Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.52 KB, 36 trang )

THẢO LUẬN
KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Đề tài thảo luận
Giả sử bạn đang công tác tại 1 đoàn nghệ thuật công lập của tỉnh X ( ví dụ như Nhà
hát tỉnh X, đoàn xiếc nghệ thuật tỉnh Y …)
-

Loại hình đơn vị sự nghiệp của cơ quan
Các cấp dự toán có liên quan đến kinh phí của đơn vị
Nội dung cơ bản của quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị bạn
Mã thu/chi ngân sách
Liệt kê một số khoản thu/chi sự nghiệp và sản xuất kinh doanh chủ yếu của
đơn vị. Lấy ví dụ minh họa thực tế.

Đơn vị nghệ thuật công lập được chọn:
TRUNG TÂM PHÁT HÀNH PHIM VÀ CHIẾU BÓNG
TỈNH BÌNH THUẬN


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ST
T

Họ và tên

Công việc

1

Hoàng Thị Uyên – NT



Tổng hợp bản word

2

Bùi Thị Hải Yến

Làm slide và thuyết trình

3

Nguyễn Thị Thu Trang

Mở đầu

4

Lại Thị Yến

Các khoản thu Sự nghiệp/SXKD

5

Hoàng Thị Hồng Vinh

Mã thu/chi Ngân sách của Đoàn

6

Lê Thị Thu Trang


Các cấp dự toán có liên quan đến
ĐVSN của đơn vị

7

Nguyễn Thị Minh Trang

Các khoản chi Sự nghiệp/SXKD

8

Trần Thị Yến

Loại hình ĐVSN của đơn vị

Phạm Thị Tươi

Nội dung cơ bản của qui chế chi
tiêu nội bộ

Bùi Thị Hồng Vân

Lấy ví dụ cho mỗi khoản thu/chi
Sự nghiệp/SXKD

9
10

Đánh

giá

Kí tên


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A. Giới thiệu về Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Bình Thuận
B. Tìm hiểu về trung tâm
I.
Loại hình đơn vị sự nghiệp của đơn vị
1. Các loại hình đơn vị sự nghiệp
2. Loại hình đơn vị sự nghiệp của đơn vị
II.
Các cấp dự toán có liên quan đến ĐVSN của đơn vị
1. Phân loại ĐVSN
2. Các cấp dự toán mà Trung tâm liên quan
III.
Nội dung cơ bản của bản qui chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm
IV. Mã thu/chi ngân sách của Ttrung tâm
V.
Các khoản thu Sự nghiệp/ Sản xuất kinh doanh của Trung tâm
VI. Các khoản chi Sự nghiệp/ Sản xuất kinh doanh của Trung tâm
VII. Ví dụ minh họa
KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
Công tác phát hành, phổ biến phim chiếm một nửa hoạt động của toàn ngành điện
ảnh. Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng không chỉ phục vụ nhiệm vụ chính trị, mà

còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
Do đó các trung tâm phát hành phim và chiếu bóng đã được thành lập với vị trí là các
đơn vị sự nghiệp công lập, dưới sự quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, có chức năng tổ chức các hoạt động chiếu phim; in nhân, phát hành phim, băng, đĩa
hình, đĩa nhạc và các hoạt động điện ảnh khác phục vụ nhân dân theo quy định.
Ngày nay các trung tâm phát hành phim và chiếu bóng luôn luôn không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa các nội dung phục vụ khán giả. Từ công tác sản xuất
phim, phát hành phim và tài liệu tuyên truyền, chiếu phim lưu động cho đến các công tác
tuyên truyền thực hiện pháp luật, phòng chống ma túy, an toàn giao thông,…Hệ thống
phát hành phim và chiếu bóng trên địa bàn cả nước ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu
xem phim của khán giả. Đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ chiếu phim lưu động phục vụ
đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng căn
cứ kháng chiến cũ và vùng nông thôn khác, đem ánh sáng văn hóa và kiến thức mọi mặt
đến với đồng bào, dân cư các vùng khó khăn.


A. Giới thiệu về Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Bình

Thuận
Căn cứ Quyết định số 3685/QĐ-CTUBBT ngày 23/9/2004 của Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Thuận về việc chuyển Công ty Điện ảnh Bình Thuận (DNNN) thành Trung tâm
Phát hành phim và Chiếu bóng Bình Thuận – đơn vị sự nghiệp.
Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 20/2/2009 của UBND tỉnh Bình
Thuận về việc Ban hành bản quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, tổ chức bộ máy
và mối quan hệ công tác của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Bình Thuận
Vị trí
Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là
đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm toàn bộ
chí phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng;
trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chức năng
- Tổ chức hoạt động chiếu phim tại các rạp, đội chiếu bóng lưu động, phát hành phim,
băng - đĩa hình và cung ứng các dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, giải trí
nhằm nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng phát triển, kiểm
tra hoạt động điện ảnh, chiếu phim, phát hành băng - đĩa hình trên địa bàn toàn tỉnh.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân sử dụng, kinh doanh có hiệu quả các cơ
sở nhà rạp - phục vụ nhân dân, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh
vực điện ảnh.
Nhiệm vụ
1- Xây dựng, quy hoạch kế hoạch hoạt động, phát triển hệ thống rạp, đội chiếu bóng lưu
động, mạng lưới cửa hàng, đại lý băng - đĩa hình. Đề xuất các giải pháp thực hiện chương
trình mục tiêu thuộc lĩnh vực điện ảnh theo kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2- Tổ chức hoạt động chiếu bóng lưu động theo đặt hàng của tỉnh. Qua đó, tuyên truyền
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Phục vụ tốt
đời sống văn hóa - tinh thần cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo.


3 - Tổ chức phát hành phim, chiếu phim nhựa, băng - đĩa hình và các dịch vụ văn hóa
khác, tạo nguồn thu để đảm bảo chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số
43/NĐ-CP ngày 20/5/2006 của Chính phủ.
Quyền hạn
1 - Được quan hệ trực tiếp với các cơ quan ở trong và ngoài tỉnh để thực hiện nhiệm vụ
cấp trên giao.
2 - Được trực tiếp quan hệ giao dịch liên doanh liên kết, ký hợp đồng, hợp tác với các tổ
chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư mở rộng cơ sở vật chất
3 - Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ công tác và định
biên cho phòng, bộ phận, rạp, đội chiếu bóng, cửa hàng đại lý băng đĩa hình, vật tư điện
ảnh v.v… để có cơ sở điều hành tổ chức hoạt động theo quy định của Nhà nước.

