Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO TÔM TẠI XÍ NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI AN PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.02 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
***

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LÊ MỸ TIÊN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN
CHO TÔM TẠI XÍ NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN
NUÔI AN PHÚ

Ngành: Công Nghệ Sau Thu Hoạch

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi quý thầy cô giáo khoa Công Nghệ Sau Thu hoạch – Đại Học Hùng
Vương TP. Hồ Chí Minh và Quý Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú.
Tôi đã hoàn thành chuyến thực tập tại công ty trong 8 tuần với tinh thần học
tập cao độ. Tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thực tế và bổ
sung nhiều điều vào kiến thức trên lớp.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến quý xí nghiệp, bộ phận KCS, anh chị em công nhân
trong phân xưởng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyến thực tập lần này.
Đồng thời tôi cũng cảm ơn Khoa Công Nghệ Sau Thu Hoạch đã tạo cơ hội cho tôi
được đi thực tế sản xuất. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ths.
Lê Thanh Hải đã hướng dẫn tận tình cho tôi.
Tổng kết quá trình thực tập, tôi thực hiện bài báo cáo này nêu rõ những vấn đề
mà yêu cầu của Khoa đưa ra. Vì thời gian thực tập ngắn nên bài báo cáo của tôi còn
nhiều sai sót, khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp và ý kiến xây dựng từ quý công


ty, giáo viên Khoa để bài báo cáo được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

Trang

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 1
1.3 Yêu cầu đề tài .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP.......................................................... 2
2.1 Giới thiệu chung .............................................................................................. 2
2.2 Lịch sử thành lập............................................................................................. 2
2.3 Quá Trình Phát Triển ..................................................................................... 3
2.4 Chức năng và nhiệm vụ................................................................................... 4
2.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng ...................................................................................... 5
2.6 Sơ đồ tổ chức nhân sự ..................................................................................... 5
2.7 An toàn lao động.............................................................................................. 6
2.8 Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp ............................................................ 8
2.9 Các sản phẩm của xí nghiệp........................................................................... 9
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG KHẢO SÁT .................................................................. 12
3.1 Phân loại nguyên liệu .................................................................................... 12
3.2 Vai Trò Các Chất Dinh Dưỡng Trong Nguyên Liệu.................................... 12
3.2.1 Nguyên liệu cung cấp năng lượng (bột đường) ......................................... 12
3.2.2 Nguyên liệu cung cấp chất đạm ................................................................ 13
3.2.2.1 Bột cá................................................................................................ 14
3.2.2.2 Bột đầu tôm....................................................................................... 15

3.2.2.3 Bột thịt, bột thịt xương ...................................................................... 16
3.2.2.4 Bột huyết........................................................................................... 16
3.2.2.5 Bột gan mực...................................................................................... 17
3.2.2.6 Bột đậu nành ..................................................................................... 18
3.2.2.7 Bánh dầu đậu phộng (lạc).................................................................. 18


3.2.3 Nguyên liệu cung cấp chất béo ................................................................. 19
3.2.4 Nguyên liệu cung cấp khoáng và sinh tố................................................... 21
3.2.5 Các chất bổ sung phi dinh dưỡng ......................................................... 21
3.2.5.1 Chất kết dính..................................................................................... 21
3.2.5.2 Chất chống oxy hóa........................................................................... 22
3.2.5.3 Chất kháng nấm ................................................................................ 23
3.2.5.4 Chất tạo mùi...................................................................................... 23
3.2.5.5 Sắc tố ................................................................................................ 23
3.2.5.6 Enzime tiêu hóa................................................................................ 24
3.3 Bảo Quản Nguyên Liệu ................................................................................. 24
3.4 Khảo sát quy trình......................................................................................... 25
3.4.1 Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn cho tôm ................................................ 25
3.4.2 Thuyết minh quy trình sản xuất ................................................................ 26
3.4.2.1 Công đoạn 1: Nguyên liệu................................................................. 26
3.4.2.2 Công đoạn 2: Nhập liệu..................................................................... 26
3.4.2.3 Công đoạn 3: Làm sạch liệu, hút sắt .................................................. 27
3.4.2.4 Công đoạn 4: Trộn sơ bộ ................................................................... 27
3.4.2.5 Công đoạn 5: Nghiền tinh …..…………………………………….... .28
3.4.2.6 Công đoạn 6: Tách liệu bằng không khí ........................................... 28
3.4.2.7 Công đoạn 7: Lắng tụ nguyên liệu mịn.............................................. 29
3.4.2.8 Công doạn 8: Trộn tinh ..................................................................... 30
3.4.2.9 Công đoạn 9: Tiền xử lý nhiệt ........................................................... 30
3.4.2.10 Công đoạn 10: Ép viên .................................................................... 31

