Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.05 KB, 15 trang )

Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

DANH SÁCH NHÓM 2 – NHÓM THUYẾT TRÌNH
STT

HỌ VÀ TÊN

15

Trần Thanh Hà

13

Nguyễn Thị Thu Hà

35

Đoàn Tùng Lâm

38

Trần Minh Lộc

67

Trần Thị Phương Thuý

34

Trịnh Thị Thu Lan
Trần Quốc Phong



3

Nhóm 2 – Thuyết trình

Nguyễn Thị Lan Anh

1

CHỮ KÝ


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thị trường tài
chính cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Nhưng trong quá trình phát triển, những cuộc khủng hoảng tài chính luôn là
vấn đề bất cập trong mỗi quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng, đa phần các cuộc
khủng hoảng tài chính nổ ra đều có thể tránh được nếu có sự minh bạch và tính
công khai. Nếu như các hoạt động của các tổ chức rõ ràng hơn, công khai nhiều tin
tức hơn, hay nói cách khác là có sự cân xứng về thông tin giữa các bên trong mọi
cuộc giao dịch thì mức độ rủi ro sẽ được hạn chế và giải quyết kịp thời hơn.
Vấn đề nàyảnh hưởng không những lâu dài mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến
tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường tài chính. Làm thế nào để hạn chế
thông tin bất cân xứng, làm cách nào để nâng cao chất lượng công bố thông tin,
đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành công bằng, hiệu quả, công khai, minh
bạch được đặt ra rất cấp thiết.

Nhóm 2 – Thuyết trình


2


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

NỘI DUNG: LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT
CÂN XỨNG, VẬN DỤNG TRÊN
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Cha đẻ của thông tin bất cân xứng là ba nhà kinh tế học đã đoạt giải Nobel
về các vấn đề liên quan đến thông tin: G.Akerlof, M.Spence and J.Stiglitz.
1.Thông tin bất cân xứng là gì?
Là trạng thái mà ở đó các bên của một giao dịch có sự nhận biết (thông tin)
không giống nhau về đối tượng và các vấn đề liên quan của giao dịch đó.
Đôi khi một lý do khiến các thị trường thất bại là thông tin bất cân xứng.
Hiện tượng này đã trở thành mối quan tâm chính của các nhà kinh tế trong thời
gian gần đây.
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên tham gia thỏa thuận biết nhiều
hơn bên kia:
+ Một người bán đưa ra món hàng mà người mua không dễ đánh giá chất
lượng.
+ Một người tuyển dụng lao động khó có thể biết trong số các ứng viên ai là
người có năng lực nhất.
+ Người cho vay không bao giờ biết rõ hơn người đi vay về khả năng thanh
toán nợ.
Sự cách biệt thông tin có thể gây tốn kém và làm cho nhiều hàng hóa hay
dịch vụ không thể tham gia thị trường.
Nhóm 2 – Thuyết trình

3



Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

Ví dụ: Lấy thị trường xe máy Trung Quốc làm giả định:
+ Chỉ có hai loại xe trên thị trường này: loại chất lượng tốt và loại chất
lượng kém (hay hàng dỏm).
+ Cũng giả định giá thành một xe Trung Quốc chất lượng tốt là 700 đô-la
Mỹ, trong khi xe dỏm chỉ có 300 đô-la.
Nếu người mua có khả năng nhận biết sự khác biệt về chất lượng, họ có thể
sẵn lòng trả 800 đô-la cho xe tốt và 400 đô-la cho xe xấu.
Thực tế, người bán biết về chất lượng hàng của mình, còn người tiêu dùng
chỉ biết được sau khi đã mua và sử dụng. Điều này thường xảy ra ở những thị
trường mới xuất hiện như ví dụ đang được đề cập, nơi thông tin của hai bên là
không tương đồng và chưa được kiểm chứng. Vì thế, người bán xe dỏm luôn có
động cơ để nói dối về chất lượng thật của chiếc xe. Biết vậy nên người mua chỉ
chấp nhận giá ở mức trung bình giữa hai loại xe, khoảng 550 đô-la. Mức giá này
thấp hơn hẳn giá thành của xe tốt nên đẩy loại xe này ra khỏi thị trường, khiến thị
trường chỉ còn toàn xe chất lượng thấp.
Nguyên nhân của thông tin mất cân xứng:
- Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp
luật cấp địa phương trong việc triển khai.
- Công tác thống kê, dự báo còn hạn chế, cho nên những điều chỉnh trong
điều hành chính sách tiền tệ của NHNN chưa theo kịp diễn biến của nền kinh tế và
kết quả đạt chưa cao.
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
- Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập, yếu kém
Nhóm 2 – Thuyết trình