4 - Xây dựng quy chế thu chi nội bộ về tiền lương, phúc lợi, khen thưởng, ăn giữa ca,
làm thêm giờ, định mức giá thành buổi chiếu bóng cho viên chức Trung tâm theo đúng
các thông tư, quy định, hướng dẫn của TW và của tỉnh.
5 - Trung tâm có quyền ký kết hợp đồng lao động, để thực hiện các công việc liên quan
đến hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Trụ sở, Bộ máy
1- Trụ sở: số 30 đường Nguyễn Du, thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận.
2- Điện thoại: (062) 3816114; (062) 3819941.
Fax:

(062) 3816114.

Email:



3- Các đơn vị trực thuộc:
Phòng Tổ chức- Hành chính - Tài vụ : ĐT 0623 816114
Phòng nghiệp vụ

: ĐT 0623 819941

5 Đội chiếu bóng lưu động liên huyện:
+ Đội số 1: Đội trưởng Nguyễn Hữu Quốc. điện thoại: (062) 3854134.
+ Đội số 2 : Đội trưởng Trương Anh Dũng

điện thoại: (062) 3865434.


+ Đội số 3 : Đội trưởng Đặng Ngọc Toàn

+ Đội số 4 : Đội trưởng Lê TrungTây

điện thoại: (062) 3843598.
điện thoại: (062) 3883174.

+ Rạp 19/4 : Rạp trưởng Nguyễn Thị Lịch

điện thoại: (062) 3816116.

Cơ sở liên doanh liên kết làm dịch vụ văn hóa
Số 70 đường Nguyễn Huệ - thành phố Phan Thiết.
Ban giám đốc Trung tâm.
Giám đốc: Trương Minh Tùng . ĐT : 0623816559
Phó giám đốc: Lê Ngọc Hùng

. Đ T : 0623818252

Với nhiệm vụ được giao, hiện nay Trung tâm tổ chức chiếu phim HD, 2D, 3D thường
xuyên tại Rạp 19/4 với thiết bị máy chiếu phim hiện đại, màn ảnh rộng, âm thanh Dollby
7.1, phòng chiếu có hệ thống ghế tốt, trang bị máy lạnh, tạo không khí thoải mái khi
thưởng thức tác phẩm điện ảnh.
Trung tâm cũng đã trang bị hệ thống máy in sang đĩa, dựng phim hiện đại, đáp ứng yêu
cầu của khán giả; cho thuê máy phóng hình 300 inches, camera, thu, phát trực tiếp tại hội
nghị, tiệc cưới và các tiệc lễ khác. Quảng cáo trước và trong các buổi chiếu phim tại Rạp
và chiếu bóng lưu động…
Trung tâm sẵn sàng liên doanh liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân khai thác xử
dụng các cơ sở nhà rạp hiện có để phát triển hoạt động điện ảnh trên địa bàn tỉnh.

B. Tìm hiểu về trung tâm
I. Loại hình đơn vị sự nghiệp của đơn vị

1. Các loại hình đơn vị sự nghiệp
Để đảm bảo hiệu qủa quản lý nhà nước, cần có sự phân loại các đơn vị sự
nghiệp.Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà nước…
mà các đơn vị sự nghiệp được phân chia theo các tiêu thức khác nhau.
Theo lĩnh vực hoạt động
- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế: Gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh
viện, phòng khám trung tâm y tế thuộc các bộ, ngành và địa phương, cơ sở điều dưỡng
phục hồi chức năng, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, các đơn vị có chức


năng kiểm định vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế,kiểm nghiệm thuốc, hóa mỹ
phẩm, thực phẩm, kiểm dịch y tế thuộc các bộ ngành, địa phương…
- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo: Gồm các cơ sở giáo dục công lập
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường mầm non, tiểu học, trung học, các
trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường
dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp,trường cao đẳng, đại học, học viện….
- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin nghệ thuật, Gồm các đoàn nghệ
thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hóa thông tin, thư viện công cộng , bảo tàng, trung
tâm thông tin triển lãm, đại phát thanh, truyền hình….
- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực thể dục thể thao: Gồm các trung tâm huấn luyện thể
dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao…
- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế: Gồm các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô
thị, nông thôn, các trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng về nông, lâm,ngư nghiệp,
giao thông, công nghiệp, địa chính…
Theo mức độ tự chủ tài chính
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên là
đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi
phí hoạt động thường xuyên.NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên
của đơn vị.
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động thường xuyên

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp,không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường
xuyên theo chức năng nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt
động.
Theo tính chất công cộng hay cá nhân dịch vụ cung cấp
- Đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng thuần túy và đơn vị sự nghiệp cung
cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân.
Theo tính chất xã hội nhân văn hay kinh tế kỹ thuật của dịch vụ
- Đơn vị sự nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ xã hội liên quan đến nhu cầu và quyền lợi
cơ bản đối với sự phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa …


- Đơn vị sự nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ kinh tế kỹ thuật liên quan đến các như cầu
vật chất, phục vụ lợi ích chung của xã hội .
Theo phương thức thu tiền của người sử dụng dịch vụ:
- Đơn vị sự nghiệp thực hiện các dịch vụ công không thu tiền trực tiếp từ người sử dụng.
- Đơn vị sự nghiệp thực hiện các dịch vụ công mà người sử dụng phải trả một phần.
- Đơn vị sự nghiệp thực hiện các dịch vụ công mà người sử dụng phải trả toàn bộ.

2. Loại hình đơn vị sự nghiệp của Trung tâm
Như vậy Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp
thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin nghệ thuật thuộc thẩm quyền và quyết đinh của Bộ
trưởng Bộ Văn Hóa, thể thao và du lịch.

II. Các cấp dự toán có liên quan đến Trung tâm
1. Phân loại các cấp dự toán
Theo phân cấp quản lí ngân sách, các ĐVSN công lập trong cùng một ngành theo hệ
thống dọc được chia thành các đơn vị dự toán sau:
+) Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do cấp chính
quyền giao, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp I có
trách nhiệm quản lí kinh phí toàn ngành, giải quyết các vấn đề liên quan với cơ quan tài

chính.
+) Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách của đơn vị dự toán
cấp I và phân bổ cho đơn vị cấp III, chịu sự quản lí trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp
phát vốn của đơn vị dự toán cấp I, là đơn vị trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lí
kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I và các đơn vị dự toán cấp III.
+) Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách, nhận dự toán ngân
sách của đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức
thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình. Đơn vị dự toán cấp
III là các đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí thỏa mãn nhu cầu hoạt động
của mình, thực hiện nhiệm vụ quản lí kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị
dự toán cấp trên.