3.4.2.11 Công đoạn 11: Hậu xử lý................................................................. 32
3.4.2.12 Công đoạn 12: Làm nguội ............................................................... 33
3.4.2.13 Công đoạn 13: Sàng viên................................................................. 34
3.4.2.14 Công đoạn 14: Đóng bao bì............................................................ 34
3.4.2.15 Công đoạn 15: Cán miễng ............................................................... 35
3.4.2.16 Công đoạn 16: Sàng miễng.............................................................. 36
3.4.2.17 Công đoạn 17: Đóng bao bì............................................................. 36


3.4.2.18 Công đoạn thành phẩm.................................................................... 37
3.5 Thiết bị sử dụng............................................................................................. 38
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 42
4.1 Kết Luận ........................................................................................................ 42
4.2 Đề Nghị........................................................................................................... 43
CHƯƠNG 5: THU HOẠCH BẢN THÂN.............................................................. 44
5.1Về kiến thức chuyên môn.............................................................................. .44
5.2 Về tư tưởng đạo đức...................................................................................... 45
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 46
Phụ lục


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sản phẩm thức ăn cho tôm.......................................................................... 9

Bảng 2.2: Sản phẩm thức ăn cho heo ................................................................ 10
Bảng 2.3: Sản phẩm thức ăn cho gia cầm.......................................................... 11
Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa một số nguồn thực vật cung cấp tinh bột .................. 13
Bảng 3.2 : Thành phần sinh hóa (%) của một số loại bột cá...................................... 15
Bảng 3.3: Thành phần sinh hoá một số nguồn protein động vật ................................. 17

Bảng 3.4 : Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn protein thực vật ...................... 19
Bảng 3.5: Thành phần acid béo của một số nguồn dầu động thực vật ........................ 20
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu phân tích thức ăn dạng viên của tôm công nghiệp .................. 35
Bảng 3.7: Các chỉ tiêu phân tích thức ăn dạng miễng của tôm công nghiệp ............... 36

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bột Cá........................................................................................................ 14
Hình 3.2: Bột huyết................................................................................................... 16
Hình 3.3: Bột đậu nành.............................................................................................. 18
Hình 3.4: Khuôn ép viên............................................................................................ 31
Hình 3.5: Thiết bị sấy hồng ngoại.............................................................................. 38
Hình 3.6: Máy làm sạch liệu...................................................................................... 38
Hình 3.7: Thiết bị tách liệu ........................................................................................ 39
Hình 3.8: Máy nghiền tinh......................................................................................... 39
Hình 3.9: Máy ép viên ............................................................................................... 40
Hình 3.10: Máy làm nguội......................................................................................... 40

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất thức ăn tôm ................................................................. 25


PHỤ LỤC
1. THIẾT BỊ SẤY HỒNG NGOẠI
CẤU TẠO
- Bồn nạp liệu và hệ thống cấp liệu.
- Hệ thống băng tải làm bằng thếp không gỉ và rung động, dày 5mm, rộng
1.3mm, dài 5mm.
- Bên trên băng tải là hệ thống phát tia hồng ngoại (25 đèn) là những tấm sứ

dày 1cm, rộng 10cm, dài 40cm, được nung đỏ để phát ra những sóng hồng ngoại
nung chín hạt.
- Khung sườn thiết bị làm bằng thép được gắn các thiết bị điện để điều khiển
hệ thống sấy và các đường ống dẫn ga.
- Bồn ủ với hai mắt dò cảm biến mức nguyên liệu trong bồn.
- Hệ thống làm nguội là hai băng tải chuyển động ngược nhau, được làm nguội
bằng quạt hút.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
- Nguyên liệu được xích tải đưa vào máy sàng để loại bỏ tạp chất lẫn vào
nguyên liệu, sau đó được đưa vào bồn nạp liệu.
- Từ bồn chứa, nguyên liệu được nạp vào hệ thống băng tải rung qua một bộ
phận cấp liệu. Khi hạt đi qua dưới đèn phát tia hồng ngoại, chúng nhận được
năng lượng bằng nhau trên tất cả các mặt của hạt nhờ vào sự rung động của sàng
khiến hạt liên tục bị đảo lộn khi sấy.
- Thời gian xử lí từ 60 – 100 giây với nhiệt độ khoảng 110 – 1200C, tuỳ theo
nguồn nguyên liệu mà ta điều chỉnh hợp lí sao cho nhiệt độ tối thiểu bên trong
hạt từ 90 – 96 0C.
- Sau khi hạt được xử lí hồng ngoại sẽ chuyển đến bồn ủ, ủ trong vòng 15 phút
sau đó được đưa thẳng vào hệ thống làm nguội. Hơi thoát ra từ hệ thống làm
nguội được thải ra môi trường bên ngoài. Nguyên liệu đi ra từ hệ thống làm
nguội có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường.