4


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

2. Các hệ quả của thông tin mất cân xứng:
2.1. Lựa chọn ngược
Lựa chọn ngược là tình huống thông tin bất cân xứng xảy ra trước khitiến
hành giao dịch: khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một đặc
điểmnào đó (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khỏe, sự lành
mạnh về tài chính, …) mà bên kia không thể quan sát với độ chính xác tuyệt đối
khiến bên kia không thể đưa ra quyết định chính xác và tối ưu. Bên có lợi thế về
thông tin có thể lợi dụng đặc điểm này để che dấu, bóp méo thông tin theo hướng
có lợi cho mình. Còn bên thiếu thông tin hơn cần hiểu được bất lợi này để tìm các
biện pháp buộc bên có nhiều thông tin phải bộc lộ những đặc điểm hay thông tin
cần biết.
Xét một ví dụ trong hoạt động bảo hiểm. Một công ty bảo hiểm phát hành
một hợp đồng bảo hiểm rủi ro mất xe. Kết quả có nhiều khả năng xảy ra là đa số
những người phải để xe ở những nơi không an toàn sẽ mua bảo hiểm. Thông tin về
nơi mà người sử dụng xe hay gửi xe là thông tin chỉ riêng anh hay chị ta biết. Nói
một cách khác, đó là thông tin mà người ngoài và cụ thể là công ty bảo hiểm không
thể quan sát được. Do vậy, công ty không thể phân biệt được để tính mức phí bảo
hiểm khác nhau với độ rủi ro khác nhau. Ai cũng nói là mình luôn gửi xe ở những
nơi an toàn để hy vọng được hưởng phí bảo hiểm thấp. Trường hợp này, công ty
bảo hiểm sẽ áp dụng một mức phí bảo hiểm bình quân. Với một mức phí bảo hiểm
bình quân như vậy, thì những người thực sự luôn gửi xe ở nơi an toàn – khách hàng
mà công ty bảo hiểm muốn hướng tới - sẽ thấy không đáng để mua bảo hiểm, còn
những người có độ rủi ro cao - đối tượng khách hàng công ty bảo hiểm muốn tránh
- sẽ sẵn sàng mua. Như vậy, chỉ có những người có độ rủi ro mất xe cao mới mua
bảo hiểm. Như vậy, công ty bảo hiểm đã bị đặt trong tình trạng lựa chọn ngược vì


Nhóm 2 – Thuyết trình

5


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

thực chất, công ty bảo hiểm chỉ muốn bán bảo hiểm cho những khách hàng gửi xe
ở nơi an toàn.
2.2. Rủi ro đạo đức ( tâm lý ỷ lại ) – moral hazard
Hiện tượng rủi ro đạo đức là tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra sau khi
giao dịch, trong đó một bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về hành
động của bên kia sau khi giao kết hợp đồng. Do bên có nhiều thông tin hơn có thể
dễ dàng che đậy hành động của mình, nên họ có xu hướng hành động đi ngược lại
lợi ích của bên kia và theo hướng có lợi cho mình.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm rủi ro đạo đức, ta hãy dùng một ví dụ về bảo
hiểm. Trong phần nói về lựa chọn ngược ở trên, chúng ta đã sử dụng ví dụ về rủi ro
mất xe máy để minh họa cho khái niệm “lựa chọn ngược”. Ta thấy rằng trước khi
ký hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm không biết được đặc điểm của các khách
hàng (thông tin bị che đậy dẫn tới lựa chọn ngược). Thậm chí sau khi đã ký hợp
đồng, công ty bảo hiểm cũng không cũng không quan sát được hành vi của khách
hàng. Những người sau khi đã mua bảo hiểm thường trở nên bất cẩn hơn. Họ
không còn giữ xe cẩn thận như trước nữa vì ỷ lại rằng nếu mất thì cũng được công
ty bảo hiểm đền bù. Đây chính là tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo đức. Kết quả là xác
suất mất xe của những người bảo hiểm tăng lên đáng kể, từ đó kéo theo chi phí đền
bù của công ty bảo hiểm tăng lên.
Nếu quan sát được hành vi của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ đưa vào
trong hợp đồng các điều khoản để xác định rõ những hành vi (bất cẩn) nào dẫn tới
mất xe thì sẽ không được bồi thường và sẽ thực thi những điều khoản đó. Tuy

