Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Những biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp công nghệ và kinh tế đối ngoại hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC ọ u o c GIA HA NỌI

KHOA S ư P H Ạ M
-------------- ĩ o Ê O o ỉ --------------

v ủ VÃN TUẤN

INHỦNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠ O NGHỀ Ở
TRƯỜNG TRUNG CÂP CÔNG N G H Ệ VÀ KINH TÊ
DỐI N G O Ạ I HÀ NỘI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
P H Á T T R IỂ N TRO N G G IAI ĐOẠN H IỆN NAY

LUẶN VAN THẠC SI QUAN LY G IA O DỤC

Chuyên ngành: Q uản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

Người liướng dần khoa học: TS Bùi T rọng T uân

ISí-~Lp/¿ifóD
Hà Nội - 2008


L Ờ I C Ả M ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phcp tôi được
gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Sư phạm - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghicn cứu và làm luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết Ưn sâu sắc tới Tiến Sỹ Bùi Trọng Tuân người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.


Tôi xin chân thành cảm Ưn sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của Ban
giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế
đối ngoại Hà Nội
Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng có hạn và kinh nghiệm thực
tế còn ít nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của
các tháy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu tiếp theo
được tốt hơn.

Tháng 04 năm 2008
1 ác ịĩiá

Vũ Văn T u ấn

1


M ỤC LỤC

M Ở ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5. Giá thuyết khoa học
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
7.2.2. Phương pháp chuyên gia

7.2.3. Phương pháp quan sát.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Giới hạn của đề tài
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lv luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Tổng quan về vấn đe nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bán của lý luận quản lý
1.2.1 Khái niệm về quản lý
1.2.1.1 Quản lý là gì?
1.2.1.2. Chức năng quản lý
1.2.1.3. Ý nghĩa của hoạt động quản lý
1.3.

Khái niệm về biện pháp và biện pháp quản lý


1.3.1. Khái niệm về biện pháp

23

1.3.2. Khái niệm về biện pháp quản lý

23

1.4. Khái niệm về quản lý giáo dục và quản lý đào tạo

23

1.4.1. Khái niệm về giáo dục và đào tạo


23

1.4.1.1. Khái niệm về giáo dục

23

1.4.1.2. Khái niệm về đào tạo

25

1.4.2. Khái niệm vể quản lý giáo dục và quản lý đào tạo

25

1.4.2.1. Khái niệm về quản lý giáo dục

25

1.4.2.2. Quản lý đào tạo

27

1.5. Khái niệm về chất lượng đào tạo và quán lý chất lượng đào tạo

28

1.5.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào

28


tạo
1.5.1.1. Chất lượng

28

1.5.1.2. Chất lượng đào tạo

29

1.5.1.3. Nâng cao chất lượng đào tạo

30

1.5.2. Quán lý chất lượng đào tạo

30

1.5.2.1. Mục tiêu giáo dục đào tạo

30

1.5.2.2. Nội dung giáo dục đào tạo

31

1.5.2.3. Đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật

31


1.5.3. Phương tiện dạy học và cơ sở vật chất kỹ thuật

32

1.6. Vai trò của giáo dục dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân

33

1.6.1. Giáo dục nghề nghiệp

33

1.6.2. Đặc điểm của ngành giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghé

35

1.6.3. Vai trò của giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề

36

1.7. Các mô hình quản lý giáo dục nghề nghiệp ở một số nước trên

37

thế giới
1.7.1. Ở Pháp

38

1.7.2. Ở cộng hoà liên bang Đức


38

1.7.3. Ở Nhật và Hoa Kỳ

39

4


1.7.4. Ở Úc

39

Chưưng 2: T hực trạ n g q u ản lý đào tạo nghe ở trường T ru n g cấp

42

Cóng nghệ và Kinh tê đối ngoại Hà Nội
2.1. Sơ lược lịch sử trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại

42

Hà Nội
2.1.1 Chức năng nhiệm vụ

42

2.1.2. Cơ cấu tổ chức


42

2.1.3. Ngành nghề đào tạo

44

2.1.4. Thành tích đào tạo

45

2.2. Mô tả quá trình đào tạo ở trường Trung cấp Công nghệ và Kinh

46

tế đối ngoại
2.3. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ở trường Trung cấp Công

^

nghệ và Kinh tế đối ngoại.
2.3.1. Xác định những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lý đào tạo

47

ở trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại
2.3.2. Những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lý đào tạo tại
trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội
2.3.2.1. Vé mục tiêu - nội dung đào tạo

50


2.3.2.2. Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ giáo vicn và cán bộ

54

quản lý của nhà trường
2.3.2.3. Về công tác quản lý học sinh.

59

2.3.2.4. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

60

2.4.

