Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH DU LICH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.03 KB, 17 trang )

PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG
NGHỀ PHỤC VỤ NGÀNH DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
Mục lục
I/ Khái Quát Chung…………………………………………………….
II/ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG
NGHỀ PHỤC VỤ NGÀNH DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG.
1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch…………………
1.1 Bối cảnh ngành du lịch Việt Nam – các yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu học tập………………………………………………………….
1.1.2 Vị trí tuyển dụng và sự biến động cao độ của lực lượng lao
động…


1.1.3. Hình ảnh của du lịch – một rào cản để thu hút lao động có tay
nghề………………………………………………………………………
.
1.1.4. “Lỗ hổng” về kỹ năng nghề nghiệp (skill gaps) – thiếu lao
động có chất
lượng………………………………………………………………...
1.1.5. Kinh nghiệm thực tiễn không còn đủ năng lực để giữ thế cạnh
tranh……………………………………………………………………..
1.1.6 Tính thời vụ của nhu cầu lao
động………………………………..
1.2 Nhu cầu học tập của lao động ngành Du lịch Đồng bằng Sông
Cửu
long………………………………………………………………………
1.2.1. Thị trường lao động và nhu cầu học
tập…………………………..



1.2.2. Nhu cầu học
tập……………………………………………………
2. Thách thức của nguồn nhân lực du lịch
ĐBSCL………………………
3. Giải pháp về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch ở
ĐBSCL………………………………………………………………….
3.1 Tổng thể các bên tham gia của ngành du lịch đều quan tâm đến
vấn đề nguồn nhân lực dựa trên chiến lược đào
tạo…………………………
3.2 Áp dụng phương pháp có sự tham gia để cung cấp đào
tạo…………
3.3 Tăng cường yếu tố cạnh
tranh……………………………………….
3.4 Tăng cường công tác giám sát-đánh
giá……………………………...


3.5 Sổ tay hướng
dẫn…………………………………………………….
III/ Kết Luận:
Tài Liệu Tham Khảo

I/ Khái Quát Chung:
Du lịch là một ngành công nghiệp rất đa dạng, là tổng hoà các hoạt động
kinh tế trong và ngoài khu vực và cần sự đầu tư cấp thiết về nguồn nhân
lực để phát triển bền vững.
Nhu cầu học tập và đào tạo là vấn đề cơ bản để phát triển nguồn nhân
lực du lịch; đặc biệt là đội ngũ nhân viên và cán bộ quảnlý của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành du lịch. Điều này mang ý nghĩa là

ngành du lịch một mặt cần những người thạo việc có kiến thức nghiệp
vụ chuyên môn, đồng thời, cũng đòi hỏi nhân lực có năng lực quản lý.
Những khó khăn chủ yếu của nhân sự ngành du lịch trong việc nâng cao
các kỹ năng là: thiếu lao động bậc thấp (chuyên môn nghiệp vụ) và lao


động bậc cao (quản lý/điều hành) luôn biến động; vấn đề định hướng
nghề nghiệp vẫn còn yếu kém cho người học;môi trường làm việc bị ảnh
hưởng bởi vì tính thời vụ; tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch chưa cao vì thiếu lao động.
Chiến lược và giải pháp cho việc nâng cao tay nghề và kỹ năng của nhân
viên và cán bộ ngành du lịch cần nghiêm túc thực hiện theo phương
pháp có sự tham gia dựa trên cơ sở cộng tác và đối thoại giữa các cơ
sở/viện đào tạo nghề du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các tổ chức xã hội. Để đội ngũ lao
động ngành du lịch nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ
năng cần thiết thì đòi hỏi phải có sự tương quan trực tiếp giữa quá trình
học tập và nhu cầu việc làm và môi trường làm việc. Đây là mối quan hệ
kinh tế – xã hội mà người lao động ngành du lịch cần phải đạt được.
Triết lý chung cho việcđào tạo nhân lực cho ngành du lịch là dùng
phương pháp các Bên cùng tham gia vào quá trình học tập, đào tạo và
năng động trong việc phát triển mạng lưới để hợp tác và tăng cường tính
cạnh tranh.
Ngoài ra, các chính sách và chương trình Cộng đồng, các tổ chức Phi


