Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đồ Án Tốt Nghiệp Máy Và Hệ Thống Điều Khiển Số Theo Chương Trình 150 tc (CDIO) CHƯƠNG 2 ( Sách Giáo Trình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 48 trang )

Chương 2: Máy tiện

CHƯƠNG 2: MÁY TIỆN

Mục tiêu chương 2: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các chuyển động tạo hình và sơ đồ kết cấu động học máy tiện;
2. Tính toán được số cấp tốc độ và số cấp chạy dao trong máy tiện 1K62, T616;
3. Viết được phương trình xích tốc độ, xích chạy dao khi tiện trơn và tiện ren
trong máy tiện 1K62;
4. Viết được phương trình xích tốc độ, xích chạy dao khi tiện trơn và tiện ren
trong máy tiện T616;
5. Phân tích được nguyên lý hoạt động của cơ cấu Norton, Hắc-ne, Mê-an, ly
hợp an toàn, đai ốc hai nửa và cơ cấu an toàn trong xích tiện trơn;
6. Tính toán bộ bánh răng thay thế để gia công ren quốc tế, ren Anh, ren Pitch,
ren modul, ren khuếch đại, ren chính xác, ren mặt đầu.

1


Chương 2: Máy tiện
2.1. CÁC CHUYỂN ĐỘNG TẠO HÌNH VÀ SƠ ĐỒ KẾT CẤU ĐỘNG HỌC MÁY TIỆN
2.1.1. Chuyển động tạo hình
Khi tiện, chuyển động quay tròn của trục chính và chuyển động thẳng của dao hình
thành chuyển động tạo hình.
-

Chuyển động cắt là chuyển động tạo ra tốc độ cắt hay chuyển động quay
tròn của trục chính mang phôi:
(
2.1)


Trong đó: ntc – Tốc độ quay của trục chính, v/ph;
v – Vận tốc cắt, m/ph;
d – Đường kính phôi, mm
-

Chuyển động chạy dao là chuyển động do bàn máy mang dao thực hiện,
gồm chuyển động chạy dao dọc Sd (mm/v) và chuyển động chạy dao ngang
Sn (mm/v). Hai chuyển động này phối hợp nhau hình thành đường sinh chi
tiết gia công.

2.1.2. Sơ đồ kết cấu động học

Hình 2. 1-Sơ đồ kết cấu động học máy tiện
Hình 2.1 thể hiện sơ đồ kết cấu động học máy tiện. Chuyển động cắt chính là chuyển
động quay tròn của phôi. Chuyển động chạy dao gồm các chuyển động chạy dao dọc, chạy
dao ngang và tiện ren.
2


Chương 2: Máy tiện

3


Chương 2: Máy tiện
2.2. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI
2.1.3. Công dụng

Hình 2. 2- Công dụng của máy tiện
Máy tiện dùng để gia công các dạng chi tiết dạng trụ tròn xoay:

-

Gia công mặt trụ ngoài và mặt trụ trong;

-

Gia công cắt rãnh, cắt đứt;

-

Gia công mặt côn ngoài, mặt côn trong;

-

Gia công mặt định hình;

-

Gia công lỗ bằng mũi khoan, khoét, doa;

-

Gia công ren ngoài và ren trong;

-

Kết hợp với đồ gá và các trang thiết bị đặc biệt để thực hiện một số công
việc khác như mài, phay,...

2.1.4. Phân loại

Về mặt công dụng máy tiện có thể được phân chia thành máy tiện vạn năng, máy
tiện chuyên môn hoá, máy tiện chép hình.
Về mặt kết cấu có máy tiện chuyên dùng, máy tiện đứng, máy tiện cụt, máy tiện
nhiều dao, máy tiện Revolve, máy tiện tự động và bán tự động.