2. MÁY LÀM SẠCH LIỆU
CẤU TẠO
- Phía trên là đường vào của nguyên liệu dạng tan quay.
- Thân máy trên là hình trụ nằm ngang, một bên đặt động cơ, một bên là
đường ra của tạp chất. bên trong có một trục gắn các cánh xen kẽ, và một tấm
lưới ngăn giữa than trên và than dưới.
- Thân máy dưới là hình trụ đứng, bên trong là một nam châm bằng đất hiếm

có từ tính cao để hút sắt ra khỏi dòng nguyên liệu đang đi xuống.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
- Nguyên liệu được gàu tải đổ vào phễu nạp liệu, tan quay sẽ phân phối đều
nguyên liệu vào than máy trên. Lúc này các búa sẽ chà xát và đánh tơi nguyên
liệu, phần nguyên liệu tơi được lọt qua lưới tiếp tục qua than máy dưới.
- Tại than máy dưới, sắt sẽ được nam châm giữ lại, nguyên liệu tiếp tục đi
xuống máy trộn đứng. Còn phần gạch vụn và dây nhợ ở thân máy trên không lọt
qua lưới sẽ được các cánh cuốn ra ngoài.
3. MÁY TRỘN KIỂU ĐỨNG
CẤU TẠO
Máy trộn trục đứng có tác dụng trộn sơ bộ gồm:
- Thân hình trụ, đáy hình cong.
- Thanh trộn : có dạng vít xoắn.
Ngoài ra còn có cửa trượt để đưa nguyên liệu sau khi trộn xuống máy nghiền.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Nguyên liệu sau khi ra khỏi máy tách liệu được đưa vào máy trộn đứng. Động
cơ sẽ làm thanh trộn quay và các cánh trộn sẽ trộn đều nguyên liệu trước khi
chúng được đưa vào máy nghiền.
4. MÁY NGHIỀN TINH
CẤU TẠO
- Khung máy.
- Bộ phận nhập liệu gồm: phiểu nhập liệu, ốc nạp liệu, động cơ ốc nạp liệu, vít
dẫn liệu.


- Bộ phận nghiền nguyên liệu: trục nghiền nguyên liệu, lưới nghiền.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Nguyên liệu sau khi được trộn đều trong máy trộn đứng sẽ được đưa vào bồn
chứa nguyên liệu của máy nghiền. Nhờ ốc nạp liệu và vít dẫn liệu, nguyên liệu sẽ
được đưa vào than máy nghiền. Tại đây, trục chính sẽ quay làm cho các búa đập

quay theo sẽ đập nát nguyên liệu. Nguyên liệu sau khi được đập nát nếu kích
thước còn lớn không thể qua được lưới sàng sẽ được giữ lại trong máy nghiền
cho đến khi đạt kích thước yêu cầu.
5. MÁY TÁCH LIỆU BẰNG KHÔNG KHÍ
CẤU TẠO
- Lớp vỏ bao bên ngoài bằng thép.
- Một cửa kiểm tra bằng thép luôn đóng khi máy hoạt động. Bên trong có một
guồng quay gồm nhiều cánh đứng, có thể quay nhờ gắn với động cơ.
- Cửa hút khí ở phần phía dưới máy tách liệu, điều chỉnh cửa mở khoảng ½
mức lớn nhất.
- Phía dưới gồm 2 đường ống: một đường đưa nguyên liệu từ dưới máy nghiền
lên và một đường ống đưa phần nguyên liệu không đạt yêu cầu trở về máy
nghiền.
- Trước đường ống thu hồi nguyên liệu có khoá khí.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
- Động cơ điều khiển guồng quay quay. Quạt hút đặt sau thiết bị túi lọc hút
nguyên liệu từ máy nghiền tinh cùng với dòng khí từ cửa hút khí lên máy tách
liệu.
- Khi guồng quay quay với vận tốc lớn, các hạt mịn có kích thước nhỏ hơn
0,25mm sẽ theo dòng khí đi lên.
- Các hạt có kích thước lớn hơn sẽ bị văng ra ngoài theo đường ống thu hồi
nguyên liệu trở về thiết bị trộn sơ bộ rồi về máy nghiền tinh để nghiền lại.