chính phủ cũng hỗ trợ trong giáo dục – đào tạo, việc làm và mở rộng
mạng lưới tổ chức giáo dục. Điều này giúp cho những sáng kiến về phát
triển nguồn nhân lực du lịch được tăng cường.
Khái niệm về phương pháp học tập và đào tạo được tư duy lại như sau:

cần phải áp dụng Phương pháp có sự tham gia giữa các bên để phát triển
Nguồn nhân lực du lịch.
Giáo dục và hệ thống giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng việc bàn
thảo về nhu cầu nâng cao tay nghề và kỹ năng cho lao động ngành du
lịch. Tuy nhiên, môi trường làm việc trong ngành du lịch lại cũng rất cần
thiết những hình thức và phương pháp đào tạo hiện đại. Phương pháp có
sự tham gia trong học tập và đào tạo không chỉ mang ý nghĩa là đào tạo
nghiệp vụ chuyên môn mà còn là đáp ứng nhu cầu mới về các kỹ năng
cho đội ngũ lao động. Do vậy, khái niệm về học tập – đào tạo được được
hiểu là giáo dục từ trường lớp chính quy (Formal learning), đào tạo tại
công ty (Informal learning) và học tập bằng kinh nghiệm thực tế để thạo
nghề (Non-Formal learning).
Khái niệm học tập còn có nghĩa là năng lực của con người thực hiện các
kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng sống, kỹ năng cá nhân mà được áp dụng


trong môi trường làm việc. Đối với những kỹ năng mang tính kỹ thuật
thì người học được lãnh hội ở trường lớp chính quy trong khi những kỹ
năng sống và kỹ năng cá nhân người học sẽ được trãi nghiệm trong môi
trường làm việc.
1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
1.1 Bối cảnh ngành du lịch Việt Nam – các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu học tập:
Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế (WTTC) cho
biết việc toàn cầu hoá của các sản phẩm, dịch vụ và cơ chế thị trường đã
ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịchViệt Nam. Điều này dẫn đến ít có
sự khác biệt về sản phẩm du lịch giữa các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á, đặc biệt là vấn đề học tập và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho du lịch.
Những nhóm nhân tố sau đây cần được quan tâm bởi vì chúng có ảnh

hưởng quan trong đến nhu cầu của người học trong ngành du lịch.
1.1.2. Vị trí tuyển dụng và sự biến động cao độ của lực lượng lao động:
Những khó khăn trong việc tuyển dụng và duy trì đội ngũ lao động


Ngành du lịch không những đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường du lịch giữa các quốc gia trong khu vực mà còn gặp phải những
cạnh tranh bên trong thị trường lao động giữacác ngành khác nhau và
các tiểu ngành trong du lịch. Các vị trí tuyển dụng bao gồm những việc
làm trong Khách sạn, Nhà hàng, các đơn vị cung ứng dịch vụ ăn, uống,
công ty lữ hành….
Khi đánh giá về vấn đề nhu cầu và sự mong đợi của thế hệ lao động
tương lai thì ngành du lịch không chỉ nhìn vào sự tăng trưởng về số
lượng lao động mà ngành cần phải đặc biệt quan tâm đến nhu cầu và
chất lượng của từng vị trí tuyển dụng lao động đang cần trong ngành du
lịch. Sự thay đổi cần thiết này mang ý nghĩa tập trung vào học tập và
thực hành trong quản lý nguồn nhân lực.
Ngoài ra, sự biến động nhân sự ở mức độ cao là khó khăn chính yếu làm
cản trở trong việc phát triển ngành. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch phải sử dụng nhiều nguồn lực trong việc tuyển dụng
và định hướng nghề nghiệp cho nhân viên mới và họ không xây dựng
được một tổ chức với nguồn nhân sự thạo việc và đạt trình độ tiên tiến
để có thể cạnh tranh.