4


Chương 2: Máy tiện
2.1.5. Các bộ phận cơ bản

Hình 2. 3-Các bộ phận cơ bản của máy tiện;
1-Hộp bước tiến; 2-Thanh răng; 3-Máng hứng phoi; 4-Bàn trượt xe dao;
5-Cần điều khiển tự động; 6-Thân máy; 7-Trục trơn; 8-Trục vít me; 9-Ụ sau;
10-Ổ dao;11-Măm cặp; 12-Tủ điện

5


Chương 2: Máy tiện
2.3. MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG 1K62
2.1.6. Tính năng kỹ thuật và sơ đồ kết cấu động học
2.1.6.1. Tính năng kỹ thuật
-

Đường kính lớn nhất của chi tiết gia công:

400 mm

-


Khoảng cách 2 mũi tâm, có 3 cỡ:

710, 1000, 1400 mm

-

Số cấp vòng quay thuận của trục chính:

Z = 23

-

Số cấp tốc độ quay nghịch của trục chính:

Z = 11

-

Số vòng quay của trục chính :

n = 12,5 ÷ 2000 v/ph

-

Loại ren cắt được:

Ren Quốc tế, Anh,
Modul, Pitch


-

Lượng chạy dao dọc:

0,07 ÷ 4,16 mm/v

-

Lượng chạy dao ngang:

0,035 ÷ 2,08 mm/v

-

Công suất động cơ điện:

N = 10 kW

-

Số vòng quay động cơ điện:

nđc = 1450 v/ph

Hình 2. 4-Máy tiện 1K62

6


Chương 2: Máy tiện

2.1.6.2. Sơ đồ kết cấu động học

Hình 2. 5-Sơ đồ kết cấu động học máy 1K62

7


Chương 2: Máy tiện
2.1.7. Sơ đồ động máy tiện 1K62

Hình 2. 6-Sơ đồ động máy tiện 1K62
2.1.8. Phương trình xích tốc độ
Xích tốc độ thực hiện chuyển động quay của trục chính. Nó có nhiệm vụ truyền tốc
độ từ nđc đến ntc.
2.1.8.1. Phương trình xích tốc độ
Chuyển động cắt chính xuất phát từ nđc1 qua hộp tốc độ để đến trục chính. Nên ta có
phương trình cơ bản của xích tốc độ:
(
2
.
8


Chương 2: Máy tiện
2
)
Trong đó: nđc1 – Số vòng quay của động cơ chính, v/ph;
iv – Tỉ số truyền của hộp tốc độ;
ntc – Số vòng quay của trục chính, v/ph.
Dựa vào phương trình cơ bản xích tốc độ và sơ đồ động của máy 1K62, ta được

phương trình xích tốc độ như sau:
(
2
.
3
)
2.1.8.2. Tính toán số cấp tốc độ
Hộp tốc độ máy tiện 1K62 dùng cơ cấu bánh răng di trượt để thay đổi tốc độ
Số cấp tốc độ của hộp tốc độ được tính theo công thức:
(2.4)
Với pi là số tỉ số truyền của nhóm bánh răng di trượt thứ i, pi thường nhỏ hơn hoặc
bằng 3.
Các bánh răng trong cùng nhóm di trượt thường có cùng modul m, nên:
(
2.
5)

Hình 2. 7-Cơ cấu bánh răng di trượt
2.1.8.3. Tính toán số cấp tốc độ máy tiện T620
Xích tốc độ từ động cơ điện 10 kW, 1450 v/ph, qua bộ truyền đai thang vào hộp tốc
độ đến trục chính. Tóm tắt đường truyền theo Hình 2.7

9


Chương 2: Máy tiện

Hình 2. 8-Sơ đồ đường truyền động; 1,2,3-Số cặp bánh răng ăn khớp.
Từ phương trình trên ta thấy:
-


Đường truyền thuận cho trục chính:
+ Số cấp tốc độ cao:
+ Số cấp tốc độ thấp:

+ Thực tế, ta thấy trong nhóm truyền:

+ Có 2 tỷ số truyền bằng 1/4 trùng nhau nên thực tế nhóm này chỉ có 3 tỷ số
truyền, số cấp tốc độ thấp là:
+ Số cấp tốc độ khi chạy thuận: , nhưng tốc độ cao của đường truyền thấp
lại trùng với tốc độ thấp của đường truyền cao nên số cấp tốc độ còn lại 23
cấp.
-

Đường truyền ngược trục chính:
+
+
+
+

Số cấp tốc độ cao:
Số cấp tốc độ thấp lý thuyết:
Số cấp độ thấp thực tế:
Số cấp tốc độ khi chạy ngịch: , nhưng tốc độ cao của đường truyền thấp
lại trùng với tốc độ thấp của đường truyền cao nên số cấp tốc độ còn lại 23
cấp.