Đánh giá chất lượng đào tạo dạy nghề ở trường Trung cấp Công 62

nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội
2.4.1 Những mặt đã đạt được

63

2.4.2 Những hạn chế về chất lượng đào tạo nghé và nguyên nhân

64

2.5. Đánh giá ưu nhược điểm của công tác quán lý đào tạo nghề của

65


Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội

5


2.5.1. ư u điểm

65

2.5.2. Nhược điểm

66

2.5.3. Tổng kết

67

Chương 3: Những biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường

70

T ru n g cấp Công nghệ và Kinh tê đối ngoại Hà Nội nhăm đáp ứng
ven cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay
3.1. Định hướng các biện pháp quản lý

70

3.2. Những biện pháp quán lý


70

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà

70

trường về các yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay
3.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý trong nhà trường

72

3.2.2.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo trong kế hoạch

72

3.2.2.2. Những biện pháp quản lý giảng dạy

74

3.2.2.3. Những biện pháp quản lý học tập

76

3.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ - nhân viên.

77

3.2.3.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

80


3.23:2. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhàn viên

82

3.2.4. Xây dựng tập thể học sinh

82

3.2.4.1. Đẩy mạnh các hoạt động tự quản của học sinh.

82

3.2.4.2. Phát huy việc tự học, tự đào tạo và xây dựng động cơ học tập

83

đúng đắn trong học sinh
3.2.5. Đám bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị

83

3.2.5.1. Xây dựng và bổ sung các điểu kiện vật chất

83

3.2.5.2. Sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất

84


3.2.6. Đẩy mạnh thi đua “Hai tốt” trong nhà trường

85

3.2.6.1. Lập kế hoạch và triển khai thi đua “Hai tốt”

85

3.2.Ó.2. Đánh giá đúng đắn và khách quan các kết quả thi đua

88

3.2.6.3. Thực hiện đđy đủ các chế độ khen thưởng của thi dua

88

3.2.6.4. Phát huy dân chủ trong nhà trường

89

6


3.2.7. Đám bảo chế độ kiểm tra và tự kiểm tra trong nhà trường

89

3.2.7.1. Đảm bảo việc tự kiểm tra của các cá nhân và bộ phận

89


3.2.7.2. Tăng cường kiểm tra phòng ngừa

90

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

91

3.4. Khảo sát sư bộ tính cần thiết và tính khả thicủa các hiện pháp

91

K ẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

95

1. Kết luận

95

2. Khuyến nghị

96

TÀI LIỆU T H A M K H Ả O

102

PHỤ LỤC


7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đe tài
1.1.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định

đến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, trong đó giáo dụcđào tạo là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nguồn nhân
lực. Dưới sự lãnh đạo của Đủng, chúng ta đang thực hiện công cuộc công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải đẩy nhanh quá trình đổi
mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất, đưa
nước ta trở thành một nước có trình độ công nghiệp ở mức tương đương so
với các nước trong khu vực trong tương lai gần.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ
chức WTO, đây vừa là niềm vui vừa là thách thức đối với giới trẻ hiện nay.
Đé có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập WTO, cần phải có đội ngũ nhân lực đông đảo,
có trình độ kỹ năng lao động cần thiết. Trong đó đào tạo nghề nói chung là
một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngay trước và sau thời điểm gia nhập WTO, đã xuất hiện một “làn
sóng đầu tư thứ hai” với diện rộng và cường độ lớn vào Việt Nam. Nhiều
công ty, tập đoàn kinh tế đến đầu tư làm ăn tại nước ta với quy mô ngày
càng lớn trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực
công nghệ cao. Như vậy, để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
chúng ta phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề của lực lượng
lao động Việt Nam.

Tuy nhièn, vấn đề cung ứng lao động có tay nghề chuyên môn thuộc
nhiều lĩnh vực để phục vụ nhu cầu đầu tư từ nước ngoài và cho việc xuất
khẩu lao động tại nhiều tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Một lực
lượng không nhỏ thanh niên lao động đang “khát” việc làm và muốn xin

