Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
1. TÁC GIẢ
Thạch Lam là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ 30 45. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ, trong đó ông đặc
biệt khẳng định chức năng cao quý của văn chương đối với cuộc sống.
Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn.
Là một nhà văn lãng mạn nhưng tác phẩm của ông lại giàu hiện thực,
thấm đượm lòng nhân ái và xót thương những con người bất hạnh. Mỗi
tác phẩm của ông như một bài thơ trữ tình đượm buồn, trong đó chủ yếu
miêu tả những trạng thái tâm lí con người và thể hiện cảm quan hiện thực
sâu sắc.
“Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân
cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo… Thạch Lam là nhà
văn quý mến cuộc sống, luôn trân trọng sự sống của mọi người xung
quanh” – Nguyễn Tuân.
2. TÁC PHẨM
“Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch
Lam. Tác phẩm rút từ tập “Nắng trong vườn” (1938). Cũng như nhiều
truyện ngắn khác của Thạch Lam, “HĐT” có sự đan cài 2 yếu tố hiện thực
và lãng mạn trữ tình.
Qua truyện ngắn HĐT, tác giả đã gửi gắm một cách kín đáo, nhẹ nhàng
nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý. Qua việc
1
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
miêu tả cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp đời tàn, cuộc sống lam lũ,
quẩn quanh nơi phố huyện, nhất là diễn biến tâm trạng của Liên và việc 2
chị em đêm nào cũng phải cố thức đợi chuyến tàu đi qua, nhà văn bộc lộ
tấm lòng “êm mát và sâu kín” đối với con người, đối với quê hương.
Bằng 1 truyện ngắn trữ tình không có cốt truyện, Thạch Lam đã thể hiện
một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp
người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo đói trước CM.
Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng ước mơ đổi đời tuy còn mơ hồ
của họ.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂN
1. TÁC GIẢ
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những
đóng góp xuất sắc trong cả 2 giai đoạn trước và sau năm 1945. Ông là
một nghệ sĩ chân chính suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Nguyễn Tuân có
phong cách nghệ thuật độc đáo, trong đó nổi bật nét tài hoa uyên bác,
ông chủ yếu khám phá và miêu tả con người ở vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
Ông góp phần không nhỏ “thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới
trình độ nghệ thuật cao ; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân
tộc ; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc
đáo”.
Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về VHNT.
2
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
Các tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng
mắt cua, Vang bóng một thời, Sông Đà, HN ta đánh Mĩ giỏi,…
2. TÁC PHẨM
CNTT là truyện ngắn đứng vào hàng kiệt tác của văn xuôi VN hiện
đại. Tác phẩm ra đời vào lúc văn xuôi đang hoàn tất quá trình hiện đại
hóa, nó gieo vào lòng bạn đọc niềm tin vào tương lai của nền văn học
nước nhà.
CNTT được rút từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời mà nghệ thuật
viết văn đã đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ (Vũ Ngọc Phan).
VBMT là tác phẩm đầu tay và cũng là tập truyện ngắn tiêu biểu nhất,
thể hiện đậm nét một phương diện chính yếu của tư tưởng và PCNT
của Nguyễn Tuân trước CMT8 1945. VBMT gồm 11 truyện ngắn viết
về những vẻ đẹp của 1 thời đã qua mà nay chỉ còn vang bóng. Nhân
vật chính trong các truyện phần lớn là những nho sĩ tài hoa, bất đắc
chí. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “Tây Tàu nhố nhăng”,
những con người này tuy buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu
sắc với XH đương thời, vẫn cố giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của
tâm hồn”. Họ dường như cố ý lấy “cái tôi” tài hoa, ngông nghênh của
mình để đối lập với XH phàm tục ; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao
như một thái độ phản ứng trật tự XH đương thời. Trong số những con
người tài hoa ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong CNTT, 1
nghệ sĩ thư pháp, một trang anh hùng, tuy chí lớn không thành nhưng
vẫn hiên ngang, bất khuất.
Bằng nghệ thuật dựng người, dựng cảnh và cách sử dụng ngôn ngữ
3
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
điêu luyện, truyện ngắn CNTT đã ngợi ca Huấn Cao – 1 con người tài
hoa, hiên ngang bất khuất và có “cái tâm” trong sáng.
Qua đó, Nguyễn Tuân KĐ sự bất tử của cái đẹp, cái thiện và bộc lộ
tấm lòng yêu nước thầm kín, thiết tha.
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA – VŨ TRỌNG PHỤNG
1. TÁC GIẢ
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn có tài năng và phong cách nghệ thuật độc
đáo, là cây bút văn xuôi có sức sáng tạo dồi dào trong giai đoạn 30 – 45.
