Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

báo cáo thực tập cộng đồng bệnh đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.06 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y

BÁO CÁO MÔN HỌC

THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1
Giảng Viên Hướng Dẫn

Nhóm 1 – xã Đông Phú

Ths. NGUYỄN THỊ THANH THÁI

Lớp: Đại Học Y Đa Khoa

Bs. NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO

Khóa: 5

CN. TRẦN ĐỖ THANH PHONG

Hậu Giang, 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN


KHOA Y

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC – THỰC HÀNH VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 25-69 TUỔI TẠI XÃ ĐÔNG PHÚ
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG THÁNG 12/2015



Giảng Viên Hướng Dẫn

Nhóm 1 – xã Đông Phú

Ths. NGUYỄN THỊ THANH THÁI

Lớp: Đại Học Y Đa Khoa

Bs. NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO

Khóa: 5

CN. TRẦN ĐỖ THANH PHONG

Hậu Giang, 2015

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng
em. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nhóm 1 – xã Đông Phú


LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Y trường Đại Học
Võ Trường Toản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em được học tập,

nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thanh Thái, cô
Nguyễn Trần Phương Thảo và thầy Trần Đỗ Thanh Phong đã tận tình giảng
dạy, cung cấp kiến thức và trang bị kĩ năng thực tập cộng đồng cho chúng em,
giúp đỡ chúng em rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại giảng đường cũng
như quá trình nghiên cứu đề tài tại địa phương.
Chúng em xin chân thành cảm ơn đến Chính quyền địa phương, trưởng
trạm y tế xã Đông Phú và các anh chị cộng tác viên đã tận tình hướng dẫn, hỗ
trợ chúng em trong thời gian thực hiện nghiên cứu.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến nhân dân xã Đông Phú đã hợp tác thân
thiện và nhiệt tình giúp đỡ chúng em có những số liệu cụ thể để hoàn thành
tốt đề tài.
Nhóm thực tập xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường .........................................................3
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo ..............................12
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu............................................................14
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................16

2.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu..............................................16
2.2. Kiến thức và thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường............20
2.3. Các yếu tố liên quan...............................................................................24
KẾT LUẬN...................................................................................................27
KIẾN NGHỊ..................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT
ADA: American Diabetes Association (Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)
ĐTĐ: đái tháo đường
IDF: International Diabetes Federation (Hội Đái tháo đường quốc tế)
HLA: Human Leucocyte Antigen (Kháng nguyên bạch cầu người)
MODY: Maturity – Onset Diabetes of the Young (Bệnh Đái tháo đường bắt
đầu ở tuổi trưởng thành)
UIV: Urographie intraveineuse (Kỹ thuật chụp niệu đồ tĩnh mạch)
Virus CMV: Cytomegalo
WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kiến thức của người dân về bệnh đái tháo đường......................20
Bảng 2.2. Phân bố hình thức tiếp cận thông tin về bệnh đái tháo đường....21
Bảng 2.3. Thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường.....................22


Bảng 2.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành24DANH MỤC CÁC
HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang

Hình 1.1.Triệu chứng bệnh đái tháo đường......................................................6
Hình 1.2. Biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường........................................7
Hình 1.3. Phân bố bệnh đái tháo đường trên thế giới......................................10
Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Châu Thành – Hậu Giang......................14
Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng theo giới tính.................................................16
Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi..............................................17
Biểu đồ 2.3. Phân bố đối tượng theo trình độ văn hóa....................................17
Biểu đồ 2.4. Phân bố đối tượng theo dân tộc..................................................18
Biểu đồ 2.5. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp..........................................18
Biểu đồ 2.6. Phân bố đối tượng theo tình trạng hôn nhân...............................19
Biểu đò 2.7. Phân bố đối tượng theo kinh tế...................................................19
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ kiến thức thực hành của người dân về bệnh đái tháo đường
.........................................................................................................................23
Biểu đồ 2.9. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kiến thức – thực hành......25
Biểu đồ 2.10: Ảnh hưởng của truyền thông đến kiến thức – thực hành..........26


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, lối
sống, tốc độ đô thị hoá … đã tác động nhiều đến sức khỏe của con người theo
hướng tiêu cực, đặc biệt là sự thay đổi về thói quen dinh dưỡng và vận động
như: ăn uống không điều độ, ít hoạt động thể lực… là những yếu tố làm phát
sinh nhiều bệnh tật, trong đó có những bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi
hoàn toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, trở
thành những vấn đề quan tâm hàng đầu của lĩnh vực y học nói riêng và của
toàn nhân loại nói chung. Đái tháo đường là một trong những vấn đề đó.Năm
2010 theo ước tính, trên thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng thành tuổi
từ 20-79 bị ĐTĐ, con số đó tiếp tục gia tăng 154% từ năm 2010 đến năm