2.1.9. Phương trình xích chạy dao
Xích chạy dao là xích truyền động nối giữa trục chính và trục vitme hay trục trơn.
Chuyển động chạy dao của máy 1K62 gồm các chuyển động:

10


Chương 2: Máy tiện
-

Chạy dao dọc, chạy dao ngang khi tiện trơn;

-

Chuyển động chạy dao khi cắt ren vít.

2.1.9.1. Sơ đồ xích chạy dao và cơ cấu truyền dẫn
Chuyển động chạy dao được thực hiện từ trục chính qua các tỉ số truyền iđc, itt, ics, igb
từ đó hình thành hai nhánh:
-

Đi thẳng đến trục vitme có bước ren tx = 12 mm để tiện ren;

-

Nếu tiện trơn, truyền động phải qua tỷ số truyền ixd của hộp xe dao để tới cơ
cấu bánh răng thanh răng 10 × 3 thực hiện chạy dao dọc hay đến trục vitme
ngang tx = 5 × 2 đầu mối để thực hiện chạy dao ngang.
+ Phương trình cơ bản xích chạy dao dọc:
(2.6)

Trong đó: m – Modun;
Z – Số răng của bánh răng trong cơ cấu bánh răng thanh răng.
+ Phương trình cơ bản xích chạy dao ngang:

(2.7)

2.1.9.2. Phương trình xích cắt ren
Phương trình xích cắt ren cơ bản:
(2.8)
Trong đó: icđ
iđc
itt
ics
igb
tx
tp

– Tỉ số truyền cố định;
– Tỉ số truyền của cơ cấu đảo chiều;
– Tỉ số truyền của cơ cấu bánh răng thay thế;
– Tỉ số truyền cơ sở;
– Tỉ số truyền của cơ cấu gấp bội;
– Bước ren trên trục vít me, tx = 12 mm;
– Bước ren cần tiện, mm.

• Xích chạy dao tiện ren quốc tế
Ren quốc tế dùng trong truyền động vitme – đai ốc thuộc hệ mét, bước ren được biểu
thị bằng tp(mm)

11


Chương 2: Máy tiện


Hình 2. 9-Ren quốc tế
Đặc điểm của xích tiện ren quốc tế:
-

Dùng cơ cấu Norton chủ động;

-

Dùng bộ bánh răng thay thế :

Phương trình xích tiện ren quốc tế:
(
2
.
9
)

• Xích chạy dao tiện ren Anh
Ren Anh dùng trong truyền động vitme – đai ốc thuộc hệ Anh, thông số đặc trưng là
số ren n trong 1 inch.

Hình 2. 10-Ren Anh
Đặc điểm của xích tiện ren Anh:
-

Dùng cơ cấu Norton bị động;

-

Dùng bộ bánh răng thay thế:


12


Chương 2: Máy tiện
Phương trình xích chạy dao tiện ren Anh.
(

• Xích chạy dao tiện ren modul

2
.
1
0
)

Ren Modul là ren của trục vít dùng trong truyền động trục vít – bánh vít thuộc hệ
mét, thông số đặc trưng là modul m.

Hình 2. 11 – Ren modul

13


Chương 2: Máy tiện
Đặc điểm của xích tiện ren Modul:
-

Dùng cơ cấu Norton chủ động;


-

Dùng bộ bánh răng thay thế:

Phương trình xích chạy dao tiện ren Modul:
(

• Xích chạy dao tiện ren Pitch

2
.
1
1
)

Ren Pitch là ren của trục vít dùng trong truyền động trục vít – bánh vít thuộc hệ Anh,
thông số đặc trưng là số Pitch P.

Hình 2. 12 – Ren Pitch
-

Dùng cơ cấu Norton bị động;

-

Dùng bộ bánh răng thay thế:

Phương trình xích chạy dao tiện ren Pitch:
(
2

.
1
2
)

14


Chương 2: Máy tiện
• Xích chạy dao tiện ren không tiêu chuẩn
Ren không tiêu chuẩn là 4 loại ren trên nhưng có các thông số ren không tiêu chuẩn.
Cách thực hiện, gồm 2 bước:
-

Bước 1: Điều chỉnh hộp chạy dao theo thông số tiêu chuẩn tp gần nhất;

-

Bước 2: Tính toán lại bộ bánh răng thay thế;

Ví dụ: Điều chỉnh máy 1K62 để tiện ren quốc tế không tiêu chuẩn có bước ren
tp = 3,25 mm, sử dụng bánh răng thay thế bộ 5.
Giải
-

Bước 1: Điều chỉnh hộp chạy dao theo ren quốc tế tiêu chuẩn có bước ren
tp = 3,5 mm.