8


việc tại các nhà máy, xí nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước. Lực lượng này
ngày càng nhiều, tỷ lệ thuận với số lượng học sinh phổ thông phái rời ghế
nhà trường hàng năm (thanh niên nước ta hàng năm rời ghế nhà trường với
số lượng rât lớn khoáng 500.000 em và hầu như chưa có tay nghề). Với
khoảng 86,5 triệu dân trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động
nhưng tỉ lệ qua đào tạo ở nước ta mới đạt 27%, trong khi đó ở các nước
đang phát triển trong khu vực là 50% đến 60% còn đối với các nước phát
triển thì háu như 100% lực lượng lao động đều đã qua đào tạo. Trong số
hơn một triệu người làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thì 75%
có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống, phần lớn là lao động phổ
thông.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến “lỗ hổng” lao động kỹ thuật ở
nước ta chính là do vấn đề nhận thức về lao động kỹ thuật chưa đầy đủ.
Tâm lí trọng khoa cử, trọng bằng cấp, nên hầu hết học sinh đều lựa chọn
học đại học vì có vào đại học mới “đổi đời”, nên đã dẫn đến tình trạng lớp
trẻ không muốn đi học nghề. Ở cấp vĩ mô, nhận thức về xây dựng chiến
lược cung ứng lao động kỹ thuật cũng chưa được coi trọng với những người
làm chính sách. Vì vậy, theo chúng tôi, để giải quyết vấn đề đào tạo lực
lượng lao động kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thì yêu cầu hàng đầu hiện nay
là giải quyết vấn đề nhận thức, tư tưctng.
1.2


Cùng với sự phát triển của đất nước, Hà Nội đặt kế hoạch nâng tỷ

lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 là 55% - 60%, tăng tỷ trọng lao
động kỹ thuật, công nhân lành nghề trong tổng nguồn nhân lực của thủ đô
từ 16,5% hiện nay lên đến khoảng 25% - 31% năm 2010; nâng tỷ trọng lao
động đào tạo nghề dài hạn trên tổng số đào tạo nghề lên đến 47% năm
2010 .

Trên địa bàn Hà Nội có 767 doanh nghiệp nhà nước, gần 800 văn
phòng đại diện, chi nhánh văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế nước

9


ngoài, khoảng 300 dự án đầu tư nước ngoài, gần 1().()()() công ty lư nhân,
công ty trách nhịêm hữu hạn, hợp tác xã tổ hợp và hàng vạn hộ kinh doanh
cá thể.
Thực tế này đòi hỏi Hà Nội phải có lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của thành phố. Đê làm được việc đó, Hà Nội tập trung phát triển các
cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng huy động toàn xã hội tham gia vào quá
trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của
xã hội. Từ những yêu cầu như trên, Ưỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra
quyết định 1439/QĐƯB ngày 04 tháng 03 năm 2002 thành lập trường
Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại trực thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo ihành phố Hà Nội. Vì nhà trường mới thành lập, nên cơ sở vật chất còn
thiếu thốn, nhà xưởng còn thô sơ, đội ngũ giáo viên còn thiếu và còn nhiều
bất cập. Hơn thế nữa giáo trình giảng dạy không có, giáo viên phải tự biên
soạn.... Tất cả những cái đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của

nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Những biện pháp quản lý đào tạo nghê ỏ trường Trung cấp Công nghệ
và Kinh tẻ đôi ngoại Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai
đoạn hiện nay ”, để góp phđn nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường nói
riêng cũng như các trường và trung tâm dạy nghề khác ở Hà Nội nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý quá trình đào tạo nghề, đề
xuất những biện pháp quán lý đào tạo nghề ở trường Trung cấp Công nghệ
và Kinh tế đối ngoại Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phút triển trong giai
đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý quá trinh đào tạo nghề trong
các trường dạy nghé.

10


3.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo nghề ở trường Trung cấp Công
nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội.
3.3. Đề xuất những biện pháp quán lý đào tạo nghé ở trường Trung cấp
Công nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội nhằm đáp ímg yêu cầu phát
triển trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách th ể và đói tưựng nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứii: Quá trình đào tạo ở hệ trung học chuyên
nghiệp nói chung và đào tạo nghề nói riêng.
+ Đối tượng nghiên cứii: Những biện pháp quán lý đào tạo nghề ở
trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội nhằm đáp ứng
ycu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.
5. Giá thuyết khoa học
Hiệu quả đào tạo nghề ở trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối

ngoại Hà Nội còn nhiều hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Nếu áp dụng những biện pháp quản lý đào tạo nghề phù
hợp với thực tế của nhà trường, phù hợp với nhu cầu thực tế của thành phố
cũng như đảm bảo mục tiêu, nội dung, chưưng trình các môn dụng đã đề
xuất trong luận văn thì sẽ nâng cao được hiệu quả đào tạo nghề cho học
sinh ở trường TC CN&KTĐN HN nói ricng và góp phần đáp ứng được ycu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nguyện vọng của người
học trong giai đoạn hiện nay nói chung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiẻn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần tổng hợp một số vấn đề lý luận liên
quan đến giáo dục nghé nghiệp, đào tạo nghề, v ề mặt thực tiễn thì đề tài
góp phần vận dụng lý luận vào việc giải quyết các tồn tại trong đào tạo
nghề ở trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội và có thể
áp dụng cho các trường cùng loại.