2030 trong đó chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển,
đặc biệt là ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á[20].Việt Nam là một quốc gia
đang phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, cùng với sự thay đổi lối
sống, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 chung của cả
thế giới.[20] Theo điều tra quốc gia về tỷ lệ ĐTĐ năm 2008, tỷ lệ bệnh
ĐTĐ ở các đối tượng 30-64 tuổi tại các thành phố lớn là 7-10%. Như vậy
chỉ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 đã gia tăng trên 300%.[17]
Nguyên nhân chính gây đái tháo đường là rối loạn quá trình chuyển hóa
nội tiết làm cơ thể không sử dụng được lượng đường đã hấp thu trong thức ăn,
đặc trưng bởi sự tăng glucose trong máu.Đái tháo đường tạo ra những gánh
nặng kinh tế do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mới và số lượng các thương tật liên
quan cùng xuất hiện. Hiện nay người ta ước tính chi phí chăm sóc y tế hằng
năm trên toàn thế giới cho bệnh nhân đái tháo đường vào khoảng 223 tỷ đô la,
con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ mắc bệnh. Hội đái tháo đường
quốc tế (IDF) ước tính chi tiêu cho bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới tối
thiểu sẽ là 561 tỷ đô la vào năm 2030.


10

Đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
người bệnh mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng về sự phát triển kinh tế
xã hội, vì vậy mỗi quốc gia cần phải có chiến lược cụ thể và thích hợp để
phòng chống căn bệnh mạn tính này. Muốn thực hiện chiến lược, bước đầu
tiên là phải nghiên cứu xác định kiến thức, thực hành của người dân về bệnh
đái tháo đường. Đến nay nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đã
được tiến hành trên phạm vi cả nước nhưng vẫn còn hạn chế ở vùng sâu vùng
xa thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Xã Đông Phú, huyện Châu Thành , tỉnh
Hậu Giang là một trong số đó.Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào
bước đầu thực hiện chiến lược quốc gia về phòng chống bệnh đái tháo đường,

nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thực hành
của người dân từ 25-69 tuổi về bệnh đái tháo đường tại xã Đông Phú
thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tháng 12/2015” nhằm những
mục tiêu cụ thể như sau:
1.

Xác định tỷ lệ người dân độ tuổi từ 25-69 có kiến thức đúng về bệnh
đái tháo đường tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành , tỉnh Hậu Giang

2.

tháng 12/2015.
Xác định tỷ lệ người dân độ tuổi 25-69 có thực hành đúng về phòng
ngừa bệnh đái tháo đường tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành , tỉnh
Hậu Giang tháng 12/2015.


11

3.

Xác định mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành, mối liên hệ giữa
trình độ học vấn và kiến thức - thực hành,mối liên hệ giữa nguồn
truyền thông và kiến thức – thực hành của người dân độ tuổi từ 25-69
xã Đông Phú, Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tháng
12/2015.Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa về đái tháo đường

Đái tháo đường “Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính
sau: tăng glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hoá
carbohydrat, lipid và protein, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các
bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quảcủa xơ
vữa động mạch”.[4]
Theo hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2004: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý
chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin,
khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính
trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc
biệt là mắt, thận, thần kinh, tim mạch và mạch máu.[10]
1.1.2 Phân loại đái tháo đường
1.1.2.1 Đái tháo đường type 1
ĐTĐ type 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế giới.
Nguyên nhân do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối
cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Các kháng
nguyên bạch cầu người (HLA) có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của
ĐTĐ type 1.