nhiên, việc quan sát hành vi là rất tốn kém, nếu không muốn nói là không khả thi.
Do vậy, khi một khách hàng đến đòi đền bù thì công ty bảo hiểm thường không có
cách nào để xác định được là khách đó có thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng
hay không.
Nhóm 2 – Thuyết trình

6


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

Hiện tượng rủi ro đạo đức còn được nghiên cứu dưới hình thức là vấn đề
người ủy thác - đại lý (principal - agent problem). Hợp đồng vốn, ví dụ cổ phiếu
thường là quyền được chia lợi nhuận và tài sản của công ty. Hợp đồng vốn chứa
đựng rủi ro đạo đức, được thể hiện bởi vấn đề “uỷ thác – đại lý”. Trong khi những
nhà quản lý là những đại lý nhỏ chỉ nắm giữ một tỷ lệ nhỏ, các cổ đông còn lại là
những người uỷ thác nắm giữ chủ yếu cổ phần của công ty. Sự tách biệt giữa quyền
sở hữu và việc quản lý công ty làm phát sinh rủi ro đạo đức. Nhà quản lý công ty
có thiên hướng hành động có lợi cho riêng mình hơn là vì quyền lợi của các cổ
đông còn lại, bởi vì nhà quản lý không có động lực nhằm tối đa hoá lợi nhuận công
ty như các cổ đông mong muốn.

3. Vận dụng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính [1]
Trong một tiến trình giao dịch vốn, đối với nhà đầu tư tức là người cần vốn
bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư
mà anh ta đang tiến hành hơn là người cung cấp vốn. Thông tin bất cân xứng này
sẽ nảy sinh hai vấn đề làm cho người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp cho người
cần vốn đó là: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, từ đó làm hạn chế đến việc
lưu chuyển vốn trên thị trường vốn.
3.1. Lựa chọn đối nghịch (lựa chọn ngược)

Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch vốn. Đối với những người
cần vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về huy động vốn thường
có khuynh hướng đưa ra mức lãi suất huy động vốn rất cao. Thế nhưng một sự lựa
chọn đối nghịch xảy ra đó là: đối với người cho vay (người cung cấp vốn) bởi vì
không có đầy đủ thông tin về dự án đầu tư của người cần vốn, sợ rủi ro nên họ
không sẵn lòng cung cấp vốn. Lựa chọn đối nghịch cũng xảy ra trren thị trường
Nhóm 2 – Thuyết trình

7


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

chứng khoán, các nhà đầu tư không đủ cơ sở để phân biệt công ty tốt – có lợi
nhuận kỳ vọng cao, rủi ro thấp và công ty xấu – có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro
cao. Trong tình huống này, các nhà đầu tư chỉ sẵn lòng mua chứng khoán của các
công ty có chất lượng trung bình phát hành – giá cả nằm ở giữa giá của công ty xấu
và giá cả của công ty tốt. Trong khi các công ty tốt biết rõ thông tin hơn các nhà
đầu tư và biết rằng chứng khoán của mình bị thị trường định giá rất thấp nên không
muốn bán với mức giá mà các nhà đầu tư chỉ sẵn lòng trả.
Kết qủa là trên thị trường các công ty có chất lượng kém lại sẵn lòng bán với
mức giá mà các nhà đầu tư mua trong khi những công ty hoạt động tốt đòi hỏi giá
chứng khoán phải cao hơn mức giá trung bình thì không bán được. Tình huống này
dẫn đến một lựa chọn đối nghịch: các nhà đầu tư nếu có mua chứng khoán tức là
đầu tư vào các công ty hoạt động kém. Nhận thức được khả năng này, các nhà đầu
tư có thể không đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán. Như vậy, lựa chọn đối
nghịch đã làm hạn chế các dòng chảy vốn đầu tư từ người thừa đến người cần vốn.
3.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi giao dịch vốn. Trong các hợp đồng nợ, người
đi vay có thông tin đầy đủ hơn về quá trình sử dụng vốn, nên họ thường che dâú

thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà người
cho vay không mong muốn. Thật vậy, những trường hợp vay nợ thường có đặc
điểm là mức lãi suất cố định, vì vậy khi vay được vốn các doanh nghiệp lại có
khuynh hướng sử dụng số vốn vay đầu tư vào những dự án có lãi suất cao hơn
nhằm kiếm lời lớn. Chính điều đó khiến cho rủi ro những người cho vay thu hồi
được vốn vay sẽ cao hơn. Trong hki đó, người cho vay không có đủ khả năng để
giám sát những hoạt động của người đi vay sau khi cung cấp vốn để đảm bảo rằng
người đi vay không dùng số tiền đi vay đầu tư vào những dự án có nhiều rủi ro.

Nhóm 2 – Thuyết trình

8


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

Nhận thức như vậy, người thừa vốn không sẵn lòng để cung cấp vốn cho người đi
vay.
Vấn đề rủi ro đạo đức còn xảy ra trong các hợp đồng vốn. Hợp đồng vốn dễ
bị rơi vào loại hình đặc biệt của rủi ro đạo đức đó là vấn đề người chủ - người đại
diện (Princial – Agent problem). Khi đó, người quản lý hoạt động với tư cách là
người đại diện của công ty, chỉ sở hữu một phần nhỏ số vốn, còn những cổ đông
gọi là người chủ công ty sở hữu phần lớn vốn nhưng tham gia vào quản lý công ty.
Sự tách rời quyền sở hữu và kiểm soát công ty dẫn tới rủi ro đạo đức trong đó
người quản lý với tư cách là người đại diện chỉ quan tâm đến những lợi ích riêng
của họ hơn là lợi ích của những người sở hữu (người chủ) bởi vì người quản lý ít
có hoạt động để tối đa hoá lợi nhuận hơn so với những người chủ sở hữu.
Để hiểu được vấn đề người chủ và người đại diện chúng ta xét ví dụ: giả sử
ông A mời bạn góp vốn để thành lập công ty bán nước giải khát với số vốn 10.000
đô la, trong đó bạn góp 10% và ông A góp 90%, ràng buộc điều kiện bạn làm

người quản lý (đại diện). Như vậy, nếu như bạn làm việc cật lực cuối năm công ty
kiếm được 50.000 đô la lợi nhuận, thì bạn chỉ được chia 5.000 đô la còn ông A lại
nhận được 45.000 đô la.
Với mức chia 5.000 đô la không đủ tạo ra động lực để bạn là người quản lý
tốt. Nếu như bạn không làm tốt thì công ty làm sao có được 50.000 đô la. Bạn nghĩ
rằng, đáng lý bạn kiếm thu nhập cao hơn. Rủi ro đạo đức nảy sinh từ vấn đề người
chủ - người đại diện nếu như bạn không thật thà, khai báo tăng chi phí để giảm lợi
nhuận cửa hàng và bỏ túi riêng…Vấn đề người chủ - người đại diện không xảy ra
nếu như những người sở hữu công ty có đầy đủ thông tin về cái gì mà người quản
lý thực hiện và có thể ngăn chặn những chi phí lãng phí và gian lận.