11


7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sưu tầm, đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài, nghiên
cứu sâu các quan điểm, lý luận thể hiện trong các văn kiện của Đảng, tài
liệu kinh điển, sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận
cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Chú yếu dùng phiếu hỏi các đối tượng khác nhau.
Mục đích của phương pháp điều tra là nhằm tìm hiểu thực trạng việc
quản lý đào tạo của trường trong thời gian qua cũng như những đánh giá về
những biện pháp quản lý đào tạo nghề đề xuất ra cho thời gian tới của nhà

trường
7.2.2. Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn và dùng phiếu hỏi đê khai thác các ý kiến của chuyên gia.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý của lãnh đạo, quan sát tình hình giảng dạy
của giáo viên, tình hình học tập của học sinh để nắm tình hình thực tế dạy
và học của nhà trường.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của trường Trung cấp Công
nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội vé công tác đào tạo nghe
7.3. Phương p háp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý về mặt
định lượng các kết quả điều tra.

s. Giới hạn của

đề tài

12


+ Do điều kiện thời gian nghicn cứu có hạn, trong đề tài này tác giả
chí tập trung nghiên cứu những biện pháp quản lý quá trình đào tạo nghề.
+ Trong đào tạo nghé có rất nhicu yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo. Song để tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc xây dựng các biện
pháp quản lý đào tạo nghề nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề ở trường
Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phán mở đầu, kết luận, khuyến nghị và các tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Cư sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng quán lý đào tạo nghề ở trường Trung

cấp Công nghệ

và Kinh tế đối ngoại Hà Nội.
Chương 3: Những hiện pháp quản lý đào tạo nghề

ở trường

Trung cấp công

nghệ và kinh tế đối ngoại Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong
giai đoạn hiện nay.

13


CHƯƠNG 1
C ơ SỎ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐE NGHIÊN

cứu

1.1. Tổng q u a n về ván đề nghiên cứu
Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật và dạy nghe. Đến
nay, phái thừa nhận khoa học quản lý ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã
là một đề tài được nhiều người quan tâm, suy ngẫm, tổng kết và vận dụng;
một đề tài luôn mang tính thời sự đi liền với các bước thăng trám của các
doanh nghiệp, tổ chức, nhà nước và nhân dân. Nhiéu công trình nghiên cứu

gần đây về khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu và các giảng viên đại
học, các cán hộ Viện nghiên cứu dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ
biến kinh nghiệm... đã được công bố. Đó là các tác giả: Nguyẻn Tiến Dũng,
Ngô Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Khánh Đức, Nguyễn Gia Quý,
Nguyễn Đình Am, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Bá Dương, Hoàng Hữu Đạo,
Nguyễn Tấn, Trần Hữu Lam, Vũ Thế Phú... Các công trình trên đã góp
phần giải quyết vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lý như bản chất
của hoạt động quản lý, các thành phán cấu trúc, các giai đoạn của hoạt
động quan lý, đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý. Tuy
nhicn, các công trình này mới chỉ dừng lại ở phương diện lý luận là chủ yếu
còn việc triển khai ứng dụng vào lĩnh vực quản lý thì chưa nhiều.
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí đề cập trong bài phát biếu của mình
trong chuyên đề đào tạo giáo viên hạt nhân trong các trường TCCN & DN
do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức năm 2006 thì giáo dục kĩ thuật và dạy
nghề cần phải có những yêu cầu mới và định hướng cơ bản, tác giả đã nhấn
mạnh đến hai điểm chính đó là;
Thứ nhất: Đổi mới tư duy và đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối
với GDKT và DN trong phát triển ntĩuồn nhân lực, trong đó tác giả đã nêu
rõ hai vấn để cần đổi mới tư duy đó là: Đổi mới tư duy G D N N và Đổi mới
14


công tác quản /ý Nhà nước đối với GDKT và I)N. Đổi mới tư duy giáo dục
nghề nghiệp khổng chỉ có riêng những người trực tiếp làm công tác GDNN
mà còn của cả các hcn liên đới trong toàn xã hội, cả người học, người sử
dụng lao động (các doanh nghiệp) và Nhà nước, đều phải đổi mới sâu sắc tư
duy về GDNN. Quá trình đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với GDKT
và DN liên quan đến 3 vấn đề như sau;
+ Xây dựng hệ thông các loại tiêu chuẩn:
- Trước hết là các tiêu chuẩn kiến thức và kỹ năng của các cấp trinh