12

ĐTĐ type 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện
trước 40 tuổi. Người bệnh ĐTĐ type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn
toàn. Có thể có các dưới nhóm:
- ĐTĐ qua trung gian miễn dịch.
- ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân.
1.1.2.2 Đái tháo đường type 2
ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh
tăng theo độ tuổi, thường gặp nhiều ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Tuy
nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, ĐTĐ

type 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết
insulin tương đối. Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type 2 là có
sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh.
Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết
hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực
hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.
1.1.2.3 Đái tháo đường thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi
có thai lần đầu. Sự tiến triển của ĐTĐ thai kỳ sau sinh theo 3 khả năng: trở
thành ĐTĐ thực sự, trở thành giảm dung nạp glucose hoặc trở về bình thường
nhưng có thể lại bị ĐTĐ trong những lần có thai tiếp theo.[16]


13

1.1.2.4 Các type đặc hiệu khác
Giảm chức năng tế bào β do khiếm khuyết gen, gồm các thể MODY từ
1 đến 6.
Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen: đề kháng insulin loại A,
hội chứng Rabson – Mandenhall, ĐTĐ thể teo mỡ,…
Bệnh lý tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương/ cắt bỏ tụy, ung thư, xơ
kén tụy, bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh tụy xơ sỏi,…
Bệnh nội tiết: Bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing, cường giáp, u
Glucagon, u tủy thượng thận tiết Catecholamine, u tiết somatostatin, u tiết
Aldosteron,…
Tăng đường huyết do thuốc, hóa chất: Corticoid, thyroxin, thyazid,
diazoxid, thuốc đồng vận giao cảm beta, phenytoin, interferon alpha, vacor,…
Nhiễm trùng: Paramyxovirus gây quai bị, CMV, rubella bẩm sinh,…
Các thể không thường gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch: hội

chứng người cứng, kháng thể kháng thụ thể insulin, …
Một số bệnh di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ: hội chứng Down, hội
chứng Klinefelter, hội chứng Turner, loạn dưỡng trương lực cơ, Pophyria,…
[7]


14

1.1.3 Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Hình 1.1.Triệu chứng bệnh đái tháo đường.
1.1.3.1 Triệu chứng điển hình





Tiểu nhiều, tiểu đêm và có thể tiểu dầm ở trẻ em.
Uống nhiều và khát nhiều.
Sụt cân nhiều ở type 1 và thường ít hơn ở type 2
Ăn nhiều hoặc chán ăn, thèm ngọt và ăn nhiều thức ăn ngọt hơn trước
đó.[7]


15

1.1.3.2 Triệu chứng không điển hình
• Mệt mỏi hoặc tình trạng mất sức không giải thích được.
• Sụt cân ít hoặc vừa, không giải thích được.
• Mờ mắt

• Rối loạn chức năng tình dục ở nam
• Tê, dị cảm đầu chi. Chóng mặt. Da khô.
• Nhiễm trùng kéo dài
• Nước tiểu kiến bu, có vị ngọt.[7]
1.1.4 Biến chứng
1.1.4.1 Biến chứng cấp tính




Hôn mê nhiễm toan ceton
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
Hạ đường huyết[7]
1.1.4.2 Biến chứng mạn tính

Hình 1.2. Biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường


Biến chứng mạch máu nhỏ


16

Biến chứng võng mạc ĐTĐ:
- Bệnh võng mạc không tăng sinh (viêm võng mạc tổn thương nền)
- Bệnh võng mạc tăng sinh do ĐTĐ
- Đục thuỷ tinh thể
- Glaucoma
Biến chứng thận
- Bệnh cầu thận ĐTĐ

- Viêm hoại tử đài bể thận
- Tổn thương thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang trong các thủ thuật
như chụp UIV, chụp mạch có thể gây suy thận cấp.
Biến chứng thần kinh:
-

Bệnh thần kinh ngoại biên: viêm đa dây thần kinh ngoại biên, viêm

-

đơn dây thần kinh
Bệnh thần kinh tự động:

Hệ tim mạch: nhịp tim nhanh lúc nghỉ, nhồi máu cơ tim không đau, hạ
huyết áp tư thế, đột tử.
Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa
Hệ niệu dục: rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng


Biến chứng mạch máu lớn
- Bệnh mạch vành
- Bệnh mạch máu não
- Bệnh mạch máu ngoại biên.[7]
1.1.4.3 Các biến chứng khác
- Biến chứng nhiễm trùng: nhiễm trùng da, nhiễm nấm candida, nhiễm

trùng tiểu, viêm phổi, viêm túi mật khí thũng, viêm tai ngoài ác tính…
- Bàn chân ĐTĐ do cơ chế tổn thương thần kinh, giảm tưới máu, biến
dạng cơ học và nhiễm trùng, nếu không điều trị loét tốt thường phải đoạn chi.
- Các biến chứng ở da, xương khớp với nhiều dạng khác nhau.[7]