Bằng sự nghiệp sáng tác phong phú về thể loại, đồ sộ về số lượng và đặc
sắc về bút pháp nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp lớn
lao cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở phóng sự
và tiểu thuyết – về phóng sự, ông được coi là ông vua phóng sự đất Bắc.
Về tiểu thuyết, ông có những tiểu thuyết được coi là kiệt tác.
2. TÁC PHẨM
Tiểu thuyết “Số đỏ” (1936) được coi là kiệt tác trào phúng của văn xuôi
Việt Nam hiện đại, trong đó nhà văn đã sử dụng thành công nhiều thủ
pháp nghệ thuật trào phúng từ văn hoá dân gian như phóng đại, hiểu
nhầm, nói ngược kết hợp với bút pháp hiện đại như dùng giọng giễu nhại,
mỉa mai, tạo những tình huống đối lập, xây dựng những tình huống phản
diện mang tính chất biếm hoạ. Nguyễn Khải đã xác định “Số đỏ là một
cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”.
4
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
Đoạn trích thuộc chương 15 của tiểu thuyết “Số đỏ”, có nhan đề “Hạnh
phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – một đám ma
gương mẫu”. Thông qua mâu thuẫn trào phúng và những chân dung biếm
hoạ của một đám ma gương mẫu, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ,
sâu sắc bản chất lố lăng, tàn bạo của XH thượng lưu Việt Nam 1945.
Mâu thuẫn trào phúng đã xuất hiện khi “hạnh phúc” xuất phát từ một tang
gia với mối quan hệ nhân quả - đám tang mà nhộn nhịp, tưng bừng – đó là
sự trái tự nhiên, trái với lẽ thường, cũng là tình huống tạo nên tấn bi hài
kịch của nhân tình, thế thái, của đạo lý luân thường khi cái chết trở thành
đại hỉ, tang tóc trở thành niềm vui trong sự chờ đợi mong mỏi của đám
con cháu đại bất hạnh. Đó là niềm “hạnh phúc của một tang gia” vô phúc!
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua chương “Hạnh phúc của một
tang gia”, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mãnh liệt bản chất bất nhân, giả
dối và sự lố lăng, đồi bại của XH “thượng lưu” ở thành thị những năm
trước CM.
CHÍ PHÈO – NAM CAO
1. TÁC GIẢ
Là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp xuất
sắc trong dòng văn học hiện thực phê phán 30 – 45 cũng như văn học
cách mạng giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
5
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
Ngòi bút của Nam Cao tỉnh táo sắc lạnh, nặng trĩu suy tư nhưng cũng đằm
thắm tình thương yêu. Đó là nguyên nhân tác phẩm của ông vừa thi vị vừa
thấm đẫm phong vị trữ tình.
Cuộc sống đói nghèo, tăm tối, số phận bi thảm và những phẩm chất đẹp
đẽ của người nông dân là một trong 2 đề tài chính trong sáng tác của Nam
Cao trước 1945.
2. TÁC PHẨM
2.1 XUẤT XỨ
Là tác phẩm đầu tiên được Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực
phê phán năm 1941.
Là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, là tác phẩm xuất sắc
của văn học hiện thực phê phán trước 1945, của văn xuôi Việt Nam hiện
đại. Tác phẩm đã thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, đánh
dấu trình độ phát triển mới của ngôn ngữ văn học và nghệ thuật văn xuôi
Việt Nam hiện đại.
2.2 NHAN ĐỀ
Lúc đầu tác phẩm có tên là “Cái lò gạch cũ”, một nhan đề gợi những liên
tưởng chua xót về cái vòng luẩn quẩn bế tắc trong xã hội khi cái lò gạch cũ là
nơi sinh ra Chí Phèo bố và cũng có thể tiếp tục là nơi sinh ra Chí Phèo con.
Sau khi đưa in, nhà xuất bản Đời Mới đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, với đôi
chút bỡn cợt về mối tình chua xót, cảm động giữa Chí Phèo và Thị Nở. Đến
khi in lại trong tập “Luống cày” (1946), Nam Cao đặt tên mới là Chí Phèo –
tên nhân vật chính mang ý nghĩa điển hình cho tính cách, số phận của một bộ
phận nhân dân Việt Nam trước 1945.