Nhóm 2 – Thuyết trình

9


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

4. Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng
Tình trạng thông tin bất cân xứng khiến các thị trường hoạt động kém hiệu
quả, các nguồn lực của xã hội được phân bổ không hiệu quả, gây lãng chí chung
cho toàn xã hội, đe dọa sự tồn tại của một số thị trường, kìm hãm sự phát triển
chung của nền kinh tế. Giải pháp chung thường được sử dụng để hạn chế mức độ
thông tin bất cân xứng là: Cơ chế phát tín hiệu, Cơ chế sàng lọc, cơ chế giám sát.
4.1. Cơ chế phát tín hiệu (Signaling) – Michael Spence [3]
Michael Spence chỉ ra được cơ chế phát tín hiệu: bên có nhiều thông tin có
thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy.
Spence lấy ví dụ trong thị trường lao động. Người bán trên thị trường lao
động là những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển
dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể đánh

giá gián tiếp thông qua bằng cấp, kinh nghiệm,…của họ. Đó được gọi là những tín
hiệu được phát ra cuả người lao động. Như vậy việc phát tín hiệu này đã làm giảm
thông tin bất cân xứng giữa những người lao động và ông chủ.
4.2. Cơ chế sàng lọc (Screening) – Joseph Stiglitz [3]
Stiglitz đặt ra vấn đề là bản thân những người có ít thông tin hơn cũng có thể
tự cải thiện tình trạng của mình thông qua cơ chế sàng lọc. Bên có ít thông tin hơn
có thể thu thập thông tin từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợp
đồng khác nhau.
Ông lấy ví dụ bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau
như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối
với lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng
tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả lương theo một mức lương chung. Để khuyến
khích người có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lương
Nhóm 2 – Thuyết trình

10


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

cao để khuyến khích họ. Đối với người có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được
một năng suất sản xuất để nhận được lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người
có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết
để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu qủa
cao cho xã hội.
4.3. Cơ chế giám sát [2]
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại, cơ chế
bao gồm giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.
Giám sát trực tiếp: Bên có ít thông tin hơn sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được
kiểm soát thông tin đối với bên kia, cơ chế giám sát này sẽ tốn nhiều chi phí và sức

lực.
Giám sát gián tiếp: là việc một bên trong giao dịch thiết kế hợp đồng sao cho
bên kia cảm thấy không có động cơ để thực hiện những hành vi đi ngược lại lợi ích
của anh ta, và khiến bên kia cảm thấy rằng việc tuân thủ các điều khoản sẽ có lợi
cho mình. Trong hợp đồng có thể thiết kế các điều khoản hạn chế để ngăn cản bên
kia tham gia vào các hoạt động có độ rủi ro cao, hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức.

5. Vì sao các trung gian tài chính lại có thể khắc phục tình trạng thông
tin bất cân xứng?
Như phân tích ở trên thì tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện khi một
trong hai bên trong một giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về đối tượng giao
dịch, khiến cho việc đưa ra quyết định không được chính xác.
Thông tin bất cân xứng sẽ làm cho người dư thừa vốn không muốn cung cấp
cho người cần vốn đó là: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Nhưng các trung

Nhóm 2 – Thuyết trình

11


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

gian tài chính lại có thể khác phục tình trạng thông tin bất cân xứng, cụ thể là hai
vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Bởi các lý do sau đây:
+ Thứ nhất, các trung gian tài chính chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủi
ro tiềm năng của người đi vay bằng cách đánh giá, tiếp cận qua các thông tin của
người đi vay (như: tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tin dụng) và kiểm soát
hoạt động đầu tư của người đi vay. Do các trung gian tài chính có những thuận lợi
để đưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, các
trung gian tài chính có thể nắm bắt được quá trình sử dụng vốn, mà người đi vay

không thể che dấu những thông tin hay thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho
khoản vốn vay. Bằng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, các trung gian tài
chính có thể giám sát hoạt động của người đi vay sau khi đã cung câp vốn để đảm
bảo người đi vay đầu tư vào những dự án gặp nhiều rủi ro, tư đó có thể nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Điều này góp phần giải quyết hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức,
giúp cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội dịch chuyển từ người thừa sang
người thiếu. Ví dụ: Ngân hàng Đông- Á nhận tiền gửi tiết kiệm từ ông A, bằng
những kỹ năng nghiệp vụ của mình, Ngân hàng thay thế ông A tiếp cận tìm hiểu
những thông tin về người cần vay vốn là ông B, đánh giá khả năng hoàn trả lại
khoản vay của ông B và kiểm soát đánh giá việc đầu tư có hiệu quả hay không?
Nếu trên thực tế, ông A không thể tự mình tìm hiểu thông tin về ông B (có thể là họ
không quen biết, hoặc ông B không cung cấp chính xác thông tin) và không thể
kiểm soát được việc sử dụng vốn của ông B có hiệu quả hay không? Bởi vậy trên
thực tế, ông A có vốn nhưng không sẵn lòng cung cấp vốn cho ông B vay và chính
ngân hàng góp phần dịch chuyển khoản tiền tiết kiệm dư thừa của ông A cho ông B
vay.
+ Thứ hai, Các trung gian tài chính này hoạt động giữa trên cơ sở huy động
vốn bằng cách nhận tiền gửi hay phát hành chứng khoán rồi dùng tiền thu được đầu
Nhóm 2 – Thuyết trình