1.1.5 Những yếu tố nguy cơ
1.1.5.1 Tuổi


17

Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng
cao. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ lên tới 16%.Tuy nhiên với tốc độ phát
triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc ĐTĐ type 2,
người được chẩn đoán ĐTĐ type 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.
1.1.5.2 Giới tính
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi,
điều kiện sống, mức độ béo phì. Một số nghiên cứu cho thấy ở nam giới bệnh
diễn tiến nhanh hơn.
1.1.5.3 Địa dư
Lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh
ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2-3 lần ở những người nội thành so với những
người sống ở ngoại thành. Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ thực
chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây
ra.
1.1.5.4 Béo phì
Theo WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả
năng mắc ĐTĐ type 2.
1.1.5.5 Thuốc lá và bia rượu
Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm
các rối loạn chuyển hoá. Những người bệnh ĐTĐ nếu uống nhiều rượu thì
hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường.
1.1.6 Tình hình về đái tháo đường
1.1.6.1 Trên thế giới



18

Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006
ước tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đường
týp 2 chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước
phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển.[11] Tỷ lệ bệnh
đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay
đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có
tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa
Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi
(1,2%).[2] Tỷ lệ ĐTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương
đối cao.
Tại Philippine, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ
là 7,2%, suy giảm dung nạp glucose: 6,5% và rối loạn glucose máu lúc đói:
2,1%. Tỷ lệ ĐTĐ khu vực thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn là 5,8%
[47].Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ ĐTĐ tại Indonesia là 5,7%, tỷ lệ
suy giảm dung nạp glucose là 10,2% ở lứa tuổi trên 15 tuổi.[16]

Hình Tại
1. 3:Việt
Phân
bố bệnh đái tháo đường trên thế giới
1.1.6.2
Nam


19

Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái

tháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện
năm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía
Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ
mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Tỷ
lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002
lên gần 12,8% năm 2012. Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45
tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 4 lần những người dưới
45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những
người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần.
Như vậy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp
đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 nămtỷ lệ
mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số người được
hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo đường.
1.1.6.3 Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
Theo đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Bộ Y tế, Dự án
Quốc gia phòng chống ĐTĐ đã sàng lọc được 202.020 người, phát hiện được:
9.932 người mắc ĐTĐ (4,9%) và 26.242 người mắc tiền ĐTĐ (13,0%), trong
đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ phát hiện ĐTĐ là 3,4% và tỷ lệ
tiền ĐTĐ là 9,8%. Các nghiên cứu khác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long
như: Trà Vinh năm 2004 tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở người trên 35 tuổi là 3,7%; Hậu
Giang năm 2009, tỷ lệ bệnh ĐTĐ từ 40 – 69 tuổi là 9,8%.[14]

1.1.6.4 Tại tỉnh Hậu Giang


20

Nghiên cứu của Trần Văn Hải và Đàm Văn Cương về “Tình hình ĐTĐ
và kiến thức, thực hành dự phòng biến chứng ở người dân từ 30 – 64 tuổi

tại tỉnh Hậu Giang năm 2011” cho biết: Tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 10,3%; tỷ lệ
ĐTĐ mới phát hiện là 68,1%; tỷ lệ ĐTĐ đã phát hiện trước đó là 31,9%; Tỷ
lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 9,7%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là
7.7%.[9]
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 30 xã thuộc 7 huyện, thị, thành
đang triển khai chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ tại các trạm y tế. Tổng
số bệnh nhân tiền ĐTĐ và ĐTĐ được quản lý là 1.980 người. Triển khai
chương trình này, các trạm y tế thường xuyên tư vấn, thử đường huyết cho
bệnh nhân nhằm giúp họ kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa, làm chậm
sự xuất hiện các biến chứng. Qua đó, kiến thức về bệnh ĐTĐ được phổ biến
ngày càng rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên, số bệnh nhân được quản lý
còn thấp so với bệnh nhân ĐTĐ ngoài cộng
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo


Nghiên cứu tình hình ĐTĐ và kiến thức, thực hành dự phòng biến
chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh Hậu Giang (Trần Văn Hải - Sở Y
tế tỉnh Hậu Giang; Đàm Văn Cường - Đại học Y Dược Cần Thơ).
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2.400 đối tượng
Kết quả: Có 25,9% đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về dự

phòng biến chứng ĐTĐ; người có kiến thức đúng thì thực hành tốt hơn người
không có kiến thức đúng (54,8% so với 15,8%), truyền thanh và truyền hình
là các phương tiện thông tin có hiệu quả nhất về dự phòng biến chứng ĐTĐ.
[7]


Điều tra kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống ĐTĐ tại tỉnh
Đồng Tháp năm 2012 (tác giả: Huỳnh Văn Triều; Lê Lan Trinh và
cộng sự).