-


Bước 2: Tính toán bộ bánh răng thay thế.
42 95
.
95 50

+ Dùng bộ bánh răng thay thế
để cắt ren tp = 3,5 mm.
+ Vậy cần itt = ? Để cắt ren có tp’ = 3,25 mm.
• Xích chạy dao tiện ren khuếch đại
Ren khuếch đại là 4 loại ren trên nhưng chúng có bước ren khuếch đại tpkđ lớn hơn
nhiều lần.
Để tiện ren khuếch đại, cần dịch chuyển khối bánh răng 60 - 60 trên trục VII sang
phải để bánh răng 60 trên trục III ăn khớp với nó, khi đó tốc độ quay của trục VII và các trục
phía sau sẽ nhanh hơn dẫn tới bàn máy dịch chuyển lớn hơn nhiều lần.
Phương trình cơ bản cắt ren khuếch đại:
(
2
.
1
3
)
Trong đó: ikđ – Tỉ số truyền khuếch đại
Phương trình xích chạy dao tiện ren khuếch đại:
(
2
15


Chương 2: Máy tiện
.

1
4
)

Các hệ số khuếch đại:
• Xích chạy dao tiện ren chính xác
Trong một số trường hợp cần tiện ren với độ chính xác cao, do đó cần giảm đến mức
tối thiểu các khâu truyền động trung gian để tránh sai số của các tỉ số truyền.
Để thực hiện đều đó, người ta làm ngắn xích truyền động từ trục chính đến trục vít
me bằng cách đóng li hợp L2, L4, L5 để nối trực tiếp từ trục ra của bánh răng thay thế đến trục
vitme.
Các bước ren chính xác được thực hiện bằng tỉ số truyền của bánh răng thay thế.
Phương trình cơ bản xích tiện ren chính xác:
(2.1
5)
Phương trình xích chạy dao tiện ren chính xác:
(
2.
16
)
• Xích chạy dao tiện ren mặt đầu
Ren mặt đầu là ren được bố trí trên mặt đầu như ren mặt đầu của măm cặp. Biểu thị
bằng bước ren tpmđ
Để tiện ren mặt đầu, dao cần thực hiện chuyển động chạy dao ngang với bước ren tp
đồng thời phải đưa vào tỉ số truyền khuếch đại trong xích truyền động.
Phương trình cơ bản xích chạy dao tiện ren mặt đầu:
(
2.
17
)

Trong đó: ixd – Tỉ số truyền xích dọc;
txn – Bước ren trục vítme ngang, mm;
tpmđ

– Bước ren mặt đầu, mm.
16


Chương 2: Máy tiện

17


Chương 2: Máy tiện
2.1.9.3. Phương trình xích tiện trơn
Xích tiện trơn thực hiện chuyển động chạy dao dọc, chạy dao ngang khi tiện trơn.
(
2
.
1
8
)
1

Xích chạy dao nhanh

Xích chạy dao nhanh thực hiện chuyển động chạy dao nhanh của bàn máy theo
phương dọc hoặc phương ngang theo hành trình thuận hoặc nghịch, bắt đầu từ động cơ 2 rồi
qua các trục XVI, XVII, XVIII.
Để đảm bảo an toàn khi chạy dao nhanh, người ta sử dụng ly hợp 1 chiều.

(
2.
19
)

18


Chương 2: Máy tiện
2.1.10. Các cơ cấu đặc biệt trong máy 1k62
2.1.10.1. Cơ cấu Norton
Cơ cấu Norton gồm một số bánh răng thay thế lắp kế tiếp nhau dạng hình tháp trên
trục I. Truyền động được đưa đến trục II qua bánh đệm Z=36, bánh răng trung gian Z=25 ăn
khớp với bánh răng di trượt Z=28 được lắp trên khung. Khung này có thể di chuyển quanh
trục và dọc trục II. Các tỷ số truyền được truyền động từ Z1 đến Z7 theo thao tác di chuyển
khối bánh răng nằm trong khung từ trái sang phải.