6
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
2.3 CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG:
Tác phẩm đã phản ánh chân thực bức tranh cuộc sống của làng quê Việt Nam
trước cách mạng với những mâu thuẫn giai cấp gay gắt và tình trạng tha hóa
khá phổ biến trong xã hội. Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc
của Nam Cao khi nhà văn đi sâu khám phá và khẳng định bản chất lương
thiện đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi bị vùi dập đến mất cả nhân hình
và nhân tính.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã làm sáng lên chuỗi ngày tăm tối của Chí
Phèo. Tình yêu của người đàn bà khốn khổ này đã góp phần làm cho
bản chất lương thiện trong Chí Phèo thức tỉnh. Trong tuyệt vọng, bế
tắc, Chí Phèo đã đâm chết BáKiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
Khắc họa sinh động quá trình thức tỉnh này bằng bút pháp miêu tả tâm
lí sắc sảo, Nam Cao đã KĐ mạnh mẽ bản chất tốt đẹp của người LĐ,
ngay khi tưởng chừng họ đã bị XH tàn bạo biến thành quỷ dữ.
ĐỜI THỪA – NAM CAO
1. TÁC GIẢ
Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng thường xoay quanh 1 trăn trở về tình
trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm do sự chi phối của đói nghèo.
Niềm trăn trở ấy đặc biệt nhức nhối, sâu sắc trong mảng sáng tác về đời sống
trí thức và bi kịch sống mòn. Đây cũng là đề tài thấm thía sự trải nghiệm của
nhà văn.
2. TÁC PHẨM
2.1
VỊ TRÍ
7
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
“Đời thừa” là 1 truyện ngắn tiêu biểu cho mảng sáng tác của Nam Cao về đời
sống của người trí thức nghèo trước cách mạng, cũng là truyện ngắn thể hiện
rõ nét sở trường của Nam Cao trong nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý
nhân vật, nghệ thuật tạo lời văn giàu tính triết lý.
2.2
KHÁI NIỆM BI KỊCH
Bi kịch xuất hiện khi có sự xung đột không thể điều hoà giữa khát vọng và
khả năng thực hiện, giữa thiện và ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Kết cục
là những ước mơ đẹp đẽ bị tan vỡ, những hoài bão lớn lao bị vùi dập, những
giá trị chân chính bị huỷ hoại. Kết thúc bi thảm của nhân vật bi kịch thường
có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về những điều tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong
cuộc sống con người.
2.3
BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT HỘ
Từ quan niệm trên có thể thấy Hộ là 1 nhân vật bi kịch bởi những mâu thuẫn
giữa những khát vọng và khả năng thực hiện, giữa những phẩm chất cao đẹp
với sự tha hoá tầm thường, đau xót. Đó là tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai
dẳng, thầm lặng của 1 nhà văn nghèo khao khát có 1 cuộc sống có ý nghĩa,
luôn ôm ấp “một hoài bão lớn” về 1 sự nghiệp văn chương hữu ích cho xã
hội, nhưng đã bị “áo cơm ghì sát đất” mà phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô
ích, sống tiếp “đời thừa”. Thậm chí vì những đau khổ, bế tắc trong bi kịch
văn chương, con người nhân hậu ấy còn rơi vào bi kịch thứ 2 khi có thái độ
thô bạo, phũ phàng với vợ con, cũng có nghĩa là vi phạm vào lẽ sống tình
thương của mình.
2.4
CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM:
Thông qua bi kịch của nhân vật Hộ, tác phẩm đã thể hiện lời tố cáo gay
gắt cái xã hội phi nhân tính đã bóp chết mọi ước mơ, huỷ hoại ý nghĩa
8
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
cuộc sống chân chính của con người, đầu độc tâm hồn con người và
những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Không chỉ thể hiện niềm thương cảm với những bi kịch đau khổ của
người trí thức nghèo, Nam Cao còn đem đến cho tác phẩm những giá trị
nhân đạo sâu sắc khi bày tỏ niềm tin yêu, trân trọng với người trí thức
trung thực, tự trọng, luôn bằng mọi cách chống lại sự tha hoá, luôn cố
gắng giữ vững lẽ sống nhân đạo của mình.
Trong truyện ngắn “Đời thừa”, thông qua nhân vật Hộ, Nam Cao cũng
trực tiếp phát biểu những ý kiến tiến bộ, sâu sắc, mới mẻ về quan điểm
nghệ thuật, quan điểm sáng tác khi đề cao ý nghĩa xã hội của văn chương,
khi đưa ra chuẩn mực về 1 tác phẩm có giá trị, về phẩm chất của nhà văn.
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (TRÍCH “VŨ NHƯ TÔ”) –
NGUYỄN HUY TƯỞNG
1. TÁC GIẢ
Nguyễn Huy Tưởng xuất thân từ một gia đình nhà nho, quê ở Bắc Ninh.
Ông tham gia CM và hoạt động văn hóa từ khi còn rất trẻ, có những đóng
góp quan trọng cho văn học VN hiện đại.
Văn phong của ông giản dị, trong sáng, giàu chất lãng mạn.