21

Phương pháp nghiên cứu ngang được tiến hành trong Quý III năm 2012.
Kết quả: Kiến thức toàn diện về bệnh ĐTĐ của người dân còn quá thấp,
mặc dù các đối tượng được tiếp cận thông tin truyền thông rất cao (87,1 %)
điều này cho thấy công tác truyền thông chưa thật sự đi sâu vào lòng dân. Do
đó cần nâng cao công tác truyền thông mạnh hơn nữa đặc biệt là chiều sâu. Vì
vậy cần phải tiến hành các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương tiện
truyền thông khác nhau để chọn ra các biện pháp có hiệu quả nhất và phù hợp
nhất.[15]


Theo tác giả WildS và cộng sự nghiên cứu đưa ra tỷ lệ ĐTĐ cho mọi
độ tuổi trên toàn thế giới năm 2000.
Kết quả: tỷ lệ ĐTĐ cho mọi lứa tuổi năm 2000 là 2,8% và sẽ tăng vào

năm 2030 là 4,4% (171 triệu người vào năm 2000 và 366 triệu người vào năm
2030) ngoài ra tác giả còn đưa ra danh sách những quốc gia có tỷ lệ người
mắc ĐTĐ cao nhất thế giới. Đứng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, và Hoa Kỳ kết
quả này tương tự kết quả của tác giả King H và cộng sự năm 1995.[21]


Nghiên cứu của Shaw JE và cộng sự ước tính số người ĐTĐ trên thế
giới năm 2010 và 2030.
Nghiên cứu thực hiện từ 91 quốc gia để xác định tỷ lệ ĐTĐ cho tất cả

216 quốc gia năm 2010 và 2030 dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới
và hội đái tháo đường Mỹ, nhóm tuổi từ 20-79. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ

trên toàn thế giới ở người trưởng thành 20-79 là 6,4% (285 triệu người) và
tăng lên 7,7% (439 triệu người) năm 2030. Từ năm 2010 và 2030 có 69%
người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20% ở nước phát
triển.[20]
1.3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu


22

Đông Phú thuộc vùng nông thôn, dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa
xen vườn cây ăn trái, nhưng đa số là vườn tạp. Xã Đông Phú nằm cặp sông
Hậu, giao thông chính là đường thủy, tiếp giáp xã Phú An, Phú Hữu, Đông
Phước, cách thành phố Cần Thơ khoảng 6km về hướng Bắc.[1]
Ranh giới của xã: Phía Bắc giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, Phía Nam
giáp xã Đông Phước, Phía Đông giáp xã Phú Hữu, Phía Tây giáp xã Phú An.

Hình 1.4: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành- Hậu Giang hiện nay.


23

Diện tích tự nhiên của xã: 2.822 ha, diện tích canh tác 1.600 ha, dân số
2.717 hộ với 16.527 nhân khẩu, hầu hết là người Kinh, chỉ có số ít là người
Hoa. Những năm qua, trạm y tế xã Đông Phú đã nỗ lực nâng cao chất lượng
để phục vụ thiết thực công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 2013, trạm
y tế xã Đông Phú trở thành 1 trong 4 trạm y tế của tỉnh Hậu Giang được công
nhận đạt 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã, đánh dấu một chặng đường mới trong
tiến trình chuẩn hóa y tế cơ sở.



24

Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu:

Biểu đồ 2.1 Phân bố đối tượng theo giới tính
Nhận Xét: Nữ chiếm tỷ lệ 63,3%, nam chiếm tỷ lệ 36,7%


25

Biểu đồ 2.2.Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Nhận xét: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi cho thấy độ tuổi từ 55 69 chiếm tỷ lệ là 34,9%, độ tuổi 25-34 chiếm tỷ lệ là 26,7%, độ tuổi từ 35-44
chiếm tỷ lệ là 21,7% và độ tuổi 45-54 chiếm tỷ lệ là 16,7%

Biểu đồ 2.3: Phân bố đối tượng theo trình độ văn hóa
Nhận xét: Người có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ 51,7%, THCS chiếm tỷ lệ
26,6%, THPT là 11,7%, mù chữ chiếm 5%, cao đẳng đại học là 3,3%, sau đại
học chiếm tỷ lệ là 1,7%.


×