12


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

tư vào các lĩnh vực khác, trong đó có thị trường chứng khoán. Do được chuyên
môn hóa và hoạt động có tổ chức nên họ có nhiều ưu thế trong việc khai thác
thông tin. Với trình độ chuyên môn cao, quan hệ rộng và tài chính mạnh, các trung
gian tài chính luôn là những người có được thông tin nhanh chóng, chính xác và
đầy đủ. Họ nắm bắt được thông tin về các công ty phát hành chứng khoán, đánh

giá được công ty tốt, xấu và công ty ở mức trung bình từ đó đưa ra các quyết định
đầu tư đúng đắn, đầu tư vào các công ty hoạt động hiệu quả. Chính nhờ những lợi
thế đó mà các trung gian tài chính luôn là những người hạn chế thông tin không
cân xứng và do đó giảm được đáng kể lựa chọn đối nghịch.
+ Các trung gian TC có khả năng vượt trội trong việc giải quyết vẫn đề
thông tin bất cân xứng và hai vấn đề liên đới là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo
đức:
+ Các trung gian TC chuyên môn hoá trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng
của người đi vay. Chúng có thể tiếp cận các thông tin cá nhân của người xin vay
tiền (như là tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tín dụng) và kiểm soát những
hoạt động đầu tư của người đi vay. Như vậy, các trung gian TC có vị thế tốt hơn để
đưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ hợp lý.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi của xã hội dịch
chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn, cải thiện tính hiệu quả kinh tế của
tiến trình này.
+ Bằng nghiệp vụ chuyên môn và đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, Các
trung gian TC giám sát hoạt động cuả những người vay vốn và là nguồn cung cấp
thông tin đáng tin cậy cho những người thừa vốn.
Ví dụ cụ thể:

Nhóm 2 – Thuyết trình

13


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

Làm chức năng tạo cầu nối giữa người cho vay (người gửi tiết kiệm) với
người đi vay trong quá trình chu chuyển vốn ngân hàng thương mại được nhìn
nhận như là trung gian tài chính. Bằng việc đặt lãi suất cho các món cho vay cao

hơn so với lãi họ thanh toán cho vốn mà họ vay từ người cho vay (người gửi tiết
kiệm) những trung gian tài chính thu được lợi nhuận. Để đảm bảo cho các khoản
vay các ngân hàng tìm hiểu về, hồ sơ pháp lý, mức độ tín nhiệm của khách hàng,
năng lực tài chính, tính hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh bằng cách yêu
cầu người có nhu cầu vay cung cấp những thông tin về thu nhập, tình hình kinh
doanh… Và cũng thông qua đây bên đi vay có thêm thông tin về người muốn vay
và đưa ra những quyết định tín dụng chắc chắn hơn.
Từ những lý do trên, có thể khẳng định các trung gian tài chính có thể khắc
phục tình trạng thông tin bất cân xứng.

Nhóm 2 – Thuyết trình

14


Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS. TS. Sử Đình Thành, & PGS. TS. Vũ Thị Minh Hằng. Nhập môn
tài chính tiền tệ. Hà Nội: NXB Lao động xã hội, 2008
[2]. Nguyễn Thị Phương Nhật (2007). Thông tin bất cân xứng trên thị
trường tài chính Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Truy cập ngày 27.01.2015, từ
/>[3]. Phạm Thị Thanh Thúy (2013). Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng
tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Truy cập ngày 27.01.2015, từ
/>[4]. />
Nhóm 2 – Thuyết trình

15




×