơng pháp cân.
c) Đo mật độ vết bằng densitometer
Nguyên tắc của phƣơng pháp là chiếu chùm tia sáng vào vết sắc ký trên
bản mỏng và đo cƣờng độ ánh sáng truyền qua, cƣờng độ ánh sáng phản xạ
hay cƣờng độ huỳnh quang. Trong các trƣờng hợp, chiều cao của pic tỷ lệ với
cƣờng độ màu ở tâm và chiều rộng pic tỷ lệ chiều dài của vết theo hƣớng
quét. Thông thƣờng hƣớng quét của chùm sáng theo hƣớng khai triển sắc ký
đồ và các vết phải tách rời nhau. Có các kiểu xác định khác nhau: phản xạ,
truyền qua hay huỳnh quang.
Đã có một công bố sử dụng phƣơng pháp này để phân tích nhóm hoạt
chất Lignan và flavonoid trong Diệp hạ châu đắng.
d) Xỷ lý hình ảnh với camera kỹ thuật số
Những năm gần đây, việc quét bản mỏng mới các hệ thống phân tích
hình ảnh, đặc biệt với CCD camera trở nên phổ biến hơn. Lợi thế của kỹ thuật
này là có thể quét bản mỏng với một vùng rộng hơn và số điểm ảnh lớn hơn
với các thiết bị kỹ thuật số có độ phân giải ngày càng cao. Các dữ liệu ảnh
đƣợc xử lý bằng máy tính.

e) Xử lý hình ảnh với máy quét văn phòng
Các hệ thống phân tích hình ảnh thƣờng có giá thành cao, một phƣơng
pháp khác cũng đƣợc áp dụng là dùng máy quét văn phòng (scanner) để thu
đƣợc hình ảnh bản mỏng [18]. Hình ảnh bản mỏng có thể đƣợc đo kích thƣớc
bằng tay hay tự động trong các chƣơng trình đồ hoạc trên máy tính hay xử lý
với các phần mềm chuyên dụng. Đây là phƣơng pháp có thể thu đƣợc kết quả
nhanh và giá thành thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Loài Bình vôivà củ Bình vôi đƣợc thu thập ở một số tỉnh Hà Giang, Sơn
La, Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Tây Nguyên vào khoảng tháng 4, tháng 5
năm 2014.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra đánh giá, thu thập và xác định tên loài thực
vật
- Điều tra thực địa: Điều tra theo tuyến chọn lựa.
- Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật, điều kiện sinh trƣởng và
phát triển của cây tại thực địa.
- Thu hái, làm tiêu bản mẫu cây.
- Giám định tên khoa học: Dùng phƣơng pháp hình thái so sánh; tra cứu
các tài liệu chuyên khảo về khóa phân loại các loài Bình vôi.
2.2.2. Phương pháp xử lý mẫu thực vật
Mẫu củ Bình vôi tƣơi đƣợc rửa sạch đất cát, để ráo nƣớc, rồi đem thái lát
mỏng và băm nhuyễn. Sau đó đƣợc ngâm trong dung dịch axít theo quy trình
chiết tổng alkaloid toàn phần.

2.2.3. Phương pháp chiết alkaloid toàn phần
Trong nguyên liệu thực vật ngoài alkaloid còn có vô số các chất khác nhƣ
protein, nhựa, tanin, terpenoid, glycosid, sáp.... Chiết xuất các alkaloid là tách
chúng ra khỏi dƣợc liệu dƣới dạng tinh khiết, không lẫn các tạp chất hoá học
khác nhau có chứa trong dƣợc liệu.
Để chiết tổng alkaloid toàn phần tử củ Bình vôi tƣơi chúng tôi áp dụng theo
phƣơng pháp chiết alkaloid dƣới dạng muối bằng dung môi nƣớc, nƣớc axit,
hoặc ethanol [90].
2.2.4. Phương pháp định lượng Rotundin trong alkaloid toàn phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×