độ, đó là cơ sở khoa học không thể thiếu để xây dựng và cải tiến nội dung
chương trình và xây dựng các chương trình nội dung ĐT liên thông giữa các
cấp trình độ. Để xây dựng các tiêu chuẩn kiến thức và KN của các cấp trình
độ cần có sự tham gia đầy đủ của phía sử dụng LĐ tốt nghiệp các cơ sở
GDKT và DN.
- Ticu chuẩn chương trình các cấp trình độ đào tạo
- Tiêu chuẩn giáo viên
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất
- Định mức chi phí đào tạ o ,...
+ Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đè quản lý GDKT và
DN theo tiêu chuẩn đá xác định
+ Triệt đẻ phàn cấp quản lý
Thứ hai: Đổi mới mục tiêu, nội dung GDKT và DN
* Đổi mới m ục tiêu đào tạo
Những tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ, những thay đổi
của tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội cũng như những đòi hỏi
của nền kinh tế tri thức đang dần hình thành, ... đòi hỏi người công nhân,
nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ cả sơ cấp và trung cấp phải được đào tạo ở
trình độ cao hơn cả về lý thuyết và đặc biệt là thực hành so với trinh độ dào

15


tạo hiện nay. ơ một số ngành nghe có tính chất kỹ thuật hoặc công nghệ
ngày càng đòi hỏi sự phân hoá mục tiêu đào tạo đội ngũ CNKT, KTV trung
cấp hiện nay theo hai hướng nhân lực kỹ thuật thực hành (kỹ nghệ thực
hành) như sau:
(1) Hoặc phải là nhân lực kỹ thuật thực hành trình độ “cỏnq nhân
lành nghề” không những có khả năng trực tiếp vận hành và sản xuất một
cách độc lập mà còn có khả năng kiểm tra, hướng dẫn, giám sát người khác

trong một số công việc có độ phức tạp trung bình.
(2) Hoặc phải là nhân lực kỹ thuật thực hành “trình độ c a o ” với
những khả năng mới cao hưn như: khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra
các quyết định về kỹ thuật, các giải pháp xử lý sự cố, tình huống có độ phức
tạp tương đối cao trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng giám sát và phần
nào quản lý, lãnh đ ạ o ,... như một thợ cả, kỹ sư thực hành hay KTV cấp cao.
Muốn trở thành một “thợ cả” như thế, người công nhân lành nghề cần phải
trải qua một thời gian nhất định hoạt động trong nghề (có thể từ 2-3 năm trở
lên) rồi mới được đào tạo, bồi dưỡng thành ‘thợ cả”.
Bất luận ở cấp trình độ đào tạo nào, ở ngành nghề nào, ngày nay
chúng ta đều cần đặc biệt nhấn mạnh những giá trị và thái độ ưit tiên cần
có ở người lao động, chúng phải được thể hiện rõ trong mục tiêu đào tạo.
Đó là những giá trị và thái độ: Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong
công nghiệp, tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, ý thức pháp luật, kỉ
luật lao động, v.v...
* Đôi mới nội dung chương trình đào tạo
Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong GDKT và DN phải
đảm báo dược các yêu cầu chủ yếu như:
-

Nội dung chương trình phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao

động về ngành nghề và các cấp trình độ khác nhau;

16


- Cấu trúc của các chương trình phải được thiết kế liên thông giữa các
cấp trình độ đào tạo để bảo đảm tính mcm dẻo, linh hoạt, tạo điều kiện cho
người lao động có thể học suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực nghề

nghiệp.
- Nội dung các chương trinh cần được xây dựng theo tiếp cận "năng
lực thực hiện” và dựa vào các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ
của các hoạt động lao động nghề nghiệp được xác định rõ ràng để bảo đảm
chất lượng đào tạo toàn diện, đồng thời hảo đảm khả năng hành nghề của
người học sau khi tốt nghiệp.
Trong những vấn để trên, tác giả Nguyễn Đức Trí mới chỉ đề cập đến
những vấn đề mang tính chất vĩ mô. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp tục
triển khai hai vấn đề mà tác giả đã đề cập ở cấp độ cụ thể hơn.
Ngoài vấn đề mà tác giả Nguyễn Đức Trí đã nêu thì Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục dạy nghé Nghiêm Trọng Quý - trong hội thảo thành lập
Dự án “Đổi mới, phát triển dạy nghề” ngày 19/10/2007 - cho hay tí lệ lao
dộng đã qua đào tạo nghề ở nước ta hiện đang ở mức thấp, trong khi đó các
ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như: tin học, tự động hoá, cơ
điện tử, chế biến xuất khẩu... đang lan nhanh, nhưng số lượng Irường dạy
nghề và trung tâm dạy nghề vẫn còn ít (hiện còn phân nửa số quận, hiện, thị
xã chưa có trung tâm dạy nghề), đó là chưa kể quy mô đào tạo nhỏ. Các
điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo trinh chậm cập
nhật, sửa đổi cho phù hợp thị trường, tỉ lệ giáo viên/ học sinh quá ít (khoáng
1/28). Các cơ sở cũng chưa bổ sung được các nghề đào tạo mới theo “cầu”
từ thị trường. Đang thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao cung
cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất
khẩu lao động.
Theo Phó Tổng cục trưởng thì nguyên nhân chính là các điều kiện
đảm bảo chất lượng hiện nay còn yếu kém. Trong phần sau của luận vãn
. G IA HA N O '