+) Đơn vị dự toán dưới cấp III: Được nhận kinh phí để thực hiện công việc cụ thể, khi chi
tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên như quy
định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II, cấp II với cấp I.
2. Cấp dự toán của Trung tâm
Cấp dự toán liên quan đến đơn vị sự nghiệp của Trung tâm là đợn vị dự toán cấp III:
Trung tâm nhận nguồn kinh phí từ đơn vị dự toán cấp II để tiến hành lên lịch chiếu phim
và tổ chức chiếu lưu diễn ở các tỉnh khác, nhất là những tỉnh vùng núi ca, vùng dân tộc ít
người.

III. Nội dung cơ bản của Quy chế chi tiêu nội bộ của trung tâm
SỞ VH, TT & DL BÌNH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHP & CHIẾU BÓNG
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN VÀ CHI TIÊU NỘI BỘ
CỦA TRUNG TÂM PHÁT HÀNH PHIM VÀ CHIẾU BÓNG TỈNH BÌNH THUẬN
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Căn cứ xây dựng Quy chế
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
- Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Căn cứ thông tư số 18/2006/TT/BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan Nhà nước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
- Quyết định số 3685/QĐ-CTUBBT ngày 23/9/2004 của CTUBND tỉnh về việc chuyển
đổi Công ty Điện ảnh và băng hình thành trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh .
Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng là đơn vị dự toán độc lập có con dấu riêng, tổ
chức bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán; là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân
sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, Trung tâm phát hành
phim và chiếu bóng có chức năng nhiệm vụ: Tổ chức phát hành phim và chiếu bóng


trong địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tổ chức chiếu bóng phục vụ đồng bào miền núi theo
chương trình của Trung ương và của tỉnh; Phát hành băng đĩa và làm các dịch vụ Điện
ảnh - băng hình; Khai thác có hiệu quả rạp chiếu bóng và các tài sản của trung tâm do
nhà nước giao.
Điều 2: Nguyên tắc xây dựng quy chế
- Không vượt quá chế độ định mức chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy
định;
- Phù hợp với đặc thù của đơn vị;
- Đảm bảo cho cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoàn thành
nhiệm vụ được giao;
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động;
- Mọi chi phí chi tiêu phải có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

- Được thảo luận rộng rãi, dân chủ công khai trong cơ quan , đơn vị và ý kiến tham gia
của tổ chức công đoàn cơ sở.
Điều 3 : Mục đích việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và phạm vị áp dụng
- Tạo quyền chủ động cho thủ trưởng đơn vị trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ
máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng tài sản, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm
chi nhằm từng bước giải quyết tăng thu nhập cho người lao động.
- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng thêi phải gắn với việc xây dựng kế
hoạch hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, tích cực hơn.
- Quy chế chi tiêu nội bộ này xây dựng theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành và được áp dụng thống nhất trong phạm vi cơ quan
Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Bình Thuận.
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. NGUỒN TÀI CHÍNH
Điều 4: Nguồn tài chính giao thực hiện chế độ tự chủ gồm
- Nguồn NSNN cấp chi thường xuyên phục vụ nhiệm vụ được giao


- Số thu từ hoạt động dịch vụ gắn với các công tác hoạt động chuyên môn như: Thu khai
thác phim nhựa, phim Video; phát hành băng đĩa nhạc và băng đĩa hình; cho thuê hội
trường rạp, mặt bằng rạp, MMTB chuyên ngành, hợp đồng biểu diễn nghệ thuật thu khác
Điều 5: Nguồn tài chính giao nhưng không thực hiện tự chủ:
- Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ có giá trị lớn mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng
được hoặc kinh phí thực hiện đề án trang cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc được
cấp có thẩm quyền giao.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế
- Kinh phí đào tạo CBCCVC và người lao động.
- Kinh phí nghiên cứu khoa học .

- Kinh phí đặt hàng cho hoạt động chiếu bóng miền núi.
- Vốn đầu tư XDCB theo dự án được duyệt.
- Các nguồn kinh phí sự nghiệp khác không giao quyền tự chủ.
B/ NỘI DUNG NGUỒN THU VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
Để phát huy mọi khả năng của đơn vị về cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho
xã hội, tăng ngồn thu để bổ sung cho kinh phí hoạt động của đơn vị nhằm phục vụ việc
tái đầu tư mở rộng cho hoạt động sự nghiệp; Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng
quy định cụ thể như sau:
Điều 6: Mức thu và quản lý khai thác nguồn thu
1/ Thu khai thác phim nhựa:
- Hợp đồng với các hãng phim nhựa, Video trong nước và nước ngoài để khai thác nguồn
thu phát hành theo tỉ lệ % doanh thu.
- Hợp đồng với các cơ quan, tổ chức, trường học để khai thác nguồn thu, tùy theo chất
lượng từng phim , hai bên thỏa thuận giá cả nhưng mức tối thiểu phải khoán là : 800.000
đồng/ buổi chiếu.
2/ Thu phát hành băng đĩa hình, ca nhạc


- Mua bản quyền tác phẩm hoặc sản xuất băng đĩa hình, ca nhạc, tư liệu vv.. để in nhân
phát hành cho khách hàng.
-Giá cả băng, đĩa được xác định = Chi phí +Lãi ĐM (Từ 20%-25%) +5% VAT
3/ Cho thuê hội trường họp
-Thuê hội trường để hội nghị, họp : 800.000đ/ngày (kể cả tiền trang trí, điện nước).
-Thuê hội trường để giảng dạy giá : 400.000 đ - 500.000đ/ ngày (đối với thời gian thuê
từ 1 đến 2 ngày). Nếu thời gian thuê từ 3 ngày trở lên sẽ có hợp đồng chi tiết riêng.
-Thuê 1 buổi phục vụ biểu diễn nghệ thuật tính tỷ lệ % theo quy định của nhà nước từ 15
đến 20% doanh thu, hoặc khoán thu tối thiểu từ 0,8 triệu đồng/ buổi.
4/ Thu khai thác phần đất trống tại rạp:
- Phía phải Rạp: 1.500.000 đồng/tháng.
-Phía trái Rạp: 1.000.000 đồng/ tháng.