NHT có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử, khao khát sáng tạo được
những tác phẩm có quy mô lớn, dựng được những hình tượng hoành tráng
9
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
về lịch sử dân tộc. Ông có nhiều thành công hơn ở thể loại tiểu thuyết và
kịch.
Các tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở
lại, Lũy hoa (kịch bản phim) ; các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, An Tư,
Sống mãi với Thủ đô ; kí Kí sự Cao – Lạng ; truyện thiếu nhi Tìm mẹ, Lá
cờ thêu sáu chữ vàng,…
Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH –
NT.
2. TÁC PHẨM
Vở kịch “Vũ Như Tô” được sáng tác năm 1941. Lúc này, trong khi nhiều
nhà văn còn lúng túng tìm con đường đi đúng đắn, tìm lý tưởng cho sáng
tác của mình thì Nguyễn Huy Tưởng đã bắt đầu tham gia Hội văn hoá cứu
quốc. Ông đã tiếp nhận những quan điểm tiến bộ về văn học mà Đảng ta
đã chỉ ra và gợi cho các nhà văn cùng nhau thảo luận. Con đường đó là
“Nghệ thuật vị nhân sinh”. Do đó, nhiều tác phẩm của ông mặc dù có hạn
chế về thời đại nhưng đã ánh lên những tư tưởng của quan điểm nghệ
thuật tiến bộ này.
Câu chuyện kịch được nhà văn khai thác trong quá khứ, lịch sử nước ta.
Đó là sự kiện xảy ra dưới triều Lê, năm 1516 – 1517 (đầu thế kỷ 16).
Ý nghĩa chung của vở kịch: Vở kịch nêu lên 2 mâu thuẫn lớn:
Đời sống xa hoa, truỵ lạc của bọn tham quan, bạo chúa >< đời sống cơ
cực, thống khổ của nhân dân…dẫn đến những cuộc bạo loạn, xã hội
rối ren (Thể hiện ở những đoạn trước của vở kịch).
10
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
Niềm khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp >< lợi ích trực tiếp
và thiết thực của đời sống nhân dân (thể hiện rõ nhất ở hồi V, đoạn
trích trong SGK).
“Vũ Như Tô” là bi kịch của người nghệ sĩ không giải quyết được
đúng mối quan hệ giữa lí tưởng, khát vọng nghệ thuật và hiện thực
XH, giữa người nghệ sĩ và người công dân. Qua đó, KĐ rằng nghệ
thuật chân chính, có giá trị lâu dài phải xuất phát từ nguyện vọng
chính đáng của nhân dân và lợi ích của dân tộc.
Việc khai thác và phát triển 2 mâu thuẫn chính lồng vào nhau (mâu
thuẫn giữa quần chúng nhân dân và tập đoàn thống trị, mâu thuẫn
giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế XH), qua ngôn ngữ và hành
động nhân vật, đã làm nên kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU
1. TÁC GIẢ
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại trong giai đoạn
32 – 45. Ông được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Hoài
Thanh từng nhận xét: “Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa
từng thấy… Xuân Diệu say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống
quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.” Yêu cuộc sống,
khao khát tận hưởng cuộc sống nhưng lại luôn hoài nghi, chán nản, lo
âu, luôn sợ thiếu thời gian cho tình yêu là nét đặc sắc trong cả tứ thơ
Xuân Diệu.
Nói đến Xuân Diệu là nói đến sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và
hiện đại. Nhưng trong đó đậm nét hơn là chất hiện đại. Đây là ngòi bút
11
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
đã đúc kết được tinh hoa của cả thơ phương Tây và thơ truyền thống
trong tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ.
2. TÁC PHẨM
Vội vàng là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất của XD trước CMT8.
Tác phẩm được rút ra từ tập “Thơ thơ” (1938).
Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt.
Nhưng đằng sau những tình cảm ấy là cả một quan niệm nhân sinh
mới ít thấy trong thơ ca truyền thống. Vội vàng là lời giục giã hãy sống
cao độ từng giây, từng phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của
cuộc đời, của vũ trụ ; qua đó thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ
của một hồn thơ “yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt”. Tư tưởng đó
được thể hiện qua giọng điệu thơ sôi nổi, nhịp thơ hăm hở và những
hình ảnh táo bạo, đầy cảm giác.
“Vội vàng” là lời giục giã hãy sống cao độ từng giây, từng phút tuổi
xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ; qua đó thể
hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ của một hồn thơ “yêu đời, yêu
sống đến cuồng nhiệt”. Tư tưởng đó được thể hiện qua giọng điệu thơ
sôi nổi, nhịp thơ hăm hở và những hình ảnh táo bạo, đầy cảm giác.
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ
1. TÁC GIẢ
12
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, tên
khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Quảng Bình, sinh ra trong một gia
đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.