17

v _ u o / / n n )



chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn và đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao
điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo nghề.
Ngoài ra tác giả Nguyễn Văn Toàn (2004) đã đề cập trong luận văn
“Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ử trường
Trung học kỹ thuật và dạy nghê tỉnh Bắc Giang ” với 6 biện pháp mà tác giả
đã nêu như;
1. Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh
2. Đicu chỉnh nội dung đào tạo trong nhà trường cho phù hợp với
thực tiễn
3. Tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở sản xuất
4. Đổi mới phương pháp giảng dạy.
5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá quá trình đào tạo
6. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
Trong những vấn đề trên chúng tôi kế thừa những vấn đề mà tác giả
Nguyễn Văn Toàn đã nêu, nhưng bcn cạnh đó chúng tôi cũng vận dụng lý
luận quản lý và đưa ra các biện pháp quán lý theo 4 chức năng quản lý.
Cuối cùng chúng tôi xin được đề cập đến bài “Chất lượng và các điều
kiện đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề”
của Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hà đăng trên tạp chí Giáo dục số 169 kỳ 18/2007, trong đó tác giả đã nêu ra 7 vấn đề nhằm đảm bảo chất lượng và
hiệu quả trong dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề.
1. Phẩm chất và năng lực của giáo viên kĩ thuật.
2. Mục tiêu và nội dung dạy học.
3. Phương pháp dạy học.
4. Trình độ nhận thức và thái độ học tập của sinh viên.
5. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học.

18



6. Mỏi trường dạy học.
7. Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Các báo cáo và hài háo trên đề cập đến một số vấn đề vĩ mô và một
số ít vấn đề cụ thể. Chúng tôi muốn đi sâu vào công tác quản lý đào tạo
nghề ở trường chúng tôi để từ đó đề ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo và có thể có những điều áp dụng được cho các
trường khác.
Việc nghicn cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nghề hiện nay còn ít được quan tâm. Đặc biệt, với Hà Nội là một
trung tâm văn hoá-kinh tế-chính trị, nhưng dường như chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi mong
rằng những kết quả của chúng tôi sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao chất
lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại nói
riêng cũng như ở Thành phố Hà Nội nói chung.
1.2. Một sô khái niệm cơ bản của lý luận q uản lý
1.2.1. Khái niệm về quản lý
ỉ .2.1.1. Quản lý là gì?
Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại
khách quan, được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi
quốc gia, trong mọi thời đại. Từ khi xã hội loài người xuất hiện, con người
sống trong cộng đồng đã có nhu cầu lao động tập thổ, trong lao động tập thể
đó có sự phàn công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động
này nhằm đạt hiệu quả nhiểu hơn, năng suất cao hơn trong công việc. Điều
này đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra... tức là phải
có người đứng đầu. Hoạt động quản lý được nảy sinh từ nhu cầu đó. C.Mác
viết:
“Bất cứ lao động x ã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên
một c/uv mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo đ ể điều hoc) sự hoạt
19



dộng. Sự clỉỉ đạo dó phải lùm chức năng chung tức là chức năng phát sinh
từ sự khúc nhau giữa vận động chung của cơ th ể sản xuất với những hoạt
dộtiíỊ rú nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ th ể sản xuất dó.
Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điểu khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần
pluii có nhạc trưởng " [20; tr.29, 30].
Như vậy, có thể nói hoạt động quản lý là tất yếu nảy sinh khi con
người lao động tập thể và tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội. Do đó,
khái niệm quản lý được nhiểu tác giả đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Chẳng hạn:
- Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Quản lý là tổ chức và điều hành các
hoạt động theo những yêu câu nhất định” [27, tr.789].
- Theo Harol Koontz : “Quản lý là hoạt động thiết yếu bảo đảm sự nồ
lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức” [31, tr.31].
- Theo Aunapu F.F: “Quán lý là một khoa học và là một nghệ thuật
tác động vào một hệ thống x ã hội, chủ yếu là quản lý con người nhằm đạt
dược những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa Ổn định bao gồm
nhiều thành phần cố tác động qua lại lần nhau” [30,tr.75]
- Thomas. J. Robbins - Wayned Morrison cho rằng: “Quán lý là một
nghê nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học” [35,tr. 19].
ở nước ta, có nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về
quản lý:
- Tác giả Mai Hữu Khuê quan niệm: “Quàn lý là sự tác động có mục
đích tới tập th ể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất
định và mục đích đãđịnli trước” [19,tr. 19, 20].
- Theo tác giả Nguyễn Văn Bình thì: “Quán lý là một nghệ thuật đạt
được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chi
huy hoạt động của những người khác” [7,tr. 176]