-Thuê Tiền sảnh rạp để làm dịch vụ in phun :1.000.000 đồng/ tháng.
Mức giá này hàng năm được thay đổi tùy theo giá cả thị trường và được hai bên thỏa
thuận.
5/ Thu cho thuê máy móc thiết bị chuyên ngành:
- Máy Video 150 inch độ nét cao phục vụ truyền hình trực tiếp cho lễ hội: 500.000 đến
1.000.000đ/lễ hội ( tuỳ theo thuê 01 hoặc 02 máy hoặc số giờ thuê máy).
- Máy phát điện: 300.000đ/ngày (không tính tiền nhiên liệu).
- Hệ thống âm thanh: Tuỳ theo tài sản được huy động, giá cho thuê 1 ngày từ 200.000 đ
đến 1.000.000đ. Tất cả các nguồn thu tối thiểu phải được tính toán đảm bảo bù đắp đủ chi
phí, có lãi và hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán tài chính theo
đúng quy định của luật NSNN hiện hành.
6/ Quản lý khai thác và sử dụng nguồn thu:
- Nhằm tăng nguồn thu cho đơn vị, Trung tâm khuyến khích CBVC- LĐ tìm khách hàng
để khai thác tối đa nguồn thu trên, với cơ chế khuyến khích như sau:
Trích hoa hồng 10% cho CBVC- LĐ đem lại nguồn thu sự nghiệp . Tuỳ theo tính chất
từng trường hợp cụ thể để Ban giám đốc quyết định.


- Nguồn thu sự nghiệp dùng để chi trả các khoản chi phí liên quan trực tiếp tạo nên nguồn
thu như sau:
+Chi trả tiền phim theo tỷ lệ từ 50% - 60%/DT chiếu bóng (tuỳ theo hợp đồng từng phim
đối với nhà cung cấp).
+Chi trả tiền điện, nước, đàm thoại thực tế phát sinh tại Rạp trên tinh thần hết sức tiết
kiệm.
+Chi phụ cấp tối thiểu (kể cả ngày nghỉ, lễ, tết) :
.Tại Rạp : Mức phụ cấp từ 50.000đ đến 100.000đ/tối chiếu phim (tuỳ theo kết quả doanh
thu từng phim).Riêng thuyết minh được chi trả 100.000đồng/ tối chiếu.
.Lưu động: Mức phụ cấp từ 50.000đ - 100.000đ/tối chiếu (tuỳ theo kết quả doanh thu
từng phim). Ngoài ra được thanh toán tiền tàu xe và tiền ngủ theo chế độ.
.+Chi trả tiền bản quyền, TTQC, Vận chuyển, tiền tàu xe và các chi phí khác liên quan

đến khai thác phần thu.
C/ NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI:
Điều 7 : Chi trả Tiền lương và phụ cấp làm thêm giờ
a) Tiền lương: Việc chi trả tiền lương hàng tháng cho CBCC-VC và người lao động thực
hiện đúng theo quy định của nhà nước bao gồm lương ngạch bậc, phụ cấp được tính như
sau:
Tiền lương cá nhân = lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định x (Hệ số lương cấp
bậc + Hệ số phụ cấp lương) .
b) Chi làm thêm giờ:
Quản lý chặt chẻ thời gian làm thêm giờ, chỉ bố trí CBCC làm thêm giờ khi khối lượng
công việc cần phải hoàn thành gấp rút, kịp thời gian theo quy định, nhưng không thể hoàn
thành trong giờ hành chính được. Nghiêm cấm việc tổ chức làm thêm giờ vì mục đích
tăng thu nhập cho cá nhân. Chứng từ thanh toán làm thêm giờ cần có : Giấy điều động
CBCC làm thêm giờ do thủ trưởng đơn vị ký, nội dung cần phải hoàn thành, thời gian
thực hiện, số lượng CBCC tham gia và kèm theo bản chấm công làm thêm giờ. Thực hiện
đúng định mức làm thêm giờ theo quy định của Luật Lao động.


- Đối với công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị không thu: CBCNVC được tính trả tiền
làm ngoài giờ theo quy định của nhà nước hiện hành, nếu không đủ kinh phí thì CBCNV
được bố trí nghỉ bù.
- Bộ phận tham mưu giúp việc như kế toán, tổ chức, Kế hoạch nghiệp vụ do đòi hỏi của
công việc phải hoàn thành trong một thời gian nhất định mà trong giờ hành chính không
thể hoàn thành kịp tiến độ thì được bố trí làm thêm giờ và được thanh toán theo chế độ
nhà nước hiện hành.
- Phục vụ hoạt động sự nghiệp có thu (không tính hoạt động chiếu phim vì đã quy định ở
điều 6 ) được tính theo buổi (4 giờ) làm việc để trả phụ cấp làm thêm giờ. Quy định như
sau:
-Ngày lễ, tết:
Lãnh đạo: 100.000đ/ buổi

Cán bộ CCNV & NLĐ: 90.000đ/ buổi
-Ngày thường, thứ 7, chủ nhật :
Lãnh đạo: 80.000đ/ buổi
Cán bộ CCNV & NLĐ: 60.000đ/ buổi
Trường hợp hoạt động ngoài thành phố Phan Thiết được tính thêm tiền tàu xe( Nếu có).
Điều 8. Thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép năm
Thực hiện theo thông tư: 108/HCVX ngày 30/12/1993 của Bộ Tài chính về việc quy định
chế độ phụ cấp tiền tàu, xe cho CNVC Nhà nước đi nghỉ phép hằng năm cụ thể như sau:
- Đối tượng được thanh toán chế độ phụ cấp tiền tàu, xe: CBCCVC và người lao động có
đủ điều kiện nghỉ lao động hằng năm theo chế độ quy định, được Thủ trưởng cơ quan cấp
giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân (Vợ hoặc Chồng, con, Bố mẹ vợ hoặc chồng)
bị ốm đau, tai nạn, từ trần hoặc bản thân CBCC đi khám và điều trị bệnh.
- Điều kiện thanh toán: Tiền tàu xe nghỉ phép năm chỉ thanh toán mỗi năm một lần (cả
lượt đi và về) theo giá cước thông thường của các phương tiện vận tải thông thường
ngành vận tải cộng cộng. Việc thanh toán tiền tàu xe đi thăm người thân bị ốm đau, tai
nạn, bị từ trần, đưa người thân đi khám, chữa bệnh, phải đúng thực tế; nếu cơ quan phát
hiện không đi hoặc đi không đúng mục đích thì CBCCVC&NLĐ đó phải hoàn trả lại cho
công quỹ Nhà nước và bị xử lý kỷ luật hành chính theo quy chế CBCCVC Nhà nước hiện


hành. Trường hợp bản thân cán bộ đi chữa bệnh thì phải có đủ hồ sơ bệnh án của bệnh
viện nơi khám và điều tri mới được thanh toán.
- Thủ tục thanh toán: Giấy nghỉ phép của thủ trưởng đơn vị cấp có xác nhận của địa
phương nơi đến nghỉ phép, đơn xin nghỉ phép có xác nhận của thủ trưởng quản lý trực
tiếp, vé tàu xe, giấy đề nghị thanh toán của người đi nghỉ phép.
Điều 9. Thăm ốm đau, tai nạn, việc tang.
1) Thăm ốm đau tai nạn: CBCCVC và người lao động trong cơ quan, người thân của
CBCCVC&NLĐ (Tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng, con): khi bị ốm đau, tai nạn thì cơ
quan phối hợp với tổ chức công đoàn đi thăm hỏi động viên và gửi quà theo các mức
được quy định cụ thể như sau:

- Bản thân CBCC và người lao động:
+ Ốm đau nằm điều trị tại Bệnh viện: 200.000đ
+ Trường hợp đặc biệt: Do Giám đốc quyết định.
- Người thân của CBCCVC&NLĐ (Tứ thân phụ mẩu, vợ hoặc chồng, con):
+ Ốm đau nằm điều trị tại Bệnh viện: 150.000đ
+ Trường hợp đặc biệt: Do Giám đốc quyết định.
2) Việc tang:
- CBCCVC và người lao động đang công tác trong cơ quan: Khi từ trần thì cơ quan có
trách nhiệm tổ chức tang lễ, kinh phí lo tang lễ do Giám đốc Quyết định;
- Đối với người thân của CBCCVC và người lao động (Tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng,
con): thì việc thăm viếng quy định cụ thể như sau:
+ Hương và vòng hoa: Thanh toán theo giá mua thực tế.
+ Tiền phúng điếu:

500.000đ

3) Việc thăm hỏi, tang lễ đối với các cán bộ lãnh đạo cũ của ngành, các tập thể, cá nhân
khác có mối quan hệ hợp tác với ngành: Do Giám đốc quyết định.
4) Nguồn kinh phí: Sử dụng nguồn tiết kiệm chi ngân sách quản lý hành chính và nguồn
kinh phí của tổ chức công đoàn để thăm hỏi động viên cán bộ công chức viên chức và
người lao lao động.


5) Thủ tục thanh toán: Giấy đề nghi thanh toán ghi rỏ nội dung kèm theo các chứng từ
liên quan, chuyển cho kế toán thanh toán, trình Giám đốc và kế toán ký chuẩn chi.
Điều 10. Quản lý xăng , xe ô tô
- Xe ô tô chỉ bố trí phục vụ công tác cho cán bộ có phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,3 trở
lên khi đi công tác có khoảng cách từ cơ quan đến nơi công tác tối thiểu 5Km trở lên
(Theo QĐ số 322/QĐ-UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận). Riêng
trường hợp công tác ngoại giao đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, các cơ quan Trung

ương và các tỉnh đến làm việc hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, thực
hiện các hoạt động lễ hội, và thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao thì được phép sử
dụng xe ô tô để đưa đón khách và phục vụ công tác chuyên môn trong phạm vi thành phố
Đông hà theo chỉ đạo của Ban Giám đốc.
- Trưởng, Phó phòng, chuyên viên đi công tác ngoài phạm vi Thành phố Phan Thiết, tùy
theo tính chất, nội dung công việc, Giám đốc quyết định điều động xe phục vụ, số lượng
người đi công tác ít nhất phải có từ 02 người trở lên trong đó có một cán bộ lãnh đạo
phòng.
- Tuyệt đối không sử dụng xe ô tô và thanh toán tiền xăng, dầu để phục vụ cho việc riêng.
Trường hợp đặc biệt như: bản thân cán bộ, hoặc người nhà của cán bộ ốm đau đột xuất
cần phải cấp cứu hoặc việc tang của gia đình thì bản thân cán bộ đó có thể mượn xe cơ
quan nhưng phải thanh toán tiền xăng, dầu.
- Việc cấp lệnh điều xe: Phòng TCHC chỉ cấp lệnh điều động xe theo kế hoạch công tác
đã được Ban Giám đốc duyệt, trường hợp đột xuất cần thiết phải điều động xe ô tô thì
Phòng TCHC phải báo cáo Ban Giám đốc biết sau đó trình Giám đốc ký duyệt bổ sung
sau; khi viết lệnh điều xe, ghi rõ nội dung công tác để kế toán phân bổ và thanh toán
đúng nguồn kinh phí. Đối với trường hợp đi công tác ngoại tỉnh, mỗi lệnh điều xe chỉ có
giá trị thanh toán một lần cho một chuyến đi công tác (Không thanh toán một lệnh điều
xe sử dụng cho nhiều chuyến đi);
Thủ tục thanh toán tiền nhiên liệu:
- Đi công tác ngoại tỉnh, chứng từ thanh toán gồm: Lệnh điều xe có xác nhận nơi đến,
nhật ký đi và đến có xác nhận chữ ký của người sử dụng xe, hóa đơn mua nhiên liệu và
giấy đề nghị thanh toán của lái xe;
- Đi công tác tại các huyện thị trong tỉnh, chứng từ thanh toán gồm: Lịch công tác của cơ
quan trong tuần do ban Giám đốc ký , kèm theo giấy đi đường hoặc lệnh điều xe có xác


nhận nơi đến, nhật ký đi và đến có xác nhận của người sử dụng xe, hóa đơn mua nhiên
liệu và giấy đề nghị thanh toán của lái xe.
Trường hợp công việc đột xuất không có kế hoạch trong lịch công tác thì Lãnh đạo cơ