Hình 2. 13-Cơ cấu Norton
-

Cơ cấu Norton chủ động khi khối bánh răng hình tháp đóng vai trò chủ
động;

-

Cơ cấu Norton bị động khi khối bánh răng hình tháp đóng vai trò bị động.

19



Chương 2: Máy tiện
2.1.10.2. Cơ cấu đai ốc hai nửa
Khi cắt ren ta không dùng trục trơn mà dùng trục vítme có bước ren chính xác. Để
ngắt mối liên hệ của trục vitme với bàn dao khi tiện trơn người ta dùng cơ cấu đai ốc hai
nửa như hình.

Hình 2. 14-Cơ cấu đai ốc hai nửa;
1,2-Hai nửa đai ốc; 3-Tay quay; 4-Đĩa; 5-Chốt; 6-Rãnh
Hình 2.7 mô tả cơ cấu đai ốc hai nửa. Khi chạy dao bằng vitme, phần (1) và (2) của
đai ốc bổ đôi sẽ khớp chặt vào vitme thông qua tay quay (3), đĩa (4) xoay đi đưa hai chốt (5)
mang hai nửa đai ốc di động trong hai rãnh (6) tiến lại gần nhau. Khi tay quay (3) quay theo
chiều ngược lại, đai ốc mở ra giải phóng hộp xe dao khỏi trục vitme.
2.1.10.3. Cơ cấu li hợp một chiều
Để trục trơn có thể thực hiện chạy dao nhanh đồng thời với chuyển động chạy dao
dọc và ngang mà không bị gãy do 2 nguồn truyền động có vận tốc khác nhau, người ta dùng
ly hợp 1 chiều lắp trên trục trơn.
Ly hợp 1 chiều có 2 nguồn truyền động: một từ hộp chạy dao và một từ động cơ chạy
dao nhanh. Nó có những bộ phận chính như sau: Vành (1) được chế tạo liền với bánh răng
Z56, để nhận truyền động từ ly hợp chạy dao. Lõi (2) quay bên trong vành (1) có xẻ 4 rãnh,
trong từng rãnh có đặt con lăn hình trụ (3). Mỗi con lăn đều có lò xo (4) và chốt (5) đẩy nó
luôn tiếp xúc với vành (1) và lõi (2). Lõi (2) lắp trục trơn bằng then thường hoặc then hoa.

20


Chương 2: Máy tiện

Hình 2. 15-Cơ cấu li hợp một chiều;
1-Vành; 2-Lõi; 3-Con lăn; 4-Lò xo; 5-Chốt
Khi dao chạy, khối bánh răng có hai tỉ số truyền 28/56 làm cho vành (1) quay ngược

chiều kim đồng hồ. Do ma sát và lực của lò xo (4), con lăn bị kẹt ở chỗ hẹp giữa vành (1) và
lõi (2). Như vậy lõi nhận chuyển động chạy dao truyền cho trục trơn, trục trơn sẽ quay cùng
chiều và cùng vận tốc vành (1). Nếu vành (1) chuyển động theo chiều kim đồng hồ, con lăn
(3) sẽ chạy đến chổ rộng của vành (1) và lõi (2). Lõi (2) cùng trục trơn sẽ đứng yên, xích
chạy dao bị ngắt. Muốn trục trơn chuyển động theo chiều này, phải cho khối bánh răng, Z28Z28 trên trục XII vào khớp với bánh răng Z56 lắp trên trục trơn và ở ngoài ly hợp 1 chiều
(Truyền động này còn dùng để cắt ren mặt đầu).
Khi chạy dao nhanh, trục trơn nhận chuyển động từ động cơ chạy dao nhanh làm lõi
(2) quay nhanh theo chiều ngược kim đồng hồ.Lúc này vành (1) vẫn nhận chuyển động chạy
dao theo chiều ngược kim đồng hồ nhưng với vận tốc nhỏ chậm hơn lõi (2). Do đó các con
lăn (3) đều chạy đến vị trí rộng giữa vành (1) và lõi (2). Xích chạy dao bị cắt đứt và trục
trơn được chuyển động với vận tốc nhanh.
2.1.10.4. Cơ cấu chạc điều chỉnh
Chạc điều chỉnh lắp bánh răng thăy thế a, b, c, d nhằm thay đổi tỉ số truyền itt để điều
chỉnh lượng chạy dao S. Chạc được lắp lồng không và có thể quay một góc nhất định theo
rãnh dẫn hướng trên chạc. Để đảm bảo ăn khớp bánh răng c và d, trục quay của bánh răng c,
d có khả năng di chuyển dọc theo rãnh dẫn hướng. Sự ăn khớp của bánh răng a, b đảm bảo
nhờ chạc có thể quay một góc nhất định theo rãnh dẫn hướng trên trục.