1.1.3. Hình ảnh của du lịch – một rào cản để thu hút lao động có tay
nghề.
Hiện nay việc đánh giá hình ảnh nghề nghiệp của du lịch trong cả nước
nói chung và ở ĐBSCL nói riêng thì những vị trí việc làm trong khách
sạn vừa và nhỏ và các đơn vị ăn uống không được quan tâm nhiều như

trong các đại lý du lịch, điều hành tour, các công ty vận chuyển, các
công ty du lịch cấp vùng và các khách sạn lớn.
Điều kiện làm việc yếu kém, lộ trình phát triển nghề nghiệp không rõ
ràng, không có mô hình quản lý hiện đại, lương thấp, việc làm mang tính
thời vụ là những yếu tố làm giảm hình ảnh ngành du lịch.
Từ thực trạng nêu trên thì việc thu hút nhân lực tham gia vào ngành du
lịch bị giảm sút so với các ngành khác từ số lượng đầu vô của cơ sở đào
tạo cho đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
1.1.4. “Lỗ hổng” về kỹ năng nghề nghiệp (skill gaps) – thiếu lao động có
chất lượng.
Việc thiếu lao động chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp du lịch ở
đồng bằng sông Cửu long(ĐBSCL) và xu hướng không quan đến chất
lượng đào tạo đồng nghĩa với việc đầu tư ít ỏi về đào tạo chính quy và


đào tạo tại doanh nghiệp. Trình độ ngoại ngữ và tin học của lực lượng
lao động trong vùng chưa là tiêu chí ưu tiên trong điều kiện tuyển dụng.
Do vậy, việc thiếu trầm trọng đội ngũ có chất lượng chuyên nghiệp cùng
với lực lượng lao động hiện tại vẫn chưa có kỹ năng nghề nghiệp là nhân
tố chính trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và tính cạnh tranh của
sản phẩm du lịch.
1.1.5. Kinh nghiệm thực tiễn không còn đủ năng lực để giữ thế cạnh
tranh.
Trên thị trường lao động quốc tế thì việc thay đổi cơ cấu đang diễn ra rất
cạnh tranh. Thậm chí những doanh nghiệp nhỏ có quy mô cấp địa
phương cũng chịu ảnh hưởng của vấn đề toàn cầu hoá. Theo quan điểm
này thì kỹ nguyên của “kinh nghiệm từ môi trường làm việc” của từng
nhân viên trong ngành du lịch chỉ đủ để họ tự nâng cao năng lực bản
thân.Nếu có được sự cam kết của doanh nghiệp về vấn đề nâng cao năng
lực cho nguồn nhân lực thì việc tự học sẽ được hệ thống hoá và phát

triển đồng bộ nguồn nhân lực.
Ngành du lịch bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tăng cường
năng lực quản lý tầm vĩ mô và tăng cường việc quan tâm đến các cơ sở


dữ liệu thống kê cho việc nghiên cứu phát triển ngành nghề trong kế
hoạch nâng chất lượng nguồn lao động.
1.1.6. Tính thời vụ của nhu cầu lao động
Mùa thấp điểm của du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của tính thời vụ của
nhu cầu lao động. Ở một số điểm đến trong vùng ĐBSCL thì tính thời vụ
chỉ giới hạn trong khoảng 3 tháng. Trong thời điểm này thì nhu cầu sử
dụng lao động sụt giảm. Tình trạng này thường xảy ra đối với các doanh
nghiệp nhỏ.
Chính vì tính thời vụ nên khó có thể có nguồn nhân lực ổn định và làm
hạn chế sự sáng tạo và phát triển nguồn lực ngành du lịch ĐBSCL. Tuy
nhiên, nếu biết tranh thủ tính thời vụ thì các doanh nghiệp hoặc cơ sở
đào tạo triển khai công tác đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề cho
nhân viên.
1.2 Nhu cầu học tập của lao động ngành Du lịch Đồng bằng Sông Cửu
long
1.2.1. Thị trường lao động và nhu cầu học tập
Việc đào tạo nhân lực cho ngànhdu lịch của ĐBSCL nhìn chung vẫn còn
ở mức độ thấp. Điều kiện tuyển dụng ở các cơ sở lưu trú và nhà hàng