Hàn Mặc Tử có hai mươi tám tuổi đời và là thi sĩ hoạn nạn nơi trần thế
nhưng ông là một tài năng thi ca độc đáo và có sức sáng tạo mãnh liệt
nhất trong phong trào Thơ mới. Thế giới thơ Hàn Mặc Tử đầy những bí
ẩn, phức tạp đan xen cả những gì thân thuộc trong sáng với những u ám,
thê lương. Thực ra đó đều là những sự phản ánh chân thực tâm hồn của
một nhà thơ chan chứa yêu đời, yêu cuộc sống nhưng số phận lại quá bất
hạnh và nghiệt ngã. Vì thế trong thơ ông luôn tồn tại đồng thời cả tình yêu
đời mãnh liệt cùng nỗi đau đớn quằn quại khi phải chia lìa xa cách với
cuộc đời.
Những tác phẩm chính: Gái quê, Thơ Điên (sau đổi tên là Đau thương),
Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên…
2. TÁC PHẨM
Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938,
in trong tập Thơ Điên, là một tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử
và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
Thôn Vĩ Dạ nằm ở ngoại vi thành phố Huế, bên bờ sông Hương. Làng có
những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện giữa những vường cảnh, cây trái xum
xuê và rất đẹp. Theo tài liệu của một số nhà nghiên cứu, bài thơ Đây thôn
Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử và
một cô gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ Sở Đạc điền, người
Huế. Sau hai năm vào Sài Gòn làm báo, Hàn Mặc Tử trở lại Quy Nhơn thì
Hoàng Cúc đã theo gia đình về ở Vĩ Dạ. Một buổi kia, cô gái Huế do sự
13
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
gợi ý của người em thúc bá (bạn của Hàn Mặc Tử) gửi vào cho nhà thơ
một tấm bưu ảnh chụp phong cảnh sông nước có thuyền và bến kèm theo
mấy lời hỏi thăm để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc căn bệnh hiểm nghèo.
Sau đó, Hoàng Thị Kim Cúc nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ do Hàn
Mặc Tử tặng kèm theo mấy dòng cảm tạ chân thành. Như vậy, tấm ảnh
phong cảnh và lời thăm hỏi Hoàng Cúc đã gợi cảm hứng cho Hàn Mặc Tử
viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, thể hiện tình yêu thầm kín và tâm trạng của
mình trong cảnh ngộ éo le, bất hạnh.
Bằng tình yêu tha thiết đối với cuộc đời, HMT để lại cho thơ ca một bức
tranh đẹp và thơ mộng về xứ Huế qua những câu thơ tài hoa của “Đây
thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ còn như 1 thông điệp của tâm hồn thi sĩ gửi đến
người đời: Hãy cảm thông và chia sẻ nỗi đau thương với những linh hồn
bất hạnh.
TRÀNG GIANG – HUY CẬN
1. TÁC GIẢ
Huy Cận là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, là gương mặt tiêu
biểu của phong trào thơ mới 32 – 45. Thơ ông vừa phảng phất màu sắc
Đường thi cổ điển vừa mang hình ảnh con người ảo não, cô đơn của văn
học lãng mạn.
Trước 1945, thơ Huy Cận luôn bị chi phối bởi cảm hứng vũ trụ với những
khắc khoải của không gian và nỗi sầu nhân thế, đó là sự đối lập giữa thiên
nhiên bao la, hoang vắng, buồn bã và những kiếp người nhỏ bé, cô đơn.
2. TÁC PHẨM
14
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
2.1 XUẤT XỨ VÀ VỊ TRÍ
Tràng Giang là 1 trong những kiệt tác của thi ca hiện đại của thơ mới,
cũng là kiệt tác của Huy Cận trước 45, được in trong tập “Lửa thiêng”
(1940).
2.2 GIÁ TRỊ
Thông qua bức tranh thiên nhiên và thấp thoáng đâu đó hình ảnh cuộc
sống con người trong 1 buổi chiều buồn ở 1 vùng bến bãi sông nước mênh
mông, được thể hiện bằng 1 bút pháp nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại,
Huy Cận đã thể hiện nỗi buồn ảo não cô đơn của mình trước cuộc đời,
thiên nhiên và vũ trụ, cũng kín đáo bộc lộ tình yêu với quê hương, đất
nước.
2.3 NHAN ĐỀ: TRÀNG GIANG (SÔNG DÀI)
Vần “ang” điệp lại tạo không gian mênh mông, trải dài, vô cùng vô tận,
gợi nỗi buồn cô đơn (Tràng Giang – sông dài, sông rộng).