6. THIẾT BỊ LỌC BẰNG TÚI
CẤU TẠO
- Thân thiết bị hình trụ, đáy cong dạng phễu. Dưới đáy phễu có bộ phận thu
hồi thức ăn kiểu tan quay. Phần trên của phễu chỗ tiếp giáp với than trụ là lối vào
của không khí chứa bụi thức ăn.
- Bên trong than thiết bị có 52 túi lọc bằng vải không thấm nước, bên trong túi

có lồng khung sắt để định hình cho túi. Phía trên bên ngoài than hình trụ có bình
chứa khí nén và 8 vòi phun khí nén đi vào thiết bị.
- Trên đỉnh thiết bị là lối ra của không khí sạch được gắn với một quạt hút.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
- Không khí chứa đầy bụi thức ăn từ bộ phận tách liệu bằng khí sẽ được quạt
hút đưa vào thiết bị lọc qua cửa vào.
- Do bụi thức ăn có kích thước lớn hơn các lỗ trên túi vải nên sẽ bị giữ lại bên
ngoài túi vải. Còn không khí sạch sẽ đi qua túi vải và vào quạt hút ra ngoài khí
trời.
- Bụi bám bên ngoài túi sẽ được thu hồi bằng các vòi phun khí nén. Vòi phun
khí nén với áp lực cao sẽ làm căng phồng các túi vải và làm văng các bụi thức ăn
xuống đáy thiết bị. Sau đó bộ phận tháo liệu sẽ đưa bụi này xuống trước khi đưa
vào máy trộn


7. MÁY ÉP VIÊN
CẤU TẠO
Gồm các bộ phận
- Phễu nhập liệu.
- Bộ phận xử lí hơi.
- Buồng ép viên: gồm một khuôn lưới hình trụ tròn, giá đỡ khuôn, hai dao cắt,
hai con lăn, hai dao gạt và van nhập liệu.
- Một bộ phận bơm mỡ có tác dụng bôi trơn tự động cho hệ thống.
- Một hệ thống tháo liệu có hai cửa ra và có van điều chỉnh để vật liệu đi ra
cửa theo ý muốn.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
- Hỗn hợp nguyên liệu sau khi phối trộn đều sẽ được gàu tải đưa lên cao và đổ
vào phễu tiếp liệu. Sau đó hỗn hợp đi vào bồn trộn có gắn trục vít, tại đây chúng
chúng được làm ẩm bởi hơi nước bão hoà.
- Hơi nước có tác dụng làm tăng độ ẩm của vật liệu tạo dạng nhão giúp quá

trình ép viên xảy ra dễ dàng, đồng thời nhờ sức nóng của nó sẽ làm chín hỗn hợp
thức ăn và tăng độ kết dính của thức ăn.
- Sau đó hỗn hợp thức ăn sẽ đi vào bộ phận ép viên. Khi máy hoạt động thì
khuôn sẽ quay, dao cắt đứng yên. Khuôn quay gây ma sát làm hai con lăn quay
cùng chiều với nó. Hỗn hợp sẽ được cuốn vào khe nêm giữa các trục và bị nén
qua các lỗ khuôn mà tạo thành sợi.
- Do dao cắt đứng yên nên khi khuôn ép quay thì dao sẽ ra xung quanh khuôn
và cắt những sợi thức ăn thành những viên có chiều dài từ 1 – 2 lần đường kính
viên tuỳ theo điều chỉnh vị trí của dao. Sau khi được cắt các viên thức ăn bị văng
ra khỏi khuôn và đi vào phễu tháo liệu ra ngoài.
- Quá trình ép viên làm chặt các cấu tử làm tăng khối lượng riêng và giảm tính
hút nước.


8. MÁY LÀM NGUỘI
CẤU TẠO
- Cửa nạp liệu.
- Quạt hút.
- Vỏ thiết bị có gắn cửa kính để quan sát và hai mắt cảm ứng mức độ cao thấp
của nguyên liệu.
- Bộ phận phân phối liệu hình tam giác.
- Bộ phận xả liệu gồm hai cửa là hai khung sắt bằng có lắp các thanh sắt dọc
so le nhau trên mưỡn khung sao cho khi hai khung đặt chồng lên nhau thì cửa xả
liệu sẽ bịt kín.
- Môtơ quay có thể quay thay đổi tốc độ quay gắn với khung sắt nằm dưới của
cửa xả liệu.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Viên thức ăn từ máy ép được đưa xuống thiết bị làm nguội và được phân bố
đồng đều trong thiết bị làm nguội nhờ bộ phận phân tán viên. Viên được làm
nguội bởi quạt hút đặt ở phía trên của bồn làm nguội. Hơi nóng được thải ra

