Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách phòng và điều trị bệnh viêm xoang pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.23 KB, 3 trang )

Cách phòng và điều trị bệnh
viêm xoang
Bệnh viêm xoang là là một trong những căn bệnh mãn tính phổ
biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi
trường sinh hoạt hiện nay. Viêm xoang được phân loại theo cấp
tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa,
còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Điều trị
Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng,
uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do
vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 -
14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát
ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều
hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra
ngoài được.
Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương
pháp Proetz. Phương pháp này rất hiệu quả, bệnh nhân cảm thấy
dễ chịu sau vài lần rửa. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng
thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và
phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn.
Điều trị nội khoa:

 Có thể dùng lá cây hoa cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi.
 Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C + vài lát
tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi.(tác
dụng đặc biệt, rất dễ chịu) *
Điều trị ngoại khoa:

Sau khi điều trị nội khoa mà không thuyên giảm, nhiều bệnh
nhân cần điều trị ngoại: Gây tê và chọc xoang để thoát các chất


ứ đọng và phải mổ xoang
Biện pháp Phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý
một số điểm sau:
1. Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp
nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh
xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
2. Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ
mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và
niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
3. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm
mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi
ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không
nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh
càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược
như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất
viêm vào vòi nhĩ và tai

×