quan quyết định điều xe; thủ tục thanh toán gồm: Nhật ký đi và đến có xác nhận chữ ký
của người sử dụng xe, hóa đơn mua nhiên liệu và giấy đề nghị thanh toán của lái xe.
Trường hợp đi công tác vào ngày nghỉ, ngày lễ, ban đêm hoặc nơi đến công tác không có
điều kiện đóng dấu, xác nhận thì có xác nhận của người sử dụng xe.
- Đi công tác nội thành: Chứng từ thanh toán gồm: Nhật ký đi và đến có xác nhận của
người sử dụng xe, hóa đơn mua nhiên liệu và giấy đề nghị thanh toán của lái xe;
- Thời hạn thanh toán: Trong vòng 7 ngày sau khi đi công tác về, Lái xe phải làm thủ tục
thanh toán (Trừ trường hợp có lý do đặc biệt, thì phải có ý kiến của Lãnh đạo mới được
thanh toán); trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lái xe nộp chứng từ, kế toán làm thủ tục dứt
điểm cho lái xe; nếu đi công tác nội thành, lái xe tổng hợp kê khai một tháng thanh toán
một lần.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ công việc, Lái xe đưa xe vào gara cơ quan để đảm bảo việc
quản lý và bảo vệ tài sản công theo quy định của Nhà nước;
Phòng TCHC có trách nhiệm hướng dẫn và cấp cho lái xe các giấy tờ liên quan đến việc
thanh toán,
Định mức tiêu hao nhiên liệu cho xe là 14 lít dầu / 100Km
Điều 11: Quản lý sử dụng điện, nước
Khi CB, CC, VC& NLĐ ra khỏi phòng, phải tắt hết các thiết bị có sử dụng điện, tuyệt đối
không để các thiết bị ở trạng thái chờ. Chỉ trang bị điều hòa cho phòng làm việc của
Giám đốc, PGĐ, Trưởng phó phòng chỉ sử dụng điều hoà khi nhiệt độ quá cao, tắt điều
hoà trước khi rời phòng làm việc tối thiểu trước 5 phút.
Điện chiếu sáng nơi công sở phải bật, tắt đúng giờ quy định, phấn đấu tiết kiệm 10%
lượng điện tiêu thụ so với năm 2010.
Việc sử dụng nước phải hết sức tiết kiệm, nghiêm cấm việc sử dụng điện, nước cho mục
đích cá nhân. Chứng từ thanh toán điện nước theo thực tế hoá đơn của người bán.
Điều 12: Sử dụng Văn phòng phẩm.


- Văn phòng phẩm: Cán bộ cốt cán mỗi năm được cấp 1 quyển số công tác. hàng quý các
phòng cần có dự trù (Cặp đựng tài liệu, giấy A3, A4, mực in, ghim các loại, cặp trình ký,

thùng đựng tài liệu lưu trữ...) cụ thể để mua sắm. Bản dự trù phải được lãnh đạo đơn vị
duyệt . Riêng phòng nghiệp vụ được dự trù thêm giấy in và phô tô. Tiền văn phòng phẩm
(bao gồm: Giấy viết, bút các loại, thước kẻ, bút bảng, gim, hồ...) được giao cho phòng tổ
chức hành chính mua sắm, quản lý và phân phát cho các đối tượng sử dụng.
Kinh phí văn phòng phẩm của cơ quan sử dụng: được thanh toán theo hóa đơn thực tế
nhưng không vượt quá 1.000.000 đồng/ tháng. Riêng các đội chiếu bóng lưu động được
định mức mỗi tháng là 30.000đ. Rạp chiếu bóng Phan Thiết được thanh toán theo hóa
đơn thực tế do hoat động mang tính kinh doanh và phải có dự trù được ban giám đốc phê
duyệt.
- Bưu chính, ấn phẩm công văn đi: Thanh toán theo phiếu của Bưu điện
- Báo chí: Toàn cơ quan tập trung đặt một số báo chí phục vụ công tác thông tin được
giám đốc duyệt thanh toán hàng quý theo hóa đơn hợp lệ của Bưu điện.
Điều 13 : Chi sử dụng điện thoại
Điện thoại của các phòng ban làm việc: Nhằm phục vụ tốt mọi hoạt động của cơ quan,
các phòng làm việc khi liên hệ công việc bằng điện thoại cố định với tinh thần tiết kiệm
và được thanh toán với mức khoán như sau:
- Giám đốc

: 250.000 đồng / tháng

- Phó giám đốc : 200.000 đồng / tháng.
- Phòng KHNV : 200.000 đồng / tháng.
- Phòng TCHC : 200.000 đồng / tháng.
Với mức khoán này các bộ phận được thanh toán hàng tháng cùng kỳ nhận lương qua thẻ
ATM và chịu trách nhiệm thanh toán trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ.

Điều 14 : Chi hội nghị tập huấn
Chỉ triệu tập hội nghị khi thực sự cần thiết và đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, được cấp
có thẩm quyền cho phép bằng văn bản. Căn cứ vào chế độ, định mức được quy định tại



Quyết định số 2697/QĐ/-UB ngày 31/12/2010 của UBND Tỉnh quy định chế độ chi phí
hội nghị, hạn chế tối đa việc mua phù hiệu, sổ, cặp, bút, chi văn nghệ, phim ảnh, quà
tặng.
- Chi phí tài liệu, trang trí, nước uống, xe đưa đón đại biểu theo yêu cầu của Ban tổ chức
và phải được lãnh đạo phê duyệt thanh toán theo hoá đơn hợp lệ .
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không hưởng lương: 100.000đ/người/ngày.
- Chi hỗ trợ tiền nghĩ cho Đại biểu khách mời không hưởng lương: 120.000đ/người/ngày.
- Nước uống cho toàn thể đại biểu: 20.000đ/ngày/người.
Điều 15 : Chế độ công tác phí
1) Đi công tác nội tỉnh:
Thực hiện chế độ khoán đối với công việc thuộc lĩnh vực quản lý sự nghiệp; không thực
hiện khoán đối với các hoạt động theo đơn đặt hàng chiếu bóng miền núi ( phần này có
quy định riêng).
a) Phụ cấp lưu trú: Đi công tác cách xa trụ sở, cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực
hải đảo, vùng núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên đối với các vùng còn lại; Áp
dụng chung cho tất cả các huyện, thị trong tỉnh (trừ TP Phan Thiết)
- Vùng đồng bằng: 100.000đ/ngày/người;
- Vùng trung du: 120.000đ/ngày/người;
- Vùng sâu, biên giới, hải đảo:
+ Khu vực I: 130.000đ/ngày/người;
+ Khu vực II: 140.000đ/ngày/người;
+ Khu vực III: 150.000đ/ngày/người;
Trường hợp đi công tác (đi và về trong ngày) được thanh toán 70% tương ứng với mức
chi theo quy định từng vùng, khu vực.
b) Tiền thuê phòng nghỉ:
Cán bộ đi công tác ( trừ hoạt động chiếu bóng miền núi theo đơn đặt hàng của nhà nước
sẽ có quy định riêng) cách trụ sở từ 10 km trở lên đối với khu vực hải đảo, vùng núi khó