quán ăn phục vụ khách du lịch, các công ty vận chuyển khách du lịch
còn đơn giản hơn khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không vì
thế mà không quan tâm đến việc đào tạo chính quy về ngành du lịch để
hạn chế sự chênh lệch về kỹ năng và chuyên môn giữa các vùng trong
khu vực. Do vậy, nhu cầu học tập cần được ưu tiên hàng đầu cho các vị

trí: quản lý, giám sát, đội ngũ lao động chuyên nghiệp và bán thời gian.
1.2.2. Nhu cầu học tập
Trong thực tế, nhu cầu học tập của nhân lực còn rất cao; thậm chí nhu
cầu này còn liên quan đến các ngành khác. Tuy nhiên, điều đáng quan
tâm tại thời điểm này là nhu cầu học tập của nhân lực cho du lịch ở
ĐBSCL tập trung vào các nghề như kỹ năng làm lễ tân, kỹ năng giao
tiếp, giao tiếp đa văn hoá, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm,
nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, doanh nhân hoá, an toàn và
an ninh trong khách sạn, các kỹ thuật sơ cứu…
Ngoài ra, nhu cầu học tập về các kỹ năng quản lý được hiểu như kỹ năng
lãnh đạo; người quản lý ngày nay trong các doanh nghiệp du lịch không
chỉ cần kỹ năng quản lý các dịch vụ mà còn quản lý hoạt động bán sản
phẩm dịch vụ như thế nào vì đây là một phần trong chuỗi giá trị du lịch


đòi hỏi phải làm việc trong môi trường mạng lưới, các thành viên, các
đối tác của một điểm đến. Đồng thời người quản lý cần nâng cao kỹ
năng quản lý điểm đến.
2. Thách thức của nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL
Theo nghiên cứu thực tế, nhân lực cho du lịch ở ĐBSCL vẫn đang vừa
thừa và vừa thiếu. Thừa nhân lực không chuyên và thiếu đội ngũ lành
nghề. Lực lượng lao động luôn biến động ở cấp quản lý cũng như cấp
nhân viên. Môi trường làm việc chưa có những chính sách đãi ngộ nên
khó thu hút lao động trẻ tham gia vào nghề. Ví dụ: tại các đơn vị kinh
doanh nhà hàng, khách sạn hoặc công ty lữ hành, nhân viên chưa có lộ
trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng, chưa được quan tâm nhiều về chế
độ cho người thân…
Do vậy, để hạn chế đến mức tối đa những thách thức nêu trên, ngành du
lịch cần quan tâm những giải pháp như sau:
– Doanh nghiệp thu hút lực lượng lao động có chuyên môn vào ngành

bằng chính sách đãi ngộ. Tăng cường sự cam kết của doanh nghiệp để
người lao động hài lòng với công việc mà cống hiến cho ngành dài hạn.
Doanh nghiệp hãy xem lực lượng lao động là nguồn tài nguyên để đầu