Dòng sông không chỉ trôi chảy trong không gian mà còn trôi chảy trong
dòng thời gian miên viễn, vĩnh hằng, xưa cũ vô cùng của thế giới cổ thi.
nhan đề vừa gợi hình, vừa gợi cảm.
2.4.
LỜI ĐỀ TỪ
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” Lẫn lộn giữa trạng thái, nỗi
buồn bã, những nuối tiếc, nhớ nhung, có nỗi nhớ từ cái rộng của bầu trời
và cái dài của sông không gian vô cùng vô tận.
Vế thứ 2 là hình ảnh của không gian vô cùng vô tận, cái dài rộng mênh
mông của đất trời, là nỗi nhớ dẫn đến nỗi cô đơn, buồn bã của Huy Cận.
Thể hiện cảm hứng bao trùm của hồn thơ Huy Cận.
15
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
Bằng bài thơ “Tràng giang” vừa cổ điển, vừa hiện đại, Huy Cận đã thể
hiện nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn mênh mông trước vũ trụ rộng lớn, niềm
khao khát gắn bó với cuộc đời và tình yêu đối với quê hương, đất nước.
TƯƠNG TƯ – NGUYỄN BÍNH
1. TÁC GIẢ
Trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính được xem là tiếng thơ “quen nhất”,
vì thơ ông vừa là tiếng nói của thời đại mới, lại vừa như có sẵn đâu đó
trong dân gian bao đời rồi.
Theo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, Nguyễn Bính đã tích hợp và
phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo
thơ mới. Trong phong trào Thơ mới 32 – 45, có một dòng “thơ quê” với
bộ tứ Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân và Nguyễn Bính nhưng mỗi
người một vẻ: Anh Thơ là nữ sĩ của cảnh quê, Đoàn Văn Cừ là thi sĩ của
nếp quê, Bàng Bá Lân là thi sĩ của đời quê, còn Nguyễn Bính là thi sĩ của
hồn quê. Hồn quê ấy hòa quyện từ nội dung đến hình thức, từ giọng điệu
đến lối nói, lời nói khiến thơ Nguyễn Bính vừa là tiếng nói của thời đại
mới lại vừa như là của ngàn xưa.
2. TÁC PHẨM
Bài thơ “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940) rất tiêu biểu
cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính. Bài thơ được viết theo thể
lục bát – thể thơ sở trường của Nguyễn Bính.
Bằng tài hoa và tâm huyết với thơ ca dân gian, Nguyễn Bính là một trong số
ít các nhà thơ mới giữ được chút “hương đồng gió nội” cho thơ mình. Sức
16
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
hấp dẫn của bài Tương tư không chỉ là ở chuyện “tương tư” mà còn ở tấm
lòng tha thiết của nhà thơ với quê hương, với người, với cảnh, ở sự nâng niu,
trân trọng của nhà thơ đối với nghệ thuật dân tộc.
NHẬT KÍ TRONG TÙ – CHIỀU TỐI (MỘ) – LAI TÂN – HỒ CHÍ
MINH
1. TÁC GIẢ
Hồ Chí Minh là lãnh tụ CM vĩ đại, cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Năm 1990, Tổ chức UNESCO đã suy tôn Người là “anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa lớn”. Sự nghiệp văn chương Người để lại rất phong phú, đa
dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách nghệ thuật.
2. TÁC PHẨM
2.1. TẬP “NHẬT KÍ TRONG TÙ”
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Sau 30 năm hoạt động CM ở nước ngoài, tháng 2/1941, Nguyễn Ái Quốc
về nước, sống và hoạt động tại huyện Hà Quảng (Cao Bằng). Tháng
8/1942, lãnh tụ CM Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc với
danh nghĩa là đại biểu của VN Độc lập Đồng minh và Phân ban quốc tế
phản xâm lược VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Đến Túc Vinh
(Quảng Tây), Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải
đi nhiều nhà tù trong tỉnh, chịu vô vàn khổ cực. Gần 13 tháng ở trong tù
(từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943), Hồ Chí Minh đã sáng tác 135 bài thơ
bằng chữ Hán (kể cả bài “Tân xuất ngục, học đăng sơn”) hợp thành một
tập thơ đặt tên là “Ngục trung nhật kí” (Nhật ký trong tù).
17
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
ĐỀ TÀI
NKTT trước hết là một tập nhật kí bằng thơ, vừa mang các đặc điểm của
nhật kí vừa mang các đặc điểm của thơ trữ tình. Xét về đề tài, tập thơ có
bốn đề tài chính:
Những hiện tượng ngang trái trong XH và trong nhà tù
Nỗi niềm và tâm trạng của nhà thơ
Những giãi bày về nhiệm vụ sang Trung Quốc
Những bài thơ thù tiếp
Tập thơ vừa ghi lại nhiều sự việc, cảnh tượng cụ thể hằng ngày trong tù
(cũng như trên đường chuyển lao) theo trình tự thời gian, không gian vừa
là tâm sự của nhà thơ. Có nhiều bài tả thực, có nhiều bài bộc lộ cảm xúc,
tâm trạng nhưng nội dung chính của tập thơ là bức chân dung tinh thần tự
họa của tác giả. Tập thơ được dịch ra tiếng Việt và in lần đầu năm 1960.