ngoài thông qua đường ống hút, qua silo tách gió, bụi rồi ra ngoài không khí.
Cửa xả liệu làm việc dựa vào hai mắt cảm ứng mức nguyên liệu:
- Bộ phận cảm ứng mức nguyên liệu thấp: có tác dụng duy trì lớp viên luôn
ổn định trong bồn làm nguội
- Bộ phận cảm ứng mức nguyên liệu cao: có tác dụng xả lớp viên ở phía trên
xuống, lớp viên này đúng bằng lượng viên ra khỏi thiết bị trước đó.
9. THIẾT BỊ HẬU XỬ LÝ
CẤU TẠO
Thiết bị hậu xử lý hoạt động như một thiết bị sấy, làm nóng viên thức ăn một
cách gián tiếp bằng hơi nước, mục đích nấu lại thức ăn viên, nâng cao tính ổn
định nước.
Thiết bị gồm:
- Vỏ thiết bị dài 10cm, được lắp đặt ngang.


- Một lớp vỏ bao bọc hai bên và đáy của thiết bị, được phủ lớp cách nhiệt.
- Đường ống dẫn hơi nước từ nồi hơi vào hai lớp vỏ thiết bị, và đường ống dẫn
hơi dưới đáy thiết bị dẫn hơi ra khỏi thiết bị.
- Bên trên thiết bị có gắn phễu nhận thức ăn viên từ máy ép viên.
- Dưới phễu là khóa khí để ngăn hơi từ máy ép viên xuống thiết bị hậu xử lý,
động cơ 1Hp.
- Một cửa nhỏ bên trên dùng để kiểm tra vệ sinh.
- Một quạt ở cuối thiết bị để hút không khí ẩm ra ngoài.
- Bộ phận chuyển động bên trong là xích tải có gắn các tay gạt làm bằng thép
không gỉ.
- Giữa thiết bị hậu xử lý và máy làm nguội có khóa khí, động cơ 1Hp.
- 1 Đồng hồ đo nhiệt và 1 đồng hồ đo áp suất hơi nước.
- Một bảng điện kiểm soát có công tắc, đèn hiển thị ở đáy và bộ phận khởi
động động cơ có bộ phận kiểm soát nhiệt độ tự động giúp đạt nhiệt độ yêu cầu
thông qua bảng điều khiển.

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Viên đi ra từ máy ép viên rơi xuống trên mặt xích. Bộ phận chuyển động gồm
nhiều tay gạt nằm trên bề mặt bằng thép đưa thức ăn viên đi đến cuối xích tải.
Khi thức ăn đi đến đầu kia của thiết bị, các tay gạt chạy làm thức ăn rơi xuống
dưới. Ở mặt dưới, các tay gạt sẽ quét thức ăn đi theo chiều ngược lại so với lớp
thức ăn phía trên xích tải về vị trí ban đầu. Tại đây thức ăn được đổ xuống máy
làm nguội qua phễu nạp liệu có tan quay. Khi thức ăn đi hết thiết bị, độ ẩm thức
ăn giảm khoảng 1.5 – 2%.
10. MÁY CÁN MIỄNG
CẤU TẠO
Máy cán miễng gồm:
- Phía trên có phễu nạp liệu kiểu tan quay để phân phối vật liệu đều.
- Thân máy hình hộp chữ nhật, bên trong có hai trục nghiền đặt cách nhau một
khoảng cách nhất định phụ thuộc vào kích cỡ của miễng.
- Một động cơ truyền động gắn bên hông thiết bị.


NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Khi động cơ chạy, chuyển động quay của motor sẽ làm trục thứ nhất quay nhờ
bánh dai. Trục thứ nhất quay làm trục hai quay theo chiều ngược lại nhờ dây đai
bắt chéo. Đồng thời trục hai lại liên kết với trục nạp liệu bởi bộ truyền xích, nhờ
vậy trục của bộ phận nạp liệu quay đẩy nguyên liệu xuống giữa hai trục sẽ bị cán
thành miễng. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa hai trục có thể thay đổi được nhờ 2
tay vặn ở 2 bên cạnh máy. Khi khoảng cách giữa hai trục thay đổi thì kích cỡ
miễng cũng thay đổi.



×