tư và phát triển.
– Doanh nghiệp duy trì và phát triển nguồn lao động sẳn có bằng cách
nâng cao giá trị học tập của nhân viên và tạo điều kiện để họ nâng cao
tay nghề thông qua đào tạo mang tính hệ thống.
– Cần sự hỗ trợ đồng bộ của quản lý Nhà nước cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ để tăng cường tính cạnh tranh trên cơ sở phát triển nguồn
nhân lực thông qua việc đào tạo.
3. Giải pháp về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch ở
ĐBSCL
3.1 Tổng thể các bên tham gia của ngành du lịch đều quan tâm đến vấn
đề nguồn nhân lực dựa trên chiến lược đào tạo
Để có nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn sâu thì trách nhiệm đào
tạo không chỉ riêng cho các trường hay viện có đào tạo về du lịch. Đây
là nhiệm vụ của toàn ngành để xây dựng năng lực của nguồn nhân sự
bao gồm Bộ, Sở, Ban, Ngành, các tổ chức xã hội, và các đơn vị có liên
quan…. Thậm chí ngay cả nhân viên cũng cần có trách nhiệm cho việc
học tập để nâng cao giá trị cho bản thân.
3.2 Áp dụng phương pháp có sự tham gia để cung cấp đào tạo


Khái niệm học tập là cầu nối để lấp đầy những “lỗ hổng” kiến thức giữa
giảng dạy trong nhà trường và ngoài thực tế môi trường làm việc. Do
cậy, cần phải có sự tham gia giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc
xây dựng chương trình đào tạo tại trường và tại công ty để cùng nhau
định hướng nhu cầu thị trường lao động. Điều này sẽ giúp cho người học

có nhiều điều kiện cọ sát với thực tế nghề nghiệp ngay trong ghế nhà
trường. Có thể nói, nhà trường là nơi cung cấp sản phẩm về giáo dục
theo đơn đặt hàng của nhu cầu thị trường cả về chuyên môn và hành vi,
thái độ.
3.3 Tăng cường yếu tố cạnh tranh
Khi đề cập đến yếu tố cạnh tranh, ngành du lịch cần quan tâm đến 3 yếu
tố sau: năng lực của người lao động, cấu trúc tổ chức và môi trường làm
việc. Giá trị năng lực và quá trình học tập không ngừng của nhân viên có
liên quan mật thiết với cấu trúc tổ chức hay chính sách của một công ty.
Từ những chính sách đãi ngộ của công ty sẽ giúp công ty thể hiện sự
cam kết với nhân viên và từ đó tạo lập môi trường làm việc chuyên
nghiệp, hiện đại và tăng cường sự sáng tạo của nhân viên.
3.4 Tăng cường công tác giám sát-đánh giá


Thường xuyên theo dõi định kỳ nguồn nhân lực du lịch thông qua việc
học tập, việc làm và môi trường làm việc thực tiễn nhằm kịp thời điều
chỉnh những biến động về nhân sự và có giải pháp thích hợp trong từng
giai đoạn phát triển.
3.5 Sổ tay hướng dẫn
Dựa vào sự hỗ trợ của chính sách phát triển du lịch của Nhà nước, cần
biên soạn các sổ tay hướng dẫn về từng loại nghề của ngành du lịch để
nhân viên trong ngành có điểu kiện tiếp cận nguồn thông tin thường
xuyên nhằm trau dồi kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn.
4. Kết luận
Thực trạng ngành du lịch Việt nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã và
đang chịu ảnh hưởng của sức mạnh toàn cầu hoá về sản phẩm, dịch vụ,
cơ chế thị trường và nguồn nhân lực cho du lịch. Do vậy, để phát triển
đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn và các kỹ năng cá nhân đòi
hỏi công tác giáo dục và đào tạo cần có một sự hợp sức giữa các bên

tham gia của ngành du lịch vào quá trình đào tạo qua các hình thức: học
từ nhà trường, học từ môi trường kinh doanh và khả năng tự học của
người lao động nhằm nâng cao giá trị và năng lực của bản thân.


Chất lượng đào tạo và chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp là yếu tố
cam kết giữa người sử lao động và người cung cấp sức lao động
trongmôi trường làm việc chuyên nghiệp và hiện đại để duy trì và phát
triển nhân lực bền vững cho du lịch ĐBSCL.



×