20


- Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn thì: “Quàn lý là sự tác dộng có tổ
chức, có định hướng của chủ th ể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống đ ể đạt được mục tiêu
dặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường” [22,tr.43].
- Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quàn lý là
một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống
là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất
đinh. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà
người quản lý mong muốn” [ 17,tr. 17]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý là tác động có mục
dich, có k ế hoạch của chủ th ể quản lý đến tập th ể những người lao động
(khách th ể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến" [21,tr. 24].
Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng
điểm chung thống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục
đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể
quản lý, đối tượng quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quán lý.
Nói một cách tổng quát nhất, có thể xcm quản lý là: Một quá trình
tác động gây ảnh hưởng của chủ th ể quản lý đến đối tượng quản lý nhầm
đạt được mục tiêu chung.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Mỗi dạng hoạt động quản lý chuyên biệt mà thông qua đó chủ thể
quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất
định gọi là chức năng quán lý. Có nhiều cách phân chia các chức năng quản
lý. ơ nước ta, người ta thường phân chia quá trình quản lý thành các chức
năng; lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiêm tra.
+ Lập k ế hoạch: Là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng
quản lý, nhằm xác định rõ mục đích, mục tiêu đối với thành tựu tương lai


21


của tổ chức và những quy định, biện pháp, cách thức để đưa tổ chức đạt
được những mục tiêu đó. Nổi cách khác, lập kế hoạch lù quá trình thiết lập
các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm báo thực hiện
được các mục tiêu đó.
+ T ổ chức: Là quá trình hình thành ncn cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức và xây dựng chức năng,
nhiệm vụ quyển hạn của từng bộ phận và phân bố nhân lực sao cho nhờ cấu
trúc đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách có hiệu
quả, nhằm thực hiện được mục tiêu của kế hoạch.
+ Chỉ đạo: Khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu bộ máy đã được
hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng và sắp xếp thì phải có người đứng
ra lãnh đạo và dẫn dắt tổ chức. Người đó thực hiện chức năng chỉ đạo. Chi
đạo là quá trình tác động đến con người để họ hoàn thành những nhiệm vụ
được phân công, đạt được các mục tiêu của tổ chức.
+ Kiểm tra: Là một chức năng rất quan trọng của quản lý. Quản lý
mà không kiểm tra thì coi như không quản lý. Kiểm tra là đánh giá, phát
hiện và điều chỉnh những kết quả hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu của đơn vị, hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
1.2.1.3. Ý nghĩa của hoạt động quân lý
- Là sự tính toán hợp lý, khoa học khi sử dụng các nguồn lực, các
biện pháp, đảm bảo cho hoạt động của bộ máy ăn khớp, nhịp nhàng giúp
cho việc nâng cao năng suất lao động đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
- Đảm bảo sự trật tự kỷ cương của bộ máy thông qua việc đưa ra
những quy định có tính pháp lý như: điều lệ, quy chế, nội quy...
- Là nhân tố của sự phát triển: Nếu quản lý tốt dựa trên những căn cứ
và công cụ vững chắc sẽ thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong những nguyên nhàn
dẫn đến thất bại, phá sản... của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sán
22


xuất... thì nguycn nhân thuộc vẻ quản lý chiếm 55%. Chính vì vậy, khi tổ
chức lại bộ máy thì biện pháp thay thế người quản lý thiếu khả năng hằng
người quản lý có năng lực và khả năng lãnh đạo tốt là biện pháp được sử
dụng nhiều nhất.
Ngày nay, trong 5 nhân tố phát triển nền kinh tế là: Tài nguyên, vốn,
công nghệ, lao động và tài năng quản lý thì tài năng quản lý được coi là yếu
tố quan trọng hàng đầu có vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển
của một tổ chức kinh tế hay của đất nước.
1.3. Khái niệm về biện pháp và biện pháp quản lý
1.3.1. Khái niệm vê biện pháp
Theo “Từ điển tiếng Việt” (1992) thì biện pháp là: “Cách làm, cách
giải quyết m ột vấn đề cụ th ể ’ [27, tr.78 ]
1.3.2. Khái niệm về biện pháp quản lý
Ta có thể hiểu biện pháp quản lý là tổ hợp các phưưng pháp tiến hành
của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý để giải quyết những vấn
đề cụ thể của hệ quản lý nhằm làm cho hệ vận hành phát triển đạt đen mục
tiêu mà chủ thể quán lý đề ra phù hợp với quy luât khách quan.
Từ đó chúng ta suy ra rằng: Các biện pháp quản lý trong nhà trường
là cách thức mà người quán lý nhà lrường tiến hành để tác động vào đội ngũ
giáo viên, nhân vicn và học sinh nhằm đạt được mục tiêu nhà trường đc ra.
1.4. Khái niệm về quản lý giáo dục và quản lý đào tạo
1.4.1. Khái niệm vé giáo dục và đào tạo
1.4.1.1. Khái niệm vê giáo dục
Ngay từ khi xã hội loài người mới được hình thành, để tồn tại và phát
triển con người luôn phải đấu tranh với thế giới tự nhiên xung quanh. Trong

quá trình đó, con người dần dần tích luỹ những hiểu biết, những kinh
nghiệm sống quý báu và đã truyền lại cho con cháu từ thế hệ này sang thế

