Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bức tranh thiên nhiên làng quê trong lao xao của duy khán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.51 KB, 2 trang )

Bức tranh thiên nhiên làng quê trong Lao xao
của Duy Khán
October 18, 2015 - Category: Văn mẫu lớp 6, Văn mẫu THCS - Author: admin

Đề bài: Bức tranh thiên nhiên làng quê trong “Lao xao” của Duy Khán.
Bài làm
Viết về tuổi thơ nơi làng quê Việt Nam thì có lẽ “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán vẫn vượt trội hơn
cả về phong cách lẫn nội dung. Trong đó có đoạn trích “Lao xao” gây ấn tượng mạnh đối với người
đọc về bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam gắn liền với những kí ức tuổi thơ không thể nào
quên. Từng câu, từng chữ của Duy Khán như những nốt trầm bổng gieo vào lòng người đọc tình
cảm yêu mến và trân trọng
Bức tranh thiên nhiên làng quê hiện lên qua từng câu văn mượt mà, trong sáng thật bình yên và dịu
êm. Đó thực sự là một cuộc sống mà nhiều người mơ ước, được hòa mình vào thiên nhiên, sống
trọn từng phút giây với thiên nhiên.
Đoạn trích được mở đầu bằng một khung cảnh chớm hè sôi động và náo nhiệt. Những thanh âm
của mùa hè tạo nên bản hòa ca độc đáo và mới lạ, mang đến cảm giác an lành cho mọi người. Đó
la fhinhf ảnh “bướm, ong tìm đến hút mật” ở khu vườn mùa hạ. Âm thanh “lao xao” của tiếng ong
đánh lộn để hút mật dường như tạo nên sự mê đắm đối với người đọc. Đó là một dư vị không phải
nơi nào cũng có được, chỉ những vùng quê yên ả mới cảm nhận được những điều tinh tế như vậy.

Bức tranh làng quê trong Lao xao (Duy Khán)
Duy Khán đã miêu tả bức tranh mùa hè với những thanh âm của vô vàn tiếng chim ‘không biết cơ
man nào là chim, tưởng như đây là khoảng trời của riêng chúng”. Chúng đủ các loài chim “từ con bồ
các đến chim ri, rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn. CHúng họp thành một thế giới
hồn hậu….”. Những thanh âm nhộn nhịp ấy chỉ có thể tìm thấy ở những vùng quê yên bình, trong
lành. Tiếng hót của các loài chim tạo thành bản hòa ca vui nhộn, làm rộn vang cả khu vườn. Có lẽ
những thanh âm đó kéo người đọc trở về với tuổi thơ có biết bao hoài niệm về kí ức tuổi thơ.


Thanh âm của tiếng chim tu hú gợi nhiều kỉ niệm, đánh thức những điều tốt đẹp của tuổi thơ. Nó gợi
nhắc mùa hè, gợi nhắc những mùa vải chín ngọt lành ở trên cây, lay động lòng người. Bằng cách tả


tài tình, tinh tế, Duy Khán đã khiến người đọc như lạc vào một thế giới của tuổi thơ, nhiều thanh âm
trong trẻo.
Người đọc còn được lắng nghe tiếng “chéc chéc” của mấy chú nhạn ở ngoài mây xanh, tung bay
giữa bầu trời tự do, rồi cả tiếng “bìm bipk” của mấy con bìm bịp núp trong bụi cây. Những tiếng kêu
đó có cả nỗi oan ức của một kiếp người, một kiếp người thấp cổ bé họng không thể thanh minh
được cho bản thân mình.
Duy Khán thực sự rất yêu thiên nhiên của vùng quê Việt nam, dù những thanh âm không trong lành
nhưng đối với ông nó lại gắn bó, tạo nên một phần tuổi thơ đáng nhớ nhất.
Đặc biệt hơn hết là bức tranh thiên nhiên làng quê còn có hình ảnh “diều hâu chỉ biết trộm gà” chỉ
biết nhìn vào chuồng lợn, chuồng gà…Mặc dù chúng độc ác nhưng chúng cũng là loài chim, tạo nên
sự đa dạng, đầy màu sắc của thế giới loài chim. Thật là một bức tranh sôi động, làm dậy vang cả
mùa hẻ tuyệt vời.
Thật vậy, “lao xao” của Duy Khán thực sự đã khiến người đọc cảm nhận được bức tranh đồng quê
xinh đẹp và bình yên nhất với những thanh âm trong lành. Bằng lối viết gần gũi, hình ảnh đẹp, tài
năng quan sát Duy Khán đã vẽ nên bức tranh mê đắm lòng người.



×