khăn, vùng sâu; và từ 15 km trở lên đối với các vùng còn lại thực tế có nghỉ qua đêm, chế
độ thanh toán thực hiện như sau:
- Thanh toán theo hình thức khoán : 100.000đ/đêm/ người ;
c) Tiền tàu, xe đi, về:
-Thanh toán theo giá vé phương tiện vận tải hành khách công cộng tại địa phương
- Trường hợp ở những địa phương hoặc những tuyến đường không có phương tiện vân tải
công cộng thì người đi công tác được tính thanh toán 3.000đ/Km đối với vùng đồng bằng
và trung du; 5.000đ/Km đối với vùng sâu, miền núi, hải đảo.
d) Chứng từ thanh toán :
- Thanh toán theo hình thức khoán: Giấy đề nghị thanh toán của người đi công tác
kèm theo kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt số lượng ngày cử
đi công tác; giấy đi đường có dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác ký và xác
nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách
sạn, nhà khách nơi lưu trú), Vé tàu, xe.
2) Đi công tác ngoại tỉnh: Áp dụng mức khoán chi tối đa theo quy định chế độ công tác
phí tại Quyết định số 2697/QĐ-UBND ngày 31/01/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận
3) nguồn kinh phí thanh toán công tác phí:
- Nếu là đi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý chung và thu sự nghiệp thì sử dụng
ngân sách quản lý hành chính và nguồn thu sự nghiệp.
- Nếu là đi công tác phục vụ cho hoạt động thuộc lĩnh vực chiếu bóng miền núi thì sử
dụng ngân sách đặt hàng .
Thời hạn thanh toán công tác phí :
Sau khi đi công tác về, trong vòng 7 ngày người đi công tác phải làm thủ tục thanh toán
tiền công tác phí, trường hơp chậm trể phải có lý do được lãnh đạo cho phép mới được
thanh toán.
4) Đi công tác phí nội thị: Được khoán chi trả theo mức khoán: 300.000
đồng/tháng/người.
Mức khoán trên được chi trả hàng tháng qua thẻ ATM.
Điều 16: Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản TLTSC



Việc mua sắm sữa chữa thường xuyên tài sản phải thực hiện đúng dự toán đề ra phù hợp
với các quy định hiện hành của nhà nước; Trang bị tài sản cho trung tâm phải phù hợp
với đối tượng sử dụng, phù hợp với khả năng ngân sách, khuyến khích dùng những tài
sản, thiết bị do trong nước sản xuất được để thay thế cho các tài sản thiết bị do nước
ngoài sản xuất. Quá trình sử dụng nếu để mất mát hư hỏng do chủ quan thì cá nhân phải
chịu trách nhiệm bồi thường, hoặc bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ sai phạm.
- Việc mua sắm sửa chữa tài sản trong đơn vị phải có kế hoạch ngay từ đầu năm phải
thực hiện đúng qui định của nhà nước. Việc xác định giá mua sắm sữa chữa tài sản, thực
hiện theo quyết định số 21/2009/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận về việc quy
định cơ chế quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, cụ thể:
+ Khi mua sắm, sữa chữa tài sản một lần có giá trị dưới 20 triệu đồng thì thủ trưởng đơn
vị mua sắm tự xác định mức giá mua sắm, sữa chữa và tự chịu trách nhiệm.
+ Khi mua sắm, sữa chữa tài sản một lần có giá trị lớn từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có
thẩm định giá của cơ quan chức năng .
Thủ tục mua sắm, sữa chữa tài sản được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.
- Việc sửa chữa thường xuyên tài sản hàng năm phải có kế hoạch cụ thể từ đầu năm. Khi
tài sản bị hư hỏng các bộ phận đang trực tiếp sử dụng phải báo cáo bằng văn bản có đề
xuất gửi phòng kế hoạch nghiệp vụ phối hợp với phòng TCHC để trình lãnh đạo giải
quyết. Quy trình chi tiết sửa chữa phải có đầy đủ thủ tục: dự toán chi phí, hợp đồng sửa
chữa, biên bản kiểm tra vật tư trước khi thay thế sửa chữa, biên bản nghiệm thu hoặc xác
nhận tài sản sau sửa chữa.
- Đối với đội chiếu bóng lưu động, do đặc thù hoạt động của mình ở vùng sâu, vùng xa,
trong quá trình sử dụng tài sản. nếu bị hư hỏng không thể khắc phục sửa chữa được thì
đội chiếu bóng báo cáo ngay cho phó giám đốc phụ trách kỹ thuật trung tâm bằng điện
thoại để xử lý, kịp thời phục vụ hoạt động chiếu bóng, sau đó làm tờ trình và báo cáo cụ
thể bằng văn bản với lãnh đạo trung tâm để có kế hoạch sữa chữa, phục vụ lâu dài cho
công tác chiếu bóng miền núi. Nếu không thực hiện đúng thì đội trưởng phải chịu trách
nhiệm đền bù.
- Những tài sản cố định bị hư hỏng, lạc hậu sử dụng không có hiệu quả hoặc không cần

dùng thì các bộ phận phải báo cáo và lập thủ tục đề nghị Trung tâm thanh lý hoặc nhượng
bán theo chế độ hiện hành của nhà nước.
Điều 17: Chi tiếp khách.


Chế độ đón tiếp, áp dụng theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận tại quyết định số:
2964/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010).
1) Đối tượng tiếp: Các đoàn khách Trung ương, các cơ quan hành chính, các Hội, đoàn
thể, Hội đồng hương các tỉnh, thành phố trong nước, các đoàn khách lão thành cách
mạng, Bà mẹ Việt nam Anh hùng, khách cơ sở là người dân tộc ít người, Già làng trưởng
bản, các tổ chức tôn giáo.
2) Mức chi tiếp khách:
- Mời cơm hằng ngày tối đa không quá 80.000đ/suất
- Mời cơm thân mật tối đa không quá 150.000đ/suất
- nước uống 20.000đ/ngày/người
Kế hoạch đón tiếp khách phải được Ban Giám đốc phê duyệt trước khi đón tiếp, Ban
Giám đốc giao cho Phòng TCHC chịu trách nhiệm bố trí việc tiếp khách, khách liên quan
đến bộ phận nào thì đại diện ban giám đốc và trưởng bộ phận đó cùng dự tiếp.
4)Thủ tục thanh toán: Kế hoạch đón tiếp khách do giám đốc ký, hóa đơn tiếp khách, Giấy
đề nghị thanh toán của người được giao nhiệm vụ thanh toán tiếp khách, ghi rỏ tên của
đoàn khách, số lượng khách đến làm việc, nội dung làm việc, số lượng người tham gia
làm việc, tiếp khách, nếu thiếu một trong các giấy tờ trên thì kế toán không chấp nhận
thanh toán.
Điều 18: Chi hoạt động chiếu bóng miền núi:
Do đặc thù của hai đội lưu động chiếu bóng phục vụ miền núi, nên các chi phí liên quan
đến hoạt động này được quy định cụ thể như sau:
a) Thời gian lao động: : Trên cơ sở tối chiếu và định mức lao động đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt hàng năm. Đội chiếu bóng lưu động phục vụ bình quân 20 buổi chiếu
/tháng. Số tháng phục vụ từ 8 tháng đến 9 tháng/năm. Thời gian còn lại được bố trí làm
nhiệm vụ khác của đơn vị.

