Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cách phòng và điều trị bệnh chân tay lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.73 KB, 4 trang )

Cách phòng và điều trị bệnh chân tay lạnh
Thao te 10/12/2015 Cách phòng và điều trị bệnh chân tay lạnh2015-12-10T13:38:30+00:00Sức
khỏe No Comment
0
0
0
0
0
Đánh giá bài viết!

Một trong những triệu chứng thường gặp vào mùa đông nhất đó chính là bệnh
tay, chân lạnh và có cảm giác tê cóng, mặc dù đã đi nhiều lớp tất hoặc đã đắp
chăn kín. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Và cách chữa trị ra sao. Nếu
các bạn đang bị vấn đề này hoặc người thân thì hãy cùng chúng tôi tham khảo
bài viết này nhé!
Nguyên nhân bệnh tay chân lạnh
– Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chân tay lạnh là do khí huyết không
lưu thông khi nhiệt độ hạ thấp khi vào đông. Cũng có thể do hệ tuần hoàn bị trục
trặc, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là lượng máu
cung cấp cho bàn tay, bàn chân.
– Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống
kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng
yếu., Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường,
huyết áp, suy tuyến giáp… cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.
– Đa số các trường hợp chân tay vào đông đều không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu
lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể
do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm
thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12. Bạn có thể thử máu để xác định 2
nguyên nhân trên và có phương pháp điều trị thích hợp.



– Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón
tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch
máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.

Cách phòng và điều trị bệnh chân tay lạnh:
1. Giữ ấm cơ thể: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặt biệt là
đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân, tay có khả năng giữ ấm và thấm hút mồ
hôi. Tuy nhiên, không nên lúc nào cũng đeo găng tay găng chân. Thỉnh thoảng
bạn nên tháo chúng ra xoa bóp ngón tay, ngón chân để giúp máu lưu thông tốt
hơn.
2. Ngâm chân trong nước ấm: Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và
tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 -20phút (nước nóng khoảng 40oC). Khi
ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn.Sau đó, lau khô
thật nhanh bằng khăn mềm, xoa kem dưỡng da thì đảm bảo sẽ ngủ ngon qua
đêm đông giá lạnh.Nên lưu ý không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá
chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
3. Đảm bảo ngủ đủ: Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ
giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.


4. Uống đủ nước: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày để giúp khí huyết lưu thông
tuần hoàn tốt hơn.
5. Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa
vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv, như
thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên. Cần phải chú ý bổ sung thực
phẩm ấm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính
lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.


Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E: Chân tay lạnh là do thiếu tuần

hoàn máu đến những bộ phận xa trong cơ thể. Vitamin E giúp nở rộng các
mạch máu ngoại biên và thúc đẩy tuần hoàn máu. Thực phẩm giàu
vitamin E gồm dầu của các loại hạt, bí đỏ, các loại hạt, mầm lúa mì, lòng
đỏ trứng, rau lá xanh, thịt và các sản phẩm sữa.



Ăn nhiều thực phẩm chứa niacin: Niacin có ích trong việc ổn định hệ
thần kinh và hệ tuần hoàn. Nó giúp điều trị các chứng tiêu chảy kích thích,
viêm da, và nở rộng các mạch máu ngoại biên, cải thiện chứng lạnh chân
tay.Bạn có thể tìm thấy niacin ở trong gan động vật, trứng, sữa, pho mát,
các sản phẩm từ bột mì chưa tẩy trắng, nấm, lạc, đậu, cà phê. Một bí
quyết nữa là vitamin nhóm B giúp tổng hợp niacin. Do vậy, bạn có thể bổ
sung 30-60 mg vitamin B mỗi ngày.

6.Thể dục: Với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần
tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác
tay chân và lung. Hoặc chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, nhảy dây, nhảy disco, tập
thái cực quyền…
7.Mátxa lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường
xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được
tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.
8. Dùng gừng: Gừng được xem như một phương thuốc tuyệt vời để chữa bệnh
tay chân lạnh. Có thể ngậm một vài lát gừng hoặc uống một cốc trà gừng, kết
hợp với ngâm chân tay trong một chậu nước nóng có pha chút rượu gừng.


9. Vỏ quýt vỏ quất chữa trị chứng tay chân lạnh: Các nhà khoa học Nhật
Bản phát hiện chất Hesperidin trong chiết xuất của vỏ quýt, quất nếu thêm vào
trong nước uống hàng ngày thì có thể cải thiện hiện tượng chân tay lạnh ở nữ

giới. Trong quá trình thực nghiệm, nhân viên nghiên cứu cho 10 phụ nữ mắc
chứng tay chân lạnh uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, 10 người uống nước lọc
bình thường. Hai tiếng sau cho họ ngâm hai tay vào trong nước lạnh 1 phút, sau
đó đo mức độ hồi phục thân nhiệt và lưu lượng máu. Kết quả chỉ ra, nhóm uống
nước lọc bình thường, 40 phút sau nhiệt độ của tay vẫn chưa phục hồi, còn
nhóm uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, chỉ cần 30-35 phút, tay đã quay trở lại
nhiệt độ lúc trước khi ngâm vào nước lạnh, lưu lượng máu huyết quản mao mạch
của đầu ngón tay được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, bấm huyệt thận du, huyệt khí xung, huyệt dũng tuyền, tập Yoga cũng
có thể cải thiện hữu hiệu chứng tay chân lạnh.



×