Tập thơ cũng được dịch và in bằng nhiều thứ tiếng ở nhiều nước.
2.2. CHIỀU TỐI (MỘ)
Chiều tối là bài thơ thứ 31 của tập thơ viết về thiên nhiên, được gợi cảm
hứng từ một buổi chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào một chiều cuối
thu năm 1942. Cũng như đa số các bài thơ trong tập Nhật kí, Chiều tối được
viết theo thể cổ điển, tính hàm súc cao.
Bài “Mộ” thể hiện bản lĩnh và tâm hồn cao đẹp của người tù chiến sĩ – nhà
thơ Hồ Chí Minh: tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên
hoàn cảnh khổ cực của bản thân. Bài thơ có vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.
2.3. LAI TÂN
Lai Tân là 1 bài thơ mang tên 1 địa phương mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã
trải qua trên con đường chuyển lao từ Thiên Giang đến Liễu Châu. Đây là
18
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
bài thứ 97 của tập thơ, cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một XH
nhìn bề ngoài tưởng là “thái bình”.
Lai Tân là 1 bài thơ tiêu biểu cho bút pháp châm biếm, đả kích của HCM
trong NKTT.
TỪ ẤY – TỐ HỮU
1. TÁC GIẢ
Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp thơ
ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp CM của Đảng, của dân tộc ta.
Với 7 tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một
tiếng đờn, Ta với ta – thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của
CM VN. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường CM.
Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho phong cách trữ tình – chính trị, thường viết
về lẽ sống, lí tưởng, tình cảm CM của con người VN hiện đại. Thơ ông
mang đậm chất dân tộc truyền thống (thể thơ cổ điển, dân gian ; ngôn
ngữ quần chúng).
Ông được trao nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng HCM về
VHNT (1996), Giải thưởng văn học ASEAN,…
2. TÁC PHẨM
Bài thơ “Từ ấy” nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”. Bài
thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường CM, con đường thơ Tố Hữu, nó
là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ CM, cũng là tuyên
19
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
ngôn nghệ thuật của một nhà thơ. Từ đó cho đến khi “tạm biệt đời yêu
quý nhất”, TH đã sống và sáng tác theo đúng định hướng ấy của bài
thơ.
TH được giác ngộ và bắt đầu hoạt động CM vào năm 1937. Tháng
7/1938 là thời điểm TH được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương, “Từ
ấy” chính là cái mốc đánh dấu thời điểm đó. Sau này, trong bài “Câu
chuyện về thơ”, TH viết: “Từ ấy là 1 tâm hồn trong trẻo của tuổi mười
tám, đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.
Bài thơ “Từ ấy” là tâm niệm của 1 người thanh niên yêu nước giác
ngộ lí tưởng CM. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những
nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lí tưởng CM
soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng
những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện pháp tu từ và ngôn ngữ
giàu nhạc điệu.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH
1. TÁC GIẢ
Hồ Chí Minh là tác gia của văn học Việt Nam. Di sản văn học của Người
gồm nhiều thể loại, trong đó văn chính luận giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
2. TÁC PHẨM
2.1. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
TNĐL được viết tại căn nhà số 48 Hàng Ngang (HN), ngay sau ngày
CMT8 thành công. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người thay
20
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc bản TNĐL
trước hàng chục vạn đồng bào.
Đây cũng là lúc hoàn cảnh nước ta rất phức tạp. Bọn thực dân đế quốc
đang âm mưu xâu xé Việt Nam, nấp sau danh nghĩa quân Đồng minh vào
tước khí giới quân Nhật. Phía bắc là quân đội Quốc dân Đảng, tay sai của
quân đội Mĩ đã trực sẵn ở biên giới chuẩn bị vào Việt Nam, tiến vào từ
phía nam là quân đội Anh, phía sau là lính viễn chinh Pháp. Thực dân
Pháp để chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ 2 đã đưa ra 1 chiêu bài rất dễ
đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hoá Đông Dương, đây vốn
là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng Đồng minh,
Pháp đương nhiên có quyền trở lại Đông Dương thay thế quân đội Nhật.
2.2. ĐỐI TƯỢNG
TNĐL không những hướng tới đồng bào cả nước, mà còn hướng tới nhân
dân toàn TG, và trước hết là các nước Đồng minh.