b) Quy trình hoạt động: Hàng tháng các đội lưu động nhận thông báo kế hoạch chi tiết
phục vụ xoá điểm trắng đến từng thôn bản trong tháng , Đơn vị trưởng chịu trách nhiệm
làm việc với phòng VHTT huyện để hai bên kết hợp thực hiện tốt đợt phim. Phòng VH &
TT huyện sẽ tạo mọi điều kiện giúp đơn vị và viết giấy giới thiệu cho đơn vị về làm việc
với chính quyền địa phương (UBND xã, thôn ,bản). Sau khi thực hiện xong kế hoạch đợt
phim, đơn vị về làm việc lại với phòng VH&TT, UBND huyện để ký xác nhận.


c) Các chi phí hoạt động chiếu bóng miền núi: Ngoài các chi phí liên quan đã nêu trên,
sau khi hoàn thành thời gian phục vụ chiếu bóng xoá điểm trắng, đội lưu động được
hưởng thêm các khoản chi phí sau:
- Công tác phí khoán tháng được hưởng mức khoán theo chế độ do nhà nước quy định :
300.000đồng/ tháng / người . Hiệu lực thi hành việc sửa đổi bổ sung chiếu theo quyết
định của UBND tỉnh để thực hiện.
-Tiền ngủ được phụ cấp: 70.000 đ/người/tối chiếu. Hiệu lực thi hành việc sửa đổi bổ sung
chiếu theo quyết định của UBND tỉnh để thực hiện.
- Nhiên liệu tiêu hao: 5 lít xăng/tối chiếu, dầu phụ 2% lượng xăng tiêu thụ.
- Cước vận chuyển ( bao gồm cả người và máy móc thiết bị chuyên ngành ) được chi theo
đơn giá đặt hàng cụ thể : khoán bình quân 1.700.000 đồng/ tháng/ đơn vị.
Ngoài các khoản chi trên , trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu có những phát sinh về
cước vận chuyển, Đội chiếu bóng làm tờ trình và giấy đề xuất, trình Giám đốc giải quyết.
- Các chi phí khác : Như BHLĐ được nhận bằng tiền mặt, chi phí TTQC , chi tiền phim
và các khoản khác, chi theo dự toán được duỵệt.
Thủ tục thanh toán : Hàng tháng sau khi hoàn thành xong kế hoạch phục vụ tối chiếu của
tháng, trên cơ sở giấy xác nhận buổi chiếu bóng xoá điểm trắng tại địa phương được các
thôn bản ,UBND xã, phòng VH&TT huyện và UBND huyện ký xác nhận, các chứng từ
hợp lý hợp pháp đúng định mức và chế độ . Kế toán có trách nhiệm thanh toán kịp thời
cho đơn vị.
Riêng Thủ tục thanh toán cước vận chuyển do tính đặc thù di chuyển điểm chiếu từ thôn
bản này qua thôn bản khác, chủ yếu là thuê nhân công gồng gánh, khuân vác, nên chứng

từ thanh toán gồm có : Hợp đồng giao khoán cước vận chuyển tháng theo mẩu C 08-HĐ,
biên bản TLHĐ giao khoán theo mẫu C10-HĐ và giấy nhận tiền của đơn vị ( Theo quyết
định số 19/ QĐ - BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính) sau khi đã hoàn
thành đúng thông báo kế hoạch tối chiếu trong tháng.
Điều 19: Về trả thu nhập tăng thêm:
Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCCVC &NLĐ từ nguồn tiết kiệm chi hành chính
được áp dụng một lần vào cuối năm cho CBCCVC và người lao động. Tùy theo mức độ
tiết kiệm được, Giám đốc Trung tâm sẽ bàn bạc thống nhất với Chủ tịch Công đoàn đơn
vị để quyết định hình thức phân phối.


Điều 20: Quy định trích lập và sử dụng các quỹ
Thực hiện theo quy định tại điều 19 Nghị định 43/2006/NĐ-CP và tại mục III điểm 3.2,
điểm 4 Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC cụ thể như sau:
- Trích từ 10% đến 15% số chênh lệch thu lớn hơn chi để trích lập quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động (do thủ trưởng đơn vị thống nhất với
chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định),
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập (do thủ
trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn cở sở quyết định).
Điều 21. Công khai tài chính
Hàng tháng, quý, năm phòng Kế hoạch nghiệp vụ có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp số
liệu thu, chi về tài chính báo cáo ban Giám đốc biết để theo dỏi và điều hành công việc;
việc báo cáo công khai trước toàn thể CBCCVC &NLĐ trong cơ quan về tình hình tài
chính của đơn vị mỗi năm 2 lần vào thời điểm kết thúc sáu tháng đầu năm và kết thúc
năm thực hiện kế hoạch.

IV. Mã thu/chi Ngân sách của Trung tâm
Theo quyết định số 33/2008QĐ – BTC ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài
Chính, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Bình Thuận có mã thu/chi Ngân

sách Loại 550 – Hoạt động văn hóa thể thao và giải trí và thuộc khoản 551 – Hoạt
động điện ảnh và sản xuất chưng trình truyền hình (Bao gồm hoạt động sản xuất phim,
sản xuất chương trình truyền hình, hoạt động hậu kỳ, phát hành phim, chiếu phim).

V. Các khoản thu Sự nghiệp/SXKD của Trung tâm
1. Ngân sách do nhà nước cấp
Hàng năm, đơn vị làm dự trù kinh phí để trình xét duyệt. Sở VH,TT&DL tỉnh Bình
Thuận xem xét và đề nghị UBND và Sở Tài chính tỉnh Bình thuận phê duyệt. Sau khi
được phê duyệt, Sở VH,TT&DL tỉnh Bình Thuận căn cứ vào nhóm biểu diễn nghệ thuật
truyền thống cần được bảo tồn, phát huy và nhóm nghệ thuật hiện đại có khả năng xã hội
hoá cao, nguồn tài chính được chia thành 2 nguồn: Nguồn tài chính từ ngân sách Nhà
nước và nguồn tài chính huy động từ xã hội hoá. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước
đầu tư vào các đoàn nghệ thuật nhà nước; cải tiến phương thức đầu tư Nhà nước theo


×