23


hệ khác một cách có chọn lọc và phát triển. Đó chính là sự bắt đầu nảy sinh
hiện tượng giáo dục. Lúc đầu, giáo dục nảy sinh như một hiện tượng tự
phát, về sau con người dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện về nội
dung và tìm ra các phương thức giáo dục để hoạt động này trớ nên có hiệu
quá.
Ngày nay, giáo dục đã trở thành một công nghệ với cách tổ chức đặc
biệt đạt tới trình độ cao, có chương trình kế hoạch, có nội dung, phương
pháp thực hiện và trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội loài người.
Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt, chỉ diễn ra trong xã hội loài
người. Ngay từ thế kỷ XIX, C.Mác và F.Ángghen đã chỉ rõ; Giáo dục là
một hiện tượng xã hội nhưng nó không thành bất biến mà thực tế giáo dục
là một quá trình biến đổi liên tục. Sự biến đổi đó tuỳ thuộc vào sự biến đổi
của nền sản xuất xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công
nghệ, lịch sử đã hình thành nên những nền giáo dục khác nhau.
Một xã hội muốn phát triển bền vững thì phải có nền giáo dục phát
triển. Thực tế cho thấy rằng quốc gia nào có nguồn tài nguyên trí tuệ cao,
quốc gia đó chiến thắng. Nhận thức rõ tám quan trọng của giáo dục, Đảng
ta đã chỉ rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Giáo dục tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, tham gia
vào quá trình tái sản xuất sức lao động, tạo ra lực lượng trực tiếp sản xuất và
quản lý xã hội. Giáo dục làm phát triển khả năng sáng tạo của con người,
phát triển tiềm năng và trí tuệ mà trí tuệ là tài sản quý giá nhất của mọi
quốc gia, mọi thời đại.
Ngày nay, giáo dục được nhìn nhận và đánh giá là động lực để phát

triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đẩu lư cho phát triển xã hội. Triển vọng
của một ncn kinh tế hiện đại phụ thuộc vào việc đầu tư, tích luỹ khả năng
cho người lao động. GD & ĐT đóng góp một phán tích cực vào việc tạo ra
nguồn vốn nhân lực đó. Hội nghị lần thứ II của BCHTW Đảng khoá VIII đã
chỉ rõ: “Nguồn lực đó là người lao động cố trí tuệ cao, có tay nghề thành
24


thạo, có phẩm chất tốt dẹp, dược bồi dưỡng và phát huy bởi một nền ý á o
dục tiên tiến, gắn liền với một nền khoa học công nẹliệ hiện d ạ i" |4,tr.91
1.4.1.2. Khái niệm vê đào tạo
Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam” thì “Đđơ tạo là quá trình tác
dộng đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người dó
thícli nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định,
góp phẩn của mình vào sự phát triển của x ã hội, duy trì và phát triển nền
văn minh của loài người, v ề cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập troníỊ
nhà trường gắn với giáo dục đạo đức nhân cách ” [28, tr.298]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường thì: “Đữơ tạo là quá trình hoạt
động cố mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển cố hệ thống
các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ... đ ể hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá
nhân, tạo tiền đ ề cho họ có th ể vào đời hành nghê một cách có năng suất và
có hiệu quả ” [ 13,tr.45].
1.4.2. Khái niệm vê quản lý giáo dục và quản lý đào tạo
ì .4.2. ì . Khái niệm vê quân lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng trong quản lý xã hội.
Theo nghĩa rộng, quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong
xã hội. Qúa trình đó bao gồm các hoạt động giáo dục của bộ máy nhà nước,
của hệ thống giáo dục quốc dân, của các tổ chức xã hội, của gia đình...
Theo nghĩa hẹp, quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có hệ

thống, có khoa học, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quán lý, là
quá trình dạy và học diễn ra tại các cơ sở giáo dục.
Cũng như quản lý, quản lý giáo dục cũng có nhiều cách định nghĩa:
-

Theo M.I. Kônđacốp thì: “Quản lý giáo dục Ici tập hợp những biện

pliáp nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thốníỊ

25


×