2.3. MỤC ĐÍCH
TNĐL không chỉ là lời tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc VN mà còn
nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, tranh thủ được sự đồng
tình của dư luận quốc tế.
“Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch
sử tuyên bố trước đồng bào trong nước và cả thế giới về việc chấm
dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc
lập, tự do của nước VN mới.
Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí
lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của
21
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế
lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm
yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của
tác giả và toàn dân tộc.
TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
1. TÁC GIẢ
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc…
Nhưng hơn hết, ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện
đại, một nhà thơ trưởng thành từ trong kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ
phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế mà lãng mạn.
2. TÁC PHẨM
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung
những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ. “Tây Tiến”
cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính trong thơ ca
kháng chiến chống Pháp.
Hoàn cảnh sáng tác:
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm
vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng quân Pháp ở
Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và
hoạt động của trung đoàn là miền rừng núi hiểm trở của biên giới Việt
– Lào bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây
Thanh Hóa và Sầm Nưa. Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn
quân Tây Tiến đã trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52.
22
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
Chiến sĩ “Tây Tiến” phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội nên tâm
hồn mang đậm nét lãng mạn, hào hoa. Bài thơ được viết trong thời kỳ
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đời sống của bộ đội còn rất
nhiều khó khăn, đặc biệt đơn vị Tây Tiến phải hiến đấu trong hoàn
cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành
hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn rất lạc quan, chiến đấu rất dũng cảm với
tinh thần: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng của trung đoàn Tây Tiến, tới
cuối năm 1948 ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác. Một thời gian
sau, khi đang ở Phù Lưu Chanh – 1 làng thuộc tỉnh Hà Đông, nhớ đơn
vị cũ, Quang Dũng đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Năm 1957, khi in
lại trong tập “Mây đầu ô”, tác giả đã đổi nhan đề bài thơ là “Tây Tiến”.
Hoàn cảnh sáng tác cho thấy rõ hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đơn
vị cũ và mảnh đất miền Tây đầy kỉ niệm. Nỗi nhớ đã trở thành cảm xúc
trữ tình xuyên suốt bài thơ. Hoàn cảnh sáng tác cũng đồng thời giúp người
đọc hiểu rõ hơn vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến,
hiểu được nguyên nhân của bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn –
những yếu tố làm nên tính bi tráng cho bài thơ.
Bằng cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa
thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa trên cái
nền thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ của núi rừng miền Tây. Người
lính của một thời “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã đi vào bài thơ
như một kỉ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền
thơ.
23
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
VIỆT BẮC – TỐ HỮU
1. TÁC PHẨM
1.1. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất
sắc của thơ ca KCCP.
Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: Tháng 10/1954, những người
KC rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính
phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Từ điểm xuất phát ấy, bài
thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời CM và KC gian khổ mà
anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với
Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân – tất cả là nguồn sức mạnh
tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường CM.
Nội dung ấy được biểu hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc, vì thế
bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về CM, về cuộc KC
và con người KC, mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương
đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân
nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc VN.
1.2. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC BAO TRÙM BÀI THƠ
Âm hưởng chủ yếu của bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy
cảm phục và ân tình của Tố Hữu về chặng đường 15 năm đã qua của
đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hòa bình lập lại năm
1954). Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu
24
Tài liệu ôn thi Đại học Văn – Sử – Địa goo.gl/QwrBUk
đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, làm cho bài
thơ có hiệu quả to lớn, tác động sâu sắc vào tư tưởng, tình cảm của
người đọc.
Toàn bộ bài thơ là một niềm hoài niệm lớn, day dứt không nguôi, được
thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại, giữa
người cán bộ và người dân Việt Bắc, giữa ta và mình, bên hỏi bên trả
lời rất đậm đà nghĩa tình của ca dao.
“Việt Bắc” là khúc hùng ca cũng là khúc tình ca về cách mạng, về
cuộc KC và con người KC. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn
ngữ đậm sắc thái dân gian – tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ
của Tố Hữu: hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng
bất khuất, ân nghĩa thủy chung của CM, của con người VN.
TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN
1. TÁC GIẢ
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại VN. Hơn
nửa thế kỷ sáng tạo, Chế Lan Viên đã trải qua nhiều trăn trở, tìm tòi, nhiều
biến đổi và bước ngoặt.
Tập thơ đầu tay “Điêu tàn” đã đưa tên tuổi CLV vào trong số những nhà
thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, là sự chối bỏ cuộc đời hiện hữu để
tìm về TG siêu hình với những hình ảnh kinh dị và có xu hướng đi vào
thần bí.
25