21


Chương 2: Máy tiện

Hình 2. 16-Cơ cấu chạc điều chỉnh
2.4. MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T616
2.1.11. Tính năng kỹ thuật:
-

Đường kính lớn nhất của phôi:


320 mm;

-

Khoảng cách 2 mũi tâm:

750 mm;

-

Số cấp vòng quay của trục chính:

Z = 12;

-

Số vòng quay của trục chính:

n = 44 ÷ 1980 v/ph;

-

Ren cắt được:

Quốc tế, ren Anh, ren Modul;

-

Lượng chạy dao dọc:


0,06 ÷ 3,34 mm/v;

-

Lượng chạy dao ngang:

0,04 ÷ 2,47 mm/v;

-

Công suất động cơ điện:

N = 4,5 kW;

-

Số vòng quay động cơ điện:

nđc = 1450 v/ph.

22


Chương 2: Máy tiện
2.1.12. Sơ đồ động máy tiện T616

Hình 2. 17-Sơ đồ động máy tiện T616
2.1.13. Phương trình xích tốc độ
Xích tốc độ thực hiện chuyển động chính bắt đầu từ động cơ có nđc = 1450 v/ph, qua
hộp tốc độ phân cấp có 3 × 2 = 6 cấp vận tốc. Đến cơ cấu buly đai có dẫn đến hộp trục

chính.
(
2
.
2
0
)
Nếu ta đóng ly hợp L1 có răng trong vào khớp với bánh răng Z27, trục chính sẽ nhận
trực tiếp 6 cấp số vòng quay cao: n = 350, 503, 723, 958, 1380, 1980 v/ph.

23


Chương 2: Máy tiện

Nếu ta mở ly hợp L1 và cho truyền động qua cơ cấu Hăc-ne có tỷ số truyền
trục chính sẽ thực hiện các số vòng quay thấp: n = 44, 66, 91, 120, 173, 248 v/ph.

27 17
.
63 58

,

2.1.14. Phương trình xích chạy dao
Xích chạy dao bắt đầu từ 1 vòng trục chính, qua cơ cấu Hăc-ne, đến bộ bánh răng
thay thế a, b, c, d, qua cơ cấu bánh răng di trượt, đến cơ cấu Mê-an. Sau đó chia ra các
nhánh khác nhau để tiện ren và tiện trơn.

(

2
.
2
1
)

2.1.14.1. Phương trình xích cắt ren
Qua cặp bánh răng 39/39 đến trục (XV) rồi đến trục vitme có tx = 6 mm.
(
2
.
2
2
)

2.1.14.2. Phương trình xích tiện trơn
Qua cặp bánh răng 39/39 đến trục (XIV)
(
2
.
2
3
)
24


Chương 2: Máy tiện
2.1.15. Cơ cấu đặc biệt trong máy T616
2.1.15.1. Cơ cấu Hăc-ne
Hộp trục chính máy T616 sử dụng cơ cấu Hăc-ne để giảm tốc độ. Các bánh răng Z1,

Z2, Z3, Z4 lắp trên các trục ống. Trục ống 1 nhận truyền động từ puli đai và truyền lồng không
trên trục I (trục chính). Trục ống 2 có thể di động trên trục II. Trục ống 3 lắp chặt trên trục
III (trục chính), xem Hình 2.13

Hình 2. 18-Cơ cấu Hắc-ne
Cơ cấu Hăc-ne cho hai đường truyền động:
-

Đường truyền trực tiếp - tốc độ nhanh: đóng li hợp nối trục I với trục II;

-

Đường truyền gián tiếp - tốc độ chậm: mở li hợp, đường truyền từ trục I đến

trục III qua các bánh răng Z1, Z2, Z3, Z4 có tỉ số truyền

27 17
.
63 58

.

25


×